MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4 NỘI DUNG .................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THỰC PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH XNK HSH VETNAM.................................................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5 1.1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế ...................................................... 5 1.2. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu quần áo nữ của Công ty TNHH XNK HSH VIETNAM ......................................................................................................... 6 1.2.1. Chủ thể của hợp đồng ................................................................................... 6 1.2.2. Thông tin về hàng hóa ................................................................................... 7 1.3. Phân tích và đánh giá hợp đồng nhập khẩu quần áo phụ nữ ............................ 8 1.3.1. Hình thức hợp đồng ...................................................................................... 8 1.3.2. Các bên tham gia ........................................................................................... 8 1.3.3. Nhận xét về hợp đồng và đề xuất ................................................................ 16 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG............................................ 18 2.1. Tổng quan quy trình thực hiện hợp đồng ........................................................ 18 2.2. Chi tiết ................................................................................................................ 19 2.2.1. Xin giấy phép xuất khẩu ............................................................................. 19 2.2.2. Thuê tàu, lưu cước phí ................................................................................ 19 2.2.3. Mua bảo hiểm cho hàng hóa ....................................................................... 20 2.2.4. Nhận hàng tại cảng ...................................................................................... 20 2.2.5. Thông quan nhập khẩu ............................................................................... 22 2.2.6. Giải phóng hàng .......................................................................................... 24 2.2.7. Quy trình thanh toán................................................................................... 24 2.2.8. Giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) ................................................... 25 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN ................................. 28 3.1. Hóa đơn thương mại .......................................................................................... 28 3.1.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 28 3.1.2. Phân tích hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ ..................................... 32 3.1.3. Nhận xét. ...................................................................................................... 35 2 3.2. Vận đơn 35 3.2.1. Cơ sở lý thuyết 35 3.2.2. Phân tích vận đơn trong bộ chứng từ: 36 3.2.3. Nhận xét 37 3.3. Phiếu đóng gói (Packing list) 38 3.3.1. Cơ sở lý thuyết 38 3.3.2. Phân tích phiếu đóng gói hàng hóa 39 3.4. Tờ khai hải quan (Customs Declaration) 43 3.4.1. Cơ sở lý thuyết 43 3.4.2. Phân tích tờ khai hải quan trong bộ chứng từ: 46 3.4.3. Nhận xét tờ khai hải quan trong bộ chứng từ: 54 CHƯƠNG 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN FOB (INCOTERMS 2010) TRONG NHẬP KHẨU QUẦN ÁO PHỤ NỮ CÔNG TY TNHH HSH VIETNAM 55 4.1. Vấn đề áp dụng điều kiện FOB 55 4.1.1. Cơ sở lý thuyết: 55 4.1.2. Phân tích việc áp dụng điều kiện FOB trong hợp đồng nhập khẩu quần áo áp dụng điều kiện FOB 56 4.2. Đánh giá sự phù hợp của điều kiện FOB đối với hợp đồng nhập khẩu quần áo của Công ty TNHH XNK HSH Vietnam 58 4.2.1. Đánh giá sự phù hợp 58 4.2.2. Nhận xét 58 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 62 Hợp đồng (Sales Contract) 62 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 64 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) 65 Vận đơn (Surrendered Bill) 66 Thông báo hàng đến 67 3 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu. Điều này đã và đang đem lại nhiều thay đổi tích cực, mở ra cơ hội phát triển vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế. Trong đó, chắc chắn phải kể đến hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế là hoạt động sôi nổi nhất của thương mại quốc tế hiện nay. Trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng chính là hạt nhân, là cơ sở pháp lý để các thương nhân thực hiện các hoạt động thương mại. Hợp đồng là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh. Hợp đồng sẽ giúp doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình và tránh khỏi những rủi ro không đáng có. Vì thế, việc hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình cũng như là nắm được quy trình của một hợp đồng là điều vô cùng cần thiết trước khi đi đến ký kết hợp đồng. Với mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích hợp đồng và quy trình thực hiện hợp đồng của công ty TNHH Xuất nhập khẩu HSH Việt Nam và công ty TNHH GUNZE (Nhật Bản)”. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THỰC PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH XNK HSH VETNAM 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế 1.1.1.1. Hợp đồng Điều 394 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định:“Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. 1.1.1.2. Mua bán hàng hóa Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đưa ra khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. 1.1.1.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Là hợp đồng được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam, một bên là thương nhân nước ngoài. Điều 16 Luật Thương mại Việt Nam 2005, “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của luật pháp nước ngoài hoặc được luật pháp nước ngoài công nhận”. Trong khi đó Điều 1 Công ước Viên 1980 định nghĩa “Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. 