1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp giảm nghèo bền vững ở hà nội

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THANH BÌNH GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HÀ NỘI Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH T

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THANH BÌNH

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HÀ NỘI

Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Công

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào

Tác giả

Lê Thị Thanh Bình

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

3 Cơ sở lý thuyết tiếp cận 5

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6

5 Khung phân tích của đề tài 9

6 Đóng góp mới về khoa học của luận án 11

7 Cấu trúc của đề tài: 11

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài 12

1.1.1 Nghèo và các chiều cạnh của nghèo nói chung 12

1.1.2 Các vấn đề của nghèo ở đô thị 13

1.1.3 Một số khía cạnh giải pháp nhằm giảm nghèo hiệu quả ở đô thị 15

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 18

1.2.1 Một số đặc trưng của nghèo đô thị ở Việt Nam 18

1.2.2 Tình trạng nghèo ở một số đô thị của Việt Nam 19

1.2.3 Một số khuyến nghị giảm nghèo bền vững ở đô thị Việt Nam 21

1.3 Một số tổng kết từ nghiên cứu tổng quan 23

Chương 2: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở ĐÔ THỊ 27

2.1 Nghèo và giảm nghèo 27

2.2 Nghèo đô thị 32

2.2.1 Khái niệm và lý thuyết về nghèo đô thị 32

2.2.2 Đặc trưng của nghèo ở đô thị 36

2.3 Giảm nghèo bền vững đô thị 38

2.3.1 Khái niệm 38

Trang 5

2.3.2 Các tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững đô thị 40

2.4 Giải pháp giảm nghèo bền vững đô thị 43

2.4.1.Nguyên nhân nghèo đô thị và các yếu tố tác động đến giảm nghèo bền vững đô thị 43

2.4.2 Giải pháp giảm nghèo bền vững đô thị 50

2.5 Kinh nghiệm của nước ngoài và trong nước về giảm nghèo bền vững ở đô thị và một số bài học rút ra 52

2.5.1 Kinh nghiệm một số nước 52

2.5.2 Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của một số địa phương trong nước (hiện đang có tỷ lệ hộ nghèo là 0% theo báo cáo của Bộ lao động thương binh và Xã hội 2019) 56

2.5.3 Một số bài học kinh nghiệm 59

2.6 Tiểu kết chương 60

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở ĐÔ THỊ HÀ NỘI (Nghiên cứu tập trung khu vực thành thị) 62

3.1 Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội thời gian qua 62

3.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam, Hà Nội thời gian qua 65

3.2.1 Chuẩn nghèo các giai đoạn của Chính phủ 65

3.2.2 Chuẩn nghèo các giai đoạn của Hà Nội 67

3.3 Thực trạng giảm nghèo bền vững ở đô thị Hà Nội thời gian qua 68

3.3.1 Diễn biến giảm tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập và nghèo đa chiều của đô thị Hà Nội giai đoạn (2006 – 2019) 68

3.3.2 Tình trạng thu nhập, chi tiêu, hoạt động tín dụng và tiếp cận các dich vụ xã hội cơ bản thời gian qua 71

3.3.3 Phân tích tình trạng nghèo đa chiều khu vực thành thị Hà Nội thông qua đánh giá thiếu hụt các nguồn lực theo tiếp cận khung sinh kế của DFID 84

3.3.4 Đánh giá chung về thực trạng nghèo đô thị Hà Nội thời gian qua 105

Trang 6

3.4 Giải pháp thực hiện giảm nghèo của Hà Nội thời gian qua 108

3.4.1 Giải pháp thực hiện giảm nghèo về thu nhập giai đoạn 2010 - 2015 108

3.4.2 Giải pháp thực hiện giảm nghèo đa chiều giai đoạn từ 2016 đến nay 110

3.4.3 Một số đánh giá về kết quả giảm nghèo và các giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững đã đạt được của Hà Nội thời gian qua 114

4.1.1 Phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội 127

4.1.2 Giảm nghèo bền vững của Hà Nội 129

4.2 Đề xuất hướng chính sách chung về giảm nghèo bền vững ở đô thị 130

4.2.1.Về khía cạnh kinh tế 130

4.2.2 Về khía cạnh xã hội, văn hóa 132

4.2.3 Về khía cạnh môi trường 134

4.3 Các khuyến nghị giải pháp giảm nghèo bền vững đô thị Hà Nội 135

4.3.1 Một số khuyến nghị giải pháp chung giảm nghèo bền vững đô thị Hà Nội từ những hạn chế về kết quả giảm nghèo và giải pháp thực hiện giảm nghèo 135

4.3.2 Một số khuyến nghị giải pháp giảm nghèo bền vững cụ thể dựa trên kết quả điều tra, phân tích 4 địa bàn thành thị của đô thị Hà Nội 141

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3 BRT Xe Buýt nhanh/Buýt tốc hành

4 CBN Phương pháp Chi phí cho Nhu cầu Cơ bản 5 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

6 CSGN Chính sách giảm nghèo 7 CSXH Chính sách xã hội

8 CTMTQG-GN Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo 9 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 10 GDP Tổng sản phẩm quốc nội

11 GINI Chỉ số Bất bình đẳng thu nhập 12

13

GIS GN

Hệ thống thông tin địa lý Giảm nghèo

14 GNBV Giảm nghèo bền vững 15 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

16 HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

17 HPI Chỉ số nghèo con người (Human Poverty Index) 18 IPRCC Trung tâm giảm nghèo Quốc tế ở Trung Quốc 19 KH-UBND Kế hoạch - Ủy ban nhân dân

20 KT3, KT4 Đăng ký tạm trú dài hạn và có thời hạn 21 KT-XH Kinh tế - xã hội

22 LĐTB & XH Lao động Thương binh và Xã hội

Trang 8

23 MDGs Các Mục tiêu thiên niên kỷ

24 MPI Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index)

25 PTBV Phát triển bền vững

26 QĐ/LĐTBXH Quyết định/ Lao động Thương binh Xã hội 27 SDGs Các mục tiêu phát triển bền vững mới 28 TCTK Tổng Cục Thống kê

29 TFP Năng suất nhân tố tổng hợp 30 THPT Trung học phổ thông

32 UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 33 UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam 34 UPS Báo cáo theo dõi nghèo đô thị

35 VHLSS Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình

Xã hội hóa

Dịch vụ xã hội cơ bản

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Chuẩn nghèo và chuẩn cận nghèo tính theo thu nhập bình quân

đầu người các giai đoạn của Hà Nội 67

Bảng 3.2 Chuẩn nghèo và cận nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 của Hà Nội 68

Bảng 3.3 Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập giai đoạn (2006 – 2015) của Hà Nội so với một số vùng và địa phương thời gian qua 69

Bảng 3.4 Xếp hạng tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập giai đoạn (2006 – 2015) của Hà Nội so với các vùng và một số địa phương 69

Bảng 3.5 Kết quả giảm tỷ lệ hộ NĐC giai đoạn (2016 – 2019) của Hà Nội 70Bảng 3.6 Thu nhập bình quân/tháng khu vực thành thị và nông thôn 71

Bảng 3.7 Chi tiết các khoản thu nhập bình quân đầu người/tháng khu vực thành thị, nông thôn 73

Bảng 3.8 Chi tiêu bình quân/trên tháng khu vực thành thị và nông thôn 75

Bảng 3.9 Chi tiết các khoản chi tiêu khu vực thành thị 75

Bảng 3.10 Chi tiết các khoản chi tiêu khu vực nông thôn 76

Bảng 3.11 Hoạt động tín dụng khu vực thành thị/nông thôn 77

Bảng 3.12 Số hộ nghèo nông thôn và thành thị thiếu hụt các DVXHCB 81

Bảng 3.13 Số hộ cận nghèo nông thôn và thành thị bị thiếu hụt các DVXHCB 83Bảng 3.14 Số hộ nghèo của Hà Nội bị thiếu hụt tiếp cận DVXHCB năm 2018 và năm 2019 84

Bảng 3.15 Đánh giá lại tình trạng thiếu hụt theo 10 chỉ báo về DVXHCB đối với các diện NĐC 86

Bảng 3.16 Tỷ lệ hộ hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ 89

Bảng 3.17 Mức độ cải thiện thu nhập của các hộ có họat động buôn bán nhỏ lẻ 90

Bảng 3.18 Tỷ lệ chi tiêu ưu tiên tại thời điểm điều tra của các hộ 90

Trang 10

Bảng 3.19 Đánh giá các chi tiêu sẽ ưu tiên nếu có thu nhập cao hơn hiện tại 90

Bảng 3.20 Tình trạng nhà ở của các hộ 91

Bảng 3.21 Diện tích nhà ở bình quân đầu người dưới 8m2 91

Bảng 3.22 Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt 92

Bảng 3.23 Quy mô nhân khẩu của hộ theo thực tế 92

Bảng 3.24 Tình trạng lao động nằm ngoài độ tuổi lao động 93

Bảng 3.25 Tình trạng việc làm của các thành viên 94

Bảng 3.26 Lĩnh vực việc làm cải thiện mức sống tốt hơn và có khả năng giúp các hộ thoát nghèo cao (theo ý kiến người trả lời) 95

Bảng 3.27 Tỷ lệ hộ có thành viên đã được đào tạo nghề 5 năm qua 96

Bảng 3.28 Ý kiến của các hộ điều tra về việc đào tạo nghề nếu: có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu, có việc làm phù hợp sẽ giúp thoát nghèo cao 96

Bảng 3.29 Tình trạng hộ có thành viên bị bệnh nặng hoặc tai nạn… 97

Bảng 3.30 Tiếp nhận các thông tin, chương trình chăm sóc sức khỏe 98

Bảng 3.31 Tỷ lệ hộ tiếp nhận các thông tin về tình hình phát triển kinh tế 98

Bảng 3.32 Đánh giá và xếp hạng các hình thức truyền thông về mặt thông tin giúp thoát nghèo 99

Bảng 3.33 Các ý kiến đánh giá về vai trò của các tổ chức đoàn thể trong các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế giúp các hộ thoát nghèo 99

Bảng 3.34 Định nghĩa các biến độc lập trong mô hình 101

Bảng 3.35 Kết quả mô hình hồi qui với biến phụ thuộc là nghèo/thoát nghèo 102DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: 10 chỉ báo xác định thiếu hụt DVXHCB 68

Hộp 3.2 97

Hộp 3.3 100

Trang 11

DANH MỤC MÔ HÌNH

Mô hình kinh tế lượng hồi qui Probit nhị phân: Đánh giá xác suất tác động của các

yếu tố tới nghèo và thoát nghèo

Poverty = αo + α1 tuổi chủ hộ/thành viên trụ cột của hộ + α2 giới tính của chủ

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

1 Các văn bản chính sách giảm nghèo bền vững của Chính phủ và Hà Nội 2 Biểu tổng hợp kết quả rà soát nghèo đa chiều của toàn Hà Nội (năm 2016) 3 Phiếu điều tra thu thập thông tin các vấn đề về nghèo đa chiều từ các hộ

nghèo, cận nghèo, thoát nghèo (năm 2018)

4 Phiếu thu thập thông tin thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu (năm 2018) 5 Phụ lục ảnh chụp điều tra (năm 2018)

Trang 13

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Nghèo đói từ trước tới nay luôn được coi là một vấn đề lớn mang tính xã hội và giảm nghèo (GN) luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được tích hợp chặt chẽ trong nhiều chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) áp dụng cho toàn cầu đến năm 2030, nhiều mục tiêu cũng đã thể hiện rõ nét mối liên quan mật thiết với các mục tiêu GN Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đến năm 2020, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (GNBV) là một chương trình trọng điểm cho công tác GN trên cả nước, với nhiều mục tiêu cấp thiết được xây dựng nhằm thực hiện GN nhanh và bền vững [17; 19] Và để khẳng định rõ hơn tầm quan trọng của công tác GN trong bối cảnh mới, trong Bộ chỉ tiêu Thống kê Phát triển bền vững (PTBV) của Việt Nam, ngay ở mục tiêu số 1 đã ghi rõ “Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi” [6] Trong đó, các khu vực nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn vẫn luôn được tập trung nhiều mục tiêu ưu tiên trong công tác GNBV, tuy nhiên trong thực tế, ngoài các khu vực này công tác GN ở khu vực đô thị nhiều năm qua cũng đang rất được chú ý, do nghèo ở đây tập hợp nhiều đối tượng nghèo với nhiều hình thái nghèo khá phức tạp theo góc nhìn đa chiều

Theo Luật quy hoạch đô thị [39; 40], địa phương Hà Nội là một đô thị lớn/đô thị đặc biệt và mang những đặc thù riêng vừa là Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước và cũng đã định nghĩa rõ: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn” Theo định nghĩa này, Hà Nội vừa là một đô thị, vừa là thủ đô của cả nước với nhiều điểm khác biệt về cấu trúc dân số, mật độ dân số, các hoạt động về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, quy hoạch và phát triển đô thị, chính sách phát triển,… và có vai trò đặc biệt quan trọng hơn so với những đô thị khác Riêng với tình trạng nghèo và chính sách GN ở đô thị Hà Nội còn nhiều điểm cần chú ý đã được chỉ ra qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học và một số dự án theo dõi nghèo của các tổ chức nước ngoài thời gian qua Vì vậy, GN ở đô thị Hà Nội rất cần tiếp tục đưa ra các giải pháp GN hữu hiệu hơn

Với vai trò, những đóng góp quan trọng của đô thị Hà Nội và với các hình thái nghèo hiện nay quá trình tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nét các vấn đề của nghèo, đưa ra các giải pháp GNBV, phù hợp ở đô thị Hà Nội nhằm thực hiện thành công các mục tiêu GNBV

Trang 14

Thứ nhất, Quá trình GN của Việt Nam nói chung thời gian qua căn cứ trên tiêu chí

thu nhập/chi tiêu đã đạt được thành tựu rất ấn tượng (so với mặt bằng chung của thế giới) Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khiếm khuyết, chẳng hạn, tốc độ giảm đói nghèo không đồng đều giữa các khu vực và chưa bền vững (nguy cơ

tái nghèo cao), ví dụ, tỷ lệ nghèo về thu nhập của quốc gia đã giảm nhanh xuống chỉ

còn 7,2 % [47], tỷ lệ NĐC cũng giảm nhanh trong mấy năm qua Năm 2017 tỷ lệ hộ NĐC cả nước là 6,70%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,32%; Năm 2018 tỷ lệ hộ NĐC cả nước chỉ còn 5,23%, tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2018 còn 4,59% [46], nhưng ở nhiều vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo vẫn cao trên 40% - trên 50%, cá biệt có nơi còn trên 60%; GN chưa đảm bảo về các khía cạnh về nhà ở, nhà tiêu hợp vệ sinh, nước sạch, tiếp cận BHYT, tỷ lệ nghèo giảm nhiều qua các giai đoạn

nhưng người nghèo chưa đảm bảo bình đẳng về quyền con người, ví dụ, tiếng nói thấp

trong quá trình tham gia, tiếp cận các dịch vụ công thấp, …

Thứ hai, Chính sách GN của Việt Nam vẫn thường tập trung ưu tiên giải quyết

nghèo ở các khu vực nông thôn, vùng sâu; vùng xa, Trong khi đó, ở nhiều khu vực đô thị, nghèo đang thể hiện ở nhiều dạng thức phức tạp, điển hình ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Cụ thể trường hợp đô thị Hà Nội, qua nhiều công trình nghiên cứu, theo dõi và đánh giá nghèo đô thị cho thấy nghèo ở Hà Nội phát sinh nhiều vấn đề bất ổn do: thu hút nhiều dòng di cư, nhiều lao động tự do ở khu vực tư nhân (công nhân lao động, người bán hàng rong, làm thuê, xe ôm, trẻ em lang thang…), nhiều khu nhà ở kém chất lượng, thiếu an toàn, môi trường ô nhiễm, Người nghèo khó tìm kiếm được việc làm, thu nhập không ổn định nhưng chi tiêu cho sinh hoạt lớn, ít quan tâm hoặc không có khả năng để quan tâm đến đầu tư cho giáo dục, y tế, dễ bị tổn thương và khó khắc phục bởi các vấn đề xảy ra từ lạm phát, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, tệ nạn,…

Thứ ba, Tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội được đánh giá giảm rất nhanh trong thời gian qua,

đặc biệt giai đoạn giảm nghèo tuyệt đối (thu nhập) Tuy nhiên, trong giai đoạn đánh giá thành quả giảm nghèo của Hà Nội bằng tiêu chuẩn đa chiều, cho thấy còn những bộc lộ nhất định trong công tác GNBV của Hà Nội Cụ thể như, chất lượng sống của người nghèo còn bị thiếu hụt trên nhiều chiều cạnh như chất lượng nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, tiếp cận y tế, ; chính sách hỗ trợ GN của Hà Nội chưa bao quát được hết các đối tượng nghèo, ví dụ như nhóm nghèo nhập cư; chưa đảm bảo được nguồn lực để giải quyết được hết các tình trạng nghèo, đối tượng nghèo đặc thù do mắc bệnh nan y, tai nạn mất đi khả năng lao động, mắc vào tệ nạn, phụ nữ đơn thân đông con,…; nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo nhưng còn nằm sát với các chuẩn nghèo hoặc còn thiếu các nguồn lực phát triển kinh tế và ổn định sinh kế và đặc biệt nhiều hộ rơi vào tình trạng nghèo hoặc tái nghèo do gia đình có thành viên bị rơi vào các tình trạng đặc thù trên…

Ngày đăng: 02/06/2024, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w