1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾPHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÔNG TY KAMI INDUSTRY JOINT STOCK COMPANY VÀ CÔNG TY BONGSAN CO., LTD

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế Phân Tích Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế Giữa Công Ty Kami Industry Joint Stock Company Và Công Ty Bongsan Co., Ltd
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 4,64 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (7)
    • 1.1. Cơ sở lý thuyết về hợp đồng thương mại quốc tế (7)
    • 1.2. Tổng quan về công ty Kami Industry Joint Stock Company và công ty (10)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (11)
    • 2.1. Tổng quan về hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế (11)
    • 2.2. Điều khoản tên hàng, quy cách, số lượng, giá (14)
    • 2.3. Điều khoản chất lượng (20)
    • 2.4. Điều khoản giao hàng (23)
    • 2.5. Điều khoản thanh toán (25)
    • 2.6. Điều khoản chứng từ (27)
    • 2.7. Điều khoản nhãn hiệu vận chuyển (28)
    • 2.8. Điều khoản bồi thường khi chậm (30)
    • 2.9. Điều khoản bảo hành (31)
    • 2.10. Điều khoản bất khả kháng (33)
    • 2.11. Điều khoản giới hạn trách nhiệm (35)
    • 2.12. Điều khoản chấm dứt hợp đồng (36)
    • 2.13. Điều khoản thương mại và trọng tài (38)
    • 2.14. Điều khoản giao dịch chung (41)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN (44)
    • 3.1. Hoá đơn thương mại (44)
    • 3.2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (49)
    • 3.3. Vận đơn đường biển (56)
    • 3.4. Tờ khai hải quan (64)
    • 3.5. Phiếu đóng gói hàng hóa (73)
    • 3.6. Giấy báo hàng đến (77)
  • CHƯƠNG 4: TÁI HIỆN LẠI QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (79)
    • 4.1. Xin phép nhập khẩu (80)
    • 4.2. Bảo hiểm (80)
    • 4.3. Nhận chứng từ để làm hồ sơ nhập khẩu (81)
    • 4.4. Thanh toán theo quy định của hợp đồng (81)
    • 4.5. Làm thủ tục nhập khẩu (83)
    • 4.6. Kiểm tra chất lượng hàng hóa (85)
    • 4.7. Thuê phương tiện vận tải và làm thủ tục lấy hàng về nhà máy (làm thủ tục dưới cảng Hải Phòng) (86)
    • 4.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) (86)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................ 85 (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 86 (90)
  • PHỤ LỤC.......................................................................................................... 87 (91)

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3 1.1. Cơ sở lý thuyết về hợp đồng thương mại quốc tế 3 1.2. Tổng quan về công ty Kami Industry Joint Stock Company và công ty BONGSAN CO., LTD. 6 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 7 2.1. Tổng quan về hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế 7 2.2. Điều khoản tên hàng, quy cách, số lượng, giá 10 2.3. Điều khoản chất lượng 16 2.4. Điều khoản giao hàng 19 2.5. Điều khoản thanh toán 21 2.6. Điều khoản chứng từ 23 2.7. Điều khoản nhãn hiệu vận chuyển 24 2.8. Điều khoản bồi thường khi chậm 26 2.9. Điều khoản bảo hành 27 2.10. Điều khoản bất khả kháng 29 2.11. Điều khoản giới hạn trách nhiệm 31 2.12. Điều khoản chấm dứt hợp đồng 32 2.13. Điều khoản thương mại và trọng tài 34 2.14. Điều khoản giao dịch chung 37 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN 40 3.1. Hoá đơn thương mại 40 3.2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá 45 3.3. Vận đơn đường biển 52 3.4. Tờ khai hải quan 60 3.5. Phiếu đóng gói hàng hóa 69 3.6. Giấy báo hàng đến 73 CHƯƠNG 4: TÁI HIỆN LẠI QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 75 4.1. Xin phép nhập khẩu 76 4.2. Bảo hiểm 76 4.3. Nhận chứng từ để làm hồ sơ nhập khẩu 77 4.4. Thanh toán theo quy định của hợp đồng 77 4.5. Làm thủ tục nhập khẩu 79 4.6. Kiểm tra chất lượng hàng hóa 81 4.7. Thuê phương tiện vận tải và làm thủ tục lấy hàng về nhà máy (làm thủ tục dưới cảng Hải Phòng) 82 4.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 82 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 87 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2023 là năm cột mốc đánh dấu bước đầu phục hồi nền kinh tế sau những hậu quả nặng nề của Covid-19. Có thể thấy, đại dịch COVID-19 tác động sâu rộng đến mọi khía cạnh của nền kinh tế toàn cầu, thương mại quốc tế lao dốc do đứt gãy chuỗi cung ứng, ngành dịch vụ sụt giảm nặng nề. Bên cạnh những ảnh hưởng về mặt kinh tế - thương mại, đại dịch COVID-19 đã góp phần điều chỉnh cấu trúc và đẩy nhanh xu thế thương mại quốc tế. Giờ đây, tầm quan trọng trong việc giao thương giữa các quốc gia trở thành sự quan tâm bậc nhất đối với chính phủ các nước nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế trở lại và tăng trưởng. Những thay đổi, điều chỉnh trong thương mại quốc tế giai đoạn hiện nay kéo theo những ảnh hưởng tích cực, sâu rộng đến hoạt động kinh tế, thương mại của Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở đầy tiềm năng này để thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường nước ngoài và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của chính doanh nghiệp mình thông qua việc ký kết các hợp đồng giao dịch quốc tế, chứng từ. Vì vậy, việc nắm vững, hiểu rõ các quy định về hợp đồng thương mại là điều hết sức cần thiết. Đi kèm với hợp đồng thương mại quốc tế là các quy trình thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo giao dịch diễn ra thuận lợi, hợp pháp và đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan. Hiểu được tầm quan trọng của hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế, nhóm 6 chúng em xin quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích hợp đồng giao dịch và bộ chứng từ liên quan giữa công ty Kami Industry Joint Stock Company và công ty BONGSAN CO., LTD.” để hiểu rõ hơn thực tế quá trình giao dịch và thực hiện hợp đồng. Đồng thời có được những nền tảng kiến thức vững chắc hơn về thương mại quốc tế nói chung và bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế nói riêng. 1.Lý do lựa chọn đề tài Xuất nhập khẩu là một thuật ngữ rất đỗi quen thuộc nhưng cũng rất xa lạ với giới trẻ đặc biệt là những sinh viên trong quá trình học tập về lĩnh vực này vì rất nhiều người chỉ biết mà chưa thực sự hiểu thuật ngữ ấy là gì, quy trình thực hiện một hợp đồng, chứng từ xuất nhập khẩu là như thế nào. Do đó, nhóm 6 quyết định 1 chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm đứa đến cho các bạn sinh viên các nhìn tổng quan về một hợp đồng và sâu hơn về lĩnh vực mà các bạn đang học. 2.Đối tượng nghiên cứu Hợp đồng và các chứng từ của công ty 3.Phạm vi nghiên cứu •Phạm vi không gian: công ty Kami Industry Joint Stock Company và công ty BONGSAN CO., LTD •Phạm vi Thời gian: 05/01/2023 •Phạm vi nội dung : Hợp đồng nhập khẩu kim loại Đồng Phốt-pho, các chứng từ đi kèm và quá trình thực hiện hợp đồng. 4.Mục tiêu nghiên cứu Bổ sung được cho các thành viên những kiến thức chung về hợp đồng thương mại quốc tế, các chức năng, công dụng của các chứng từ liên quan bằng việc phân tích hợp đồng thương mại quốc tế và các chứng từ liên quan giữa công ty Kami Industry Joint Stock Company và công ty BONGSAN CO., LTD. Qua đó, tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng. 5.Phương pháp nghiên cứu Nhóm sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp thông tin, so sánh, phân tích số liệu,... 6.Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bài nghiên cứu được chia làm 4 chương, cụ thể như sau: CHƯƠNG 1: Tổng quan về công ty và hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế CHƯƠNG 2: Phân tích hợp đồng thương mại quốc tế CHƯƠNG 3: Phân tích bộ chứng từ liên quan CHƯƠNG 4: Tái hiện quy trình thực hiện hợp đồng Trong quá trình nghiên cứu đề tài bởi vì còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không khỏi xảy ra những sai sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý, bổ sung, nhận xét từ thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Cơ sở lý thuyết về hợp đồng thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Hợp đồng Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội. 1.1.1.2. Hợp đồng thương mại quốc tế Hợp đồng thương mại quốc tế Là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá ; Bên Mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ… 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế -Chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. +Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của hộ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch +Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài. -Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng: Nguồn luật quốc tế đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật khác nhau, bao gồm: điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế và án lệ, tiền lệ. Khi chủ thể lựa chọn nguồn luật 3 nào để áp dụng thì hoạt động của các bên chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo nguồn luật đó. -Đối tượng: bao gồm: mua bán hàng hóa vật hữu hình; mua bán, chuyển giao kết quả của sở hữu công nghiệp, thông tin, thực hiện công việc; cung cấp dịch vụ thương mại không bị Pháp luật cấm. -Đồng tiền thanh toán: Đồng tiền tự do chuyển đổi và có xu hướng ổn định về mặt giá trị. -Hình thức của hợp đồng: Văn bản và các hình thức tương đương văn bản : telex, fax, điện báo,... -Ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng thương mại quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. -Cơ quan giải quyết tranh chấp: Tòa án hoặc trọng tài của một trong hai nước hoặc nước thứ ba. -Cơ sở pháp lý: Điều ước quốc tế, Pháp luật quốc gia, tập quan thương mại quốc tế và hợp đồng mẫu, Án lệ. 1.1.3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng hợp pháp, tức là có năng lực pháp luật và được phép ký kết hợp đồng thương mại quốc tế. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, bởi vì hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên. Do vậy để hợp đồng có hiệu lực pháp lý và có khả năng thực hiện, người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức hành vi giao kết hợp đồng cũng như hậu quả của việc giao kết hợp đồng. Thứ hai, đối tượng của hợp đồng hợp pháp: Hàng hóa theo hợp đồng là phải hàng hoá được phép mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật của 2 bên. Theo Nghị định 69-Luật thương mại quốc tế 2018: hàng hóa bao gồm: Hàng tự do xuất nhập khẩu; Hàng xuất nhập khẩu có điều kiện; Hàng cấm xuất nhập khẩu. Thứ ba, nội dung của hợp đồng hợp pháp: bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật quy định. Thông thường các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng. 4 Thứ tư, hình thức hợp đồng hợp pháp: Thông thường đó là quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc văn bản hợp đồng phải được công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này, hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực, khi giao kết các bên phải tuân theo hình thức được pháp luật quy định. Để hợp đồng thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. 1.1.4. Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế 1.1.4.1. Cấu trúc hợp đồng thương mại quốc tế: Một hợp đồng thương mại quốc tế gồm các phần chính sau: -Tên và số hiệu hợp đồng. -Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng. -Phần mở đầu: Tên, địa chỉ của chủ thể tham gia. -Phần nội dung chính: bao gồm các điều khoản của hợp đồng. -Đại diện các bên ký và đóng dấu. 1.1.4.2. Khái quát các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế: Các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế, thường có hai nhóm, các điều khoản bắt buộc (là các điều khoản thường phải có trong hợp đồng, như điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán v.v) và các điều khoản tùy ý (các điều khoản tùy vào sự thỏa thuận và thống nhất giữa các bên tham gia). Điều khoản bắt buộc Điều khoản tùy ý: Điều khoản bắt buộc Điều khoản tùy ý ❖ Điều khoản tên hàng ❖ Điều khoản bao bì/mã hiệu (Packing (Commodity) marking) ❖ Điều khoản về phẩm chất ❖ Điều khoản bảo hành (Warranty) (Quality) ❖ Điều khoản phạt bồi thường thiệt hại ❖ Điều khoản về số lượng (Penalty) (Quantity) ❖ Điều khoản bảo hiểm (Insurance) 5 ❖Điều khoản giao hàng (Shipment) ❖Điều khoản về giá cả (Price) ❖Điều khoản thanh toán (Payment) ❖Chứng từ giao hàng (Documents) ❖ Điều khoản bất khả kháng (Force majeure) ❖Điều khoản khiếu nại (Claim) ❖Điều khoản trọng tài (Arbitration) 1.2. Tổng quan về công ty Kami Industry Joint Stock Company và công ty BONGSAN CO., LTD. 1.2.1. Công ty Kami Industry Joint Stock Company •Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Công Nghiệp Kami •Tên quốc tế: KAMI INDUSTRY JOINT STOCK COMPANY •Tên viết tắt: KAMI INDUSTRY.,JSC •Loại hình công ty: Công ty cổ phần ngoài nhà nước. •Mã số thuế: +84 901 087 503 •Năm thành lập: 06/10/2020 •Số điện thoại: +84 221 654 2342 •Địa chỉ: Đường 206, Khu D, khu công nghiệp Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam •Ngành nghề chính: Sản xuất kim loại màu và kim loại quý (Cụ thế là sản xuất đồng nguyên liệu và ống đồng). Bên cạnh việc sản xuất kim loại màu và kim loại quý, Công ty cổ phần Công Nghiệp Kami hoạt động kinh doanh trong: •Bán buôn kim loại và quặng kim loại; •Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác; •Khai thác quặng sắt; •Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt; •Khai thác quặng kim loại quý hiếm; •Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; 6 •Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; •Sửa chữa máy móc, thiết bị; •Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; •Đại lý, môi giới, đấu giá; •… 1.2.2. Công ty BONGSAN CO., LTD. •Tên quốc tế: BONGSAN CO., LTD. (Công ty TNHH Bongsan) •Địa chỉ: 68 HODOOSAN-RO, SEO-GU, INCHEON, KOREA. •Số điện thoại: +82 32 561 1301 •Mã số thuế: +82 32 561 1303 •Loại hình kinh doanh: nhà chế tạo •Năm thành lập: 12/05/1995 •Thị trường chính: Đức, Tây Ban Nha, UK, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Ba Lan, Thái Lan, Đài Loan, Hoa Kỳ,... Công ty TNHH Bongsan là nhà sản xuất và cung cấp hợp kim đồng phốt pho chuyên nghiệp, chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng. Với mục tiêu nhằm phát triển các sản phẩm mới dựa trên các sản phẩm, công nghệ độc quyền và làm hài lòng khách hàng bằng tạo ra đồng phốt-pho có chất lượng tuyệt vời với giá cả cạnh tranh và giao hàng đúng hẹn, Bongsan là công ty hàng đầu trong ngành hợp kim đồng tại Hàn Quốc. •Mặt hàng sản xuất chính: Hợp kim đồng Phosphor, Đồng Silicon, Đồng Ferro. •Danh mục sản phẩm khác: •Vật tư công nghiệp; •Khoáng sản và luyện kim; •Vật tư công nghiệp đồng; •Đồng; Đồng khác,... CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1. Tổng quan về hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế 2.2.1. Số hiệu và ngày tháng 7 •Số hiệu: 230105/KM-BS •Ngày ký kết: 05/01/2023 •Hình thức: Hợp đồng nhập khẩu do hai bên ký kết và soạn thảo bằng văn bản. •Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh. •Phương thức vận tải: Nhập khẩu hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Nhận xét: Hợp đồng đáp ứng đầy đủ một số điều kiện cơ bản của một hợp đồng ngoại thương như: •Hình thức hợp đồng hợp pháp: Hợp đồng mua bán được soạn thảo bằng văn bản rõ ràng. •Ký kết trên cơ sở tự nguyện, có chữ ký và dấu đỏ hợp pháp. •Sử dụng ngôn ngữ phổ biến và thống nhất: Tiếng Anh. Hợp đồng giao dịch giữa công ty Kami Industry Joint Stock Company (Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Kami) và công ty BONGSAN CO., LTD. (Công ty TNHH Bongsan) rõ ràng, hợp pháp, được soạn thảo đầy đủ các thông tin cơ bản có liên quan đến giao dịch hàng hóa quốc tế. 2.2.2. Chủ thể của hợp đồng BÊN BÁN - THE SELLER •Tên công ty: Công ty BONGSAN CO., LTD. (Công ty TNHH Bongsan) •Địa chỉ: Địa chỉ: 68 HODOOSAN-RO, SEO-GU, INCHEON, KOREA. •Số điện thoại: +82 32 561 1301 •Mã số thuế: +82 32 561 1303 •Ngân hàng: Ngân hàng Công Nghiệp Hàn Quốc (INCHEON SEOBUSANDAN BRANCH) •Swift (BIC) Code (Mã định danh): IBKOKRSE •Tên công ty: Công ty Cổ Phần Công Nghiệp KAMI •Mã số thuế: +84 901 087 503 •Số điện thoại: +84 221 654 2342 8 •Địa chỉ: Đường 206, Khu D, khu công nghiệp Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam Nhận xét: •Hợp đồng chỉ mới trình bày tên, địa chỉ, phương thức liên lạc (số điện thoại, mã số thuế) của chủ thể giao dịch mà chưa có người đại diện và chức vụ cụ thể của bên mua. •Theo điều 6 Luật thương mại 2005 và Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp, được cấp giấy phép hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có đầy đủ tư cách pháp lý, có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau là Hàn Quốc (bên bán) và Việt Nam (bên mua). Đề xuất: Bổ sung tên người đại diện và chức vụ cụ thể của người đại diện bên bán. 2.2.3. Đối tượng của hợp đồng Ngày 05/01/2023, hợp đồng được ký kết với mục đích mua bán đối tượng hàng hóa Hợp kim đồng Phosphor, cấp 1, loại B (theo tiêu chuẩn JIS H2501 15P Cu B), loại mới 100%, loại bắn 2,00-8,00mm. Căn cứ vào Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa trên không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu và danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện, thuộc nhóm đối tượng tự do xuất nhập khẩu. Như vậy, đối tượng của hợp đồng là hợp pháp. 2.2.4. Đồng tiền thanh toán: US Dollar Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ (đối với khu vực sử dụng đồng tiền chung) hoặc có thể là ngoại tệ của ít nhất một bên. Tuy nhiên, hai bên cá thể có thể sử dụng đồng tiền thanh toán chung cho cả hai bên thay vì sử dụng ngoại tệ. Điều này khác biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là phải dùng đồng Việt Nam. Nhận xét: Tiền tệ thanh toán US dollar (USD) là đồng tiền chung, hợp pháp, có cùng một giá trị với cả hai bên. 2.2.5. Nguồn luật điều chỉnh

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Cơ sở lý thuyết về hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội.

1.1.1.2 Hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế Là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá ; Bên Mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ…

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế

- Chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. +Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của hộ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch

+Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.

-Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng: Nguồn luật quốc tế đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật khác nhau, bao gồm: điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế và án lệ, tiền lệ Khi chủ thể lựa chọn nguồn luật nào để áp dụng thì hoạt động của các bên chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo nguồn luật đó.

-Đối tượng: bao gồm: mua bán hàng hóa vật hữu hình; mua bán, chuyển giao kết quả của sở hữu công nghiệp, thông tin, thực hiện công việc; cung cấp dịch vụ thương mại không bị Pháp luật cấm.

-Đồng tiền thanh toán: Đồng tiền tự do chuyển đổi và có xu hướng ổn định về mặt giá trị.

- Hình thức của hợp đồng: Văn bản và các hình thức tương đương văn bản : telex, fax, điện báo,

- Ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng thương mại quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.

-Cơ quan giải quyết tranh chấp: Tòa án hoặc trọng tài của một trong hai nước hoặc nước thứ ba.

- Cơ sở pháp lý: Điều ước quốc tế, Pháp luật quốc gia, tập quan thương mại quốc tế và hợp đồng mẫu, Án lệ.

1.1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng hợp pháp, tức là có năng lực pháp luật và được phép ký kết hợp đồng thương mại quốc tế Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, bởi vì hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên Do vậy để hợp đồng có hiệu lực pháp lý và có khả năng thực hiện, người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức hành vi giao kết hợp đồng cũng như hậu quả của việc giao kết hợp đồng.

Thứ hai, đối tượng của hợp đồng hợp pháp: Hàng hóa theo hợp đồng là phải hàng hoá được phép mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật của 2 bên Theo Nghị định 69-Luật thương mại quốc tế 2018: hàng hóa bao gồm: Hàng tự do xuất nhập khẩu; Hàng xuất nhập khẩu có điều kiện; Hàng cấm xuất nhập khẩu.

Thứ ba, nội dung của hợp đồng hợp pháp: bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật quy định Thông thường các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán,giao hàng.

Thứ tư, hình thức hợp đồng hợp pháp: Thông thường đó là quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc văn bản hợp đồng phải được công chứng, chứng thực Trong trường hợp này, hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực, khi giao kết các bên phải tuân theo hình thức được pháp luật quy định Để hợp đồng thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận.

1.1.4 Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế

1.1.4.1 Cấu trúc hợp đồng thương mại quốc tế:

Một hợp đồng thương mại quốc tế gồm các phần chính sau:

- Tên và số hiệu hợp đồng.

- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng.

- Phần mở đầu: Tên, địa chỉ của chủ thể tham gia.

- Phần nội dung chính: bao gồm các điều khoản của hợp đồng.

- Đại diện các bên ký và đóng dấu.

1.1.4.2 Khái quát các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế:

Các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế, thường có hai nhóm, các điều khoản bắt buộc (là các điều khoản thường phải có trong hợp đồng, như điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán v.v) và các điều khoản tùy ý (các điều khoản tùy vào sự thỏa thuận và thống nhất giữa các bên tham gia). Điều khoản bắt buộc Điều khoản tùy ý: Điều khoản bắt buộc Điều khoản tùy ý

❖ Điều khoản tên hàng ❖ Điều khoản bao bì/mã hiệu (Packing

❖ Điều khoản về phẩm chất ❖ Điều khoản bảo hành (Warranty)

(Quality) ❖ Điều khoản phạt bồi thường thiệt hại

❖ Điều khoản về số lượng (Penalty)

(Quantity) ❖ Điều khoản bảo hiểm (Insurance)

❖ Điều khoản về giá cả (Price)

❖ Điều khoản bất khả kháng (Force majeure)

❖ Điều khoản khiếu nại (Claim)

❖ Điều khoản trọng tài (Arbitration)

Tổng quan về công ty Kami Industry Joint Stock Company và công ty

1.2.1 Công ty Kami Industry Joint Stock Company

• Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Công Nghiệp Kami

• Tên quốc tế: KAMI INDUSTRY JOINT STOCK COMPANY

• Tên viết tắt: KAMI INDUSTRY.,JSC

• Loại hình công ty: Công ty cổ phần ngoài nhà nước.

• Địa chỉ: Đường 206, Khu D, khu công nghiệp Phố Nối A, Xã Trưng Trắc,

Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

• Ngành nghề chính: Sản xuất kim loại màu và kim loại quý (Cụ thế là sản xuất đồng nguyên liệu và ống đồng).

Bên cạnh việc sản xuất kim loại màu và kim loại quý, Công ty cổ phần Công Nghiệp Kami hoạt động kinh doanh trong:

• Bán buôn kim loại và quặng kim loại;

• Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;

• Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt;

• Khai thác quặng kim loại quý hiếm;

• Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm;

• Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông;

• Sửa chữa máy móc, thiết bị;

• Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;

• Đại lý, môi giới, đấu giá;

1.2.2 Công ty BONGSAN CO., LTD

• Tên quốc tế: BONGSAN CO., LTD (Công ty TNHH Bongsan)

• Địa chỉ: 68 HODOOSAN-RO, SEO-GU, INCHEON, KOREA.

• Loại hình kinh doanh: nhà chế tạo

• Thị trường chính: Đức, Tây Ban Nha, UK, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan,

Ba Lan, Thái Lan, Đài Loan, Hoa Kỳ,

Công ty TNHH Bongsan là nhà sản xuất và cung cấp hợp kim đồng phốt pho chuyên nghiệp, chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng Với mục tiêu nhằm phát triển các sản phẩm mới dựa trên các sản phẩm, công nghệ độc quyền và làm hài lòng khách hàng bằng tạo ra đồng phốt-pho có chất lượng tuyệt vời với giá cả cạnh tranh và giao hàng đúng hẹn, Bongsan là công ty hàng đầu trong ngành hợp kim đồng tại Hàn Quốc.

• Mặt hàng sản xuất chính: Hợp kim đồng Phosphor, Đồng Silicon, Đồng

• Danh mục sản phẩm khác:

• Khoáng sản và luyện kim;

• Vật tư công nghiệp đồng;

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tổng quan về hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế

2.2.1 Số hiệu và ngày tháng

• Hình thức: Hợp đồng nhập khẩu do hai bên ký kết và soạn thảo bằng văn bản.

• Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh.

• Phương thức vận tải: Nhập khẩu hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Nhận xét : Hợp đồng đáp ứng đầy đủ một số điều kiện cơ bản của một hợp đồng ngoại thương như:

• Hình thức hợp đồng hợp pháp: Hợp đồng mua bán được soạn thảo bằng văn bản rõ ràng.

• Ký kết trên cơ sở tự nguyện, có chữ ký và dấu đỏ hợp pháp.

• Sử dụng ngôn ngữ phổ biến và thống nhất: Tiếng Anh.

Hợp đồng giao dịch giữa công ty Kami Industry Joint Stock Company (Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Kami) và công ty BONGSAN CO., LTD (Công ty TNHH Bongsan) rõ ràng, hợp pháp, được soạn thảo đầy đủ các thông tin cơ bản có liên quan đến giao dịch hàng hóa quốc tế.

2.2.2 Chủ thể của hợp đồng

• Tên công ty: Công ty BONGSAN CO., LTD (Công ty TNHH Bongsan)

• Địa chỉ: Địa chỉ: 68 HODOOSAN-RO, SEO-GU, INCHEON, KOREA.

• Ngân hàng: Ngân hàng Công Nghiệp Hàn Quốc (INCHEON SEOBUSANDAN BRANCH)

• Swift (BIC) Code (Mã định danh): IBKOKRSE

• Tên công ty: Công ty Cổ Phần Công Nghiệp KAMI

• Địa chỉ: Đường 206, Khu D, khu công nghiệp Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

• Hợp đồng chỉ mới trình bày tên, địa chỉ, phương thức liên lạc (số điện thoại, mã số thuế) của chủ thể giao dịch mà chưa có người đại diện và chức vụ cụ thể của bên mua.

• Theo điều 6 Luật thương mại 2005 và Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp, được cấp giấy phép hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có đầy đủ tư cách pháp lý, có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau là Hàn Quốc (bên bán) và Việt Nam (bên mua). Đề xuất: Bổ sung tên người đại diện và chức vụ cụ thể của người đại diện bên bán.

2.2.3 Đối tượng của hợp đồng

Ngày 05/01/2023, hợp đồng được ký kết với mục đích mua bán đối tượng hàng hóa Hợp kim đồng Phosphor, cấp 1, loại B (theo tiêu chuẩn JIS H2501 15P Cu B), loại mới 100%, loại bắn 2,00-8,00mm.

Căn cứ vào Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa trên không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu và danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện, thuộc nhóm đối tượng tự do xuất nhập khẩu Như vậy, đối tượng của hợp đồng là hợp pháp.

2.2.4 Đồng tiền thanh toán: US Dollar

Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ (đối với khu vực sử dụng đồng tiền chung) hoặc có thể là ngoại tệ của ít nhất một bên Tuy nhiên, hai bên cá thể có thể sử dụng đồng tiền thanh toán chung cho cả hai bên thay vì sử dụng ngoại tệ Điều này khác biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là phải dùng đồng Việt Nam.

Nhận xét: Tiền tệ thanh toán US dollar (USD) là đồng tiền chung, hợp pháp, có cùng một giá trị với cả hai bên.

Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của Điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả Án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Nhận xét: Hợp đồng này có sử dụng điều luật hợp pháp Điều luật INCOTERMS

2020 là bộ những quy tắc điều khoản thương mại quốc tế.

Điều khoản tên hàng, quy cách, số lượng, giá

Tên hàng là điều khoản quan trọng của mọi đơn hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi Vì vậy, tên hàng luôn được diễn đạt thật chính xác, rõ ràng trong hợp đồng Có những cách sau đây để biểu đạt tên hàng:

• Tên thương mại của hàng hóa kèm theo tên thông thường và tên khoa học nó

• Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng hóa đó

• Tên hàng kèm theo tên nhà sản xuất ra hàng đó

• Tên hàng kèm theo nhãn hiệu hàng hóa đó

• Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó

• Tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó

• Tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng đó trong danh mục của Bảng phân loại và mã hóa hàng hóa - HS

• Kết hợp hai hay nhiều phương pháp trên với nhau

Trong điều khoản này các bên sẽ xác định rõ mặt lượng của hàng hóa được giao dịch Khi quy định điều khoản số lượng trong điều khoản người mua, người bán thường quan tâm đến vấn đề: đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng

10 hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định khối lượng , địa điểm xác định số lượng và các giấy tờ chứng minh.

❖ Điều khoản xuất xứ Điều khoản xuất xứ là các tiêu chí được áp dụng để xác định nơi mà sản phẩm được sản xuất Các quy tắc này là yếu tố cơ bản trong quy định thương mại, bởi giữa các nước xuất khẩu có một số biện pháp dẫn đến sự phân biệt về xuất xứ hàng hóa, chẳng hạn như: hạn ngạch, thuế quan, ưu đãi, biện pháp chống bán phá giá, thuế đối kháng, Thỏa thuận tại điều khoản xuất xứ cũng được dùng để thống kê thương mại và tạo các nhãn, mác (sản xuất tại ) dán trên sản phẩm.

• Đồng tiền tính giá: Giá cả trong mua bán hàng hóa quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu, hoặc của một nước thứ ba Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế khi ghi đồng tiền trong hợp đồng phải ghi đủ tên nước và tên đồng tiền: USD, SGD, JPY…

• Phương pháp quy định giá: Khi quy định giá người ta thường áp dụng các phương pháp: Giá cố định, Giá linh hoạt, Giá quy định sau, Giá di động

• Quy định về tỷ giá: Hai bên thống nhất cách quy định tỷ giá nếu đồng tiền tính giá là ngoại tệ với một trong hai bên Tỷ giá có thể được xác định ở thời điểm giao kết hợp đồng hoặc thời điểm do hai bên thoả thuận Ngoài ra, hai bên có thể quy định điều kiện xác định lại tỷ giá nếu cần thiết (nếu tỉ giá thay đổi quá lớn ảnh hưởng đến lợi ích của một trong hai bên.

• Cách quy định trong hợp đồng: Trong việc xác định giá cả, người ta luôn luôn định rõ điều kiện thương mại làm cơ sở xác định các chi phí liên quan đến giá cả hàng hóa Một điều khoản giá trong hợp đồng có thể được ghi như sau:

- Đồng tiền tính giá/ mức giá/ đơn vị tính/ Incoterms

- Tổng giá: Total price (bằng số, bằng chữ)

- Các chi phí liên quan

2.2.2 Phân tích và đánh giá điều khoản

Trong hợp đồng giữa công ty Kami Industry Joint Stock Company và công ty BONGSAN CO., LTD quy định:

- Điều khoản tên hàng: Phosphor copper metal, Grade 1, Class B (Hợp kim đồng phốt pho, cấp 1 loại B): Tên hàng được mô tả bằng cách ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa đó (chủng loại).

Tên hàng hóa theo tiếng Việt là: Hợp kim đồng phốt pho Đây là sản phẩm có tác dụng để khử đồng thau và hợp kim của đồng thay vì phốt pho nguyên chất. Ngoài ra, hợp kim đồng photpho có khả năng chống ăn mòn và chống mài mòn cao, sẽ không tạo ra tia lửa khi va chạm, có tính năng gia công cực tốt.

• Hợp kim đồng phốt pho trong hợp đồng này được thỏa thuận là loại cấp 1 loại B và được quy định theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS (15P

Cu B) (Yêu cầu hợp kim đồng phốt pho tiêu chuẩn JIS ) Theo tiêu chuẩn JIS, 15P Cu B chủ yếu được sử dụng làm chất khử Oxi và phụ gia Phốt pho.

Nhận xét điều khoản tên hàng Ưu điểm:

• Điều khoản tên hàng trong hợp đồng được ghi bằng tiếng anh, nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi và đủ rõ ràng với hai hai bên trong hợp đồng.

• Việc quy định hàng hóa phải tuân theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật BảnJIS được nêu trong điều khoản tên hàng đã giúp cả hai bên xác định rõ chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa, từ đó giúp giảm thiểu được rủi ro tranh chấp trong việc nếu lô hàng được giao cho công ty phía Việt Nam không đúng yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định.

Tên hàng trong hợp đồng chưa được quy định cụ thể và trong quá trình thông quan có thể mất nhiều thời gian. Đề xuất chỉnh sửa: Thêm mã HS vào tên hàng hóa vì mã HS giúp dễ dàng xác định được chủng loại của hàng hóa và thời gian thông quan nhanh hơn Mã HS của hợp kim đồng phốt pho là 74050000

Sửa lại: Phosphor copper metal, Grade 1, Class B (in accordance with JIS H2501 15P Cu B) HS Code 74050000.

- Điều khoản số lượng: At Buyer’s option on each Order 2023 (Theo lựa chọn của người mua dựa trên mỗi đơn đặt hàng trong năm 2023)

• Điều khoản không nói rõ số lượng hàng hóa cụ thể mà bên bán cung cấp cho bên mua mà chỉ đề cập đến việc nó được xác định dựa trên từng lô hàng mà người mua đặt hàng trong năm 2023.

• Phương pháp quy định số lượng: quy định phỏng chừng.

• “ +/- 10% TOLERANCE ON QUANTITY AND VALUE AMOUNT IS ACCEPTANCE” Việc quy định dung sai cho phép các bên có thể giao nhận hàng hóa trong khoảng chênh lệch nhất định là 10% trên số lượng hàng hóa mỗi lô hàng.

Nhận xét điều khoản số lượng Ưu điểm:

Điều khoản chất lượng

2.3.1 Cơ sở lý thuyết Điều khoản chất lượng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng Nó nói lên chính xác mặt chất của đối tượng mua bán.

Có 3 cách quy định về chất lượng:

-Quy định theo tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn là một tài liệu do một cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong đó có các quy định về đánh giá phẩm chất hàng, phương pháp sản xuất và đóng gói.

- Quy định theo mô tả: Chất lượng hàng hoá được quy định bằng cách mô tả đặc điểm của hàng hoá (VD: gạo, gạo trắng, mùa vụ, tỷ lệ hạt, hạt màu, ) Cách mô tả thực tế được sử dụng nhiều với hàng đồng loại, đưa ra tiêu chí để mô tả, mỗi một lĩnh vực ngành hàng lại có kiểu mô tả khác nhau Còn đối với hàng đặc định thường sử dụng model, catalogue, (ít có sự chênh lệch)

- Quy định theo mẫu: Mẫu hàng (sample) là một đơn vị hàng hóa lấy ra từ lô hàng giao dịch, đại diện cho lô hàng về mặt phẩm chất Phương pháp xác định phẩm chất theo mẫu hàng thường được áp dụng cho những mặt hàng có quy cách phẩm chất ít bị biến động bởi môi trường, khó tiêu chuẩn hóa, khó mô tả: đồ may mặc, các loại hạt, quặng

2.3 2 Phân tích và đánh giá điều khoản

“ Mặt hàng là hợp kim đồng phốt pho, cấp 1, loại B, loại mới 100%, loại bắn 2.00-8.00mm.”

Chất lượng của hàng hóa được quy định theo tiêu chuẩn và phẩm cấp Chất lượng của hàng hóa được được thỏa thuận phải tuân theo tiêu chuẩn JIS - Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản Bộ tiêu chuẩn này quy định các tiêu chuẩn được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp tại Nhật Bản Quá trình tiêu chuẩn hóa được điều phối bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JISC) và được công bố thông qua Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản (JSA) Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản bao gồm nhiều ủy ban trên toàn quốc và đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa các hoạt động tại Nhật Bản Ngoài ra, hàng hóa trong hợp đồng còn được quy định là cấp 1, loại B (15P Cu B).

Ngoài ra, chất lượng hàng hóa còn được quy định theo các thông số kỹ thuật của hàng hóa Hàng hóa được yêu cầu phải là hàng mới hoàn toàn, hình dạng của phôi là dạng hạt (dạng bắn) có kích thước từ 2.00-8.00 mm, thuận tiện cho việc cầm nắm.

Nhận xét điều khoản: Ưu điểm : Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng Nếu có tranh chấp giữa hai bên liên quan đến chất lượng hàng hóa thực tế được giao thì đây sẽ là căn cứ đối chiếu xem bên bán có giao hàng đúng với chất lượng đã thỏa thuận cho bên mua không.

Nhược điểm : Điều khoản chất lượng trong hợp đồng chưa làm rõ được cách quy định về nơi kiểm tra và cơ quan giám định chất lượng. Đề xuất chỉnh sửa:

Hợp đồng nên bổ sung thêm quy định về nơi kiểm tra chất lượng của hàng hóa(được tiến hành giám định ở nước người mua hay người bán) và do cơ quan nào làm giám định để đảm bảo rằng cả hai bên đều thống nhất về nơi và cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa, tránh những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, phẩm chất có thể thay đổi tại nước người mua người bán hoặc trong quá trình vận chuyển.

Ngoài ra điều khoản có quy định: "Tất cả các khiếu nại, bao gồm nhưng không giới hạn các khiếu nại về số lượng hoặc chất lượng, phải được Người Mua ghi chép bằng văn bản không muộn hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày được ghi trên vận đơn của sản phẩm Việc ghi chép khiếu nại bởi Người Mua phải được chứng thực bằng một mẫu sản phẩm bị lỗi và các bức ảnh hiển thị các khuyết điểm của Sản phẩm, và phải đi kèm với báo cáo chi tiết về khiếu nại được điền đầy đủ bởi Người Mua. Trong trường hợp khiếu nại về chất lượng, Người Mua không được sử dụng Sản phẩm gây vấn đề trước khi được kiểm tra bởi Người Bán Nếu yêu cầu được chứng minh là hợp lý, Người Bán sẽ, theo sự chọn lựa và chi phí của mình, sửa chữa, điều chỉnh hoặc thay thế Sản phẩm bị lỗi bằng Sản phẩm đáp ứng thông số kỹ thuật trong Hợp đồng này Người Bán cũng sẽ phải chịu một khoản phạt tương đương 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm do vi phạm chất lượng". Điều khoản này đề cập đến trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hàng được giao kém phẩm chất hoặc không đủ số lượng Để khiếu nại người bán có hành vi vi phạm hợp đồng thì người mua có nghĩa vụ:

• Khiếu nại thông qua văn bản

• Gửi văn bản khiếu nại không quá 30 ngày kể từ ngày vận đơn của sản phẩm

• Phải chứng minh người bán có hành vi vi phạm hợp đồng bằng cách chứng thực bằng một mẫu sản phẩm bị lỗi và các bức ảnh hiển thị các khuyết điểm của Sản phẩm, và phải đi kèm với báo cáo chi tiết về khiếu nại được chuẩn bị đầy đủ bởi người mua.

Nếu hành vi vi phạm của bên bán được người mua chứng minh là hợp lý thì người bán có trách nhiệm phải thực hiện chế tài do hợp đồng quy định bao gồm:

• Buộc phải thực hiện đúng hợp đồng: Người bán phải sửa chữa, điều chỉnh hoặc thay thế sản phẩm lỗi bằng sản phẩm đáp ứng thông số kỹ thuật trong hợp đồng.

• Phạt vi phạm: Hai bên đã thống nhất mức phạt liên quan đến vi phạm chất lượng là 8% nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Đây là mức phạt tối đa theo điều 301 Luật Thương Mại Việt Nam 2005 và khoản phạt này hoàn toàn được chấp nhận.

Nhận xét: Ưu điểm : Điều khoản đã quy định đầy đủ nghĩa vụ của người mua và trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng hóa giao kém phẩm chấp Khi có tranh chấp phát sinh, đây sẽ là căn cứ để giúp người mua bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình

Nhược điểm : Thông thường, điều khoản chất lượng không yêu cầu quá chi tiết thậm chí là không có về vấn đề khiếu nại liên quan đến hàng kém phẩm chất Thay vào đó, phần khiếu nại này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong điều khoản khiếu nại của hợp đồng Đề xuất chỉnh sửa: Hình thành điều khoản mới: Điều khoản khiếu nại.

Điều khoản giao hàng

• Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa, thỏa thuận về các điều kiện giao nhận hàng hàng hóa, phân chia chi phí và trách nhiệm giữa các bên.

• Các hợp đồng mua bán các mặt hàng khác nhau thì cũng sẽ có những quy định về điều khoản giao hàng khác nhau Tuy nhiên, đa số đều có đủ 4 mục: thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng, thông báo giao hàng.

2.4.2 Phân tích và đánh giá điều khoản

Vì người mua đặt hàng với số lượng lớn và thực hiện giao hàng nhiều lần nên điều kiện giao hàng sẽ được quy định cụ thể hơn dựa trên mỗi đơn đặt hàng của người mua cho đến tháng 12/2023.

- Cảng bốc hàng: BUSAN, KOREA

- Cảng dỡ hàng: Hải Phòng, Việt Nam

- Phương tiện vận tải đường biển: SM TOKYO 2309W

- Địa điểm giao hàng: Điều khoản quy định cảng bốc hàng là một cảng bất kỳ của Hàn Quốc và cảng dỡ hàng cố định là cảng Hải Phòng của Việt Nam.

- Các quy định khác: Vì hàng hóa được giao với số lượng lớn và phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng của người mua nên hai bên đã quy định cho phép giao hàng từng đợt và trong quá trình vận chuyển hàng hóa, không được thay đổi phương tiện vận chuyển.

- Quy định đóng gói: Theo tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu.

Nhận xét điều khoản Ưu điểm:

• Trong điều khoản quy định linh hoạt nhiều cảng bốc tại Hàn Quốc và chỉ quy định 1 cảng dỡ tại Việt Nam Việc quy định nhiều cảng bốc có thể giúp người bán linh hoạt tìm kiếm cảng phù hợp để thuận tiện giao hàng. Việc thay đổi cảng giao hàng bên phía người bán sẽ không ảnh hưởng đến người mua bởi theo điều kiện CIF, người bán sẽ chịu chi phí vận chuyển đến cảng người mua Còn đối với người mua, việc quy định một cảng cố định có thể giúp người mua chủ động kiểm tra giám sát trong quá trình giao nhận hàng hóa, tìm hàng thất lạc.

• Chưa xác định rõ thời hạn giữ container tại cảng, thời điểm và địa điểm bắt đầu tính

• Thông tin địa điểm cảng nhận hàng chưa chi tiết cụ thể vì cảng Hải phòng được chia thành nhiều terminal Không thông báo chi tiết địa điểm có thế khiến cước phí phải chịu nhiều hơn Do đó cần quy định chi tiết địa điểm người mua nhận hàng

• Chưa có nghĩa vụ thông báo sau khi giao hàng của người bán Mặc dù nghĩa vụ thông báo giao hàng đã quy định trong Incoterms 2020 nhưng các bên cần thỏa thuận và cụ thể hóa nội dung thông báo đó. Đề xuất bổ sung: (Về thông báo giao hàng) người bán phải thông báo cho người mua qua fax những thông tin sau trong vòng 03 ngày kể từ thời điểm giao hàng:

• Số và ngày của vận đơn được cấp

• Thời gian dự kiến tàu cập cảng dỡ hàng

Điều khoản thanh toán

2.5.1 Cơ sở lý thuyết Điều khoản thanh toán là một điều kiện quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, thể hiện thoả thuận của hai bên về các điều kiện liên quan đến thanh toán Trong một hợp đồng, điều khoản thanh toán cần quy định rõ các thông tin như sau:

• Đồng tiền thanh toán : Trong thương mại quốc tế đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba tùy theo thỏa thuận của các bên liên quan Để lựa chọn đồng tiền, người ta thường dựa vào các cơ sở sau: giá trị của đồng tiền, mục đích của các bên, hiệp định thương mại và mặt hàng.

• Thời hạn thanh toán: Trong thương mại quốc tế, thanh toán tiền hàng có thể được thực hiện theo các cách sau: trả trước, trả ngay, trả sau khi giao hàng hoặc kết hợp cả ba cách trên

• Phương thức thanh toán: Hai bên có thể lựa chọn một trong các phương thức: chuyển tiền, nhờ thu không kèm chứng từ (nhờ thu trơn), nhờ thu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ (L/C),

• Đồng tiền thanh toán: US Dollars (USD)

• Hai bên sử dụng đồng tiền thanh toán của nước thứ ba, đây là đồng ngoại tệ mạnh, có tính thanh khoản cao.

• Phương thức thanh toán: Thanh toán chuyển khoản T/T trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được bản sao chứng từ vận chuyển Đây là lệnh chuyển tiền được thực hiện bằng điện tín (Telegraphic transfer) Người mua khi kể từ khi nhận được bản sao của vận đơn từ người bán trong vòng 3 ngày lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho ngân hàng bên bán là ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc chi nhánh Incheon.

• Thông tin người hưởng lợi:

- Tên người hưởng lợi: Công ty TNHH Bongsan

- Tên ngân hàng: Industrial Bank of Korea Incheon chi nhánh

Nhận xét và đánh giá điều khoản Ưu điểm: Sử dụng phương thức điện tín chuyển tiền có những ưu điểm:

• Đối với người xuất khẩu:

- Thanh toán T/T thực hiện đơn giản hơn thanh toán L/C, nên bên xuất khẩu không phải chịu nhiều sức ép rủi ro phát sinh ví dụ như việc mở và xử lý L/C có thể đòi hỏi một số khoản phí, và chi phí này có thể gia tăng giá trị cuối cùng của giao dịch, hay rủi ro thay đổi tỷ giá hối đoái: nếu L/C được mở trong một đồng tiền còn thời hạn thanh toán trong đồng tiền khác, tỷ giá hối đoái có thể thay đổi và ảnh hưởng đến giá trị thực tế của thanh toán.

- Thời hạn chuyển tiền trả sau được thống nhất trong hợp đồng tương đối ngắn do đó đảm bảo lợi ích của bên bán, nhanh chóng nhận được tiền

• Đối với người nhập khẩu:

- Bên nhập khẩu không bắt buộc phải trả tiền trước mà có thể trả tiền sau khi nhận được hàng nếu hàng được giao đến trước 3 ngày kể từ khi nhận được bản sao chứng từ vận chuyển

- Tránh được thiệt hại từ nguyên nhân người bán không chuyển hàng, chuyển thiếu số lượng hàng khi nhận được tiền trước

- Được hưởng thủ tục phí (hoa hồng)

- Chỉ là trung gian thực hiện thanh toán nên không có trách nhiệm kiểm tra thời gian thanh toán và lượng chuyển tiền

• Phương thức thanh toán T/T đem lại rủi ro cao hơn so với phương thức thanh toán LC Cụ thể trong hợp đồng trên với phương thức thanh toán T/

• Tăng rủi ro cho người bán: Người bán phải giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ trước khi nhận được thanh toán, điều này tạo ra rủi ro cho họ nếu người mua không thanh toán sau khi đã nhận hàng hoá Điều này đặc biệt đúng khi thương mại diễn ra ở các thị trường không ổn định hoặc với các khách hàng không đáng tin cậy.

• Chưa nêu cụ thể số tài khoản của người bán, điều này có thể mất thời gian trao đổi lại trong những đơn đặt hàng cụ thể. Đề xuất bổ sung: Trong hợp đồng cần bổ sung thêm các thông tin như:

• Số tài khoản ngân hàng của người bán

• Hối phiếu ký phát đòi tiền người nhập khẩu

Điều khoản chứng từ

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất hay nhập khẩu một lô hàng.

Có những chứng từ do phía xuất khẩu làm (Invoice, Packing List, CO ), hay do người nhập làm (L/C), hoặc cả 2 bên làm (hợp đồng, tờ khai), Do vậy, tùy vào vai trò bạn là người bán hay người mua hàng, mà việc chuẩn bị chứng từ có khác nhau.

Cần lưu ý, bộ chứng từ xuất nhập khẩu không hoàn toàn giống với bộ hồ sơ hải quan Thông thường, hồ sơ hải quan (hàng thương mại) sẽ gồm tờ khai hải quan và một số chứng từ xuất nhập khẩu như: Hợp đồng, Invoice, Packing List, C/O

2.6.2 Phân tích và đánh giá điều khoản

Bộ chứng từ của hợp đồng trên bao gồm các giấy tờ sau:

• Bill of Lading: Vận đơn

• Commercial invoice signed in 3 originals: 3 bản chính hoá đơn thương mại

• Packing list in 3 originals: 3 bản chính danh sách đóng gói

• Insurance policy for 110% invoice value against all risk in triplicate: Chính sách bảo hiểm 110% giá trị hoá đơn cho mọi rủi ro

• Test certificate/ test report in 3 originals: 3 bản chính giấy chứng nhận kiểm tra

• Certificate of origin issued by manufacturer in 3 originals: 3 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ từ nhà sản xuất

Bộ chứng từ khá đầy đủ và hợp lệ để chứng nhận hàng hoá và chính sách bảo hiểm cho đơn hàng Tuy nhiên để thuận tiện hơn trong quá trình xuất khẩu, nhập khẩu đơn hàng, nhóm đề xuất nên có thêm giấy phép xuất nhập khẩu, đảm bảo cho đơn hàng sẽ được thông quan.

Điều khoản nhãn hiệu vận chuyển

Nhãn hiệu vận chuyển chứa đầy đủ thông tin, từ mặt hàng cho đến tính chất hàng hoá, giúp cho quá trình vận chuyển dễ dàng hơn Nhãn hiệu vận chuyển được sử dụng cho hai mục đích chính:

• Thứ nhất, nhãn hiệu vận chuyển là dấu hiệu nhận biết cho người vận chuyển và tất cả những người tham gia vận chuyển và xếp dỡ trong quá trình vận chuyển Đơn vị vận chuyển dễ dàng xử lý các thùng hàng trong quá trình vận chuyển cũng như quá cảnh mà không làm tổn hại đến sản phẩm bên trong Đồng thời, giúp họ giao hàng đúng địa điểm mà người gửi yêu cầu.

• Thứ hai, nhãn hiệu vận chuyển giúp người nhận hàng xác định đơn hàng và hoạt động tương ứng để đảm bảo giao hàng chính xác, dễ dàng kiểm tra hàng hoá, chằng hạn như số lượng, loại hàng cùng nhiều thông tin khác.

• Đơn vị sản xuất hàng hoá: thông tin công ty, địa chỉ, …

• Thông tin về sản phẩm: Mặt hàng được đóng gói, mã ký hiệu của hàng hóa, số thứ tự của các kiện hàng, xuất xứ, số lượng, khối lượng tịnh, hạn sử dụng, …

2.7.2 Phân tích và đánh giá điều khoản

Nhãn hiệu vận chuyển của hợp đồng trên bao gồm:

• Tên hàng: Phosphor Copper Metal (Grade 1, Class B)

• Xuất xứ: Made in Korea

- Địa chỉ: 68 Hodoosan -ro, Seo-Gu, Incheon, Korea

Nhận xét, đề xuất bổ sung

Nhãn hiệu vận chuyển về cơ bản đã có thông tin cơ bản về công ty xuất khẩu, hàng hoá và xuất xứ Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho quá trình giao hàng, nhãn hiệu vận chuyển nên có thêm địa chỉ cụ thể hàng đến để giúp người vận chuyển xác định chính xác địa điểm giao hàng Ngoài ra, nhãn hiệu nên thêm một số thông tin cụ thể hơn về hàng hoá ví dụ như khối lượng tịnh để giúp người nhận dễ dàng kiểm tra đơn hàng.

Điều khoản bồi thường khi chậm

Việc phạt vi phạm khi chậm phải được ghi cụ thể trong hợp đồng Nếu trong hợp đồng không có điều khoản phạt vi phạm thì không áp dụng Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm như sau: Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Ngoài ra, theo điều 301 Luật thương mại 2005 thì: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại.

2.8.2 Phân tích và đánh giá điều khoản

Hợp đồng đã quy định rõ điều khoản phạt vi phạm khi chậm của bên mua và bên bán như sau:

Nếu bên mua không thanh toán số tiền đến hạn thì bên mua có trách nhiệm thanh toán cho bên bán số tiền chưa thanh toán cộng với lãi quá hạn Lãi suất được tính là 1,14% số tiền chưa thanh toán đó mỗi ngày kể từ khi giao dịch đến ngày thực tế thanh toán nhưng không được thanh toán, nhưng không muộn hơn 7 ngày kể từ ngày thanh toán Số tiền bồi thường không quá 0,8% tổng giá trị hàng hóa chậm thanh toán.

Trong trường hợp người bán vì những lý do thuộc trách nhiệm của mình không giao toàn bộ hoặc một phần hàng hóa đúng thời hạn quy định trong mỗi đơn hàng, trừ khi các bên có thỏa thuận về thời gian gia hạn thì người bán sẽ bồi thường cho người mua Số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ 1,14% tổng giá trị lô hàng đó cho một ngày chậm giao hàng nhưng mức bồi thường không vượt quá 0,8% tổng giá trị hàng hóa do giao hàng chậm.

Nhận xét điều khoản: Hai bên đã thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng số tiền phải bồi thường khi chậm thanh toán hoặc chậm giao hàng theo quy định của pháp luật nên khi vi phạm, các bên có quyền áp dụng việc phạt vi phạm.

Điều khoản bảo hành

2.9.1 Cơ sở lý thuyết Định nghĩa: Bảo hành là sự bảo đảm của người bán (người sản xuất) về một số chỉ tiêu chất lượng nhất định của hàng hóa trong một khoảng thời gian (gọi là thời hạn bảo hành). Điều khoản này chỉ áp dụng với các mặt hàng là máy móc thiết bị.

* Cơ sở: Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005:

• Điều 49 (Luật Thương mại 2005): Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.

• Điều 445 (Bộ luật dân sự 2015): Nghĩa vụ bảo hành

- Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn,gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

- Thời hạn bảo hành được tính từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận hàng.

• Điều 446 (Bộ luật dân sự 2015): Quyền yêu cầu bảo hành

- Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy tiền.

2.9.2 Phân tích và đánh giá điều khoản

Bên bán cam kết với bên mua rằng, trong vòng ba tháng kể từ ngày bên mua nhận được hàng (trong quá trình bảo hành), hàng hóa sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã được thỏa thuận Hàng hóa không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào đã thỏa thuận được coi là hàng hóa không phù hợp.

Trong thời hạn bảo hành, bên mua, theo quyết định riêng của mình, có quyền yêu cầu bên bán thay thế hàng hóa không phù hợp bằng hàng hóa phù hợp với những yêu cầu đã thỏa thuận (hoặc giảm giá, hoặc trả lại hàng hóa và được hoàn lại tiền).

Ngay lập tức và không muộn hơn 30 ngày kể từ ngày có yêu cầu bảo hành của bên mua, bên bán phải thực hiện và hoàn tất hành động bảo hành, khắc phục hàng hóa không phù hợp theo yêu cầu của Hợp đồng của bên mua Đồng thời phải bồi thường cho bên mua về thiệt hại thực tế do hàng hóa không phù hợp đó gây ra.

Nhận xét điều khoản Ưu điểm:

• Ghi rõ thời gian thực hiện việc bảo hành, thời hạn bảo hành.

• Có những phương án bảo hành cụ thể như giảm giá hoặc trả lại hàng và hoàn tiền.

• Chưa ghi rõ trường hợp không được áp dụng điều khoản bảo hành Đó là những trường hợp lỗi do khách hàng, đối tác gây ra Trong trường hợp này, khách hàng không có quyền yêu cầu bảo hành, cũng như không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đề xuất bổ sung : Thêm các trường hợp không được bảo hành như hết thời hạn bảo hành; phiếu bảo hành hoặc tem bảo hành bị rách, sản phẩm bị hỏng do các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, ; hư hỏng được xác định là lỗi do người sử dụng;

Điều khoản bất khả kháng

Tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Bên cạnh Bộ luật dân sự 2015, một số văn bản pháp luật khác đưa ra ví dụ các trường hợp cụ thể được coi là bất khả kháng, bao gồm các sự kiện tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay các sự kiện do con người tạo nên như bạo động, nổi loạn, chiến sự,

Hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

2.10.2 Phân tích và đánh giá điều khoản Điều khoản bất khả kháng trong Hợp đồng được quy định như sau:

Bên bán (bên mua) sẽ không chịu trách nhiệm với bên mua (bên bán) về việc giao hàng chậm trễ hoặc không giao hàng (toàn bộ hoặc một phần) theo các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng này do trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, hoạt động xung đột, khủng bố, hỏa hoạn nghiêm trọng, lũ lụt, bão lớn, động đất, dịch bệnh, lệnh cấm vận, luật pháp và quy định của bất kỳ cơ quan chính phủ nào hoặc các điều kiện khác nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.

Bên bán (bên mua) sẽ thông báo cho bên mua (bên bán) bằng điện tín, fax hoặc email trong vòng mười bốn ngày kể từ ngày điều khoản bất khả kháng đi vào thực thi và cũng phải nêu rõ thời gian được xác định lại để hoàn thành việc thực hiện các nghĩa vụ dưới đây.

Trong mọi người hợp, bất khả kháng không thể được sử dụng để thực hiện hoặc trì hoãn bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.

Trong trường hợp sự kiện bất khả kháng kéo dài hơn ba tháng hoặc được dự kiến một cách hợp lý là vượt quá ba tháng, một trong hai bên có thể chấm dứt hợp đồng này một phần hoặc toàn bộ mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên kia Bằng cách đưa ra thông báo bằng văn bản trước ít nhất bảy ngày về việc chấm dứt cho bên kia Tuy nhiên, với điều kiện là việc chấm dứt đó sẽ không có hiệu lực nếu trường hợp bất khả kháng đã giảm bớt trước ngày chấm dứt hợp đồng được nêu trong thông báo bằng văn bản đó.

Nhận xét điều khoản Ưu điểm:

• Hợp đồng đã nêu ra các trường hợp được coi là trường hợp bất khả kháng.

• Hợp đồng đã nêu rõ thời gian quy định và các phương tiện để kịp thời thông báo thông tin cho bên đối tác.

• Điều khoản đã hội tụ đủ các yếu tố:

- Tìm cách để khắc phục hiệu quả của bất khả kháng (chấm dứt hợp đồng)

- Kịp thời thông báo cho bên đối tác (gửi thông báo cho bên mua bằng điện tín, email, fax)

Điều khoản giới hạn trách nhiệm

Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa. Điều khoản giới hạn trách nhiệm là một điều khoản hoặc điều kiện được đưa vào một hợp đồng hoặc thỏa thuận để hạn chế hoặc giảm quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của một bên trong trường hợp xảy ra thiệt hại, tổn thất hoặc tranh chấp. Cách thức và phạm vi giới hạn trách nhiệm phụ thuộc vào các điều khoản cụ thể trong hợp đồng hoặc thỏa thuận giới hạn trách nhiệm có thể bao gồm giới hạn số tiền bồi thường, giới hạn thời gian đòi hỏi bồi thường, miễn trừ trách nhiệm đối với các trường hợp đặc biệt hoặc giới hạn trách nhiệm cho các bên thứ ba Tuy nhiên việc áp dụng với các trách nhiệm có thể phụ thuộc vào quy định của pháp luật và quan hệ thương mại giữa các bên và không phải lúc nào cũng được công nhận và chấp nhận một cách tổng quát.

2.11.2 Phân tích và đánh giá điều khoản

Trừ khi có quy định cụ thể khác, trong mọi trường hợp, bên bán sẽ không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại gián tiếp, ngẫu nhiên hoặc đặc biệt dưới bất kỳ hình thức nào (nhưng không giới hạn ở việc mất lợi nhuận, mất sản xuất và mất doanh thu) phát sinh ngoài hoặc theo bất kỳ cách nào liên quan đến Hợp đồng này, việc thực hiện hoặc không thực hiện Hợp đồng này.

Trong bất kỳ trường hợp nào, trách nhiệm pháp lý của bên bán (nếu có) phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp theo hoặc liên quan đến việc cung cấp sản phẩm sẽ không vượt quá tổng số tiền tương đương với giá bán đã thỏa thuận cho sản phẩm được cung cấp dưới đây đối với yêu cầu phát sinh.

Nhận xét điều khoản Ưu điểm: Nêu rõ được giới hạn số tiền phải trả theo trách nhiệm pháp lý về những vấn đề phát sinh.

Nhược điểm: Chưa nêu rõ các trường hợp gián tiếp gây ra thiệt hại. Đề xuất chỉnh sửa : Các trường hợp tổn thất hoặc thiệt hại gián tiếp không được bên bán chịu trách nhiệm như tổn thất do lỗi của khách hàng, hoặc thiệt hại do các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn,

Điều khoản chấm dứt hợp đồng

Theo điều 64 Công ước Viên 1980:

1 Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng: a Nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng, hoặc. b Nếu người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận cho họ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó trong thời hạn ấy.

2 Tuy nhiên trong những trường hợp khi người mua đã trả tiền, người bán mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ không làm việc này: a Trong trường hợp người mua chậm thực hiện nghĩa vụ - trước khi người bán biết nghĩa vụ đã được thực hiện, hoặc: b Trong trường hợp người mua vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào khác ngoài việc chậm trễ - trong một thời hạn hợp lý:

- Kể từ lúc người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết sự vi phạm đó, hoặc:

- Sau khi hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận chiếu theo khoản 1 điều 63 hay sau khi người mua đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó.

Theo điều 49:Công ước Viên 1980:

1 Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng: a Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc: b Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này.

2 Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng. a Khi người mua giao hàng chậm trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết rằng việc giao hàng đã được thực hiện b Ðối với mọi trường hợp vi phạm trừ trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý:

Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó.

Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng, họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó, hoặc:

Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2 điều 48 hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ.

2.12.2 Phân tích và đánh giá điều khoản Điều khoản chấm dứt hợp đồng được quy định như sau:

Hợp đồng này có thể bị chấm dứt khi xảy ra một sự kiện bất kỳ trong số các sự kiện dưới đây:

(1) Thỏa thuận bằng văn bản của các bên trong Hợp đồng này.

(2) Bởi bên không vi phạm, do lỗi của bên còn lại vi phạm việc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình theo hợp đồng này, nếu không được khắc phục trong vòng 30 ngày sau khi nhận được thông báo bằng văn bản từ bên không vi phạm

(3) Bởi bên còn lại, khi một trong hai bên (a) thực hiện chuyển nhượng vì lợi ích của chủ nợ, bị tuyên bố phá sản hoặc mất khả năng thanh toán; (b) có đơn yêu cầu giải thể hoặc thanh lý hợp lý nhưng không được hoãn lại hoặc bác bỏ trong vòng 60 ngày; hoặc (c) ngừng kinh doanh vì bất kỳ lý do gì; hoặc

(4) Bởi một trong hai bên, trong trường hợp thời gian sự kiện thuộc Bất khả kháng vượt quá 03 tháng hoặc theo dự kiến hợp lý là vượt quá 03 tháng

• Hợp đồng đã nêu tương đối rõ ràng các trường hợp chấm dứt hợp đồng

• Hợp đồng chưa quy định cụ thể nghĩa vụ của các bên (nếu có) trong trường hợp Hợp đồng bị chấm dứt

Kiến nghị bổ sung : Hợp đồng có thể bổ sung một số các nghĩa vụ (bồi hoàn, bồi thường, hoàn thành nghĩa vụ còn lại, ) của các bên trong trường hợp Hợp đồng bị chấm dứt vì lí do nào đó.

Điều khoản thương mại và trọng tài

2.13.1 Cơ sở lý thuyết Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (arbitration agreement) là nền tảng cho trọng tài quốc tế Nó thể hiện sự đồng thuận của các bên trong việc đưa vụ tranh chấp ra trọng tài và sự đồng thuận là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ quá trình giải quyết tranh chấp nào ngoại trừ tòa án.

Có hai loại thỏa thuận trọng tài cơ bản: (1) điều khoản trọng tài và (2) thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh bằng trọng tài Điều khoản trọng tài là loại thỏa thuận phổ biến nhất, thường được bao gồm trong thỏa thuận chính giữa các bên và là thỏa thuận sẽ đưa một tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai ra trọng tài. Còn thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh là thỏa thuận đưa một tranh chấp đang tồn tại ra trọng tài. Điều khoản trọng tài thường tóm tắt, xuất phát từ việc các bên chưa rõ những dạng tranh chấp nào có thể phát sinh trong tương lai và cách thức tốt nhất để xử lý 34 những tranh chấp đó Trong khi đó, thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh thường có độ dài lớn hơn bởi lúc này tranh chấp đã xảy ra trên thực tế và do đó thỏa thuận này có thể được điều chỉnh để tương thích với hoàn cảnh của vụ việc.

Các vụ kiện trọng tài thương mại quốc tế được tiến hành dựa trên một điều khoản trọng tài trong một hợp đồng thương mại Những điều khoản này thường là điều khoản lúc nửa đêm, do thường là điều khoản cuối cùng được cân nhắc đến trong quá trình thương thảo hợp đồng nên thường không được các bên suy nghĩ đầy đủ, dẫn đến những thỏa thuận không thỏa đáng và khó thực hiện (lựa chọn sai luật nội dung hoặc về địa điểm trọng tài).

Nếu một vụ tranh chấp phát sinh và quá trình tố tụng trọng tài được tiến hành, những vấn đề này sẽ phải được giải quyết trước khi có thể tiếp tục giải quyết những vấn đề tranh chấp thực sự.

Các công ước quốc tế đã tạo ra những tiêu chuẩn có tính quốc tế của một thỏa thuận trọng tài; trong đó, các quy định tại Công ước New York 1958 – Công ước được coi là cột đỡ quan trọng nhất cho sự hiệu quả của trọng tài quốc tế yêu cầu mỗi quốc gia thành viên có nhiệm vụ phải công nhận và đảm bảo hiệu lực cho một thỏa thuận trọng tài khi những điều kiện sau được đáp ứng:

- Thỏa thuận đó được lập bằng văn bản;

- Thỏa thuận về những tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể phát sinh trong tương lai;

- Những tranh chấp này phát sinh từ một quan hệ pháp luật xác định;

- Chúng liên quan đến một vấn đề có thể được giải quyết bằng trọng tài Ở Việt Nam, chỉ có những tranh chấp thương mại mới được coi là giải quyết bằng trọng tài.➢ Luật áp dụng

Luật Trọng tài thương mại (“Luật TTTM”) đã được thông qua năm 2010 Đây là một bước tiến lớn của Việt Nam trong việc phát triển hoạt động trọng tài So với trước đó và so với chuẩn mực thế giới, Luật TTTM đã thể hiện nhiều tiến bộ như ghi nhận tự do lựa chọn của doanh nghiệp, mở rộng loại tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài, tăng thẩm quyền cho Hội đồng trọng tài, đề cao sự trợ giúp củaTòa án (nhất là trong vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời), linh hoạt đối với sử dụng ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài, tăng sự tự do của các bên trong hoạt động trọng tài nhưng cũng đòi hỏi các bên có những chuẩn mực nhất định khi tham gia tố tụng.

2.13.3 Phân tích và đánh giá điều khoản Điều khoản thương mại và trọng tài trong Hợp đồng được quy định như sau:

Tất cả các điều khoản thương mại được quy định trong Thỏa thuận này sẽ được giải thích theo INCOTERMS 2020 mới nhất của Phòng Thương mại Quốc tế. Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này, bao gồm mọi vấn đề liên quan đến sự tồn tại, hiệu lực hoặc chấm dứt của hợp đồng, sẽ được chuyển đến và giải quyết cuối cùng bởi trọng tài do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) quản lý theo Quy tắc Trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Quy tắc VIAC) tại thời điểm hiện hành, những quy tắc nào được coi là được đưa vào bằng cách tham chiếu trong điều khoản này địa điểm trọng tài sẽ ở

Hà Nội, Việt Nam Hội đồng trọng tài sẽ bao gồm một (01) trọng tài viên Phán quyết do trọng tài đưa ra sẽ là phán quyết cuối cùng ràng buộc đối với cả hai bên liên quan và phán quyết về phán quyết được đưa ra có thể được đưa ra tại bất kỳ tòa án nào có thẩm quyền xét xử Ngôn ngữ của trọng tài sẽ là tiếng Anh.

• Hợp đồng đã chỉ rõ các điều khoản thương mại được quy định trong Hợp đồng sẽ được giải thích theo INCOTERMS 2020 Điều này phù hợp với tập quán thương mại quốc tế Tuy nhiên, INCOTERMS chủ yếu quy định các điều khoản liên quan đến vận tải và chuyển giao rủi ro, không bao gồm các điều khoản khác Do đó, Hợp đồng nên trích dẫn thêm một số văn bản liên quan làm cơ sở cho các điều khoản khác mà INCOTERMS không quy định.

• Hiện nay, theo khoản 3 Điều 317 Luật Thương mại Việt Nam 2005, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp, đó là: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài Cụ thể, trong hợp đồng quy định bất cứ tranh chấp xuất phát từ hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng một cách thiện chí giữa người mua và người bán Vì vậy, điều khoản này phù hợp với quy định của pháp luật.

• Tuy nhiên, nếu như có tranh chấp xảy ra giữa hai bên mà không thể giải quyết được thông qua thỏa thuận sẽ được đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).

• Theo khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài Vì thế điều khoản này cũng phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều khoản giao dịch chung

2.14.1 Cơ sở lý thuyết Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này (Khoản 1 Điều 406 BLDS 2015). Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó Ngoài ra, Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, giảm trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.14.2 Phân tích và đánh giá điều khoản

Mọi sửa đổi trong hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc fax và được hai bên xác nhận.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị đến ngày 31/12/2023 hoặc ngày hoàn thành mọi trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên quy định tại hợp đồng này Hợp đồng này sẽ tự động trở nên vô hiệu khi hết hạn sau khi cả hai bên hoàn thành mọi trách nhiệm và nghĩa vụ. ĐỂ LÀM BẰNG CHỨNG, các bên dưới đây đã thực hiện Thỏa thuận này để được ký bởi người đại diện được ủy quyền hợp pháp của họ thành hai bản kể từ ngày và năm được ghi đầu tiên ở trên Hợp đồng này được ký thành hai (02) bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ một (01) bản.

Nhận xét điều khoản Điều khoản này có nói rõ về hình thức thay đổi, sửa đổi nội dung trong hợp đồng: khi hai bên có nguyện vọng thay đổi hoặc sửa đổi nội dung trong hợp đồng thì cần phải lập thành văn bản, đồng thời phải thông qua sự chấp thuận của hai bên thì mới được thực hiện thay đổi hoặc sửa đổi đó Các bên sẽ không được sửa đổi hợp đồng bằng bất cứ hình thức nào khác ngoài văn bản. Điều 29 CISG có quy định:

“1 Hợp đồng có thể bị sửa đổi hoặc chấm dứt theo chính sự thỏa thuận giữa các bên.

2 Hợp đồng thể hiện bằng văn bản trong đó có quy định rằng việc sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng cũng phải thể hiện bằng văn bản thì các bên không thể sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng bằng hình thức khác Tuy nhiên, một bên không thể viện dẫn quy định này nếu hành vi của họ làm cho bên kia hành động dựa trên hành vi đó.”

Như vậy, việc chỉ chấp nhận thay đổi nội dung bằng văn bản có sự chấp thuận của cả 2 bên như trong hợp đồng đã quy định là hoàn toàn hợp pháp theo CISG.

HỢP ĐỒNG SAU KHI ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA, BỔ SUNG ĐƯỢC TRÌNH BÀY TẠI PHỤ LỤC 8.

PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

Hoá đơn thương mại

Khái niệm : Hoá đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hoá Hoá đơn thương mại do người bán phát hành xuất trình cho người mua sau khi hàng hoá được gửi đi Là yêu cầu của người bán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng theo những điều kiện cụ thể ghi trên hoá đơn.

Nội dung: Một hóa đơn thương mại gồm có những nội dung cơ bản như một hóa đơn bán hàng hóa hay dịch vụ trong nước như:

• Số hóa đơn thương mại

• Ngày/tháng/năm lập hóa đơn

• Họ tên và địa chỉ người bán hàng

• Họ tên và địa chỉ của người mua (Hoặc người thanh toán)

• Điều kiện giao hàng (Theo địa điểm/thời gian)

• Số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng

• Tổng số tiền phải thanh toán (Ghi bằng số và chữ), thuế VAT (nếu có)

Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, do đa số trường hợp người bán và người mua không thể gặp nhau trực tiếp để thực hiện thanh toán nên hóa đơn thương mại quốc tế có một số điểm khác với hóa đơn bán hàng hóa hay dịch vụ trong nước Cụ thể:

- Hóa đơn trong thương mại quốc tế thông thường được lập với đơn vị tiền tệ là đồng tiền đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, có các điều kiện giao hàng chi tiết, thanh toán phù hợp với quy định trong hợp đồng và đảm bảo tuân thủ luật pháp hay các tập quán quốc tế trong thương mại quốc tế.

- Trường hợp giữa người bán và người mua không có quy định cụ thể về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn thương mại thì ngôn ngữ thường được sử dụng là Tiếng Anh, trong khi hóa đơn bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ trong nước thường được lập bằng các ngôn ngữ bản địa.

- Trong việc thanh toán tiền hàng, hoá đơn thương mại giữ vai trò trung tâm trong bộ chứng từ thanh toán Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thông qua hoá đơn, người trả tiền có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của hối phiếu Nếu không dùng hối phiếu để thanh toán, hoá đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.

- Khi khai báo hải quan, hoá đơn nói lên giá trị hàng hoá và là bằng chứng cho việc mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám quản và tính tiền thuế.

- Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn với chữ ký chấp nhận trả tiền của người mua có thể làm vai trò của một chứng từ bảo đảm cho việc vay mượn.

- Hoá đơn cũng cung cấp những chi tiết về hàng hoá, cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hàng hoá với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.

- Trong một số trường hợp nhất định bản sao của hoá đơn được dùng như một thư thông báo kết quả giao hàng, để người mua chuẩn bị nhập hàng và chuẩn bị trả tiền hàng.

- Nhìn chung, hoá đơn thương mại đã trở nên phổ biến trong thời đại hội nhập ngày nay, bất kì một hoạt động giao dịch thương mại nào (xuất khẩu hay nhập khẩu) đều phải cần hoá đơn Từ đó cho thấy việc nhận biết và thành lập một hoá đơn đúng đang là một yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, vì khi một hoá đơn bị sai sót thì sẽ gây ra nhiều trở ngại cho các nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu.

3.1.2 Phân tích hóa đơn thương mại

Thông tin người xuất khẩu:

- Tên người xuất khẩu: BONGSAN CO., LTD

- Địa chỉ: 68 HODOOSAN-RO , SEO-GU, INCHEON, KOREA

Thông tin người nhập khẩu

- Tên : Công ty cổ phần công nghiệp KAMI

-Địa chỉ: đường 206, khu D, Khu công nghiệp phố nội A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam

Cảng bốc/ Cảng dỡ hàng:

- Cảng dỡ hàng: Hai phong port Vietnam Điều kiện cơ sở giao hàng, tổng số tiền:

- Tổng số tiền thanh toán: 19,357.92USD

- Đồng tiền thanh toán: Đô la Mỹ - USD

- Điều khoản Incoterm: CIF cảng Hải Phòng, Việt Nam, Incoterm 2020

+ Phương thức thanh toán (Payment method): bằng T/T trong vòng 3 ngày sau khi nhận bản sao tài liệu vận chuyển

+ Điều kiện giao hàng: CIF- HAIPHONG PORT, VIETNAM ( INCOTERM

+ Ngân hàng (Bank): ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc, chi nhánh

+ Mã số định danh ngân hàng (BIC/SWIFT): IBKOKRSE

- Tên hàng hoá: Kim loại đồng Phosphor, lớp 1, hạng B

- Đóng gói: đóng gói xuất khẩu theo tiêu chuẩn

- Điều kiện xuất khẩu: Sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc

Chữ ký của bên xuất khẩu:

• Hóa đơn thương mại đã thể hiện khá đầy đủ các thông tin cần thiết như: số và ngày lập hóa đơn, Thông tin người bán và người mua, Thông tin hàng hóa, Các điều kiện giao hàng và thanh toán,

• Các nội dung trong hóa đơn thương mại thống nhất với nội dung trong hợp đồng và các chứng từ liên quan.

• Hóa đơn thể hiện đầy đủ điều kiện giao hàng, đã dẫn chiếu Incoterm 2020.

• Đồng tiền ghi trong hóa đơn chiếu lệ trùng khớp với hợp đồng (Đồng Đô la Mỹ) Đây là đồng tiền mạnh, tự do di chuyển - thỏa mãn các yếu tố cần có của đồng tiền trong giao dịch thương mại quốc tế.

• Theo UCP600, Hóa đơn thương mại không cần phải ký nhưng bên bán vẫn trình hóa đơn có dấu và chữ ký đầy đủ do bên mua cần cho các mục đích khác như: xuất trình cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa hay muốn lưu trữ chứng từ của bộ phận kế toán.

• Hóa đơn thương mại chưa có ngày giao hàng dự kiến

• Hoá đơn thiếu thông tin về số container và số seal

• Thiếu số tiền thanh toán bằng chữ.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

Certificate of origin – C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan. Đặc điểm:

- C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được mặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải.

- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận.

- Quy tắc xuất xứ áp dụng có thể là các quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác) C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó.

Giấy chứng nhận xuất xứ C/O bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

-Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể tương ứng

-Thông tin của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu

- Tiêu chí về vận tải (Tên phương tiện vận tải, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn, )

- Tiêu chí về hàng hóa (Tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hóa, trọng lượng, số lượng, giá trị, )

- Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (Tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu

Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O):

-Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính sách thương mại;

- Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) hoặc ưu đãi khác hay không;

-Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia;

-Áp dụng quy định về yêu cầu gắn nhẵn, mác đối với hàng hóa;

-Dùng cho việc mua bán của chính phủ.

- Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa giúp có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

Các loại C/O tại Việt Nam:

Tùy từng lô hàng cụ nước nào, ) mà loại C/O

C/O phổ biến thể (loại hàng gì, xuất xứ quốc gia nào, xuất khẩu đến cụ thể sẽ được xác định Tại Việt Nam, có tất cả 12 loại

- C/O form A: ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cấp cho Việt Nam xuất khẩu sang các nước

- C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT

-C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc

- C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam - Lào

-C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN - Hàn Quốc

C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP

- C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi

- C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)

- C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam - EU

-C/O form Mexico (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico

- C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của

- C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của

3.2.2 Phân tích giấy chứng nhận nguồn gốc (kèm nhận xét)

Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ

• Loại mẫu C/O: giấy chứng nhận xuất xứ này không ghi rõ giấy chứng nhận xuất xứ thuộc mẫu nào.

• Tổ chức cấp C/O: Republic of Korea

• Thông tin người xuất khẩu (Exporter)

- Tên người xuất khẩu: BONGSAN CO., LTD

- Địa chỉ: 68 HODOOSAN-RO , SEO-GU, INCHEON, KOREA

• Thông tin người nhận hàng (Consignee)

- Tên người nhận hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP KAMI

- Địa chỉ: Đường 206 Khu D, KCN Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

• Chi tiết về vận tải và tuyến đường

- Phương thức vận tải: container

• Thông tin về hàng hóa:

- Tên hàng: Kim loại Đồng Phosphor

- Khối lượng: net weight: 2000kgs, gross weight: 2,104kgs

• Cam kết của nhà xuất khẩu:

Người ký tên dưới đây tuyên bố rằng các chi tiết và tuyên bố trên là chính xác,rằng tất cả hàng hóa được sản xuất tại Hàn Quốc và chúng tuân thủ Quy tắc xuất xứ của nước Đại Dân quốc (The Republic of Korea).

• Giấy chứng nhận xuất xứ này đã có đầy đủ những nội dung cơ bản và cần thiết nhất của một C/O.

• Nội dung của C/O chắc chắn, thống nhất và đầy đủ với các chứng từ khác.

• Thiếu một số thông tin chi tiết: mẫu C/O, thông tin liên hệ hai bên,

• Không ghi rõ C/O này thuộc mẫu nào

• Thiếu thông tin cụ thể về bên xuất khẩu và nhập khẩu: số điện thoại liên hệ, mã fax, mã số thuế

• Bổ sung thông tin về chữ ký và con dấu của các bên xuất khẩu và nhập khẩu

Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển (Bill of lading) được viết tắt là B/L, là chứng từ hợp pháp chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp, trong đó nêu chi tiết về chủng loại, số lượng và điểm đến của hàng hóa được vận chuyển.

Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở Vận tải đơn đường biển là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.

Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính:

• Vận đơn là bằng chứng xác nhận người chở hàng đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn theo thông tin trên bill: Người nhận, người gửi, chủng loại, số lượng hàng hóa, tình trạng….

• Vận đơn là giấy tờ có giá trị dùng để thanh toán, định đoạt tại ngân hàng. Vận đơn minh chứng cho quyền sở hữu hàng hóa do đó vận đơn GỐC có thể mua bán được.

• Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển đã được ký Trong thuê tàu chuyến thì người vận chuyển và chủ hàng phải ký kết trước hợp đồng Tuy nhiên trong thuê tàu chợ (tàu container, hàng LCL) thì hãng tàu không có ký kết hợp đồng trước, mà hai bên chỉ có giấy xác nhận lưu cước (Booking note) sau khi hàng đã lên tàu cấp bill thì trách nhiệm mỗi bên mới bắt đầu.

Vận đơn có rất nhiều tác dụng trong giao dịch ngoại thương Sau đây là một số tác dụng chính:

• Vận đơn có tính pháp lý điều chỉnh mối quan hệ người chớ hàng, người xếp hàng và người nhận hàng.

• Vận đơn là căn cứ để khai hải quan, Manifest.

• Vận đơn xác nhận số lượng, chủng loại hàng người bán gửi cho người mua từ đó làm cơ sở để đóng thuế xuất nhập khẩu.

• Vận đơn là một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

• Vận đơn có thể làm giấy tờ mua bán, chuyển nhượng…

Căn cứ vào phê chú trên vận đơn

• Vận đơn hoàn hảo (clean bill): là vận đơn không có thêm điều khoản nào hay ghi chú rõ ràng điều kiện khiếm khuyết của hàng hóa hay của bao bì hàng hóa.

• Vận đơn không hoàn hảo (Unclean bill): là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì Đối với các loại B/L này, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán, trừ khi có quy định riêng.

Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển

• Vận đơn gốc (Original Bill): là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá.

• Vận đơn bản sao (Copy B/L): nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NOT NEGOTIABLE Có nghĩa là không được chuyển nhượng.

• Vận đơn đích danh (Straight Bill): là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill.

• Vận đơn theo lệnh (To order Bill): Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng Trên vận đơn “To Order” ô Consignee có thể thi: To order of consignee, to order of bank… Bạn phải chú ý ký hậu và đóng dấu khi gặp vận đơn này Việc ký hậu và đóng dấu là cách chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng Thường ký hậu và đóng dấu vào mặt sau của Bill.

• Vận đơn vô danh (To bearer Bill): Không ghi tên hay bất cứ thông tin gì trong mục consignee hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ lệnh nào

• Vận đơn tàu chợ (Liner Bill): là loại vận đơn được sử dụng khi thuê tàu container để chở hàng Đây là loại thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường.

• Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill): là loại vận đơn phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm “to be used with charter party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu).

• Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng xếp hàng sang cảng dỡ hàng không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.

• Vận đơn chở suốt (Through Bill): cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không Trong loại vận đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở Tuy nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu Vận đơn địa hạt này như là

1 biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau.

• Vận đơn đa phương thức (Multimodal Bill, Intermodal Bill or Combined Bill): vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức

“door to door” Có thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hợp như: đường biển, hàng không, đường bộ…

Nội dung của vận đơn

• Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề

• Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vận tải

• Tên địa chỉ của Người giao hàng (Shipper, Consignee, Sender): thường là bên bán.

Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan (Customs Declaration) được xem là một văn bản mà theo đó người chủ của hàng hóa phải kê khai chi tiết số hàng hóa đó cho bên lực lượng kiểm soát khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa vào nước ta. Hay hiểu đơn giản, khi bạn có một lô hàng nào đó cần phải xuất đi hoặc nhập về thì bạn phải làm thủ tục hải quan, trong đó tờ khai hải quan là không thể thiếu, bắt buộc phải có, nếu không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Với doanh nghiệp, tờ khai hải quan là một bộ phận không thể thiếu trong thủ tục hải quan, giúp doanh nghiệp nhận được hàng vào hoặc xuất được hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp Với chính phủ, tờ khai hải quan có chức năng quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp đảm bảo việc hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta không thuộc danh mục hàng cấm, giúp tính và thu thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác

- Tổng quan: Tên tờ khai, số tờ khai hải quan, mã phân loại kiểm tra, đơn vị hải quan, ngày giờ đăng ký, mã bộ phận xử lý tờ khai, mã hàng hóa đại diện tờ khai, mã loại hình

- Công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu

- Phương thức, phương tiện vận chuyển

- Tên hàng, khối lượng, giá trị hàng hóa

- Các chỉ thị của hải quan

3.4.2 Phân tích tờ khai hải quan (kèm nhận xét)

Tờ khai hải quan được phân tích gồm 3 trang và đầu mỗi trang là phần thông tin chung có kết cấu giống hệt nhau bao gồm:

• Tên tờ khai: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan)

• Số tờ khai đầu tiên

• Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: trống

• Mã phân loại kiểm tra: 1 - thuộc hàng hóa phân luồng xanh: Hàng hóa được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, chấp nhận thông tin Tờ khai hải quan.

Mã loại hình E11: Dựa theo bảng mã loại hình của Tổng cục hải quan, đây là mã loại hình xuất nhập khẩu dựa vào nhập nguyên liệu DNCX từ nước ngoài và chỉ sử dụng trong trường hợp nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất hàng hóa cho doanh nghiệp.

Mã hiệu phương thức vận chuyển: 3 - Đường biển (hàng rời, lỏng)

• Phân loại cá nhân/ tổ chức: chỉ tiêu này cung cấp thông tin về tính chất giao dịch, cụ thể trong trường hợp này là tổ chức/ công ty gửi tổ chức/ công ty.

• Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai: 7405

• Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: HUNGYENHP - đây là tên viết tắt của Chi cục Hải Quan Hưng Yên

• Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00 - Đội thủ tục hàng hóa XNK

• Ngày đăng ký: 08/05/2023 16:23:14 Đây là phần thường do hệ thống tự cập nhật, là ngày và giờ người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ IDC - đăng ký tờ khai nhập khẩu

• Ngày thay đổi đăng ký: trống

• Thời gian tạm nhập tái xuất: trống Đơn vị xuất nhập khẩu: Nội dung này được trình bày ở trang 1, ngay sau phần thông tin cơ bản của tờ khai Ở phần ngày gồm có những chỉ tiêu thông tin sau:

• Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP KAMI

• Địa chỉ: Đường 206 Khu D, KCN Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

• Người ủy thác nhập khẩu:

⇒ Doanh nghiệp không tiến hành ủy thác nhập khẩu

Trong phần này chỉ có 2 chỉ tiêu thông tin là tên người xuất khẩu và địa chỉ người xuất khẩu có yêu cầu bắt buộc Các thông tin yêu cầu nhập dạng in hoa không dấu Không nên nhập liệu những thông tin khác trong trường hợp không xác định được độ chính xác của thông tin.

• Địa chỉ: 69 HODOOSAN-RO SEO-GU INCHEON KOREA

• Người ủy thác xuất khẩu: Trống

• Người ủy thác xuất khẩu: Trống

• Đại lý Hải quan: Trống

Chỉ nhập liệu khi người khai chỉ thực hiện nghiệp vụ IDA, các nghiệp vụ khác do đại lý hoặc đơn vị khác thực hiện Ở đây phần thông tin này để trống do người nhập khẩu đã tự thực hiện các nghiệp vụ trong thủ tục Hải quan.

• Mã nhân viên Hải quan: Trống

• Số lượng: 4 DR Đơn vị tính DR có nghĩa là thùng phi

• Tổng trọng lượng hàng (Gross): 2.104 KGM (Kilogram)

• Địa điểm lưu kho: 03TGC06 CTY LOGISTIC XANH C2

• Địa điểm dỡ hàng: VNHIA CANG HAI AN

• Địa điểm xếp hàng: KRPUS PUSAN

• Phương tiện vận chuyển: 9999 SM TOKYO V.2309W

Phần 9999 nghĩa là thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng ký vào hệ thống

• Ký hiệu và số hiệu: Trống

• Ngày được phép nhập kho đầu tiên: Trống

• Mã văn bản pháp quy khác: Trống

Mã hóa đơn A thể hiện đây là hóa đơn thương mại

• Số tiếp nhận hóa đơn điện tử: Trống

• Phương thức thanh toán: KC - mã của phương thức thanh toán khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT) Đây là trường hợp thanh toán bằng nhiều các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức

• Tổng giá trị hóa đơn: A - CIF - USD - 19.357,92

Tổng giá trị hóa đơn là 19.357,92 USD theo điều kiện CIF, mã hóa đơn A thể hiện giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền

• Tổng trị giá tính thuế: 450.652.377,6

• Tổng hệ số phân bổ trị giá: 19.357,92 -

• Mã kết quả kiểm tra nội dung: Trống

Phần này chỉ được ghi trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu quy định

• Mã phân loại khai trị giá: 6 - Phương pháp được sử dụng để xác định trị giá hải quan là phương pháp trị giá giao dịch (lô hàng đủ điều kiện)

• Khai trị giá tổng hợp: Trống

• Các khoản điều chỉnh: Trống

• Các chi tiết khai trị giá: 01052023#& Doanh nghiệp thanh toán TT

• Tổng tiền thuế phải nộp: Trống

• Số tiền bảo lãnh: Trống

• Tỷ giá tính thuế: USD - 23.280

• Mã xác định thời hạn nộp thuế: Trống

• Mã lý do đề nghị BP: Trống Để trống do đây không thuộc trường hợp đề nghị giải phóng hàng trên cơ sở bảo lãnh

• Phân loại nộp thuế: A - giao dịch không thực hiện chuyển khoản

• Tổng số trang của tờ khai: 3

• Tổng số dòng của tờ khai: 1

• Số đính kèm khai báo điện tử:

• Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp

• Số quản lý người sử dụng: 00022

• Tên trưởng đơn vị hải quan: CCT CC HQ Hưng Yên

• Ngày hoàn thành kiểm tra: 08/05/2023 16:23:14

• Phân loại thẩm tra sau thông quan: Trống

• Ngày hoàn thành kiểm tra BP:

• Ngày hoàn thành kiểm tra BP: Trống

• Số ngày mong đợi đến khi cấp phép nhập khẩu: Trống

• Tổng số tiền thuế chậm nộp: Trống

• Thời hạn cho phép vận chuyển bảo thuế (khởi hành): 09/5/2023

• Thông tin trung chuyển: Trống

• Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: 03PLCPL - Ngày đến: 09/05/2023

• Mã quản lý riêng: 103PL

• Mã phân loại tái xác nhận giá: Trống

• Mô tả hàng hóa: CU-P#&Hợp kim đồng chủ dạng hạt 15P, dùng cho lò nấu đồng, hàng mới 100%

• Đơn giá hóa đơn: 9,67896 USD/KGM

• Trị giá tính thuế: Trống

- Trị giá tính thuế (S): 450.652.377,6 VND

- Số lượng tính thuế: Trống

- Số tiền miễn giảm: Trống

- Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Trống

- Danh mục miễn thuế nhập khẩu: Trống

- Đơn giá tính thuế: 225.326,1888 VND/KGM

- Mức áp dụng thuế tuyệt đối: Trống

- Nước xuất xứ: KR - R.KOREA - B30

- Mã ngoài hạn ngạch: Trống

- Miễn/ giảm/ không chịu thuế nhập khẩu: XNK32 Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu PTQ

• Trị giá tính thuế: 450.652.277,6 VND

• Số tiền miễn giảm: Trống

• Mã áp dụng thuế suất: V

• Số lượng tính thuế: Trống

• Miễn/ giảm/ không chịu thuế và thu khác: VK130 hàng mua bán giữa nước ngoài với khu PTQ, giữa các khu PTQ

• Tờ khai Hải quan có nội dung đầy đủ, rõ ràng và chính xác

• Tờ khai Hải quan này có đầy đủ thông tin đơn vị Hải quan cửa khẩu, công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu, phương thức và phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, tên hàng hóa, khối lượng hàng hóa, trị giá hàng hóa xuất khẩu, nghĩa vụ thuế, các chỉ thị hải quan đối với lô hàng xuất khẩu,

• Các thông tin trong tờ Hải quan trùng khớp với các thông tin trong Vận đơn, Hóa đơn thương mại, Packing list,

• Nhìn chung tờ khai Hải quan có đầy đủ thông tin cần thiết, các thông tin và số liệu đều trùng khớp với thông tin và số liệu ở các chứng từ khác của bộ chứng từ.

Phiếu đóng gói hàng hóa

Khái niệm: Phiếu đóng gói (Packing List) là bảng kê hàng hóa đóng trong một kiện hàng, là một thành phần trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa Nó mô tả chi tiết nội dung lô hàng và thông thường không bao gồm giá trị lô hàng.

Packing List thường có 3 loại:

• Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing List) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết.

• Phiếu đóng gói trung lập (Neutral Packing List) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán.

• Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng (Packing and Weight List).

Packing List cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trong lượng bao gồm cả bao bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói Từ đó chúng ta tính toán được một số phần như sau:

- Sắp xếp kho chứa hàng.

- Bố trí được phương tiện vận tải.

- Bốc dỡ hàng dùng thiết bị chuyên dụng như máy móc hay thuê công nhân.

- Mặt hàng có bị kiềm hóa hay không

-Ngay sau khi đóng hàng xong, người bán sẽ gửi ngay cho người mua

Packing List để người mua kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.

- Số hiệu và ngày tạo hóa đơn.

- Thông tin về họ tên, địa chỉ của người mua và người bán.

- Cảng để bốc dỡ hàng hóa, xếp hàng hóa, cảng đến.

- Thông tin về tàu chở hàng hóa như số chuyến, tên của tàu.

- Thông tin của các loại hàng hóa: khối lượng, kích thước, số lượng, mô tả hàng, số kiện, thể tích hàng.

- Ngoài ra, đôi khi phiếu đóng gói còn ghi rõ tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói và người kiểm tra kỹ thuật Tùy theo loại hàng hóa mà thiết kế một Packing List với các nội dung thích hợp.

3.5.2 Phân tích phiếu đóng gói hàng hóa

Cụ thể nội dung chính trong Packing List tuân theo với mẫu chuẩn và phù hợp với thông tin trong Hóa đơn Thương mại.

Phân tích phiếu đóng gói hàng hóa

Bên giao hàng (shipper): Công ty TNHH BONGSAN Địa điểm: Số 68, SỐ 68, HODOOSAN-RO SEO-GU INCHEON, KOREA

Tax Code: 1378114106 Địa chỉ gmail: bongsan21@daum.net

Bên nhận hàng (Consignee): Công Ty Cổ phần Công nghiệp Kami Địa chỉ: Đường 206, Khu D, Khu công nghiệp Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam

Nơi nhận thông báo hàng đến (Notify Party): Công Ty Cổ phần Công nghiệp

Kami Địa chỉ: Đường 206, Khu D, Khu công nghiệp Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam

Cảng bốc/ Cảng dỡ hàng:

+Cảng dỡ hàng: Hai phong port Vietnam

+Tàu vận chuyển: SM TOKYO, số chuyến: 2309W

+ Phương thức thanh toán (Payment method): bằng T/T trong vòng 3 ngày sau khi nhận bản sao tài liệu vận chuyển

+ Điều kiện giao hàng: CIF- HAIPHONG PORT, VIETNAM ( INCOTERM

+ Ngân hàng (Bank): ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc, chi nhánh

+Mã số định danh ngân hàng (BIC/SWIFT): IBKOKRSE

+Tên hàng hoá: Kim loại đồng Phosphor, lớp 1, hạng B

+Đóng gói: đóng gói xuất khẩu theo tiêu chuẩn

+Điều kiện xuất khẩu: Sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc

+Tổng khối lượng tịnh: 2,000.000 KGS

+Tổng khối lượng cả bì: 2,104.000 KGS

• Phiếu đóng gói hàng hóa trên đầy đủ thông tin về số ngày lập hóa đơn, địa chỉ, số điện thoại người mua và người bán, số lượng, khối lượng tịnh và khối lượng cả bì.

• Đầy đủ thông tin cảng đến, cảng đi và tên tàu, số chuyến, ngày khởi hành.

• Đầy đủ phương thức thanh toán

• Hình thức của phiếu đóng gói gần giống với hóa đơn thương mại tuy nhiên chức năng của hai chứng từ là khác nhau.

• Các nội dung trên hoàn toàn phù hợp với nội trong Hóa đơn thương mại.

• Phiếu đóng gói hàng hóa này đã chỉ ra số hóa đơn, ngày lập hóa đơn

• Thông tin bên bán và bên mua chưa đầy đủ, còn thiếu mã số thuế.

• Chưa liệt kê cụ thể quy cách, đóng gói hàng hóa và điều kiện cơ sở giao hàng.

• Thiếu thông tin về hành trình chuyên chở.

• Bổ sung thông tin đầy đủ về bên bán, bên mua, thông tin hành trình chuyên chở Liệt kê cụ thể quy cách đóng gói; điều kiện cơ sở giao hàng.

Giấy báo hàng đến

-Giấy báo hàng đến hay thông báo hàng về (A/N) là chứng từ vận tải do hãng vận tải (hãng tàu, hãng bay ) có sở hữu phương tiện vận tải hoặc các công ty dịch vụ logistics phát hành gửi cho người nhận hàng đứng tên trên vận đơn với mục đích thông báo lịch hàng về, số lượng hàng cập bến, địa chỉ nhận hàng và những thông tin liên quan khác Chủ hàng khi nhận được thông báo hàng về sẽ dựa vào các thông tin thể hiện trên giấy báo hàng để có phương án khai thác hàng phù hợp.

- Thời điểm phát hành giấy báo hàng về (Arrival notice): Thông thường giấy báo hàng sẽ được gửi cho chủ hàng/consignee trước ngày hàng về từ 2-4 ngày.

- Ai là người phát hành giấy báo hàng: Nếu chủ hàng đặt cước trực tiếp với hàng tàu sẽ nhận được giấy báo hàng do hãng gửi, nếu đặt qua các công ty dịch vụ logistics sẽ nhận được giấy báo hàng từ các công ty dịch vụ này gửi

-Giấy báo hàng đến (A/N) là chứng từ chỉ có trong hàng nhập

- Mục đích của giấy báo hàng để thông báo về tình trạng hàng về, thông tin hàng hóa,số lượng và thông báo về cước phí vận tải có thể người mua phải thanh toán tại đầu nhập

- Ngoài ra trong thực tế làm hàng xuất nhập khẩu khi có giấy báo hàng về doanh nghiệp mới xác định được chính xác về thông tin hàng hóa xem về đủ thay thiếu, và thời gian có thay đổi gì như dự kiến không.

- Giấy báo hàng đến là chứng từ rất quan trọng dây là căn cứ để khai báo hải quan nhập khẩu, cần đặc biệt lưu ý khi check chứng từ này.

• Người nhận: Công Ty Cổ phần Công nghiệp Kami

• Người gửi: Công ty TNHH BONGSAN, Hàn Quốc

• Phương tiện chở hàng: Tàu SM TOKYO - số chuyến: 2309W

• Ngày hàng về dự kiến: 06/05/2023

• Dự kiến đến cảng dỡ hàng: HAIPHONG, VN/ [VNHIA]CANG HAI AN

• Mã số Container: TCKU6685973/DYL530114(40’HQ)

• Tên hàng hóa: AS PER BILL

• Trọng lượng/ thể tích: 2,104.000 KGS/ 1.560 CBM

• Phí chứng từ: 909,755 VND (38.50 USD)

• Phí làm hàng: 909,755 VND (38.50 USD)

• Phí khai thác hàng: 875,028 VND (37.03 USD)

• Phí làm hàng tại cảng: 49

• TỔNG (đã bao gồm phí VAT): 3,186,742 VND (134.86 USD)

 Nhận xét: Đây là giấy báo hàng đến do công ty Logistics phát hành Trong giấy báo đã có đầy đủ các thông tin liên quan để người mua có thể nhận hàng và các loại phí cần thanh toán khi nhận hàng.

TÁI HIỆN LẠI QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Xin phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau. Tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng phải xin phép nhập khẩu Tùy theo quy định của từng quốc gia và tùy từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng phải xin phép nhập khẩu cũng khác nhau Nếu hàng nhập khẩu nằm trong diện phải xin phép nhập khẩu của quốc gia đó, đơn vị kinh doanh nhập khẩu bắt buộc phải xin phép mới có thể thực hiện được hợp đồng nhập khẩu.

Pháp luật Việt Nam quy định: “Mọi việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu Cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là Bộ Ngoại Thương”.

Sản phẩm nhập khẩu của Công ty Cổ phần công nghiệp KAMI là Hợp kim đồng photpho cấp 1 loại B, có mã HS là 74050000 Hàng hóa trong hợp đồng không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện, do đó doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa này bình thường theo thỏa thuận của hai bên.

Bảo hiểm

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với hàng hóa nếu chẳng may hàng hóa gặp những thiệt hại, mất mát, rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Vai trò của bảo hiểm hàng hóa: Giúp các doanh nghiệp ổn định được hoạt động kinh doanh và đảm bảo được sự uy tín của mình Loại bảo hiểm này có giá trị đối với tất cả các loại hình vận chuyển như: vận chuyển qua đường bộ, qua đường thủy, qua đường sắt và đường hàng không với phạm vi vận chuyển trên toàn quốc và trên cả thế giới.

Những tổn thất được chấp nhận bồi thường thông qua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu:

• Tàu, thuyền bị mắc cạn, chìm đắm, lật úp.

• Phương tiện vận chuyển trên đất liền bị lật đổ hay trật bánh.

• Va chạm của tàu thuyền, phương tiện vận chuyển với bất kỳ vật thể khác không phải nước.

• Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn.

Trong hợp đồng này, thỏa thuận hai bên chọn phương thức CIF Incoterms

• Hàng hóa bắt buộc sẽ do bên xuất khẩu là Công ty TNHH Bongsan có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho chặng vận chuyển chính Giá bảo hiểm theo Hợp đồng ngoại thương tương ứng 110% giá trị hóa đơn cho mọi rủi ro.

• Rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ cảng xếp hàng, chứ không phải tại cảng dỡ Vì thế, bên bán là Công ty TNHH Bongsan sẽ chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho phía bên mua là Công ty cổ phần KAMI, đồng thời bên xuất khẩu cũng chịu trách nhiệm gửi đơn bảo hiểm cùng chứng từ cho phía bên nhập khẩu Như vậy, phía Công ty cổ phần KAMI sẽ là bên được hưởng bảo hiểm.

Nhận chứng từ để làm hồ sơ nhập khẩu

Bên mua là Công ty cổ phần KAMI nhận bộ chứng từ theo hợp đồng từ Công ty TNHH Bongsan để tiến hành làm hồ sơ nhập khẩu.

Bộ chứng từ đầy đủ từ bên xuất khẩu gồm:

• Hóa đơn điện tử (đã ký): 3 bản gốc

• Phiếu đóng gói: 3 bản gốc

• Hợp đồng bảo hiểm 110% giá trị hóa đơn cho mọi rủi ro gồm 3 bản sao

• Chứng nhận thử nghiệm/ Báo cáo thử nghiệm: 3 bản gốc

• Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ được phát hành bởi Nhà sản xuất: 3 bản gốc

Thanh toán theo quy định của hợp đồng

Theo điều kiện CIF – Incoterms 2020 CÔNG TY CỔ PHẦN KAMI thực hiện thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết đó là thanh toán bằng hình thức TT (Telegraphic Transfer) Đây là phương thức thanh toán quốc tế mà ở đó người mua hàng sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho bên bán thông qua phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex) Quy trình chuyển tiền (TT):

• Công ty TNHH BONGSAN giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa như thỏa thuận trong hợp đồng

• Công ty Cổ phần KAMI viết giấy yêu cầu chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) gửi đến ngân hàng đại diện của mình đề nghị chuyển tiền cho Công ty TNHH BONGSAN

• Sau khi xác nhận tính hợp lệ của bên mua, ngân hàng sẽ chuyển tiền cho bên thụ hưởng, lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển tiền cho Công ty TNHH BONGSAN và gửi giấy nợ, đồng thời báo cho bên nhập khẩu biết lệnh chuyển tiền của họ đã được chấp thuận

• Ngân hàng đại lý báo cáo lại và chuyển tiền cho Công ty TNHH BONGSAN

Sau khi chuyển tiền thành công, ngân hàng của người bán ghi có và báo có cho người bán, ngân hàng bên mua sau khi chuyển tiền ghi nợ, báo nợ cho bên mua Điều khoản thanh toán trong Hợp đồng ngoại thương yêu cầu bên mua phải thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả trong vòng 03 ngày sau khi nhận được bản sao bộ chứng từ giao hàng, gồm:

• Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc

• Đồng tiền thanh toán: USD

• Phương thức thanh toán: 100% TT (Telegraphic

Transfer) Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên quan:

• Bên mua: Công ty cổ phần KAMI

• Ngân hàng bên bán: INDUSTRIAL BANK OF KOREA (INCHEON SEOBUSANDAN BRANCH )

• Bên thụ hưởng: BONGSAN CO.,LTD

Làm thủ tục nhập khẩu

Công ty Cổ phần công nghiệp KAMI thực hiện thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hóa, ba bước chính bao gồm:

Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan. Bước 2: Xuất trình hàng hóa để kiểm tra.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan: Đây là quá trình cần thiết tại các cửa khẩu, cảng hàng không, và cảng biển để cho phép hàng hóa và phương tiện vận tải được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập cảnh qua biên giới quốc gia Công ty Cổ phần công nghiệp KAMI đã thực hiện các bước khai báo hải quan như sau:

Chuẩn bị hồ sơ hải quan bao gồm:

• Tờ khai hải quan: 02 bản chính.

• Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương: 01 bản sao.

• Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao.

• Vận đơn: 01 bản sao được chụp từ bản gốc hoặc 01 bản chính của các vận đơn có ghi chữ "copy".

• Chứng từ xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.

• Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan (nếu có): 01 bản chính

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ trên, công ty KAMI tiến hành khai báo hải quan cho việc nhập khẩu mặt hàng hợp kim đồng phốt pho Khi tờ khai hoàn tất và truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai nếu thông tin là chính xác và đầy đủ.

Xuất trình hàng hóa và kiểm tra:

Kiểm tra chất lượng chuyên ngành: Việc kiểm tra chất lượng chuyên ngành là một quy trình quan trọng và cần thiết trong việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam qua các cửa khẩu Để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thông quan nhập khẩu cho một số loại hàng hóa, quy định này đã được quy định trong Nghị định 69/2018/NĐ-CP, do Chính phủ ban hành vào ngày 15/05/2018 Nghị định này liệt kê danh mục các đối tượng hàng hóa cần được kiểm tra chất lượng chuyên ngành, và các Bộ (như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và

Bộ Công thương) sẽ đảm nhận trách nhiệm kiểm tra cho từng danh mục hàng hóa mà họ quản lý.

Mặt hàng hợp kim đồng phốt pho có mã HS là 7405 0000 không nằm trong danh mục sản phẩm không cần kiểm tra chất lượng chuyên ngành.

Khi hoàn tất việc khai báo tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai Các mức phân luồng được phân chia như sau:

• Mức 1: Luồng xanh – Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

• Mức 2: Luồng vàng – Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

• Mức 3: Luồng đỏ - Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hóa (toàn bộ lô hàng hoặc 10% lô hàng hoặc 5% lô hàng)

Hợp kim đồng phốt pho là hàng hóa thuộc luồng xanh, do đó được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Khi có luồng tờ khai xanh, công ty sẽ in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính:

Khi nhận được quyết định thông quan, chủ hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và đưa hàng về cơ sở của mình.

Trong quá trình nhập khẩu, công ty Cổ phần công nghiệp KAMI trả các khoản chi phí và thuế liên quan cụ thể như sau:

• Chi phí: Bao gồm lệ phí tờ khai, lệ phí kiểm hóa, và các khoản phí khác.

• Thuế quan: Bao gồm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

• Thuế nhập khẩu: Có thể được miễn, giảm hoặc không chịu thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan.

• Thuế GTGT: Cũng có thể được miễn, giảm hoặc không chịu thuế giá trị gia tăng do hàng mua bán giữa nước ngoài với khu phi thuế quan hoặc giữa các khu phi thuế quan.

Sau khi hải quan kiểm soát giấy tờ và hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ đưa ra các quyết định cho phép mặt hàng được nhập khẩu qua biên giới Điều này có nghĩa là hàng hóa của công ty Cổ phần công nghiệp KAMI đã được thông quan.

Khi công ty đã thực hiện khai báo hải quan, nộp lệ phí hải quan và hoàn tất các thủ tục cần thiết, tờ khai hải quan sẽ được đóng dấu "Đã làm thủ tục Hải quan" và trả lại cho công ty.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa

Hàng hóa là loại hàng hóa không cần kiểm tra chất lượng chuyên ngành, vì thế quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa cuối cùng sẽ do doanh nghiệp nhập khẩu kiểm tra.

Công an giao thông tại các cảng và ga có trách nhiệm kiểm tra niêm phong hàng hóa khi nó về đến cửa khẩu và chưa được bốc dỡ ra khỏi phương tiện vận tải. Việc lập biên bản giám định dưới tàu chỉ xảy ra nếu phát hiện có dấu hiệu hàng hóa có thể bị tổn thất hoặc không được sắp xếp theo lô, kiện.

Doanh nghiệp nhập khẩu, với tư cách là bên đứng tên trong vận đơn, phải lập dự kháng và ngay lập tức mời công ty giám định khi nghi ngờ hoặc phát hiện hàng hóa bị tổn thất Mục đích của việc giám định là xác định số lượng và chất lượng hàng hóa bị tổn thất, cũng như tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thất.

Mời giám định kiểm tra: Các công việc để mời công ty giám định bao gồm ký hợp đồng với công ty giám định, nộp các chứng từ liên quan, xuất trình hàng hóa để công ty giám định lấy mẫu kiểm tra và trả phí dịch vụ giám định.

Tiến hành kiểm tra: Công ty giám định tiến hành kiểm tra chuyên môn.

Nhận biết kết quả kiểm tra: Công ty giám định thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu chất lượng. Đối với Công ty TNHH Bongsan, không phát hiện tổn thất bên ngoài bao bì và hàng hóa đã được sắp xếp theo kiện Do đó, doanh nghiệp không thuê công ty giám định Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu này không cần phải qua khâu kiểm dịch.

Thuê phương tiện vận tải và làm thủ tục lấy hàng về nhà máy (làm thủ tục dưới cảng Hải Phòng)

Trong hợp đồng này, thỏa thuận hai bên chọn phương thức CIF Incoterms

2020, người thuê tàu đến cảng là bên xuất khẩu: Công ty TNHH Bongsan, công ty TNHH Bongsan cũng sẽ trả chi phí vận chuyển đến cảng Hải Phòng, Việt Nam theo thỏa thuận của hai bên.

Vì vậy phía bên mua là công ty KAMI sẽ chỉ cần thuê phương tiện vận tải đường bộ từ cảng Hải Phòng về nhà máy tại Hưng Yên:

• Bên mua ký với hãng vận tải là công ty TNHH thương mại dịch vụ Việt Á, sau khi liên hệ với Việt Á cung cấp thông tin về trọng lượng hàng hóa là 2104kgs, chọn container 20’ và nhận báo giá.

• Phía KAMI sẽ thông báo cho Việt Á thời điểm dỡ hàng và vận chuyển cùng với bộ chứng từ (Bill, AN, tờ khai hải quan, mã vạch qua khu vực quan sát, thông báo chi phí cơ sở hạ tầng).

• Việt Á nộp phí cơ sở hạ tầng và làm thủ tục giám sát dưới cảng Hải Phòng, sau đó kéo hàng về nhà máy.

• Khoản tiền vận chuyển đường bộ từ cảng Hải Phòng đến nhà máy sẽ do công ty Cổ phần công nghiệp KAMI chi trả.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)

Khi có sự mâu thuẫn hoặc khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên cần tiến hành đàm phán để tìm ra các biện pháp pháp lý hoặc không pháp lý để giải quyết vấn đề, có thể đáp ứng hoặc không đáp ứng các yêu cầu của các bên khiếu nại Trong trường hợp bên nhập khẩu, đây là một bước quan trọng để tránh việc lỡ hạn chót khiếu nại, đặc biệt khi xuất hiện các tình huống như sản phẩm bị hỏng hóc, bên xuất khẩu không thực hiện đúng cam kết hợp đồng, giao hàng chậm, hoặc giao hàng thiếu. Đầu tiên, người nhập khẩu cần xác định đúng đối tượng của khiếu nại, có thể là người xuất khẩu nếu họ không tuân thủ các điều khoản hợp đồng liên quan đến chất lượng sản phẩm, số lượng, hoặc bao bì Cũng có thể là người vận chuyển nếu có tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc có sai sót do họ gây ra Hơn nữa, người mua có thể khiếu nại công ty bảo hiểm nếu họ đã mua bảo hiểm và có bằng chứng rằng rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.

Trong trường hợp không rõ ràng đối tượng của khiếu nại, người nhập khẩu cần dựa vào thời hạn khiếu nại của đối tượng để quyết định khiếu nại trước Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng người nhập khẩu cũng có thể bị người xuất khẩu khiếu nại nếu việc thanh toán trễ hẹn, không thanh toán, hoặc không tuân thủ nghĩa vụ theo hợp đồng.

Sau khi quyết định khiếu nại, người mua cần chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ, bao gồm đơn khiếu nại, các tài liệu liên quan (về sản phẩm, vận chuyển, bảo hiểm), chứng từ pháp lý ban đầu, chứng thư giám định, bản tính toán tổn thất, yêu cầu bồi thường, và biên lai chứng minh việc gửi hồ sơ khiếu nại cho các bên liên quan. Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn hoặc khiếu nại, hai bên cần hợp tác và tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề một cách có lợi cho cả hai phía và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài Nếu không đạt được thoả thuận, có thể cần sự can thiệp của một bên thứ ba hoặc việc đưa vụ việc ra trọng tài kinh tế hoặc đối mặt với tòa án, tuân theo phán quyết cuối cùng mà họ đưa ra.

Quy trình khiếu nại (trường hợp bên nhập khẩu khiếu nại) Đối với người khiếu nại

Khi nhận hàng hoá và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu đạt yêu cầu thì coi như kết thúc việc tổ chức nhập khẩu hàng hoá Tuy nhiên nếu có những phát sinh về việc thiếu hàng, hàng bị hỏng hay hàng hoá cần thay thế trong thời gian bảo hành thì việc khiếu nại sẽ được tiến hành khi phát hiện ra sự việc Nghiệp vụ khiếu nại sẽ được thực hiện như sau:

• Bước 1: Xác minh và kiểm tra những phát sinh về hàng hoá.

• Bước 2: Lập thư khiếu nại và củng cố các chứng cứ.

• Bước 3: Gửi thư khiếu nại và chứng cứ cho nhà cung cấp, thương thảo các giải pháp xử lý và khắc phục.

• Bước 4: Ký xác nhận các thỏa ước, phụ lục hợp đồng và giám sát các giải pháp xử lý sự cố của nhà cung cấp.

• Bước 5: Thanh quyết toán các chi phí phát sinh và thanh lý hợp đồng. Các chứng cứ chứng minh những phát sinh thiếu hụt, hỏng hóc hàng hóa, chính là các biên bản đã được lập trong khi tiến hành các nghiệp vụ nhận và kiểm tra hàng hoá. Đối với người bị khiếu nại:

• Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ khiếu nại để xác định rõ lý do khiếu nại, mức độ thiệt hại, giá trị bị khiếu nại.

• Bước 2: Trả lời khiếu nại nhanh chóng, nghiêm túc, thận trọng, giải quyết có tình có lý.

• Bước 3: Trong trường hợp giải quyết khiếu nại bằng con đường thương lượng không thành công, hai bên đưa nhau ra trọng tài, tòa án kinh tế, thì người xuất khẩu cần: Nghiên cứu kĩ đơn kiện; thuê luật sư, lựa chọn trọng tài; chuẩn bị đầy đủ chứng cứ; tạo mọi điều kiện để luật sư, trọng tài viên thu thập chứng cứ; cử người tham gia tranh luận tại trọng tài, tòa án; chấp hành nghiêm chỉnh phán quyết

Trọng tài: Tùy thuộc hợp đồng quy định lựa chọn trọng tài vụ việc hay trọng tài quy chế Nếu hợp đồng không quy định, hai bên thỏa thuận với nhau về tổ chức trọng tài (nếu là trọng tài quy chế) hoặc cách thức chọn trọng tài (nếu là trọng tài vụ việc).

Ngày đăng: 03/06/2024, 18:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Ngoại thương, PGS.TS. Phạm Duy Liên, 2012 Giáo trình Giao dịch Thương mại quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường Đại học Ngoại thương, PGS.TS. Phạm Duy Liên, 2012 "Giáo trình Giao dịch Thương mại quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
4. Bộ Thương Mại. 1993, Quyết định Công bố các danh mục hàng hóa cuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu Việt Nam, Hệ Thống thông tin VBQPPT. Xem tại:https://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=10741 (Truy cập ngày 20/9/2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương Mại. 1993, "Quyết định Công bố các danh mục hàng hóa cuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu Việt Nam, Hệ Thống thông tin VBQPPT
5. 2022, CIF Incoterms 2020 là gì? Trách Nhiệm Của Bên Bán và Mua Theo điều kiện CIF Incoterms 2020, CẢNG LOTUS. Xem tại: https://www.lotusport.com/cif- incoterm-2020-la-gi-trach-nhiem-cua-ben-ban-va-mua-theo-dieu-kien-cif-incoterm-2020(Truy cập ngày 25/9/2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2022, "CIF Incoterms 2020 là gì? Trách Nhiệm Của Bên Bán và Mua Theo điều kiệnCIF Incoterms 2020, CẢNG LOTUS
6. 2023, Thanh toán TT là gì? Các hình thức thanh toán TT (2022) INCOTERMS 2020.Xem tại: https://www.incoterms2020.vn/thanh-toan-tt-la-gi-hinh-thuc-thanh-toan-tt/ (Truy cập ngày 23/9/2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2023", Thanh toán TT là gì? Các hình thức thanh toán TT (2022) INCOTERMS 2020
2. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ (2018) 3. Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 (2005) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w