1.1.1.4. Nội dung chủ yếu của một hợp đồng mua bán quốc tế. Số hiệu hợp đồng Địa điểm ngày tháng ký hợp đồng Phần mở đầu: Lý do căn cứ ký hợp đồng 5 Tên và địa chỉ các bên Tên và chức vụ của người đại diện Các định nghĩa Phần thỏa thuận: Các điều khoản thỏa thuận Các điều kiện kỹ thuật thương phẩm học Các điều kiện tài chính Các điều kiện vận tải Điều kiện pháp lý Phần ký kết: Số bản hợp đồng Chữ ký của các bên 1.2. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu quần áo nữ của Công ty TNHH XNK HSH VIETNAM 1.2.1. Chủ thể của hợp đồng 1.2.1.1. Công ty nhập khẩu của Nhật Bản Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GUNZE Địa chỉ: 1 Zeze, Aono-Cho, Ayabe-Shi, Kyoto, 623-8511, Nhật Bản Số điện thoại: +81 6-7731-5601 Fax: +81-6-7731-5606 Người đại diện: Bà MEGUMI AZUMA, giám đốc Sau đây gọi tắt là: “GUNZE LIMITED” 6 1.2.1.2. Công ty xuất khẩu của Việt Nam Tên công ty: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HSH VIỆT NAM Địa chỉ: Tầng 6, số 104 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Số điện thoại: +84 0908 080 555 Người đại diện: Ông Nguyễn Mạnh Thái, Phó giám đốc Sau đây gọi tắt là: “HSH VIETNAM” 1.2.2. Thông tin về hàng hóa ĐƠN HÀNG NGÀY 22/02/2023 STT Mã sản Tên Màu sắc Kích cỡ Số Đơn Thành phẩm sản lượng giá tiền phẩm (Kg) (JPY) (JPY) 1 EF1200 Quần Màu M/ L/ LL 4100 884,0 3.624.400 N lót cạp be/Đen/Nâu 0 ,00 cao nữ Vail Tổng cộng: 3.624.400 ,00 Tổng cộng bằng chữ: Ba triệu sáu trăm hai mươi bốn ngàn bốn trăm Yên . Nhiều hoặc ít hơn 10% (+/- 10%) về số lượng và số tiền được phép. 7 1.3. Phân tích và đánh giá hợp đồng nhập khẩu quần áo phụ nữ 1.3.1. Hình thức hợp đồng Tên hợp đồng: Hợp đồng kinh tế (Sales Contract) Số hiệu hợp đồng: HSH-GUN/2023-02 Ngày ký kết hợp đồng: 22/02/2023 Địa điểm ký kết hợp đồng: Hà Nội, Việt Nam (Ha Noi, Viet Nam) Chủ thể của hợp đồng: oBên bán (bên xuất khẩu): Công ty TNHH Xuất nhập khẩu HSH Việt Nam oBên mua (bên nhập khẩu): Công ty TNHH Tập đoàn GUNZE Nội dung chính của hợp đồng: Hợp đồng gồm 3 phần chính oPhần giới thiệu: Thông tin hợp đồng (tên, số hiệu, ngày ký kết) và thông tin các bên tham gia. oPhần điều khoản: Hợp đồng gồm 7 điều khoản. oPhần kết thúc: Chữ ký và con dấu của các bên tham gia. Ngôn ngữ được sử dụng: Tiếng Anh. Nhận xét Theo điều 6 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 187/2013/NĐ-CP về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đây là dạng hợp đồng một văn bản do hai bên soạn thảo, là dạng văn bản ngắn hạn và là hợp đồng xuất khẩu. 1.3.2. Các bên tham gia 1.3.2.1. Bên bán (Bên xuất khẩu) Công ty TNHH Tập đoàn GUNZE Tên quốc tế: GUNZE LIMITED Tên giao dịch: GUNZE LTD Địa chỉ: 1 Zeze, Aono-Cho, Ayabe-Shi, Kyoto, 623-8511, Nhật Bản Email: kei.watanuki@gunze.co.jp Số điện thoại: +81 6-7731-5601 Số fax: +81 - 6 - 7731 - 5606 8 Người đại diện: MEGUMI AZUMA Chức vụ: Giám đốc Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán trang phục từ Việt Nam 1.3.2.2. Bên mua (bên nhập khẩu) Công ty TNHH Xuất nhập khẩu HSH Việt Nam Tên quốc tế: HSH VIETNAM EXPORTS AND IMPORTS COMPANY LIMITED Tên giao dịch: HSH VIETNAM CO.,LTD Địa chỉ: Tầng 6, số 104 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mã số thuế: 0106665325-001 Số điện thoại: +84 0908 080 555 Người đại diện: Nguyễn Mạnh Thái Chức vụ: Phó Giám đốc Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán, xuất nhập khẩu trang phục 1.3.2.3. Các điều khoản trong hợp đồng Điều khoản 1: Hàng hóa, Phẩm chất hàng hóa và Chất lượng/ Article 1: Commodity, Specification and Quality Bên bán cung cấp cho bên mua mặt hàng Quần lót nữ cạp cao Phân tích chi tiết đơn hàng ngày 22/02/2023: oTên hàng hóa: Diễn đạt bằng cách ghi tên hàng bổ sung thêm quy cách chính của hàng hóa. Cụ thể trong đơn hàng: Quần lót nữ cạp cao: Quần lót nữ - Tên hàng oTên thương hiệu: GUNZE - Tức bên bán oChất lượng: Hàng mới 100% oXuất xứ: Trung Quốc oQuy cách đóng gói: theo yêu cầu tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường nước bên bán - Nhật Bản. Điều khoản 2: Số lượng, Đơn giá và Thành tiền/ Article 2: Quantity, Price and Amount
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THỰC PHẨM CỦA CÔNG
Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế
1.1.1.1 Hợp đồng Điều 394 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định:“Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
1.1.1.2 Mua bán hàng hóa Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đưa ra khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
1.1.1.3 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Là hợp đồng được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam, một bên là thương nhân nước ngoài Điều 16 Luật Thương mại Việt Nam 2005, “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của luật pháp nước ngoài hoặc được luật pháp nước ngoài công nhận” Trong khi đó Điều 1 Công ước
Viên 1980 định nghĩa “Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”.
1.1.1.4 Nội dung chủ yếu của một hợp đồng mua bán quốc tế.
Địa điểm ngày tháng ký hợp đồng
Lý do căn cứ ký hợp đồng
Tên và địa chỉ các bên
Tên và chức vụ của người đại diện
Các điều khoản thỏa thuận
Các điều kiện kỹ thuật thương phẩm học
Các điều kiện tài chính
Các điều kiện vận tải
Chữ ký của các bên
Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu quần áo nữ của Công ty TNHH XNK
1.2.1 Chủ thể của hợp đồng
1.2.1.1 Công ty nhập khẩu của Nhật Bản
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GUNZE Địa chỉ: 1 Zeze, Aono-Cho, Ayabe-Shi, Kyoto, 623-8511, Nhật Bản
Người đại diện: Bà MEGUMI AZUMA, giám đốc
Sau đây gọi tắt là: “GUNZE LIMITED”
1.2.1.2 Công ty xuất khẩu của Việt Nam
Tên công ty: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HSH VIỆT NAM Địa chỉ: Tầng 6, số 104 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Người đại diện: Ông Nguyễn Mạnh Thái, Phó giám đốc
Sau đây gọi tắt là: “HSH VIETNAM”
1.2.2 Thông tin về hàng hóa ĐƠN HÀNG NGÀY
STT Mã sản Tên Màu sắc Kích cỡ Số Đơn Thành phẩm sản lượng giá tiền phẩm (Kg) (JPY) (JPY)
N lót cạp be/Đen/Nâu 0 ,00 cao nữ Vail
Tổng cộng bằng chữ: Ba triệu sáu trăm hai mươi bốn ngàn bốn trăm Yên
Nhiều hoặc ít hơn 10% (+/- 10%) về số lượng và số tiền được phép.
Phân tích và đánh giá hợp đồng nhập khẩu quần áo phụ nữ
Tên hợp đồng: Hợp đồng kinh tế (Sales Contract)
Số hiệu hợp đồng: HSH-GUN/2023-02
Ngày ký kết hợp đồng: 22/02/2023
Địa điểm ký kết hợp đồng: Hà Nội, Việt Nam (Ha Noi, Viet Nam)
Chủ thể của hợp đồng: o Bên bán (bên xuất khẩu): Công ty TNHH Xuất nhập khẩu HSH Việt Nam o Bên mua (bên nhập khẩu): Công ty TNHH Tập đoàn GUNZE
Nội dung chính của hợp đồng: Hợp đồng gồm 3 phần chính o Phần giới thiệu: Thông tin hợp đồng (tên, số hiệu, ngày ký kết) và thông tin các bên tham gia. o Phần điều khoản: Hợp đồng gồm 7 điều khoản. o Phần kết thúc: Chữ ký và con dấu của các bên tham gia.
Ngôn ngữ được sử dụng: Tiếng Anh.
Theo điều 6 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 187/2013/NĐ-CP về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Đây là dạng hợp đồng một văn bản do hai bên soạn thảo, là dạng văn bản ngắn hạn và là hợp đồng xuất khẩu.
1.3.2.1 Bên bán (Bên xuất khẩu)
Công ty TNHH Tập đoàn GUNZE
Tên quốc tế: GUNZE LIMITED
Tên giao dịch: GUNZE LTD
Địa chỉ: 1 Zeze, Aono-Cho, Ayabe-Shi, Kyoto, 623-8511, Nhật Bản
Email: kei.watanuki@gunze.co.jp
Người đại diện: MEGUMI AZUMA Chức vụ: Giám đốc
Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán trang phục từ Việt Nam
1.3.2.2 Bên mua (bên nhập khẩu)
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu HSH Việt Nam
Tên quốc tế: HSH VIETNAM EXPORTS AND IMPORTS COMPANY LIMITED
Tên giao dịch: HSH VIETNAM CO.,LTD
Địa chỉ: Tầng 6, số 104 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận
Người đại diện: Nguyễn Mạnh Thái Chức vụ: Phó Giám đốc
Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán, xuất nhập khẩu trang phục
1.3.2.3 Các điều khoản trong hợp đồng Điều khoản 1: Hàng hóa, Phẩm chất hàng hóa và Chất lượng/ Article 1:
Bên bán cung cấp cho bên mua mặt hàng Quần lót nữ cạp cao
Phân tích chi tiết đơn hàng ngày 22/02/2023: o Tên hàng hóa: Diễn đạt bằng cách ghi tên hàng bổ sung thêm quy cách chính của hàng hóa Cụ thể trong đơn hàng: Quần lót nữ cạp cao:
Quần lót nữ - Tên hàng o Tên thương hiệu: GUNZE - Tức bên bán o Chất lượng: Hàng mới 100% o Xuất xứ: Trung Quốc o Quy cách đóng gói: theo yêu cầu tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường nước bên bán - Nhật Bản. Điều khoản 2: Số lượng, Đơn giá và Thành tiền/ Article 2: Quantity, Price and Amount
Điều khoản số lượng hàng hóa: kích thước và số lượng thực tế trong container có thể khác một phần với mô tả quy cách Số lượng được giao thực tế với giá được ghi trong bảng trên là số lượng thực tế mà người mua phải trả cho người bán. o Đơn vị tính: PCE (Pieces - Chiếc). o Số lượng hàng: 4100 PCE/Chiếc bao gồm 3 màu: be, đen và nâu với chất liệu 80% Nylon, 20% Polyurethane cùng 3 kích cỡ M/L/LL.
Điều khoản giá cả: o Đồng tiền tính giá: Giá cả trong hợp đồng thương mại quốc tế có thể tính theo đồng tiền nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba tùy hàng hóa và tập quán các bên Trong hợp đồng này, đồng tiền tính giá là Đồng Yên Nhật, là đồng tiền của nước xuất khẩu. o Phương pháp quy định giá: Giá thỏa thuận trong hợp đồng là giá cố định. Hợp đồng đã ghi rõ đơn giá với loại hàng hóa đã được đặt hàng Điều kiện giao hàng được áp dụng là FOB KOBE, JAPAN; Incoterms 2010 nên giá được hiểu là là giá tại cảng KOBE (Nhật Bản), bao gồm toàn bô ̣chi phívâṇ chuyển lô hàng ra cảng xếp hàng, thuếxuất khẩu vàthuếlàm thủtuc̣ xuất khẩu cùng các chi phí cần thiết khác để đưa hàng hóa đến cảng xếp hàng.
Đơn giá và thành tiền: o Đơn giá: 884,00 JPY o Thành tiền: 3.624.400,00 JPY
Ưu điểm o Hợp đồng xác định rõ số lượng, đơn giá, đảm bảo đóng gói theo tiêu chuẩn của thị trường Nhật Bản. o Phần miêu tả hàng hóa ngắn gọn, đầy đủ.
Nhược điểm: o Tên hàng còn thiếu thông tin về mã HS, điều này có thể gây khó khăn cho việc xác định thuế nhập khẩu và thông quan hàng. Điều khoản 3: Lịch trình giao nhận hàng/ Article 3: Shipment Schedule:
Time of Shipment: From March 15, 2023 to April 15, 2023
Port of loading: Kobe Sea port, Japan
Destination: Haiphong Sea port, Vietnam
Thông thường, điều khoản này quy định trách nhiệm của bên bán phải thông báo cho bên mua về việc chuẩn bị xong để giao hàng, ngoài ra bên bán cũng phải liệt kê ra những chứng từ cho bên mua để chứng minh việc giao hàng của mình Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng vì nó quy định nghĩa vụ cụ thể của bên bán và bên mua đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương
Trong điều khoản lịch trình giao hàng của hợp đồng này có những nội dung cơ bản sau:
Thời điểm giao hàng (Time of Shipment): Thời điểm giao hàng là một tháng bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2023 cho tới ngày 15 tháng 4 năm 2023.
