Điện thoại: 0905587074Lĩnh vựcnghiên cứuchuyên sâucủa tác giả:Phân tích tài chính; Kế toán quản trị; Phân tích dữ liệu; Kinh tế côngnghiệp; Kinh tế lượng….Tên bài viết: Nghiên cứu các nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2Đà Nẵng, tháng 12/2021
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ % THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN:
Trang 4CAM KẾT THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên nhóm: Nhóm 7
Tên thành viên nhóm:
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các nội dung sau:
(1) Chúng tôi gồm tất cả các thành viên trong nhóm xin cam kết: công trình nghiên cứutrong môn học này là của riêng nhóm; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong các báo cáo khoahọc là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
(2) Chúng tôi gồm tất cả các thành viên trong nhóm xin cam kết: không vi phạm quy định
về đạo văn, cụ thể: kiểm tra độ trùng lặp của báo cáo khoa học của nhóm không vượt quá30%
(3) Chúng tôi gồm tất cả các thành viên trong nhóm xin cam kết: trung thực trong việccung cấp, sử dụng các số liệu và kết quả nghiên cứu; cung cấp đầy đủ số liệu nếu được yêu cầudựa trên các kết quả nghiên cứu của nhóm
(4) Chúng tôi gồm tất cả các thành viên trong nhóm xin cam kết: nếu vi phạm một (1)trong ba (3) nội dung trên thì sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và chấp hành mọi hình thức xử lýcủa giáo viên giảng dạy môn học này
ĐàNẵng,ngày20tháng12năm2021
Đại diện nhóm ký và ghi rõ họ tên
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5PHẦN 1: GIỚI THIỆU THÔNG TIN
Ngày gửi bài 20 – 12 – 2021
Tên tác giả Trần Thị Kim Anh, Hoàng Minh Hiền, Đặng Bùi Gia Khanh, Hà Đức
Nguyên, Nguyễn Thị Kim Ngân
Email: kimanh01202758283@gmail.comĐiện thoại: 0837079327
Hoàng Minh Hiền
Mã số SV: 181121018109Lớp: 44K18.1
Email: minhhien.hoang.mcs@gmail.comĐiện thoại: 0813789682
Đặng Bùi Gia Khanh
Mã số SV: 181121018114Lớp: 44K18.1
Email: dangbuigiakhanh@gmail.comĐiện thoại: 0905587074
Hà Đức Nguyên
Mã số SV: 181121325229Lớp: 44K25.2
Email: nguyen123dn@gmail.comĐiện thoại: 0905587074
Nguyễn Thị
Kim Ngân
Mã số SV: 161121424144Lớp: 42K24.1
Trang 6Tên bài viết: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của
người dùng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Lĩnh vực
nghiên cứu
của bài viết:
Kinh tế số, phân tích dữ liệu
Trang 7Lời cam kết:
Lời cam kết về bản quyền hợp pháp đối với bài viết, cam kết bài viết chưatừng được công bố trước đó, cam kết không gửi bài đến tạp chí khác trongthời gian xét duyệt
Trang 8PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI VIẾT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÙNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TrầnThịKimAnh,HoàngMinhHiền,ĐặngBùiGiaKhanh,
HàĐứcNguyên,NguyễnThịKimNgânTrường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
TÓMTẮTTrong khoảng 2 năm trở lại đây bối cảnh kinh tế thế giới có sự thay đổi khác biệt do ảnh hưởngmạnh mẽ của đại dịch Covid-19 Đặc biệt trong năm 2021, Việt Nam phải trải qua nhiều đợt giãncách xã hội ở nhiều khu vực trên toàn quốc vậy nên thị nhu cầu sử dụng một hình thức thanhtoán phù hợp thay thế cho phương thức thanh toán truyền thống, từ đó người ta tìm đến Ví điện
tử Nhận thấy được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng ấy, nhóm em quyết định thực hiện đềtài “Nghiên cứucácnhântốảnhhưởngđếnquyếtđịnhsửdụngVíđiệntửcủangườidùng
điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của nhóm,nhằm khảo sát nhu cầu sử dụng ví điện tử trong phương thức thanh toán trực tuyến, đồng thờithông qua đó xác định các nhân tố tác động tới việc ra quyết định sử dụng ví điện tử của ngườidùng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Từ đó làm cơ sở cho các doanhnghiệp ứng dụng phương thức ví điện tử, Ngân hàng Nhà Nước và các tổ chức liên quan đưa ranhững giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực thương mại điện tử nói chung và thị trường ví điện tửnói riêng trở nên lớn mạnh và bền vững trên lãnh thổ Việt Nam
Từ khóa: Các nhân tố, ảnh hưởng, Ví điện tử, người dùng điện thoại thông minh
1 Giới thiệu
Trong những năm trở lại đây, ngoài sử dụng tiền mặt như một hình thức thanh toán truyền thốngthì việc thanh toán dịch vụ bằng điện thoại di động là một trong những lựa chọn mới của ngườitiêu dùng Theo khảo sát tiêu dùng toàn cầu năm 2019 của PwC (một trong bốn công ty kiểmtoán, tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới) dự kiến Việt Nam sẽ là thị trường tăng trưởng nhanhnhất về thanh toán di động trong năm 2019, cụ thể: Tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán bằng di
Trang 9động ở Việt Nam tăng từ mức 37% của năm 2018 lên mức 61% năm 2019 [1] Với sự phát triểncủa lĩnh vực thương mại điện tử, sự tiến bộ của khoa học công nghệ cùng với những lợi ích củaviệc thanh toán trực tuyến đem lại như tiện lợi, nhiều ưu đãi đi kèm, tính an toàn và bảo mật cao
đã tạo nên xu hướng sử dụng “Ví điện tử” – Một giải pháp công nghệ đang góp phần phát triểnthị trường thanh toán và mua sắm trực tuyến Ngoài ra, sự phát triển của cuộc cách mạng côngnghệ 4.0 cũng tác động không nhỏ tới việc thay đổi thói quen thanh toán của người tiêu dùngViệt Nam Thêm vào đó, với quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc “Phêduyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020” [2] vớimục tiêu cụ thể là tới cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mứcthấp hơn 10% thì hình thức ví điện tử đã và đang thi nhau nở rộ để chiếm lĩnh thị trường thươngmại điện tử rộng lớn và tiềm năng Điều này được thể hiện qua việc ra đời của hơn 20 ví điện tử
đã được cấp phép hoạt động như Zalopay, Airpay, MoMo, VTCpay, trong suốt 10 năm kể từnăm 2008 (Thời điểm ví điện tử được cấp phép hoạt động thí điểm) cho tới cuối năm 2018.Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về đề tài ví điện tử, trong số này có một
số các nghiên cứu đã được thực hiện khảo sát đối với thị trường Việt Nam Có thể kể tới đó là đềtài nghiên cứu về chất lượng dịch vụ của các loại ví điện tử “Đánh giá chất lượng dịch vụ ví điệntử: So sánh chất lượng dịch vụ của ví điện tử Momo, Zalopay và Airpay” của sinh viên Nguyễn
Hà Khiêm (K33.QTR.DN) [3], đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng
ví điện tử tại Việt Nam” của sinh viên Nguyễn Thị Phương Linh (2013) [4] hay một nghiên cứukhác về “Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng và quyết định giới thiệu dịch vụ ví điện tửtrên điện thoại di động của khách hàng tại TP Hồ Chí Minh” của Nguyễn Minh Kha (2020) [5].Tuy nhiên, vì được thực hiện trong các bối cảnh kinh tế và thời điểm khác nhau nên các nghiêncứu này không đưa ra những kết quả đồng nhất
Trong khoảng 2 năm trở lại đây bối cảnh kinh tế thế giới có sự thay đổi khác biệt do ảnh hưởngmạnh mẽ của đại dịch Covid-19 Đặc biệt trong năm 2021, Việt Nam phải trải qua nhiều đợt giãncách xã hội ở nhiều khu vực trên toàn quốc vậy nên thị nhu cầu sử dụng một hình thức thanhtoán phù hợp thay thế cho phương thức thanh toán truyền thống, từ đó người ta tìm đến Ví điện
tử Nhận thấy được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng ấy, nhóm em quyết định thực hiện đề
Trang 10điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của nhóm,nhằm khảo sát nhu cầu sử dụng ví điện tử trong phương thức thanh toán trực tuyến, đồng thờithông qua đó xác định các nhân tố tác động tới việc ra quyết định sử dụng ví điện tử của ngườidùng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Từ đó làm cơ sở cho các doanhnghiệp ứng dụng phương thức ví điện tử, Ngân hàng Nhà Nước và các tổ chức liên quan đưa ranhững giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực thương mại điện tử nói chung và thị trường ví điện tửnói riêng trở nên lớn mạnh và bền vững trên lãnh thổ Việt Nam.
2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
a Định nghĩa thanh toán điện tử (Thanh toán trực tuyến)
Khi việc thanh toán giữa các đối tác kinh doanh liên tục diễn ra trên nền tảng thương mại điện tử,thì việc thanh toán bằng tiền mặt như trước đây dần bị thay thế bằng hệ thống thanh toán điện tử[6] Sự tiến bộ này trong nền tảng kinh doanh đã thúc đẩy hầu hết các cơ sở kinh doanh đều thayđổi theo, từ thanh toán, trao đổi bằng tiền mặt sang một hệ thống thanh toán điện tử thường đượcgọi là hệ thống thanh toán trực tuyến Nhìn chung, các hệ thống điện tử này có thể được coi làmột phương thức thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã được thiết lập trực tuyến bằng cách
sử dụng Internet [7] [8]
Hệ thống thanh toán điện tử hoặc hệ thống thanh toán trực tuyến có thể được định nghĩa là mộtloại hệ thống thông tin liên tổ chức cho các giao dịch liên quan đến tiền, kết nối nhiều người bán,nhiều đối tượng với khách hàng [9]
Thanh toán điện tử thường được thực hiện qua các cổng thanh toán trực tuyến, đó là một hệthống kết nối, lưu chuyển tiền tệ giữa ngân hàng thương mại và các tài khoản ngân hàng trựctuyến của người mua, người bán, nhằm mục đích giúp người bán có thể nhận được tiền ngay khiquá trình giao dịch trực tuyến hoàn tất [10]
b Tổng quan về dịch vụ ví điện tử
i Định nghĩa
Trang 11Theo Doan (2014), “Ví điện tử được hình thành khi điện thoại thông minh của bạn có thể hoạtđộng như là một chiếc ví bình thường: nó bao gồm phiếu giảm giá điện tử, tiền điện tử (giaodịch), thẻ điện tử và biên lai điện tử [11].
Sử dụng ví điện tử, người dùng được phép cài đặt ứng dụng trong điện thoại và sử dụng ứngdụng đó để mua hàng ngoại tuyến cũng như trực tuyến Ví điện tử được cho là sẽ mang lại nhiềutiện lợi hơn cho khách hàng trong việc thực hiện giao dịch với sự trợ giúp của công nghệ kết nốiđiện thoại và yếu tố vật lý thông qua sóng âm thanh, điện toán đám mây, công nghệ giao tiếptrường gần (NFC), mã QR, [12]
ii Lợi ích của việc sử dụng ví điện tử
Tính đến 02/07/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp phép cho 43 tổ chức không phải làngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Điều này đã đáp ứng nhu cầu thanh toán củangười tiêu dùng trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ với một số tiện ích như:Kết quả cho thấy sự bùng phát COVID-19 đã khiến khách hàng lo lắng về việc bị nhiễmSARS-CoV-2 lây truyền qua tiền mặt Do đó, dựa trên khả năng này, WHO đã đưa ra lời khuyên
và khuyến khích việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số khi có thể[13] Sử dụng ví điện tử để thanhtoán đã góp phần hạn chế tiếp xúc, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng
Ví điện tử đã loại bỏ việc phải nhập lại thông tin cá nhân trên các biểu mẫu, đơn đặt hàng, dẫnđến tốc độ và hiệu quả cao hơn cho người mua sắm trực tuyến
Ví điện tử bảo vệ thông tin ví của bạn theo cách sau: Yêu cầu mật khẩu (chữ số, vân tay hoặcFace ID) trước khi hiển thị thông tin trong một ví, và xác thực OTP hoặc Face ID thêm một lầnnữa trước khi hoàn tất giao dịch [14] Cho nên, ví điện tử mang tính bảo mật cao và khá an toàncho khách hàng
Sử dụng ví điện tử giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, chi phí thanh toán: Việc thanh toánbằng ví điện tử chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn, thậm chí chưa đến 30 giây để giao dịchhoàn tất Người dùng sẽ không cần phải cất công ra Ngân hàng để thực hiện thanh toán, tiết kiệmđược rất nhiều thời gian và chi phí đi lại Ngoài ra, đa phần các loại ví điện tử đều miễn phí giao
Trang 1213.000đ/tháng (cụ thể chi phí ở bảng Biểu phí duy trì dịch vụ Internet Banking của các ngânhàng (2021) bên dưới) [15] là có thể cả tháng chuyển khoản, thanh toán, nạp tiền qua ví điện tử
mà không mất thêm bất kì một khoản phí nào nữa (đối với giao dịch số tiền không quá lớn)
Hình2.1.BiểuphíduytrìdịchvụInternetBankingcủacácngânhàng(2021)
Nhưng nếu người dùng thực hiện chuyển khoản, thanh toán ở tại ngân hàng thì buộc phải trả phícho tất cả mọi lần giao dịch dù số tiền cần chuyển rất nhỏ Cụ thể như bảng bên dưới đây:
Hình2.2.Biểuphíthanhtoántạingânhàng
Trang 13Thanh toán bằng ví điện tử mang tính bảo mật cao hơn: Để bảo đảm tính an toàn, bảo mật chothị trường ví điện tử, cuối tháng 11/2019, Thông tư số 23/2019/TT-NHNN [16], Điều 1: Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán Theo thông tưthì nhiều ví điện tử đang tích hợp công nghệ bảo mật đa lớp, mật khẩu dạng chữ số, cảm biến dấuvân tay hay nhận diện khuôn mặt nhằm bảo vệ thông tin một cách tối đa
iii Một số hạn chế của ví điện tử
Bên cạnh những tiện ích mà ví điện tử mang lại, thì vẫn còn một số mặt hạn chế như người dùngvẫn chưa thể thực sự tin tưởng hệ thống bảo mật bởi vì các vụ lừa đảo qua việc giao dịch trựctuyến, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản vẫn còn xuất hiện rất nhiều Ở hầu hết cácquốc gia, chưa thực sự có biện pháp hiệu quả nào cho quy định pháp lý về lưu thông loại hìnhtiền điện tử Do đó, sau mỗi vụ lừa đảo thì rất ít trường hợp người dùng lấy lại được số tiền đãmất, cũng như sau mỗi rủi ro, gian lận xảy ra trong quá trình sử dụng, quyền lợi của người dùng
sẽ không được bảo vệ Ngoài ra, có rất nhiều địa điểm ăn uống, mua sắm, vẫn chưa tích hợp víđiện tử vào quá trình thanh toán, gây cản trở cho người dùng
2.1.2 Các mô hình lý thuyết liên quan
a Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)
Thuyết hành động hợp lý (TRA) được nghiên cứu và phát triển ra thực tế bởi hai nhà tâm lý họcAjxen và Fishbein vào năm 1975 [17] Thuyết này được phát triển nhằm mục đích tìm hiểu hành
vi tự nguyện của cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thựchiện một hành động Bên cạnh đó nó cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người chính lànhân tố quan trọng nhất quyết định hành vi của họ, không phải là nhân tố thái độ quyết định.Thuyết hành động hợp lý là lý thuyết nền tảng cho nhiều nghiên cứu về ý định hành vi người tiêudùng
Trang 14Mô hình trên được giải thích qua từng các nhân tố bao gồm:
Thái độ đối với hành vi: Được định nghĩa là dòng cảm xúc của một cá nhân (Tích cực,
tiêu cực, trung tính) đến việc thực hiện hành vi
Chuẩn chủ quan: Được định nghĩa là nhận thức của những mối quan hệ xung quanh,
người có liên quan ảnh hưởng tới việc thực hiện hành vi của một cá nhân như gia đình,bạn bè, đồng nghiệp,…
Ý định hành vi: Được định nghĩa là khả năng chủ quan ảnh hưởng tới việc thực hiện
hành vi của một cá nhân Ý định là tiền tố ngay trước hành vi
Hành vi: Được định nghĩa là những hành động quan sát được của một cá nhân được
quyết định bởi ý định hành vi
Hành vi tiêu dùng: Vào năm 2007, trong cuốn “Consumer Behavior” được tái bản lần
thứ 9 của Leon G Schiffman và Leslie Lazar Kanuk [18], trong đó Schiffman và Kanukchia sẻ như sau “Hành vi là cái mà người tiêu dùng bày tỏ khi tìm kiếm, mua, sử dụng,đánh giá và xử lý các sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ đáp ứng được nhu cầu củahọ” Bên cạnh đó, theo cuốn “Principles of Marketing” được tái bản lần thứ 14 của Kotler
và Armstrong [19], hành vi của người tiêu dùng bị chi phối bởi các yếu tố gồm: Văn hóa(nền văn hóa, tầng lớp xã hội), xã hội (nhóm người có ảnh hưởng, gia đình, địa vị), cá
Trang 15nhân (tuổi, nghề nghiệp, tình hình kinh tế, phong cách sống) và tâm lý (động cơ, nhậnthức, niềm tin và thái độ).
b Mô hình chấp thuận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)
Nhằm giải thích hành vi của người sử dụng trong lĩnh vực công nghệ, Davis đã phát triển môhình Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM) [20] dựa trên lý thuyết nghiên cứu về hành độnghợp lý (Viết tắt là TRA) [17] của hai nhà nghiên cứu Ajzen và Fishbein Mô hình chấp thuậncông nghệ TAM là hệ thống thông tin được diễn giải qua hình thức mô hình hóa nhằm mục đíchhướng dẫn người dùng sử dụng công nghệ và chấp thuận công nghệ
Ở trong mô hình TAM, Davis đã thay thế hai biến “Thái độ đối với hành vi” và “Chuẩn chủquan” bằng hai biến “Cảm nhận hữu ích” và “Cảm nhận dễ sử dụng” để phù hợp với mục đíchnghiên cứu
Hình2.4.MôhìnhchấpthuậncôngnghệTAM(Nguồn:Davis1986)
Mô hình này nhằm xác định các yếu tố dẫn đến hành vi áp dụng bất kỳ công nghệ mới nào Môhình đã được đề xuất với hai yếu tố chính là cảm nhận về tính hữu ích và cảm nhận về độ dễ sửdụng để giải thích ý định sử dụng của người tiêu dùng và quy trình áp dụng bất kỳ công nghệnào TAM được coi là mô hình hiệu quả nhất để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
và tỷ lệ chấp nhận các công nghệ mới Mô hình này bao gồm các biến:
Cảm nhận sự hữu ích: Được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng bằng cách sử
dụng một hệ thống chuyên biệt sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình
Trang 16Cảm nhận dễ sử dụng: Được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một
hệ thống chuyên biệt sẽ không cần phải nỗ lực nhiều
Ý định hành vi: Được định nghĩa là khả năng chủ quan ảnh hưởng tới việc thực hiện
hành vi của một cá nhân Ý định là tiền tố ngay trước hành vi
Hành vi: Được định nghĩa là những hành động quan sát được của một cá nhân được
quyết định bởi ý định hành vi
Nói đến những mặt hạn chế của mô hình chấp thuận công nghệ TAM thì đã có những kết quảnghiên cứu liên quan như sau:
▪ Sun & Zhang (2006) [21] và Venkatesh (2003) [22] cho rằng độ giải thích của mô hìnhkhông chi tiết, các biến trong mô hình TAM không linh hoạt được trong nhiều lĩnh vựckhác nhau và hệ số phù hợp mô hình (R2) chỉ đạt mức trung bình 40%
▪ Lee (2003) [23] cho rằng mô hình TAM không có sự chuẩn xác khi nghiên cứu nhiềucông nghệ trong một lần nghiên cứu
c Mô hình chấp thuận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use
of Technology – UTAUT)
Mô hình chấp thuận và sử dụng công nghệ (UTAUT) [24] được nghiên cứu và phát triển bởiVekatesh và cộng sự (2003) Mô hình này được xây từ thực tế khó khăn của các nhà nghiên cứutrong lĩnh vực công nghệ thông tin và hệ thống máy tính khi không thể lựa chọn mô hình nghiêncứu phù hợp và họ phải kết hợp nhiều mô hình khác nhau để nghiên cứu vấn đề Chính vì thế,Vekatesh và cộng sự đã nghiên cứu, phát triển ra mô hình UTAUT Mô hình này là bản tổng hợpcủa các mô hình được nghiên cứu trước đó, tất cả các mô hình này đều có đối tượng nghiên cứuchung chính là sự chấp thuận của người dùng hệ thống thông tin, bao gồm thuyết hành động hợp
lý (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein và Ajzen (1975; 1980), mô hình chấp thuậncông nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) của Davis và cộng sự (1989; 1993), mô hìnhđộng cơ (Motivation Model – MM) của Davis và cộng sự (1992), mô hình kết hợp TAM vàthuyết dự định hành vi (Theory of Planned Behavior – TPB) của Taylor và Todd (1995), mô hình
sử dụng máy tính cá nhân (Model of PC Utilization – MPCU) của Thompson và cộng sự (1991),
Trang 17mô hình phổ biến sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory – IDT) mở rộng của Moore vàBenbasat (1991), thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory – SCT) của Compeau vàHiggins (1995)
Từ các mô hình trên, Vekatesh và cộng sự đã nghiên cứu và tổng hợp được các biến chính tạonên mô hình như sau:
Hình2.5.Môhìnhchấpthuậnvàsửdụngcôngnghệ((Nguồn:Venkateshvàcộngsự,2003)
Trong số các mô hình kể trên thì TRA, TPB, và TAM có ảnh hưởng nhiều nhất đến UTAUT,UTAUT được xây dựng với các yếu tố quyết định ý định hành vi và hành vi sử dụng hệ thốngthông tin bao gồm các thành phần chính là kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội,
và điều kiện thuận lợi
PE (Performance Expectancy) – Kỳ vọng hiệu quả: Được định nghĩa là “mức độ mà
một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt được lợi nhuận tronghiệu suất công việc” (Venkatesh và cộng sự, 2003)
EE (Effort Expectancy) – Kỳ vọng nỗ lực: Được định nghĩa là "mức độ dễ dàng kết
hợp với việc sử dụng các hệ thống" (Venkatesh và cộng sự, 2003)
Trang 18SI (Social Influence) – Ảnh hưởng xã hội: Được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân
cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới” (Venkatesh và cộng
sự, 2003) Những người khác có thể bao gồm các ông chủ, đồng nghiệp, cấp dưới,…
FC (Facilitating Conditions) – Điều kiện thuận lợi: Được định nghĩa là “mức độ mà
một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệthống” (Venkatesh và cộng sự, 2003) FC linh hoạt được điều tiết theo độ tuổi, chi phíhàng tháng, và kinh nghiệm thiêng về những người làm việc lớn tuổi với sự gia tăng vềkinh nghiệm
BI (Behavioral Intention) – Ý định hành vi: Được định nghĩa bởi (Fishbein và Ajzen,
1975; và Davis và Cosenza, 1993) là mức độ người sử dụng có ý định chấp nhận và sửdụng hệ thống và đây là nguyện vọng và mục tiêu cuối cùng Venkatesh và cộng sự(2003) giả định rằng BI sẽ có một ý nghĩa tích cực ảnh hưởng đến việc sử dụng côngnghệ
Mô hình nghiên cứu gồm 6 cấu trúc với 4 nhân tố chính (Kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, ảnhhưởng xã hội, điều kiện thuận lợi); 4 biến kiểm soát (Giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, sự tựnguyện) Với sự xây dựng trên, mô hình UTAUT có thể giải thích về ý định hành vi một cáchđầy đủ và chi tiết (Gần 70%)
Vào năm 2012, Venkatesh và cộng sự đã mở rộng lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụngcông nghệ (UTAUT2) để nghiên cứu sự chấp nhận và sử dụng công nghệ trong bối cảnh tâm lýngười tiêu dùng thay đổi nhiều như hiện nay Venkatesh và cộng sự (2012), đã đề xuất UTAUT2với sự kết hợp thêm ba yếu tố vào UTAUT bao gồm Động lực hưởng thụ, giá trị giá cả và thóiquen Venkatesh và cộng sự (2012) cũng cho rằng, các nhóm cá nhân khác nhau về tuổi tác, giớitính và kinh nghiệm cũng được giả thuyết có tác động của các cấu trúc về ý định sử dụng và chấpnhận công nghệ
Mô hình UTAUT2 nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng công nghệthông qua nhóm các yếu tố về nhân khẩu học bao gồm giới tính, tuổi, kinh nghiệm Ba yếu tốmới được Venkatesh thêm vào bao gồm:
Trang 19Động lực thụ hưởng: Được định nghĩa là niềm vui có được từ việc sử dụng công nghệ,
được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc chấp nhận và sử dụng công nghệ
Giá trị giá cả: Được định nghĩa là chi phí và cấu trúc giá cả có thể tác động đáng kể đến
việc sử dụng công nghệ của người tiêu dùng
Thói quen: Được định nghĩa là những hành động thường xuyên của việc chấp nhận và sử
dụng công nghệ của người tiêu dùng
Hình2.6.Môhìnhlýthuyếtchấpnhậnvàsửdụngcôngnghệ–UTAUT2(Nguồn:Venkatesh
vàcộngsự,2012)
d Lý thuyết về sự hài lòng
Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về sự hài lòng của khách hàng có thể nói đến như:
Richard L Oliver (1997) [25] cho rằng sự hài lòng của khách hàng là sự phản ứng của người tiêudùng khi được đáp ứng mong muốn Thêm vào đó, Philip Kotler (2001) [19] định nghĩa sự hàilòng của khách hàng là “cảm giác thích thú hay thất vọng của khách hàng khi so sánh giữa kếtquả thực tế nhận được thông qua tiêu dùng sản phẩm với kỳ vọng của họ”
Trong cuốn sách “Marketing Metrics” [26] của mình, Paul Farris định nghĩa sự hài lòng củakhách hàng như sau: “Một số lượng khách hàng hay tỉ lệ phần trăm trên tổng số khách hàng có
Trang 20trải nghiệm đối với sản phẩm/dịch vụ vượt trội so với chỉ tiêu hài lòng được đặt ra trong báo cáocủa doanh nghiệp”
Năm 2014, hai tác giả Hansemark và Albinsson trong "Customer satisfaction and retention: theexperiences of individual employees" [27], Managing Service Quality: An International JournalArticle information [28] đã đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về sự hài lòng: “Sự hài lòng của ngườitiêu dùng là thái độ tổng quan của họ đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phảnứng lại với sự khác biệt giữa những gì người tiêu dùng dự đoán trước hay mong muốn và những
gì họ nhận được, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”
Thực tế, trong thực nghiệm, có nhiều công trình nghiên cứu thực hiện đã chứng minh được sựhài lòng có mối liên kết trực tiếp với ý định hành vi của khách hàng (Koivisto và Urbaczewski,2004; De Luna và cộng sự, 2019; Sharma và Sharma, 2019) Đối với những sản phẩm côngnghệ, dựa vào kỳ vọng của họ trước khi sử dụng và lợi ích thực tế của sản phẩm đó mang lại chokhách hàng có thể đánh giá được sự hài lòng của người dùng Khi khách hàng có được sự hàilòng đối với những tính năng của công nghệ thanh toán mang tới như sự tiện lợi, ưu đãi, hoàntiền, và điểm thưởng thì họ sẽ có kế hoạch chuyển sang phương thức thanh toán điện tử (Oliveira
và cộng sự, 2016; De Reuver và cộng sự, 2015)
2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dùng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Giả thuyếtH1:Khả năng tương thích có tác động cùng chiều (+) đến quyết định sử dụng
Ví điện tử thông qua năm nhân tố trung gian: Cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận sự hữu ích, rủi ro nhận thức, xu hướng tin cậy, tác động từ xã hội.
GiảthuyếtH1a:Khả năng tương thích có tác động cùng chiều đến Cảm nhận dễ
Trang 21Giả thuyết H1d: Khả năng tương thích có tác động cùng chiều đến Tác động từ
Giả thuyết H2: Cảm nhận sự hữu ích có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định sử dụng ví điện tử.
Kết quả từ nghiên cứu của Ozturk & cộng sự, 2016 và Mandan & Yadav, 2016 cho thấy, cảmnhận sự hữu ích là động lực phổ biến cho tiêu dùng trực tuyến như tiết kiệm thời gian và côngsức để tiêu dùng một sản phẩm hoặc dịch vụ Hơn nữa, ví điện tử cho phép người dùng thực hiệncác giao dịch ngay cả với một số tiền nhỏ và giảm chi phí giao dịch
GiảthuyếtH3:Tác động từ xã hội có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định sử dụng
ví điện tử.
Ảnh hưởng từ những người khác đối với một cá nhân liên quan đến việc người đó có nên ápdụng đổi mới hay không được gọi là “tác động từ xã hội” Điều này được chứng minh qua cácnghiên cứu của Im & cộng sự, 2011 và Wijenayake & cộng sự 2020
Giả thuyếtH4:Rủi ro nhận thức có ảnh hưởng ngược chiều (-) đến quyết định sử dụng ví điện tử.
Theo Cox & Rich (1964), định nghĩa nhận thức rủi ro là việc đề cập đến bản chất và mức độ rủi
ro mà người tiêu dùng cảm nhận được khi xem xét một số mục tiêu đã đặt ra trước khi quyếtđịnh hành vi
GiảthuyếtH5:Xu hướng tin cậy có tác động cùng chiều (+) quyết định sử dụng ví điện
tử của người tiêu dùng.
Theo Yousafzai và cộng sự (2003), nhân tố xu hướng tin cậy có thể hiểu là một hàm nhận thứcrủi ro liên quan đến các giao dịch tài chính và kết quả của xu hướng tin cậy là giảm bớt rủi ronhận thức, dẫn đến quyết định tích cực đối với việc áp dụng thanh toán điện tử
Trang 22GiảthuyếtH6:Sự hỗ trợ của chính phủ có tác động cùng chiều (+) quyết định sử dụng
ví điện tử.
Từ nghiên cứu của Haderi (2014) và Hai & Kazmi (2015), trong ngữ cảnh ngân hàng trực tuyến,
hỗ trợ của chính phủ có vai trò nổi bật trong việc xác định ý định sử dụng của từng cá nhân Khingười tiêu dùng cảm nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ, họ sẽ có ý định sử dụng ví điện tử mạnh
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được nhóm thực hiện thông qua phương pháp chính là nghiên cứu định lượng
2.2.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến ý định và quyết định sử dụng víđiện tử (Davis và các tác giả (1985), Wang và các tác giả (2006), Dai và Palvia (2009), Kalinic
và Marinkovic (2015), Myra V De Leon (2019), ), nhóm đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm
8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dùng điện thoại thông minhtrên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, bao gồm: Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận sự hữu ích, Tácđộng từ xã hội, Rủi ro nhận thức, Xu hướng tin cậy, Sự hỗ trợ từ chính phủ, Khả năng tươngthích, Tác động khách quan và Ý định sử dụng
Trang 232.2.2 Xây dựng thang đo
Sau khi xây dựng được mô hình nghiên cứu từ 8 nhân tố ảnh hưởng như trên, nhóm đi tớixây dựng thang đo như sau:
thành thạo ví điện tửSD3 Tôi tin rằng quy trình giao dịch trên ví điện
tử là rõ ràng và dễ hiểuCảm nhận hữu
ích
HI1 Sử dụng ví điện tử giúp cho chất lượng
cuộc sống tốt hơn
Davis (1985), Wang và ctg(2006), Dai và Palvia (2009)
Trang 24HI2 Sử dụng ví điện tử là phong cách sống hiện
đạiHI3 Sử dụng ví điện tử giúp anh/chị tiết kiệm
thời gianHI4 Sử dụng ví điện tử giúp công việc trở nên
hiệu quả hơn
Tác động xã hội
XH1 Gia đình và bạn bè có ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng ví điện tử của tôi Ajzen & Fishbein (1975),
Dai và Palvia (2009), Chong
và ctg (2012), Kalinic vàMarinkovic (2015)
XH2 Đồng nghiệp của tôi có ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng ví điện tử của tôiXH3 Tôi thấy hầu hết mọi người xung quanh tôi
bị theo dõi
RR4
Sử dụng ví điện tử trong tình hình dịchCovid hiện nay đem lại lợi ích cao hơnnhận thức rủi ro sử dụng ví điện tử gây ra
Tôi được tư vấn về biện pháp an ninh được
áp dụng để chống lại hacker và trộm cắpmạng
TC3 Tôi hoàn toàn an tâm khi thực hiện các giao
dịch qua ví điện tử
Trang 25Chính phủ thúc đẩy và cải thiện việc sửdụng ví điện tử và cơ sở hạ tầng trong đạidịch COVID-19.
CP3 Các dịch vụ ví điện tử hiện nay rất hấp dẫn
Nếu tôi cảm thấy tương thích với bất kỳ sảnphẩm nào, tôi có xu hướng chia sẻ đến cáccộng đồng/nhóm khác nhau để mọi ngườicùng sử dụng
KQ1 Sự khác biệt về giới tính ảnh hưởng đến ý
Ariyanti (2017)KQ2 Sự khác biệt về độ tuổi, thế hệ ảnh hưởng
đến ý định và thói quen sử dụng ví điện tử
Khi có điều kiện thích hợp (khả năng tàichính, yêu cầu công việc, ) tôi sẽ sử dụng
ví điện tửYD3 Sẽ giới thiệu mọi người sử dụng ví điện tử
Trang 26Quyết định sử
dụng ví điện tử
QD1 Thường xuyên sử dụng ví điện tử trong việc
Maya Ariyanti (2017)QD2 Trong hầu hết mọi phản ứng, anh/chị sử
dụng ví điện tử để thanh toán
2.2.3 Thu thập dữ liệu
Để có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
ví điện tử của người dùng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nghiên cứuđược thực hiện thông qua việc gửi bảng câu hỏi đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp của cácthành viên trong nhóm – Những người dùng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố ĐàNẵng Cấu trúc bảng câu hỏi được chia làm ba phần: (i) Thông tin người trả lời, (ii) Đánh giá vềcác nhân tố ảnh hưởng tới việc quyết định sử dụng ví điện tử Tất cả các biến được đo lườngbằng thang đo likert 5 điểm, trong đó 1= “Hoàn toàn không đồng ý”, 2= “Không đồng ý”, 3=
“Bình thường”, 4= “Đồng ý”, 5= “ Hoàn toàn đồng ý”
Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện qua các bước sau:
Bước1:Thử nghiệm mức độ hoàn chỉnh của bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi tạo trên google form và được gửi trước cho 20 bạn để đánh giá mức độ phù hợp và
dễ dàng hiểu biết về câu hỏi
Bước2:Gửi bảng câu hỏi chính thức
Bảng câu hỏi được gửi đến 200 người thân, bạn bè, đồng nghiệp của các thành viên trong nhóm– Những người dùng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng qua hình thức email,bản in và bản mềm
Bước3:Thu thập và làm sạch dữ liệu
Tổng số phiếu nhóm đã gửi là 200 phiếu và nhận được 200 câu trả lời Sau khi làm sạch dữ liệuthì số lượng câu trả lời hợp lệ là 200 Nhóm đã tiến hành phân tích dữ liệu dựa trên các câu trảlời hợp lệ này
Bước4:Phân tích dữ liệu trên SPSS
Trang 27Các kỹ thuật cụ thể bao gồm: Thống kê mô tả tần số, min-max; Kiểm định độ tin cậy: kiểm định
sử dụng hệ số Cronbach Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Kiểm tra của KMO vàBartlett, kiểm định phương sai; Phân tích biến điều tiết
Bước5:Phân tích dữ liệu trên AMOS
Phân tích mô hình CFA, kiểm định trọng số nhân tố đã chuẩn hóa, kiểm định hệ số tương quan,phân tích mô hình SEM
3 Kết quả và đánh giá
3.1 Kết quả
Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ việc thu thập các thông tin thông qua bảng câu hỏi điều trakhảo sát đã được thiết kế sẵn Đối tượng trả lời là những người thân, bạn bè, đồng nghiệp của cácthành viên trong nhóm – Những người dùng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố ĐàNẵng Quá trình khảo sát được tiến hành thông qua các biểu mẫu của google được gửi đi cho cácđối tượng trên Số mẫu thu thập được là 200 mẫu
3.1.1 Thống kê mô tả đặc điểm của người trả lời
Với mục đích tóm tắt dữ liệu khảo sát, có thể đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổngthể giúp đo đường xu hướng và biến động của dữ liệu thu thập được Dưới đây là các hệ số mô tảngắn gọn đặc điểm của người trả lời
Trang 28Mạng xã hội, báo chí, sách, truyền hình, người quen giới thiệu 18 9
Mạng xã hội, truyền hình, người quen giới thiệu 10 5
Mục đích sử dụng ví điện tử
Chuyển-nhận tiền, Lưu trữ tiền trên mạng Internet 4 2
Chuyển-nhận tiền, thanh toán trực tuyến, Lưu trữ tiền trên mạng
Trang 29Theo số liệu từ Bảng3.1.Kếtquảthốngkêmôtả, cho thấy tổng số người được hỏi có kết quảhợp lệ là 200 người, bao gồm 123 nữ (61,5%) và 75 nam (35%), còn lại là những người thuộcgiới tính thứ ba (1%) Có thể thấy tỉ lệ nữ giới sử dụng ví điện tử chiếm phần lớn trong khảo sát
Về độ tuổi, có sự khác biệt lớn từ 3 nhóm tuổi mà bảng thống kê đưa ra Nhóm tuổi từ 18-34 tuổigồm 176 người (88%), nhóm từ 35 đến 50 tuổi chiếm 10,5% ( 21 người) , và trên 50 tuổi là 3người (1,5%) Chủ yếu khảo sát nhận được câu trả lời của nhóm người từ 18-34 tuổi, bởi vìnhóm thực hiện khảo sát cũng nằm trong độ tuổi này, nên khả năng tiếp cận, khảo sát nhữngnhóm tuổi khác là hạn chế hơn
Ngoài ra, đa phần người trả lời biết đến ví điện tử thông qua mạng xã hội, bao gồm 156 người(63%), chiếm tỷ trọng ít hơn là thông qua người quen giới thiệu (42%), báo chí, sách, (28%),truyền hình (24%) Mục đích sử dụng ví điện tử phần lớn xuất phát bởi nhu cầu chuyển - nhậntiền (81,5%), thanh toán trực tuyến (80%), ngoài ra còn sử dụng với mục đích lưu trữ tiền trênmạng internet (38,5%)
3.1.2 Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dùng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố đà nẵng
Nhóm tiến hành phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach’sAlpha Từ đó, tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo là ýđịnh sử dụng ví điện tử không Giá trị tác động nhiều hay ít sẽ được phản ánh qua hệ số tươngquan biến tổng Thông qua đó, cho phép loại bỏ được những biến không phù hợp trong mô hìnhnghiên cứu của nhóm