Phát minh ra giấy Giấy là một sản phẩm của xơ sợi xenlulô có dạng tấm, trong đó sợi và các phần sợi được liên kết với nhau tạo mạng không gian ba chiều.. Vì quá trình sản xuất bột giấy
Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
TIỂU LUẬN
KỸ THUẬT SẢN XUẤT CACTONG VÀ BAO BÌ GIẤY Đề tài: Tìm hiểu về giấy bảo an
Trang 21
Mục lục
Lời cảm ơn 2
I Tổng quan ngành giấy 3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp giấy: 3
1.1.1 Trước khi có giấy 3
1.1.2 Phát minh ra giấy 3
1.2 Tình hình sản xuất giấy và quy hoạch phát triển ngành giấy ở Việt Nam 6
1.3 Lịch sử phát triển của giấy bảo an 8
1.4 Thị trường giấy bảo an 8
II Công nghệ sản xuất giấy bảo an 8
2.1 Đặc điểm giấy bảo an 8
2.1.1 Tính chất vật lí và tính chất hóa học 9
2.1.2 Thông số kỹ thuật chung 10
2.1.3 Tính chất đặc biệt của giấy bảo an 11
2.2 Nguyên liệu sản xuất 15
2.3 Dây chuyền công nghệ sản xuất 18
2.3.1 Các phương pháp tạo hình mờ trên giấy bảo an 19
2.3.2 Sơ đồ công nghệ 21
III Đánh giá, thực trạng của ngành giấy Việt Nam 24
3.1 Thực trạng ngành giấy Việt Nam nói chung 24
3.2 Thực trạng của giấy bảo an 26
Kết luận 27
Tài liệu tham khảo 28
Trang 32
Lời cảm ơn
Có thể nói giấy và các sản phẩm từ giấy đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực và hoạt động của con người, đặc biệt trong xã hội văn minh giấy không thể thiếu được, giấy là một trong những vật dụng gần gũi nhất với con người và không thể thay thế được Bên cạnh những công dụng quan trọng của giấy, thì nghành công nghiệp giấy còn tạo ra nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và tăng thu nhập cho mỗi quốc gia
Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Phan Huy Hoàng đã hướng dẫn tận tình, chi tiết giúp chúng em hoàn thành tiểu luận môn học Kỹ thuật sản xuất catong và bao bì giấy Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 43
I Tổng quan ngành giấy
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp giấy: 1.1.1 Trước khi có giấy
Từ lâu trước khi phát minh ra giấy con người đã biết sử dụng một số vật dụng để ghi lại những điều cần thiết Các hình vẽ trong hang động là những văn kiện lâu đời nhất do con người vẽ bằng bột màu Người Sumer có nền văn hóa cao lâu đời nhất được biết đến biết trên tấm bia bằng đất sét (văn tự hình nên bắt đầu từ khoảng 3300 năm trước Công nguyên) Các vật liệu hữu cơ dùng để viết lên sau đó ít bền hơn Da, giấy da, gỗ, vỏ cây, giấy cói có ở Ai Cập khoảng 3.000 năm trước Công nguyên và giấy đều có thể cháy và bị phân hủy sinh học Giấy cói được làm từ một loại cây lau sậy (cây cói hay cây chỉ thảo) được buộc vào nhau và đặt chéo lên nhau trước khi được ép lại Người ta viết lên đó bằng mực đỏ hay đen
1.1.2 Phát minh ra giấy
Giấy là một sản phẩm của xơ sợi xenlulô có dạng tấm, trong đó sợi và các phần sợi được liên kết với nhau tạo mạng không gian ba chiều Từ thời xa xưa, người ta đã có thể làm “giấy” từ dây cói bằng cách chẻ nhỏ rồi xếp chúng lên nhau, minh họa này cho thấy nó có cấu trúc lớp
Trang 54
Lịch sử chính thức của ngành giấy được bắt nguồn từ Trung Quốc Cụ thể vào những năm 105 sau Công nguyên, một người đàn ông Trung Quốc tên là Sài Luân đã nghĩ ra cách làm giấy tờ từ giẻ rách, lưới đánh cá cũ Ông cho nghiền nát giẻ rách, lưới đánh cá và tráng thành tờ mỏng Các nhà khảo cổ học đã tìm ra những loại giấy cổ nhất, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên Đó là những tấm vải sáng màu, dai mịn, có thể viết mực nước lên và cuộn lại gọn nhẹ
Từ khoảng thế kỷ thứ 7 thì giấy viết không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn xuất hiện rất nhiều ở Nhật Bản Người Nhật không chỉ dùng giấy để viết mà còn để trang trí tường, vẽ tranh, gấp hoa Nghệ thuật origami – gấp hình từ giấy rất nổi tiếng trong văn hóa của người Nhật cũng ra đời từ thời gian này
Đặc biệt vào cuối thế kỷ thứ 7, trong một cuộc giao tranh ở Samarcande, người Trung Quốc bị thua và bí quyết làm giấy của người Trung Quốc cũng bị lộ Kỹ thuật làm giấy nhanh chóng lan truyền sang các nước Ả Rập, Tây Ban Nha Từ đây kỹ thuật sản xuất giấy lan truyền khắp thế giới và ngày càng có nhiều cải tiến nâng cao chất lượng và sản lượng giấy
Trang 65
Tại Paris, một người làm công cho một hãng giấy đã chế tạo ra một máy sản xuất giấy hàng loạt Loại máy này cần sử dụng đến bột của những loại gỗ có thớ dài Dần dần bột được nghiền từ gỗ thớ dài được sử dụng để sản xuất giấy ngày càng phổ biến
Đặc biệt đến khi ngành in ra đời là lúc ngành giấy phát triển vượt bậc Lần lượt các nhà máy giấy được ra đời trên thế giới
• Khoảng năm 1250: Nhà máy giấy tại Ý ra đời
• Khoảng năm 1348: Có nhà máy giấy tại Pháp và nhiều nơi khác
Đặc biệt năm 1445, khi người Đức phát minh ra máy in với công nghệ in hàng loạt đã tạo ra động lực cho ngành giấy phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ
Người Pháp phát minh ra máy sản xuất giấy hàng loạt Mốc son chói lọi trong lịch sử ngành giấy chính là vào đầu năm 1798, một chàng trai trẻ làm việc trong một nhà máy giấy của Pháp có tên là Louis-Nicolas Robert (1761-1828), đã phát minh ra máy sản xuất giấy hàng loạt Từ đây giấy được sản xuất nhanh hơn và giá thành cũng rẻ hơn
Dưới đây là tổng kết một số sự kiện quan trọng được xem là các mốc lịch sử của quá trình phát triển công nghiệp giấy trên thế giới
1798: Nicholas-Louis Robert (Pháp) được nhận patent cho phát minh về máy xeo giấy liên tục đầu tiên
1803-1807: Anh em nhà Fourdrinier nhận patent cho máy xeo liên tục cải tiến (máy xeo dài) từ thiết kế của Donkin (Anh)
1809: John Dickinson (Anh) nhận patent về máy xeo tròn 1817: Máy xeo tròn đầu tiên ở Mỹ
1827: Máy xeo dài (hay được gọi là máy xeo Fourdrinier) đầu tiên ở Mỹ 1840: Phát triển của phương pháp sản xuất bột mài tại Đức
1854: Bột giấy lần đầu tiên được sản xuất từ gỗ theo phương pháp sođa (Anh) 1867: Benjamin Tilghman (Mỹ) nhận patent cho phương pháp sulfit
1870: Triển khai công nghiệp đầu tiên quá trình sản xuất bột mài 1874: Triển khai công nghiệp đầu tiên quá trình sản xuất bột sulfit 1884: Phát minh của Carl Dahl (Đức) về phương pháp sulfat giấy
Những công trình này là những đột phá cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển của nền công nghiệp giấy hiện đại ngày nay Và thế kỷ 20 được xem là giai đoạn của những cải tiến
Trang 76
tinh vi cho nền công nghiệp này như sự phát triển của công nghệ sản xuất bột nghiền, công nghệ nấu bột liên tục, tẩy bột liên tục nhiều giai đoạn, tráng 7 giấy trên máy xeo, máy xeo lưới đôi, cũng như hệ thống điều khiển kiểm tra bằng máy tính Vì quá trình sản xuất bột giấy và giấy luôn cần sự vận chuyển một khối lượng lớn nguyên vật liệu, nên việc cơ giới hóa luôn là một lĩnh vực rất được quan tâm trong sự phát triển của nền công nghiệp này
1.2 Tình hình sản xuất giấy và quy hoạch phát triển ngành giấy ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), năm 2019 tiêu dùng bao bì giấy trong nước ước tính đạt 4,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 0,8 triệu tấn Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu giấy của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng trên 200%/năm
7 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng giấy sản xuất ước tính đạt hơn 2,79 triệu tấn, tăng 12,2% (trong đó: Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn 97,8%, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn, tăng 13,5%; Giấy tissue, sản lượng đạt 165 nghìn tấn, tăng 33,3%; Giấy in - viết, sản lượng đạt 169 nghìn tấn, giảm 11,4%)
Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và các biện pháp dãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội bị đứt gãy, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của nền kinh tế nói chung, ngành Giấy nói riêng Tổng khối lượng tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 2,99 triệu tấn và giảm 2,45% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đó: Giấy bao bì tiêu dùng đạt 2,34 triệu tấn, giảm 2,1%; Giấy in báo tiêu dùng đạt 21,24 nghìn tấn, giảm 26,7; Giấy in, viết, tiêu dùng đạt 368,4 nghìn tấn, giảm 8,5%; Tổng lượng giấy tiêu dùng giảm trong những tháng đầu năm 2020 vừa qua phần lớn là do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19
Tổng khối lượng giấy xuất khẩu trong 7 tháng năm 2020 đạt 933,2 nghìn tấn, tăng 100,6%, so với cùng kỳ năm 2019 Giấy bao bì, giấy tissue xuất khẩu tăng trưởng mạnh, trong khi đó giấy in, viết, giấy vàng mã giảm Trong đó, giấy bao bì, xuất khẩu đạt 859 nghìn tấn, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2019
Hiện Việt Nam xuất khẩu giấy bao bì đến 33 quốc gia và 5 châu lục, trong đó châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất 98,9%, kế đến là châu Phi 0,5%, châu Úc là 0,4%, châu Mỹ và châu Âu chiếm tỷ lệ 0,2%
Trang 87
Tổng khối lượng giấy nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 1,11 triệu tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ 2019 Giấy tissue, giấy khác (đặc biệt) và giấy in, viết tăng, trong khi đó giấy in báo, giấy bao bì giảm và giấy in tráng phủ giảm so với cùng kỳ năm 2019
Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp giấy, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giấy trong nước phát triển bền vững Theo đó, cần sớm xây dựng Chiến lược phát triển ngành giấy Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2045 thay cho “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025”
Tập trung phát triển sản xuất các chủng loại sản phẩm thông thường, có nhu cầu lớn như: Bột giấy, giấy bao bì, giấy tissue; ưu tiên đầu tư các dự án quy mô, công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu năng lượng, thân thiện môi trường… từ đó tạo sức bật cho Ngành nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Giải quyết sớm vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cho ngành giấy, đặc biệt là nguyên liệu giấy thu hồi, bằng cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành giấy trong việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất Tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu từ các quốc gia khác, tính toán cân đối với sự phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại của Việt Nam để đưa ra định hướng chính sách phù hợp
Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm trong ngành, đặc biệt về thu gom và tái chế giấy Coi giấy tái chế là hàng hóa thông thường làm nguyên liệu sản xuất Đây cũng là nguyên liệu đầu vào trọng yếu của ngành công nghiệp giấy, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Việc tận dụng giấy tái chế để sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm tiêu thụ năng lượng, chi phí, chất thải rắn, nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên sinh, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí do giá thành phế liệu thấp, giảm thiểu chi phí xử lý môi trường… Do đó, cần có chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế giấy, giảm dần việc nhập khẩu giấy thu hồi cũng như nghiên cứu sớm hoàn thiện chính sách phát triển Ngành theo xu hướng các nước phát triển đối với sản xuất giấy… tạo điều kiện đầu tư mở rộng phát triển sản xuất
Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất giấy sử dụng công nghệ cao, đặc biệt đối với các dự án đầu tư các sản phẩm giấy trong nước chưa sản xuất được Hạn chế các dự án sản xuất các chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp ngành giấy trong nước sản xuất
Trang 98
được Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tại các khu vực có điều kiện tự nhiên và môi trường phù hợp
Tuyên truyền, nâng cao sự quan tâm của xã hội đối với ngành công nghiệp giấy, bởi công nghiệp giấy là một trong những ngành sản xuất tuần hoàn, có tính tái tạo cao và có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với sự phát triển của nhiều ngành như lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, in, bao bì và cơ khí chế tạo.
1.3 Lịch sử phát triển của giấy bảo an
Từ năm 1967, Ngân hàng Dự trữ Australia bắt đầu nghiên cứu, ứng dụng chất liệu polymer vào công nghệ in tiền Năm 1988, Australia in thử nghiệm đồng tiền lưu niệm trên giấy nền polymer Năm 1992, Australia chính thức phát hành đồng tiền polymer đầu tiên trên thế giới Hơn một thập kỷ sau, tiền polymer được phát hành ở 18 nước, trong đó, Australia, Newzealand và Rumani hoàn toàn sử dụng tiền polymer thay cho tiền giấy truyền thống
1.4 Thị trường giấy bảo an
Do giấy bảo an rất khó làm giả nên giấy bảo an được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày dưới dạng các loại giấy có giá trị cao như: giấy in tiền, giấy in séc, trái phiếu, hóa đơn tài chính hoặc các loại giấy phục vụ công tác bảo mật như giấy làm visa, hộ chiếu, chứng từ sở hữu tài sản, bất động sản, văn bằng, chứng chỉ, tem, nhãn mác Trong quân sự, công an giấy bảo an đóng vai trò quan trọng về các loại giấy tờ chỉ đạo, văn bản pháp luật của Nhà nước, được sử dụng rất phổ biến để xác nhận tài liệu gốc hoặc đúng chuẩn, ngăn chặn các hành vi sửa chữa, lừa đảo tinh vi Ở lĩnh vực này, giấy bảo an không chỉ dùng một mà rất nhiều công nghệ bảo mật khác nhau để nâng cao tính an toàn, phổ biến nhất là in hình mờ, sợi phát quang và chống xé
II Công nghệ sản xuất giấy bảo an 2.1 Đặc điểm giấy bảo an
Giấy bảo an là sản phẩm giấy đặc biệt mà trong quá trình sản xuất cần phải áp dụng một số kỹ thuật tương đối tinh xảo nhằm tạo ra được các hình in mờ trên giấy nhờ sự khác biệt về độ dày, độ đục của vật liệu tạo giấy và sợi bảo mật Giấy bảo an có chức năng như
Trang 109
không phản ứng với bức xạ UV, hình bóng nước trên giấy, phản ứng với các tác nhân hóa học, chống lại các tác động cơ học (tẩy xóa hay dùng băng dính v.v…), có những sợi bảo mật phát huỳnh quang khi chiếu nguồn sáng UV vào Do giấy bảo an rất khó sản xuất giả nên giấy bảo an được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày dưới dạng các loại giấy có giá trị cao như: giấy in tiền, giấy in séc, trái phiếu, hóa đơn tài chính hoặc các loại giấy phục vụ công tác bảo mật như giấy làm visa, hộ chiếu, chứng từ sở hữu tài sản, bất động sản, văn bằng, chứng chỉ, tem, nhãn mác v.v…
2.1.1 Tính chất vật lí và tính chất hóa học
Trái ngược với các loại giấy thông thường, giấy bạc và giấy bảo mật có yêu cầu cao hơn nhiều về độ bền bề mặt và khả năng tương thích in, đặc biệt là xét đến nhu cầu và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ in và xử lý giấy tốc độ cao Biến đổi hóa học bề mặt giấy thông qua định cỡ bề mặt là một cách tiếp cận phổ biến và hiệu quả để cải thiện chất lượng in Định cỡ bề mặt được thực hiện bằng cách áp dụng kích thước polyme hoặc chất tăng cường lên bề mặt web ở cuối quá trình khô, điều này có thể cải thiện hơn nữa khả năng chống nước, độ bền bề mặt và hiệu suất in tổng thể và thường được sử dụng Những phân tán này tạo thành một lớp mỏng trên Nước - bề mặt giấy và do đó tăng cường tính kỵ nước và độ bền bề mặt Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là bề mặt cực kỳ kỵ nước có hại cho khả năng thích ứng của quá trình in và độ bền của