1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI NGUYỄN HỮU KHÁNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU KHÁNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU KHÁNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

MÃ SỐ : 9.34.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS PHẠM THANH BÌNH TS VŨ QUỐC DŨNG

HÀ NỘI, NĂM 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng nghiên cứu sinh Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Nghiên cứu sinh

NGUYỄN HỮU KHÁNH

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận án này, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các tổ chức và cá nhân đó

Trước hết, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Thanh Bình, TS Vũ Quốc Dũng đã hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học thuộc Viện sau Đại học, Khoa quản trị kinh doanh, Khoa tài chính ngân hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã tạo điều kiện, giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án

Nghiên cứu sinh

Trang 5

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 4

5 Đóng góp mới của luận án 4

6 Kết cấu của luận án 5

Chương 1:TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 6

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 11

1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình đã công bố, khoảng trống nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 16

1.2.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình đã công bố 16

1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu 17

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22

Chương 2:LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG 23

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 23

2.1 Dịch vụ, dịch vụ phi tín dụng và các loại dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại 23

2.1.1 Dịch vụ 23

2.1.2 Dịch vụ phi tín dụng trong ngân hàng thương mại 32

2.1.3 Các loại hình dịch vụ phi tín dụng của NHTM 35

Trang 6

2.2 Phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM 40

2.2.1 Quan niệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM 40

2.2.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển DVPTD của NHTM 43

2.2.3 Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM 51

2.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVPTD tại NHTM 55

2.2.5 Quản trị rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại 64

2.3 Kinh nghiệm phát triển DVPTD của một số NHTM và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn 68

2.3.1 Kinh nghiệm phát triển DVPTD của một số NHTM nước ngoài 68

2.3.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng trong nước 72

2.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN 82

3.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 82

3.1.1 Thông tin chung 82

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 82

3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Sài Gòn 85

3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh 88

3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn 95

Trang 7

3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin và quản trị rủi ro công nghệ thông tin

trong phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 112

3.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 112

3.3.2 Quản trị rủi ro công nghệ thông tin trong phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 114

3.4 Kết quả khảo sát 115

3.4.1 Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên tại SCB 115

3.4.2 Kết quả khảo sát khách hàng tại SCB 116

3.5 Tình hình đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2019 118

3.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn 122

4.1.1 Định hướng chuyển đổi của SCB giai đoạn 2021 - 2025 142

4.1.2 Định hướng phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2021 -2025 143

4.1.3 Mục tiêu phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn 144

4.2 Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ phi tín dụng tại SCB đến năm 2025 147

4.2.1 Cơ hội 147

4.2.2 Thách thức 154

4.3 Giải pháp phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn 158

Trang 8

4.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn lực ngân hàng phục vụ phát triển DVPTD1584.3.2 Tăng cường biện pháp bảo mật thông tin và đảm bảo an toàn an ninh

mạng 167

4.3.3 Nâng cao số lượng và hoàn thiện chất lượng dịch vụ phi tín dụng 170

4.3.4 Phát triển số lượng khách hàng và nâng cao chất lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng 179

4.3.5 Triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp marketing 182

4.4 Kiến nghị 191

4.4.1 Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý 191

4.4.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng 196

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 198

KẾT LUẬN 199 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng máy ATM, POS và tình hình giao dịch qua ATM, POS của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019 73 Bảng 2.2: Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 -2019 75 Bảng 3.1 Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của SCB giai đoạn 2015-2019 88 Bảng 3.2: Cơ cấu huy động theo khách hàng của SCB giai đoạn 2015-2019 91 Bảng 3.3: Cơ cấu cho vay của SCB giai đoạn 2015 - 2019 92 Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB giai đoạn 2015-2019 93 Bảng 3.5 Tình hình dịch vụ thanh toán trong nước của SCB 2015-2019 96 Bảng 3.6: Tình hình dịch vụ thanh toán quốc tế của SCB 2015 -2019 98 Bảng 3.7: Tình hình phát triển thẻ của SCB 2015-2019 100 Bảng 3.8 Tình hình phát triển dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking tại SCB giai đoạn 2015-2019 104 Bảng 3.9 So sánh mức độ tăng trưởng dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking tại SCB giai đoạn 2015-2019 105 Bảng 3.10 Tình hình phát triển dịch vụ Bancasurrance của SCB 2015-2019 107 Bảng 3.11 Tình hình phát triển dịch vụ tư vấn tại SCB 2015-2019 110 Bảng 3.12 Tình hình phát triển dịch vụ phi tín dụng khác tại SCB 2015-2029 111 Bảng 3.13: Tình hình đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2019 118 Bảng 3.14: So sánh tỷ lệ chi phí đầu tư và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2019 119 Bảng 3.15 Tình hình nhân sự hoạt động lĩnh vực DVPTD của SCB từ 2015-

Trang 10

2019 123 Bảng 3.16 Trình độ học vấn của nhân sự hoạt động lĩnh vực PVPTD 124 của SCB giai đoạn 2015-2019 124 Bảng 3.17 Tình hình hiệu quả công việc của nhân sự hoạt động lĩnh vực PVPTD của SCB giai đoạn 2015-2019 125

DANH MỤC HÌNH

No table of figures entries found.Hình 2.1: Tình hình phát triển kênh Bancassurance giai đoạn 2015-2019 77 Hình 3.1 Tổng tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2015 – 2019) 89 Hình 3.2 Thị phần số lượng thẻ đên 31/12/2019 và doanh số sử dụng năm 2019 102 Hình 3.3 : Thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ các ngân hàng năm 2019 109 Hình 3.4: Bảng nhu cầu và mức độ hài lòng của KH về DVPTD tại SCB 117

DANH MỤC SƠ ĐỒ

No table of figures entries found.Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu 4Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý và tổ chức hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 85 Sơ đồ 4.1 Quy trình hoạch định nguồn nhân lực 160 Sơ đồ 4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân viên thực hiện DVPTD 161

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trung Quốc

Hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên ANZ

Bank for Investment and Development of Vietnam - Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam

15 HSBC

The Hong Kong and Shanghai Banking Corporation Limited -Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

thuộc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam

Trang 12

20 NH Ngân hàng

Vietnam - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Trade - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trang 13

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực Nền kinh tế hội nhập là nền kinh tế tri thức, công nghệ cao, có tính cạnh tranh và toàn cầu hóa Theo đó, song song với việc vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường trong nước, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, là trung gian tài chính gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng bao trùm tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội Ngân hàng không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song, giữ một vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và phồn thịnh Ngân hàng Việt đang từng bước thực hiện tự do hóa và mở rộng thị trường theo cam kết quốc tế Đây là cơ hội và thách thức mà ngân hàng Việt cần vượt qua Trong bối cảnh chung đó, các NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh vì khi đó thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và cạnh tranh ngay tại sân nhà Sự đổi mới hướng đầu tư của các ngân hàng thương mại để phù hợp với tình hình kinh tế cụ thể là bước đi cần thiết và quan trọng Và phát triển dịch vụ phi tín dụng là một lựa chọn thông minh Đặc biệt, trong đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 xác định rõ “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng” Đây cũng là mục tiêu được đặt ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: phấn đấu đến cuối năm 2025 tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16-17% Điều đó cho thấy rằng, chúng ta đã nhận thức được vai trò của dịch vụ phi tín dụng trong việc mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các ngân hàng thương mại Đồng thời, sự phát triển dịch vụ phi tín dụng có vai trò rất quan trọng, quyết

Trang 14

định sự tồn tại của một ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Song cho đến nay, mảng dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng còn đơn điệu về hình thức, chất lượng chưa cao, quy mô dịch vụ nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế; trong khi đó hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả nên tỷ lệ khách hàng cá nhân tham gia vào hoạt động phi tín dụng tại các ngân hàng còn hạn chế Việc xây dựng chiến lược rõ ràng cho phát triển dịch vụ phi tín dụng chưa được chú trọng, mà thường lồng ghép vào chiến lược phát triển chung của ngân hàng Trình độ công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển các dịch vụ phi tín dụng ứng dụng công nghệ cao như: giao dịch các công cụ phái sinh, ngân hàng điện tử, ủy thác còn chưa được phát huy tối đa để đem lại hiệu quả tương xứng với năng lực và lợi thế Bên cạnh đó thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam cũng là một trở ngại lớn trong việc phát triển mạng lưới thẻ nói riêng và dịch vụ phi tín dụng nói chung của ngân hàng Kết quả là nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng trong những năm gần đây dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn khiêm tốn

Trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ có tính hiện đại, không thể bỏ qua yếu tố năng lực tài chính Thêm vào đó, trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ, quá trình đưa công nghệ ứng dụng trong hoạt động kinh doanh nổi lên như một xu hướng tất yếu Công nghệ trở thành yếu tố “nền” để các NHTM nghiên cứu phát triển DV của mình một cách tốt nhất nhằm thoả mãn khách hàng ngày một trở nên khó tính hơn

Với vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam, SCB được đánh giá là tổ chức tín dụng có năng lực tài chính vững mạnh để quyết định việc đầu tư nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng việc kinh doanh ngân hàng Bên cạnh mục tiêu kinh doanh, SCB đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vận hành tổ chức, theo định hướng ngân hàng bán lẻ, đa năng và hiện đại - trong đó, khách hàng luôn được đặt ở vị trí trung tâm SCB là tiêu biểu cho ngân hàng thương mại cổ phần có nền tảng tài chính, và mong muốn từng bước chinh phục mọi đối tượng khách hàng, khẳng định vị thế trên thị trường

ngân hàng Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tác giả đã lựa chọn “Phát triển

Trang 15

dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn” làm đề tài

2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Luận giải những vấn đề lý luận về DVNH, DVPTD NH, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được các khía cạnh cơ bản về phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

(2) Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển DVPTD để áp dụng vào điều kiện thực tiễn ở VN

(3) Tìm ra những cơ hội, thách thức thông qua đánh giá thực trạng phát triển DVPTD của ngân hàng TMCP Sài Gòn

(4) Đề xuất các giải pháp để phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là: Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên trong giai đoạn 2015-2019

- Về nội dung nghiên cứu:

(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM

(2) Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Sài Gòn – giai đoạn 2015-2019

(3) Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Sài Gòn

Ngày đăng: 02/06/2024, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN