Các nghiên cứu liên quan về hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe lên kiếnthức, tuân thủ điều trị, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim.... CÂU HỎI NGHIÊN CỨUCó hay không hiệu
TỔNG QUAN Y VĂN
Tổng quan về bệnh suy tim
Suy tim là giai đoạn cuối của các bệnh lý tim mạch, bao gồm bệnh động mạch vành, tăng huyết áp và bệnh van tim Đây là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các rối loạn về cấu trúc và chức năng của tim, khiến tim không thể bơm đủ máu và oxy để đáp ứng nhu cầu của cơ thể Theo thời gian, định nghĩa về suy tim đã được cập nhật và thay đổi để phản ánh những hiểu biết mới nhất về tình trạng bệnh lý này.
Xác định nguyên nhân gây suy tim là rất cần thiết, từ đó có hướng điều trị thích hợp Phần lớn suy tim là do rối loạn chức năng cơ tim: tâm thu, tâm trương hoặc cả hai Tuy nhiên bệnh lý tại van tim, màng ngoài tim, màng trong tim, một số rối loạn nhịp và dẫn truyền cũng góp phần dẫn đến suy tim 20
Cho đến nay, suy tim vẫn là một vấn đề của sức khoẻ cộng đồng, với tỉ lệ hiện mắc cao Ở người trưởng thành, tỉ lệ suy tim khoảng 2 – 4%, tương ứng với khoảng 64,3 triệu người Với các tiến bộ y học và sự gia tăng tuổi thọ, số người mắc suy tim được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao Tại Hoa Kỳ, theo Điều tra về Sức khoẻ và Dinh dưỡng Quốc gia, số người trưởng thành bị suy tim tăng từ 5,7 triệu người (2009 –
2012) lên 6,2 triệu người (2013 – 2016) Dự đoán đến năm 2030, tỉ lệ hiện mắc sẽ tăng thêm 46%, tương ủng với khoảng 8 triệu người.
Dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, suy tim vẫn là một gánh nặng lớn cho nền y tế thế giới Trong hơn 10 năm, từ 2002 đến 2014, số người nhập viện có kèm chẩn đoán suy tim tăng lên từ 2 triệu đến 3,5 triệu người mỗi năm Chi phí y tế cho suy tim khoảng 30,7 tỉ USD năm 2012 và dự đoán sẽ tăng lên 69,8 tỉ USD vào năm 2030, Bên cạnh đó, suy tim còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Trong nghiên cứu Framingham, tỉ lệ tử vong 5 năm sau chẩn đoán > 50% Tỉ lệ này vẫn không đổi sau 30 năm, với bằng chứng từ các nghiên cứu sổ bộ cho thấy tỉ lệ tử vong sau 5 năm có thể lên đến 75%, bất kể nhóm phân suất tống máu.
Tại Việt Nam, chưa có nhiều công bố quốc tế về dịch tễ học suy tim Trên người bệnh suy tim phân suất tống máu giảm, có nghiên cứu năm 2019 trên 257 người bệnh nội trú tại Viện Tim TPHCM với tỉ lệ tái nhập viện và tử vong ở thời điểm 60 ngày sau xuất viện lần lượt là 128 và 25 Trên người bệnh suy tim phân suất tống máu bảo tồn, nghiên cứu năm 2021 của Đại học Y Dược TPHCM phối hợp với 7 bệnh viện miền Nam trên 477 người bệnh nội và ngoại trú Trong nghiên cứu này, tỉ lệ điều trị nội trú là 30,6% và tỉ lệ tử vong nội viện là 4,8%.
Có nhiều cách phân loại suy tim 21
Suy tim tâm thu: suy giảm chức năng co bóp của tim
Suy tim tâm trương: suy giảm chức năng thư giãn và đổ đầy của tim
Suy tim cấp: phù phổi cấp
Suy tim mạn: tình trạng suy tim diễn tiến chậm
Suy tim cung lượng cao: do cường giáp, thiếu máu, thiếu vitamin B1, dò động tĩnh mạch, bệnh Paget.
Suy tim cung lượng thấp: do bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, bệnh cơ tim dãn nở, bệnh van tim và màng ngoài tim.
