1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bàn luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụngkế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam 153CHƯƠNG 3.. Mặt khác, ngành công nghiệp s

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong công trình khoa học nào Những nội dung tham khảo từ tài liệu khác đều được tác giả ghi nguồn cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo.

Tác giả luận án

Tô Minh Thu

Trang 4

2 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án2

6 Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu của luận án217 Một số lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu của luận án27

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG

1.1 Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 32

1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 32

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 351.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất40

1.2.2 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 44

1.2.5 Báo cáo kế toán quản trị chi phí 711.3 Phương tiện kỹ thuật xử lý và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí trong

1.3.1 Phần mềm kế toán đơn lẻ truyền thống 73

1.3.2 Phần mềm kế toán tích hợp trong hệ thống phần mềm hoạch định nguồn lực

1.3.3 Phương thức xử lý và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí trong bối cảnh

Trang 5

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chi phí trong doanh

1.4.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp 79

1.4.3 Trình độ trang bị công nghệ thông tin của doanh nghiệp 80

1.4.4 Quan điểm của nhà quản trị về công tác kế toán quản trị 80

1.5 Kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí tại một số quốc gia trên thế giới và bài học

1.5.1 Kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí tại một số quốc gia trên thế giới 81

1.5.2 Bài học kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam 84

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC

2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam88

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất giấy Việt Nam

2.1.2 Đặc điểm ngành công nghiệp sản xuất giấy Việt Nam 90

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam 95

2.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất ảnh hưởng đến kế toán quảntrị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam 100

2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam 107

2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt

2.2.1 Thực trạng về nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của nhà quản trị doanh

2.2.2 Thực trạng về nhận diện chi phí 110

2.2.3 Thực trạng về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 113

2.2.4 Thực trạng về phương pháp xác định chi phí 118

2.2.5 Thực trạng về phân tích chi phí 122

2.2.6 Thực trạng về báo cáo kế toán quản trị chi phí 1232.3 Thực trạng áp dụng phương tiện kỹ thuật xử lý và cung cấp thông tin kế toánquản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam124

2.3.1 Thực trạng áp dụng phần mềm kế toán đơn lẻ 125

Trang 6

2.3.2 Thực trạng áp dụng phần mềm kế toán tích hợp trong hệ thống hoạch định

2.3.3 Thực trạng ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc xử lývà cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí 1292.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các

2.4.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 130

2.4.3 Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu138

2.5.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu về thực trạng kế toán quản trị chi phí và áp dụngphương tiện kỹ thuật xử lý và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí trong các

2.5.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụngkế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam 153

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

3.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất giấy Việt Nam1563.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanhnghiệp sản xuất giấy Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0159

3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuấtgiấy Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 159

3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuấtgiấy Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 1603.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất

3.3.2 Hoàn thiện xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 165

3.3.3 Hoàn thiện phương pháp xác định chi phí 172

3.3.5 Hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị chi phí 1893.4 Giải pháp về áp dụng phương tiện kỹ thuật xử lý và cung cấp thông tin kế toánquản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam192

3.4.1 Giải pháp về áp dụng phần mềm kế toán đơn lẻ 192

Trang 7

3.4.2 Giải pháp về áp dụng phần mềm kế toán tích hợp trong hệ thống hoạch định

3.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp

3.5.1 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước và Hội nghề nghiệp 194

3.5.3 Về phía các doanh nghiệp sản xuất giấy 197

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

TSCĐ Tài sản cố định

DANH MỤC BẢNG

Bảng MĐ.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các

Bảng 1.1 Bảng phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục64Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng các doanh nghiệp sản xuất giấy theo quy mô công suất

Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng các DNSX giấy theo nhóm sản phẩm năm 201892

Bảng 2.4 Danh mục nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất giấy111Bảng 2.5 Thành phần các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu135Bảng 2.6 Kết quả các thang đo và biến quan sát đảm bảo độ tin cậy138Bảng 2.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đồng thời các biến141Bảng 2.8 Bảng phân tích kết quả rút trích nhân tố142Bảng 2.9 Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn144

Bảng 3.2 Nhận diện chi phí các doanh nghiệp sản xuất giấy163Bảng 3.3 Định mức và dự toán chi phí NVL trực tiếp - Năm 2019169Bảng 3.4 Định mức và dự toán chi phí nhân công trực tiếp - Năm 2019170Bảng 3.5 Định mức và dự toán chi phí sản xuất chung - Năm 2019171Bảng 3.6 Bảng phân tích CPSX sản phẩm giấy theo khoản mục178

Bảng 3.8 Chi phí các loại nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí NVL trực

Bảng 3.9 Bảng phân tích biến động chi phí các loại NVL chủ yếu182Bảng 3.10 Báo cáo kết quả kinh doanh theo 4 loại sản phẩm187Bảng 3.11 Báo cáo kết quả kinh doanh theo 3 loại sản phẩm188Bảng 3.12 Phân tích chênh lệch loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh giấy Duplex trắng188

Trang 10

Bảng 3.14 Báo cáo phân tích chi phí192

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Đồ thị MĐ.1 Phân loại sự chấp nhận đổi mới trong phạm vi tổ chức29Hình 1.1 Các thành phần của một chức năng kế toán quản trị hiệu quả36Sơ đồ 1.1 Xác định lợi nhuận theo phương pháp chi phí trực tiếp53Sơ đồ 1.2 Xác định lợi nhuận theo phương pháp chi phí toàn bộ54Sơ đồ 1.3 Quá trình tập hợp CPSX theo đơn đặt hàng56Sơ đồ 1.4 Quá trình tập hợp CPSX theo quy trình sản xuất liên tục57Sơ đồ 1.5 Mô hình cấu trúc của ERP với các phân hệ chính76Biểu đồ 2.1 Số lượng DNSX giấy theo quy mô công suất thuộc phạm vi nghiên cứu92

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Giấy Việt Trì97Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Giấy Bình Chiểu98Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Giấy và Bao bì Phương Đông99

Sơ đồ 2.4 Quy trình công nghệ sản xuất giấy thành phẩm khép kín101Sơ đồ 2.5 Quy trình công nghệ sản xuất giấy thành phẩm từ giấy loại102Sơ đồ 2.6 Quy trình công nghệ sản xuất giấy thành phẩm từ bột giấy mua ngoài 102Sơ đồ 2.7 Chi tiết quy trình công nghệ sản xuất giấy thành phẩm103Sơ đồ 2.8 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì108Sơ đồ 2.9 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có nhiều vấn đề các ngành kinh tế cũng như các doanh nghiệp sản xuất phải quan tâm để chọn được mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành được Chính phủ hết sức quan tâm Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất giấy đang phải đối mặt với một loạt các thách thức để duy trì tính cạnh tranh trong một lĩnh vực mà chi phí nguyên liệu và năng lượng chiếm một phần rất lớn trong chi phí sản xuất Thách thức lớn nhất hiện nay đó là giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động cùng với các phương pháp xanh hơn để sản xuất giấy với chất lượng tốt, đồng thời tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường Mặt khác, ngành công nghiệp sản xuất giấy nước ta đang có nguy cơ thua ngay trên sân nhà khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng với khu vực và thế giới bởi giấy của các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Malaixia và các nước khác trên thế giới sẽ tràn vào Việt Nam, đe dọa sự sống còn của các doanh nghiệp sản xuất giấy nội địa Để đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam phải có những biện pháp mang tính tổng lực nhằm tận dụng thời cơ và sức mạnh, đồng thời khắc phục khó khăn và thách thức.

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất giấy Việt Nam đến năm 2025 với quan điểm chủ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất giấy theo hướng hiện đại, bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường Theo đó, đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, tiết kiệm năng lượng; tập trung xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư, sản xuất; xây dựng các tập đoàn đủ mạnh, có tiềm năng tài chính, nhà máy có công suất lớn và chất lượng sản phẩm cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tăng khả năng xuất khẩu Quy hoạch cũng đặt ra các mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ thu hồi giấy các loại trong nước đạt 65%; đáp ứng khoảng 75-80% nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu; không cấp phép và dần loại bỏ các nhà máy giấy lạc hậu đang tồn tại với quy mô dưới 10.000 tấn/năm.

Mặc dù có thị trường khá rộng nhưng ngành công nghiệp sản xuất giấy là một trong số những ngành có mức độ cạnh tranh gay gắt, nhất là với các sản phẩm ngoại nhập Hiện nay sức cạnh tranh của giấy nội với giấy ngoại rất thấp Ngành công nghiệp sản xuất giấy Việt Nam có trình độ công nghệ lạc hậu, quy mô không lớn, giá giấy cao trong khi chất lượng giấy thấp chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước Trong khi đó, giấy

Trang 12

tế cho rằng đây cũng là khó khăn chung của ngành công nghiệp sản xuất giấy trong nước, tồn tại từ nhiều năm nay Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp nội địa là thiếu vốn cho đầu tư, nâng cấp trang thiết bị công nghệ, cùng với chi phí đầu vào biến động tăng không ngừng, dẫn đến sản phẩm có mẫu mã, chất lượng kém, giá thành cao Do vậy để từng bước vượt qua khó khăn và phát triển, không còn cách nào khác là phải tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có, đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh.

Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận quan trọng của hệ thống KTQT doanh nghiệp, có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí nhằm mục tiêu lập dự toán, xây dựng định mức, kiểm soát chi phí, ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu,…Để phục vụ tốt hơn cho việc quản trị chi phí ở các doanh nghiệp và đưa ra các quyết định hợp lý cần có sự hiểu biết đầy đủ, khoa học về bản chất, vai trò và nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ, công tác kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính Việc cung cấp thông tin kế toán chi phí phục vụ cho việc ra các quyết định hay lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh vẫn đang là vấn đề chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức Điều này khiến cho các doanh nghiệp giấy ở Việt Nam khó có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khu vực và thế giới Thêm vào đó, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt vượt tầm biên giới quốc gia, KTQT chi phí ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị ra các quyết định hiệu quả Tăng cường hệ thống KTQT chi phí trong các DNSX giấy nhằm hỗ trợ thông tin cho các nhà quản trị ra các quyết định là điều kiện cần thiết để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến việc áp dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy để có các giải pháp tác động phù hợp giúp cho hệ thống KTQT chi phí trong các DNSX giấy được hoàn thiện trở thành yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ lý luận và thực

tiễn đó, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong cácdoanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam” nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản

lý trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt cũng như tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước tác động của cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra một cách sâu rộng trên phạm vi toàn cầu.

2 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành bại của các doanh nghiệp trên thương trường chính là thông tin cung cấp cho các nhà quản trị để từ đó đưa ra quyết định tối ưu trong SXKD Nền tảng cơ bản để doanh nghiệp giữ vững và phát triển vị thế của mình trên

Trang 13

thương trường chính là sử dụng KTQT chi phí Các nghiên cứu cơ bản về KTQT chi phí đã được thực hiện từ rất sớm tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển với các phương pháp quản trị hiện đại, tiên tiến, sau đó được kế thừa và phát triển trên nhiều phương diện tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

2.1 Các nghiên cứu về nội dung kế toán quản trị chi phí

2.1.1 Nghiên cứu về nhận diện chi phí

Tại Mỹ, vào những năm đầu của thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh cả về quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị phải kiểm soát và đánh giá được hoạt động của chúng Hoạt động KTQT chi phí bắt đầu từng bước được áp dụng trong các ngành khác nhau Tác giả Johnson, H Thomas (1972) trong bài viết về kế toán chi phí phục vụ kiểm soát quản trị nội bộ đã chỉ ra một trong các doanh nghiệp áp dụng KTQT đầu tiên ở Mỹ là công ty dệt Lyman Mills Để xác định được hiệu quả sản xuất của các sản phẩm cụ thể và đánh giá được kết quả hoạt động của các bộ phận, công ty này đã áp dụng hệ thống kế toán theo dõi tình hình sử dụng vật tư, chi phí nhân công và các chi phí trực tiếp phát sinh hàng ngày [73].

Theo Nguyễn Quốc Thắng (2011), chi phí trong doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: Phân loại theo tính chất kinh tế, nội dung kinh tế ban đầu của chi phí; phân loại theo chức năng hoạt động; phân loại theo đầu vào của quá trình SXKD; phân loại theo mối quan hệ của chi phí với khoản mục trên báo cáo tài chính; phân loại theo mối quan hệ của chi phí và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí; phân loại theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động và phân loại chi phí phục vụ ra quyết định Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp giống cây trồng cho thấy các doanh nghiệp chỉ phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu của chi phí dưới góc độ phục vụ công tác kế toán tài chính Mức độ coi trọng, đầu tư vào công tác phân loại chi phí phục vụ hạch toán nội bộ chưa cao Để tăng cường chất lượng thông tin KTQT chi phí, tác giả đề xuất các doanh nghiệp ngành giống cây trồng áp dụng phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động [37] Theo Phạm Hồng Hải (2013), Hoàng Khánh Vân (2017), chi phí có thể được phân loại theo các tiêu thức như phân loại theo chức năng, phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (theo cách ứng xử của chi phí), phân loại theo khả năng quy nạp vào đối tượng chịu phí, phân loại theo sự ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương án và phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát Qua kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp, các tác giả nhận định 100% các doanh nghiệp chỉ phân loại chi phí theo yếu tố chi phí và theo khoản mục chi phí trong giá thành nhằm phục vụ cho việc hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính Cách phân loại này chưa thực sự giúp cho việc quản trị chi phí trong doanh nghiệp Từ đó

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w