ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ THU HUYỀN ĐỀ TÀI HỌC TRÒ TRONG BỘ BA TIỂU TUYẾT TỚ MUỐN ĐI CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: V
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TRẦN THỊ THU HUYỀN
ĐỀ TÀI HỌC TRÒ TRONG BỘ BA TIỂU TUYẾT
TỚ MUỐN ĐI CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121
U N VĂN THẠC S
BÌNH DƯƠNG – 2021
Trang 2UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TRẦN THỊ THU HUYỀN
ĐỀ TÀI HỌC TRÒ TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT
TỚ MUỐN ĐI CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT
CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121
U N VĂN THẠC S
NGƯỜI HƯỚNG D N H A HỌC
TS HỒ VĂN QUỐC
BÌNH DƯƠNG – 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi, được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Hồ Văn Quốc Toàn bộ các dữ liệu, kết quả được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Nếu có sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Bình Dương, ngày 8 tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn
Trần Thi Thu Huyền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới TS Hồ Văn Quốc, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Thầy còn định hướng, gợi mở và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong chương trình Thạc sĩ Văn học Việt Nam – Trường Đại học Thủ Dầu Một đã hết lòng giảng dạy và giúp đỡ tôi để tôi có những tài liệu quý báu tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt khóa học, cùng các thầy cô, cán bộ Phòng Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến nhà văn Nguyên Hương đã nhiệt tình trao đổi qua mail cung cấp cho tôi những thông tin về tác phẩm và giúp tôi hoàn thành bài phỏng vấn để có thêm cứ liệu xác tín cho việc nghiên cứu đề tài của mình
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã hết lòng động viên tôi hoàn thành khóa học này và cô Nguyễn Thị Hoàng Dung, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Hiệp Phước đã luôn tạo điều kiện để tôi có thời gian chuyên tâm hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Huyền
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
2.1 Những công trình, bài viết về nhà văn Nguyên Hương 3
2.2 Những công trình, bài viết về bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hương 6
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 9
3.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 9
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 10
4.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài 10
4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 10
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 10
5.1 Phương pháp so sánh - đối chiếu 10
5.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp 10
5.3 Phương pháp hệ thống – cấu trúc 11
6 Đóng góp của luận văn 11
7 Cấu trúc luận văn 12
CHƯƠNG 1 NHÀ VĂN NGUYÊN HƯƠNG VÀ DÒNG VĂN HỌC VIẾT CHO TUỔI HỌC TRÒ 13
1.1 Học trò và dòng văn học viết cho tuổi học trò 13
1.1.1 Học trò từ góc nhìn tâm lý học lứa tuổi 13
1.1.2 Khái lược về dòng văn học viết cho tuổi học trò 16
1.2 Nguyên Hương - Nhà văn phố núi 20
1.2.1 Nhà văn Nguyên Hương với duyên nợ văn chương 20
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hương 23
1.3 Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hương 26
1.3.1 Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyên Hương 26
1.3.2 Nhà văn Nguyên Hương “thích chơi” với lứa tuổi học trò 30
Tiểu kết chương 1 34
Trang 6CHƯƠNG 2 ĐỀ TÀI HỌC TRÒ TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT
TỚ MUỐN ĐI CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HƯƠNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 35
2.1 Tuổi học trò với câu chuyện học tập 35
2.1.1 Các “chiêu trò” trong học tập 35
2.1.2 Sự nỗ lực vươn lên trong học tập 39
2.2 Tuổi học trò với câu chuyện tình bạn 42
2.2.1 Những mẫu thuẫn trong tình bạn 43
2.2.2 Tình bạn cao quý, thiêng liêng 46
2.3 Tuổi học trò với câu chuyện tình yêu 49
2.3.1 Một tình yêu hồn nhiên, trong sáng 50
2.3.2 Một tình yêu thầm kín, ngộ nhận 53
Tiểu kết chương 2 57
CHƯƠNG 3 ĐỀ TÀI HỌC TRÒ TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT
TỚ MUỐN ĐI CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HƯƠNG NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 58
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 58
3.1.1 Khắc họa ngoại hình và tính cách nhân vật 58
3.1.2 Phân tích tâm lý nhân vật 63
3.2 Nghệ thuật tổ chức kết cấu và cốt truyện 67
3.2.1 Kết cấu lắp ghép, đồng hiện 68
3.2.2 Cốt truyện ly kì, phân mảnh 73
3.3 Nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu 78
3.3.1 Ngôn ngữ “đậm chất học trò” 79
3.3.2 Giọng điệu hồn nhiên, tinh nghịch 83
Tiểu kết chương 3 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 96
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam, bên cạnh những cây bút nam tài năng, đem lại nhiều thành công vang dội thì nền văn xuôi nước ta, đặc biệt từ sau
1986, còn xuất hiện rất nhiều cây bút nữ tài năng không kém Những nhà văn nữ đã đem lại một làn gió mới cho nền văn xuôi đương đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung Tác phẩm của các nhà văn nữ đang ngày càng chiếm ưu thế trên diễn đàn văn học tạo nên một trào lưu sáng tác rất hiện đại, mới mẻ và đậm chất nữ tính Điều đó đồng nghĩa với việc sự xuất hiện của họ đang dần khẳng định vị trí, vai trò đóng góp của dòng văn học phái nữ trong nền văn học Việt Nam đương đại Những cái tên được nhắc đến như: Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phong Điệp,
Lê Minh Hà, Đỗ Thị Bích Thúy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà…đang ngày càng trở nên gần gũi, quen thuộc với độc giả cả nước Trong đó không thể không kể đến sự đóng góp tận tụy, mệt mài của nhà văn nữ phố núi Nguyên Hương
1.2 Nguyên Hương thuộc thế hệ nhà văn nữ trưởng thành thời kỳ hậu chiến với tinh thần hoạt động nghệ thuật miệt mài, đầy nhiệt huyết Trong hoạt động nghệ thuật, Nguyên Hương đã cho ra đời hàng loạt các truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài, tản văn…Và có thể nói, dù ở thể loại nào, các tác phẩm của nhà văn cũng tạo được hiệu ứng, thu hút đông đảo bạn đọc Bằng năng lực quan sát tinh tế cùng trí thông minh sắc sảo nhạy bén của phụ nữ, Nguyên Hương đã phát hiện và mạnh dạn khám phá những vấn đề nóng bỏng của thời đại, tạo nên những kiểu nhân vật phong phú, đa dạng, riêng biệt và hấp dẫn Ở họ có sự thể hiện chân thực về tình cảm và đời sống nội tâm phong phú Với cái nhìn thấu suốt, nhạy bén, Nguyên Hương đã có những khám phá mới mẻ, sâu sắc quá trình vận động của cuộc sống Đó là những vấn đề tưởng chừng như rất giản dị nhưng lại vô cùng ý nghĩa và thâm thúy Tác phẩm của Nguyên Hương hướng tới rất nhiều đề tài như gia đình, giáo dục, tuổi học trò Trong đó, đề tài viết về học trò của nữ nhà văn lại thành công truyền tải thông điệp sâu sắc, ý nghĩa Vì thế, Nguyên Hương đã trở thành một trong những cây bút viết cho tuổi học trò sung sức nhất hiện nay
1.3 Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ và vô cùng tinh nghịch Tuổi học trò với những trải nghiệm đầu đời cùng bao nhiêu kỉ niệm ngây ngô, ngọt ngào và
Trang 8những rung động thầm kín đã trở thành một đề tài khá quen thuộc của văn học; đã có không ít cây bút trẻ dành sự quan tâm cho đối tượng này Nguyên Hương cũng vậy, những tác phẩm của nhà văn tuy không nhiều nhưng đã tạo ra ấn tượng mạnh với độc
giả và đối tượng học trò như: Sếp phó, Gia sư, Mối tình đầu, Học trò phố huyện, Ngày
có bốn mùa, Tớ muốn đi cùng trời cuối đất Việc tìm hiểu những tác phẩm viết cho
tuổi học trò của Nguyên Hương sẽ giúp ta thấy rõ được sự quan tâm cũng như sự trăn trở của nhà văn dành cho lứa tuổi này Trong thời đại công nghệ kĩ thuật phát triển như hiện nay, trẻ em rất dễ tiếp xúc với các sản phẩm tinh thần không lành mạnh (sách, truyện, tranh ảnh, trò chơi…mang nội dung tiêu cực) và dễ bị tiêm nhiễm những thói
hư tật xấu từ những sản phẩm giải trí đó Chính vì thế, những tác phẩm viết cho lứa tuổi học trò ra đời sẽ tạo thành lá chắn bảo vệ các em, và hơn nữa là giúp thanh lọc tâm hồn, giúp các em có thể sống đúng với lứa tuổi của mình Nguyên Hương là một trong những nhà văn đã thành công trong vai trò và trách nhiệm nặng nề đó Tác giả đã mang đến cho văn học tuổi thơ một luồng sinh khí mới mẻ, dí dỏm, nhẹ nhàng, sâu lắng và đánh bật những góc cạnh gai góc với tư tưởng nhân văn cao cả Với sự thành công viết về đề tài học trò như thế nhưng nhìn chung vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hương Hơn thế, một số tác phẩm của cô đã được dựng thành phim điện ảnh và được
sự đón nhận của công chúng Tất cả những lí do trên đã thôi thúc người viết quyết định
chọn đề tài: Đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hương để nghiên cứu Qua đó, người viết hi vọng sẽ hiểu sâu sắc
hơn, toàn diện hơn về thể nghiệm mới trong đề tài học trò của cô, thấy được dấu ấn tiềm năng mà nhà văn đã gửi gắm trong những tác phẩm của mình Không chỉ dừng ở
đó, người viết muốn khẳng định sự đóng góp cũng như vị trí của nhà văn Nguyên Hương trong nền văn học Việt Nam đương đại
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Bước ra từ mốc son của giải thưởng Văn học tuổi 20, Nguyên Hương đã trở
thành một hiện tượng khá thú vị trong nền văn học đương đại Việt Nam; thu hút sự quan tâm không chỉ ở độc giả mà còn ở giới nghiên cứu, phê bình Để có cái nhìn toàn diện, hệ thống về lịch sử nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ trình bày qua hai chủ điểm sau:
Trang 92.1 Những công trình, bài viết về nhà văn Nguyên Hương
Trong bài viết Nhà văn Nguyên Hương viết lại truyện cổ tích đăng trên báo trực
tuyến Phụ nữ Việt Nam, tác giả Phong Linh bày tỏ rõ quan điểm chung trong lối viết của nhà văn Nguyên Hương Tác giả nhấn mạnh nét duyên dáng, giản dị và thâm trầm thương mến mà nhà văn dành cho thiếu nhi luôn hiện diện trong những tác phẩm của
cô dù ở thể loại nào: “Nguyên Hương vốn làm nghề thợ may rất lâu trước khi viết văn Con đường đến với văn chương của chị êm đềm như chính những câu chuyện cổ tích chị đem đến cho độc giả Đọc văn Nguyên Hương, dễ nhận thấy nét duyên dáng, giản
dị mà thâm trầm thương mến chị dành cho trẻ thơ Dù viết ở thể loại nào, chị cũng luôn giữ trong mình nét đẹp đẽ chân thành ấy” (đăng trên trang https://nxb kimdong.com.vn/nha-van-nguyen-huong-viet-lai-truyen-co-tich) Từ quan điểm trên, tác giả thẳng thắn nhận định giá trị, thông điệp cốt lõi trong từng truyện cổ tích viết lại xoay quanh giáo dục tình yêu thương: “Những truyện cổ viết lại của Nguyên Hương chủ yếu xoay quanh việc giáo dục trẻ em lòng yêu thương, chân thành, tinh thần dũng cảm, biết ơn cuộc sống, được dẫn giải bằng giọng văn nhẹ nhàng, trong trẻo với những cốt chuyện đơn giản, gần gũi với đời sống trẻ thơ, giúp các em thích thú, đồng thời dễ tiếp cận với những ý nghĩa của câu chuyện” (đăng trên trang https://nxb kimdong.com.vn/nha-van-nguyen-huong-viet-lai-truyen-co-tich)
Ở bài viết Cổ tích mới của nhà văn Nguyên Hương: món quà tinh thần cho trẻ thơ đăng trên báo Khánh Hòa online, tác giả Thành Nguyễn đã khẳng định giá trị của
các truyện cổ tích mới của Nguyên Hương Bằng những cảm hứng từ những truyện cổ tích, nhà văn Nguyên Hương đã viết nên bộ truyện cổ tích mới với những sáng tạo mạnh mẽ về chi tiết, nhân vật, pha trộn ít nhiều chất di dỏm Người viết còn nhận định:
“Bằng giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm, nhà văn Nguyên Hương đã kể cho các em nghe chuyện nhiều cuộc đời, nhiều số phận; từ đó, đặt ra cho các em những nhận thức ban đầu về ý nghĩa cuộc sống, khơi gợi khát vọng hướng đến những giá trị nhân văn: Nhân
- lễ - trí – tín” Và “với những sáng tạo mạnh về chi tiết, nhân vật, lời văn mượt mà, pha trộn ít nhiều chất dí dỏm, những truyện cổ tích của Nguyên Hương thực sự là một nét mới của văn học thiếu nhi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (đăng trên trang https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/201605/co-tich-moi-cua-nha-van-nguyen-huong-mon-qua-tinh-than-cho-tre-tho-2437080/)
Trang 10Tác giả Lê Nhật Ký trong một bài viết truyện cổ tích hiện đại của nguyên Hương
có tên Tính hiện đại trong nghệ thuật kể chuyện cổ tích của Nguyên Hương đã khẳng
định rằng “Sức hấp dẫn của truyện cổ tích Nguyên Hương, theo chúng tôi, đó là việc nhà văn đã phả vào “chuyện xưa, tích cũ” một sắc màu hiện đại, khiến cho mỗi câu
chuyện của chị vừa quen thuộc, vừa mới mẻ trong con mắt trẻ thơ” (đăng trên trang
http://lenhatky.blogspot.com/2016/tinh-hien-ai-trong-nghe-thuat-ke-chuyen.html) Tác giả đi sâu chỉ ra những phương diện mà truyện cổ tích hiện đại trở thành ấn tượng với bạn đọc Đó là phương diện nhân vật với tên gọi, hệ thống ngôn ngữ qua lớp từ ngữ hiện đại, khẩu ngữ quen thuộc mà trẻ thời hiện đại hay sử dụng, ngôn ngữ hội họa trong truyện cổ tích Nguyên hương có giá trị biểu lộ tâm lý nhân vật Ngoài ra, tính hiện đại còn thể hiện qua cách mở đầu và kết thúc tác phẩm
Cùng quan điểm với tác giả Lê Nhật Ký, trong bài viết Tính hiện đại của nghệ thuật kể chuyện trong truyện cổ tích Nguyên Hương, tác giả Đào Thủy Hậu chỉ ra
những biểu hiện của tính hiện đại trong lối sáng tác của nhà văn Nguyên Hương bằng việc nêu ra đặc điểm về nhân vật, sự vật – sự việc – chi tiết, mở đầu và kết thúc, tên gọi và cốt truyện Những nét hiện đại trong lối viết đã thể hiện được tấm lòng nhân ái, bao dung của nhà văn đối với cuộc sống, con người Tác giả khẳng định “Muốn đem đến cho người đọc những thanh âm trong trẻo nhất của cuộc đời, để mỗi người tự nhìn lại chính mình, tự soi xét, tự chiêm nghiệm và tự vươn lên” (đăng trên trang
http://phamngochien.com/view/tinh-hien-dai-trong-nghe-thuat-ke-chuyen-co-tich-cua-nguyen-huong/2053) Và tác giả luôn hi vọng truyện của nhà văn sẽ đến với bạn đọc thật nhanh “Hi vọng truyện của bà đến nhanh hơn và nhiều hơn với bạn đọc, người
nghiên cứu văn học để sớm phát hiện ra những giá trị mới về giáo dục, thẩm mỹ, nhận thức Có như vậy mới khích lệ được tinh thần viết văn, đặc biệt là viết cho trẻ thơ hiện nay” (đăng trên trang http://phamngochien.com/view/tinh-hien-dai-trong-nghe-thuat-ke-chuyen-co-tich-cua-nguyen-huong/2053)
Trong bài viết Biết yêu thương sẽ sống đẹp hơn đăng trên báo Hà Nội mới, Tác
giả Việt Nhật cho rằng “Dường như càng thêm tuổi những sáng tác của Nguyên
Hương càng “trẻ hóa”, khi thì gắn với tuổi mới lớn với Nếu chúng mình nắm chặt tay nhau, Sếp phó, Đồ thông minh ngốc xít, Tớ muốn đi cùng trời cuối đất…, lúc lại dành cho lứa tuổi nhi đồng như Cô bé ganh tị, Chữ A và chữ E, Hai viên ngọc ước… Chị