------ LÃ THỊ THU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021... 81 Chương 2
Trang 1- -
LÃ THỊ THU
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2021
Trang 2- -
LÃ THỊ THU
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 9.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG MAI
2 PGS.TS NGUYỄN MẠNH THIỀU
HÀ NỘI - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng công bố ở một
công trình nghiên cứu khoa học nào
Tác giả luận án
Lã Thị Thu
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục từ viết tắt v
Danh mục các bảng vii
Danh mục các sơ đồ ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 32
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 32
1.1.1 Kế toán quản trị 32
1.1.2 Kế toán quản trị chi phí 35
1.1.3 Kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý 37
1.2 HỌC THUYẾT HẠN CHẾ VÀ VẬN DỤNG TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 39
1.2.1 Học thuyết hạn chế 39
1.2.2 Vận dụng học thuyết hạn chế (TOC) trong kế toán quản trị chi phí 40
1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 43
1.3.1 Nhận diện và phân loại chi phí 43
1.3.2 Lập dự toán chi phí 45
1.3.3 Thu thập thông tin chi phi phí 51
1.3.4 Phân tích và cung cấp thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp 56
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 69
1.4.1 Cơ sở lý thuyết nền 69
1.4.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất 71
1.5 KINH NGHIỆM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 76
1.5.1 Kế toán quản trị chi phí ở Nhật Bản 76
1.5.2 Kế toán quản trị chi phí ở Trung Quốc 78
Trang 51.5.3 Kế toán quản trị chi phí ở một số nước khu vực Đông Nam Á 79
1.5.4 Bài học kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí cho Việt Nam 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 81
Chương 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 82
2.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỐC LÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 82
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 82
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh 86
2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 93
2.1.4 Đặc điểm kế toán quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 94
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 95
2.2.1 Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí 96
2.2.2 Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 99
2.2.3 Thực trạng thu thập thông tin chi phí 102
2.2.4 Phân tích và cung cấp thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp 108
2.3 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 115
2.3.1 Kết quả nghiên cứu định lượng 115
2.3.2 Thảo luận kết quả 126
2.4 NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 128
2.4.1 Ưu điểm 128
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 129
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 134
Trang 6Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC
TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 135
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 135
3.2 YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 136
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện 136
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 137
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỐC LÁ THUỘC TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 138
3.3.1 Hoàn thiện nhận diện chi phí 138
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống định mức và dự toán 143
3.3.3 Hoàn thiện việc thu thập thông tin chi phí 145
3.3.4 Hoàn thiện phân tích và cung cấp thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp 154
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 171
3.4.1 Đối với các cơ quan Nhà nước, địa phương 171
3.4.2 Đối với các DNSX thuốc lá thuộc TCT thuốc lá Việt Nam 173
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 175
KẾT LUẬN 177
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 179
PHỤ LỤC 190
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải nghĩa
Tính phí dựa trên hoạt động
Hệ thống quản lý thông tin thông minh
Thẻ điểm cân bằng
Cty TNHH 1
TV
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Kế toán quản trị môi trường
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Liên đoàn kế toán quốc tế
Quy tắc vừa kịp lúc
Trang 8QTTG Quản trị tinh gọn
Học thuyết hạn chế
Quản lý chất lượng toàn diện
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1 Tóm tắt các nhân tố và biến quan sát trong đề tài nghiên cứu 28
Bảng 1.1 Các giai đoạn phát triển của KTQT 33
Bảng 1.2 Bảng tổng hợp phân loại chi phí 44
Bảng 1.3 Mô tả chi tiết nội dung vận hành kế toán tinh gọn trong quản lý quy trình hoạt động kế toán và kiểm soát hệ thống kế toán nội bộ 68
Bảng 1.4 Bảng hệ thống cơ sở lý thuyết nền của các nhân tố ảnh hưởng 69
Bảng 1.5 Bảng tóm tắt cơ sở lựa chọn nhân tố 73
Bảng 1.6.Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQTCP trong DNSX 76
Bảng 2.1 Các loại sản phẩm 87
Bảng 2.2 Bảng dự toán chi phí NVL của thuốc lá Bastion đỏ của DN TNHH MTV thuốc lá Bến Tre 100
Bảng 2.3 Bảng dự toán chi phí NCTT của gói thuốc lá (bao) của DN TNHH MTV thuốc lá Bến Tre tháng 9/2019 100
Bảng 2.4 Bảng dự toán chi phí SXC của gói thuốc lá (bao) của DN TNHH MTV thuốc lá Bến Tre tháng 9/2019 101
Bảng 2.5 Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm thuốc lá của DN TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa năm 2019 101
Bảng 2.6 Phân tích biến động CPNVL của 2 loại thuốc lá Bastion đỏ và Samson của DN TNHH MTV thuốc lá Bến Tre (quý 3/2019) 109
Bảng 2.7 Biến động của CPNCTT 110
Bảng 2.8 Biến động của CPSXC 111
Bảng 2.9 Biến động của giá thành 2 loại sản phẩm Bastion và Samson trong kỳ 111
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 116
Bảng 2.11 Đánh giá tính thích hợp và tính tương quan của các biến quan sát 119
Bảng 2.12 Bảng tổng hợp phương sai được giải thích (Total Variance Explained) 120
Bảng 2.13 Bảng ma trận xoay 121
Bảng 2.14 Bảng phân tích tương quan 123
Bảng 2.15 Bảng Model Summary 124
Trang 10Bảng 2.16 Bảng ANOVA 125
Bảng 2.17 Bảng Coefficients 125
Bảng 2.18 Vị trí quan trọng của các yếu tố 127
Bảng 3.1 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động 139
Bảng 3.2 Dự toán linh hoạt sản xuất sản phẩm Blue River tháng 3 năm 2019 145
Bảng 3.3 Phiếu báo thay đổi định mức vật tư 146
Bảng 3.4 Phiếu theo dõi lao động đối với công nhân trực tiếp 147
Bảng 3.5 Phiếu kê chi tiết tiền lương vượt định mức 147
Bảng 3.6 Báo cáo kết quả kinh doanh của DN TNHH 1TV thuốc lá Thanh Hóa 156
Bảng 3.7 Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 161
Bảng 3.8 Báo cáo nguồn cung lá thuốc lá tại vùng trồng cây thuốc lá Bến Tre 164
Bảng 3.9 Định mức chi phí nguyên vật liệu cho hai loại sản phẩm 167
Bảng 3.10 Định mức thời gian và chi phí lao động cho đơn vị sản phẩm từng loại 168
Bảng 3.11 Các yêu cầu sản xuất đối với sản phẩm Bông Sen và Hàm Rồng 168
Bảng 3.12 Phân tích năng lực của hệ thống sản xuất 168
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1 Quy trình nghiên cứu luận án 26
Sơ đồ 2 Quy trình chọn mẫu trong nghiên cứu 28
Sơ đồ 1.1 Các chức năng cơ bản của quản lý 38
Sơ đồ 1.2 Cấu trúc của TOC 40
Sơ đồ 1.3 Quy trình thực hiện 5 bước của TOC 41
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ Dự toán SXKD 48
Sơ đồ 1.5 Quá trình tập hợp chi phí theo công việc 53
Sơ đồ 1.6 Trình tự các bước phân tích chênh lệch phí 57
Sơ đồ 1.7 Mô hình các hoạt động TPS 65
Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 91
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức TCT thuốc lá Việt Nam 92
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội khai thác nhiều thị trường mới, gia tăng nguồn doanh thu, tuy nhiên các thách thức song hành không hề nhỏ, khi các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh nội địa mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thế giới Để thắng trong cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường doanh nghiệp (DN) cần có những chiến lược kinh doanh mang tính đột phá cùng với các nỗ lực không ngừng cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật và phương thức quản lý nhằm thích ứng trong điều kiện mới
Để thực hiện được chức năng này của nhà quản trị cần có hệ thống công cụ trợ giúp một cách hợp lý, trong đó kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) là công cụ đắc lực trong việc tham vấn cho nhà quản trị Thông qua quá trình thu thập các thông tin quá khứ, xác nhận mục tiêu và cụ thể hóa các mục tiêu hoạt động của DN bằng hệ thống
dự toán và các chỉ tiêu kinh tế, và xây dựng hệ thống báo cáo phân tích giúp nhà quản trị kiểm tra giám sát các hoạt động trong doanh nghiệp, nói một cách khác KTQTCP cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản trị Bên cạnh đó, hệ thống quan điểm về KTQTCP hiện đại đưa ra các biện pháp, các phương pháp kỹ thuật giúp cho nhà quản trị khai thác, sử dụng, liên kết, phân phối các nguồn lực một cách hiệu quả, tiết kiệm, xác định được nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời hạn chế rủi
ro, giảm thiểu chi phí phát sinh không làm gia tăng giá trị, nâng cao lợi nhuận
Cùng với kế toán quản trị (KTQT), KTQTCP được đưa vào Việt Nam ở thập niên 90, đến năm 2006 mới được chuẩn hóa vào hệ thống văn bản pháp luật Vào thời gian này KTQT trên thế giới đã bước sang giai đoạn 5 của tiến trình phát triển Rất nhiều nhà khoa học trong nước đã dày công nghiên cứu và phát triển nhằm định hình cách thức vận dụng KTQT, KTQTCP ở Việt Nam sao cho phù hợp, hiệu quả, bắt kịp
xu hướng thời đại Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và triển khai KTQTCP trong các doanh nghiệp ở nước ta như: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quan điểm cấp tiến của nhà quản trị, năng lực trình độ của nhân sự kế toán, chi phí lợi ích của việc cải tổ hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng KTQTCP ở các doanh nghiệp đặc thù, có tính đến các yếu tố chi phí lợi ích, yếu tố dễ ứng dụng, yếu tố có hiệu quả, yếu tố phù hợp với
xu hướng KTQTCP trên thế giới nhằm tăng năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường quốc tế
Trang 13Thuốc lá là ngành sản xuất vật chất, hàng năm đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước hơn 12.000 tỷ đồng, giải quyết lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra chuỗi giá trị xuyên suốt từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đến sản xuất công nghiệp Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thuốc
lá nói chung, doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thuộc TCT thuốc lá Việt Nam nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn như: nguồn cung cấp nguyên vật liệu lá thuốc lá không
ổn định, chất lượng nguyên vật liệu không đồng đều, thị trường đầu ra bị thắt chặt do tác động trực tiếp từ cơ chế chính sách của Nhà nước và các khuyến cáo của các cơ quan về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; sự cạnh tranh không sòng phẳng của thuốc
lá điếu nhập lậu; Hệ thống bộ máy quản lý cồng kềnh là gánh nặng đối với các nhà quản trị để có thể chuyển mình vượt qua khó khăn.… Bài toán đặt ra đối với nhà quản trị là kiểm soát nhằm cắt giảm chi phí tiến hành đồng thời với những quyết định mang tính tác nghiệp ở từng khâu phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, quyết định mức sản lượng sản xuất ở từng thời điểm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ để tránh
ứ đọng vốn và giảm chất lượng sản phẩm do tồn kho… Tại nhiều DNSX thuốc lá VN KTQT nói chung, KTQTCP nói riêng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, sự tồn tại không hoàn toàn do chủ đích của doanh nghiệp Lựa chọn mô hình KTQT chi phí phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá là rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam”
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
* Các xu hướng quan điểm KTQT theo khung nghiên cứu của IFAC
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC (2002) [84], KTQT đến nay đã trải qua
4 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn đã đánh dấu các mốc phát triển về kỹ thuật cũng như quan điểm về KTQT, cụ thể:
Giai đoạn 1- trước những năm 1950, trọng tâm của KTQT ở giai đoạn
này là xác định chi phí cho sản phẩm và kiểm soát tài chính của quá trình sản xuất Chi phí nguyên vật liệu và nhân công ở giai đoạn này được tập hợp và xác định một cách giản đơn, chi phí chung được phân bổ cho sản phẩm theo tiêu thức nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nhân công trực tiếp Các kĩ thuật kế toán được sử dụng là dự toán và kế toán chi phí Tuy nhiên, hoạt động KTQT mới dừng lại ở
Trang 14mức độ hoạt động chuyên môn thuần túy mang tính nghiệp vụ, kĩ thuật; chức năng thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định hầu như không được sử dụng (Ashton et al., 1995) [66]
Giai đoạn 2 - từ năm 1950 đến 1965, trọng tâm của KTQT là lợi nhuận
KTQT lúc này phải cung cấp thông tin cho các nhà quản trị thực hiện chức năng hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức Về mặt kĩ thuật, KTQT đi sâu vào việc phân tích các quyết định; thiết kế và vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cần thiết cho việc đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị các cấp trong những tổ chức có phân cấp trong quản lý Vị trí của KTQT trong tổ chức từ chức năng nghiệp vụ chuyển thành hoạt động với chức năng tham mưu, báo cáo cho các nhà quản trị Aston et al (1995) nhận định: "KTQT đóng vai trò là một bộ phận của hệ thống quản trị kiểm soát, trong trường hợp có sai lệch giữa thực tế với kế hoạch KTQT xác định vấn đề và đưa ra hành động ứng phó"
Giai đoạn 3 - từ năm 1965 đến 1985, KTQT tập trung cắt giảm hao phí
nguồn lực thông qua chiến lược quản trị chi phí Kĩ thuật kế toán được phát triển giai đoạn này là phân tích các quá trình và quản lý chi phí, hoạt động KTQT theo nhóm
Ở giai đoạn này, với sự phát triển của máy tính và khối lượng thông tin mà nhà quản trị có thể truy cập được, nhân viên KTQT thông qua quy trình phân tích và các công
cụ kỹ thuật quản trị chi phí luôn tìm mọi cách để đảm bảo sẵn sàng cung cấp các thông tin thích hợp hỗ trợ nhà quản trị
Giai đoạn 4 - từ năm 1985 đến 1995, trọng tâm của KTQT là quản trị nguồn
lực và tạo ra giá trị thông qua việc quản trị nguồn lực chiến lược và sử dụng hiệu quả các nguồn lực Kĩ thuật kế toán tập trung vào việc phân tích các yếu tố giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và cải cách tổ chức Hoạt động KTQT được xem là một bộ phận của quá trình quản trị
Nghiên cứu của Gary Cokin (2011) [72] cho thấy, kể từ 2015 trở đi KTQT phát triển ở giai đoạn mới - kỷ nguyên phân tích dự báo Các dữ liệu quá khứ được KTQT sử dụng để đánh giá và dự báo tầm nhìn chiến lược cũng như hành động cụ thể, ngoài kế hoạch chi phí doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi các mục tiêu,hành động cụ thể để đánh giá hiệu quả và hiệu lực của các quyết định Theo Gary [72] có 7 xu hướng chính của KTQT trong kỷ nguyên này như: (i) Việc phân tích sản phẩm được chuyển sang phân tích kênh phân phối, tính khả lợi của khách hàng; (ii)