Cảng chất hàng (Port of Loading): Cảng biển Kobe, Nhật Bản
Cảng đích (Destination): Cảng biển Hải Phòng, Việt Nam
Giao hàng từng phần (Partial shipment): Không được phép
Trung chuyển tàu (Transhipment): Được phép
Thời gian quy định giao hàng đã được chỉ ra đầy đủ và rõ ràng theo hình thức thời gian ngày tháng cụ thể Việc hai bên đưa ra thời hạn giao hàng một cách quá cụ thể chẳng hạn như là Tháng 3 năm 2023 và đơn hàng được giao đến vào ngày 30 tháng 3 năm 2023 Dù điều này vẫn thỏa mãn hợp đồng nhưng lại dẫn đến rủi ro cho người mua, chẳng hạn như không kịp thời cung ứng hàng cho khách hàng cuối cùng.
Trong hợp đồng có quy định rõ đối với phương thức giao hàng thì không áp dụng phương thức giao hàng Partial Shipment (Giao hàng từng phần) phù hợp với tính chất và quy mô của hợp đồng này Vì số lượng hàng hóa cần phải vận chuyển không quá lớn, nếu tách nhỏ thành từng lô hàng thì sẽ mất thời gian và tiền bạc cho việc vận chuyển nhiều lần.
Hai bên đã thống nhất lựa chọn phương thức vận chuyển là Transhipment Vì không thể tồn tại một hãng vận chuyển nào có thể bao quát tất cả các tuyến vận chuyển hàng hóa trên thế giới chỉ bằng một tuyến duy nhất Nếu chỉ có thể vận chuyển hàng hóa theo một tuyến thẳng thường sẽ bị giới hạn vì không phải khi nào cũng có tuyến đường thẳng như vậy Nên hai bên lựa chọn phương thức này là hoàn toàn hợp lý.
Cảng dỡ hàng được xác định khá rộng dù đã đề cập đến điều kiện giao hàng FOB cảng Hải Phòng, Incoterms 2010 Nhóm tác giả góp ý bên soạn hợp đồng nên cụ thể hơn nữa địa điểm cảng dỡ hàng vì chỉ nói cảng Hải Phòng thì khá rộng và chung, bên bán sẽ khó khăn trong việc định vị chính xác vị trí dỡ hàng Ví dụ như : FOB cảng Đình Vũ, Hải Phòng, Việt Nam,
Incoterms 2010 Điều khoản 4: Thanh toán/ Article 4: Payment:
“Người Mua sẽ thanh toán 100% giá trị Hợp đồng mua bán (tương đương với: JPY 3,624,400.00) hoặc bằng USD (tương đương với USD 26,585.49) thông qua TTR trước khi hàng hóa được gửi đi đến tài khoản ngân hàng của Người Bán như được nêu dưới đây”
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Tổng quan quy trình thực hiện hợp đồng
- Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm: 1 Xin phép nhập khẩu
2 Thuê tàu, lưu cước phí
7 Làm thủ tục thanh toán
8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
- Các mốc thời gian như sau:
+ 22/02/2023: Hai bên ký hợp đồng.
+ 22/02/2023: Công ty Gunze Limited lập hoá đơn thương mại
+ 09/03/2023: Công ty Gunze Limited lập phiếu đóng gói hàng hoá
+09/03/2023: Công ty TNHH Tập đoàn XUXU đặt cọc tiền hàng cho bên Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mầm Xanh
+ 28/03/2023: Làm thủ tục hải quan Áp dụng vào giao dịch nhập khẩu mặt hàng Đồ lót nữ cạp cao của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu HSH Việt Nam.
Chi tiết
2.2.1 Xin giấy phép xuất khẩu
Theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, việc xin giấy phép xuất khẩu bắt buộc phải thực hiện đối với hàng thuộc diện cấm xuất khẩu xuất khẩu có điều kiện, hoặc chưa từng xuất khẩu Mặt hàng mà GUNZE LIMITED xuất khẩu là Quần lót cạp cao nữ không thuộc diện cấm xuất (Phụ lục
01 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP) và xuất khẩu có điều kiện (Phụ lục 02,
3 Nghị định 12/2006/NĐ-CP) nên khi xuất khẩu công ty không cần phải xin giấy phép xuất khẩu.
2.2.2 Thuê tàu, lưu cước phí
2.2.2.1 Ký hợp đồng thuê tàu
GUNZE LIMITED xem xét các điều kiện của hàng hóa và ký kết hợp đồng thuê tàu với hãng tàu phù hợp để vận chuyển.
Sau khi ký kết hợp đồng, xác định thời gian, địa điểm bốc hàng, GUNZE
LIMITED thông báo cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu HSH Việt Nam về thời gian, địa điểm bốc hàng, hãng tàu và phương thức liên lạc với hãng tàu để có thể kịp thời chuẩn bị nguồn, hàng và chủ động trong việc bốc hàng Nội dung hợp đồng thuê tàu đã được đính kèm ở mục phần phụ lục: vận đơn.
Đối với giao dịch mặt hàng quần lót nữ cạp cao Việt Nam được đóng với hình thức là số lượng lớn, hàng được vận chuyển bằng tàu chuyên chở container có trọng tải lớn Hãng tàu có trách nhiệm kiểm đếm, sắp xếp, niêm phong container và vận chuyển đến cảng quy định.
Thông tin về hành trình cụ thể là:
Hãng tàu: PEARL RIVER BRIDGE
Tên tàu: PEARL RIVER BRIDGE V.177S
Số lượng container: TCKU7962814/40'/JPC905533
Cảng bốc: Cảng biển Kobe, Hyogo, Nhật Bản
Cảng dỡ: Cảng Tân Vũ, Hải Phòng, Việt Nam
Nơi cấp container: Triton Container
Nơi hạ bãi: Cảng Tân Vũ, Hải Phòng, Việt Nam
GUNZE LIMITED tự thuê tàu, thỏa thuận cước tàu và chi trả cước phí vận chuyển áp dụng Cước phí trả trước (Freight Prepaid) Theo đó, GUNZE LIMITED phải trả cước cho hãng tàu tại cảng bốc Sau khi công ty đã thanh toán cước phí thì hàng hóa mới được đưa lên tàu.
2.2.3 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Theo điều kiện CNF Incoterms, địa điểm chuyển giao rủi ro và chi phí là trên tàu tại cảng bốc
(tức cảng Kobe, Nhật Bản) Do đó, Công ty TNHH Gunze phải chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa từ cảng Kobe, Nhật Bản đến cảng Hải Phòng, Việt Nam Tuy nhiên do hai bên công ty có thể là đối tác thương mại và trao đổi mua bán thường xuyên nên hai bên công ty đã quyết định không mua bảo hiểm cho lô hàng và trong hợp đồng không quy định.
Ngày 20/3/2023, tàu khởi hành ở Cảng Kobe, Nhật Bản, bên bán gửi bản sao vận đơn cho bên mua để chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình Sau khi công ty
TNHH XNK HSH Việt Nam xác nhận nhận được bản sao vận đơn và thanh toán số tiền còn lại theo hợp đồng, thông tin về tàu chở hàng, ngày dự kiến tàu đến cho công ty TNHH XNK HSH Việt Nam Công ty TNHH Gunze gửi bộ chứng từ cho bên mua thông qua email các nội dung có liên quan cho TNHH XNK HSH Việt Nam kiểm tra và xác nhận Sau đó nhân viên chứng từ của TNHH XNK HSH Việt Nam kiểm tra chứng từ bằng cách đối chứng thông tin trên vận đơn có trùng khớp và đầy đủ các thông tin, tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày tàu đến, số container, số seal, chi tiết hàng hoá hay không Sau khi công ty TNHH XNK HSH Việt Nam xác nhận các thông tin đã đầy đủ và chính xác, 2 bên thống nhất không có thay đổi gì, công ty bên bán gửi bộ chứng từ gốc qua đường chuyển phát nhanh Bộ chứng từ bao gồm:
Sau khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên photo thành nhiều bản nhằm phục vụ cho công việc lúc cần thiết Các bản sao phải được Giám đốc (hoặc người có thẩm quyền) ký tên, đóng dấu chức vụ và con dấu của doanh nghiệp để chứng nhận sao y bản chính.
Ngày 23/03/2023, công ty TNHH Xuất nhập khẩu HSH Việt Nam nhận được thông báo hàng đến Nhân viên kiểm tra giấy báo hàng đến, đối chiếu trên vận đơn xem có trùng khớp không Những thông tin chủ yếu cần kiểm tra gồm:
- Số vận đơn (Bill No): OA230318H01
- Tên tàu : PEARL RIVER BRIDGE V.177S
- Cảng xếp hàng (Port of loading): KOBE, JAPAN
- Cảng dỡ hàng (Port of discharge): HAIPHONG, VIETNAM
- Mô tả hàng hóa (Description of goods): Giống như Vận đơn đính kèm (As per attached bill)
- Số container (Cent No): 1 container mã TCKU7962814/40'/JPC905533
- Số Seal (Seal No): JPC905533
Công ty TNHH xuất nhập khẩu HSH Việt Nam thực hiện các thủ tục thông quan nhập khẩu Để làm thủ tục hải quan, người khai hải quan cần chuẩn bị hồ sơ hải quan gồm có:
- Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho người nhập khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu)
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
- Phiếu đóng gói: 1 bản chính
- Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu: 1 bản
- Vận đơn đường biển: 1 bản
2.2.5.1 Khai và nộp tờ khai hải quan
- Khai thông tin nhập khẩu (IDA): Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ:
+Tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp )
+ Tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế
+Phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.
- Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC): Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
2.2.5.2 Lấy kết quả phân luồng
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ.
- Luồng xanh (Ký hiệu 1): Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Luồng vàng (Ký hiệu 2): Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.
- Luồng đỏ (Ký hiệu 3): Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.
Trong trường hợp công ty TNHH XNK HSH Việt Nam, tờ khai được phân vào luồng xanh, được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Lúc này, người khai hải quan được đi thẳng đến bước nộp lệ phí và đóng dấu, sau đó tiến hành phúc tập hồ sơ.
PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN
Hóa đơn thương mại
3.1.1.1 Hóa đơn thương mại được hiểu như thế nào?
Hóa đơn thương mại là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.
Thông thường hóa đơn thương mại thường do nhà sản xuất phát hành.
Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại Hóa đơn chiếu lệ thường dùng làm chứng từ để khai hải quan, xin giấy phép xuất khẩu, làm cơ sở cho việc khai giá trị hàng hóa đem đi triển lãm, hoặc để gửi bán,…
Hóa đơn tạm tính (Provisional Invoice): Là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng chỉ mới là giá tạm tính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọng lượng xác định ở khâu dỡ hàng, hàng hóa được giao nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên bán giao xong hàng mới thanh lý.
Hóa đơn chính thức (Final Invoice): Trong những trường hợp sử dụng đến hóa đơn tạm thời thì khi thanh toán cuối cùng, người bán phải lập hóa đơn chính thức.
Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice): Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng hóa trong trường hợp mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại,…Trong hóa đơn chi tiết,giá cả được phân chia ra thành những mục rất chi tiết.
3.1.1.2 Hóa đơn thương mại có ý nghĩa như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
Invoice hay hóa đơn thương mại là chứng từ đặc biệt quan trọng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, thể hiện qua các yếu tố:
Invoice là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng.
Hóa đơn thương mại cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác.
Invoice là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.
Lưu ý: Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, ngoại trừ khi nó có chứng từ đính kèm về việc chứng minh thanh toán hàng hóa của nhà nhập khẩu (người mua).
Số lượng bản sao của hóa đơn (cả bản chính và bản sao) cần thiết để giao hàng, phải được người nhập khẩu đồng ý.
Thông thường, hóa đơn thương mại được phát hành 1 bản gốc và 2 bản sao Mặc dù thường pháp luật ở các nước khác nhau không hạn chế số lượng bản chính Nó thực sự cần thiết trong quy trình nhập khẩu để khai báo hải quan theo yêu cầu của người mua.
3.1.1.3 Tác dụng của hóa đơn thương mại
Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thì hóa đơn là căn cứ để kiểm tra nội dung đòi tiền của hối phiếu; nếu trong bộ chứng từ không có hối phiếu, thì hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.
Trong khai báo hải quan và mua bảo hiểm, hóa đơn thương mại thể hiện giá trị hàng hóa mua bán, làm cơ sở cho việc tính thuế XNK và tính số tiền bảo hiểm.
Những chi tiết thể hiện trên hóa đơn như về hàng hóa, điều kiện thanh toán và giao hàng, về vận tải,… là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại.
(*) Một số lỗi phổ biến cần tránh:
Trong quá trình làm dịch vụ hải quan, nhiều công ty làm Invoice hay bị sai sót một số nội dung quan trọng Những lỗi này thường bị hải quan bắt lỗi, gây ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa:
Hóa đơn không thể hiện điều kiện giao hàng như FOB (kèm tên cảng xuất), hay CIF (kèm tên cảng nhập).
Người xuất khẩu bán hàng theo giá giao hàng (giá CIF chẳng hạn) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng, và cũng không ghi những chi phí tiếp theo sau.
Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn chỉ ghi giá thực thu mà không thể hiện số tiền chiết khấu.
Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu một số thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt hàng vào cùng một loại
3.1.1.4 Nội dung cần có của một hóa đơn thương mại
Người mua (Buyer/Importer): Bao gồm đầy đủ thông tin như tên công ty, số điện thoại người đại diện, email, thông tin tài khoản ngân hàng, fax, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu.
Người bán (Seller/Exporter): Cũng đầy đủ thông tin như trên thông tin của người mua.
Số Invoice (Invoice No): Là số tên viết tắt chuẩn và hợp lệ do bên cung cấp xuất khẩu quy định trên hóa đơn thương mại
Ngày Invoice (Date): Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế, thường thì invoice được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày trên vận đơn – Bill of Lading tức ngày giao hàng cho đơn vị vận chuyển) để cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu.
Hình thức thanh toán (Terms of Payment): Có thể điểm tên một số phương thức phổ biến như: Thanh toán điện chuyển tiền T/T, thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C và thanh toán nhờ thu chứng từ D/A, D/P Trong đó phổ biến nhất là phương thức T/T (người mua chuyển tiền thẳng vào tài khoản người bán) Sau đó là tới phương thức L/C là thanh toán tín dụng bằng chứng từ Cuối cùng là hai hình thức thanh toán D/A và D/P áp dụng cho thanh toán nhờ thu chứng từ.
Vận đơn
Khái niệm: Vận tải đơn (vận đơn đường biển/ hàng không, giấy gửi hàng đường sắt, ) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là giữa người vận tải và người nhận hàng.
Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.
Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.
Là căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,
Là tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,
Là chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,
Là căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
3.2.2 Phân tích vận đơn trong bộ chứng từ:
Thông tin của vận đơn
Tên và địa chỉ người vận tải: APEX International Inc
Cảng xếp hàng: KOBE - HYOGO, JAPAN
Cảng dỡ hàng: CẢNG TÂN VŨ - HẢI PHÒNG, VIỆT NAM
Tên công ty gửi hàng: GUNZE LTD
Địa chỉ: 1 Zeze, Aono-Cho, Ayabe-Shi, Kyoto, 623-8511, Japan
Tên công ty nhận hàng: HSH VIETNAM EXPORTS AND
Địa chỉ: 6th Floor, NO.104 TRAN DUY HUNG STREET, TRUNG HOA WARD, CAU GIAY DISTRICT, HANOI CITY
Thông tin đại lý giao chứng từ khi hàng đến cảng: DOVE VIETNAM
NO 75/24/55 HOANG HOA THAM - BA DINH - HA NOI - VIET NAM
Hàng hóa: women’s high-rise panties
Tổng số kiện hàng: 26 cartons
Số lượng cont: TWENTY SIX cartons only
Tổng trọng lượng hàng: 262.300KGS/ 2.834CBM
Đây là bản “vận đơn sạch” (trên vận đơn không có những nhận xét, ghi chú xấu hoặc bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa) được cấp phát bởi công ty GUNZE LIMITED Người gửi hàng chỉ rằng hàng hóa đã được kiểm tra và các gói hàng đang trong tình trạng tốt.
Vận đơn có các điều khoản cũng như chữ ký của bên giao hàng.
Số vận đơn gốc là ba Một vận đơn gốc được gửi cùng với hàng hóa cho người nhận, vận đơn khác được gửi đến người nhận qua bưu điện hoặc các phương tiện khác, một bản gốc còn lại được nắm giữ bởi bên giao hàng Khi một bản gốc được dùng để giao nhận hàng hóa thì hai bên còn lại sẽ bị vô hiệu.
Phiếu đóng gói (Packing list)
Phiếu đóng gói hàng hóa là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (hộp, container, ) Phiếu đóng gói hàng hóa là chứng từ bắt buộc phải có trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, do người bán phát hành sau khi hoàn thiện vai trò đóng hàng gửi cho người mua Dựa vào packing list, người bán có thể chứng minh được thực tế người bán giao hàng với số lượng là bao nhiêu khi đóng gói hàng hóa. Phiếu đóng gói thường được lập thành 03 bản:
Một bản để trong kiện hàng cho người nhận kiểm tra hàng khi cần, là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do nhà xuất khẩu gửi.
Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng
Một bản còn lại lập hồ sơ lưu
3.3.1.2 Chức năng của phiếu đóng gói hàng hóa
Phiếu đóng gói cho biết trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bao bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói, Từ đó, có thể giúp cho nhà nhập khẩu tính toán được các phần sau:
Sắp xếp kho chứa hàng
Bố trí được phương tiện vận tải
Bốc dỡ hàng dùng thiết bị chuyên dụng hay thuê công nhân
Mặt hàng có bị kiềm hóa hay không…
Sau khi đóng gói hàng xong, nhà xuất khẩu sẽ gửi tới người nhập khẩu phiếu đóng gói hàng hóa để kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.
3.3.1.3 Nội dung chính của phiếu đóng gói hàng hóa
Phiếu đóng gói là một chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất trình thanh toán, là căn cứ để người mua xác nhận việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không và là cơ sở để để người bán làm bằng chứng đã giao hàng đúng quy định. Những thông tin cần thiết trong phiếu đóng gói hàng hóa
Số L/C (nếu áp dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng)
Cảng xếp hàng, dỡ hàng
Thông tin hãng tàu, số chuyến tàu
Thông tin hàng hóa: khối lượng, số kiện, mô tả hàng hóa, thể tích hàng hóa, ký mã hiệu,
Số hiệu hợp đồng, vận đơn, hóa đơn
3.3.2 Phân tích phiếu đóng gói hàng hóa
Số phiếu đóng gói hàng hóa: PL-HSH-GUN/2023-02
Hóa đơn số: ID/KT/22/0064
Thông tin bên bán và bên mua:
Bên bán: o GUNZE LIMITED o 21/F HERBIS OSAKA OFFICE TOWER., 5-25., UMEDA 2-
CHOME, KITA-KU, OSAKA, 530-0001, Japan o TEL: +81-6-7731-5601 o Fax: +81-6-
7731-5611 o REGISTERED HEAD OFFICE: 1 ZEZE, AONO-CHO, AYABE-SHI,
Bên mua: o HSH VIETNAM EXPORTS AND IMPORTS o COMPANY LIMITED o 6th Floor, No 104 Tran Duy Hung Street, Trung Hoa Ward, Cau Giay District, Hanoi City, Vietnam o Tel: +84-908-080-555
Thông tin hàng hóa, mô tả hàng hóa:
Số kiện hàng: 26 thùng carton
Nơi xuất xứ: Trung Quốc
Đối chiếu với Vận đơn, thông tin về người gửi hàng, người mua hàng và tên cũng như mẫu hàng hóa hoàn toàn trùng khớp.
Đối chiếu với Hóa đơn thương mại, thông tin về người gửi, người mua hàng, đặc điểm cụ thể về hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng giao trùng khớp.
Đối chiếu với Hợp đồng, số lượng hàng hóa, loại hàng, chất lượng đều trùng khớp, đơn vị trọng lượng áp dụng trùng khớp.
Phiếu đóng gói có chữ ký và đóng dấu đầy đủ của bên bán: Công ty
Phiếu đóng gói được lập cùng ngày với Hóa đơn thương mại Số trên Hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói đã khớp nhau, cùng là ID/KT/22/0059.
Chỉ đề cập đến tên hàng hóa (quần lót nữ) và thông tin về số lượng đóng gói (26 thùng các-tông), tổng trọng lượng và khối lượng tịnh, kích thước, chưa đề cập đến các thông số như chất lượng, tiêu chuẩn của hàng hóa.
Chưa đề cập đến hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán, không đề cập rõ ràng đến các điều khoản vận chuyển khác như cảng đi, cảng đến, thời gian giao hàng Điều này có thể tạo ra sự không rõ ràng và dẫn đến tranh chấp trong quá trình vận chuyển.
Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Khái niệm: Tờ khai hải quan tên tiếng anh là Customs Declaration là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Khi môṭdoanh nghiêp̣ cónhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì khai tờkhai hải quan làmôṭtrong những bước bắt buôc̣ phải thưc̣ hiêṇ Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
Hiện nay để truyền tờ khai hải quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện thông quan phần mềm Có hai phần mềm được sử dụng phổ biến nhất là Hệ thống phần mềm ECUS5VNACCS của công ty Thái Sơn và Phần mềm hải quan điện tử VNACCS của FPT Thông thường đa số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sử dụng phần mềm của bên Thái Sơn để khai hải quan điện tử.
Sau khi truyền tờ khai hải quan, Hải quan sẽ trả kết quả phân luồng, doanh nghiệp sẽ in tờ khai này và kèm theo bộ chứng từ làm Thủ tục hải quan để tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Đặc điểm, vai trò của tờ khai hải quan:
Tờ khai hải quan có tác dụng kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu giúp bảo đảm rằng hàng hoá nhập khẩu trên địa phận quốc gia Việt Nam không chứa những loại mặt hàng cấm Bên cạnh đó nhờ có tờ khai hải quan sẽ giúp nhà nước quản lý việc thu phí xuất nhập khẩu của hàng hoá một cách đầy đủ và chuẩn xác.
Hiện nay việc sử dụng tờ khai hải quan giấy không còn được sử dụng phổ biến nữa và thay thế vào đó là sử dụng tờ khai hải quan trực tuyến Nhằm để giảm thời gian đợi chờ và thuận tiện hơn trong việc khai báo hải quan.
Nguyên tắc: Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan 2014 quy định về khai hải quan theo đó:
Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.
Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.
Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.
Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Phân luồng tờ khai hải quan: o Luồng xanh: Cách doanh nghiệp đều mong muốn được vào tờ khai luồng xanh Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. o Luồng vàng: Hải quan kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa
Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định. o Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.
Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: Được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN FOB (INCOTERMS 2010)
Cơ sở lý thuyết
Về phương thức vận tải
Điều kiện này sẽ được sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa FOB sẽ không phù hợp khi hàng hóa cần được vận chuyển bằng container và hàng hóa có giá trị cao cần được bảo quản trong điều kiện đặc biệt.
Chuyển giao hàng hóa và rủi ro
Điều kiện FOB dịch ra tiếng Việt là “Giao hàng lên tàu” Người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc hàng và xếp hàng lên tàu Người bán cũng có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu và thanh toán các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc hàng Đây là điểm mà hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua.
Rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng bốc hàng Điều này có nghĩa là người mua sẽ chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc hư hỏng nào xảy ra với hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng.
Điều kiện FOB không có quy định bắt buộc về bảo hiểm hàng hóa Người mua có thể mua bảo hiểm hàng hóa hoặc không mua, tùy theo nhu cầu của họ Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm hàng hóa là một biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, đặc biệt là đối với các loại hàng hóa có giá trị cao hoặc dễ bị hư hỏng.
Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
Người bán có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu và thanh toán các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc hàng Người bán nên lưu ý các quy định về thủ tục thông quan của mỗi quốc gia liên quan.
Người mua có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cảng dỡ hàng Người mua có thể tự thực hiện thủ tục nhập khẩu hoặc thuê một công ty dịch vụ hải quan.
Phân tích việc áp dụng điều kiện FOB trong hợp đồng nhập khẩu quần áo áp dụng điều kiện FOB
4.1.2.1 Hợp đồng xuất khẩu thực phẩm
Ngày phát hành hóa đơn: 28/02/2022
Giới thiệu các bên liên quan:
Bên nhập khẩu: HSH VIET NAM EXPORTS AND IMPORTS
Bên xuất khẩu: GUNZE LIMITED
Cảng bốc: Cảng Kobe, Hyogo, Nhật Bản
Cảng dỡ: Cảng Hải Phòng, Hải Phòng, Việt Nam
Hàng hóa: Quần lót cạp cao nữ
Tổng giá trị hóa đơn: 3.624.400,00 VND
Trade term: FOB ở cảng Kobe, Hyogo, Nhật Bản
Trách nhiệm của người mua và người bán trong quy trình giao hàng áp dụng điều kiện FOB:
Thỏa thuận giá và điều kiện: Công ty TNHH XNK HSH Việt Nam và Công ty
TNHH GUNZE thỏa thuận về giá cả, số lượng và điều kiện thanh toán trước khi thực hiện giao dịch.
Giấy phép và các thủ tục:
Công ty TNHH GUNZE chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu và cung cấp cho bên công ty TNHH XNK HSH Việt Nam.
Công ty TNHH XNK HSH Việt Nam chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và thông quan qua nước trung gian thứ ba (nếu cần).
Hợp đồng vận chuyển: Công ty TNHH GUNZE chịu trách nhiệm ký hợp đồng vận tải với đơn vị vận chuyển về việc chuyển hàng từ điểm xuất phát đến cảng đích đã được thống nhất, đảm bảo hàng hóa được chuẩn bị, đóng gói và đánh dấu đúng cách để đảm bảo an toàn và nguyên vẹn trong suốt quá trình vận chuyển, đồng thời có trách nhiệm xếp hàng lên tàu tại cảng bốc hàng Đây là điểm mà hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua.
Thanh toán phí vận chuyển và phí cảng:
Công ty TNHH GUNZE chịu trách nhiệm thanh toán tất cả các khoản phí từ điểm xuất phát đến tàu tại cảng bốc bao gồm cả cước phí vận chuyển và các khoản phí khác như phí xếp hàng, phí khai báo hải quan, và phí xử lý tài liệu, phí bốc dỡ hàng lên tàu đồng thời cũng chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục liên quan đến xuất khẩu hàng hóa.
Công ty TNHH XNK HSH Việt Nam chịu trách nhiệm thanh toán tất cả các khoản phí từ khi cảng đích, bao gồm phí dỡ hàng, phí nhập khẩu, thuế,
Chuyển giao rủi ro: Sau khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng bốc, Công ty
TNHH GUNZE chuyển giao rủi ro cho Công ty TNHH XNK HSH Việt Nam Tại thời điểm này, công ty TNHH XNK HSH Việt Nam trở thành chủ sở hữu hợp pháp của hàng hóa và chịu trách nhiệm với rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Tóm lại, trong điều kiện hợp đồng xuất khẩu áp dụng FOB, người bán - Công ty TNHH GUNZE - chịu trách nhiệm thuê tàu chuyến, thanh toán phí vận chuyển và vận chuyển hàng hóa đến cảng đến nơi đích đã được thống nhất; bốc hàng lên tàu, người mua - Công ty TNHH XNK HSH Việt Nam - đảm nhận trách nhiệm và chi phí liên quan đến việc thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ cảng đến điểm đến cuối cùng.
Đánh giá sự phù hợp của điều kiện FOB đối với hợp đồng nhập khẩu quần áo của Công ty TNHH XNK HSH Vietnam
4.2.1 Đánh giá sự phù hợp
Về tổng quan, việc áp dụng điều kiện FOB trong hợp đồng xuất nhập khẩu đảm bảo quyền và lợi ích cho bên mua công ty TNHH XNK HSH Vietnam Cụ thể như sau:
Công ty TNHH XNK HSH Vietnam không phải chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu và thanh toán các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc hàng.
Với điều kiện FOB, Công ty TNHH XNK HSH Vietnam không phải chịu trách nhiệm về rủi ro hàng hóa trước khi hàng hóa được chuyển lên tàu tại cảng bốc.
Vì điều kiện FOB không có quy định bắt buộc về bảo hiểm hàng hóa, công ty
TNHH XNK HSH Vietnam có thể mua bảo hiểm hàng hóa hoặc không mua.
Việc áp dụng điều kiện FOB có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có thể đặt ra một số thách thức Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng về lựa chọn đối tác vận chuyển, quản lý rủi ro, và đảm bảo tính đáng tin cậy trong việc thực hiện điều kiện FOB. Đối với doanh nghiệp:
Lợi ích về chi phí: Việc sử dụng điều kiện FOB giúp doanh nghiệp nhập khẩu giảm bớt một phần rủi ro và chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có giá cả phù hợp hơn khi đến thị trường nội địa.
Quản lý rủi ro: Doanh nghiệp nhập khẩu có thể chủ động trong việc quản lý rủi ro vận chuyển hàng hóa từ cảng bốc đến cảng đích, đảm bảo vận chuyển hàng hóa đường biển do có trách nhiệm chọn đối tác vận tải, thông quan nhập khẩu, và vận chuyển hàng hóa về kho.
Độ tin cậy và đối tác vận chuyển: Để thành công trong việc áp dụng điều kiện FOB, doanh nghiệp cần chọn các đối tác vận chuyển đáng tin cậy và có kinh nghiệm. Đối với quốc gia:
Tính cạnh tranh trên thị trường: Sử dụng điều kiện FOB có thể giúp quốc gia nhập khẩu hàng hóa giảm bớt sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa nội địa do hàng hóa nhập khẩu phải chịu nhiều chi phí nhập khẩu và vận chuyển khiến cho giá cả đắt hơn so với hàng hóa nội địa Điều này có thể giúp hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang nước khác.
Cạnh tranh với quốc gia khác: Tuy điều kiện FOB có thể cung cấp lợi thế cạnh tranh cho quốc gia xuất khẩu, nhưng cần phải cân nhắc đến việc các quốc gia khác cũng có thể sử dụng các điều kiện thương mại khác nhau Điều này yêu cầu quốc gia phải cải tiến liên tục và cân nhắc về sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế.