1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

IỂU LUẬN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ AN TOÀN

98 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hợp đồng thương mại quốc tế và quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Nhà An Toàn
Tác giả Thành Viên Nhóm
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Giao dịch thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 4,63 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH, NHẬN XÉT VỀ NỘI DUNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG (9)
    • 1.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (9)
      • 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (9)
      • 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (9)
      • 1.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (9)
      • 1.1.4. Điều kiện hiệu lực (10)
    • 1.2. Tổng quan hợp đồng giữa Công ty cổ phần Nhà An Toàn và Công ty (11)
      • 1.2.1. Chủ thể hợp đồng (11)
      • 1.2.2. Đối tượng hợp đồng (12)
      • 1.2.3. Hình thức hợp đồng (12)
      • 1.2.4. Nội dung hợp đồng (13)
    • 1.3. Đánh giá và nhận xét về các điều khoản hợp đồng giữa Công ty cổ phần Nhà An Toàn và Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu (13)
      • 1.3.1. Điều khoản tên hàng, số lượng, chất lượng (13)
      • 1.3.2. Điều khoản giá cả (16)
      • 1.3.3. Điều khoản giao hàng (18)
      • 1.3.4. Điều khoản giao hàng và ký mã hiệu (22)
      • 1.3.5. Điều khoản thanh toán (24)
      • 1.3.6. Điều khoản bảo hành (26)
      • 1.3.7. Điều khoản bất khả kháng (27)
      • 1.3.8. Điều khoản về trọng tài nếu xảy ra tranh chấp (28)
    • 1.4. Những điều khoản còn thiếu cần được bổ sung (29)
      • 1.4.1. Điều khoản khiếu nại (29)
      • 1.4.2. Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng (30)
    • 1.5. Viết lại hợp đồng (31)
  • PHẦN 2. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN (40)
    • 2.1. Hóa đơn thương mại (40)
      • 2.1.1. Cơ sở lý thuyết (40)
      • 2.1.2. Phân tích (42)
    • 2.2. Phiếu đóng gói hàng hóa (43)
      • 2.2.1. Cơ sở lý thuyết (43)
      • 2.2.2. Phân tích (46)
    • 2.3. Vận đơn đường biển (47)
      • 2.3.1. Cơ sở lý thuyết (47)
      • 2.3.2. Phân tích vận đơn đường biển (48)
    • 2.4. Tờ khai hải quan (51)
      • 2.4.1. Cơ sở lý thuyết (51)
      • 2.4.2. Phân tích (52)
    • 2.5. Chứng nhận chất lượng - số lượng (61)
      • 2.5.1. Cơ sở lý thuyết (61)
      • 2.5.2. Phân tích (61)
    • 2.6. Chứng nhận xuất xứ (62)
      • 2.6.1. Cơ sở lý thuyết (62)
      • 2.6.2. Phân tích (64)
  • PHẦN 3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (67)
    • 3.1. Xin phép nhập khẩu (67)
    • 3.2. Thuê phương tiện vận tải (68)
    • 3.3. Mua bảo hiểm (69)
    • 3.4. Thông quan (70)
    • 3.5. Nhận hàng (71)
    • 3.6. Tiến hành thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán (72)
      • 3.6.1. Phương thức thanh toán (72)
      • 3.6.2. Thông tin thanh toán (73)
      • 3.6.3. Quy trình thanh toán (73)
    • 3.7. Kiểm tra, giám định chất lượng, kiểm dịch, kiểm nghiệm (74)
      • 3.7.1. Kiểm tra chất lượng (74)
      • 3.7.2. Giám định chất lượng (74)
    • 3.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (74)
      • 3.8.1. Đối với người khiếu nại (74)
      • 3.8.2. Đối với người bị khiếu nại (75)
  • KẾT LUẬN................................................................................................................ 77 (77)
  • PHỤ LỤC................................................................................................................... 78 (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 97 (97)

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 NỘI DUNG 9 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH, NHẬN XÉT VỀ NỘI DUNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG 9 1.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 9 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 9 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 9 1.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 9 1.1.4. Điều kiện hiệu lực 10 1.2. Tổng quan hợp đồng giữa Công ty cổ phần Nhà An Toàn và Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu 11 1.2.1. Chủ thể hợp đồng 11 1.2.2. Đối tượng hợp đồng 12 1.2.3. Hình thức hợp đồng: 12 1.2.4. Nội dung hợp đồng 13 1.3. Đánh giá và nhận xét về các điều khoản hợp đồng giữa Công ty cổ phần Nhà An Toàn và Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu 13 1.3.1. Điều khoản tên hàng, số lượng, chất lượng 13 1.3.2. Điều khoản giá cả 16 1.3.3. Điều khoản giao hàng 18 1.3.4. Điều khoản giao hàng và ký mã hiệu 22 1.3.5. Điều khoản thanh toán 24 1.3.6. Điều khoản bảo hành 26 1.3.7. Điều khoản bất khả kháng 27 1.3.8. Điều khoản về trọng tài nếu xảy ra tranh chấp 28 1.4. Những điều khoản còn thiếu cần được bổ sung 29 1.4.1. Điều khoản khiếu nại: 29 1.4.2. Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng 30 3 1.5. Viết lại hợp đồng 31 PHẦN 2. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN 40 2.1. Hóa đơn thương mại 40 2.1.1. Cơ sở lý thuyết 40 2.1.2. Phân tích 42 2.2. Phiếu đóng gói hàng hóa 43 2.2.1. Cơ sở lý thuyết 43 2.2.2. Phân tích 46 2.3. Vận đơn đường biển 47 2.3.1. Cơ sở lý thuyết 47 2.3.2. Phân tích vận đơn đường biển 48 2.4. Tờ khai hải quan 51 2.4.1. Cơ sở lý thuyết 51 2.4.2. Phân tích 52 2.5. Chứng nhận chất lượng - số lượng 61 2.5.1. Cơ sở lý thuyết 61 2.5.2. Phân tích 61 2.6. Chứng nhận xuất xứ 62 2.6.1. Cơ sở lý thuyết 62 2.6.2. Phân tích 64 PHẦN 3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 67 3.1. Xin phép nhập khẩu 67 3.2. Thuê phương tiện vận tải 68 3.3. Mua bảo hiểm 69 3.4. Thông quan 70 3.5. Nhận hàng 71 3.6. Tiến hành thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán 72 3.6.1. Phương thức thanh toán 72 3.6.2. Thông tin thanh toán 73 3.6.3. Quy trình thanh toán 73 3.7. Kiểm tra, giám định chất lượng, kiểm dịch, kiểm nghiệm 74 4 3.7.1. Kiểm tra chất lượng 74 3.7.2. Giám định chất lượng 74 3.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 74 3.8.1. Đối với người khiếu nại 74 3.8.2. Đối với người bị khiếu nại 75 KẾT LUẬN 77 PHỤ LỤC 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 5 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT CHỮ CÁI VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 NĐ Nghị định 3 EUR EURO 4 VND Việt Nam Đồng 5 T/T Telegraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện) 6 L/C Letter of Credit (Thư tín dụng) 7 D/A Documents against Acceptance (Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trả chậm) 8 D/P Documents against Payment (Thanh toán trả tiền để được nhận chứng từ) 9 B/L Bill of Lading (Vận đơn) 10 P/L Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) 11 C/O Certificate of Origin (Chứng nhận xuất xứ) 12 C/Q Certificate of Quality (Chứng nhận chất lượng) 13 HS Code Harmonized System Code (Mã phân loại hàng hóa) 14 PCE Piece (Đơn vị - Cái) 15 IDA Khai thông tin nhập khẩu 16 IDC Đăng ký tờ khai nhập khẩu 17 D/O Delivery Order (Lệnh giao hàng) 6 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, thương mại quốc tế ngày càng có điều kiện phát triển hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia ngày càng nhiều, chất lượng và dễ dàng. Trong nền kinh tế mỗi nước hoạt động kinh tế đối ngoại giữ vai trò cực kì quan trọng, đây chính là cầu nối của từng quốc gia với các nước khác trên thế giới. Thương mại quốc tế giúp cho các nguồn lực quốc gia được sử dụng có hiệu quả hơn nhờ tham gia vào quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế. Thương mại quốc tế làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của các quốc gia nói riêng cũng như của toàn thế giới nói chung. Thương mại quốc tế kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Thương mại dịch vụ phát triển dẫn đến nhu cầu giao lưu trao đổi dịch vụ là cơ hội để cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không cung cấp dịch vụ, hàng hoá cho khách hàng của mình nếu không dựa trên một cam kết cụ thể nào, và hợp đồng chính là công cụ, là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp này thực hiện việc cung cấp dịch vụ này, là cơ sở để doanh nghiệp xác định quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, hợp đồng còn cho phép các bên tham gia tạo ra một cam kết riêng với nhau – thông qua những điều khoản của thỏa thuận mà các bên đã giao kết – điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia. Hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, và với mục đích phân tích, đánh giá, đề xuất, chỉnh sửa 1 hợp đồng thực tế được thực hiện từ năm 2023 trở lại đây, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích hợp đồng thương mại quốc tế và quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Nhà An Toàn” Bài tiểu luận của nhóm chúng em được chia thành 3 phần chính: Phần 1: Tổng quan về giao dịch, nhận xét về nội dung và đề xuất chỉnh sửa hợp đồng. Phần 2: Phân tích bộ chứng từ liên quan. 7 Phần 3: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Nhà An Toàn. Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, do còn hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức, bài tiểu luận của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cô góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 8 NỘI DUNG PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH, NHẬN XÉT VỀ NỘI DUNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG 1.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng mua bán quốc tế (Hợp đồng ngoại thương) là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chủ thể của hợp đồng: Có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các khu vực hải quan riêng. Đối tượng: Có thể di chuyển qua biên giới hoặc biên giới hải quan của quốc gia. Đồng tiền: Có thể là ngoại tệ với một hoặc hai bên. Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp. o Điều ước thương mại quốc tế o Tập quán thương mại quốc tế o Luật quốc gia o Án lệ, tiền lệ xét xử 1.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Một hợp đồng mua bán quốc tế theo Luật Thương mại 2005 và BLDS 2015 không quy định bắt buộc phải có bao nhiêu điều khoản, nhưng về cơ bản, thường gồm hai phần: Các điều khoản trình bày oThông tin về chủ thể

TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH, NHẬN XÉT VỀ NỘI DUNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG

Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán quốc tế (Hợp đồng ngoại thương) là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

 Chủ thể của hợp đồng: Có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các khu vực hải quan riêng.

 Đối tượng: Có thể di chuyển qua biên giới hoặc biên giới hải quan của quốc gia.

 Đồng tiền: Có thể là ngoại tệ với một hoặc hai bên.

 Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp o Điều ước thương mại quốc tế o Tập quán thương mại quốc tế o

Luật quốc gia o Án lệ, tiền lệ xét xử

1.1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một hợp đồng mua bán quốc tế theo Luật Thương mại 2005 và BLDS 2015 không quy định bắt buộc phải có bao nhiêu điều khoản, nhưng về cơ bản, thường gồm hai phần:

 Các điều khoản trình bày o Thông tin về chủ thể o Số hiệu và ngày tháng o Cơ sở pháp lý o Dẫn chiếu, giải thích định nghĩa thuật ngữ,

 Các điều khoản quy định quyền lợi và nghĩa vụ (4 nhóm) o Điều khoản đối tượng (Tên hàng hóa, tên đối tượng, số lượng, khối lượng, chất lượng). o Điều khoản tài chính (Giá cả, thanh toán (đặt cọc, ký quỹ ), trả tiền hàng, chứng từ thanh toán). o Điều khoản vận tải: (Thời gian và địa điểm giao hàng, bảo hiểm, bao bì). o Điều khoản pháp lý: (Luật áp dụng, khiếu nại, trọng tài, kiện, điều khoản bất khả kháng, khó khăn, trở ngại).

Hiện nay các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng không được quy định đầy đủ trong Luật thương mại năm 2005 Theo nguyên tắc chung của pháp luật đó là nếu luật chuyên ngành không có quy định cụ thể hoặc không quy định thì việc xác định sẽ dựa vào luật chung.

Tuy nhiên, chúng ta có thể căn cứ vào theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; Và hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật” Nếu thiếu một trong bốn căn cứ trên, giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu.

Thứ nhất, về chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa Các chủ thể tham gia vào hợp đồng cần phải có năng lực chủ thể Đối với chủ thể là thương nhân cần phải năng lực pháp luật và năng lực hành vi thương mại, còn chủ thể khác không phải là thương nhân phải có năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là những hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường, không phải là những hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung mà luật pháp đã quy định.

Thứ tư, về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa Theo Điều 24 Luật Thương mại 2005: “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập bằng văn bản thì phải tuân thủ theo các quy định đó”.

Tổng quan hợp đồng giữa Công ty cổ phần Nhà An Toàn và Công ty

TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu

 Tên hợp đồng: Hợp đồng mua bán

 Tên: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu

 Địa chỉ: 700 Đông Lưu, Quận Tân Cương, Thành phố Hàng Châu, Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

 Người đại diện: Bà Stella Zhang, Trưởng phòng kinh doanh.

 Tên: Công ty Cổ phần Nhà An Toàn

 Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.

 Người đại diện: Ông Bùi Nguyễn Tất Thành, Phó Tổng Giám Đốc.

 Hợp đồng hiển thị các thông tin đầy đủ của chủ thể về tên, địa chỉ, người đại diện công ty, số điện thoại và số fax Trong đó bao gồm cả chức vụ của người đại diện hai bên.

 Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 13 CP/2013 về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

 Các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau là Trung Quốc (bên bán) và Việt Nam (bên mua).

 Đối tượng hợp đồng: Switch (thiết bị chuyển mạch) và Cable (dây cáp)

 Cả hai mặt hàng đều thuộc đối tượng được phép xuất nhập khẩu ở cả hai nước nên đối tượng của hợp đồng hợp pháp.

 Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng cấm, không thuộc diện xuất nhập khẩu có điều kiện theo NĐ số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ, là đối tượng được xin phép kinh doanh và được nhập khẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng được ký kết bằng văn bản theo phương thức truyền thống, có đóng dấu và chữ ký của đại diện hai bên Nhìn chung, hợp đồng được trình bày tương đối đầy đủ và phù hợp Các mục được chia rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho hai bên Ngôn ngữ trong hợp đồng là tiếng Anh.

Về nội dung hợp đồng, Điều 398 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 không quy định các điều khoản bắt buộc mà chỉ quy định về những điều khoản có thể có trong hợp đồng Theo khoản 1 điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

Hợp đồng mua bán giữa Công ty cổ phần Nhà An Toàn nhập khẩu từ Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu gồm các điều khoản:

1 Điều khoản tên hàng, số lượng và chất lượng

2 Điều khoản về giá cả

4 Điều khoản về bao bì và ký mã hiệu

7 Điều khoản bất khả kháng

Đánh giá và nhận xét về các điều khoản hợp đồng giữa Công ty cổ phần Nhà An Toàn và Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu

1.3.1 Điều khoản tên hàng, số lượng, chất lượng a) Cơ sở lý thuyết

 Cơ sở lý thuyết điều khoản tên hàng

Tên hàng là điều khoản quan trọng của mỗi đơn hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi Vì vậy người ta luôn tìm mọi cách diễn đạt thật chính xác, rõ ràng tên hàng trong hợp đồng Trong thương mại quốc tế, người ta thường dùng những cách sau đây để biểu đạt tên hàng:

 Tên thương mại của hàng hóa kèm theo tên thông thường và tên khoa học

 Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó

 Tên hàng kèm theo nhà sản xuất ra hàng đó

 Tên hàng kèm theo nhãn hiệu

 Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó

 Tên hàng kèm theo công cụ của hàng hóa đó

 Tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng đó trong danh mục của Bảng phân loại và mã hóa hàng hóa - HS (Harmonized system)

Ngoài ra, có khi người ta còn kết hợp hai hay nhiều phương pháp trên với nhau.

 Cơ sở lý thuyết điều khoản số lượng

Trong điều khoản này, các bên sẽ xác định rõ mặt hàng của hàng hóa được giao dịch Khi quy định điều khoản số lượng trong hợp đồng, các bên thường quan tâm đến các vấn đề: đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định khối lượng, các giấy tờ chứng minh.

Trên thị trường thế giới có 2 hệ thống đo lường quốc tế: hệ đo lường mét hệ và hệ đo lường Anh - Mỹ Khi quy định trong hợp đồng cần ghi rõ đơn vị tính theo hệ nào Mặt khác trong cùng một hệ đo lường, cùng một đơn vị đo lường nhưng khi mua bán các hàng hóa khác nhau cũng được đo lường khác nhau Đôi khi một đơn vị đo lường nhưng ở các nước khác nhau thì cũng được hiểu khác nhau.

Về phương pháp quy định số lượng, trong thực tiễn buôn bán quốc tế, người ta có thể quy định số lượng hàng hóa giao dịch bằng hai cách:

 Bên bán và bên mua quy định cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch:

Cách quy định đơn vị khối lượng thường được áp dụng cho mặt hàng đếm được theo đơn vị cái, chiếc hoặc khi mua bán các loại hàng hóa có thể dễ dàng cân đo đong đếm Tuy nhiên, quy định này sẽ gặp khó khăn với những mặt hàng có số lượng lớn hoặc khó xác định khối lượng chính xác.

 Bên bán và bên mua quy định phòng chừng về số lượng hàng hóa giao dịch:

Cách quy định số lượng phòng chừng cho phép các bên có thể giao nhận hàng trong một khoảng chênh lệch nhất định, khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai. Điều khoản số lượng quy định quy định theo cách này có thể được thể hiện trong hợp đồng bằng cách ghi chữ “khoảng chừng” (about), xấp xỉ (approximately), “hơn hoặc kém” (more or less), +/- (cộng/trừ) hoặc “từ…tấn mét đến …tấn mét”

Trong những trường hợp cần thiết, xuất phát từ bản chất tự nhiên của hàng hóa, người mua, người bán cũng có thể quy định một tỷ lệ miễn trừ

Về phương pháp xác định khối lượng, khi mua bán, người mua và người bán phải thống nhất với nhau cách xác định khối lượng hàng hóa, những phương pháp thường dùng gầm khối lượng cả bì (gross weight), khối lượng tịnh (net weight), khối lượng thương mại (commercial weight) và khối lượng lý thuyết.

 Cơ sở lý thuyết điều khoản chất lượng Điều khoản chất lượng là điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Điều khoản này nói lên tính chính xác về mặt chất của hợp đồng, vì vậy cần được quy định cụ thể để tránh tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.

Trong hợp đồng, phẩm chất, chất lượng hàng có thể được quy định theo nhiều cách như dựa trên hàng mẫu, thẩm định trước khi nhận hàng hoặc dựa theo thuyết minh kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, dung trọng hàng hóa, chỉ tiêu đại khái.

Người bán đồng ý bán và Người mua đồng ý mua đơn hàng hóa có thông tin cụ thể như sau:

 Tên sản phẩm: Thiết bị chuyển mạch và dây cáp.

 Số lượng: o Đơn vị: chiếc o Phương pháp quy định số lượng: Phương pháp quy định chính xác, cụ thể số lượng hàng hóa

 Trong hợp đồng có quy định về điều khoản chất lượng như sau: o Chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc o Nhà sản xuất là Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu o 100% hàng mới, sản xuất năm

 Tên hàng hóa được biểu diễn bằng tên thương mại và chỉ đích danh mã số của hàng hóa Điều này giúp cho người mua xác định chính xác đối tượng hàng hóa cần mua bán, hạn chế tranh chấp trong giao dịch.

Hợp đồng nêu rõ tiêu chí chất lượng hàng hóa là hàng xuất khẩu xuất xứ từ Trung Quốc, có nghĩa là nơi sản xuất tại Trung Quốc và đơn vị xuất khẩu chính là đơn vị sản xuất mặt hàng Bên cạnh đó, hợp đồng cam kết hàng hóa 100% mới được sản xuất trong năm 2023.

Tuy nhiên, hợp đồng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Đối với Thiết bị chuyển mạch và Dây cáp, hợp đồng cần bổ sung các thông số kỹ thuật về mặt chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận quốc tế đạt được Đây là các yếu tố quan trọng đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng như đã thỏa thuận.

1.3.2 Điều khoản giá cả a) Cơ sở lý thuyết

Giá cả trong mua bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu, hoặc của một nước thứ ba Tùy từng trường hợp cụ thể, các bên liên quan sẽ thống nhất sử dụng loại tiền nào phù hợp nhất.

16 là tùy thuộc vào hàng hóa, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý đồ của một trong hai bên.

Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế khi ghi đồng tiền trong hợp đồng phải ghi đầy đủ tên nước và đồng tiền: USD, SGD, JPY,

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương thường bị thay đổi bởi nhiều yếu tố chi phối như quan hệ cung cầu, thời tiết thay đổi, biến động chính trị-xã hội, Khi quy định điều khoản giá cả người ta thường áp dụng các phương pháp sau:

Những điều khoản còn thiếu cần được bổ sung

Hai bên tham gia hợp đồng có thể đàm phán, thống nhất bổ sung các điều khoản bổ sung vào hợp đồng nhằm nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi rủi ro xảy ra, bao gồm:

1.4.1 Điều khoản khiếu nại: Điều khoản khiếu nại là điều khoản thể hiện việc người mua đưa ra các đề nghị, yêu sách đối với người bán do số lượng, chất lượng, bao bì hàng hóa giao không đúng như đã thỏa thuận hoặc người bán xuất trình chứng từ không phù hợp với tình hình thực tế giao hàng, hoặc người bán giao hàng chậm.

Trong hợp đồng ngoại thương, các bên quy định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến khiếu nại, phương pháp giải quyết khiếu nại. Điều khoản khiếu nại cần được bổ sung với các quy định cụ thể, quy định rõ trong hợp đồng: thủ tục khiếu nại, thời hạn khiếu nại/phản hồi khiếu nại, thời gian được quyền tiến hành khiếu nại, nội dung được khiếu nại, biện pháp khắc phục những vấn đề khiếu nại

1.4.2 Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong Điều 302 đến Điều 307 và Điều 316

Luật Thương mại Việt Nam 2005 trong các trường hợp:

 Có thiệt hại xảy ra và thiệt hại được định lượng.

 Bên chịu thiệt hại có chứng từ chứng minh thiệt hại của mình

 Bên chịu thiệt hại chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với việc bồi thường.

 Có thể áp dụng cùng lúc với chế tài phạt. Áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng (Điều 301 Luật Thương mại Việt Nam

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Chế tài hủy hợp đồng

Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn dẫn đến hủy bỏ hợp đồng, doanh nghiệp cần xem xét các trường hợp:

 Khi sản phẩm không được giao đúng hẹn.

 Khi bên bán không đủ điều kiện thực hiện hợp đồng và bên mua đồng ý.

 Nếu bên mua vi phạm các điều khoản đã cam kết mà dẫn đến thiệt hại cho bên bán thì bên bán có quyền yêu cầu đòi bồi thường và bên mua phải chấp nhận.

 Nếu hủy hợp đồng do bên bên bán thì bên bán phải hoàn lại tiền cho bên mua.

Viết lại hợp đồng

No: HIKNHA0623-05 Date: 30 th June 2023

This contract is made between:

THE SELLER: HANGZHOU HIKVISION TECHNOLOGY CO., LTD

Address: 700 DONGLIU ROAD, BINJIANG AREA, HANGZHOU, ZHEJIANG, CHINA

Represented by: Ms Stella Zhang, Sales Manager

THE BUYER: SECURE HOUSE JOINT STOCK COMPANY (NHA AN

Address: 5TH FLOOR, 97-99 LANG HA BUILDING, LANG HA WARD, DONG

Represented by: Mr Bui Nguyen Tat Thanh, Vice General Director

The undersigned buyers and sellers have agreed to close the following transactions according to the terms and conditions stipulated below:

Marks & Quantities and Quantity Unit Price Amount Nos Descriptions

TOTAL: SAY EUR FIFTY-THREE THOUSAND, FIVE HUNDRED AND FORTY-ONE ONLY

Note: As part of the Seller's strategy of maintaining and expanding its market share in Vietnam, the Seller offers competitive prices to the Buyer in the Vietnam market.

1.4 Manufacturer: Hangzhou Hikvision Technology Co., Ltd.

 DS-3E0310P-E/M Switch (8 x10/100Mbps PoE ports, 2 xGigabit RJ45 ports).

 Switch DS-3E1318P-EI/M (16 x10/100 Mbps PoE port,1 xGigabit combo,1 Gigabit RJ45 ports)

 Switch DS-3E1326P-EI/M (24 x10/100 Mbps PoE port,1x Gigabit combo,1 Gigabit RJ45 port) (Not available for recording and broadcasting)

 Cable without U/UTP CAT6 connector, model: DS-1LN6-UE-W, 4 pairs, PVC sheathed, 305m/roll, not for telecommunications, voltage 80V.

 Cable without U/UTP CAT5E connector, model: DS-1LN5E-E/E, 4 pairs, PVC sheath, 305m/roll, not for telecommunications, voltage 80V.

 Cable without U/UTP CAT6 connector, model: DS-1LN6-UU, 4 pairs, PVC sheath, 305m/roll, not for telecommunications, voltage 80V.

 Cable without U/UTP CAT5E connector, model: DS-1LN5E-S, 4 pairs, PVC sheath, 305m/roll, not for telecommunications, voltage 80V.

(In words: SAY EUR FIFTY-THREE THOUSAND, FIVE HUNDRED AND

The contract Prices quoted are expressed in EURO (EUR or € ) currency of account, invoicing and payment and are firm during the performance of the Contract in compliance with the Delivery Time.

The Contract Price shall be understood FOB SHANGHAI, according to INCOTERMS

2020 including later alterations publication of the International Chamber of Commerce.The price includes packaging costs and loading costs at the port of departure

Any taxes, bank charges, duties, customs charges, including all clearing and handling charges or any local charges whatsoever which may be claimed, charged, deducted, collected or retained in the country of destination shall be paid by The Buyer.

Any taxes, bank charges, duties, or any local charges whatsoever which may be claimed, charged, deducted, collected or retained in the country of loading shipment shall be paid by The Seller.

1 Time of delivery: The goods shall be delivered within (10) calendar days upon the signature of this contract.

Except in case of force majeure detailed in Article 7, the parties shall comply with the delivery of goods as follows:

 If the Seller is unable to deliver the goods to the named warehouse of the Buyer designated freight forwarder within ten (10) calendar days upon the signature of this contract, The Seller will be responsible for the cancellation fee of booking space of vessel or airline.

 If The Buyer is unable to arrange space of vessel or airline for the shipment within ten (10) calendar days upon the signature of this contract, the Seller reserves the rights to extend the production time, downwardly adjust orders’ priority, and cancel the existing order unilaterally.

2 Port of loading: Shanghai, China

3 Port of unloading: HAI PHONG, Vietnam

1 The Seller shall send out to the Buyer the shipping documents by fax or email right after shipment and send the following shipping documents by express courier services within three (03) days after time of departure of shipment The shipping documents shall consist of the following documents: a 02 original of the Supplier’s invoice showing Goods’ description, quantity, unit price, and total amount; b 02 original of the packing list identifying contents of each package; c 01 original of form E Certificate of origin d 01 original and 02 copy of Certificate of origin e 04 original of Certificate of quantity and quality f 01 original of the signed Sale contract g Seri number list sent by email

2 Stale shipping documents are not acceptable All charges caused by stale documents (such as warehouse's fees at airport and other relevant fees) are born by the responsible party.

 Notice before delivery: within 4 days from the date the contract is signed, the seller sends a notice to the buyer confirming the status of the goods ready for delivery.

 Within 2 days of receiving the above notice, the buyer must send notice to the seller about the means of transport designated for delivery (ship name, ship number )

 Notification after delivery: within 48 hours from the time the goods are delivered to the ship, the seller sends a notification to the buyer about the status of the delivered goods (name and number of the ship being delivered, shipping number) bill of lading and quantity of goods on the bill of lading, estimated arrival date )

Packing: The goods shall be properly packed according to the Seaworthy (or

Marking: The contents of packing concept shall be shown exactly as the actual goods information

On the goods box and on the carton, the corresponding serial number must be clearly displayed by Seller

Any loss or damage of the goods due to the seller's failure to not comply with international shipping standards will be fully charged to the Seller.

Total contract value is EUR 53,541.00 The exchange rate is the bank's rate at the time of payment All payments shall be made in EURO (EUR or €) through Telegraphic Transfer Remittance (TTR) In details as follow:

BENEFICIARY BANK INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF CHINA

BANK ADDRESS 150 ZHONGHE ZHONG ROAD, HANGZHOU,

BENEFICIARY NAME HANGZHOU HIKVISION TECHNOLOGY CO.,LTD

The total value of this sales contract shall be paid within 120 days (by sea service) and

90 days (by air service) as from the date when Seller delivers the goods to the forwarder of Buyer

All bank charges in Vietnam will be taken into the Buyer’s account and into theSeller’s account for charges outside Vietnam.

Each Party of this contract will keep all technical, commercial, financial and other information strictly confidential.

Period of Goods Warranty shall be 24 months warranty from the date of acceptance of the Goods.

Under this warranty, The Seller undertakes to provide Network or Telephone support services for the contracted goods within 7 days of The Buyer’s notice.

In the period of warranty, For Defective parts due to manufacturing errors, The buyer should send the seller detailed information and images of defective parts so that the seller could check and provide support through online But if support through online does not help to solve this problem, the repaired parts will be sent along with the buyer’s new order.

All the support and repair for the warranty from the Seller are free of charge

Force majeure events beyond the Seller's control, such as natural disasters, wars, labor disputes, trade restrictions, government regulations, epidemics, and others unforeseeable and unavoidable, entitle the Seller to extend the delivery period accordingly.

In case of Force Majeure, both parties shall notify each other with full particulars in writing of the events of Force Majeure and possible consequence for performance of the contract within 48 days after the begin of occurrence thereof.

When Force Majeure circumstances exist, both sides shall immediately inform each other of all information concerning the force majeure in writing, with each certificate of such circumstances issued by competent authority.

The performance of obligations shall be resumed as soon as practical after each event has come to an end.

The Sellers shall not be held liable for failure or delay in delivery of the entire of lot or a portion of the goods under this Sales Contract on consequence of any Force Majeure incidents.

All disputes in connection with this Contract or the execution thereof shall be settled by negotiation between two parties.

If no settlement can be reached, the case in dispute shall then be submitted for arbitration in the country of the plaintiff in accordance with the arbitration regulations of the arbitration organization of the plaintiff country The decision made by the arbitration organization shall be taken as final and binding upon both parties The arbitration expenses shall be borne by the losing party unless otherwise awarded by the arbitration organization.

The language for the arbitration shall be English.

-Within 14 working days after the Notice of Arrival date, the Buyer shall give all their ideas and complaints to the Seller in writing; Otherwise, any claimation from Buyer on quality and quantity is out of validity.

PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

Hóa đơn thương mại

2.1.1 Cơ sở lý thuyết a) Khái niệm

Hóa đơn thương mại đóng vai trò quan trọng trong quá trình thanh toán, lưu giữ sổ sách và đối chiếu với các chứng từ khác Chúng được bên bán lập và cung cấp cho bên mua, ghi nhận các thông tin chi tiết về giao dịch bán hàng, dịch vụ, cũng như số tiền cần thanh toán Ngoài ra, hóa đơn thương mại còn là cơ sở để xác định các loại chi phí liên quan như bảo hiểm, thuế.

 Hóa đơn thương mại phải nêu được đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.

 Hóa đơn thương mại là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán Trong trường hợp bộ chứng không có hối phiếu kèm theo, hóa đơn thương mại có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.

 Hóa đơn thương mại có tính chất pháp lý và tài chính quan trọng Nó được coi là bằng chứng về việc đã thực hiện giao dịch và thể hiện cam kết giữa hai bên. Hóa đơn thương mại cũng được sử dụng để chứng minh quyền lợi trong việc đòi nợ, kiện tụng và quản lý thuế.

 Hoá đơn thương mại không phải là chứng từ được sử dụng để sở hữu hàng hoá. Trừ khi nó có thêm chứng từ đính kèm theo chứng minh được việc thanh toán hàng hoá của người mua.

 Hóa đơn có thể được lập thành làm nhiều bản để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, tính thuế hải quan c) Nội dung

Mỗi hóa đơn thương mại đều có các điều khoản khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu mà bên bán hàng đề ra Tuy vậy, tất cả đều có các nội dung chính như sau:

 Thông tin bên bán: Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, quốc gia sở tại, email, số điện thoại, fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người xuất khẩu.

 Thông tin bên mua: Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, quốc gia sở tại, email, số điện thoại, fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu.

 Số hóa đơn: Là tên viết tắt chuẩn và đảm bảo hợp lệ do phía xuất khẩu quy định Ghi số của hoá đơn theo thông lệ lưu chứng từ của công ty.

 Ngày lập hóa đơn thương mại: Hóa đơn sẽ được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn – Bill of Lading tức ngày giao hàng cho đơn vị vận chuyển) để cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu Phải trước hoặc bằng với ngày ký B/L Trường hợp thanh toán trả trước, ngày hoá đơn có thể trước ngày giao hàng.

 Phương thức thanh toán: Được hai bên cùng thống nhất trong điều kiện giao dịch Trong đó, phương thức được sử dụng phổ biến nhất là T/T (điện chuyển tiền – người mua chuyển tiền thẳng vào tài khoản người bán) Sau đó là tới phương thức L/C là thanh toán tín dụng bằng chứng từ Ngoài ra, 2 hình thức thanh toán D/A và D/P cũng được sử dụng cho thanh toán nhờ thu chứng từ.

Thông tin hàng hóa bao gồm các nội dung chi tiết như: tên gọi cụ thể của loại hàng hóa, trọng lượng tổng, thể tích khối, số lượng kiện hàng được đếm theo đơn vị bao, chiếc, cái, thùng Ngoài ra, thông tin hàng hóa còn cung cấp đơn giá từng loại hàng, tổng giá trị hợp đồng, quy cách đóng gói và ký hiệu mã riêng biệt Những thông tin này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định rõ ràng loại hàng hóa, số lượng, giá cả và các đặc điểm liên quan, giúp cho quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi và chính xác.

 Quốc gia xuất xứ hàng hóa: Được sử dụng với mục đích truy xuất nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó từ quốc gia nào.

 Tổng tiền (Amount): Là tổng trị giá của hóa đơn hàng hóa xuất khẩu, thường số tiền được ghi bằng cả số và chữ, với mệnh giá thanh toán bằng đồng tiền chung của cả hai bên.

 Loại tiền: Loại tiền tệ dùng để thanh toán được hai bên thống nhất sử dụng trong

 giao dịch. Điều kiện Incoterms: Được ghi cùng với địa điểm cụ thể của bên xuất khẩu.

Các chi phí liên quan sẽ được ghi rõ từng khoản (nếu có), bao gồm cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí container, chi phí đóng gói và tất cả các loại chi phí, phí tổn khác chưa nằm trong các khoản kể trên.

 Một số thông tin thường gặp khác: POL - cảng xếp hàng/ POD - cảng dỡ hàng, tên tàu/số chuyến, hay các giảm giá, chiết khấu, ghi kèm theo.

 Thông tin bên bán: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu (kèm địa chỉ, số điện thoại và fax)

 Thông tin bên mua: Công ty cổ phần Nhà An Toàn (kèm địa chỉ, số điện thoại và fax)

Ngày ký hợp đồng: 30/6/2023 Đơn vị thanh toán: Đồng euro (€)

Thông tin hàng hóa về tên hàng, đơn giá, tổng giá trị thể hiện qua bảng sau:

 Tổng giá trị hàng hóa: €53,541.00

 Cảng bốc hàng: Thượng Hải, Trung Quốc

 Cảng dỡ hàng: Hải Phòng, Việt Nam

 Điều khoản thanh toán: TTR

 Điều khoản giao hàng: FOB Cảng Thượng Hải, Trung Quốc

 Nguồn gốc hàng hóa: Trung Quốc

 Nhà sản xuất hàng hóa: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu

 Khối lượng: 6.964.370KG/24.801 mét khối/339 thùng đựng hàng

 Chữ ký và dấu của bên bán: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu

Phiếu đóng gói hàng hóa

2.2.1 Cơ sở lý thuyết a) Khái niệm

Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) là một tài liệu được sử dụng trong thương mại quốc tế Đây là yếu tố quan trọng để hoàn tất bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp, được sử dụng để mô tả chi tiết về lô hàng gồm loại hàng hóa, quy cách đóng gói, số lượng kiện hàng thực tế, trọng lượng, khối lượng, thể tích của hàng hóa, Phiếu đóng gói cho biết người bán đã bán những gì cho người mua để qua đó, người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại với hóa đơn đã đặt xem có trùng khớp hay không Một số cách gọi khác của phiếu đóng gói hàng hóa thường gặp trong xuất nhập khẩu là: bảng kê hàng hoá, phiếu chi tiết hàng hoá, chứng từ hàng hóa, phiếu gửi hàng, b) Đặc điểm

Phiếu đóng gói hàng hóa sẽ cung cấp các thông tin sau:

 Kê khai danh mục hàng hóa trong lô hàng đang được vận chuyển, cung cấp thông tin về trọng lượng, số lượng, quy cách đóng gói và kích thước của hàng hóa.

 Thời gian dự kiến dỡ hàng, số lượng hàng có thể dỡ trong 1 ngày Điều này giúp cho người mua bố trí nhân lực xuống hàng và chuẩn bị kho bãi phù hợp.

 Tìm được sản phẩm đó nằm trong kiện nào, bao nào, pallet nào Nếu sản phẩm đó bị lỗi, chúng ta có thể khiếu nại nhà sản xuất và với những thông tin trên, họ có thể truy lại được ca sản xuất, số máy, người phụ trách và kiểm tra lỗi cho chúng ta.

 Với những thông tin mà phiếu đóng gói cung cấp, nó giữ những vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa Cụ thể:

 Là căn cứ hướng dẫn cho người nhận/người mua khi kiểm tra sản phẩm trong lô hàng mà họ nhận được.

 Là tài liệu chứng minh cho Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, trong trường hợp lô hàng bị coi là độc hại hoặc nguy hiểm.

 Mang tính chất như một tài liệu hỗ trợ cho việc hoàn trả theo thư tín dụng (L/C)

 Dùng để để khai báo cho hãng vận chuyển trong quá trình phát hành vận đơn.

 Chứng từ hỗ trợ thanh toán, nhưng hàng hóa phải phù hợp với những gì mô tả trên P/L (Packing list).

 Chứng từ bắt buộc phải có để thông quan trong ngành xuất nhập khẩu.

 Chứng từ xác nhận người mua có thể kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng.

 Chứng từ để hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm khi xảy mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa. c) Phân loại

Phiếu đóng gói hàng hóa được phân ra nhiều loại, mỗi loại được ứng dụng trong một ngành cụ thể với ý nghĩa và nội dung khác nhau Cụ thể:

 Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list): Trên chứng từ thể hiện thông tin về người bán, người mua, cảng đến, cảng đi và thông tin chi tiết về hàng hóa, số lượng, khối lượng, số kiện hàng, Mẫu phiếu này được dùng để người mua và người bán trực tiếp giao dịch với nhau Người mua dựa vào thông tin này để kiểm tra, biết người bán có giao thiếu hàng hay không Nếu có vấn đề phát sinh có thể truy xuất được nguyên nhân xuất phát từ giai đoạn nào.

Phiếu đóng gói tập trung (Neutral packing list) thể hiện chi tiết thông tin về lô hàng nhưng không hoặc rất ít tên người bán/người xuất khẩu Phiếu này thường được sử dụng trong các giao dịch tại nơi tập kết hàng hóa trước khi chuyển tiếp đến địa điểm cuối cùng.

 Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng (Packing and weight list): Là loại phiếu có đầy đủ thông tin nhất về kiện hàng và loại hàng hóa Loại phiếu này bao gồm danh sách đóng gói và bảng kê trọng lượng của hàng hóa Đặc biệt, nó giúp cho người mua và người bán dễ dàng quản lý được tình trạng hàng hóa. d) Nội dung

Trên thực tế, một phiếu đóng gói hàng hoá đúng quy chuẩn sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:

 Thông tin bên bán: Logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty,

 Thông tin bên mua: Logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty,

 Số hoá đơn và ngày lập hoá đơn, ngày đóng gói.

 Port of Loading: Cảng bốc hàng

 Port of Destination: Cảng đến

 Vessel Namel: Số chuyến và tên tàu vận chuyển

 ETD (Estimated Time Delivery): Ngày dự kiến tàu khởi hành

 Product (Mô tả hàng hóa): Tên hàng, ký hiệu, mã hiệu sản phẩm…

 Quantity: Số lượng hàng theo mỗi đơn vị

 Packing: Số lượng kiện, thùng và hộp đóng gói

 NWT (Net weight): Trọng lượng tịnh của hàng

 GWT (Gross weight): Trọng lượng tổng kiện hàng (tính cả thùng, hộp, dây buộc…)

 Xác nhận của bên xuất khẩu: Ký rõ ràng và đóng dấu.

 Thông tin bên bán: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu (kèm địa chỉ, số điện thoại và fax)

 Các thông tin mô tả hàng hóa: o Tên hàng hóa o Tổng cộng: 1090 pcs đóng gói trong 339 thùng chứa o Trọng lượng cả bì: 6964.37 kgs o Trọng lượng tịnh: 6625.37 kgs o Thể tích: 24.801 cbm

 Chữ ký và dấu của bên bán: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu

Vận đơn đường biển

2.3.1 Cơ sở lý thuyết a) Khái niệm:

Vận đơn đường biển (Bill of Lading), viết tắt là B/L, là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở lập, ký và cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng đã được nhận để vận chuyển đến nơi trả hàng Chứng từ này được coi là bằng chứng về giao dịch hàng hóa, xác nhận hợp đồng chuyên chở. b) Chức năng của vận đơn:

Vận đơn bao gồm ba chức năng chính:

Thứ nhất, đây là biên lai của người vận tải (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu) xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở Đây là chức năng sơ khai của vận đơn Người vận tải sẽ chỉ giao hàng cho người xuất trình B/L hợp lệ mà họ đã ký phát tại cảng xếp hàng Đó là lý do B/L quan trọng và được đính kèm trong bộ chứng từ của các giao dịch ngoại thương.

Thứ hai, B/L là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung, điều khoản của hợp đồng B/L xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, đặc biệt là giữa người vận tải và người nhận hàng.

Thứ ba, là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay Vận đơn cho phép cầm giữ vận đơn có quyền sở hữu đối với hàng hóa Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

2.3.2 Phân tích vận đơn đường biển

 Tiêu đề của vận đơn: OCEAN - BILL OF LADING

 Bên phát hành vận đơn: Là hãng tàu hoặc là forwarder. Ởtrong vận đơn này, người phát hành vận đơn là forwarder: Công ty TNHH Giao nhận vận tải Johan.

 Số Booking: Là số của Booking đặt chỗ trên tàu Một số vận đơn có thể không có mục này Và với vận đơn này không có số booking.

 Số của B/L: HANF23060339-1 Số của B/L là do hãng tàu đặt.

 Thông tin của người gửi hàng (Shipper):

Là người gửi hàng cho hãng tàu để hãng tàu chở hàng Người giao hàng thường là người xuất khẩu hoặc có giấy phép xuất khẩu Thông tin gồm đầy đủ 4 nội dung: tên công ty; địa chỉ, số điện thoại, số fax Và người gửi hàng trong vận đơn này là: o Tên công ty: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu o Địa chỉ: 700 Đông Lưu, Quận Tân Cương, Thành phố Hàng Châu, Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. o Tel: 0086-571-88075998 o Fax: 0086-571-88075998

 Thông tin của người nhận hàng (Consignee):

Vận đơn chia thành 3 loại vận đơn gồm: vận đơn đích danh, vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh Với vận đơn theo lệnh thì ô này sẽ ghi “To order”, nếu là vận đơn vô danh thì trên đó tên người nhận hàng bị bỏ trống Còn đối với vận đơn đích danh như B/L này, ô này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng Thông tin của người nhận hàng trong B/L này là: o Tên công ty: Công ty cổ phần Nhà An Toàn o Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa,

 Bên được thông báo (Notify party):

Bên nhận thông báo (N) là bên mà hãng tàu sẽ gửi thông báo đến khi hàng đến cảng đích Trong trường hợp này, bên được thông báo là Công ty cổ phần Nhà An Toàn.

Là tàu vận chuyển lô hàng này trên biển, ghi tên tàu và số hiệu chuyến tàu.

Tên tàu vận chuyển hàng là TIGER BINTULU và có số hiệu: 2314S

 Nơi nhận hàng (Place of receipt):

Thường là địa chỉ của người xuất khẩu Tuy nhiên, trong B/L này, ô này bị bỏ trống.

 Cảng bốc hàng (Port of Loading - POL): Cảng Thượng Hải, Trung Quốc.

 Cảng dỡ hàng (Port of Discharge - POD): Cảng Hải Phòng, Việt Nam.

 Nơi giao hàng (Place of Delivery): Cảng Hải Phòng, Việt Nam.

 Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers): Không có mã ký hiệu

 Số lượng và loại kiện hàng (Quantity and kind of Packages): 339 thùng carton gồm: Thiết bị chuyển mạch (HS 8517) và dây cáp (HS 8544)

 Mô tả hàng hóa (Description of Goods): 1 phần của 1 cont 40HC từ cảng xuất tới cảng nhập

 Trọng lượng tổng (Gross Weight): 6964.37 KGS

 Tổng thể tích (Measurement): 24.801CBM

 Cước và phụ phí (Freight and charges): cước phí trả trước (Freight collect)

 Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original): 0

 Nơi phát hành vận đơn (Place of issue): Thượng Hải, Trung Quốc.

 Ngày phát hành vận đơn (Date of issue): 07/07/2023

 Ngày xếp hàng lên tàu (Date laden on board the vessel): 07/07/2023 Ngày xếp hàng lên tàu không chắc chắn phải là ngày tàu rời đi.

Tờ khai hải quan

2.4.1 Cơ sở lý thuyết a) Khái niệm:

Tờ khai hải quan là văn bản mà chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. b) Phân loại tờ khai hải quan:

Quy trình khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu gồm có 2 bước :

Bước 1: Người khai hải quan trực tiếp thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan, xuất trình thực tế hàng hóa, bao gồm cả bộ chứng từ khai báo hải quan cho cơ quan hải quan.

Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ kê khai hải quan để quyết định thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu giấy tờ, cơ quan hải quan sẽ thông báo cho doanh nghiệp để hoàn thiện và bổ sung.

Khai báo hải quan điện tử là việc các doanh nghiệp thực hiện kê khai, khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu bằng một phần mềm kê khai hải quan Phần mềm này sẽ liên kết với cơ quan hải quan để cập nhật dữ liệu tờ khai hải quan và tiến hành gửi lên cơ quan thông qua môi trường Internet Kết quả trả về mà các doanh nghiệp nhận được cũng thông qua môi trường này. Đây là một trong những giải pháp hữu ích, thuận tiện nhất, giảm thiểu thời gian cho các doanh nghiệp và cho cả cơ quan hải quan trong việc tiến hành kê khai hải quan Kê khai hải quan qua hình thức điện tử đem lại sự thuận lợi hơn hẳn so với việc kê khai trực tiếp.

Kể từ tháng 8/2017 cơ quan hải quan đã triển khai sử dụng phần mềm VNACCS để thực hiện thủ tục hải quan, tờ khai được sử dụng theo mẫu mới (mẫu: hq/2015/nk). c) Phân luồng tờ khai hải quan:

 Luồng xanh: Các doanh nghiệp đều mong muốn được vào tờ khai luồng xanh.

Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

 Luồng vàng: Hải quan kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định.

 Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ cà tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với cá mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.

Kiểm tra thực tế được thực hiện trên không quá 5% lô hàng xuất nhập khẩu, nhằm xác định mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của người khai báo Nếu không phát hiện hành vi vi phạm, quá trình kiểm tra sẽ kết thúc Ngược lại, nếu phát hiện sai phạm, cơ quan hải quan sẽ tiếp tục kiểm tra sâu hơn để xác định mức độ vi phạm của người khai báo.

Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: Hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra.

Kiểm tra toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

Trong tờ khai hải quan điện tử của bộ chứng từ này, tờ khai hải quan bao gồm 9 trang Trong đó, tất cả các trang đều có kết cấu phần nội dung trên cùng giống nhau, nội dung gồm:

 Số tờ khai đầu tiên: 0557560172

 Mã phân loại kiểm tra: 2 (Phân luồng vàng)

 Mã loại hình: A11 2[4] (Hàng hoá nhập kinh doanh tiêu dùng, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập.

2 là mã hiệu phương thức vận tải đường biển)

 Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai (Mã HS): 8544

 Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (DNVBHNHN)

 Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00

 Ngày đăng ký: 12/07/2023 9:55:19 a Trang số 1: Thông tin chung về người nhập khẩu và xuất khẩu, cảng đi và đến, số tiền thuế phải nộp, trị giá lô hàng.

 Người nhập khẩu: o Mã: 0101295222 o Tên: Công ty Cổ phần Nhà An Toàn o Mã bưu chính: (+84)43 o Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. o Số điện thoại: 0437623200

 Người xuất khẩu: o Tên: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu o Địa chỉ: 700 Đông Lưu, Quận Tân Cương, Thành phố Hàng Châu, Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. o Mã nước: CN

 Thông tin cụ thể: o Số vận đơn: 070723HANF23060339-1 o Địa điểm lưu kho: 03EES01 CANG DINH VU o Địa điểm dỡ hàng: Cảng Đình Vũ, Hải Phòng, Việt Nam o Địa điểm xếp hàng: Cảng Thượng Hải, Trung Quốc o Phương tiện vận chuyển: 9999 TIGER BINTULU 2314S o Ngày hàng đến: 12/07/2023 o Số lượng: 339 thùng o Tổng trọng lượng hàng (Gross): 6.964,37 KGM o Số lượng container: 1

 Thông tin hoá đơn: o Số hoá đơn: A - A2301460081 o Ngày phát hành: 30/06/2023 o Phương thức thanh toán: KC (Thanh toán tiền mặt) o Tổng trị giá hóa đơn: A - FOB - EUR - 53.541 o Tổng trị giá tính thuế: 1.356.693.067,04 o Tổng hệ số phân bổ trị giá: 53.541

 Giấy phép nhập khẩu: o Phí vận chuyển: A - VND - 90.678 o Phí bảo hiểm: A - VND - 1.402.580 o Chi tiết khai trị giá: 07072023#PTTT: TTR Hàng đóng chung container với tài khoản số: 105575577920 (A11)

 Tên sắc thuế - Tổng tiền thuế:

Tờ khai hải quan thể hiện tổng giá trị hàng hóa phải tính thuế GTGT là 135.669.307 đồng Tổng tiền thuế phải nộp tương ứng là 135.669.307 đồng Tờ khai cũng ghi rõ tỷ giá tính thuế là 25.311,44 Euro Thông tin người nộp thuế là 1 Phân loại nộp thuế thuộc loại A, tức không thực hiện chuyển khoản Trang 2 của tờ khai chứa thông tin về các giấy phép liên quan, chứng từ, thông tin kèm theo, và ngày thông quan hàng hóa.

 Phần ghi chú: Hop Dong: HIKNHA0623-05 (30/06/2023) va CO FORM E:E236858101950938(08/07/2023)

 Số quản lý người sử dụng: 000037

 Mục thông báo của Hải quan: o Ngày cấp phép: 14/07/2023 09:08:22 (Thời gian duyệt thông quan) o Ngày hoàn thành kiểm tra: 13/07/2023 16:10:13

Chứng nhận chất lượng - số lượng

Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality) là chứng từ xác định phẩm chất hàng khi giao hàng và chứng minh hàng có các phẩm chất phù hợp với các quy định trong hợp đồng; có vai trò chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố, số lượng hàng hóa giao đúng theo hợp đồng đã ký kết; thể hiện cam kết của người bán với người mua về chất lượng và số lượng hàng hóa Bên cạnh đó, giúp cho khách hàng có niềm tin vào chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, hàng hóa đó.

Giấy chứng nhận chất lượng là chứng từ do bên thứ 3 cấp, thường là công ty kiểm định độc lập có uy tín được người mua và người bán thỏa thuận chọn lựa trong hợp đồng. Tại Việt Nam, hiện có 2 cơ quan cấp Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm:

 Bộ công thương Việt Nam

 VCCI: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm thường được tiến hành làm khi:

 Việc kiểm định diễn ra lúc đóng hàng, sản xuất hàng học xuất nhập khẩu ở đâu

 Từ 2-3 ngày tuỳ hãng, tuỳ ngành, sẽ có giấy chứng nhận bản gốc.

Khi tiến hành làm C/Q, các nội dung về Seller, Buyer, Notify party, Cảng đi, cảng đến, tên tàu, số chuyến…ở phần đầu của chứng từ này phải được lập giống hệt như Invoice, P/L, B/L và các chứng từ khác Do vậy, người yêu cầu kiểm định phải chú ý cung cấp thông tin chính xác cho bên kiểm định, đồng thời phải kiểm tra cẩn thận thông tin nháp trước khi xác nhận bản gốc.

 Người gửi chứng nhận: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu (bên bán)

 Người nhận chứng nhận: Công ty Cổ phần Nhà An Toàn (bên mua)

 Hàng hóa được chứng nhận: tuân theo theo Hợp đồng HIKNHA0623-05, với mã số Hóa đơn thương mại: A2301460081

 Chất lượng: Còn mới, chưa qua sử dụng, có chất lượng hàng đầu

 Số lượng: Tuân theo những điều khoản trong hợp đồng đã ký với số lượng cụ thể theo bảng dưới:

Sản phẩm được đảm bảo tuân theo các điều khoản chất lượng và số lượng được nêu trong hợp đồng.

Chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) xác nhận nguồn gốc hàng hóa xuất xứ từ một lãnh thổ hay quốc gia cụ thể C/O tuân thủ nguyên tắc và quy chuẩn do nước xuất khẩu và nước nhập khẩu áp dụng trong quy tắc xuất xứ, đảm bảo tính hợp lệ của giấy tờ này.

Theo Điều 33 Luật Thương mại 2005, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ hàng hóa:

 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp sau đây: o Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác; o Theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 Chính phủ quy định chi tiết về quy tắc xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

 Chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước xuất-nhập khẩu.

 Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

Việc xác định xuất xứ giúp thu thập dữ liệu thống kê thương mại cho một quốc gia hoặc khu vực dễ dàng hơn, tạo cơ sở cho các cơ quan thương mại duy trì các hệ thống hạn ngạch.

Tại Việt Nam, Bộ Công Thương giữ vai trò là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ đã ủy quyền cho một số cơ quan và tổ chức cụ thể Mỗi đơn vị được giao nhiệm vụ cấp phép cho các loại C/O khác nhau, đảm bảo tính hiệu quả và chuyên môn hóa trong quá trình cấp giấy phép Việc phân công rõ ràng này góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và bảo đảm tính chính xác, tin cậy của các Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp.

 Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): cấp C/O form A, B…

 Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E,

 Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D,

Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng(ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.

 Tên nước phát hành: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

 Thông tin nhà xuất khẩu: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu; địa chỉ: 700 Đông Lưu, Quận Tân Cương, Thành phố Hàng Châu, Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

 Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu): Công ty Cổ phần Nhà An Toàn; địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 97-99 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.

 Tên phương tiện vận tải và tuyến đường: Từ Thượng Hải, Trung Quốc tới Hải Phòng, Việt Nam bằng đường biển.

 Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa: Thiết bị chuyển mạch và dây cáp được đựng trong 339 thùng carton, tổng 1090 chiếc Mã HS: 8525

 Số và ngày hóa đơn: A2301460081, 30/06/2023

 Tên nước xuất khẩu (China), địa điểm (Hàng Châu) và ngày xin C/O

(30/07/2023), cùng dấu của công ty xin C/O.

 Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp C/O, địa điểm (Hàng Châu) và ngày cấp (30/07/2023) b) C/O form E

Là chứng từ xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ nước thành viên của hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).

 Thông tin nhà xuất khẩu: Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu; Địa chỉ: 700 Đông Lưu, Quận Tân Cương, Thành phố Hàng Châu, Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

 Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu): Công ty Cổ phần Nhà An Toàn; Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 97-99 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.

 Tên phương tiện vận tải và tuyến đường: o Ngày khởi hành: 07/07/2023 o Tên tàu, số chuyến/Tàu bay: Tiger Bintulu 2314S

 Tên cảng dỡ hàng: Hải Phòng, Việt Nam

 Tuyến đường và phương thức vận chuyển: Từ Thượng Hải, Trung Quốc tới

Hải Phòng, Việt Nam bằng đường biển.

 Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa (gồm cả lượng hàng và mã HS nước nhập khẩu): o 54 thùng cartons Switch – Thiết bị chuyển mạch (mã HS: 8517.62) o 285 thùng cartons Cable – Dây cáp (mã HS: 8544.49)

 Tiêu chí xuất xứ: PSR (Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BCT của Bộ Công thương)

 Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị

 Số và ngày hóa đơn: A2301460081, 30/06/2023

 Tên nước xuất khẩu: China, nhập khẩu: Vietnam, địa điểm (Hàng Châu) và ngày xin C/O form E (08/07/2023), cùng dấu của công ty xin C/O.

Xác nhận chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp C/O, địa điểm (Hàng Châu) và ngày cấp (08/07/2023).

QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Xin phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia, cho phép hàng hóa cụ thể được mang vào lãnh thổ của quốc gia đó Điều kiện để được cấp giấy phép nhập khẩu có thể khác nhau tùy theo quy định pháp luật và điều ước quốc tế của từng quốc gia Tại Việt Nam, Bộ Công thương là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hàng hóa đều cần phải có giấy phép nhập khẩu Việc yêu cầu giấy phép nhập khẩu phụ thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia và có thể thay đổi theo từng thời kỳ Nếu một loại hàng hóa cụ thể nằm trong diện bắt buộc phải xin phép nhập khẩu của quốc gia, đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải thực hiện thủ tục xin phép trước khi có thể thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Theo hợp đồng, thông tin hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

 Mã HS hàng hóa nhập khẩu: o Thiết bị chuyển mạch - Switch: 85176249 o Dây cáp mạng - Cable: 85444924

 Tình trạng hàng hóa: Mới 100%

Căn cứ pháp lý để làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (Switch):

Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013

Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Thông tư 05/2019/TT-BTTTT ngày 09/07/2019

Theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018, thiết bị chuyển mạch không có tính năng phát và nhận tín hiệu vô tuyến được xem là hàng hóa nhập khẩu thông thường, không cần xin phép nhập khẩu Vì thế, các thiết bị chuyển mạch trong lô hàng này không phải thực hiện thủ tục xin phép nhập khẩu.

Căn cứ pháp lý và quy định pháp luật để làm thủ tục nhập khẩu dây cáp mạng (Cable):

Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015

Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Theo những văn bản trên đây, cáp mạng cũng là một mặt hàng không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu Mặt hàng dây cáp trong lô hàng cũng không thuộc loại hàng hóa đã qua sử dụng, không cần phải xin giấy phép nhập khẩu mà chỉ cần hoàn thành các thủ tục hải quan ở cửa khẩu.

Thuê phương tiện vận tải

Việc thuê phương tiện vận tải căn cứ vào thỏa thuận về điều kiện giao hàng trong hợp đồng mua bán Theo hợp đồng mua bán giữa Công ty Cổ phần Nhà An Toàn và Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu, 2 bên thỏa thuận áp dụng quy tắc FOB (Incoterms 2020) Nghĩa vụ thuê tàu và các chi phí liên quan kể từ khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thuộc về người mua là Công ty Cổ phần Nhà An Toàn, theo dẫn chứng của quy tắc FOB (Incoterms 2020).

Công ty Cổ phần Nhà An Toàn thực hiện ký hợp đồng thuê tàu với Công ty Cổ phần Tiếp vận PL để vận chuyển hàng hóa tại cảng bốc hàng đã thỏa thuận là ThượngHải, Trung Quốc (Shanghai, China) đến cảng dỡ hàng quy định trong hợp đồng là HảiPhòng, Việt Nam (Haiphong, Vietnam) Theo nguyên tắc, sau khi thanh toán theo thỏa thuận thì Công ty Cổ phần Tiếp vận PL sẽ gửi xác nhận đặt chỗ (Booking Confirmation) cho Công ty Cổ phần Nhà An Toàn Đồng thời bên mua cũng sẽ báo thông tin book tàu đến cả bên bán là Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu qua email.

Trách nhiệm giao hàng của bên bán đến cảng Thượng Hải, Trung Quốc Sau đó, hàng hóa sẽ được bốc lên tàu Tiger Bintulu 2314S, với vận đơn được phát hành tại Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 07/07/2023.

Mua bảo hiểm

Theo quy tắc FOB (Incoterms 2020), cả bên mua là Công ty Cổ phần Nhà An Toàn và bên bán là Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu đều không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa Tuy nhiên, địa điểm chuyển giao rủi ro là tại trên tàu người mua chỉ định tại cảng bốc người bán sau khi hàng hóa đã được đặt, đã nhận On Board B/L, vì vậy bên mua vẫn có thể mua bảo hiểm cho chặng vận tải quốc tế từ cảng Thượng Hải, Trung Quốc đến cảng Hải Phòng, Việt Nam Để có thể mua bảo hiểm, bên bán là Công ty TNHH Công nghệ Hikvision Hàng Châu có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hóa cho bên mua.

Công ty Cổ phần Nhà An Toàn tức bên mua chọn Bảo hiểm Vietinbank làm đơn vị cấp bảo hiểm:

 Địa chỉ: Tầng F3, Tòa nhà 187 Nguyễn Lương Bằng, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội.

Ngày 07/07/2023 tại Hà Nội: Công ty Cổ phần Nhà An Toàn đã ký hợp đồng bảo hiểm loại A với Công ty Bảo hiểm Vietinbank Hà Nội:

 Người được bảo hiểm: Công ty Cổ phần Nhà An Toàn.

 Hàng hóa được bảo hiểm: Thiết bị chuyển mạch (SWITCH), Cáp (CABLE).

 Số tiền bảo hiểm: 1.558.442.063 VNĐ (58,895.1 EUR) (110% FOB).

 Điều kiện, điều khoản bảo hiểm: Điều khoản bảo hiểm hàng hóa (A) ban hành theo Quyết định số 2445/QĐ-VBI6 ngày 25/12/2017 của Bảo hiểm Vietinbank,bao gồm những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm.

Thông quan

Thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc, thủ tục này có hai mục đích cơ bản: Để Nhà nước tính và thu thuế và quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm Hàng hoá khi đi qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan.

Công ty Cổ phần Nhà An Toàn sử dụng dịch vụ thông quan hải quan và vận tải chuyên nghiệp của Công ty Cổ phần Tiếp vận PL Theo đó, Công ty Cổ phần Tiếp vận

PL tiến hành khai báo hải quan điện tử bằng phần mềm chuyên dụng, bao gồm cả nghiệp vụ IDA (đăng ký và thay đổi thông tin khai báo xuất khẩu) trước IDC (đăng ký tờ khai nhập khẩu) Hệ thống sẽ tự động tính toán số thuế, bao gồm cả phí hải quan, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức.

Các thông tin sau khi đã khai đầy đủ trên màn hình IDA sẽ được gửi đến hệ thống VNACCS để được tự động cấp số, xuất ra những chỉ tiêu liên quan tới thuế suất, tên tương ứng với những mã nhập vào Sau khi kiểm tra chính sách quản lý mặt hàng xuất/nhập khẩu và chính sách thuế, các mặt hàng đều có mức thuế GTGT 10%.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi

Thông tư 38/2015, quy định về Bộ Hồ sơ thông quan nhập khẩu mà bên mua phải chuẩn bị bao gồm:

 01 bản chính tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu.

 01 bản sao Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales Contract).

 01 bản sao Vận tải đơn (Bill of Lading).

 01 bản sao Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

 01 bản sao Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin).

Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, Công Ty Cổ phần Tiếp vận PL kê khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành Sau khi khai báo ở cửa khẩu, công ty đợi hàng hóa về đến cửa khẩu và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra.

Xuất trình hàng hóa nhập khẩu: Phải được sắp xếp theo trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát Chủ hàng phải chịu chi phí nhân công về mở đóng các kiện hàng Cơ quan hải quan sau đó kiểm tra hàng hóa để quyết định xem hàng hóa có được thông quan hay không Việc kiểm tra hồ sơ hàng hóa được tiến hành dựa trên cả 2 yếu tố: kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra hàng hóa thực tế.

Theo quy định Việt Nam hiện nay khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu được chia làm 3 mức (1), (2), (3) tương ứng với 3 luồng xanh - vàng - đỏ

 Mức (1) = luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

 Mức (2) = luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

 Mức (3) = luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Sau khi Công ty Cổ phần Nhà An Toàn khai báo hải quan, xuất trình hàng hóa, chiếu theo nội dung tờ khai hải quan cho thấy mã phân loại của công ty là 2, thuộc luồng vàng: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ hàng hóa, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, Công ty Cổ phần Tiếp vận PL đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu để đưa hàng hóa về cơ sở của Công ty Cổ phần Nhà An Toàn Việc thực hiện nộp thuế này đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về thuế nhập khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương quốc tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Nhận hàng

Hàng hóa được đóng trong container và Công ty Cổ phần Nhà An Toàn đã sử dụng dịch vụ thông quan hải quan và vận tải chuyên nghiệp từ Công ty Cổ phần Tiếp vận PL nên quy trình nhận hàng như sau:

Sau khi nhận được Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) từ Công ty Cổ phần Tiếp vận

PL, Công ty Cổ phần Nhà An Toàn sẽ chuẩn bị và mang theo:

Công ty Cổ phần Nhà An Toàn nộp các chứng từ nêu trên cho Công ty Cổ phần tiếp nhận PL, đóng các khoản phí theo yêu cầu rồi nhận lại Delivery order (D/O) và các biên lai thu tiền, biên lai GTGT Nhân viên kiểm tra đối chiếu nội dung D/O với vận đơn nhằm phát hiện sai sót nếu có, sau đó nhận container chứa hàng, kiểm tra trước khi dỡ hàng xuống, chuyển hàng về kho.

Tiến hành thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán

Hai bên thống nhất sử dụng phương thức thanh toán Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer) hay phương thức thanh toán T/T. Đây là phương thức thanh toán mà theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiền nhất định cho bên nhận qua hệ thống chuyển tiền điện tử (Swift/telex) dựa trên yêu cầu của bên thanh toán

Phương thức thanh toán này được chia làm 3 loại:

 Chuyển tiền trả trước (T/T in advance): Bên mua tiến hàng thanh toán cho bên bán một phần hoặc toàn bộ số tiền của đơn hàng trước khi bên bán giao hàng.

 Chuyển tiền trả sau (T/T after shipment): Bên mua thanh toán tiền cho bên bán trong một khoảng thời gian sau khi đã nhận được hàng và các chứng từ cần thiết.

 Chuyển tiền ngay (T/T at sight): Bên mua thanh toán ngay khi nhận được hàng và các chứng từ cần thiết.

Trong giao dịch này, hai công ty thống nhất lựa chọn hình thức chuyển tiền trả sau (T/

T after shipment) thông qua ngân hàng đại diện, tổng giá trị của hợp đồng được thanh trong vòng 120 ngày (dịch vụ đường biển) kể từ ngày Bên bán giao hàng cho người giao nhận của Bên mua.

 Đồng tiền thanh toán: EURO (EUR hoặc €)

 Ngân hàng thụ hưởng: INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF CHINA ZHEJIANG PROVINCIAL BRANCH

 Địa chỉ ngân hàng: 150 ZHONGHE ZHONG ROAD, HANGZHOU, ZHEJIANG,CHINA

 Tên người thụ hưởng: HANGZHOU HIKVISION TECHNOLOGY CO.,LTD

B1: Bên bán (Công ty TNHH Công nghệ Hikvision) giao hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đặt hàng hóa lên phương tiện vận tải do Bên mua (Công ty Cổ phần

Nhà An Toàn) chỉ định (Công ty cổ phần tiếp vận PL) và cung cấp bộ chứng từ hàng hóa đi kèm.

B2: Sau 120 ngày kể từ ngày giao hàng, Bên mua lập giấy yêu cầu chuyển tiền

(lệnh chuyển tiền) và gửi đến ngân hàng đại diện của mình đề nghị chuyển tiền cho Bên bán

Sau khi xác nhận tính hợp pháp của hồ sơ và khả năng thanh toán của bên mua, ngân hàng (B3) sẽ chuyển tiền cho bên thụ hưởng Tiếp theo, B3 sẽ ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài (ICBC) chuyển tiền cho bên bán và gửi giấy nợ Đồng thời, B3 cũng thông báo cho bên mua biết lệnh chuyển tiền của họ đã được thực hiện thành công.

B4: Ngân hàng đại lý (ICBC) xác nhận việc chuyển tiền và báo cáo lại cho Bên bán Sau khi chuyển tiền thành công, ngân hàng của Bên bán ghi có và báo có Bên bán Ngân hàng của Bên mua sau khi chuyển tiền, ghi nợ, báo nợ cho Bên mua.

Kiểm tra, giám định chất lượng, kiểm dịch, kiểm nghiệm

Theo Thông tư 04/2023/TT-BTTTT (Bộ Thông tin và Truyền thông), Mặt hàng Thiết bị chuyển mạch (Switch) trong lô hàng không thuộc danh mục quản lý phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng.

Mã Cable trong lô hàng không thuộc phạm vi quản lý của bộ nào nên không phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng.

Sau khi hàng đưa về lưu kho để kiểm tra, trước khi dỡ ra khỏi tàu phải kiểm tra niêm phong, kẹp chì của container Nếu phát hiện có tổn thất hoặc xếp đặt không đúng thì mời cơ quan giám định lập biên bản giám định dưới tàu Sau đó công ty có trách nhiệm mời công ty giám định đến giám định tổn thất (nếu có) để xác định số lượng, chất lượng hàng hóa tổn thất và nguyên nhân gây tổn thất.

Việc giám định cần phải có hợp đồng quy định, nộp các chứng từ phục vụ cho công tác giám định cũng như công ty Các công việc để mời công ty giám định bao gồm:

 Ký hợp đồng với công ty giám định.

 Nộp các chứng từ liên quan.

 Xuất trình hàng hóa để công ty giám định lấy mẫu kiểm tra.

 Trả phí dịch vụ giám định.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

3.8.1 Đối với người khiếu nại

Khi nhận hàng hoá và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu đạt yêu cầu thì coi như kết thúc việc tổ chức nhập khẩu hàng hoá Tuy nhiên nếu có những phát sinh về việc thiếu hàng, hàng bị hỏng hay hàng hoá cần thay thế trong thời gian bảo hành thì việc khiếu nại sẽ được tiến hành khi phát hiện ra sự việc Nghiệp vụ khiếu nại sẽ được thực hiện như sau:

 Bước 1: Xác minh và kiểm tra những phát sinh về hàng hoá.

 Bước 2: Giám định tổn thất và gửi hồ sơ khiếu nại đúng thời hạn khiếu nại.

 Bước 3: Hợp tác, thương thảo với bên bán để tìm giải pháp xử lý thích hợp.

 Bước 4: Ký xác nhận các thỏa ước, phụ lục hợp đồng và giám sát các giải pháp xử lý sự cố của bên bán.

 Bước 5 Thanh toán các chi phí phát sinh và thanh lý hợp đồng.

3.8.2 Đối với người bị khiếu nại

Khi bị khiếu nại, người xuất khẩu thực hiện các công việc sau:

 Nghiên cứu hồ sơ khiếu nại để xác định rõ lý do khiếu nại, mức độ thiệt hại, giá trị bị khiếu nại.

 Trả lời khiếu nại nhanh chóng, thận trọng, giải quyết có tình có lý.

Trong trường hợp giải quyết khiếu nại bằng con đường thương lượng không thành công thì tổ chức trọng tài của quốc gia nguyên đơn sẽ đứng ra giải quyết, người xuất khẩu cần:

 Nghiên cứu kĩ đơn kiện.

 Thuê luật sư, lựa chọn trọng tài: Tùy thuộc hợp đồng quy định lựa chọn trọng tài vụ việc hay trọng tài quy chế Nếu hợp đồng không quy định, hai bên thỏa thuận với nhau về tổ chức trọng tài hoặc cách thức chọn trọng tài.

 Chuẩn bị đầy đủ chứng cứ.

 Tạo mọi điều kiện để luật sư, trọng tài viên thu thập chứng cứ.

 Cử người tham gia tranh luận tại trọng tài, tòa án.

 Chấp hành nghiêm chỉnh phán quyết.

Quy định về trọng tài đã được ghi rõ trong hợp đồng:

Ngày đăng: 03/06/2024, 18:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w