mực Bề mặt giấy phải có đặc tính kỵ nước cân bằng đồng thời cho phép làm ướt bề mặt Để đạt được sự cân bằng này, các phân tán polyme được nano hóa với cả khả năng thâm nhập có thể kiểm soát vào giấy nền và tương tác mạnh với sợi là mong muốn Tức là, phần lớn các phân tán polyme nên thâm nhập vào bề mặt giấy hơn là tạo thành một lớp dày đặc trên bề mặt giấy Đặc tính bề mặt giấy ban đầu nên được bảo tồn một phần để cho phép mực ban đầu thấm ướt đầy đủ trong khi vẫn duy trì khả năng chịu đựng tốt đối với quá trình in động Ngoài ra, thế hệ vật liệu hồ sơ bề mặt mới được kỳ vọng sẽ thay thế hoàn toàn chất hồ trong trong bột giấy, có thể giảm đáng kể nhu cầu sử dụng các hóa chất không mong muốn cũng như đơn giản hóa quá trình thu hồi nước trắng Hơn nữa, vật liệu định cỡ bề mặt phải có khả năng tạo cho giấy có đặc tính kháng vi rút và tự làm sạch, điều này sẽ giúp hạn chế sự lây truyền vi rút thông qua trao đổi tiền giấy bằng tay
Trang 1110
Giấy bảo an có hầu hết các tính chất hóa học như các loại giấy thông thường, tuy nhiên nhờ có những tính chất đặc biệt hơn mà giấy bảo an trở nên có giá trị cao hơn so với các loại giấy thông thường
Ngoài ra sợi trong giấy bảo an đạt được hiệu ứng chống nhiễm độc thông qua sự thay đổi màu sắc, sự kết hợp màu sắc, tình trạng thay đổi màu sắc và hình dạng Việc tích hợp các tính năng chống vi rút nêu trên vào một sợi quang duy nhất sẽ là một cải tiến đáng kể so với công nghệ hiện tại và sẽ nâng cấp hiệu quả bảo mật đồng thời đơn giản hóa quá trình xử lý Tuy nhiên, các vật liệu phát quang thông thường chủ yếu thể hiện huỳnh quang đơn hoặc chế độ kép trong điều kiện quang kích thích, và tính ổn định của chúng đối với nhiệt, độ ẩm và tiếp xúc với hóa chất vẫn còn là một vấn đề Một cách hiệu quả, các vật liệu phát quang đa phương thức có độ ổn định hóa học tuyệt vời là một ứng cử viên hấp dẫn cho việc chống nhiễm độc Các tính năng chống giả mạo thông qua mực in đã trở thành công nghệ được ưa chuộng do nhiều ưu điểm khác nhau của nó, chẳng hạn như hiệu quả chi phí cao, vận hành đơn giản, che giấu tốt, màu sáng, phương thức phát hiện thuận tiện và khả năng tái tạo tốt
2.1.2 Thông số kỹ thuật chung
Thông số kỹ thuật đưa ra đây thuộc về loại giấy bảo an do Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy & Cellulose sản xuất, chủ yếu sử dụng phương pháp bảo mật in hình mờ
Giấy bảo an của Công ty sản xuất có các ưu điểm: có chất lượng hình in sắc nét, rõ ràng trên giấy nhờ sự khác biệt về độ dày, độ đục của vật liệu tạo giấy, loại giấy này được giới thiệu là rất khó photocopy và sản xuất giả Chất lượng của giấy bảo an do Công ty sản xuất đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của giấy in cấp A theo TCVN 6886:2001
Trang 1210 Sợi bảo mật: Bảo mật
2.1.3 Tính chất đặc biệt của giấy bảo an
Giấy bảo an có những đặc tính đặc biệt để phân biệt với các loại giấy thông thường khác, như không phản ứng với bức xạ UV; được dập hoa văn, họa tiết của nhà sản xuất (Watermark) trên giấy; chống các hóa chất cơ bản nhưng nhạy cảm với các tác nhân hóa học thử; chống được các tác động cơ học (tẩy xóa hay dùng băng dính); hoặc có những sợi bảo mật phát huỳnh quang (Luminescent fiber) khi ta chiếu nguồn sáng UV vào giấy, tạo ra sự thay đổi hoặc kết hợp về màu sắc Các tính chất này được gọi là đặc biệt vì chúng được tạo ra nhờ những công nghệ đặc biệt, được áp dụng tùy theo độ quan trọng của tài liệu, không nằm trong các điều kiện bắt buộc phải có của loại giấy bảo an thông thường (như chống ngấm nước hay các thông số độ bền) Ngoài ra, loại mực in và công nghệ in bảo mật (Security printing) cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao độ bảo mật của giấy: tại đó sẽ chứa đựng nhiều chi tiết bảo mật và có giá trị pháp lý Những chi tiết thể hiện có thể nhìn thấy bằng mắt thường như các hình in bóng nước mờ trên giấy, sợi bảo mật; tuy nhiên các chi tiết ẩn thì phải nhờ đến các thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp Các chi tiết ẩn này thường có giá trị pháp lý, đòi hỏi sự am hiểu về các dụng cụ đặc biệt mới xác minh được
❖ Không bị bức xạ UV tác động (UV Dull): ánh sáng Mặt trời nói chung và tia UV
nói riêng đều có bước sóng ngắn, chúng dễ dàng làm cắt đứt liên kết của phân tử, lâu dài gây oxy hóa, làm giấy dễ bị mòn hỏng – điều không được phép xuất hiện ở giấy bảo an Do vậy giấy bảo an được thiết kế để làm giảm tới mức tối thiểu sự ảnh hưởng của tia UV Không những vậy, việc giảm ảnh hưởng UV từ giấy cho phép sợi bảo mật liên kết được phát huỳnh quang khi sử dụng tia UV Giấy bảo an không nên cho các chất tăng trắng & chất tráng phủ bề mặt, vì chúng thường chứa các tác nhân làm sáng: chúng sẽ tăng sự hấp
Trang 1312
thụ tia UV và phát ra loại ánh sáng khả kiến nằm trong vùng quang phổ màu xanh (Blue), các tác nhân làm sáng này làm cho giấy thường sáng hơn bình thường và làm giảm tính bền của nó sau một thời gian dài
❖ Sợi phát quang (Luminescent fibers): là các sợi mảnh được làm từ polyester,
polyamide được nhuộm với hợp chất huỳnh quang – phức chất vòng càng (Chelate) có nhân là nguyên tố đất hiếm như Yttrium, Thorium, hoặc các Lanthanide có số hiệu nguyên tử từ 57 tới 71, trong đó vùng phát quang (Luminescene emission region) của sợi polymer phải khác biệt với vùng phát quang của nguyên tố đất hiếm để tránh hiện tượng sai màu Các sợi phát quang được chia làm nhiều loại, dựa theo vùng phát quang của chúng nằm trong khoảng bước sóng nào, ví dụ như chỉ nhìn được dưới tia UV, nhìn được dưới ánh sáng Mặt Trời và tia UV Chúng có thể làm thành vân trên bề mặt và có màu, nhưng cũng có thể trộn lẫn với bột giấy và hoàn toàn đồng nhất màu trắng trên giấy ở điều kiện thường – chúng chỉ phát ra huỳnh quang khi được chiếu ánh sáng có bước sóng phù hợp Tùy vào mục đích sử dụng và độ bảo mật mà chọn loại sợi cho phù hợp, thông thường với giấy bảo an tốt nhất nên sử dụng loại sợi phát quang ngoài vùng ánh sáng khả kiến Nhược điểm của phương pháp là quy trình nhuộm tách biệt so với quy trình sản xuất giấy, đòi hỏi tay nghề và thiết bị, chi phí cao; mặt khác sợi phát quang rất nhạy cảm với nhiệt độ, độ ẩm & hóa chất, làm việc kết hợp các tính năng bảo mật & an toàn trở nên khó khăn hơn Việc tăng cường độ dài, độ dày của sợi cũng như phối trộn các sợi màu cuộn giữa các lớp giấy (tạo thành mạng lưới 3 chiều) có thể khắc phục được độ bất ổn định cũng như khả năng làm giả
❖ Hình mờ (Watermark): Là các hình vẽ trong cấu trúc giấy (biểu tượng, văn bản,
đóng dấu bản quyền ) có thể nhìn thấy được dưới ánh sáng khả kiến, rất đa dạng về chủng loại cũng như thiết kế, là một trong những phương pháp bảo vệ thương hiệu trên giấy đầu tiên trên thế giới Chúng được hình thành chủ yếu bằng cách thay đổi nồng độ sợi thông qua khuôn đúc sẵn trong quá trình sản xuất giấy, không hay dùng phương pháp in (thông thường phương pháp in chỉ dùng khi in quang tử, cho ra các hình ẩn nhiều màu sắc, nhạy với từ tính nhằm tăng tối đa bảo mật của giấy) Tùy thuộc vào hình dạng của hình mờ mà độ dày, mật độ hình trên tờ giấy cũng khác nhau Có thể phân loại hình mờ như sau
Trang 1413
- Hình mờ phổ thông (Universal watermarks): Trọng lượng phổ biến từ 60-250 g/m2, gồm các vân biểu tượng khác nhau được in chìm trên giấy, được tạo ra nhờ quy trình dùng khuôn hình trụ/xi lanh hay quy trình Fourdriniér (bột giấy được ép giữa các con lăn đã khắc hình để truyền hình mờ vào giấy) Có thể phân loại hình mờ theo đặc điểm của chúng
- Theo vị trí hình mờ: Hình mờ liên tục (thiết kế hình mờ được đặt liên tục trên bề mặt của giấy) hoặc hình mờ ở vị trí chỉ định sẵn
- Theo độ đậm của hình: Hình mờ nhạt (họa tiết có màu nhạt hơn phần không họa tiết, in chìm và thường kết hợp với khả năng ẩn hiện dưới ánh sáng Mặt trời), hình mờ tối hoặc kêt hợp vừa phải cả hai loại trên Đôi khi các hình mờ nhạt được phối mực trắng đục hoặc trong suốt và thiết kế khéo léo sao cho gần như vô hình trên bề mặt giấy, tuy nhiên khi sao chép dưới thiết bị phổ thông sẽ hiện ra hình rất rõ do các thiết bị này không có khả năng tái tạo độ phân giải cần thiết Kỹ thuật này dễ hơn hình mờ đậm
- Hình mờ có thể nhìn thấy dưới tia sáng đặc biệt: Là hình mờ được tăng cường độ bảo mật bằng cách thiết kế sao cho hình mờ có thể nhìn dưới tia UV từ một mặt của giấy, trong khi mặt kia không thể, có thể làm cho giấy in được dưới tia UV Đôi khi người ta chế tạo sao cho giấy chỉ có thể hiện hình mờ sau một thời gian dài tiếp xúc với ánh sáng và tia UV, nhằm xác định thời điểm tiêu thụ giấy ra bên ngoài
- Hình mờ in mạ: thường được dùng kết hợp với hình mờ phổ thông, dùng tăng tính tương phản, độ sáng, tăng độ nhận diện Loại hình mờ này gần như không thể làm giả, có độ bảo mật cao nhất
❖ Nhạy cảm với hóa chất (Chemical sensitisation): Nhằm ngăn chặn việc sửa đổi
dữ liệu được in hoặc viết trên giấy, thông thường chúng đều được chế tạo để có sự nhạy cảm với hóa chất ở mức độ nhất định, công nghệ này càng ngày trở nên phổ biến hơn mặc dù chúng có thể gây ra hư hỏng không chữa được cho bản gốc Trong trường hợp cố gắng tẩy xóa, một phản ứng hóa học trên giấy sẽ gây ra vết ố không thể xóa được, hoặc có thể làm mất màu mực Loại bảo vệ này bắt đầu hoạt động ngay sau khi tác nhân hóa học được phủ lên tờ giấy, do vậy giấy rất nhạy cảm với các tác nhân hóa học Hiện tượng này xảy ra do sự thay đổi độ pH của giấy, gây ra bởi việc sử dụng các tác nhân khác nhau được thêm