1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu về sự tác động của chế độ ăn uống lên chu kỳ kinh nguyệt

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về sự tác động của chế độ ăn uống lên chu kỳ kinh nguyệt
Tác giả Nhóm Nghiên Cứu
Người hướng dẫn Nguyễn Phương Toại
Trường học Đại học Y Dược Cần Thơ
Chuyên ngành Hộ sinh
Thể loại Khóa luận
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 38,5 KB

Nội dung

Trong đó, chế độ ăn uống là một trongnhững yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định của chu kì kinh nguyệt.a Tính xác đángVấn đề nghiên cứu về thói quen sinh hoạt và ăn uống tác động một

Trang 1

“NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÊN CHU KỲ KINH NGUYỆT

1 Lý do chọn chủ đề:

Hiện nay tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ khá phổ biến Theo nghiên cứu của Bachman và Klenman vào 1999, mất kinh chiếm tỷ lệ 2,5%; trong khi rong kinh, rong huyết cơ năng chiếm 5% (Weutz) Nó ảnh hưởng khá nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều bệnh trạng nguy hiểm Đặc biệt ở tuổi dậy thì, buồng trứng của các bạn nữ chưa phát triển đầy đủ Tình trạng kinh nguyệt không đều đặn xuất phát từ việc cơ thể có nhiều sự biến đổi liên tục

và sự tác động của yếu tố bên ngoài Trong đó, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định của chu kì kinh nguyệt

a) Tính xác đáng

Vấn đề nghiên cứu về thói quen sinh hoạt và ăn uống tác động một phần không nhỏ lên chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ, nó đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh trạng nguy hiểm Các rối loạn kinh nguyệt nếu không đc phát hiện và can thiệp sớm sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống, sức khỏe, tâm lý, nguy hiểm hơn là tính mạng…Nghiên cứu này giúp mọi người kịp thời phát hiện và điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý phù hợp tình trạng của mỗi cá nhân, nâng cao tình trạng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống Vấn đề về thói quen sinh hoạt và ăn uống không phải là vấn đề mới nhưng được rất ít người quan tâm và biết đến, do đó mọi người thường chủ quan và xem nhẹ, tuy nhiên nó tác động rất lớn, thường xuyên và mỗi ngày lên sức khỏe của chúng ta Nghiên cứu này sẽ làm thay đổi suy nghĩ,

tư duy về thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống giúp mọi người nói chung

và chị em phụ nữ nói riêng có được sức khỏe tốt và lành mạnh

b) Tính mới

Trang 2

Nghiên cứu này trước đây đã từng được triển khai ở nước ta và một số nước khác nhưng đa số nhắm vào đối tượng là phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30 hay sau sinh Tuy đề tài đã được nghiên cứu trước đây, nhưng nay được nghiên cứu lại với đối tượng gần gũi với thực tiễn và chúng ta hơn chính là những sinh viên trong độ tuổi 19- 20 tại lớp Hộ sinh khóa 47 của tường Đại học Y dược Cần Thơ Qua nghiên cứu trên sẽ giúp chúng ta bám sát thực tế hơn với sức khỏe sinh sản hay những thói quen xấu hằng ngày của sinh viên để từ đó đưa ra phương pháp hiệu quả hơn hướng đến một sức khỏe lành mạnh ở sinh viên

c) Tính bức thiết

Nghiên cứu về thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng tác động lên chu

kỳ kinh nguyệt là một đề tài mang tính bức thiết Bởi lẽ, có một mối quan

hệ chặt chẽ, mật thiết giữa các vấn đề sức khỏe dinh dưỡng, nguy cơ các bệnh mãn tính với chu kỳ kinh nguyệt So với những phụ nữ có chu kỳ đều đặn thì nhóm chu kỳ không đều có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn, có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, cholesterol cao, lạc nội mạc tử cung, dễ phát triển các bệnh ở tử cung, dễ mắc bệnh tiểu đường Không những vậy, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt còn ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống tinh thần – vật chất, đặc biệt là khả năng sinh sản của người phụ nữ Chính vì vậy, tập thể nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ nâng cao nhận thức của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe rằng chu kỳ kinh nguyệt có thể là “dấu hiệu quan trọng” khi đánh giá sức khỏe của phụ nữ Đưa ra những lời khuyên dinh dưỡng lành mạnh - lối sống đẹp và biện pháp giúp người phụ nữ phòng tránh những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt Giúp họ phát hiện những khó khăn và liên

hệ với bác sĩ, chuyên gia tư vấn để tìm hướng giải quyết phù hợp nhất

d) Tính chấp nhận về mặt hành chính

Trang 3

Vấn đề nghiên cứu được sự chấp thuận cho phép tiến hành của ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Cần Thơ và giáo viên hướng dẫn Nguyễn Phương Toại

e) Tính khả thi

Nghiên cứu của chúng em được thực hiện dựa trên việc điền thông tin vào phiếu khảo sát nên đảm bảo việc giữ bí mật cho đối tượng được lấy ý kiến

và tránh việc các bạn nữ có tâm lý ngại ngùng mà cung cấp sai thông tin Ngoài ra nghiên cứu này được thực hiện không cần thông qua những phương pháp thăm khám phức tạp do đó tiết kiệm được rất nhiều về mặt chi phí và không tốn quá nhiều thời gian Hơn thế nữa vấn đề được nghiên cứu rất gần gũi và quen thuộc với phụ nữa mà cụ thể ở đây là các bạn nữ trong lớp hộ sinh k47 nên việc thăm dò ý kiến cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Cũng vì vậy mà chủ đề nghiên cứu của chúng em khả thi về mặt kinh phí, thời gian tiến hành, đối tượng, phương pháp và không có những

kỹ thuật phức tạp

f) Tính ứng dụng

Kết quả của nghiên cứu sẽ được ứng dụng ở người phụ nữ trong giai đoạn hành kinh Nghiên cứu sẽ giúp cho phụ nữ biết rõ hơn về tình trạng rối loạn kinh nguyệt và cách giải quyết vấn đề Nghiên cứu giúp làm rõ hơn vấn đề rối loạn kinh nguyệt trong toàn thể phụ nữ và có tính cực kì quan trọng liên quan đến sức khỏe của người phụ nữ

g) Tính đạo đức và chấp nhận của cộng đồng

Nghiên cứu này được tiến hành trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc

Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em đã sự chấp nhận cùng với sự đồng ý hợp tác của đối tượng nghiên cứu là “tập thể Hộ Sinh K47 trường Đại học

Y Dược Cần Thơ” Mọi thông tin được thu thập trong quá trình khảo sát đều sẽ được giữ kín, không công khai ra bên ngoài Nghiên cứu cũng sẽ

Trang 4

không hỏi đến những thông tin nhạy cảm để tránh cho đối tượng cảm thấy khó chịu, ngại ngùng và không được tôn trọng Bên cạnh đó nhóm tiến hành nghiên cứu đảm bảo với đề tài nghiên cứu và những khảo sát trên sẽ không làm phát sinh những yếu tố nguy cơ, những hành vi gây bất lợi cho đối tượng nghiên cứu

2 Câu hỏi nghiên cứu: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng gì tới chu kì kinh

nguyệt hay không?

3 Mục tiêu nghiên cứu:

a) Mục tiêu tổng quát: Xác định mối liên quan giữa chế độ ăn uống đối

với chu kỳ kinh nguyệt của tập thể hộ sinh trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2022

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xác định tỉ lệ chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn của tập thể hộ sinh trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2022 có chế độ ăn uống không hợp lý

- Xác định tỉ lệ chu kỳ kinh nguyệt bình thường của tập thể hộ sinh trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2022 có chế độ ăn uống không hợp lý

- Xác định tỉ lệ chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn của tập thể hộ sinh trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2022 có chế độ ăn uống hợp lý

- Xác định tỉ lệ chu kỳ kinh nguyệt bình thường của tập thể hộ sinh trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2022 có chế độ ăn uống hợp lý

- Xác định mức độ kết hợp giữa chế độ ăn uống đối với chu kỳ kinh nguyệt của tập thể hộ sinh trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2022

4 Lựa chọn biến số theo mục tiêu bao gồm:

Biến số Khái niệm biến số/giá trị

Phương

thập

Trang 5

Thông tin

chung

a) Tuổi Tính theo năm sinh dương lịch (từ

b) Giới tính - Nam.

Tình trạng

kinh nguyệt

Rối loạn kinh

nguyệt

Có 2 giá trị: Có – Không

Có rối loạn nếu chu kỳ kinh nguyệt dưới 25 ngày, kéo kéo dài trên 35 ngày, thời gian hành kinh trên 7 ngày

Phỏng vấn

Chế độ ăn

a) Chất bột

đường

Có ăn và ăn đủ =1,5g x trọng lượng cơ thể)

Không ăn

Phỏng vấn

b) Chất đạm

Có ăn và ăn đủ =1,5g x trọng lượng cơ thể)

Không ăn

Phỏng vấn

c) Chất béo

Có ăn và ăn đủ =1,5g x trọng lượng cơ thể)

Không ăn

Phỏng vấn

d) Nhóm

vitamin và

khoáng chất

Có ăn và ăn đủ (300g rau và 200g trái cây)

Không ăn

Phỏng vấn

e) Nước Có uống và uống đủ (Trọng lượng cơ

Trang 6

f) Rượu bia

Đã từng uống:(Uống 1 cốc bia (330ml) 1 cốc rượu nhẹ (100ml)

(12-15o) hoặc 1 chén rượu mạnh (40ml) (

≥ 40 o))

Phỏng vấn

g) Caffein

Có và sử dụng hợp lý (6mg x trọng lượng cơ thể Kg)

Không

Phỏng vấn

h) Số bữa ăn

chính trong

ngày

3 lần/ngày

< 3 lần/ngày

> 3 lần/ngày

Phỏng vấn

i) Thời gian các

bữa ăn chính

- Bữa sáng:

+ Có ăn: 7-8h hoặc sớm hơn hoặc trễ hơn (hoàn thành bữa sáng trước 10h)

+ Không

- Bữa trưa:

+ Có ăn: 12h30-14h hoặc trễ hơn hoặc sớm hơn (hoàn thành bữa trưa trước 16h)

+ Không

- Bữa tối:

+ 18h-21h hoặc sớm hơn hoặc trễ hơn (không ăn gì sau 22h)

+ Không

Phỏng vấn

5 Định nghĩa/khái niệm chủ đề nghiên cứu:

a) Khái niệm:

- Kinh nguyệt bình thường sẽ có những dấu hiệu như: vòng kinh từ 22-35 ngày, trung bình là 28-30 ngày Thời gian hành kinh từ 3-7 ngày và lượng máu kinh mất đi trung bình trong mỗi lần hành kinh thường từ 50-100ml

Trang 7

- Rối loạn kinh nguyệt thì sẽ có nhiều thay đổi về thời gian diễn ra kỳ nguyệt san, màu sắc của kinh nguyệt, dung lượng và trạng thái kinh Hiện tượng này sẽ kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp và luôn luôn có sự biến đổi khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu

b) Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt:

- Do bệnh lý:

+ Các chuyên gia tại Phòng Khám đa khoa Y Học Quốc Tế cho biết, các bệnh lý phụ khoa chính là nguyên nhân chính chiếm hơn 90% các trường hợp Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt sau khi chẩn đoán Một số bệnh lý chị

em thường gặp:

+ Polyp cổ tử cung, u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung

+ Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm tắc vòi trứng, u nang buồng trứng, …

+ Do bệnh suy tuyến giáp dẫn đến thiếu hụt hormone gây rối loạn kinh nguyệt

- Do tác động từ bên ngoài:

+ Do chị em tăng hoặc giảm cân quá nhanh, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya, mất ngủ, chế độ ăn uống thất thường không hợp lý

+ Phụ nữ sau sinh con, đang cho con bú, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, đã nạo thai hay sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài

+ Lao động nặng, luyện tập thể thao quá sức, hít thở thường xuyên các hóa chất độc hại

+ Uống quá nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, hay các chất kích thích khác + Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như huyết áp, tiểu đường, tim mạch…

c) Biểu hiện thường gặp của rối loạn kinh nguyệt:

Trang 8

- Kinh nguyệt đến sớm: ngày kinh đến sớm hơn khoảng 7 ngày trở lên, thậm chí là trong một tháng có 2 lần kinh nguyệt

- Chậm kinh: quá 35 ngày mà vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện tính từ ngày cuối cùng xuất hiện kinh nguyệt của chu kỳ kinh trước đó thì cũng là biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

- Màu sắc máu kinh bất thường: máu kinh không phải màu đỏ thẫm mà thay đổi thành màu đỏ tươi, hồng nhạt, đỏ tía, màu đen, nâu, xanh…

- Kinh nguyệt ra nhiều: ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu kinh nguyệt ra ồ ạt, vượt mức 200ml/kỳ kinh

- Kinh nguyệt ra ít: số ngày hành kinh sẽ chỉ khoảng 1 đến 2 ngày và tổng

số lượng kinh nguyệt trong cả kỳ kinh sẽ không vượt qua 80ml

- Kinh nguyệt thưa: ít trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng, thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày

- Đau bụng kinh: chị em có hiện tượng đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt, kinh bị vón cục và có mùi hôi khó chịu

- Vô kinh: quá 3 tháng mà Nữ giới không có kinh nguyệt xuất hiện chính là dấu hiệu rõ về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt

d) Cách hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt:

- Việc hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt cần dựa vào nhiều yếu tố mới có thể đưa ra được cách hỗ trợ chữa trị phù hợp, hiệu quả Tùy vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe, mức độ,… mà mỗi người sẽ có cách hỗ trợ chữa rối loạn kinh nguyệt khác nhau

- Nếu bị rối loạn kinh nguyệt do tác động bên ngoài thì sẽ được hỗ trợ điều trị tâm sinh lý Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ giúp cân bằng hormone, hoạt huyết và điều tiết nội tiết tố, bổ sung khí huyết, đánh tan khí đông, điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ổn định Đồng thời chị em nên cân bằng lại

Trang 9

cuộc sống của mình, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý khoa học

- Trường hợp sau khi khám bệnh, xét nghiệm phát hiện ra các bệnh phụ khoa thì bệnh nhân sẽ được tiến hành hỗ trợ điều trị đúng phác đồ từng loại bệnh

6 Tổng quan các nội dung theo mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Thông tin chung về rối loạn kinh nguyệt

2.2 Đánh giá mức độ rối loạn kinh nguyệt

2.3 Tác động của chế độ ăn uống lên chu kỳ kinh nguyệt

2.4 Một số nghiên cứu liên quan trên thế giới và Việt Nam

7 Mô tả kết quả các nghiên cứu liên quan đến chủ đề được chọn trên thế giới, Việt Nam, địa phương nghiên cứu:

7.1 Trên thế giới:

- Tại một nghiên cứu ở Pháp, Hervé Fernandez và cộng sự J Gynecol cho thấy tỉ lệ đau bụng kinh ở phụ nữ từ 16-50 tuổi là 79% Trong số phụ nữ trẻ dưới 24 tuổi có 66% cho biết đang bị đau bụng kinh.[4]

- Ở Nhật Bản, một nghiên cứu cắt ngang của Mie Kazama, Keiko Maruyama và Kazutoshi Nakamura cho thấy tỉ lệ đau bụng kinh ở nữ sinh trung học cơ sở là 46,8% (đau vừa-nặng) và đau bụng dữ dội là 17,7%.[5]

- Trên toàn cầu, tỷ lệ thống kinh thay đổi từ 20% đến 90% (De Sanctis và cộng sự, 2015) Ở Châu Âu và Châu Mỹ, tỷ lệ đau bụng kinh đã được báo cáo nằm trong khoảng từ 52,4% đến 85,7% (Grandi, Serena, & Angelo, 2012; Kaunitz & Smith, 2014) Tỷ lệ đau bụng kinh ở Châu Á từ 58,8% đến 84,9% (Chan, 2009; Mahkam, Joffres, Corber, Bayanzadeh, & Mahnaz, 2011) Các nghiên cứu khác nhau ở Châu Phi đã báo cáo rằng tỷ

lệ hiện mắc từ 58% đến 85,4% (Aziato, Dedey, & Clegg - Lamptey, 2014;

Trang 10

Nooh, 2014) Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về tỷ lệ đau bụng kinh ở Đông Phi, nơi có Uganda.[6]

7.2 Tại Việt Nam:

- Năm 2014, Hoàng Thị Liên và cộng sự nghiên cứu chất lượng sống và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Huế ghi nhận 3,2% đối tượng nghiên cứu có điểm chất lượng sống kém, 82,8% có chất lượng sống trung bình và 14% có điểm chất lượng sống cao Chất lượng sống thấp thường gặp ở những phụ bệnh mãn tính, ít nhất một chấn thương trong cuộc sống [2]

- Trong một nghiên cứu cắt ngang, 216 nam giới và 297 phụ nữ sử dụng

chế độ ăn thực phẩm thô trong thời gian dài (3,7 năm) Kết quả: Ngay từ

đầu chế độ ăn kiêng, nữ giới đã giảm được trọng lượng trung bình là 12kg, chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn mức cân nặng bình thường (<18,5 kg/m2 ) 25,0% đối tượng nữ và có liên quan tiêu cực đến lượng thức ăn thô tiêu thụ và thời gian của chế độ ăn thức ăn thô Khoảng 30% phụ nữ dưới 45 tuổi bị vô kinh một phần hoàn toàn; những đối tượng ăn nhiều thức ăn sống (> 90%) bị ảnh hưởng thường xuyên hơn là những người ăn kiêng thức ăn thô vừa phải [3]

- Tiến hành nghiên cứu trên 45 phụ nữ rối loạn kinh nguyệt điều trị tại phòng khám bệnh viện PSTW Kết quả: Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu là 29,53±6,65, có chu kỳ kinh nguyệt không đều, chủ yếu kinh thưa trên 35 ngày 64,4%, vô kinh thứ phát 20% [1]

8 Mô tả địa điểm quần thể nghiên cứu:

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ - là một trường đại học danh tiếng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long chuyên đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe tại Việt Nam Trường đào tạo đa dạng các khối ngành sức khỏe, ngoài việc duy trì đào tạo những ngành đã có từ lâu, trường còn mở rộng

Trang 11

đào tạo thêm các ngành học mới thu hút được lượng sinh viên khá lớn đến học vào mỗi năm Bên cạnh việc đào tạo các nghành như bác sĩ, dược sĩ, cử nhân các ngành trình độ đại học và sau đại học, trường còn chú trọng vào việc cung cấp đầy đủ thiết bị y tế để thuận lợi cho việc dạy và học, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế

Việc thực hiện đề tài trở nên dễ dàng do đối tượng được khảo sát hiện đang học tập và làm việc trong chính nhà trường cụ thể là các lớp hộ sinh K46,47,48 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với đối tượng rồi từ đó thu thập lấy ý kiến và đánh giá về đề tài đang thực hiện Địa điểm nghiên cứu thân thuộc và tạo thuận lợi cho cả người khảo sát lẫn đối tượng Những đối tượng nghiên cứu cùng học chung về chuyên nghành nên sẽ có sự thân thiết, cảm thông và giúp người khảo sát tiếp cận một cách dễ dàng, đối tượng thì tích cực, thoải mái nêu ra tình trạng bệnh của mình mà cụ thể là vấn đề về kinh nguyệt hàng tháng, chế độ ăn uống của những ngày trước, trong hay sau hành kinh.Chính vì những lý do kể trên ta có thể thấy địa điểm khảo sát tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực sự là một nơi lý tưởng góp phần tạo sự chính xác, đáng tin cậy hơn cho nghiên cứu của chúng ta

9 Tài liệu tham khảo:

Tiếng Việt:

Tiếng Anh:

1 Fernandez H, Barea A, Chanavaz-Lacheray I (2020), “Prevalence, intensity, impact on quality of life and insights of dysmenorrhea among

French women: A cross-sectional web survey”, Journal of Gynecology

Obstetrics and Human Reproduction, 49(10).

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w