Mặc dù Sóc Trăng là một tỉnh có nhiều khu vực thuộc môi trường giao tiếp đa ngữ tiếng Việt, tiếng Triều Châu, tiếng Hoa phổ thông, tiếng Khmer, thế nhưng tình hình bảo tồn ngôn ngữ dân t
Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu tình hình bảo tồn ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” để làm rõ các vấn đề:
+ Ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có được bảo tồn trên cả 2 phương diện lời nói và chữ viết không?
3 Địa chí tỉnh Sóc Trăng
+ Trong cuộc sống hằng ngày và trong sinh hoạt cộng đồng, việc bảo tồn ngôn ngữ được diễn ra như thế nào?
+ Việc bảo tồn ngôn ngữ có còn tồn tại trong các hoạt động tín ngưỡng nữa hay không?
+ Trường học đóng vai trò như thế nào trong quá trình bảo tồn ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa nơi đây?
Thông qua đó, nhóm tác giả mong muốn có thể mô tả được tình hình bảo tồn ngôn ngữ hiện nay của cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và những hình thức bảo tồn trên các phương diện của đời sống.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người Hoa là một trong 54 dân tộc của Việt Nam, là một bộ phận của đất nước Việt Nam Cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ cũng là một cộng đồng dân cư quan trọng ở Việt Nam Trong quá khứ cũng như hiện tại, cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ đã góp phần tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ của Việt Nam Chính vì vậy người Hoa ở Nam Bộ đã trở thành đối tượng và đề tài nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm Năm 1991, Mạc Đường với bài viết nghiên cứu “Người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long” đã đề cập đến nhiều vấn đề như: đặc điểm về dân số và dân cư, lịch sử di cư và quá trình hòa hợp dân tộc Nổi bật trong bài viết là chính sách của triều đình nhà Nguyễn đối với người Hoa và tinh thần đấu tranh chống phong kiến, chống giặc ngoại xâm của đồng bào người Hoa Năm 2005, Phan An công bố sách
“Người Hoa ở Nam Bộ” Nội dung chính của cuốn sách đã giới thiệu một cách khái quát về người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đem đến cái nhìn sâu hơn về những phương diện xung quanh cuộc sống của họ như: hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, sinh hoạt tín ngưỡng – tôn giáo, đời sống văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, kiến trúc chùa Hoa, Bên cạnh đó, tác giả cũng đã dành một phần để giới thiệu khái quát về nguồn gốc, dân cư, đời sống vật chất tinh thần của người ở Sóc Trăng Cũng trong năm này, Trần Hồng Liên đã giới thiệu cuốn sách “Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ
- Tín ngưỡng và Tôn giáo” Nội dung chính giới thiệu về những kiến trúc, cấu trúc điêu khắc, trang trí, sinh hoạt tín ngưỡng cũng như vai trò của người hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh Những nghiên cứu trên đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về nguồn gốc cũng như đời sống vật chất tinh thần của người Hoa ở Nam Bộ
Về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, trong quá trình tìm hiểu, nhóm tác giả đã tìm hiểu được một số chính sách, sách, bài viết nghiên cứu về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Trong cuốn “Ngôn ngữ học xã hội” của mình, Nguyễn Văn Khang đã tập trung mô tả toàn cảnh bức tranh ngôn ngữ - dân tộc ở Việt Nam, cuốn sách hướng đến một bức tranh toàn cảnh về tình hình ngôn ngữ ở Việt Nam gắn với thực tiễn của xã hội Việt Nam cũng như với các tập tục Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Bức tranh ngôn ngữ - dân tộc ở Việt Nam khá đa dạng Hiện tượng song ngữ, đa ngữ phổ biến ở tất cả các vùng Tiếng Việt được coi là ngôn ngữ quốc gia, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc ở Việt Nam Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các phương ngữ địa lí, phương ngữ xã hội vẫn còn tồn tại Mặt khác, không thể không học thêm các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Nga, Điều này khiến cho bức tranh ngôn ngữ - xã hội ở Việt Nam càng phức tạp hơn Cuốn sách này góp phần vào việc nghiên cứu các quyết sách về ngôn ngữ để giúp đất nước ta tiến lên sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong đề tài nghiên cứu “Xây dựng, sửa đổi chữ viết của các dân tộc người thiểu số ở Việt Nam: Những quan niệm phiến diện về công năng của chữ” của Lý Tùng Hiếu đã nói về vấn đề giữ gìn ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Khái quát hơn, cuốn “Ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Những vấn đề chung)” của Nguyễn Hữu Hoành đã giới thiệu một cách có hệ thống ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam, phác họa một bức tranh tổng thể đa dạng về các ngôn ngữ cũng như cho thấy được thực trạng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số hiện nay, nêu lên được các vấn đề về việc bảo tồn, giữ gìn các ngôn ngữ ấy
Các nghiên cứu riêng về ngôn ngữ của các nhóm địa phương đã tập trung vào đặc điểm và tình trạng sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc, đồng thời đưa ra giải pháp bảo tồn ngôn ngữ Một đề tài đáng chú ý là ngôn ngữ của người Hoa, được nghiên cứu trong cuốn "Cảnh huống song ngữ Việt - Hoa tại đồng bằng sông Cửu Long" Ngoài ra, "Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam" đề xuất giải pháp xây dựng chính sách ngôn ngữ giai đoạn 2015-2020, bao gồm trường hợp sử dụng ngôn ngữ của người Hoa ở Sóc Trăng Các nghiên cứu về dạy tiếng Hoa cho cộng đồng người Hoa tập trung vào các phương pháp dạy ở trường và trong bối cảnh đa ngữ Việt - Khmer - Hoa.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu một bức tranh toàn cảnh về các khía cạnh của cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ như nguồn gốc, đặc điểm dân cư, xã hội, kinh tế,… Còn về cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, chưa thực sự có công trình nghiên cứu về người Hoa nơi đây nhìn từ góc độ văn hóa và ngôn ngữ Cộng đồng người Hoa Triều Châu ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là một trong những cộng đồng người Hoa vẫn còn giữ được những nét văn hóa Trung Hoa khá đậm nét và chưa chịu ảnh hưởng nhiều của sự giao lưu tiếp biến văn hóa Chính vì vậy, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình bảo tồn ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” để đi sâu tìm hiểu kỹ về việc bảo tồn và những phương thức giữ gìn ngôn ngữ - một trong những nhân tố để giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng người Hoa Triều Châu nơi đây.
Phương pháp nghiên cứu
Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu chủ yếu Đó là:
Phương pháp tổng hợp tư liệu là quá trình thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm sách báo, bài nghiên cứu, nhằm tạo cơ sở lý luận khoa học vững chắc và cung cấp thông tin chính xác cho quá trình phân tích đề tài Trong nghiên cứu về người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, các tác giả đã sử dụng phương pháp này để khảo sát các tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành, đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng người Hoa tại địa bàn Ngoài ra, phương pháp tổng hợp tư liệu còn được áp dụng trong các chương khác của nghiên cứu để tạo tiền đề dẫn nhập vào nội dung chính.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: phỏng vấn cộng đồng người Hoa Triều Châu ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thông qua danh sách câu hỏi đã được soạn trước để thu thập được những thông tin về tình hình bảo tồn ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa nơi đây và kiểm chứng lại những thông tin thu thập được từ phương pháp tổng hợp tư liệu nhằm tăng giá trị thực tiễn cho đề tài Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập dữ liệu thực tế
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: phương pháp này được thực hiện bằng việc sử dụng bảng hỏi để tiến hành điều tra cùng lúc nhiều hộ gia đình, từ đó thống kê thành các con số cụ thể nhằm rút ra được tình hình tổng quan
- Phương pháp thống kê: thông qua những số liệu thu thập được chúng tôi bằng phương pháp điều tra phỏng vấn, chúng tôi đã tiến hành xử lý, phân tích những hoạt động bảo tồn ngôn ngữ trong chương 2 và chương 3
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát, tham dự Chúng tôi thu thập thông tin như các nhà nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, kết hợp với việc ghi chép thực tế về nếp sống, lao động, sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
- Phương pháp liên ngành: nhìn nhận vấn đề bảo tồn ngôn ngữ thuộc các ngành khoa học khác nhau, cụ thể là văn hóa học, ngôn ngữ học, dân tộc học,… để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề đang tìm hiểu
Ngoài các phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp của các ngành khác như: điều tra tiếp cận của xã hội học, hồi cố của dân tộc học,… để làm rõ hơn các vấn đề trong bảo tồn ngôn ngữ.
Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học
Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu đưa ra được bức tranh toàn cảnh về tình hình bảo tồn ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Đề tài cho thấy được thực trạng bảo tồn ngôn ngữ hiện nay cũng như các phương thức giữ gìn tiếng nói và chữ viết trên bình diện văn hóa và giáo dục của cộng đồng người Hoa ở địa phương Đồng thời, cho thấy được ý thức dân tộc, sự cố kết cộng đồng và ý thức bảo tồn ngôn ngữ của lớp trẻ hiện nay ở cộng đồng người Hoa nơi đây Từ đó, cung cấp thêm các tư liệu về người Hoa đặc biệt là ngôn ngữ truyền thống của họ
Về mặt khoa học, bài nghiên cứu cung cấp cho ngành khoa học xã hội cái nhìn toàn diện hơn về tình hình bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc Hoa Đồng thời cung cấp luận cứ cho các công trình nghiên cứu bảo tồn ngôn ngữ dân tộc tại Việt Nam và cụ thể là việc bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc Hoa.
Bố cục đề tài
Bên cạnh phần dẫn nhập, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương với những nội dung chính như sau:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
Tổng quan về thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Hình 1: Bản đồ thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử thị xã Vĩnh Châu) Vĩnh Châu là một trong những thị xã ven biển của tỉnh Sóc Trăng, phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề
Thị xã Vĩnh Châu có bờ biển dài 43km, tổng diện tích 4.733.948 ha Về đơn vị hành chính, thị xã Vĩnh Châu có 4 phường (phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước, phường Khánh Hòa) và 6 xã (Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp, Hòa Đông, Lạc Hòa, Vĩnh
Hải) với 97 ấp, khóm, 36.937 hộ dân và 165.334 người vào năm 2015 Trong số đó dân tộc người Hoa có 6.384 hộ với 29.456 người, chiếm 17,81% dân số Người Hoa tại huyện Vĩnh Châu đa số là người Triều Châu 4
Với vị trí địa lý thuận lợi về hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thông suốt đã tạo điều kiện cho việc giao lưu và phát triển nền kinh tế ven biển và là vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong bảo vệ quốc phòng - an ninh của tỉnh Đây là điều kiện cho Vĩnh Châu phát triển tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch; là tiền đề hình thành các vùng sinh thái trọng điểm, với khí hậu đặc thù phát triển mạnh các nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và phát triển nông nghiệp đặc thù nổi tiếng như: tôm sú, cá kèo, nghêu, artemia, muối, củ cải trắng, củ hành tím, tỏi … 5
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tương đối chằng chịt Sông Mỹ Thanh là tuyến đường thủy quan trọng nối liền từ cửa biển Mỹ Thanh qua sông Vàm Lẽo đến trung tâm tỉnh Bạc Liêu Hệ thống giao thông đường bộ tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu là đầu mối giao thông quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa, dịch vụ nối kết với vùng kinh tế phát triển ven sông Hậu và tuyến đường Tỉnh 935 (đi Sóc Trăng) đã tạo điều kiện phát triển tiềm năng, lợi thế trong việc thúc đẩy nền kinh tế giữa các vùng trong khu vực, hình thành tam giác kinh tế động lực của tỉnh Sóc Trăng 6 Đặc trưng văn hóa cộng đồng Vĩnh Châu là người Kinh, Khmer, Hoa sống đan xen lẫn nhau và có truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống Địa hình người Hoa Triều Châu định cư tại Vĩnh Châu chủ yếu là trên đất giồng, có đoạn là đất giồng cát, có đoạn là đất cát pha nhưng đất giồng cát là chủ yếu Dãy đất giồng cát dọc theo ven biển trải dài từ xã Vĩnh Hải đến phường Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, dài khoảng 50km 7
Khái quát về cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Ở nội dung này, chúng tôi sẽ tập trung cung cấp những thông tin khái quát về nguồn gốc hình thành, điều kiện kinh tế, xã hội của cộng đồng người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng nói chung và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nói riêng
4 Địa chí tỉnh Sóc Trăng
5 Cổng thông tin điện tử thị xã Vĩnh Châu
6 Cổng thông tin điện tử thị xã Vĩnh Châu
Nghiên cứu của Trương Anh Tiến tập trung vào việc tìm hiểu về nghề dạy Hoa Văn của người Hoa nhóm Triều Châu tại Đồng bằng sông Cửu Long, lấy trường hợp xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng làm đối tượng nghiên cứu điển hình Bài viết cung cấp cái nhìn sâu sắc về truyền thống và kỹ thuật dạy Hoa Văn của người Hoa nhóm Triều Châu, đóng góp đáng kể cho sự hiểu biết về văn hóa và truyền thống giáo dục ở khu vực này, đặc biệt là đối với lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Hoa kiều tại Việt Nam.
Những dòng người Hoa từ miền Nam Trung Quốc đã di cư đến Nam Bộ nói chung, đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long và phần đất phía Tây sông Hậu nói riêng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII và kéo dài cho đến năm 1949, trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập Trong quá trình nhập cư ở tỉnh Sóc Trăng , người Hoa thuộc các nhóm ngôn ngữ địa phương (chủ yếu là người Triều Châu và người Quảng Đông) sớm đã hòa nhập vào người Khmer và người Kinh để xúc tiến công cuộc khai khẩn đất đai, phát triển sản xuất và thúc đẩy việc trao đổi, buôn bán với cả bên trong và ngoài cộng đồng
Theo “Người Hoa ở Nam Bộ” của Phan An, người Hoa ở Nam Bộ có nguồn gốc từ sự di dân của người Hán ở duyên hải phía Nam Trung Quốc nhập cư vào miền Nam Việt Nam qua nhiều thời kỳ và kéo dài trong nhiều thế kỷ Đó là những nông dân, thợ thủ công, binh lính, thương nhân, quan lại,… mà đa số là do nghèo đói và loạn lạc, đã rời bỏ đất nước Trung Hoa tìm đất mưu sinh Cộng đồng người Hoa nơi đây hình thành do sự gặp gỡ của hai nhóm Dương Ngạn Địch (Mỹ Tho) và Mạc Cửu (Hà Tiên) Sau khi được chúa Nguyễn cấp phép thì hai nhóm người Hoa này đã cùng với một bộ phận người Việt, người Khmer tiến hành công cuộc khai hoang và biến Mỹ Tho và Hà Tiên trở thành những vùng đất trù phú, buôn bán tấp nập Tuy nhiên người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng lại không thuộc hai nhóm người Hoa này
Người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng di cư sang Việt Nam bắt đầu vào đầu thế kỉ XX theo hai con đường là đường bộ và đường biển Họ đi bằng đường bộ là do chạy nạn và đi bằng đường biển là vì mưu sinh Những người Hoa này chủ yếu đến từ tỉnh Quảng Đông và họ di cư thẳng vào vùng đất Vĩnh Châu Vĩnh Châu là nơi thuận lợi đường thủy, đường biển, vì thế đã thu hút cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu đến định cư
Thời gian đầu cộng đồng người Hoa nơi đây sống tập trung ở vùng ven biển, chủ yếu là làm nông Họ sống tập trung tại một khu vực riêng, chưa có sự cộng cư với các dân tộc khác Qua thời gian, các khu dân cư của người Hoa dần được hình thành Họ có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần hình thành và phát triển các thị tứ, thành phố ở tỉnh Sóc Trăng trong các thời kỳ lịch sử từ trước đến nay
Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Vĩnh Châu còn là quá trình hòa hợp giữa người Hoa với các dân tộc anh em khác Đó là sự giao lưu kinh tế, văn hóa, quan hệ cộng cư, quan hệ hôn nhân giữa người Hoa với người Việt và Khmer - các dân tộc vốn có mặt ở đây từ khá sớm Quá trình này tạo nên một bức tranh sinh động về ngôn ngữ, phong tục tập quán,…
Theo Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2017, toàn thị xã Vĩnh Châu có 166.517 người, là nơi có số lượng người Hoa đông nhất ở tỉnh Sóc Trăng Điều này cũng dễ hiểu vì Vĩnh Châu là một trong những nơi mà người Hoa đặt chân đến đầu tiên Hơn nữa đây là vùng đất được xem là có điều kiện thuận lợi bậc nhất của tỉnh, người Hoa đã đến đây sinh sống và định cư lâu dài Ở thị xã Vĩnh Châu, người Kinh là 48.924 người chiếm 29,38%, người Khmer 88.006 người chiếm 52,85%, người Hoa 29.551 người chiếm 17,75%, còn lại là các dân tộc khác
Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Bảng 1: Số lượng và tỉ lệ dân cư ở Thị xã Vĩnh Châu phân theo dân tộc năm 2017
(Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Trăng 2017) Người Hoa ở Vĩnh Châu phân bố khắp các phường xã trong thị xã Tuy nhiên mật độ giữa các phường xã là không giống nhau Có nơi rất đông nhưng cũng có nơi rất ít Điển hình như người Hoa sinh sống đông nhất là ở phường 1 (6.629 người) và ít nhất là ở xã Vĩnh Hiệp (48 người) Có thể hình dung dân số trung bình dân tộc phân theo phường/xã của thị xã năm 2017 qua bảng số liệu sau:
Xã, phường Tổng số Kinh Khmer Hoa
Bảng 2: Thống kê dân số các dân tộc ở thị xã Vĩnh Châu năm 2017 (Nguồn: Thống kê niên giám tỉnh Sóc Trăng, Nhà xuất bản Thống kê, 2018)
1.2.3 Đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội
Người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng sống tập trung thành một địa bàn, chủ yếu là khu vực chợ - trung tâm của các phường, xã của thị xã Vĩnh Châu Người Hoa nơi đây chủ yếu làm kinh doanh, mua bán Họ kinh doanh những mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày Ngoài ra, phần lớn các quán ăn trong địa bàn cũng là của người Hoa với những thức ăn truyền thống của người Hoa như mì gia, hủ tiếu,… Không chỉ kinh doanh những ngành cung cấp sản phẩm cho những sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, người Hoa nơi đây còn tham gia vào các ngành dịch vụ
Hình 2: Tiếng Hoa được sử dụng khá phổ biến trên các bảng hiệu
Khi đến định cư ở thị xã Vĩnh Châu, cộng đồng người Hoa nơi đây cũng đã mang theo những tinh hoa văn hóa của dân tộc đến mảnh đất mới, không ngừng giữ gìn và phát triển Cùng với quá trình sống và hòa nhập với người dân Việt Nam bản xứ, những giá trị văn hóa đó không những không bị mất đi mà nó còn được tô điểm thêm để vừa là một nét giá trị tinh thần đặc trưng của người Hoa vừa phù hợp, thích ứng với điều kiện của vùng đất mới
Cộng đồng người Hoa Triều Châu khi di cư đến Vĩnh Châu đã cố gắng tạo cho mình một cuộc sống ổn định không chỉ về mặt vật chất mà còn cả đời sống tinh thần Văn hóa của cộng đồng người Hoa nơi đây là kết quả của quá trình chung sống với người Việt, người Khmer trong công cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ trong nhiều thế kỷ qua Trên vùng đất Vĩnh Châu, người Hoa đã chung nhau xây dựng các đền miếu, từ đường, làm nơi thờ cúng thần linh, tổ tiên, nơi tụ tập của cộng đồng trong ngày tết, ngày lễ Họ lại cùng nhau mua đất làm nghĩa trang để có nơi chôn cất người chết Nhu cầu học hành của con em người Hoa cũng sớm được đặt ra và mọi người cùng nhau xây trường, mời thầy giáo về dạy chữ Hoa Người Hoa coi trọng các dịp lễ tết, hội hè trong năm, nhất là các ngày Tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh Minh, rằm tháng Bảy, rằm tháng Tám,… Đó là dịp mọi người vui chơi, giải trí, thăm hỏi lẫn nhau Múa rồng, múa lân, biểu diễn sân khấu hát Tiều, Triều kịch,… là hoạt động dân gian của người Hoa 8
Người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tôn thờ tín ngưỡng đa thần, phổ biến là các loại hình tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu (天后聖母), Ông Bổn hay còn gọi là Phúc Đức Chánh Thần (福德正神) và Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君) tại các miếu, là cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng Thông thường trong các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa ở Sóc Trăng, có nhiều vị thần linh được thờ cúng Ngoài vị thần chính còn có còn thần tùng tự (phối tự) vai trò nhỏ hơn thần chính và thần phụ tự có vai trò thấp hơn thần tùng tự 9 Các thần tùng tự và phụ tự là những nhân vật theo hầu hạ Kiến trúc các miếu của người Hoa thường theo một mô típ chung là tứ hợp viện, mái cong cao, trên móc có trang trí hình rồng bay, ở các hàng cột có trang trí câu đối, hoành phi bằng chữ Hoa hoặc vật tứ linh (long, lân, quy, phụng),… Ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hơn 20 cơ sở tín ngưỡng thờ tượng của người Hoa và một nghĩa trang dành riêng cho cộng đồng người Hoa Triều Châu ở đây Hằng năm vào các dịp lễ lớn, cộng đồng người Hoa nơi đây sẽ đến các chùa, miếu tiến hành các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, tổ chức các sinh hoạt văn nghệ dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn nghệ của người Hoa thường đi kèm với các hoạt động từ thiện, tương trợ giúp đỡ người nghèo khổ
Hình 3, 4: Các hoạt động sử dụng tiếng Hoa trong đêm Tết Nguyên Tiêu tại chùa Ông Bổn
8 Phan An, Người Hoa ở Nam Bộ
9 Lâm Hoàng Viên (chủ biên), Tín ngưỡng dân gian tỉnh Sóc Trăng
Trước đây, việc học tập của con em người Hoa, chủ yếu là do cộng đồng người Hoa tự tổ chức Ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có một số trường như Bồi Thanh, Cảnh Thành, Tân Hưng,… do bà con người Hoa ở địa phương và có sự giúp đỡ của các đoàn thể người Hoa ở Sài Gòn, nước ngoài xây dựng nên Sau giải phóng, các trường Hoa được chuyển sang hệ thống giáo dục thống nhất trong cả nước Ngoài chương trình phổ thông, các học sinh người Hoa được học thêm một số tiết tiếng Triều Châu như là ngôn ngữ dân tộc và tiếng Hoa Phổ thông Ở thị xã Vĩnh Châu, các em học sinh học của một số trường dân lập như Bồi Thanh, Tân Hưng, Cảnh Thành,… sẽ được học cả tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Triều Châu và tiếng Hoa phổ thông Việc dạy thêm tiếng Hoa được cộng đồng người Hoa nơi đây đón tiếp nồng nhiệt vì con cháu thế hệ đời sau của họ có thể học tập và giữ gìn văn hóa của cha ông
Hình 5, 6: Một lớp học tiếng Hoa tại trường Bồi Thanh
Người Hoa tại thị xã (khu vực trung tâm) có một số hội đoàn thể: Hội Châu Quang, Hội Đồng Hương, Hội phụ huynh học sinh trường Bồi Thanh, Hội Thanh minh
Việc sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển và giữ gìn văn hóa của mỗi dân tộc Người Hoa cũng vậy, họ cũng có ngôn ngữ riêng mình để duy trì, phát triển những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình và lưu truyền lại cho các thế hệ sau này Trong quá trình di cư đến Việt Nam, người Hoa cũng mang theo ngôn ngữ và văn hóa của mình đến vùng đất mà họ định cư, cụ thể ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng Đồng thời, trải qua nhiều biến đổi của xã hội, người Hoa ở đây đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để bảo tồn và lưu giữ ngôn ngữ của mình Trong phần này, chúng tôi sẽ mô tả khái quát về ngôn ngữ hiện đang sử dụng, đối tượng và không gian sử dụng ngôn ngữ của người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng để có được nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về tình hình bảo tồn ngôn ngữ của họ
Tên học thuật Tên dân gian
Quảng Đông Tiếng Quảng Châu
Triều Châu Tiếng Triều Châu Tiếng Tiều, tiếng
Triều Châu Phúc Kiến Tiếng Hạ Môn Tiếng Phúc Kiến Mân
Hải Nam Tiếng Hải Khẩu Tiếng Hải Nam
Khách Gia Tiếng Mai Châu Tiếng Hẹ Khách Gia
Bảng 3: Hiện trạng các phương ngữ của người Hoa ở TP.HCM hiện nay
(Nguồn: Hồ Minh Quang, Du Quế Tiên, “Việc sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa ở TP HCM”, Kỷ yếu Tọa đàm Khoa học “Người Hoa ở Nam Bộ, Việt
Nam”, 2017) Người Hoa ở Việt Nam thường có 5 nhóm ngôn ngữ chính là Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ) trong đó tiếng Quảng Đông được sử dụng rộng rãi nhất trong cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, nhiều nhất là ở khu vực Chợ Lớn, quận 5,6 thành phố Hồ Chí Minh Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam còn có tiếng phổ thông, là ngôn ngữ được giảng dạy trong trường lớp
Ngôn ngữ chung của cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng chính là tiếng Triều Châu hay còn gọi là tiếng Tiều thuộc hệ phương ngữ Mân Bởi tiểu cộng đồng người Hoa Triều Châu chiếm tỉ lệ đông nhất trong các nhóm địa phương người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và trong thời gian dài định cư ở nơi đây, nhóm Hoa Triều Châu đã thành công trong việc làm cho những nhóm Hoa địa phương khác chấp nhận tiếng nói của họ là ngôn ngữ chung Đây là một lợi thế rất lớn để tiếng Hoa phương ngữ duy trì và phát huy chức năng giao tiếp trong phạm vi gia đình và trong nội bộ cộng đồng Bên cạnh đó, họ còn phải học ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là tiếng Việt và ngoại ngữ trong trường học, ở đây là tiếng Anh theo chương trình đào tạo của Bộ giáo dục Ngoài ra, một số gia đình người Hoa ở đây cho con em mình theo học tại các trường dân lập do cộng đồng người Hoa thành lập như trường Bồi Thanh, Cảnh Thành, Tân Hưng,… còn được học thêm tiếng Hoa Phổ thông Chính vì thế, bắt đầu từ thế hệ thứ ba có một số con em người Hoa còn biết thêm tiếng Hoa Phổ thông
Theo những thông tin nhận được từ phương pháp điều tra phỏng vấn và điều tra bảng hỏi của nhóm tác giả, những bậc cao niên trong cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đều có khả năng nghe hiểu, giao tiếp thuần thục bằng tiếng Tiều Đối với những người thuộc nhóm tuổi trung niên, mức độ sử dụng tiếng Tiều của họ giảm đi so với thế hệ thứ nhất nhưng họ vẫn giữ được khả năng giao tiếp ngôn ngữ Tiều do yêu cầu phải dùng tiếng Tiều để giao tiếp với các thành viên còn lại trong gia đình Ở thế hệ này, thời lượng sử dụng tiếng Tiều của họ trong giao tiếp vẫn được duy trì ở mức cao Đối với lớp trẻ trong cộng đồng người Hoa hiện nay, tác động từ môi trường sống, các nhu cầu trong việc giao lưu học tập, đời sống thường nhật và phát triển xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của nhóm đối tượng này Hiện nay, vẫn còn khoảng 90% gia đình vẫn còn duy trì lệ chỉ nói ngôn ngữ Tiều trong gia đình, còn những khi giao tiếp trong trường học, trong kinh doanh hoặc trong cộng đồng, họ sẽ ưu tiên sử dụng tiếng Việt Nhóm tuổi này có mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt là 50:50, họ sẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ trong gia đình, trong cộng đồng người Hoa và sẽ sử dụng tiếng Việt khi ra ngoài xã hội, khi có nhu cầu giao tiếp với các dân tộc khác
Phần lớn người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu đều rất thành thạo trong việc nói tiếng Triều Châu, xét về khả năng đọc, viết chữ Hán thì có đến 48,2% số người được hỏi biết đọc, viết chữ Hán với các mức độ biết khác nhau Tuy nhiên, mục đích học tập tiếng Hoa Phổ thông của phần lớn lớp trẻ hiện nay chỉ vì công việc sau này, biết thêm tiếng Hoa phổ thông sẽ có lợi hơn trong việc tìm kiếm một công việc tốt Chính vì thế, hiện nay thời gian sử dụng tiếng Tiều của lớp trẻ trong cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã ít lại càng ít hơn, do phải phân chia với nhiều thứ tiếng khác
Do đó, người Hoa ở đây, đặc biệt là những người lớn tuổi, có trình độ học vấn, lo lắng thế hệ con cháu họ sau này sẽ không nói được tiếng mẹ đẻ, vì thế hệ của họ qua đi thì chẳng còn lại bao nhiêu người biết tiếng mẹ đẻ Song, có một điều đáng mừng cho cộng đồng người Hoa ở đây là hiện nay ở thị xã Vĩnh Châu có đài phát thanh phát cả 3 thứ tiếng: Việt, Hoa (tiếng Triều Châu), Khmer, phát cùng một nội dung nhưng dịch ra 3 thứ tiếng, để mỗi dân tộc hiểu về tình hình kinh tế xã hội của địa phương bằng tiếng dân tộc của mình 10
Do sống xen kẽ với người Kinh và cộng cư với người Khmer từ lâu đời, cộng đồng người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu đã có sự giao lưu ngôn ngữ đáng kể, tạo nên trạng thái song ngữ tự nhiên Hoa - Khmer Động lực chính thúc đẩy người Hoa học tiếng Khmer xuất phát từ nhu cầu hòa nhập cộng đồng và tạo thuận lợi trong giao thương buôn bán, bởi dân số người Khmer tại huyện Vĩnh Châu đông gấp đôi người Hoa Ngoài ra, yếu tố hôn nhân khác tộc giữa người Hoa và người Khmer cũng góp phần không nhỏ vào quá trình tiếp thu tiếng Khmer trong cộng đồng người Hoa tại địa phương.
Như vậy, trải qua thời gian dài thích nghi với mội trường sống mới, giống như những tộc người thiểu số khác ở Việt Nam, người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hiện nay trên cơ bản có khả năng sử dụng 3 loại ngôn ngữ: ngôn ngữ toàn dân – tiếng Việt, ngôn ngữ dân tộc – tiếng Triều Châu và ngôn ngữ của người Khmer - tiếng Khmer
Nhìn chung, người Hoa thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn còn giữ gìn khá tốt ngôn ngữ của mình Tuy nhiên, hiện nay phạm vi sử dụng tiếng Triều Châu chỉ còn
10 Hoàng Quốc, Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp: Nghiên cứu trường hợp người Hoa ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 5 (233) - 2014, tr.71 -78 được giới hạn trong phạm vi gia đình, sinh hoạt cộng đồng, xóm, ấp giữa những người đồng tộc và một số bối cảnh giao tiếp hạn chế (cầu cúng, tế lễ, ca hát) Đồng thời trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến văn hóa với hai cộng đồng dân tộc khác ở khu vực là Kinh và Khmer cũng đã làm cho tiếng Triều Châu - thứ tiếng có địa vị cao trong gia đình của người lại trở thành một thứ tiếng ít được sử dụng trong đời sống xã hội Do đó, cũng như ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác, tiếng Triều Châu của cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng rất cần được bảo tồn và phát triển như một nét bản sắc văn hóa
Tóm lại trong phần này, chúng tôi đã khái quát được vấn đề thực trạng sử dụng ngôn ngữ của người Hoa tại nơi đây với các tần suất sử dụng khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng và từng hoàn cảnh Tuy rằng hiện nay ngôn ngữ xã hội là tiếng Việt đang chiếm ưu thế, thế nhưng việc sử dụng tiếng Tiều trong các môi trường sinh hoạt gia đình, cộng đồng được xuất hiện khá nhiều và còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa – xã hội thông qua các hoạt động sử dụng tiếng Tiều của người dân địa phương Những điều này đã làm tiền đề giúp chúng tôi đi sâu vào việc mô tả các phương pháp bảo tồn ngôn ngữ của người dân địa phương thông qua các hoạt động xã hội, tại các điểm trường học và các nghị định khuyến học của nhà nước
Trong chương đầu tiên, bài viết cung cấp góc nhìn tổng quan về nguồn gốc, đặc điểm cư trú cũng như đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng người Hoa Triều Châu tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Nội dung này đem đến bức tranh chân thực về đời sống văn hóa - xã hội, đồng thời làm sáng tỏ quá trình lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc của cộng đồng người Hoa nơi đây cho đến ngày nay.
Cùng với việc tìm hiểu về cộng đồng người Hoa Triều Châu nơi đây và để trang bị cho việc tìm hiểu về tình hình bảo tồn ngôn ngữ của họ, chúng tôi cũng đã đi sâu vào tìm hiểu việc sử dụng ngôn ngữ hiện nay của họ Trong chương 1 này, nhóm tác giả đã trình bày một cách khái quát mức độ và không gian sử dụng tiếng mẹ đẻ của cộng đồng người Hoa nơi đây Từ đó, cho thấy được một cách khái quát tình hình bảo tồn ngôn ngữ trong đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người Hoa nơi đây vẫn còn diễn ra khá mạnh mẽ, tuy nhiên lại bị hạn chế về mặt không gian
Như vậy, trong chương 1 nhóm thực hiện đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận làm tiền đề để phục vụ cho quá trình tìm hiểu tình hình bảo tồn ngôn ngữ hiện nay cũng như những hình thức bảo tồn ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đang được diễn ra trên hai bình diện chủ yếu là văn hóa và giáo dục.
TÌNH HÌNH BẢO TỒN NGÔN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN VĂN HÓA
Trong hoạt động tín ngưỡng
Đối với cộng đồng người Hoa, các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng truyền thống là một việc rất thiêng liêng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của họ Chính vì vậy, trong các hoạt động thờ cúng, người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã lưu lại khá nhiều những chất liệu màu mỡ mang đậm bản sắc dân tộc Việc chỉ sử dụng ngôn ngữ dân tộc trên các vật liệu thờ cúng như các câu đối liễn, lá xăm, là một phương thức bảo tồn ngôn ngữ bằng chữ viết được người dân nơi đây lưu truyền qua nhiều thế hệ và không có dấu hiệu bị hòa lẫn với các văn hóa ngoại lai Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu các nét đặc trưng trong việc bảo tồn ngôn ngữ chữ viết (cũng chính là chữ Hán) qua các hoạt động thờ cúng tại gia và tại các cơ sở thờ tự cộng đồng để mô tả tình hình bảo tồn ngôn ngữ đang diễn ra trên bình diện văn hóa
Các hoạt động tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Hoa nói chung và cộng đồng người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nói riêng Trong gia đình, cộng đồng người Hoa nơi đây vẫn luôn sử dụng các vật dụng có chữ Hán để bày trí cho căn nhà của mình Những vật trang trí có chữ Hán luôn được để ở những nơi bắt mắt trong nhà như bàn thờ ở chính giữa căn nhà hay những câu đối liễn được dán hai bên cửa Mặc dù chỉ là những chi tiết rất nhỏ trong cả căn nhà rộng lớn, thế nhưng thông qua đó có thể thấy được họ luôn ý thức việc gìn giữ ngôn ngữ của mình Thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn, chúng tôi không tìm thấy được chất liệu ngôn ngữ của các văn hóa khác trên các vật dụng trong gia đình người Hoa Từ đó, có thể thấy được việc bảo tồn ngôn ngữ chữ viết qua các vật trang trí trong nhà vẫn còn được lưu giữ mạnh mẽ, chưa có dấu hiệu bị mai một
Hình 8: Cách bài trí bàn thờ phổ biến của một hộ gia đình người Hoa
(Nguồn: Nhóm tác giả) Đầu tiên nhóm tác giả sẽ khái quát các vấn đề xung quanh cách bày trí trên bàn thờ của các hộ gia đình người Hoa tại địa phương Phần lớn họ theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Đồng thời họ còn rất coi trọng việc bày trí trên bàn thờ Thông thường họ sẽ chia bàn thờ hai phần chính là thờ Tổ và thờ Thần Đặc biệt, họ sử dụng rất nhiều chữ Hán trên các vật dụng bày trí bàn thờ Đối với bàn thờ Tổ, họ sẽ đặt ở vị trí chính diện, trên đó được đặt một bức liễn màu đỏ đề chữ “祖” hoặc là “祖堂” - nghĩa là tổ/tổ đường để thờ cúng ông bà Phía bên phải sẽ là bàn thờ Thần, trên đó họ cũng đặt một bức liễn màu đỏ ghi chữ “神”- có nghĩa là thần, dành cho việc thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng của người dân địa phương 100% gia đình người Hoa trên địa bàn mà nhóm tác giả có cơ hội tiếp xúc đều có bàn thờ viết bằng chữ Hán Ngoài ra, hai bên phần chữ trung tâm của bức liễn sẽ có hai câu đối liễn được ghi bằng chữ Hán Ý nghĩa của các câu đối liễn này không có sự đồng nhất, đa phần mang các hàm ý như cầu mong cuộc sống trường thọ, tài lộc, gia đạo bình an
Hình 9: Bức liễn ghi chữ “ 神 ” (Thần) và hai câu đối liễn hai bên trên bàn thờ của một người dân địa phương
Hình 10: Bức liễn ghi chữ “ 祖 ” (Tổ) và hai câu đối liễn hia bên trên bàn thờ của một người dân địa phương
Hình 11: Bức liễn ghi chữ “ 祖堂 ” (Tổ đường) và hai câu đối liễn hai bên trên bàn thờ của một người dân địa phương
(Nguồn: Nhóm tác giả) Tiếp theo là cách trang trí của các hộ gia đình người Hoa tại địa phương, họ thường dùng những vật dụng màu đỏ và có chữ Hán trang trí bên trên như các câu đối liễn, lồng đèn đỏ, hoặc sử dụng những câu đối trắng khi nhà có tang sự Khi người Hoa di cư sang các vùng lãnh thổ ở Việt Nam, cụ thể là cộng đồng người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, họ vẫn bảo lưu được nét văn hóa đặc trưng này
Hình 12: Câu đối liễn được sử dụng trong nhà ( 心想事成家運興 - Tâm tưởng sự thành gia vận hưng - Tạm dịch: Cầu mong vạn sự như ý, gia đì nh may mắn)
(Nguồn: Nhóm tác giả) Đây được xem như là một vật trang trí mang hàm ý chúc phúc, những lời hay ý đẹp hướng con người đến với chân, thiện, mỹ bằng những câu đối chữ Hán được viết thư pháp nắn nót, tinh xảo trên nền giấy đỏ Họ thường treo những câu đối liễn tại hai bên cửa nhà Nội dung của những câu đối liễn này thường rõ ràng, súc tích, ý tứ cô đọng nhưng vẫn biểu đạt được tâm tư nguyện vọng, tình cảm của con người một cách khách quan nhất ví dụ như mong cầu sự phú quý bình an, cuộc sống trường thọ, con cháu hòa thuận, gia đình hạnh phúc
Ví dụ như các nội dung như“作婦須知勤儉好, 治家應教子孫賢” (Tác phụ tu tri cần kiệm tảo, Trị gia ưng giáo tử tôn hiền Tạm dịch “Làm vợ nên hay cần kiệm giỏi, Trị nhà phải dạy cháu con hiền.”), “德承先祖千年盛, 福荫兒孙百世荣” (Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh, Phúc ấm nhi tôn bách thế gia Tạm dịch “Tổ tiên tích đức ngàn năm thịnh, con cháu nhờ ơn vạn đại vinh), “天長地久心相印,花好月圓情永 結”(Thiên trường địa cửu tâm tương ấn, Hoa hảo nguyệt viên tình vĩnh kết Tạm dịch: Cầu mong tình yêu mãi trường tồn theo thời gian), Và còn nhiều các nội dung đa dạng khác nhau thể hiện các ý nguyện cầu mong cho gia chủ
Trong gia đình, cặp câu đối liễn "Niên niên thuận cảnh phúc tinh đáo, tuế tuế bình an hảo vận lai" được sử dụng rộng rãi Câu đối này gửi gắm mong ước gia đình luôn gặp thuận lợi, bình an, may mắn và hạnh phúc trong từng năm, tháng.
Người Hoa luôn coi trọng việc bảo tồn ngôn ngữ chữ viết như một cách gìn giữ văn hóa Trên bàn thờ gia tiên và trong cách bài trí nhà cửa, chữ viết vẫn được sử dụng rộng rãi, cho thấy ý thức duy trì bản sắc văn hóa Dù thế hệ thứ hai, ba gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa các chữ trên bàn thờ và câu đối, họ vẫn giữ nguyên cách trang trí truyền thống, thể hiện sự nỗ lực duy trì di sản ngôn ngữ và văn hóa dân tộc mình.
Hình 14: Bàn thờ Thần của một hộ gia đình người Hoa gần khu vực chợ Vĩnh Châu
(Nguồn: Nhóm tác giả) Ngoài việc bảo tồn ngôn ngữ bằng cách gìn giữ hình thức bày trí liễn và câu đối liễn tiếng Hoa, người dân địa phương còn sử dụng chất liệu ngôn ngữ dân tộc để khấn vái trong khi thờ cúng Cũng giống việc sử dụng tiếng Tiều để giao tiếp, người Hoa sẽ dùng ngôn ngữ này để cầu xin khi thờ cúng ông bà Điều này sẽ tạo thêm không gian sử dụng cho ngôn ngữ Tiều dẫn đến việc bảo tồn ngôn ngữ có nhiều điều kiện để phát triển
Tóm lại, cách người Hoa bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ của họ thông qua việc thờ cúng tại nhà vẫn còn trong giai đoạn bảo lưu mạnh mẽ, chưa có dấu hiệu hòa lẫn văn hóa của người Kinh và người Khmer trong khu vực, được thể hiện qua bàn thờ gia tiên nói chung và các chất liệu trang trí thờ cúng nói riêng Ngoài ra, cách bài trí truyền thống thì cộng đồng người Hoa nơi đây vẫn sử dụng ngôn ngữ Tiều của mình trong các hoạt động khấn vái và dùng chữ Hán trên các vật dụng thờ cúng Chính vì vậy, ngôn ngữ ở đây đã phát huy được vai trò chất truyền dẫn những nét văn hóa đặc trưng thông qua chữ viết (chữ Hán) và những lời cầu khấn bằng tiếng Tiều Điều này dẫn đến khả năng lưu truyền tục thờ cúng và ngôn ngữ dân tộc tại địa phương được giữ vững và phát triển qua các thế hệ sau
2.1.2 Trong các cơ sở thờ tự công cộng
Tín ngưỡng thờ cúng dân gian là sự sùng bái và thờ cúng các vị thần dân gian Tín ngưỡng thờ cúng dân gian phổ biến trong các cộng đồng người Hoa trên cả nước và người Hoa Triều Châu ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cũng không ngoại lệ Người Hoa Triều Châu ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tôn thờ các vị thần linh dân gian mà họ gọi một cách thân thiết là Ông và Bà Việc thờ Ông và Bà của người Hoa không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng dân gian, mà trong đó còn pha lẫn các hình thức của Đạo giáo, Phật giáo và cả tư tưởng Nho gia Họ thờ các vị thần này ở các cơ sở thờ tự do cộng đồng người Hoa trên địa bàn cùng nhau xây dựng nên, có người được phân công trông nom và quản lý bài bản Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát hai cơ sở thờ tự là Thanh Minh Cổ Miếu (清明古廟) mà cộng đồng người Hoa nơi đây gọi là chùa Ông và Thiên Hậu Cổ Miếu (天後古廟) mà cộng đồng người Hoa nơi đây gọi là chùa Bà nằm ở phường 1, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Hình 15: Chùa Ông Bổn (Phước Đức Chánh Thần)
(Nguồn: Nhóm tác giả) Qua các cuộc khảo sát thực tế, chúng tôi nhìn thấy được tại các ngôi chùa thờ Ông và Bà, chữ Hán xuất hiện và tồn tại với tần suất cao Tại các cơ sở thờ tự này có thể thấy, ngay từ khi đặt chân vào cổng chùa, ngôn ngữ của họ xuất hiện trên bảng tên chùa và các câu đối trước cửa Trên bàn thờ của các vị thần trong chùa Ông Bổn, bao gồm bàn thờ chính của Phước Đức Chánh Thần (福德正神) và bàn thờ của các vị thần phối tự, tên các vị thần đều được thể hiện bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của họ Có nhiều cặp câu đối được khắc lên hai bên tường trái, phải và những cây cột bên trong chùa Ông và chùa Bà Hầu hết trong việc trang trí kiến trúc chùa, người Hoa nơi đây sử dụng hoàn toàn bằng chữ viết dân tộc Trong chùa Bà có tổng cộng 7 cặp đối và 15 bức hoành, toàn bộ đều sử dụng chữ Hán Trong chùa Ông có tổng cộng 14 bức hoành và 20 cặp đối, ngoài ra còn có thêm 8 lồng đèn trang trí, toàn bộ đều sử dụng chữ Hán Song qua khảo sát, chỉ có một số ít bậc cao niên và trung niên trong cộng đồng có thể đọc và hiểu được ý nghĩa của những bức hoành và cặp đối này Còn lớp trẻ hiện nay chỉ dừng lại ở việc nhận diện mặt mà chữ mà không hiểu được ý nghĩa
Hình 16: Trang trí trước cửa chùa Ông
Hoành phi từ phải sang trái: 風調雨順 - Phong điều vũ thuận, 恭賀新禧 - Cung hỉ tân hi, 國泰民安 - Quốc thái dân an (Tạm dịch: mưa thuận gió hòa, chúc mừng năm mới, đất nước thái bình thì dân an lành) Câu đối liễn từ trái sang phải: 風調雨順民安樂 - Phong điều vũ thuận dân an lạc, 海 晏河清世太平 - Hải yến hà thanh thế thái bình (Tạm dịch: cuộc sống nhân dân bình an, thuận lợi thì đất nước thái bình)
Hình 17: Hai bức hoành ở chùa Ông
Bức hoành đầu tiên là 德普南天 - Đức phổ Nam thiên (Tạm dịch: Đức thánh phổ độ chúng sinh ở phía Nam)
Bức hoành thứ hai là 澤及萬方 - Trạch cập vạn phương (Tạm dịch: Sông ngòi trải dải khắp mọi nơi)
(Nguồn: Nhóm tác giả) Bên cạnh đó, cộng đồng người Hoa nơi đây còn sử dụng chữ Hán viết tên những người có đóng góp cho chùa Ông, chùa Bà và tên của các thành viên nằm trong ban quản lý ngôi chùa Có thể nói, các cơ sở thờ tự là nơi bảo tồn chữ viết tốt nhất của cộng đồng người Hoa Tại đây lưu trữ số lượng lớn chữ viết mẹ đẻ của họ mà có thể không nơi nào có Người Hoa ý thức được rằng nơi thờ tự là một không gian có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp gìn giữ ngôn ngữ dân tộc
Hình 18: Bảng ghi tên các thành viên trong Ban quản lý chùa Ông và chùa Bà
Trong các hoạt động lễ hội
Lễ hội là hoạt động mang tính tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên một địa bàn dân cư có thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời cũng thể hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội Thông qua việc nghiên cứu khảo sát tại các nơi sinh hoạt cộng đồng, chùa, miếu và trực tiếp tham dự lễ hội của người Hoa trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, nhóm chúng tôi nhận thấy được khả năng bảo tồn ngôn ngữ của người Hoa Triều Châu nơi đây còn được thể hiện sâu sắc thông qua các lễ hội Cụ thể là trong các lễ hội tại địa phương, thông qua cách bày trí, tổ chức, sắp xếp, chúng tôi có thể thấy ngôn ngữ dân tộc của họ tồn tại và xuất hiện với mật độ cao và đóng vai trò rất quan trọng
Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ lớn nhất trong 8 ngày lễ quan trọng của người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng Ngày lễ này gồm phần lễ với tục "lên xác ông Bổn" cầu mưa thuận gió hoà, và phần hội tưng bừng với hát Tiều, đố chữ, thư pháp Các hoạt động này góp phần giải trí, giao lưu cộng đồng, đồng thời bảo tồn văn hóa dân tộc người Hoa như ngôn ngữ, nét đẹp truyền thống.
*Tục “lên xác Ông Bổn”
Trong quá trình tìm hiểu về các hoạt động bảo tồn ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa nơi đây, nhóm tác giả đã may mắn được tham gia tết Nguyên Tiêu được diễn ra tại chùa Ông và được tận mắt nhìn thấy tục “lên xác Ông Bổn” diễn ra ở phần lễ của Tết Thanh Minh Trong suốt quá trình “lên xác”, người đàn ông được Ông Bổn nhập vào sẽ vừa đi vừa thực hiện các nghi thức đặc biệt, khi thực hiện các nghi thức đó người được Ông Bổn mượn xác sẽ nói bằng tiếng Triều Châu cổ, cần phải có các bậc cao niên nghe hiểu tiếng Triều Châu và am hiểu văn hóa Triều Châu để lắng nghe lời phán truyền của Ông Bổn Tuy việc nói tiếng Triều Châu chỉ là một chi tiết rất nhỏ trong hoạt động này nhưng thông qua nó, chúng ta có thể thấy được rằng cộng đồng người Hoa nơi đây rất coi trọng ngôn ngữ của mình Họ tôn trọng ngôn ngữ của cha ông mình và giữ gìn nó cho đến tận ngày nay
Hình 21: Tục “lên xác ông Bổn”
Hát Tiều hay còn gọi là Triều kịch (潮剧), “là loại hình ca kịch cổ truyền mang tính tổng hợp của người Triều Châu, tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, âm nhạc dân gian (chủ yếu là ban nhạc xã), nhằm làm phong phú thêm cho phương tiện biểu hiện, truyền thống khai đài bằng những vở diễn mang ý nghĩa chúc tụng, đặc biệt là trong dịp tết Nguyên Tiêu với màn “Bát tiên chúc thọ”, được đông đảo người Hoa yêu thích.” 12
Hình 22: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật hát Tiều vào lễ Nguyên Tiêu được tổ chức tại chùa Ông Bổn ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ngày 19/02/2019
(Nguồn: Du Quế Tiên) Hát Tiều của người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thường được tổ chức ở sân chùa Ông hay chùa Bà vào các dịp lễ lớn như tết Nguyên Tiêu, vía Ông, vía Bà, Đặc điểm của dàn nhạc Triều Châu là có rất nhiều nhạc cụ gõ gồm trống lớn, trống nhỏ, phèng la, chập chã, xim bo, đàn tam thập lục, Dàn nhạc đó gọi là đại la cổ (“la” là phèng la, chập chã, còn “cổ” là trống), người Hoa quen gọi theo tiếng Triều Châu là Tùa Lồ cố 13 Mỗi lần đến cao trào, các thanh la và trống đánh hết cỡ, làm vang động cả một góc trời, ở bên ngoài rạp hát và các nhà kế cận đều nghe tiếng Điều này trái ngược hẳn với dàn
12 Lâm Hoàng Viên, Tín ngưỡng dân gian người Hoa ở Sóc Trăng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa tỉnh Sóc Trăng, 2017
Theo nghiên cứu của Lâm Hoàng Viên (2017), nhạc lễ của người Hoa ở Sóc Trăng chủ yếu sử dụng nhạc cụ thổi như kèn, sáo, tiêu, tạo nên âm thanh đặc trưng "ò í e" rõ ràng hơn tiếng trống Hội Châu Quang hiện đang quản lý đoàn hát Tiều của cộng đồng người Hoa tại địa phương này.
Hình 23: Ban nhạc lễ (Nguồn: Hồ Minh Quang 16 ) Trong phần biểu diễn nghệ thuật hát Tiều ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Triều Châu hay còn gọi là tiếng Tiều Theo những thông tin nhóm tác giả khảo sát trong ngày tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày 19/02/2019, cộng đồng người Hoa nơi đây nói rằng họ rất thích nghe hát Tiều, tuy nhiên lại không hiểu được nội dung của những bài hát Tiều này Trong bài phỏng vấn người dân địa phương của nhóm tác giả vào ngày tết Nguyên Tiêu (diễn ra vào ngày 19/02/2019) tại chùa Ông, một thầy giáo giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa ở trường dân lập Bồi Thanh cho biết từ ngữ sử dụng trong những bài hát Tiều này thuộc lớp từ văn hóa, không phải ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày Đồng thời được thể hiện dưới hình thức hát xướng nên thường nếu không được tiếp xúc qua văn bản thì sẽ không hiểu Và theo hiểu tìm hiểu của chúng tôi, ngôn ngữ được sử dụng trong lời ca của nhạc Tiều là văn ngôn Văn ngôn là một dạng văn viết cổ của tiếng Hoa, do đó nó gây ra sự khó khăn nhất định trong việc nghe hiểu
14 https://tuoitre.vn/xem-hat-tieu-o-mien-tay-nam-bo-363687.htm
15 Hội Châu Quang là một đoàn thể do cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tự lập nên, hội có vai trò giữ gìn, phát huy nghệ thuật và các hoạt động thể dục thể thao của cộng đồng người Hoa nơi đây
16 Tiến sĩ, trưởng khoa Đông phương học, giảng viên bộ môn Trung Quốc học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Theo thông tin nhóm tác giả thu thập, tiếng hát Tiều ở Sài Gòn khó được cộng đồng người Hoa nơi đây hiểu vì hai nguyên nhân cốt yếu: Thứ nhất, tiếng hát Tiều sử dụng các từ vựng, ngữ pháp cho đến quy tắc phiên âm vô cùng phức tạp và mang tính đặc thù của địa phương Thứ hai, do quá trình giao lưu văn hóa, tiếng hát Tiều đã giảm thiểu tần suất xuất hiện, khiến vốn từ của người Hoa Sài Gòn dần trở nên thụ động và khó lĩnh hội ngôn ngữ này.
Ngôn ngữ dân tộc của người Hoa có lịch sử phát triển lâu đời, được sử dụng trong một phạm vi rộng lớn nên có sự phân hóa thành nhiều hệ phương ngữ khác nhau, mỗi hệ phương ngữ lại bao gồm nhiều nhánh phương ngữ, mỗi nhánh phương ngữ lại bao gồm nhiều thổ ngữ Tuy có cùng hệ thống văn tự là chữ Hán, nhưng giữa các biến thể ngôn ngữ của tiếng Hán lại có sự khác biệt nhất định trên ba bình diện còn lại (ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm), đặc biệt là bình diện ngữ âm Chính vì lý do trên, phương ngữ của tiếng Hoa có đặc điểm là thường không có văn viết, nếu có thì cũng có rất ít người được học Điều này làm cho phần lớn những cộng đồng người Hoa có phương ngữ có thể nói được nhưng lại hạn chế trong việc đọc hiểu chữ Hán bằng phương ngữ Tiếng Tiều của cộng đồng người Hoa Triều Châu chính là một trong các loại hình phương ngữ như vậy Chỉ một số ít những bậc cao niên trong Cộng đồng là hiểu được nội dung của những bài hát Tiều và những thành viên còn lại trong cộng đồng phải thông qua sự giải thích của những bậc cao niên này mới có thể hiểu được
Hát Tiều là một loại hình nghệ thuật thuộc loại hình hát xướng diễn kịch, ngôn ngữ được sử dụng chính là văn ngôn (文言文) 17 Khi học tập và tìm hiểu về tiếng Hoa và chữ Hán theo chuẩn ngôn ngữ học, chúng ta đều biết tiếng Hoa có hiện tượng “文白
分家” (Văn bạch phân gia), nghĩa là tiếng Hoa cổ ngày xưa và tiếng Hoa được sử dụng hiện nay không còn giống nhau Hiện tượng này đã làm cho văn viết và văn nói không còn cùng nằm trên một mặt phẳng Điều này chính là nguyên nhân thứ hai gây ra khó khăn trong việc có thể nghe hiểu được nội dung của các loại hình biểu diễn nghệ thuật của Trung Quốc
Hát Tiều là một loại hình biểu diễn nghệ thuật tiêu biểu của cộng đồng người Hoa Triều Châu ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng bởi những nét văn hóa truyền thống được ẩn chứa trong nó Mặc dù hiện nay cộng đồng người Hoa nơi đây không thể hiểu được ngôn ngữ mà loại hình nghệ thuật này sử dụng hay nội dung mà nó truyền tải, thế nhưng họ vẫn cố gắng sử dụng tiếng Tiều trong hát xướng và điều này đã có những
17 Văn ngôn là ngôn ngữ chữ viết ghi lại lời ăn tiếng nói của người Trung Quốc thời Tiên Tần Ví dụ các tác phẩm kinh điển như Thi Kinh ( 詩經 ), Tứ Thư Ngũ Kinh ( 四書五經 ), Hàn Phi Tử ( 韓非子 ), Lão Tử ( 老子 ), Trang Tử ( 莊子 ), Mặc Tử ( 墨子 ) ,Tuân Tử ( 荀子 ), Tôn Tư Binh Pháp ( 孫子兵法 ) đóng góp to lớn vào phần gìn giữ ngôn ngữ dân tộc đối với người Hoa tại đây Đồng thời, nghệ thuật hát Tiều đã làm cho nét đẹp văn hóa của cộng đồng người Hoa Triều Châu ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng khác biệt với các nhóm cộng đồng người Hoa khác, giúp nét đẹp văn hóa của họ vẫn được tiếp tục phát huy và phát triển
*Trò chơi đố chữ dân gian (燈謎)
Trong gia đình
Cộng đồng người Hoa là cộng đồng có ý thức cao về vấn đề giáo dục cho con em của mình, nên song song với việc lập nghiệp, họ cũng không quên tạo điều kiện cho thế hệ sau được học hành, đặc biệt là học tập ngôn ngữ dân tộc Vì vậy, việc giáo dục ngôn ngữ tộc người từ trong gia đình là điểm xuất phát vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn được nét văn hóa đặc trưng của tộc người, qua đó làm phong phú thêm bức tranh đa dân tộc, đa văn hóa của Việt Nam Thông qua việc tìm hiểu tình hình bảo tồn ngôn ngữ ở đây, nhóm tác giả đã tiến hành tổng hợp và phân tích những tư liệu, những ý kiến đã thu thập được từ các hộ người Hoa gốc Triều Châu trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Từ đó, mô tả một bức tranh toàn cảnh về tình hình bảo tồn ngôn ngữ dân tộc của cộng đồng người Hoa nơi đây thông qua việc giáo dục trong gia đình
3.1.1 Hình thức bảo tồn ngôn ngữ
Cộng đồng người Hoa Triều Châu tập trung ở thị xã Vĩnh Châu, hình thành nên một "tiểu Triều Châu" với trung tâm là khu chợ người Hoa gần chùa Ông Bổn Họ chủ yếu kinh doanh, buôn bán nhu yếu phẩm hằng ngày và dịch vụ Bên cạnh đó, họ còn duy trì truyền thống canh tác rẫy, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thủ công gia truyền như nấu rượu, chế tác kim hoàn, góp phần đa dạng hóa kinh tế của thị xã Vĩnh Châu.
Mặc dù trong cuộc sống phải tiếp xúc nhiều, phải làm kinh doanh buôn bán với người Kinh và người Khmer, thế nhưng cộng đồng người Hoa nơi đây rất chú trọng việc giữ gìn ngôn ngữ riêng của dân tộc mình Đối với cộng đồng người Hoa nơi đây, việc bảo tồn ngôn ngữ khá dễ dàng do số lượng người Hoa trên địa bàn rất đông lại còn sống tập trung thành một khu vực Ở các thế hệ đầu, khi ý thức tộc người còn tồn tại mãnh liệt, hiện tượng kết hôn giữa các nhóm Hoa địa phương khác nhau là rất ít Do đó, phần lớn các gia đình người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đều giữ được truyền thống nói tiếng Tiều trong gia đình Các gia đình người Hoa nơi đây phần lớn là có từ ba đến bốn thế hệ cùng chung sống với nhau Chính vì thế tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giữ gìn ngôn ngữ Trong những gia đình này, 100% ông bà lẫn con cháu đều dùng phương ngữ của mình để giao tiếp với nhau Vì các thế hệ ông bà có ý thức tộc người một cách mãnh liệt nên con cháu trong nhà cũng được thừa hưởng tinh thần này và cũng luôn sử dụng phương ngữ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày Trong số 58 gia đình mà nhóm tác giả khảo sát, có 9 gia đình (chiếm 15%) bắt buộc cả gia đình họ phải sử dụng tiếng Tiều, mức độ sử dụng tiếng Tiều giữa những người trong nhà là 100% Khi lớp trẻ có xu hướng sử dụng ngôn ngữ khác thì sẽ được người lớn nhắc nhở, chỉnh đốn, vì người Hoa cho rằng việc giữ gìn duy trì ngôn ngữ cũng là giữ gìn và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của mình Đây là hình thức bảo tồn ngôn ngữ mà hầu hết cộng đồng người Hoa ở đây thực hiện, tuy nhiên không ở mức độ bắt buộc 100% Hơn nữa, đa phần người Hoa trên địa bàn đều kinh doanh buôn bán tại nhà và các thế hệ cùng chung sống trong một hộ nên có nhiều điều kiện thuận lợi để tương tác và giao tiếp với nhau Ngay từ lúc còn bé, các bậc phụ huynh đã tập thói quen sử dụng tiếng Hoa ở nhà và duy trì nó cho con em của mình, để dễ dàng hơn trong việc giáo dục nhận thức về ý thức tộc người cho các thế hệ con cháu đời sau
Hình 30: Người mẹ nói chuyện với đứa con bằng tiếng Tiều từ bé
Có thể nói rằng, năng lực nghe nói tiếng mẹ đẻ của người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu rất cao, tuy nhiên mức độ sử dụng lại có sự khác biệt qua từng nhóm tuổi Theo những thông tin nhận được từ phương pháp điều tra phỏng vấn và điều tra bảng hỏi của nhóm tác giả, trong 15 bậc cao niên (>60 tuổi) mà nhóm tác giả có cơ hội phỏng vấn, tất cả họ đều có khả năng nghe hiểu, giao tiếp thuần thục bằng tiếng Tiều Trong đó có 12 người còn biết thêm tiếng Hoa Phổ thông được học thông qua trường Phổ thông cơ sở (PTCS) Dân lập Bồi Thanh, có 8 người nghe nói ở mức trung bình (>50%) và 4 người nghe nói ở mức yếu (>25%) Về chữ viết, có 9/15 người có thể nhận diện mặt chữ và viết được, họ đều là những người có tham gia, giữ những chức vụ trong các hội nhóm của người Hoa ở địa phương và được cộng đồng người Hoa nơi đây kính trọng Đối với những người thuộc nhóm tuổi trung niên (>30 tuổi), mức độ sử dụng tiếng Tiều của họ giảm đi so với thế hệ thứ nhất nhưng họ vẫn giữ được khả năng giao tiếp ngôn ngữ Tiều do yêu cầu phải dùng tiếng Tiều để giao tiếp với các thành viên còn lại trong gia đình Ở thế hệ này, thời lượng sử dụng tiếng Tiều của họ trong giao tiếp vẫn được duy trì ở mức cao Trong 25 người thuộc độ tuổi trung niên mà nhóm tác giả có cơ hội phỏng vấn, 100% đều sử dụng tiếng Tiều khi giao tiếp với người lớn trong gia đình, tuy nhiên con số này giảm xuống 75% khi giao tiếp với người cùng vai vế và giảm còn 50% khi giao tiếp với người có vai vế thấp hơn Trong đó có 11 người biết thêm tiếng Hoa Phổ thông được học tại trường PTCS Bồi Thanh, có 5 người nghe nói ở mức trung bình (>50%) và 6 người nghe nói ở mức yếu (>25%) Về chữ viết, có 7/25 người có thể nhận diện được mặt chữ và viết được, họ cũng đều là những người có tham gia và giữ chức vụ trong các hội nhóm của cộng đồng người Hoa ở địa phương Đối với lớp trẻ (60%) do được đào tạo chính quy
Khi xét về khả năng đọc, viết chữ Hán, thì có tới khoảng 42% số người được hỏi biết đọc, viết chữ Hán với các mức độ biết khác nhau Những bậc cao niên và trung niên biết chữ trong cộng đồng người Hoa nơi đây có đọc hiểu được hết những câu đối và bức hoành trong các cơ sở thờ tự Thiên Hậu Thánh Mẫu (天後聖母) hay Phúc Đức Chánh Thần (福德正神) của cộng đồng Ngoài ra, những bậc cao niên và trung niên còn thành lập câu lạc bộ thư pháp nhằm giao lưu thư pháp, đóng góp một phần vào việc bảo tồn nét văn học của dân tộc nói chung và chữ viết nói riêng Song, lớp trẻ chỉ trong cộng đồng hiện nay có thể nhận diện mặt chữ mà không hiểu được ý nghĩa của các câu đối và bức hoành này, do chỉ học Bạch thoại (白話文) 18 mà không học Văn ngôn (文言
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp đặc biệt xuất hiện, do những tác động khách quan và chủ quan của môi trường xung quanh như thông hôn với những dân tộc khác hay do ngôn ngữ chung của xã hội là tiếng Việt, một số gia đình không còn nghiêm khắc về việc giao tiếp bằng một ngôn ngữ cụ thể nào Trong 58 gia đình mà nhóm tác giả khảo sát, có 26 gia đình có quan hệ hôn nhân thông hôn với các dân tộc khác trên địa bàn như người Kinh và người Khmer Hiện nay, trong các gia đình này tồn tại hai
18 Bạch thoại ( 白話文 ): là văn nói hiện nay của Trung Quốc
19 Văn ngôn ( 文言文 ): là văn viết thời Tiên Tần của Trung Quốc tiếng nói là tiếng Tiều và tiếng Việt Trong những cuộc họp gia đình có người dân tộc khác, họ sẽ ưu tiên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp Trên thực tế, ở những gia đình thông hôn như thế này, ý thức này đang dần mai một ở lớp trẻ Dựa theo những thông tin thu thập được từ phương pháp điều tra phỏng vấn, có 8 trong tổng số hộ gia đình được khảo sát (chiếm 13,7%) bày tỏ không nhất thiết phải cho con theo học tại trường do người Hoa trên địa bàn thành lập, không ép buộc con cái phải dùng phương ngữ nên sử dụng song song tiếng Tiều và tiếng Việt khi giao tiếp trong gia đình Thêm nữa, có một vài hộ đã định hướng cho con học cao lên để duy trì nghề nghiệp gia đình nên không nhất thiết phải học thêm ngôn ngữ Qua đó, có thể nhận thấy hiện nay việc học tiếng phương ngữ đã không còn là lựa chọn tuyệt đối của người Hoa gốc Triều Châu trên địa bàn này
Hình 31: Đôi chồng Tiều vợ Kinh đang nói chuyện bằng tiếng Việt
(Nguồn: Nhóm tác giả) Mặc dù hiện nay bắt đầu xuất hiện một số ít những hộ gia đình đã không còn đặt nặng việc bảo giữ gìn ngôn ngữ dân tộc nhưng nhìn chung đại đa số người Hoa gốc Triều Châu ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đều đang cố gắng lưu giữ tiếng mẹ đẻ của mình Mỗi một gia đình người Hoa ở đây đều đang nỗ lực duy trì việc sử dụng tiếng Hoa và khuyến khích con em sử dụng tiếng Hoa trong sinh hoạt gia đình hằng ngày Đây chính là tiền đề quan trọng để việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc trong cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trở nên dễ dàng hơn, góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa của cộng đồng người Hoa nơi đây
Người Hoa ở Vĩnh Châu thường chung sống nhiều thế hệ với nhau trong một nhà Đồng thời, ý thức cố kết cộng đồng trong họ vẫn còn rất mạnh mẽ Vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi để truyền thừa và duy trì ngôn ngữ của một dân tộc Bởi việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong gia đình không chỉ là thói quen mà còn là quy định của các gia đình người Hoa Thói quen không phải sinh ra đã có mà cần được hình thành và duy trì Nhờ vậy, tiếng mẹ đẻ trong gia đình người Hoa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Nói cách khác, nhờ những điều này, mà nhóm người Hoa duy trì được phương ngữ của mình trước quá trình Việt hóa ngày càng mạnh mẽ
3.1.2 Khó khăn trong việc bảo tồn ngôn ngữ trong gia đình
Theo thời gian, người Hoa cũng không còn quá khắt khe trong quan niệm hôn nhân, mà cụ thể là đã không còn quá đòi hỏi việc hôn nhân chỉ được thực hiện trong phạm vi đồng tộc Nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của thời đại, sự thay đổi trong quan niệm lẫn môi trường sống đã làm cho thông hôn giữa người Hoa với các dân tộc khác ngày càng tăng Điều này đã làm nảy sinh các vấn đề về ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình Hơn nữa, tiếng Việt mới là ngôn ngữ được toàn dân sử dụng, bắt buộc trong môi trường giao tiếp ngoài gia đình, người Hoa phải tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt, lâu dần hình thành thói quen sử dụng tiếng Việt song song với phương ngữ của mình Do vậy khi giao tiếp trong gia đình, đôi khi sẽ xuất hiện trường hợp hai ngôn ngữ cùng tồn tại trong một câu nói, sự xuất hiện của tiếng Việt trong gia đình cũng không còn là điều hiếm thấy nữa Điều này đã gây khó khăn cho việc gìn giữ ngôn ngữ riêng của cộng đồng người Hoa, họ sẽ bị mất đi những lớp từ liên quan đến những sinh hoạt hằng ngay do tiếp xúc nhiều với tiếng Việt và những lớp từ liên quan đến văn hóa do ít tiếp xúc với những lớp từ này
Ngoài ra, mục đích học tập tiếng Hoa Phổ thông và chữ Hán của phần lớn lớp trẻ hiện nay chỉ vì công việc sau này, biết thêm tiếng Hoa phổ thông sẽ có lợi hơn trong việc tìm kiếm một công việc tốt Chính vì thế, hiện nay thời gian sử dụng tiếng Tiều của lớp trẻ trong cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã ít lại càng ít hơn, do phải phân chia với nhiều thứ tiếng khác Do đó, người Hoa ở đây, đặc biệt là những người lớn tuổi, có trình độ học vấn, lo lắng thế hệ con cháu họ sau này sẽ không nói được tiếng mẹ đẻ Vì thế hệ của họ qua đi thì chẳng còn lại bao nhiêu người biết tiếng mẹ đẻ
Việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ của cộng đồng người Hoa là vô cùng quan trọng vì đối với một dân tộc nói chung và cộng đồng người Hoa nói riêng, việc mất đi ngôn ngữ của dân tộc cũng đồng nghĩa với việc mất đi bản sắc văn hóa truyền thống Không những vậy ngôn ngữ còn là một trong những phương tiện cơ bản để chuyển tải và tiếp nhận văn hóa giữa các dân tộc khác nhau, là điều kiện hạn chế việc hòa tan vào các tộc người khác Vì vậy, trong ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của người Hoa thì việc giữ gìn ngôn ngữ có ý nghĩa sống còn Ngôn ngữ còn là đặc điểm để người Hoa nhận biết lẫn nhau, đồng thời cũng là dấu hiệu để các dân tộc khác nhận diện họ Nhận biết được tầm quan trọng của của việc duy trì ngôn ngữ dân tộc, nên bất cứ ở đâu, đặc biệt là môi trường đắc thụ ngôn ngữ đầu tiên của mỗi con người như gia đình, người Hoa cũng xây dựng nên hệ thống giáo dục cho con em họ Sự tồn tại của việc giáo dục từ trong gia đình đã góp phần không nhỏ vào công tác bảo tồn ngôn ngữ tộc người tại địa phương Nhờ vậy, đến nay, ngôn ngữ dân tộc vẫn được người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng lưu truyền cho đến các thế hệ sau dù rằng ngôn ngữ xã hội là tiếng Việt đang chiếm ưu thế.
Trong trường học
Cộng đồng người Hoa Việt Nam nói chung và cộng đồng người Hoa tại Vĩnh Châu nói riêng là cộng đồng có ý thức cao về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Vì vậy, việc giáo dục tiếng Hoa cho mọi thế hệ luôn là nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình, đi đôi với việc định cư và lập nghiệp Có thể nói, trong việc học ngôn ngữ dân tộc, môi trường gia đình là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của thế hệ con cháu Xếp sau gia đình là môi trường trường học, đây cũng là một môi trường có đóng góp không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa duy trì tiếng mẹ đẻ của mình Vì vậy, đối với cộng đồng người Hoa thì trường học là một môi trường giao tiếp quan trọng cần được điều tra để làm rõ tình hình bảo tồn ngôn của cộng đồng này
3.2.1 Quá trình duy trì việc giảng dạy ngôn ngữ trong trường học
Người Hoa có tinh thần cố kết cộng đồng cao và luôn đặt yếu tố gia đình lên vị trí vô cùng quan trọng Do đó, họ luôn ý thức được tầm quan trọng trong việc duy trì tiếng nói của dân tộc mình Cộng đồng người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng luôn nỗ lực trong vấn đề duy trì sử dụng tiếng nói và chữ viết của thế hệ cha ông Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hệ thống trường dạy tiếng Hoa tại địa bàn lần lượt được thành lập
Tại Vĩnh Châu hiện nay tồn tại 3 ngôi trường dạy tiếng Hoa là trường Tiểu học Dân lập Tân Hưng, trường Tiểu học dân lập Cảnh Thành và trường PTCS Dân lập Bồi Thanh Theo nhóm nhóm tác giả tìm hiểu, trường PTCS Dân lập Bồi Thanh là một nhân tố quan trọng trong việc góp phần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Hoa vì nơi đây tập trung đông đảo con em người Hoa theo học cả ba cấp học là mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, ngoài ra trường Bồi Thanh còn tổ chức lớp tiếng Hoa tăng cường cho học sinh lớp 10 và 11 Do đó ở đây chúng tôi tập trung mô tả quá trình duy trì việc giảng dạy ngôn ngữ trong trường học song song với quá trình phát triển của trường PTCS Dân lập Bồi Thanh 20
Sau 93 năm hoạt động thì trường PTCS Dân lập Bồi Thanh đã phải bước qua nhiều bước ngoặc lớn, nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển trường học, cụ thể là:
Vào năm 1926, người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu đã mượn khuôn viên của chùa Ông Bổn hay còn gọi là Thanh Minh cổ miếu làm nơi dạy học tiếng Hoa Đến năm 1940, trường lấy tên là “Trường Tiểu học Công lập Hoa Kiều Quốc Huê” hay gọi tắt là
“Trường Tiểu học Công lập Quốc Huê”
Do thời gian thành lập nằm trong quãng thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ 2 nên việc dạy học tại trường Tiểu học Công lập Quốc Huê xảy ra nhiều biến cố, trường Tiểu học Công lập Quốc Huê cũng vì vậy mà ngừng hoạt động trong suốt 3 năm Sau khi phục hồi, trường Quốc Huê chuyển sang hệ “nửa công lập nửa tư thục” với giáo trình giảng dạy bắt đầu đan xen giữa tiếng Việt và tiếng Hoa Song, tiếng Hoa vẫn được ưu tiên hàng đầu
Do tình hình chính trị phức tạp, trường Quốc Huê phải đối mặt với chính sách bài Hoa của chính quyền Ngô Đình Nhiệm và buộc phải đổi tên thành Bồi Thanh, thậm chí bị buộc đóng cửa và tịch thu Tuy nhiên, đến năm 1964, thế hệ người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu đã nỗ lực phục dựng ngôi trường, kêu gọi quyên góp từ nhiều nơi để xây dựng lại trường.
20 Căn cứ theo Kỷ yếu khánh thành trường PTCS Dân lập Bồi Thanh, Vĩnh Châu, 2015 dựng trường học mới từ phía lãnh đạo, thì vào năm 1973, trường mới chính thức được xây dựng và lấy tên là “Trường Trung học Bồi Thanh”
Năm 1975, do đời sống nghề nhà giáo khó khăn, không đủ để đảm bảo nhu cầu duy trì cuộc sống nên nhiều người bắt đầu tìm công việc khác để mưu sinh Các trường dạy tiếng Hoa dần bị nhà nước thu hồi và trưng dụng nên việc dạy tiếng Hoa cũng do đó mà trở nên hạn chế Khi chính phủ triển khai chính sách cải cách mở cửa, thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam Trong đó có nhiều công ty cần lực lượng nhân công biết tiếng Hoa dồi dào để làm công việc phiên dịch Vì lý do như thế nên thị xã Vĩnh Châu đã cho mượn lại trường Trung học Bồi Thanh để mở lớp học tiếng Hoa vào buổi tối Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động này đến từ phía các thương nhân và hội đồng hương ở nước ngoài Học viên theo học trong thời gian này có cả học viên người Hoa và người Việt Tuy nhiên, cứ mỗi khi đến lúc các kỳ thi của trường người Việt được tổ chức hay đến thời gian trả nợ năm, thì số lượng học viên lại giảm quá nửa Chính vì nguyên nhân này mà các giáo viên cùng với ban lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc với nhau về việc mở lớp học vào ban ngày Năm 1990, chủ tịch ban điều hành nhà trường ông Trần Tín Thành (陳信成) dẫn dắt đoàn đến thành phố Hồ Chí Minh với mục đích là chiêu mộ sự hỗ trợ về mặt kinh phí cũng như là nguồn nhân lực từ những người tài
Giai đoạn 1926 – 1990 là một gia đoạn đầy rẫy biến cố đối với các trường dạy tiếng Hoa nói chung và trường PTCS Bồi Thanh nói riêng Trong giai đoạn này, do các trường liên tục ngừng hoạt động nên dẫn đến một hậu quả là việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc đối với thế hệ thứ hai và thế hệ thứ ba của cộng đồng người Hoa bị hạn chế về mặt chữ viết Cũng vì lẽ đó mà tại thị xã Vĩnh Châu có nhiều người Hoa có khả năng nói tiếng Hoa tốt, nhưng về phương diện chữ viết thì có nhiều hạn chế nhất định Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy cộng đồng người Hoa tại địa phương ra sức hỗ trợ nhau về vấn đề duy trì ngôn ngữ trong những giai đoạn sau:
Năm 1991, Trường THPT Bồi Thanh thành lập và áp dụng mô hình giảng dạy toàn thời gian Chương trình học song ngữ Việt - Hoa thu hút đông đảo học sinh gốc Hoa theo học, dẫn đến tình trạng thiếu hụt phòng học Để giải quyết vấn đề này, nhà trường đã xây dựng thêm 4 phòng học tạm thời trên sân bóng rổ, đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
Đến năm 1995, trường đã phát triển lên con số 700 học sinh Tuy nhiên, với số lượng lớn học sinh như vậy, nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả tiền lương giáo viên, cơ sở vật chất, cho đến khi nhận được sự hỗ trợ của ông Vương Dụ Viêm (陳
裕炎) từ Mỹ trở về và ông Trần Đôi Hiền (陳堆賢) đến từ một doanh nghiệp tại New Zealand, những vấn đề về kinh phí mới được giải quyết ổn thỏa Ngoài ra ông Vương
Dụ Viêm còn đặc biệt trao tặng cho những học sinh có thành tích học tập xuất sắc đối với cả 2 thứ tiếng với tên gọi là “Học bổng Vương Dụ Viêm” Bên cạnh đó nhà trường còn nhận được nhiều sự hỗ trợ khác phục vụ cho mục tiêu gia tăng số lượng lớp học tại trường
Năm 2001, thầy Triệu Quảng Chương (nay là hiệu trưởng trường PTCS Dân lập Bồi Thanh) sau khi trở về từ chuyến đi đến TP.HCM để chiêu mộ thêm giáo viên giảng dạy tại trường thì phát hiện số lượng học sinh từ con số hơn 700 giảm xuống còn khoảng
430 em 21 Đến năm 2004, chính quyền trao trả lại trường Trung học Bồi Thanh rồi xây thêm