Suy tim phải: do ứ dịch dẫn đến tĩnh mạch cổ nổi, gan to sung huyết, chân phù. Suy tim trái: do ứ dịch gây ra sung huyết phổi dẫn đến khó thở khi nằm, khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm và sau cùng gây phù phổi cấp.
Rối loạn chức năng thất không triệu chứng cơ năng: là sự hiện diện của giảm co bóp thất một thời gian dài mà không triệu chứng cơ năng
Suy tim có triệu chứng cơ năng
Phân loại suy tim dựa trên phân suất tống máu của thất trái
Bảng 1.1 Định nghĩa suy tim theo phân suất tống máu Loại suy tim PSTM giảm PSTM giảm nhẹ PSTM bảo tồn
1 Triệu chứng cơ năng (±) thực thể
Triệu chứng cơ năng (±) thực thể
Triệu chứng cơ năng (±) thực thể
Chứng cứ khách quan bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim, phù hợp với rối loạn tâm trương thất trái/tăng áp lực đổ đầy thất trái, bao gồm tăng peptide bài niệu
PSTM: Phân suất tống máu
1.1.4 Phân giai đoạn suy tim
Theo hướng dẫn của AHA/ACC và ESC, suy tim được chia thành 4 giai đoạn 20
- Giai đoạn A: có nguy cơ mắc suy tim nhưng không có tổn thương cấu trúc tim, không có triệu chứng cơ năng suy tim.
- Giai đoạn B: có tổn thương cấu trúc tim nhưng không có triệu chứng thực thể hay cơ năng của suy tim.
- Giai đoạn C: có tổn thương cấu trúc tim kèm tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng suy tim.
- Giai đoạn D: suy tim nặng kháng trị cần can thiệp đặc biệt.
1.1.5 Phân độ chức năng của suy tim
Theo Hội Tim mạch New York, còn gọi là phân độ New York HeartAssociation (NYHA), được áp dụng trong giai đoạn suy tim C và D.
Bảng phân độ New York Heart Association (NYHA) dựa trên mức độ nặng của triệu chứng và hạn chế hoạt động thể lực Độ I không gây hạn chế, vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp Độ II hạn chế nhẹ vận động thể lực, bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi.
Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp khó thở. Độ III Hạn chế nhiều vận động thể lực Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có mệt, hồi hộp, khó thở Độ IV Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu Triệu chứng cơ năng sủa suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.
1.1.6 Nguyên nhân chính gây suy tim và làm nặng tình trạng suy tim
1.1.6.1 Nguyên nhân gây suy tim
Nguyên nhân gây suy tim gồm bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh 2,21
- Sự không tuân thủ điều trị thuốc, sự không tuân thủ điều trị không dùng thuốc (tăng cân, hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn, chế độ vận động…), tăng huyết áp không kiểm soát được, loạn nhịp tim, sử dụng thuốc không phù hợp (ví dụ: kháng viêm, ức chế calci), stress, điều trị không đủ, thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơ tim, bệnh hệ thống (thiếu máu, nhiễm trùng), thuyên tắc phổi, tiểu đường, suy thận, quá tải dịch, thai kỳ 21
- Các nguyên nhân gây suy tim tâm thu: bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim do tiểu đường và tăng huyết áp.
- Các nguyên nhân gây độc trên tim: các thuốc hóa trị liệu (Anthracycline,Doxorubicin, Trastuzumab), rượu (là nguyên nhân thường gặp gây suy tim liên quan đến độc tố), cocain.
Bệnh cơ tim do viêm liên quan đến các vấn đề về van tim như hở van hai lá, hở van động mạch chủ và hẹp van động mạch chủ Các rối loạn chuyển hóa, cụ thể là cường giáp và nhược giáp, cũng có thể ảnh hưởng đến cơ tim Ngoài ra, bệnh cơ tim do di truyền và bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh.
1.1.6.2 Các nguyên nhân làm nặng suy tim
Sự không tuân thủ điều trị thuốc, sự không tuân thủ điều trị không dùng thuốc (tăng cân, hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn, chế độ vận động…), tăng huyết áp không kiểm soát được, loạn nhịp tim, sử dụng thuốc không phù hợp (vd: kháng viêm, ức chế calci), stress tình cảm, điều trị không đủ, thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơ tim, bệnh hệ thống (thiếu máu, tuyến giáp, nhiễm trùng), thuyên tắc phổi, tiểu đường, suy thận, quá tải dịch, thai kỳ 2,21,22
1.1.7.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim: dựa theo tiêu chuẩn Framingham 21,22
- Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc khó thở phải ngồi
- Áp lực tĩnh mạch hệ thống >16cmH2O
- Thời gian tuần hoàn >25 giây
- Phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính
- Dung tích sống giảm 1/3 so với tối đa
- Nhịp tim nhanh (>120 lần/phút)
Tiêu chuẩn chính hay phụ: Giảm 4,5kg/5 ngày điều trị suy tim
1.1.7.2 Chẩn đoán xác định suy tim
Suy tim được chẩn đoán khi có 2 tiêu chí chính hoặc một tiêu chí chính và 2 tiêu chuẩn phụ
Phân độ suy tim: phân độ chức năng suy tim của Hội Tim Mạch New York
(NYHA) dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức.
- Độ I: Có bệnh tim nhưng không bị hạn chế vận động, vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp.
- Độ II: Bệnh tim gây hạn chế nhẹ vận động thể lực Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.
Tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim
1.2.1 Tuân thủ điều trị dùng thuốc và các yếu tố liên quan
1.2.1.1 Thực trạng tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân suy tim
Theo nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thái độ và sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân bệnh tim mạch” thông qua chương trình tư vấn bệnh tim mạch tại BV ĐHYD và BV NDGĐ của tác giả Châu Ngọc Hoa, thực hiện năm 2006, cho thấy trên 50% bệnh nhân không tuân thủ điều trị 17 Nghiên cứu này thực hiện trên nhóm bệnh nhân tim mạch nói chung, có tỷ lệ không tuân thủ khá cao, có thể do mẫu nghiên cứu này lấy trên bệnh tim mạch chung, chưa làm trên mẫu nghiên cứu là bệnh suy tim.
Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Cường năm 2015, tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc ở bệnh nhân suy tim chỉ đạt 32%.
Theo một số nghiên cứu nước ngoài thì tỷ lệ không tuân thủ của bệnh nhân suy tim cũng rất thấp, như theo nghiên cứu về không tuân thủ điều trị và kiến thức về thuốc ở bệnh nhân suy tim của Charles Cline và cộng sự, được thực hiện tại bệnh viện đại học Malmo, năm 1999, thì có 27% không tuân thủ 23 Monane và các đồng nghiệp mô tả về tỷ lệ tuân thủ điều trị ở những bệnh nhân suy tim người được điều trị bằng digoxin 24,25 Họ đã kết luận rằng chỉ có 10% những bệnh nhân này hoàn toàn tuân thủ điều trị trong một năm Theo một nghiên cứu của Cline và các cộng sự (1999) về sự không tuân thủ điều trị và kiến thức về dùng thuốc ở bệnh nhân lớn tuổi bị suy tim, có 27% không tuân thủ và 73% được xem là tuân thủ điều trị dùng thuốc được kê toa 23 Theo Ghali JK và cộng sự thì tỷ lệ không tuân thủ cả hai (dùng thuốc và không dùng thuốc) là 37% 9 Còn theo Diaz A, tỷ lệ không tuân thủ dùng thuốc lên đến 30% 10 Tuy nhiên, theo Van Der Wal và các cộng sự (2005), hầu hết các nghiên cứu mô tả tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc là khoảng 70% 25
1.2.1.2 Những yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị dùng thuốc
Theo nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thái độ và sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân bệnh tim mạch” thông qua chương trình tư vấn bệnh tim mạch tại Bệnh viện Đại học Y Dược và Bệnh viện Nhân dân Gia Định của Châu Ngọc Hoa, kết quả cho thấy không có mối liên quan giữa kinh tế và tuân thủ điều trị 17
Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tố liên quan tại viện tim TP Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Văn Cường, thực hiện năm 2015, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc theo trình độ học vấn, hôn nhân và nghề; tỷ lệ tuân thủ ở nhóm có kiến thức về thuốc điều trị suy tim là cao hơn nhóm không có kiến thức 1,57 lần (KTC 95%: 1,1 – 2,2; p = 0,01) 18
Nghiên cứu của Crespo Leiro và cộng sự (2009) về tuân thủ điều trị thuốc ở bệnh nhân suy tim với 561 bệnh nhân tại Hà Lan đã chỉ ra rằng có mối liên quan thuận giữa tuân thủ điều trị và mức độ nghiêm trọng của suy tim.
Trong một nghiên cứu của Pedro được thực hiện tại Tanzania, nghiên cứu thực hiện trên 459 bệnh nhân, kết quả cho thấy rằng có 74,7% bệnh nhân tuân thủ kém trong việc dùng thuốc để điều trị suy tim, những bệnh nhân tham gia có hành vi tuân thủ kém trong việc dùng thuốc để điều trị suy tim có nguy cơ tái nhập viện hơn 70% so với những bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt (RR=1,7, KTC 95%: 1,2-2,9, p=0,04). Tuân thủ điều trị kém được coi là một trong những yếu tố dự báo về khả năng tử vong sớm của bệnh nhân suy tim 27
Tuân thủ dùng thuốc là một phần thiết yếu của việc tự chăm sóc bệnh nhân suy tim Tuân thủ dùng thuốc kém dẫn đến tăng tỷ lệ đợt cấp phải nhập viện, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong Nghiên cứu của Todd M Ruppar cho thấy rằng các phương pháp cải thiện tuân thủ dùng thuốc điều trị suy tim có thể hiệu quả nhất khi chỉ tập trung vào việc tuân thủ dùng thuốc và khi tìm cách thay đổi hành vi của bệnh nhân, thay vì hành vi của các nhà cùng cấp dịch vụ sức khỏe 28
Suy tim là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Can thiệp là bắt buộc trong việc quản lý bệnh Một nghiên cứu Mingming Yu, thực hiện kiểm tra tính hiệu quả của sổ tay giáo dục sức khỏe và theo dõi qua điện thoại về việc tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức trong nhóm thử nghiệm cho thấy có sự cải thiện hiệu quả và nhiều hơn trong suốt thời gian nghiên cứu so với nhóm bệnh nhân trong nhóm đối chứng về tất cả các kết quả của nghiên cứu 29
Tại Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân điều trị suy tim còn thấp và hạn chế, trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung, tại thời điểm ban đầu trước khi can thiệp giáo dục sức khỏe, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc là 30,0%, sau 3 tháng can thiệp giáo dục sức khỏe tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều tăng lên 82,2%, kết quả cho thấy hiệu quả của giáo dục sức khỏe tăng lên đáng kể, tuy nhiên nghiên cứu không chỉ ra được mối liên quan về ảnh hưởng của giáo dục sức khỏe lên tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim tại thời điểm sau can thiệp so với trước khi can thiệp giáo dục sức khỏe 30
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có nhiều đánh giá về ảnh hưởng của giáo dục sức khỏe lên hành vi tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đang điều trị suy tim, ngoài ra việc tuân thủ điều trị suy tim là một trong những yếu tố giúp cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được cải thiện và có chất lượng cuộc sống tốt hơn Bên cạnh đó, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa các thời điểm thực hiện giáo dục sức khỏe lên việc tuân thủ điều trị suy tim bằng thuốc ở bệnh nhân Do đó, các nghiên cứu hiện nay chỉ cho thấy được một phần ảnh hưởng của giáo dục tư vấn sức khỏe lên kiến thức của bệnh nhân, ngoài ra chưa cho thấy được mức độ ảnh hưởng lên việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân đang điều trị suy tim.
1.2.2 Tuân thủ điều trị không dùng thuốc
1.2.2.1 Tuân thủ chế độ ăn giảm mặn và hạn chế dịch
Tỉ lệ tuân thủ chế độ giảm ăn mặn và hạn chế dịch
Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Cường (2015), bệnh nhân suy tim có tỷ lệ tuân thủ ăn giảm mặn cao (83%) Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ hạn chế nước lại rất thấp (3%) Điều này cho thấy bệnh nhân hiểu được tầm quan trọng của việc giảm muối nhưng lại chưa tuân thủ đúng khuyến cáo về việc hạn chế lượng nước nạp vào.
Theo nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim của Van Der Wal và cộng sự, thực hiện năm 2006, tại Trung tâm y khoa đại học Groningen, Hà Lan, tỷ lệ tuân thủ ăn giảm mặn cũng là 83% 8 Theo một nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến suy tim của Ghali JK và cộng sự, thực hiện tại một bệnh viện lớn, ở Chicago, có 101 bệnh nhân tham gia, thì tỷ lệ không tuân thủ chế độ ăn là 22% 9 Qua đây cho thấy đa số bệnh nhân bệnh suy tim tuân thủ tốt ăn giảm mặn.
Theo nghiên cứu của Jaarsma và cộng sự (2000), tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn uống hạn chế natri là 50% 31 Còn theo Diaz A, tỷ lệ không tuân thủ chế độ ăn là 52% 10
Theo một nghiên cứu về không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim của Van Der Wal và cộng sự thì tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn giảm muối dao động từ 50% đến 88% 8
Giáo dục sức khỏe và áp dụng giáo dục sức khỏe trên bệnh nhân suy tim
Định nghĩa giáo dục sức khỏe: Giáo dục sức khỏe là quá trình cải thiện kiến thức và kỹ năng để thay đổi thái độ và hành vi nhằm duy trì hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe 65
Giáo dục sức khỏe đang là một nhu cầu thiết yếu của bệnh nhân, thân nhân và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ y tế Phần lớn các tài liệu liên quan đến giáo dục sức khỏe có thể áp dụng cho bệnh nhân cũng như người thân của họ Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chú trọng công tác giáo dục cho bệnh nhân hơn là việc giáo dục sức khỏe cho người thân nhân
Trong các tài liệu y văn hiện nay, dường như có sự chồng chéo khái niệm và có sự nhầm lẫn định nghĩa liên quan đến giáo dục bệnh nhân trong nâng cao sức khỏe và giáo dục sức khỏe Khái niệm giáo dục sức khỏe thường bị lẫn lộn giữa nâng cao sức khỏe và mối liên quan của các hoạt động này đối với giáo dục bệnh nhân thường được thắc mắc Năm 1987, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố rằng nâng cao sức khỏe nên phân loại là quá trình mọi người tăng cường kiểm soát và cải thiện sức khỏe của họ 66 Đến năm 1992, Latter và cộng sự đã đưa ra một phân tích hữu ích Trong đó nâng cao sức khỏe là khái niệm ảnh hưởng đến sức khỏe được hiểu theo cách hiểu rộng nhất, đó là chính sách y tế ở cấp độ địa phương và quốc gia Theo nghĩa này, nó liên quan đến việc phòng ngừa bệnh tật, phòng ngừa sức khỏe kém vào ban đầu và thúc đẩy sức khỏe tốt cho người dân nói chung Bên cạnh đó, Latter và cộng sự (1992) cũng đưa ra khái niệm giáo dục sức khỏe bao gồm giáo dục bệnh nhân, cung cấp thông tin, tư vấn lối sống lành mạnh và khuyến khích bệnh nhân và gia đình tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe cho chính bệnh nhân 67 Nhưng vào năm 1998, Caraher lại đưa ra khái niệm ngược lại với Latter rằng giáo dục sức khỏe là hoạt động tăng cường sức khỏe dành cho đối tượng không phải là bệnh nhân và trọng tâm của hoạt động này chú trọng phổ cập kiến thức để phòng ngừa hơn là điều trị bệnh 68
Có nhiều định nghĩa về giáo dục bệnh nhân đã được đưa ra trong y văn Giáo dục bệnh nhân liên quan đến nhiều thuật ngữ, cụm từ và ý nghĩa khác nhau Hầu hết các ấn phẩm về giáo dục bệnh nhân đều bao gồm một định nghĩa để hướng dẫn độc giả hiểu rõ nội dung Năm 1980, Squyres định nghĩa giáo dục bệnh nhân là sự kết hợp có kế hoạch của các hoạt động học tập được thiết kế để hỗ trợ những người bị hoặc đã bị bệnh thay đổi hành vi của họ theo hướng có lợi cho sức khỏe.
1 Quá trình giáo dục bệnh nhân là một kế hoạch chứ không phải là một quá trình ngẫu nhiên
2 Giáo dục bệnh nhân là một sự kết hợp thay vì một sự kiện hoặc can thiệp duy nhất là bắt buộc
3 Mục đích là để hỗ trợ hơn là ép buộc hoặc yêu cầu mọi người thay đổi hành vi
4 Việc giảng dạy bệnh nhân có liên quan đến bệnh tật hoặc giáo dục sức khỏe cũng có thể nhắm vào những người khỏe mạnh
5 Thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe, không chỉ là một trong kiến thức, thường là một mục tiêu tổng thể
1.4.2 Mô hình niềm tin sức khỏe trong giáo dục sức khỏe bệnh nhân suy tim
Mô hình niềm tin sức khỏe được phát triển vào năm 1950 bởi các nhà tâm lý học xã hội Irwin M Rosenstock, Godfrey M Hochbaum, S Stephen Kegeles, và Howard Leventhal tại Dịch vụ y tế công cộng của Mỹ 70 Đây là mô hình đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu hành vi sức khỏe Mô hình này bao gồm các cấu trúc giúp giải thích sự thay đổi và duy trì các hành vi liên quan đến sức khỏe, nó giải thích cho hành vi sức khỏe Ứng dụng phổ biến nhất của mô hình này là làm cơ sở cho các biện pháp can thiệp thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe 71,72 Đây là một trong những lý thuyết hành vi sức khỏe đầu tiên về nhận thức xã hội được sử dụng
Mô hình sức khỏe đặt ra các giả thuyết niềm tin của người dân về một vấn đề sức khỏe, liệu họ có nguy cơ mắc bệnh hay không Cấu trúc cốt lõi của mô hình niềm tin sức khỏe gồm 4 cấu phần chính: sự cảm nhận về tính nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, hiểu được lợi ích và những rào cản trong hành động của những cá nhân đó 73 Đến năm 1988, mô hình đã được bổ sung sửa đổi để kết hợp các bằng chứng mới xuất hiện trong các lĩnh vực tâm lý học về vai trò của tự hiệu quả hay động lực hành động và tín hiệu hành động trong việc ra quyết định và hành vi 74 Hai yếu tố này đóng vai trò trung gian trong mô hình
Sơ đồ 1.1 Cấu trúc cơ bản của Mô hình Niềm tin sức khỏe
Mô hình phát triển dựa trên nhận thức của con người khi mà sức khỏe được hình thành từ hành vi thì những gì ảnh hưởng đến nhận thức sẽ có tác động trực tiếp đến hành vi và thay đổi Khi các khái niệm về sức khỏe được định hình rõ ràng trong một bối cảnh các hành vi liên quan thì con người sẽ cho rằng: tránh né bệnh tật để luôn khỏe mạnh là cần thiết, mong muốn hướng đến những hành động tích cực cho sức khỏe để cải thiện/ ngăn ngừa bệnh tật Hay rõ ràng hơn là việc nhận thức về mức độ nghiêm trọng của bệnh tật và khả năng hành động để giảm thiểu sự đe dọa của bệnh tật đến sức khỏe 75
Bảng 1.3 Định nghĩa các thành phần trong Mô hình Niềm tin sức khỏe
STT Cấu trúc Định nghĩa
1 Nhận thức về tính nhạy cảm
Niềm tin về khả năng gặp rủi ro hoặc mắc bệnh hoặc một tình trạng bệnh nào đó
Nhận thức về mức độ nghiêm trọng
Niềm tin về tình trạng nghiêm trọng của một vấn đề hay hậu quả của một bệnh nào đó nếu không được chữa trị
3 Nhận thức về lợi ích
Niềm tin vào hiệu quả/ tác động của hành động có lợi (hành động sức khỏe được khuyến nghị) nhằm giảm thiểu rủi ro
4 Nhận thức về rào cản
Niềm tin về những khía cạnh tiêu cực tiềm ẩn của một hành động khuyến nghị Nhận thức về những rào cản
- có thể đóng vai trò như trở ngại đối với việc thực hiện các hành vi đó
5 Khả năng tự thực hiện hành vi
Niềm tin vào khả năng thực hiện một hành vi nhất định sẽ mang lại kết quả nhất định
6 Gợi ý hành động Các dấu hiệu (tác động từ bên ngoài mà cá nhận nhận thức được) có thể tác động/ thúc giục hành động
Nguồn: Champion VL, 2008 72 Đối với bệnh nhân suy tim cũng không ngoại trừ, sự hiểu biết còn hạn chế về các quyết định hành vi của bệnh nhân cần đến vai trò quan trọng của mô hình niềm tin sức khỏe đối với việc giải thích các hành vi sức khỏe Việc xác định cách mà cá nhân bệnh nhân nhận thức về một vấn đề liên quan đến sức khỏe là rất cần thiết Những niềm tin hay nhận thức của bệnh nhân có ảnh hưởng trì hoãn hay thúc đẩy hành vi đó như thế nào Chính mô hình niềm tin sức khỏe sẽ tìm ra câu trả lời Trên thế giới, đã có rất nhiều các nghiên cứu nhằm khám phá vấn đề và làm căn cứ cho các can thiệp hành vi sức khỏe có lợi mà đối tượng là người có nguy cơ cao được thực hiện
1.4.3 Giáo dục sức khỏe ở bệnh nhân suy tim
1.4.3.1 Tổng quan giáo dục sức khỏe ở bệnh nhân suy tim
Phương pháp giáo dục sức khỏe: Theo nghiên cứu của Ni và công sự, giáo dục sức khỏe được cung cấp bằng các tài lệu giấy là 71%, hướng dẫn trực tiếp là 75%, bằng cả hai hình thức trên là 60% 15
Quy trình giáo dục sức khỏe gồm 5 bước: Bước 1: Nhận định kiến thức của bệnh nhân, kiến thức chưa đúng, khả năng học tập, cách học tập, nhận thức, thái độ và yếu tố thúc đẩy Bước 2: Xác định mục đích sử dụng kiến thức, rào cản và nhu cầu học tập Bước 3: Lập kế hoạch phù hợp từng bệnh nhân về nội dung, phương pháp, số lần, người giáo dục, thời gian, địa điểm Bước 4: Thực hiện giáo dục Bước 5: Đánh giá kết quả.
Người thực hiện: Bác sĩ, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng, dược sĩ, nhân viên công tác xã hội, chuyên gia tâm lý và chuyên gia vật lý trị liệu đều có thể giáo dục sức khỏe 76,77
Thời gian: thời gian phù hợp nhất để giáo dục sức khỏe là khi tình trạng bệnh ổn định và bệnh nhân bắt đầu chấp nhận sống với bệnh suy tim Phần lớn bệnh nhân cần lặp lại giáo dục sức khỏe, bởi vì có nhiều thông tin được cung cấp và bởi vì tình trạng bệnh nhân và điều trị thay đổi theo thời gian 78 Thời gian can thiệp của một chương trình giáo dục sức khỏe rất khác nhau tùy thuộc vào nội dung chương trình, nguồn lực và giới hạn thời gian Một nghiên cứu tổng quan về các chương trình tự quản lý về cơn đau cơ xương khớp đã xem xét các nghiên cứu được thực hiện trong thời gian nhiều hơn hoặc dưới tám tuần và cho thấy rằng các khóa học dài hơn không nhất thiết mang lại kết quả tốt hơn 79 Địa điểm giáo dục sưc khỏe có thể là bệnh viện 80,81 , tại cộng đồng 82,83 , và tại nhà 84,85 , phòng khám ngoại trú tại bệnh viện, nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhà bệnh nhân, hoặc kết hợp tất cả các địa điểm trên Sự tuân thủ điều trị sẽ giảm khi bệnh nhân nhận thông tin giáo dục sức khỏe không rõ ràng và mâu thuẫn 86
Tài liệu giáo dục sức khỏe được sử dụng kết hợp giữa những thông tin trực tiếp bằng lời và tài liệu giấy, như sách, sổ tay, bản tin và các phương tiện truyền thông như phim, trang web Thông tin giáo dục sức khỏe được củng cố qua giảng dạy trực tiếp, giảng dạy trực tuyến, quản lý qua điện thoại và theo dõi qua điện thoại 87,88,89
1.4.3.2 Các thuộc tính của giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân điều trị suy tim
Phương pháp giáo dục sức khỏe áp dụng trong nghiên cứu được tổng hợp kiến thức dựa vào quyển sách “Motivational Interviewing - Helping People Change” do tác giả William R Miller và Stephen Rollnick đã tái bản lần thứ 3 vào năm 2013 Quyển sách đã được điều chỉnh dựa vào kết quả của hơn 25.000 bài báo đăng trên tạp chí khoa học và hơn 200 bài báo của những phòng khám đang áp dụng mô hình giáo dục sức khỏe tạo động lực tính từ lần xuất bản trước vào năm 2003 Phiên bản nhấn mạnh vào tinh thần và các cấu phần của tư vấn TĐL chứ không phải là kỹ thuật thực hiện tư vấn 75
Tinh thần tư vấn giáo dục sức khỏe tạo động lực
GDSK tạo động lực sử dụng các kỹ năng hầu hết giống với các mô hình GDSK khác, chỉ có điểm khác biệt duy nhất chính là tinh thần của tư vấn GDSK tạo động lực Cụ thể, tinh thần GDSK tạo động lực là việc sắp xếp các cuộc trò chuyện để mọi người tự nói về sự thay đổi, dựa trên các giá trị và lợi ích của riêng họ Thái độ không chỉ được phản ánh bên trong mà được hình thành tích cực bằng lời nói Trên thực tế, đa số tư vấn viên (TVV) thường chỉ đạo, yêu cầu hay bắt bệnh nhân làm điều tốt (theo TVV nghĩ), tuy nhiên, điều này lại khiến cho bệnh nhân có ý nghĩ muốn làm điều ngược lại với yêu cầu của tư vấn viên 71,75
Hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim
Giáo dục bệnh nhân được ủng hộ vì bằng chứng nghiên cứu cho thấy hiệu quả của can thiệp này Trong bối cảnh chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, hiệu quả và hiệu quả của các dịch vụ được đặc biệt chú trọng Theo Baggott (1994), một dịch vụ hiệu quả là dịch vụ tạo ra kết quả sức khỏe mong muốn, chẳng hạn như bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật; trong khi hiệu quả là đạt được hiệu quả tối đa từ một lượng nguồn lực nhất định.
Qua quá trình sống và tự hoàn thiện dần nhân cách Con người luôn thay đổi hành vi của mình phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống Khoa học tâm lý chỉ ra rằng sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ con người – xã hội – tự nhiên – thế giới đồ vật sẽ dẫn đến bệnh tật Do đó phải thích nghi kịp thời để tồn tại và phát triển Hành vi con người thay đổi hằng ngày thông qua các bước: nhận ra hành vi có hại – quan tâm hành vi có lợi – đặt ra mục đích – chấp nhận – làm thử – duy trì Giải pháp truyền
Các mô hình hành vi sức khỏe khuyến khích niềm tin và giá trị cá nhân bằng cách thúc đẩy thay đổi hành vi Chúng sử dụng các nguồn lực cộng đồng để tạo nên lối sống lành mạnh, từ đó mang đến hiệu quả lâu dài.
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống đã chỉ ra năm nghiên cứu chứng minh mối tương quan giữa hiểu biết về sức khỏe và kiến thức suy tim Những người tham gia có hiểu biết về sức khỏe đầy đủ có kiến thức về suy tim tốt hơn so với những người tham gia có hiểu biết về sức khỏe thấp 93
Trong một nghiên cứu của Hossein, là một nghiên cứu thực nghiệm trong đó có tổng cộng 80 bệnh nhân suy tim được tuyển chọn và phân bổ ngẫu nhiên vào hai nhóm can thiệp và kiểm soát (n = 40 trong mỗi nhóm) Chương trình giáo dục được thiết kế dựa trên mô hình tăng cường sức khỏe của Pender và sau đó cung cấp cho các bệnh nhân trong bốn nhóm nhỏ can thiệp 10 người trong mỗi nhóm) trong sáu phiên Dữ liệu được thu thập tại ba thời điểm trước, ngay sau và ba tháng sau can thiệp bằng cách sử dụng bảng câu hỏi nhân khẩu học, Bảng câu hỏi sống chung với bệnh suy tim ở Minnesota (MLHFQ) và hồ sơ lối sống tăng cường sức khỏe II (HPLP- II) Kết quả của nghiên cứu được báo cáo cho thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào được thể hiện về các đặc điểm nhân khẩu học giữa hai nhóm Người ta cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình của tất cả các khía cạnh chất lượng cuộc sống (ngoại trừ khía cạnh thể chất) giữa hai nhóm do đó điểm trung bình chung về chất lượng cuộc sống tăng lên đáng kể ở nhóm can thiệp sau khi can thiệp (p