1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố đà nẵng

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Các Khu Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững Ở Thành Phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Cao Luận
Người hướng dẫn PGS. TS Lờ Quốc Lý
Trường học Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 287,04 KB

Nội dung

Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững và bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng .... Khái quát về các khu công nghiệp và điều kiện tự nhi

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CAO LUẬN

PH¸T TRIÓN C¸C KHU C¤NG NGHIÖP

THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë THµNH PHè §µ N½NG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CAO LUẬN

PH¸T TRIÓN C¸C KHU C¤NG NGHIÖP

THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë THµNH PHè §µ N½NG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 62 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Quốc Lý

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, tài liệu tham khảo và trính dẫn được sử dụng trong luận án đều nêu rõ nguồn gốc và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo

Tác giả

Nguyễn Cao Luận

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KHU

CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 7 1.1 Các nghiên cứu về mô hình phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực 7 1.2 Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở các nước và Việt Nam 10 1.3 Tổng hợp những vấn đề đã nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án 18

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG

NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 22 2.1 Một số vấn đề lý luận chung về khu công nghiệp 22 2.2 Cơ sở lý luận nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 29 2.3 Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững và bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng 52

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO

HƯỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 61 3.1 Khái quát về các khu công nghiệp và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 61 3.2 Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2014 66 3.3 Đánh giá phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố

Đà Nẵng theo các tiêu chí 83 3.4 Đánh giá chung về phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững 113

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU

CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 125 4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững 125

Trang 5

4.2 Giải pháp chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng 134 4.3 Một số kiến nghị 158

KẾT LUẬN 160

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

PHỤ LỤC 171

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1: Khung đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững 46 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 65 Bảng 3.2: Mức độ tham gia bảo hiểm của công nhân tại các 71 Bảng 3.3: Vốn đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp ở Đà Nẵng tính

theo năm trong giai đoạn 2003-2014 79 Bảng 3.4: Thực trạng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp

tại Đà Nẵng (2006-2014) 80 Bảng 3.5: Quy mô lao động đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn

kỹ thuật giai đoạn 2007 – 2014 81 Bảng 3.6: Quy mô diện tích các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng 85 Bảng 3.7: Số lượng các khu công nghiệp ở các địa phương thuộc Vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung phân chia theo diện tích 86 Bảng 3.8: Tình hình cho thuê đất tại các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đến

tháng 12/2014 88 Bảng 3.9: Quy mô và tình hình cho thuê đất tại các địa phương có khu công

nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Tính đến tháng 12/2014) 89 Bảng 3.10: Doanh thu, lao động và năng suất lao động các khu công nghiệp

ở Đà Nẵng 91 Bảng 3.11: Tổng doanh thu và năng suất lao động chung các khu công

nghiệp ở Đà Nẵng qua các năm 92 Bảng 3.12: Đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng sản phẩm xã hội

trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 của Đà Nẵng

từ 2000-2014 94 Bảng 3.13: Giá trị nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trong khu

công nghiệp so với giá trị thu ngân sách toàn thành phố Đà Nẵng 97

Trang 8

Bảng 3.14: Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu công

nghiệp giai đoạn 2009 - 2014 98 Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của người lao động tại các khu công nghiệp

qua các năm 99 Bảng 3.16: Mức độ đáp ứng của các dịch vụ xã hội đối với người lao động

tại các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng 102 Bảng 3.17: Thực trạng thay đổi về việc làm trước và sau khi bị thu hồi đất ở

thành phố Đà Nẵng 104 Bảng 3.18: Quy mô bình quân một dự án đăng ký đầu tư trong khu công

nghiệp ở các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Tính đến tháng 12/2014) 118 Bảng 4.1: Ma trận SWOT về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở

thành phố Đà Nẵng 127

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khu công nghiệp các địa phương trong vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung phân chia theo quy mô diện tích 87 Biểu đồ 3.2: Diện tích lấp đầy các khu công nghiệp ở Đà Nẵng năm 2006 và

năm 2014 89 Biểu đồ 3.3: Quy mô đất có thể cho thuê, đã cho thuê và tỷ lệ lấp đầy các địa

phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 90 Biểu đồ 3.4: Doanh thu và năng suất lao động qua các năm tại các khu công

nghiệp ở Đà Nẵng 92 Biểu đồ 3.5: Mức độ tham gia liên kết sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp

khác ở các khu công nghiệp 93 Biểu đồ 3.6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đà Nẵng giai đoạn 2000 – 2014 96 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có hệ thống xử lý

nước thải tập trung được đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp 108 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ % doanh nghiệp thay thế nguyên vật liệu đầu vào tạo ra

chất thải tái chế được 110 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ doanh nghiệp phát sinh khí thải, tiếng ồn được xử lý đạt

Quy chuẩn Việt Nam 111 Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ % doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có diện tích

đất trồng cây xanh đạt mức tối thiểu 15% trở lên 113

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, được khởi xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) Tiếp nối chủ trương phát triển, đến đại hội VII, Đảng ta đã tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, CNH, HĐH đất nước và được cụ thể hoá bằng chiến lược ổn định

và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000 Nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được ra đời trong đó có chính sách phát triển các KCN, KCX Đi tiên phong

là KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1991

Định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển và phân bố KCN, KCX được xác định cụ thể tại Nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996) "hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao (KCNC)), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn

và ven đô thị Ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện

có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư" [53]

Tại báo cáo chính trị Đại hội X năm 2006 một lần nữa khẳng định chủ trương tiếp tục phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các KCN, KCX, đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vững các KCN, KCX Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều sâu và đặt ra mục tiêu đến năm 2020 " tất cả các cụm, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung" [54]

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển (1991-2014), các KCN và KCX

ở nước ta đã trở thành nhân tố động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng CNH, HĐH Tính đến tháng 12/2014 cả nước đã có 295 KCN được thành lập Có

212 KCN đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên đạt 83.873 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt

Trang 11

2

gần 55.549 ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên [85] Các KCN được thành lập trên 59 tỉnh, thành phố của cả nước, được phân bổ trên cơ sở phát huy lợi thế kinh tế, tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, của các địa phương

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung điểm của cả nước, có dân số tính đến tháng 12/2014 là 1,05 triệu người [42] Tính đến hết năm 2014, thành phố Đà Nẵng đã có

6 KCN với tổng diện tích sử dụng là 1.167,1 ha Các KCN đã thu hút được 88 dự án

có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 933,533 triệu USD Trong khi đó, có 293 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng

ký đạt 13.943,67 tỷ đồng [85] Các KCN ở thành phố Đà Nẵng đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố, vùng và của cả nước

Tuy nhiên, trước sức ép phát triển ngày càng tăng, các KCN ở thành phố Đà Nẵng cũng đang trong giai đoạn tự hoàn thiện mình cho phù hợp với tình hình thực

tế, các KCN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải được tiếp tục nghiên cứu, khắc phục trong thời gian tới, thể hiện ở những yếu tố thiếu tính bền vững như sau:

- Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Các vấn đề về điều chỉnh quy hoạch, thành lập mới hay mở rộng KCN ở một số địa phương được thực hiện khi chưa hội tụ đầy đủ điều kiện cần thiết, chưa tận dụng, khai thác có hiệu quả nhất tiềm năng của địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển các KCN trong tương lai

- Hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao Do các địa phương, các chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KCN vẫn chú trọng đến tỷ lệ lấp đầy các KCN theo quan điểm có nhiều dự án càng tốt mà

ít chú trọng đến ngành nghề sản xuất, công nghệ đầu tư và môi trường nên dẫn đến chưa giải quyết được các vấn đề trong phát triển các KCN như hàm lượng công nghệ trong các dự án KCN còn thấp, quy mô đầu tư trung bình cho một dự án còn nhỏ, chưa thể hiện tính liên kết trong cùng một KCN cũng như tính liên kết giữa các KCN của địa phương trong vùng Còn xuất hiện các KCN hỗn tạp giữa nhiều ngành nghề hoạt động, chưa có sự chuyên môn hoá cao, chưa quan tâm đến công nghệ

Trang 12

3

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng gặp nhiều trở ngại, chồng chéo quy hoạch, quy hoạch treo và kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN chưa phát triển

- Các vấn đề về quản lý và bảo vệ môi trường trong và ngoài hàng rào KCN chưa tuân thủ đúng quy định về pháp luật môi trường Môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn và chất thải nguy hại chưa được thực hiện đúng quy trình, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường

- Các vấn đề về thu nhập của người lao động, nhà ở cho công nhân, các công trình phúc lợi xã hội khác và vấn đề an sinh xã hội ở các KCN chưa nhận được sự đầu tư thỏa đáng, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động vv

Trên đây là những vấn đề hết sức cấp bách, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững các KCN trong tương lai của thành phố Đà Nẵng, cần phải được nghiên cứu

và xây dựng các chính sách, giải pháp đảm bảo cho các KCN ở thành phố Đà Nẵng

phát triển bền vững Theo đó, tác giả đã lựa chọn đề tài "Phát triển các khu công

nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng" làm luận án tiến sĩ của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng và

đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Xây dựng khung lý thuyết đánh giá sự phát triển KCN về các mặt theo hướng bền vững

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước về phát triển KCN theo hướng bền vững để rút ra bài học cho phát triển KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng

- Phân tích thực trạng phát triển KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng Qua đó, chỉ ra những nhân tố thiếu tính bền vững trong phát triển KCN ở thành phố Đà Nẵng cùng các nguyên nhân của nó

Trang 13

4

- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển các KCN tại Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các KCN do UBND thành phố phê duyệt hoạt động theo quan điểm PTBV Theo đó, phát triển các KCN theo hướng bền vững được xác định dựa trên ba trụ cột chính đó là: bền vững về kinh tế được thể hiện qua một số chỉ tiêu hiệu quả về tăng trưởng kinh tế của bản thân KCN, đóng góp của KCN đối với địa phương và vùng và tác động lan tỏa đến xã hội và môi trường; bền vững về xã hội được đánh giá trên giác độ chất lượng nguồn lao động, thu nhập của người lao động và số lượng lao động tham gia làm việc tại các KCN là người địa phương, bền vững về môi trường được đánh giá dựa trên tác động của KCN đến môi trường tự nhiên cả bên trong lẫn bên ngoài hàng rào KCN

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Luận án nghiên cứu các KCN trong phạm vi ở thành phố Đà Nẵng, bao gồm 6 KCN Ngoài ra luận án còn nghiên cứu và so sánh với các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với một số địa phương phát triển KCN nổi bật trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai

- Thời gian: Luận án sẽ nghiên cứu trong giai đoạn 2001 – 2014 và giải pháp phát triển KCN theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Nội dung: Phát triển các KCN được xem xét như một chỉnh thể bao gồm vị trí, quy mô diện tích, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, người lao động đang làm việc trong các KCN, người dân địa phương xung quanh KCN, các nhà đầu tư thứ cấp có hoạt động đầu tư trong KCN, sản xuất kinh doanh

và cung ứng dịch vụ trong KCN, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, các công

ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN, Ban quản lý các KCN và Chế xuất Cùng với hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền thành phố Đà Nẵng, các hoạt động của các chủ thể nêu trên được xem xét đánh giá như những đóng góp vào phát triển các KCN theo hướng bền vững

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN