1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phim cải biên tro tàn rực rỡ của đạo diễn bùi thạc chuyên từ góc nhìn giới

89 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phim Cải Biên Tro Tàn Rực Rỡ Của Đạo Diễn Bùi Thạc Chuyên Từ Góc Nhìn Giới
Tác giả Nguyễn Ngọc Hương
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Tuân
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Công Trình NCKH Sinh Viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Còn người đàn ông, áp lực về một tính nam mạnh mẽ sẽ khiến họ không dám thể hiện cảm xúc của bản thân, không dám “yếu đuối”, họ buộc phải gồng mình gánh vác, trở thành trụ cột gia đình,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

CÔNG TRÌNH NCKH SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024

PHIM CẢI BIÊN TRO TÀN RỰC RỠ CỦA ĐẠO DIỄN BÙI THẠC

CHUYÊN TỪ GÓC NHÌN GIỚI

Thuộc lĩnh vực: Lý luận Nghệ thuật Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hương MSV: 21032143

Khoa: Văn học

Bộ môn: Nghệ thuật học Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Tuân

2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

2.1 Lịch sử nghiên cứu về giới trong văn học và điện ảnh 6

2.2 Lịch sử nghiên cứu phim “Tro tàn rực rỡ" (2023) của Bùi Thạc Chuyên 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu 9

6 Cấu trúc Báo cáo khoa học 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Lý thuyết giới - sự phức hợp các lý thuyết 11

1.2 Phác thảo bức tranh điện ảnh về giới 17

1.3 Vài nét về bộ phim cải biên Tro tàn rực rỡ của Bùi Thạc Chuyên 20

Tiểu kết 23

CHƯƠNG 2 KHUÔN MẪU VÀ TÁI KIẾN TẠO KHUÔN MẪU GIỚI TRONG PHIM CẢI BIÊN TRO TÀN RỰC RỠ 24

2.1 Sự biểu đạt "huyền thoại" về khuôn mẫu giới trong phim cải biên Tro tàn rực rỡ 24

2.1.1 Huyền thoại nữ giới: bị động, nhẫn nhịn, hi sinh và giới hạn trong không gian gia đình 25

2.1.2 Huyền thoại nam giới: chủ động, mạnh mẽ, điểm tựa và thể hiện trong không gian xã hội 35

2.2 Sự tái kiến tạo khuôn mẫu giới trong trong phim cải biên Tro tàn rực rỡ 42

2.2.1 Tái kiến tạo người nữ: chủ động, khao khát được “nhìn thấy” 42

2.2.2 Tái kiến tạo nam giới: yếu đuối và bế tắc trong sự biểu đạt mình 48

Tiểu kết 54

CHƯƠNG 3 VẤN ĐỀ GIỚI TRONG PHIM CẢI BIÊN TRO TÀN RỰC RỠ NHÌN TỪ NGÔN NGỮ ĐIỆN ẨNH 55

Trang 3

3.4 Âm thanh và tiếng nói tự do của cảm xúc 71

Tiểu kết 75

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 80

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giới là một chủ đề nhạy cảm nhưng luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu, phê bình trong việc bày tỏ quyền ngôn luận cá nhân Ở bất kì thời điểm nào, bất kì nền văn hoá nào, cán cân bình đẳng giới chưa bao giờ thực sự cân bằng Trong

xã hội hiện đại, nhu cầu biểu đạt dân chủ, văn minh, bình đẳng của con người càng được đặt ra Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, "nhất nam viết hựu, thập nữ viết vô”, hay phụ nữ phải “tam tòng tứ đức” ăn sâu vào đời sống văn hoá Việt, bởi vậy ngày nay, các diễn ngôn đòi bình đẳng giới càng mạnh mẽ trong văn học nghệ thuật nói riêng và trong xã hội nói chung Không thể phủ nhận rằng, vấn đề bình đẳng giới lên ngôi đã tạo một môi trường thuận lợi để con người có thể nhìn nhận và phản hồi lại trực tiếp với những định kiến giới, khuôn mẫu giới, cái mà không biết đã hiện hữu từ khi nào

Có thể thấy, định kiến giới hay khuôn mẫu giới (gender stereotype) đã tạo

ra những áp lực vô hình và hữu hình cho cả hai giới nói chung mà không chỉ riêng nữ giới Hình ảnh người nữ, người nam luôn vô tình được gắn với những khuôn mẫu cụ thể Những khuôn mẫu này quy định tính cách, hành vi của họ, và dần khuôn thành vấn đề đạo đức và con người Chẳng hạn, nữ giới thường gắn với thiên chức làm mẹ, làm vợ, họ phải biết nội trợ, chăm sóc con cái, nhẫn nại, chịu khó, chung thuỷ, giản dị, biết hy sinh, một lòng vì chồng vì con… Một người phụ nữ chuẩn mực phải tuân theo “tam tòng, tứ đức”, ở nhà phải theo cha,

đi lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con trai, phải có đầy đủ những đức tính công – dung – ngôn – hạnh Hay một người đàn ông thì phải mạnh mẽ, quyết đoán, có trách nhiệm, trở thành trụ cột của gia đình Xưa kia, là một người đàn ông, một bậc nam nhi thì phải biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”

Trang 5

luôn phải chịu những áp lực vô hình mà xã hội áp đặt lên Từ đó hình thành nên những tính nam, tính nữ độc hại, tiêu cực như tính bạo lực của đàn ông, buộc nam giới phải biết uống rượu, hút thuốc để thể hiện sự nam tính, hay tính nhẫn nhịn của phụ nữ để rồi trở thành nạn nhân của chính bạo lực giới tính đó Nặng

nề hơn cả là nó dần hình thành nên những tư duy sai lầm cho cả hai giới, người phụ nữ sẽ chỉ biết nhẫn nhục, nhu nhược, chấp nhận và tự ôm lấy những đau khổ, bất hạnh về mình Còn người đàn ông, áp lực về một tính nam mạnh mẽ sẽ khiến

họ không dám thể hiện cảm xúc của bản thân, không dám “yếu đuối”, họ buộc phải gồng mình gánh vác, trở thành trụ cột gia đình, mà quên mất rằng bản thân cũng rất cần được cảm thông, được san sẻ

Giới luôn là một chủ đề có rất nhiều khía cạnh để khai thác khi nhìn từ các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là văn học và điện ảnh Tuy nhiên, cũng như văn chương, cái nhìn về giới trong điện ảnh thường được chú ý nhiều hơn ở phương diện nữ giới, nữ quyền luận Chỉ có ít những tác phẩm khai thác diễn ngôn về giới ở cả hai giới, cụ thể là cái nhìn về định kiến và khuôn mẫu ở nữ giới và nam giới nói chung Trong văn học Việt Nam đương đại những năm 2000 - 2015, chúng ta thường bắt gặp các chủ đề quen thuộc như tình yêu, hôn nhân gia đình,

và phần lớn các tác phẩm đều ít nhiều khắc hoạ những bi kịch của nữ giới Trong dòng chảy nữ nhà văn Việt Nam, Nguyễn Ngọc Tư nổi lên như một thương hiệu

về bản sắc văn hoá và con người Nam bộ Đảo (2014) là một trong những tập truyện ngắn như thế Trong tập truyện, hai truyện ngắn Tro tàn rực rỡ và Củi

mục trôi về đã khơi sâu vào thân phận con người ở những tình huống độc đáo,

đồng thời diễn đạt một góc nhì mới mẻ về thân phận con người từ góc nhìn giới Không đơn thuần là kể về người phụ nữ, nam giới trong truyện cũng được đề cập đến là một bản thể độc lập và cũng có những câu chuyện, khó khăn của riêng

họ Để từ đấy, độc giả có cái nhìn cảm thông và thấu hiểu hơn cho cả hai giới Trong điện ảnh, hình tượng người nam giới cũng luôn được khắc hoạ một cách rất đặc trưng Từ lâu, hình tượng nam giới kinh điển của Hollywood đã in đâm

vô cùng sắc nét trong tâm trí khán giả Đó là hình tượng một người đàn ông cường tráng, gân guốc, mạnh mẽ, đầy trách nhiệm và rắn rỏi trên mọi phương

Trang 6

diện, như các nhân vật nam trong thế giới điện ảnh Marvel, dàn diễn viên nam

hoành tráng trong The Godfather (1972),… Tuy nhiên bên cạnh đó, trong những

năm đương đại gần đây, điện ảnh cũng dần có những chuyển mình mới khi khắc hoạ về nam giới, như nhân vật người chồng nhẫn nhịn và chu toàn việc nhà

Waymond trong Everything Everwhere all at once (2022), hay sự biến đổi về

tiêu chuẩn cái đẹp của nam giới với diễn viên Timothée Chalamet,… Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với phong cách điện ảnh độc đáo, đầy tính sáng tạo và xoáy

sâu vào thân phân con người, đã cải biên hai truyện ngắn Tro tàn rực rỡ và Củi

mục trôi về thành bộ phim cải biên Tro tàn rực rỡ (2022) Để tìm hiểu về góc

nhìn giới trong bộ phim, tôi quyết định chọn phim cải biên Tro tàn rực rỡ (2022) của Bùi Thạc Chuyên từ góc nhìn giới là đề tài nghiên cứu của mình,

tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu về giới ở Việt Nam nói chung và giới qua điện ảnh nói riêng Bộ phim đã giải kiến tạo khuôn mẫu giới bằng cách khai thác sâu hơn các đặc điểm của nam giới và nữ giới, khai thác người nữ ở những khía cạnh chủ động hơn, người nam cũng được nhìn nhận đa chiều hơn Chính vì vậy, đây là một khía cạnh tôi tin là đủ mới mẻ

và có tính điển hình khi nghiên cứu và bàn luận về vấn đề giới trong điện ảnh Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu về giới trong văn học và điện ảnh

Từ xưa đến nay, vấn đề về giới luôn là vấn đề được các nhà xã hội học, các nhà phê bình, nhà văn, nhà nhân học,… quan tâm Để nhắc về vấn đề giới, nhất định phải nhắc đến nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người Pháp Simone de

Beauvoir (1908-1986) với cuốn sách vô cùng nổi tiếng – The second sex (tiếng

Pháp: Le Deuxième Sexe, tạm dịch: Giới tính thứ hai) Đây là cuốn sách nói về

Trang 7

góp quan trọng khác trong phê bình giới như Sự thống trị của nam giới (2011)

do Lê Hồng Sâm dịch của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu, cuốn

Encyclopedia of Feminist Literary Theory (1997) (tạm dịch: Bách khoa toàn thư

về lý thuyết văn học nữ quyền) của nhà văn Elizabeth Kowalewski Wallace,…

Ở Việt Nam, chúng ta cũng có thể nhắc đến một vài nghiên cứu đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển, nghiên cứu về giới Ví dụ như

cuốn Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – lý thuyết và thực tiễn (2006) của Trần Thị Minh Đức, Nghiên cứu phụ nữ: Giới và gia đình (2003) của Nguyễn Linh Khiếu, bài viết F.Dostoevsky trong điện ảnh Việt Nam và Sri Lanka: Phim

cải biên Cô gái nhu mì từ góc nhìn giới của TS Lê Thị Tuân, bài viết “Đọc lại” văn xuôi Nguyễn Việt Hà từ góc nhìn phê bình giới của Đặng Thị Thái Hà,…

Thực chất, vấn đề giới vẫn luôn là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm Vì vậy, những đóng góp kể cả từ phía lĩnh vực báo chí cũng vô cùng nhiều Ta có thể kể

đến bài viết Khuôn mẫu giới trong mối quan hệ của VOGE - Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam, bài viết Lý thuyết văn học - nữ quyền luận trên trang

phebinhvanhoc.com.vn của Nguyễn Hưng Quốc,…

2.2 Lịch sử nghiên cứu phim “Tro tàn rực rỡ" (2023) của Bùi Thạc Chuyên

Tro tàn rực rỡ của Bùi Thạc Chuyên trước khi có thể ra mắt năm 2022 thì

đã phải trải qua 2 năm viết kịch bản và 5 năm chuẩn bị, quay phim Khảo sát về lịch sử nghiên cứu phim, tôi nhận thấy bộ phim đã thu hút được sự chú ý của đông đảo các nhà báo cũng như giới phê bình Tuy nhiên, việc nghiên cứu phim vẫn còn nhiều khoảng trống khi mới chỉ có phần nhiều là những bài báo bình luận về phim Dù nội dung bàn luận có độ phủ hết các vấn đề trong phim, từ đặc sắc nghệ thuật đến các khía cạnh nội dung như giới, biểu tượng, hình tượng, hay những so sánh, đối chiếu với văn học, dấu ấn tác giả Song, với đặc thù là những bài báo với nội dung ngắn gọn, vấn đề dường như vẫn chưa được đào sâu nghiên cứu một cách chi tiết và sâu sắc

Tuy nhiên, để nhắc đến những bài báo đặc sắc viết về Tro tàn rực rỡ, ta có

thể kể đến bài viết “Tro tàn rực rỡ” – Bi kịch những người vợ bị chồng ghẻ lạnh

Trang 8

của Mai Nhật trên Vnexpress.net ngày 03/12/2022 – ngay những ngày đầu phim

ra mắt, đề cập về thân phận và bi kịch của những nhân vật nữ trong phim Bài viết

“Tro tàn rực rỡ” - Sự cộng hưởng giữa văn học và điện ảnh của PGS.TS Lê Tú

Anh trên khxh.hdu.edu.vn đăng tải ngày 26/05/2023 đề cập một cách khá chi tiết

toàn bộ những vấn đề của phim và truyện ngắn nguyên tác Hay bài viết “Tro tàn

rực rỡ” và khát vọng tái sinh của Hương Hà đăng tải ngày 25/01/2023 trên tạp

chí Văn nghệ Thái Nguyên cũng là một bài viết độc đáo khi đưa ra được những nhận xét khách quan về phim, về bi kịch của những người phụ nữ và biểu tượng ngọn lửa Bùi Thạc Chuyên gửi gắm trong phim Nhắc cụ thể về vấn đề giới trong

phim, ta cũng có những bài viết như “Tro tàn rực rỡ” - Những người đàn ông ngó

lỡ phụ nữ của Nguyễn Mạnh Hà đăng tải ngày 06/12/2022 trên báo Tiền Phong,

bài viết Xốn xang với Tro tàn rực rỡ: Đàn bà còn khổ đến bao giờ? của Mi Ly trên

tuoitre.vn ngày 08/12/2022, bài viết “Tro tàn rực rỡ” len theo nỗi đau của ba

người đàn bà của Đỗ Tuấn ngày 30/11/2022 trên báo Thanh Niên,… Ngoài ra,

dưới dạng thức video, phim cũng đã nhận được một số sự quan tâm nhất định với những video review, phân tích, đánh giá phim trên đa dạng các nền tảng

Có thể thấy, vấn đề là tôi đặt ra trong nghiên cứu này còn tương đối mới

mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu chính thức, đảm bảo tiếp cận một cách chính xác, nghiêm túc từ nền tảng hệ thống các lý thuyết phê bình Vì vậy mà đề tài nghiên

cứu Phim cải biên Tro tàn rực rỡ (2022) của Bùi Thạc Chuyên từ góc nhìn giới

sẽ là một đóng góp lớn giúp điền vào khoảng trống nghiên cứu phim cải biên Tro tàn rực rỡ nói riêng và lý thuyết phê bình giới nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là phim cải biên Tro tàn rực rỡ (2022) của

đạo diễn Bùi Thạc Chuyên Trong quá trình phân tích, báo cáo cũng sẽ so sánh

thêm với văn bản nguồn là hai truyện ngắn Tro tàn rực rỡ và Củi mục trôi về của

Trang 9

định kiến và khuôn mẫu giới được thể hiện qua phim thông qua diễn ngôn của nam đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nói riêng và qua diễn ngôn của điện ảnh nói chung Từ đó có một cái nhìn chung về hình ảnh nam giới, nữ giới, về những ảnh hưởng của xã hội, văn hoá, lịch sử tác động đến sự hình thành định kiến, khuôn mẫu giới ở xã hội Việt Nam nói chung và ở miền Tây sông nước nói riêng

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được kết quả tốt nhất, bài viết được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau:

- Hướng tiếp cận chung: lý thuyết giới (Gender Theory), nữ quyền luận (Feminism), văn hoá học

- Phương pháp: phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp trần thuật học điện ảnh

- Các thao tác khoa học: phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp

5 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu

Đi cùng với sự phát triển xã hội ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, con người không chỉ cần có sự phát triển, hiểu biết về các kiến thức khoa học tự nhiên,

mà việc bồi đắp kiến thức, tư duy, nhận thức về các vấn đề, kiến thức khoa học

xã hội cũng vô cùng quan trọng Giới là một chủ đề vẫn luôn được đem ra để bàn luận và nghiên cứu trong cả giới nghiên cứu lẫn cuộc sống đời thường Không phải nghiễm nhiên chủ đề về giới lại được đề cập đến trong văn chương, điện ảnh,… nhiều đến thế Nghiên cứu về giới sẽ là một cách lý giải về giới, về những hiện tượng, vấn đề xảy ra với “giới” Thông qua việc lấy tác phẩm phim cải biên Tro tàn rực rỡ làm đối tượng nghiên cứu chính, đề tài sẽ làm sáng tỏ vấn đề về

“giới” như định kiến và khuôn mẫu giới

6 Cấu trúc Báo cáo khoa học

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương

Trang 10

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2 Khuôn mẫu và tái kiến tạo khuôn mẫu giới trong phim cải biên

Tro tàn rực rỡ

Chương 3 Phim cải biên Tro tàn rực rỡ và tiềm năng giải kiến tạo khuôn

mẫu giới từ ngôn ngữ điện ảnh

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Lý thuyết giới - sự phức hợp các lý thuyết

Khái niệm “giới” (gender) bắt đầu được sử dụng phổ biến vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX Khái niệm “giới” ra đời chủ yếu nhằm làm rõ sự khác biệt giữa giới và giới tính, tức gender và sex “Sex” được hiểu là giới tính theo định

nghĩa sinh học, thuộc phạm trù sinh vật học Về cơ bản, giới tính con người được chia thành nam giới, nữ giới và liên giới tính1 Từ đó, khi thuật ngữ “gender” ra đời, nó được dùng như một phạm trù phân tích để vẽ ra đường phân giới giữa sự khác biệt thuộc về giới tính sinh học với cách người ta dùng các khác biệt này để định hướng hành vi và năng lực; các hành vi, năng lực ấy, đến lượt, lại bị gán cho các thuộc tính hoặc “nam tính” hoặc “nữ tính” [6; tr.153] Đầu tiên, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa tính nam (masculinity) – tính nữ (femininity) và nam tính

(masculine) - nữ tính (feminine) Trong nghiên cứu Đọc lại tính nữ (femininity)

trong thơ Xuân Quỳnh: ai khiến Quỳnh nữ tính? của TS Hồ Khánh Vân đã có lý

giải về các thuật ngữ này như sau: “Tính nam và tính nữ thuộc danh từ, bao hàm một tập hợp đặc tính được xem là đặc trưng cho giới nam và giới nữ Trong khi

đó, nam tính và nữ tính thuộc tính từ, chứa đựng những đặc tính cụ thể vốn gắn liền, hoặc được/bị quy vào, gắn ghép cho người nam và người nữ” [13; tr.248-249] Có thể hiểu, nam tính và nữ tính là cách mà người ta hình dung, miêu tả và phân biệt tính nam và tính nữ của mỗi cá thể giới Chính vì mục đích như vậy mà tính nam và tính nữ thường luôn được gắn liền với một tổ hợp các đặc tính đặc trưng khác nhau Tất nhiên, hai phạm trù vẫn có tính giao thoa và liên quan mật thiết đến nhau như không phân biệt rạch ròi, cả về phương diện sinh học lẫn phương diện văn hoá Về phương diện sinh học, ngoài những đặc điểm sinh học riêng của hai giới như sự cấu tạo của các bộ phận và đặc tín sinh học thì trong cơ thể nam giới và nữ giới cũng có những đặc điểm mang nét tương đồng riêng Ví

dụ như hormones testosterone, đây là loại hormone có cả ở nam giới và nữ giới, tuy nhiên, hàm lượng sẽ chiếm phần nhiều hơn ở nam giới Hay hormones

1 Liên giới tính (intersex) là thuật ngữ chỉ những người không có những đặc điểm giới tính phù hợp với định nghĩa điển hình của nam giới và nữ giới, là một dạng dị tật bẩm sinh của hệ thống cơ quan sinh dục và giới tính

Trang 12

estrogen lại là một loại hormone có cả ở nam giới và nữ giới nhưng hàm lượng sẽ chiếm nhiều hơn ở nữ giới Như vậy, ngay cả ở mặt đặc điểm sinh học, nam giới

và nữ giới vốn đã có những đặc điểm khác và giống nhau riêng, điều này cũng sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự nam tính và nữ tính ở mỗi giới Bởi hormones thì có nhiệm vụ biểu hiện đặc tính riêng ở nam và ở nữ Ví dụ, phái mạnh thường sẽ có giọng trầm, mọc râu và rậm lông, ; còn phái nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt, tuyến

vú phát triển, Tức là một cách tương đối, hai giới sẽ có sự giao thoa về các đặc điểm sinh học, và đi liền kề đó là những đặc tính mang tính văn hoá Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử, tính nam và tính nữ lại thường được phân biệt dựa vào vai trò giới trong xã hội, quy cách ứng xử hay cách biểu đạt văn hoá, từ đó tạo nên những định kiến và khuôn mẫu giới riêng Sự phân định tuyệt đối này tạo nên tính nam bá quyền (hegemonic masculinity) và tính nữ bá quyền (hegemonic femininity) [17, tr.85-102] Mỗi tính thường được gắn liền với đặc trưng tương ứng như tính nam thường có các đặc điểm nam tính (mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động, trí tuệ, lý tính, độc lập, hướng ngoại, gắn với vai trò xã hội) và tính nữ thì

có các đặc điểm nữ tính (yếu đuối, dịu dàng, thụ động, xúc cảm, cảm tính, phụ thuộc, hướng nội, gắn với vai trò gia đình) [13, tr.248] Vấn đề ở đây là, như xét

về đặc tính sinh học, luôn có sự tương đỗi giữa hai giới chứ không hoàn toàn tuyệt đối Một chủ thể có thể có sự thiên lệch về tính nam nếu họ chứa đựng hàm lượng nam tính vượt trội và ngược lại Trong quan niệm về sinh học, Richard Boyd cũng đưa ra định nghĩa và sự phân biệt, xếp loại giới nam, giới nữ dựa vào bó đặc điểm sinh học/ hệ thống đặc điểm sinh học (cluters/ set of clustered properties) chứ không chỉ dựa vào một hoặc một vài đặc tính [16, tr.43] Vì vậy, việc xác định tính nam, tính nữ cũng phải dựa vào bó nam tính và nữ tính, đồng thời, dựa vào

sự tự ý thức và xác định bản dạng giới của chủ thể, chứ không chỉ từ cái nhìn mang tính đánh giá bên ngoài của xã hội [13, tr.250] Như vậy, có thể hiểu rằng, một người có giới tính sinh học là nam, hoàn toàn có thể mang trong mình những

Trang 13

một cách khách quan, toàn diện ở cả phương diện giới và giới tính Vì vậy, việc xoá nhoà ranh giới của hai giới, xoá bỏ cấu trúc nhị nguyên, đồng thời thừa nhận

sự đa nguyên của trình hiện giới tính (gender representation) và biểu hành giới (gender performative), tạo thành đa tính nữ (multiple femininity) và đa tính nam (multiple masculinity) là rất cần thiết để có sự cân bằng và khách quan khi xem xét hai giới trong mọi khía cạnh xã hội

Việc trình hiện giới từ trước đến này đều bị gắn liền với yếu tố văn hoá xã hội một cách tuyệt đối Simone de Beauvoir trong cuốn Le Deuxième Sexe (tiếng Việt: Giới nữ 2 ) cũng đã đề cập “Người ta không sinh ra là phụ nữ, mà trở thành

phụ nữ [8; tr.157] Điều này nói lên rằng, khi một người mới sinh ra, họ không hề mang trong mình một giới nhất định, đặc trưng ngay từ ban đầu, mà là được hình thành nên Tức là, ngay từ ban đầu, nữ giới hoàn toàn có thể có những đặc trưng nam tính và ngược lại, không hề có một quy chuẩn cố định nào Tuy nhiên, chính môi trường văn hoá xã hội đã ảnh hưởng ngược lại và đóng khuôn họ với những đặc trưng về tính nhất định Để làm rõ hơn điều này, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, giới và văn hoá là hai khái niệm không thể tách rời Qua quá trình văn hoá hoá, con người sẽ hình thành nên giới cho riêng bản thân mình và những biểu tượng của văn hoá thì mang tính định giới cao Bản thân giới là văn hoá, và văn hoá thì cũng mang tính định giới cao Một đứa trẻ chào đời, đồng nghĩa với việc một nền văn hoá mới được sinh ra Đó là lí do khi mới chào đời, chúng sẽ chưa thể xác định được giới của mình, bởi chúng chưa có sự học hỏi để hình thành, tích góp một nền văn hoá cho riêng mình qua việc học hỏi, chịu sự ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, thầy cô, các mối quan hệ xã hội khác về ngôn ngữ, lễ nghi hay những tập tục,… Từ khía cạnh hình thành văn hoá này, khi soi chiếu và nhìn từ góc nhìn giới, mọi người dường như cũng phải học để trở thành đàn ông hay phụ nữ Quá trình học này chính là quá trình mà mọi người vừa bị động cũng vừa chủ động trong việc quan sát, đánh giá và chịu ảnh hưởng, chi phối ngược lại từ mọi thứ diễn ra xung quanh đời sống Quay lại ví dụ về đứa trẻ, một đứa trẻ khi mới chào

2 Le Deuxième Sexe là một tác phẩm của Simone de Beauvoir, bản dịch ở Việt Nam của Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thanh do NXB Phụ nữ xuất bản lấy tựa đề là Giới nữ Ở Việt Nam, mọi người thường gọi tên tác phẩm theo bản dịch từ tiếng Anh The Second Sex là Giới tính hạng hai hay Giới tính thứ hai

Trang 14

đời, chúng sẽ được người lớn dạy dỗ và truyền đạt những quy cách mà một cách

vô thức, chúng sẽ coi đó là điều hiển nhiên, chấp nhận và đồng thuận với cái “giới” được hình thành bên trong mình Đó là con gái thì phải đi nhẹ nói khẽ, phải khép nép, dịu dàng, còn con trai thì ăn to nói lớn, mạnh mẽ và bạo dạn Điều này vô

hình trung đã tạo nên những tiêu chuẩn riêng cho hai giới, hình thành nên khuôn

mẫu giới (gender stereotype)

Khái niệm khuôn mẫu (stereotype) bắt đầu được du nhập và sử dụng trong

lĩnh vực khoa học xã hội từ năm 1922, đó là khi Lippman3 sử dụng từ này để mô

tả “bức tranh điển hình” hiện ra trong tinh thần khi ta nghĩ về một nhóm xã hội cụ thể [6; tr.175] Mà “bức tranh điển hình” thì hoàn toàn có thể là tiêu cực hoặc tích cực, chính xác hoặc không chính xác, hợp lý hoặc phi lý Vậy nên, khuôn mẫu thì nên là những cái nằm trong tinh thần của cả một tập thể chứ không phải trong mỗi tinh thần một người Khuôn mẫu khi nhìn thì góc nhìn giới, ta có thể dễ dàng thấy những đặc điểm được gán ghép cho hai giới tính như phụ nữ là những người tình cảm, dễ xúc động, yếu mềm, khó đoán, nhẹ nhàng và thích những điều ngọt ngào, còn đàn ông là những người lý trí, mạnh mẽ, bạo dạn, chủ động, không giỏi việc nội trợ và ưa thích thể thao, mạo hiểm Khuôn mẫu giới ra đời như một cách miêu

tả, gọi tên hai giới với những đặc điểm được tiêu chuẩn hoá, vì vậy mà thường nó

là những điều khá tiêu cực và mang tính áp đặt dành cho hai giới Những tiêu chuẩn này được tạo ra dựa trên những tiêu chí, yêu cầu mà xã hội cho là cần thiết

để đảm bảo vai trò giới trong đời sống gia đình, xã hội Ví dụ như người phụ nữ thường được gắn liền với hình ảnh sinh sản, với nỗi đau trong mỗi kỳ kinh nguyệt, vậy nên họ luôn được hiện diện như một phái “yếu”, cần được nâng niu, nhẹ nhàng Bản thân họ cũng được cho là phải nhẹ nhàng, phải giỏi việc chăm sóc

chồng con, gia đình Gia đình (family) luôn là phạm trù được “đính kèm” khi nhắc

đến phụ nữ, đặc biệt là không gian phòng bếp Trong nhiều nền văn hoá, đặc biệt

là nền văn hoá phương Đông, căn bếp dường như là nơi chỉ dành cho phụ nữ, họ

Trang 15

cúng,…) nếu không được cho phép Trong quan niệm Nho giáo - một hệ tư tưởng chú trọng việc xây dựng một gia đình nề nếp, gia giáo, thì người phụ nữ lại giữ một vị trí vô cùng quan trọng, góp phần tạo không khí hoà thuận cho gia đình Người phụ nữ theo quan niệm Nho giáo phải là người phụ nữ có đủ tứ đức: “công, dung, ngôn, hạnh” Ở thời chiến, hình ảnh người phụ nữ cũng được trình hiện rất đẹp đẽ khi không chỉ “đảm việc nhà” mà còn “giỏi việc nước” Tất nhiên, Nho giáo là một hệ tư tưởng vô cùng nặng nề quan niệm trọng nam khinh nữ, vì vậy nhìn chung số phận của người phụ nữ trong thời đại này vẫn còn nhiều vất vả, bất công Họ luôn bị phụ thuộc vào nam giới theo đạo tam tòng: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” hay “thủ tiết thờ chồng” Bên cạnh đó, hình ảnh người đàn ông, vì “không có nhiệm vụ sinh đẻ” nên phải phụ trách việc kiếm sống,

lo lắng cho gia đình về mặt vật chất, phải đi làm để nuôi vợ con và trở thành trụ cột chính cho gia đình Người đàn ông thường ít xuất hiện trong không gian gia đình, mà thay vào đó là không gian xã hội, nơi làm việc Tuy vậy, không phải họ

sẽ không có những áp lực mang tính gò bó như phụ nữ Nếu như những người phụ

nữ bị đòi hỏi phải tề gia nội trợ, công dung ngôn hạnh, thì người người đàn ông cũng có những áp lực vô hình như phải “dương cường, âm nhu”, “đầu đội trời chân đạp đất”, phải biết lo toan gánh vác, “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Người đàn ông trong quan niệm Nho giáo luôn luôn phải là người có chí làm trai, đây là giá trị, là yếu tố cốt lõi mà mọi bậc nam nhi trong xã hội lúc bây giờ cần phải có và được coi là thứ làm nên một bậc nam nhi đích thực Mặc dù chúng ta vẫn thường nói, xã hội Nho giáo là xã hội của đàn ông Thế nhưng, xét từ phía nam giới, nó dường như cũng trở thành sự áp lực đối với những người đàn ông khi luôn phải tỏ ra tinh tường, tài giỏi, khôn ngoan, “làm trai cho đáng nên trai” Quay lại xem xét trong không gian gia đình, người đàn ông thường được xem là

“trụ cột” của gia đình Trong không gian gia đình xưa, bất cứ nhà nào cũng được xây dựng có chi tiết những chiếc cột, đây vừa là biểu tượng mang tính văn hoá của người dân Việt Nam khi những chiếc cột, trụ, không chỉ xuất hiện trong mỗi ngôi nhà, mà còn xuất hiện trong không gian tâm linh như đền, chùa Có thể thấy

vị trí người đàn ông luôn được coi là một vị trí quan trọng Nhưng cũng chính

Trang 16

không gian gia đình ấy lại được coi là không gian thể hiện sự đàn áp đối với nữ giới Bởi nhà luôn là một không gian kín, là không gian không bị thế giới bên ngoài chú ý, vì vậy mà chúng mang nặng tính kiểm soát của người đàn ông dành cho người phụ nữ Trong gia đình, người phụ nữ luôn bị chịu sự kiểm soát của người đàn ông, cả về địa vị Trong một nghiên cứu về một gia đình người Mỹ gốc Phi, nếu người phụ nữ có một hành động bất kì nào thể hiện vai trò tích cực trong gia đình, thậm chí họ còn bị coi là qua mặt và coi thường địa vị của người đàn ông

Quay lại với Simone de Beauvoir và Giới nữ, trong tác phẩm, bà cũng đã từng đề cập đến khái niệm “cái Khác” (the Other) để mô tả địa vị của người phụ

nữ trong các nền văn hoá gia trưởng, lấy nam giới làm trung tâm Trong khi đàn ông là “cái Một” (the One) thì phụ nữ là “cái Khác”, tức những tồn tại định nghĩa chỉ trong mối quan hệ với nam giới [6; tr.53] Theo những trình bày của de Beauvoir, phụ nữ vẫn luôn được trình hiện trong mối quan hệ với nam giới Bản chất ngay từ đầu, con người nghiễm nhiên được hiểu là đàn ông, và phụ nữ được phân biệt, được hiểu là sự khuyết thiếu, nằm “giữa nam giới và kẻ bị thiến” Điều này vừa được coi là cản trở nhưng cũng được coi là “ưu điểm” khi nó khiến người

nữ luôn ở trong một “bầu sinh quyển” riêng của họ Khi tồn tại như một “cái Khác”, tất yếu người nữ sẽ trở nên phụ thuộc vào đàn ông, điều này được nhiều người cho rằng là một lợi thế và họ chấp nhận danh xưng ấy để trốn tránh trách nhiệm Bên cạnh đó, số đông khác lại bày tỏ sự không phục khi họ luôn bị gắn liền với một chủ thể khác (cái Một), họ không có tiếng nói và không được coi như một chủ thể độc lập, điều này cản trở họ trong việc theo đuổi một số định hướng nhất định Điều này đã hình thành nên các làn sóng nữ quyền và phong trào bình đằng giới Các nhà nữ quyền đã nỗ lực chất vấn cái gọi là thiên tính nữ, họ đã biết lên tiếng cho những khuôn định mà môi trường văn hoá xã hội xung quanh gán ghép lên họ Những người nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho

Trang 17

giúp người nữ thoát ra khỏi những khuôn mẫu giới như thiên chức làm mẹ, tính công dung ngôn hạnh, đảm đang, hi sinh, chịu đựng, nhẫn nhịn,…

1.2 Phác thảo bức tranh điện ảnh về giới

Khái niệm giới (gender) được hình thành từ năm 1955, tuy nhiên, đề tài về

những người nam, người nữ từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn các nhà làm

phim Những bộ phim về chủ đề giới đầu tiên trên thế giới có thể kể đến như My

Fair Lady (1964) của đạo diễn George Cukor, Gone with the Wind (1939) của

Victor Fleming, Breakfast At Tiffany’s (1961) của Blake Edwards,… Ở Việt Nam,

phim về người nữ thì nhiều, nhưng nữ quyền nói chung thì vẫn còn ít ỏi Tuy nhiên, khuôn mẫu giới nói chung trong phim Việt thì lại được khắc hoạ rất rõ ràng

và đậm nét trong nhiều tác phẩm như Mùi đu đủ xanh (1993) của Trần Anh Hùng,

Áo lụa Hà Đông (2006) của Lưu Huỳnh, Mùa len trâu (2004) của Nguyễn Võ

Nghiêm Minh,… Nhắc đến làm phim về giới, ngoài chủ đề nữ quyền, vấn đề về LGBT hay LGBT+ cũng được để ý và khai thác với mong muốn đề cao, tôn vinh

sự đa dạng của các bản dạng giới Nổi bật trên thế giới có thể nhắc đến Moonlight

(2016) của Barry Jenkins, Call me by your name (2017) của Luca Guadagnino, Close-Knit (2017) của Naoko Ogigami,… Về chủ đề đồng tính, chuyển giới, Việt

Nam cũng có kha khá những cái tên được đánh gia cao bởi giới phê bình như phim

tài liệu Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng (2014) của Nguyễn Thị Thắm, Thưa

mẹ con đi (2019) của Trịnh Đình Lê Minh, Hot boy nổi loại (2011) của Vũ Ngọc

Đãng,…

Nhìn chung, giới trong các nền điện ảnh sẽ có một vài những trình hiện giống và khác nhau riêng Ví dụ nền điện ảnh Hollywood và điện ảnh châu Á nói chung sẽ có sự xây dựng về hình tượng nam giới khá giống nhau, người nam luôn được xuất hiện ở thế “trên cơ” so với nữ giới Nếu điện ảnh Hollywood xây dựng những nhân vật nam đi liền kề với tình bạn, sự nghiệp, tội phạm, thì điện ảnh châu

Á lại chủ đề gia đình và xã hội trong phạm vi nhỏ như đô thị hoặc làng xóm Những nhân vật nam trong điện ảnh Hollywood luôn mang dáng dấp to lớn, mạnh

mẽ, ngang tàng, đôi khi có phần hơi tàn ác, độc tài, họ thường tham gia vào những

Trang 18

phi vụ phạm tội hay những trận chiến đấu khắc nghiệt để khẳng định vị thế của bản thân Còn những nhân vật nam trong điện ảnh châu Á, đặc biệt ở những quốc gia chịu ảnh hưởng của chế độ Nho giáo xưa - một hệ tư tưởng lấy gia đình làm yếu tố cốt lõi, lại được xây dựng như trụ cột trong mỗi gia đình Người nam đóng vai trò như một điểm tựa to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần cho vợ con của họ Còn với nữ giới, thường được coi là phái yếu, họ luôn bị gán ghép vào những công việc được cho là đặc thù, phù hợp với nữ giới hơn như nội trợ, giảng dạy, chăm sóc,… Nếu trong nền điện ảnh châu Á, những người phụ nữ luôn được nhìn thấy trong không gian gia đình, trong hình ảnh là một “bà nội trợ”, thì ở nền điện ảnh Hollywood, nhân vật nữ đã sự trình hiện cởi mở, phóng khoáng hơn, họ được

ra ngoài xã hội làm việc, cống hiến, theo đuổi sự nghiệp, theo đuổi ước mơ trong một khuôn khổ nhất định Bởi vì dễ hiểu rằng, phong trào nữ quyền xuất hiện từ rất sớm, khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX ở Anh và Mĩ Với sự đấu tranh giành lại quyền bình đẳng cho nữ giới từ sớm như vậy nên người nữ trong nền điện ảnh Hollywood sẽ có phần cởi mở và tiến bộ hơn so với nền điện ảnh châu Á Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi truyền thông đại chúng ngày càng phát triển, khuôn mẫu hai giới cũng dần có sự thay đổi Người nam dường như dần được bộc lộ tính nữ nhiều hơn, biết thấu cảm và giúp đỡ người phụ nữ của mình nhiều hơn trong công việc nội trợ và chăm sóc con cái Còn người nữ, với sự phát triển của phong trào nữ quyền và chủ yếu là sự đòi quyền lợi về khía cạnh quyền được tự do theo đuổi sự nghiệp, hoài bão của phụ nữ mà dường như khuôn mẫu nữ giới thậm chí còn có phần nặng nề hơn Đó là khi những người phụ nữ không những bị đòi hỏi phải “tề gia nội trợ” mà giờ đây còn được

kì vọng là những người “giỏi việc nước, đảm việc nhà” Nhìn chung, khuôn mẫu không có một chuẩn mực nhất định cho cả hai giới, mà tuỳ từng vùng miền, tuỳ từng nền văn hoá, người nam và người nữ lại được đòi hỏi có những đặc điểm, trách nhiệm khác nhau

Trang 19

bản giới khác nhau Vì vậy, trái với hình ảnh người chồng ở đầu phim với tạo hình góc cạnh, lịch lãm, đầy vẻ nam tính, thì dần về cuối phim, khi anh đã quyết định sống thật với giới tính của mình, đó là trở thành một người phụ nữ, anh đã phải thay đổi để có một tạo hình phù hợp hơn “Để tạo ra tính chất nữ tính cho hình dáng của nhân vật, các chuyên gia trang điểm đã phải dùng rất nhiều công cụ hỗ trợ để làm giảm độ cao của gò má, độ bạnh của quai hàm, khiến cho mặt diễn viên thon gọn hơn” [1; tr.87] Hay trong những bộ phim cổ trang, hoặc giới quý tộc, hai giới cũng được khắc hoạ một cách rất rõ rệt qua trang phục và tạo hình của

họ Trong phim cổ trang của Trung Quốc, người nữ thường mặc trang phục truyền thống là váy dài, ống tay rộng, thướt tha, còn người nam thường mặc trang phục liền thân, thắt lưng và phần thân dưới được thiết kế để phù hợp với việc mang kiếm, cưỡi ngựa Ngoài ra, cũng tuỳ vào từng triều đại với quan niệm về cái đẹp khác nhau mà trang phục của hai giới sẽ có sự thêm thắt để có thể khoe được những đường nét đẹp của cơ thể Một ví dụ nổi bật khác là váy cho nữ giới của giới hoàng tộc, quý tộc các nước phương Tây Chúng thường có đặc điểm là được mặc bởi rất nhiều lớp áo, váy, eo và ngực được siết thật chặt và nhỏ bằng corset4

và phần thân dưới xoè rộng, có thể là sử dụng những loại tùng váy làm bằng kim loại Tuỳ từng thời kì mà trang phục người phụ nữ có thể đi kèm với các phụ kiện như găng tay, quạt, ruy băng để thể hiện sự nữ tính, sang trọng, quý phái Việc xây dựng tạo hình cho hai giới cũng là một yếu tố rất quan trọng khi làm phim, không những thể hiện xu hướng giới tính xã hội mà nhân vật sở hữu mà còn thể hiện địa vị, tính cách cũng như quan niệm văn hoá mà xã hội thời kì ấy quan niệm

ở mỗi giới Có thể thấy, để kiến tạo nên những khuôn mẫu giới, không phải chỉ cần có nội dung câu chuyện, đề tài, chủ đề của phim, mà khuôn mẫu giới còn được khắc hoạ qua chính những tạo hình như phục trang, hoá trang mà hai giới trình hiện, cũng như vô vàn những yếu tố khác

4Áo corset là một loại áo được mặc để định hình cơ thể thành dáng người đồng hồ cát mà phụ nữ thường ao ước Tác dụng của áo không chỉ để đẹp mà còn cải thiện tư thế (thẳng cột sống), và đẩy ngực cao hơn Cả nam giới và phụ nữ đều có thể mặc áo corset (áo nịt ngực), dù nó phổ biến hơn cho phụ nữ.

Trang 20

1.3 Vài nét về bộ phim cải biên Tro tàn rực rỡ của Bùi Thạc Chuyên

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là một đạo diễn thực sự có tình yêu và niềm kính trọng với nghệ thuật Ông vừa là đạo diễn, vừa là biên kịch trong dòng phim điện ảnh độc lập Trước khi trở thành đạo diễn, ông từng đã có khoảng thời gian theo học Kịch nói tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, nên đã có trải nghiệm

trong vai trò diễn viên như vai ông già trong Ngụ ngôn năm 2000, vai Edgar trong

Vua Lia Chính trải nghiệm này cũng phần nào giúp ông có những điểm nhìn thú

vị trong quá trình sản xuất phim Phim điện ảnh của ông không nhiều, chỉ vỏn vẹn

4 tác phẩm nhưng bộ phim nào cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả

như Chơi vơi, Sống trong sợ hãi, Lời nguyền huyết ngải và gần đây nhất là Tro

tàn rực rỡ

Poster chính thức của phim Tro tàn rực rỡ

Tro tàn rực rỡ là bộ phim đánh dấu sự quay trở lại của đạo diễn Bùi Thạc

Chuyên sau gần một thập kỷ vắng bóng trên cuộc đua các phim điện ảnh Việt Nam Phim được chắp bút viết lại từ truyện ngắn bởi chính đạo diễn Bùi Thạc

Trang 21

Tây sông nước, về con người nơi đây qua lăng kính của một người Hà Nội Tính đến nay, Tro tàn rực rỡ của Bùi Thạc Chuyên đã dành về rất nhiều đề cử và giải thưởng cho các hạng mục Tổng thể cả phim, đạo diễn và các diễn viên đã nhận được gần 20 đề cử và trong đó có 11 đề cử đã đoạt giải, nổi bật có thể kể đến như Giải Khí cầu đốt lửa vàng ở Liên hoan phim Ba châu lục, Giải Cánh diều vàng cho hạng mục Phim truyện điện ảnh, Giải Bông sen vàng cho phim truyện điện ảnh ở Liên hoan phim Việt Nam,… Riêng phần đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, ông cũng nhận về giải thưởng Đạo diễn xuất sắc phim điện ảnh ở Liên hoan phim Việt Nam và Giải Cánh diều

Nguyễn Ngọc Tư là một nữ nhà văn của vùng miền Tây sông nước Cô được coi như là một viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam đương đại Văn chương của cô mộc mạc mà bình dị, sâu sắc Những đề tài của cô cũng rất gần gũi

với cuộc sống thường ngày, từ chuyện đời đến chuyện người Không chỉ có Tro

tàn rực rỡ và Củi mục trôi về, trước đây trong tuyển tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của cô cũng từng có truyện ngắn Cải ơi và Biển người mênh mông đã được

đạo diễn Phương Điền chuyển thể thành phim truyền hình mang tên Cải ơi Những

tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư luôn mang nét riêng mà chỉ mình cô có

Đó là nét tinh tế nhưng không kém phần dung dị với Khói trời lộng lẫy, là nét mơ

mơ ảo ảo khiến độc giả bồi hồi nhớ mãi với Gió Lẻ và 9 câu chuyện khác, là phận người lênh đênh, trớ trêu, đẹp đẽ nhưng khổ thương với Củi mục trôi về và Tro

tàn rực rỡ

Củi mục trôi về và Tro tàn rực rỡ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là hai

truyện ngắn đặc sắc nằm trong tập truyện ngắn Đảo Vẫn là lối kể chuyện thản

nhiên, nhẹ nhàng đến mức dửng dưng, truyện như dẫn dụ người đọc bước vào hành trình tìm đến những vùng sâu thẳm nhất trong tâm trí của mỗi con người Hai truyện đều kể về chuyện người, những con người miền Tây sông nước, những người đàn ông, đàn bà, lam lũ nơi vùng đất xa xôi Họ luôn khao khát tình yêu, khao khát yêu và được yêu, đặc biệt là những người phụ nữ, những số phận nhỏ

bé luôn mong cầu ánh nhìn từ người chồng, người thương của mình Còn những người đàn ông, với những nỗi đau, những thiếu thốn từ sâu thẳm trong tâm hồn

Trang 22

lại chẳng thể dãi bày Tất cả những con người ấy, đều đáng thương hơn là đáng trách

Văn phong của Nguyễn Ngọc Tư rất đẹp, như thơ, nhưng cũng rất buồn,

ảm đạm Đấy là một nỗi buồn lặng lẽ, day dứt mà chẳng đủ để ta bộc phát, nhưng lại khiến ta cứ canh cánh mãi về nó Giọng văn của cô chẳng thể lẫn với ai được

Cô từng chia sẻ, cô không viết văn theo một trình tự dàn ý gì cả, cô luôn ưu tiên cảm xúc đầu tiên khi viết văn Có lẽ vì vậy mà các đề tài của cô, rất gần gũi, và

dễ chạm đến người đọc, để lại những hương hoải và ý nghĩ mãi về nó

Trang 23

Tiểu kết

Nghiên cứu giới là một phạm trù quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu, bởi

nó có tính liên ngành và liên văn hoá cao Bản chất của nghiên cứu giới là việc nghiên cứu văn hoá và những ảnh hưởng, tác động qua lại của giới và văn hoá Mỗi vùng miền quốc gia sẽ có những nền văn hoá và tư duy, quan niệm về giới khác nhau Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng về giới ở các nền văn hoá Từ

cơ sở đó, nhiều nhà nhân quyền nói chung và nhà nữ quyền nói riêng đã có những hành động để đòi lại quyền lợi cho giới của mình, tạo sự cân bằng giới cho xã hội Việc nghiên cứu về giới nói chung, và khuôn mẫu giới nói riêng không chỉ giúp xoá nhoà biên giới của hai giới, mà còn giúp hình thành nên một cái nhìn đa nguyên hơn về giới Nhìn chung, giới qua góc nhìn điện ảnh hay chính văn chương đều luôn được trình hiện trong một khuôn khổ khuôn mẫu nhất định Bởi suy cho cùng, các nhân vật người nữ, người nam trong các tác phẩm vẫn luôn được tái

hiện qua lăng kính, nhãn quan giới của tác giả nam/nữ Và với Tro tàn rực rỡ của Bùi Thạc Chuyên hay Đảo của Nguyễn Ngọc Tư, qua quá trình chuyển thể, ắt sẽ

có sự khác biệt khác nhau

Trang 24

CHƯƠNG 2 KHUÔN MẪU VÀ TÁI KIẾN TẠO KHUÔN MẪU GIỚI

TRONG PHIM CẢI BIÊN TRO TÀN RỰC RỠ

2.1 Sự biểu đạt "huyền thoại" về khuôn mẫu giới trong phim cải biên Tro tàn rực rỡ

Tro tàn rực rỡ kể về số phận của ba người đàn bà Nhàn, Hậu và Loan, trong

bi kịch tình yêu của chính mình Mỗi người một cuộc tình riêng, song cuối cùng lại chẳng một ai có được hạnh phúc Xuyên suốt bộ phim, ba tuyến truyện của riêng ba người phụ nữ, nhưng lại có nhiều điểm chung đến lạ Nhàn - người phụ

nữ xinh đẹp, là “nàng thơ”, là niềm mong ước của bao người đàn ông của xóm Thơm Rơm Thế nhưng, cô lại chọn Tam, một người đàn ông bình thường làm nghề đốt lò, quanh năm chui rúc trong cái lò đốt ấy Sau này vì đau lòng với cái chết của con gái, Tam lấy việc đốt nhà làm “thú vui” để quên đi nỗi đau mất con Hậu - người con gái vừa mới bước đến tuổi cập kê, đem lòng thầm mến Dương

đã lâu Thế nhưng cay đắng, Dương lại thích Nhàn Để đến khi hai người về chung một nhà, trong mắt Dương vẫn không hề có Hậu Cuối cùng là Loan, người đàn

bà bị khùng, do có quá khứ đen tối, bị hãm hiếp bởi Khang Thế nhưng về sau khi Khang ra tù và gặp lại, cô dường như đã thôi hết những căm hờn, để đem lòng thương mến anh, muốn được cưới anh làm chồng

Ba tình yêu, một bi kịch

Trang 25

2.1.1 Huyền thoại nữ giới: bị động, nhẫn nhịn, hi sinh và giới hạn trong không

Hậu - người con gái vừa chớm bước vào cái tuổi cập kê, cái tuổi mà cô còn chưa hiểu, chưa biết làm một người vợ, người mẹ là như thế nào, đã phải một mình gánh vác hết thảy mọi thứ Sau khi kết hôn, Dương cứ thế bỏ đi biệt ngoài biển, để lại Hậu ở nhà với con gái Như mọi người vẫn nói: “Mọi đàn ông ở cái

xó quê này thường không còn nhìn thấy vợ mình chỉ sau đám cưới vài ba tháng, nhiều lắm là vài ba năm” [4; tr.91] Xui rủi thay, Dương chính là một trong những người đàn ông đó, và hiển nhiên Hậu chính là cô vợ vô hình Có điều, cô vô hình ngay cả trong đám cưới mình

Hậu đã là một người vợ vô hình trong mắt chồng ngay từ chính ngày cưới của cả hai

Trang 26

Dù bị chồng đối xử lạnh nhạt, cô vẫn yêu chồng, vì chồng mà chịu đựng mọi thứ Từ việc nhà cửa, cơm nước tươm tất, đến chăm lo con cái, làm lụng ngày đêm phụ mẹ chồng ép chuối phơi khô, đến mức mười đầu ngón tay đã đen kịt mủ chuối Người ta dựng vợ gả chồng, cơ bản nhất là để có người kề cạnh, san sẻ việc nhà việc con cái Nhưng Hậu thì khác, cô không được như thế, cô luôn đơn độc, một mình Ngay cả những cảnh một mình cô hay có nhiều người khác, trông cô vẫn luôn đơn độc như thế Dương bỏ đi biệt tăm ngoài biển, nhưng ngay cả khi anh về nhà, Hậu vẫn phải tự tay làm mọi việc như bổ củi hay những công việc nặng nhọc khác Và thậm chí ngay cả khi Dương về nhà, ở ngay bên cạnh mình, Hậu vẫn một mình, vẫn đơn độc như thế

Hậu luôn đơn độc và gánh vác mọi việc trong nhà dù là có Dương bên cạnh hay không

Xuyên suốt bộ phim, Hậu luôn độc thoại trong cuộc đối thoại với Dương Không những phải cam chịu sự “vô trách nhiệm”, trốn tránh của Dương, cô còn phải chịu cả cái bạo lực lạnh Dương dành cho cô Xuyên suốt từ đầu đến cuối phim, Dương không hề đáp trả lại bất kì câu nói nào của Hậu, chỉ mãi đến khi cuối phim, cái ngày mà Nhàn chết, cô mới được nghe chồng nói hai câu

Trang 27

Hậu luôn phải chịu đựng bạo lực lạnh của Dương, độc thoại trong chính những cuộc đối

thoại với chồng

Có thể nói, Hậu là một nhân vật lầm lũi, với nỗi đau âm ỉ kéo dài Không phải cô không nhận ra được những gì mình đang phải trải qua, cô biết hết tất cả, nhưng cô vẫn chọn cách chịu đựng, vì cô yêu Dương, vì cô trân trọng cái gọi là hạnh phúc gia đình, để rồi cuối phim cô phải thốt lên một câu nói đầy chua xót:

“Em thấy mình chính là Nhàn kia, một con đàn bà thèm khát được chồng nhìn thấy” Cô gọi chính bản thân mình là “một con đàn bà”, đầy sự tủi hổ đau xót và

có phần ruồng bỏ, khinh ghét chính cái sự nhu nhược cam chịu của mình Sau khi chứng kiến lần cuối cùng Tam phóng hoả, Hậu chợt có nhiều nỗi trăn trở Không biết cái trăn trở nào lớn hơn, rằng từ đây sẽ không còn cái nhà cháy nào, và cũng không còn Nhàn để kể cho Dương nghe hay rằng cô cũng phải tự làm khó dễ mình, đùa giỡn với ranh giới của sống và chết như Nhàn chỉ để chồng thật sự nhìn thấy cô

Hậu bàng hoàng trong đám cháy cuối cùng của Tam khi không còn thấy Nhàn bước ra

Trang 28

Loan khùng, năm 12 tuổi, cô bị Khang cưỡng hiếp, còn suýt bị dìm xuống nước chết đuối Chấn thương tâm lý từ đó mà theo cô đến suốt đời, khiến cô trở nên khùng điên Ngày mà Khang ra tù, trở về xóm Thơm Rơm, trở về ngôi chùa Thổ Sầu, mọi ký ức trong suốt bao năm qua lại một lần nữa ùa về với Loan Cô làm đủ mọi thứ để “trả đũa” anh Có lẽ chỉ là “trả đũa”, chứ không phải “trả thù” Bởi vì, cô nhặt sỏi đá để ném anh là thế, tìm cả một bọc rắn thả vào phòng nơi anh ngồi tụng kinh là thế, nhưng cô có thật sự muốn anh phải trả một cái giá tương xứng với những gì cô đã phải chịu đựng hay không, thì có lẽ là không Những hành động của cô, chỉ có thể coi là những hành động “trả đũa trẻ con” Thật có lẽ,

ký ức của cô và chính cô đã dừng lại mãi mãi ở cái độ tuổi 12 đấy, cái tuổi mà bi kịch đã xảy đến với cô và đẩy cuộc đời cô vào đơn độc

Xóm Thơm Rơm với những lời xì xào bàn tán ngày Khang - người làm hại đời Loan, ra tù trở

về

Thật vậy, nhân vật này cũng nhiều cái khổ lắm, mà khổ nhất có lẽ là chịu đựng những cái nhìn, cái xì xào bàn tán của mọi người Ở cái xóm Thơm Rơm này, có ai mà không biết chuyện của cô Thế nên cô chẳng yêu được ai, và cũng chẳng có ai yêu cô, không ai muốn lấy một người đàn bà bị ô uế như thế Cô cứ

Trang 29

nương nhờ lúc này, hay vì cô thấy đồng cảm với Khang – con người cũng phải chịu những ánh nhìn, những lời phán xét đánh giá của người đời giống cô Đấy chính là cái đau xót của nhân vật Loan, tình yêu đến với cô không giống như đại

đa số những người bình thường khác Nếu như bình thường, người ta gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với một người, trong một trạng thái cảm xúc ổn định và cởi mở đón nhận, thì Loan, có lẽ vì khát khao được yêu thương do chấn thương bị ruồng

bỏ, đã khiến cô nảy sinh tình cảm với Khang – chính người đàn ông đã đẩy cô vào cuộc đời như hiện tại Cái người mà đáng lẽ ra cô phải ghét cay ghét đắng, phải căm giận hận thù, thì giờ lại là người mà cô muốn lấy làm chồng

Cuối cùng là Nhàn – nhân vật trung tâm của bộ phim Đây là nhân vật ngỡ tưởng như sẽ hạnh phúc nhất trong bộ phim Thế nhưng niềm hạnh phúc ấy rốt cuộc cũng chẳng được dài lâu, “như mo ̣i đàn ông ở cái xó quê này, ho ̣ thường không cò n nhìn thấy vợ mình chỉ sau đám cưới vài ba tháng, nhiều lắ m là vài ba năm” [4; tr.91] Nhàn lấy Tam – một người đàn ông hiền lành ít nói Quả vậy, chính vì ít nói, người ta vẫn bảo, “thằng hiền mới là thằng cọc” Cô và anh cưới nhau, rồi có cho mình một đứa con gái Và bởi những người đàn ông ở xó quê này thường không còn nhìn thấy vợ sau đám cưới, anh dường như cũng bớt đi mặn nồng dành cho cô Đứa con chính là cầu nối, là động lực để khiến anh yêu nhà, yêu gia đình hơn, thế mà bi kịch lại xảy đến, đứa bé chết đuối Ngày nhận tin, Nhàn đạp xe đến bờ sông với sự bàng hoàng, tự trách và nhận lại những cái đánh tát từ chính người chồng của mình Dù bị chồng đánh là thế, nhưng cô không hề phản kháng, bởi cô vẫn luôn tự cho rằng chính cô đã gây ra cái chết của con gái mình Cô đau xót cho mình bao nhiêu, đau xót cho chồng bao nhiêu, thì lại càng

tự trách mình bấy nhiêu Nỗi dằn vặt cứ ngày càng một lớn khi cô thấy Tam bắt đầu thay đổi tâm tính, hết lần này đến lần khác đốt nhà Chứng kiến hành động như vậy của Tam, Nhàn không hề có ý định phản kháng hay rời bỏ cuộc hôn nhân

đó Khi được mọi người khuyên bỏ chồng, cô còn chắc nịch “sao mà chị bỏ ảnh được”, “con bỏ đi thì ai cất nhà cho ảnh đốt, lỡ ảnh đốt nhà hàng xóm lại mang tội”

Trang 30

Nhàn coi việc cất nhà cho chồng đốt là lẽ dĩ nhiên, là bổn phận của cô, vì cô là vợ của Tam,

và vì nó là cách duy nhất giúp cô giữ gìn mái ấm của mình

Không biết từ lúc nào, cô dường như đã trở nên mù quáng, chấp nhận cả việc nhà bị đốt chỉ vì muốn thấy người chồng mà mình yêu thương được vui Cô không nỡ bỏ chồng, cô thương anh và càng thương anh hơn khi biết anh đã tự đốt chính mình, để cơn đau thể xác xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn anh Vì tình yêu thương ấy mà cô cam chịu, sẵn sàng chịu khổ cùng chồng, sẵn sàng cất công cất từng ngôi nhà cho chồng đốt, bảo vệ chồng khỏi những lời nói của hàng xóm láng giềng Cô cứ nghĩ nếu làm vậy, chồng sẽ lại nhìn cô, lại trở nên vui vẻ và yêu thương cô

Cả ba nhân vật phụ nữ trong phim đều được trình hiện là những người phụ

nữ cam chịu, hi sinh, nhẫn nhịn trong cuộc hôn nhân, trong mối quan hệ của mình chỉ vì mong muốn và khao khát được hạnh phúc Hình ảnh những người phụ nữ cũng thường xuyên được gắn liền với không gian trong gia đình, bếp núc - một không gian được cho là rộng lớn vừa đủ và an toàn dành cho những người phụ nữ

- biểu tượng của sự mềm yếu cần được che chở, bảo vệ

Trang 31

Dù ở trong một không gian mở, người phụ nữ vẫn luôn bị giới hạn, bao quanh bởi những

trách nhiệm bếp núc, tề gia nội trợ

Xuyên suốt bộ phim, Nhàn và Hậu, hai nhân vật đã có cho mình một gia đình riêng, thường xuyên chỉ được xuất hiện trong căn bếp, ngôi nhà của chính mình Cuộc sống hàng ngày của họ chỉ xoay quanh việc dọn dẹp nhà cửa, cơm nước chợ búa và chăm sóc chồng con Ngay cả khi Hậu tìm đến Nhàn, để có thể

có thêm những câu chuyện của chị, để kể cho Dương nghe, cũng chỉ là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống gia đình Đó là Nhàn dạy Hậu kho cá để về nấu cho Dương ăn, là Nhàn dạy Hậu cách nấu lá diếp cá với nước để hạ nhiệt khi con sốt,

là hai người mẹ với niềm vui giản đơn khi thấy đứa con gái đáng yêu trong bộ váy mới may

Khuôn mẫu về người phụ nữ miền Tây sông nước nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung

luôn là hình ảnh những người vợ, người mẹ với công việc bếp núc nội trợ

Trang 32

Đây chính là cái khuôn mẫu giới mà Bùi Thạc Chuyên muốn đề cập đến Đúng như những gì ta thường thấy trong cuộc sống, đặc biệt là trong bối cảnh vùng sông nước miền Tây, nơi mà cuộc sống người dân vẫn còn lắm những khó khăn và định kiến giới thì vẫn tồn tại mạnh mẽ Những người phụ nữ nơi đây luôn được hiện diện trong không gian gia đình, nơi là tất cả đối với họ Thật vậy, gia đình là tất

cả đối với họ, chồng con, mái ấm Hạnh phúc của họ chỉ đơn giản là có người đàn ông của họ bên cạnh, được họ nhìn và chú ý, là một căn nhà, một gia đình đúng nghĩa với tiếng cười nói rôm rả, là người bạn bên cạnh bầu bạn, cùng uống rượu cho quên đi mọi cái cay đắng của cuộc đời Chính vì vậy, họ còn có thể làm gì ngoài việc dành hết sức mình để bảo vệ cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, cái hạnh phúc duy nhất mà họ có, dù nó có khiến họ trở nên khổ sở như thế nào đi chăng nữa Cũng vì cái hạnh phúc nhỏ bé ấy, mà họ sẵn sàng trở nên nhu nhược, cam chịu để gìn giữ mái ấm đó dù nó đã chẳng còn tình yêu, thậm chí là chưa từng có tình yêu Cũng vì cái hạnh phúc nhỏ bé ấy, mà họ sẵn sàng cam chịu và vẫn một mực thuỷ chung với lựa chọn của mình dù có chịu những lời chế giễu, xúi giục “mày bỏ quách thằng chồng trời đánh đấy đi, mày bỏ được cả xóm mần heo ăn mừng cho mày”, “ngày xưa anh hỏi cưới em mà em không chịu, đúng là quả báo mà”, “nếu không có tiền mua rượu thì ngủ với anh này” Nhưng cũng chính vì sự trình hiện như vậy, mà những người phụ nữ thường vô hình chung gánh trên vai những trách nhiệm trong vai trò làm mẹ (motherhood) và có xu hướng là nạn nhân của sự đổ lỗi ngầm nếu gia đình tan vỡ hoặc con cái xảy ra chuyện xấu Điển hình chính là Nhàn và cái chết của đứa con gái Trong suy nghĩ của người chồng và trong chính

sự chấp nhận nghĩa vụ làm mẹ của Nhàn, việc để con chết đuối chính là lỗi của

cô Đó chính là những cay đắng mà những người phụ nữ phải chịu từ khuôn mẫu giới bị xã hội gán ghép lên họ

Trang 33

Người phụ nữ thường được coi là nguyên nhân đầu tiên, tất yêu gây ra những đổ vỡ trong gia

đình và là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khuôn mẫu giới đã trình hiện họ là những người phụ nữ đáng thương bất chấp tất cả để bảo vệ thứ hạnh phúc nhỏ bé của mình, nhưng cũng trình hiện họ

là những người đầy tình yêu, bao dung và giàu lòng cảm thông Hậu dù ban đầu ghen ghét với Nhàn - người phụ nữ luôn hiện diện trong căn nhà của cô, trong thứ hạnh phúc của riêng cô một cách rất đáng ghét Chính cô cũng thấy bản thân thật

ác với Nhàn, khi muốn ngọn lửa nhà Nhàn cháy to hơn Thế nhưng, khi chứng kiến những gì sau này Nhàn phải chịu đựng, một người mẹ mất con, một người

vợ bị chồng ruồng bỏ, cô dần đã biết cảm thông và thương Nhàn nhiều hơn Cô biết chắt chiu, nhặt nhạnh từng bịch lá dừa, dỡ nhà của chính mình để cho Nhàn dựng nhà của cô

Trang 34

Hậu dỡ những tấm vách trong nhà mình để dành cho Nhàn dựng lại nhà sau mỗi dịp Tam

phóng hoả

Đây như chính là sự san sẻ mà những người đàn bà dành cho nhau, dành cho những số phận cũng khổ đau và đáng thương như chính bản thân họ Cô thương Nhàn như thương chính bản thân mình, “em thấy mình chính là Nhàn kia, một con đàn bà thèm khát được chồ ng nhìn thấy” Hay nhân vật Loan, người luôn xuất hiện trong mọi đám cháy của Nhàn, giúp cô dập lửa, giúp cô dọn dẹp, giúp

cô tu sửa lại căn nhà sau đám cháy

Loan - người duy nhất sốt sắng với đám cháy nhà Nhàn khi không còn thấy cô bước ra khỏi

Trang 35

chạy khỏi ngọn lửa nữa, vẫn chỉ có mình Loan lo lắng, đau xót và bất lực, cuống cuồng gọi mọi người vào giúp dập lửa Và hay là chính Nhàn, người duy nhất lắng nghe thứ hạnh phúc nhỏ bé, thứ tình cảm kì lạ của Loan dành cho Khang, và cổ

vũ cô “ngại gì chị” Họ tự thương lấy nhau, như tự thương lấy mình, như thương những người phụ nữ nhỏ bé, khổ sở

2.1.2 Huyền thoại nam giới: chủ động, mạnh mẽ, điểm tựa và thể hiện trong

không gian xã hội

Nếu khuôn mẫu giới đã kiến tạo nên hình ảnh người phụ nữ là những con người nhỏ bé, bị động, cam chịu, nhẫn nhịn, hi sinh, luôn gắn liền với không gian gia đình, bếp núc, thì với phía đàn ông lại ngược lại Người đàn ông trong xã hội Đông Nam Á từ trước đến nay luôn được kì vọng là những người mạnh mẽ, là trụ cột trong gia đình, xã hội Dễ dàng có thể thấy, nếu hình ảnh người phụ nữ luôn được gắn liền với không gian gia đình, bếp núc, thì hình ảnh người đàn ông lại gắn liền với những công việc bên ngoài xã hội, với những thói quen sinh hoạt đầy

Trang 36

Hình ảnh những người nam luôn gắn liền với rượu như một cách để giải thoát bản thân khỏi

những sầu đau của cuộc đời

Người đàn ông trong xã hội Đông Nam Á nói riêng và khuôn mẫu người đàn ông trong gia đình nói chung cũng thường được nhắc đến với tính gia trưởng

và đi liền với nó là bạo lực Trong phim, hình ảnh bạo lực được xuất hiện theo hai cách khác nhau Dương thì sử dụng bạo lực lạnh với Hậu Kể cả khi hai người mới gặp nhau ở đám cưới của Nhàn hay khi cả hai đã trở thành vợ chồng và về chung một nhà, Dương vẫn luôn sử dụng bạo lực lạnh với Hậu Anh không bao giờ nói chuyện hay đáp lại những câu hỏi của vợ, để Hậu luôn cô đơn và độc thoại trong chính cuộc trò chuyện của hai vợ chồng Loại bạo lực này không để lại những vết thương thể xác cho Hậu, nhưng lại để lại những nỗi đau về tinh thần cho cô, khi bị chính người chồng của mình cự tuyệt Dương là một nhân vật sử dụng bạo lực nhiều và xuyên suốt cả bộ phim Trong cảnh ngồi ở quán nhậu, khi nghe những người đàn ông say xỉn bàn bên cạnh có những lời nói khiếm nhã, chế giễu với Nhàn, anh đã đợi đến khi Nhàn rời khỏi và ngay lập tức bước đến lật đổ bàn và đánh gã đàn ông vừa buông những lời nói đó

Trang 37

Cảnh Dương gây gổ đánh nhau với những người đàn ông dám chế nhạo xúc phạm Nhàn

Hình ảnh những người đàn ông sử dụng bạo lực, gây gổ, đánh nhau là hình ảnh xuất hiện rất nhiều với phái nam trong các bộ phim Hay nhân vật Tam, một người đàn ông hiền mà cục tính Đây cũng là một hình ảnh thường được nhắc đến của giới nam Nhân vật Tam, sau khi nghe tin con gái chết đuối, trong cơn hoảng loạn và không kiềm chế được cảm xúc, anh đã đánh Nhàn, đánh chính người vợ của mình một cách rất tàn nhẫn Anh tát Nhàn, đá liên tục vào bụng, vào người

cô Thế nhưng, hình ảnh chồng đánh vợ, đặc biệt trong hoàn cảnh đó, dường như mọi người đã coi đó là một chuyện dễ hiểu xảy ra trong mỗi gia đình Và chính người Nhàn cũng cam chịu để bị chồng đánh Sự chấp nhận bạo lực của người đàn ông trong gia đình dường như đã trở thành thói quen, một thường lệ, một sự chấp nhận mà tất cả mọi người trong xã hội ngầm chấp thuận và chịu đựng

Trang 38

Trong xã hội nói chung, người đàn ông luôn gắn liền với hình ảnh là đối tượng gây ra bạo

lực trong gia đình

Vai trò của người đàn ông trong gia đình cũng được xây dựng như một quy chuẩn, đó là trụ cột của gia đình Chính sự phân công lao động trong gia đình (domestic division of labour) cũng là yếu tố góp phần vào việc định hình người đàn ông buộc phải trở thành lao động chính trong gia đình Nam giới từ lâu luôn được “giao nhiệm vụ” trở thành người cung cấp tài chính chính trong gia đình, thông qua làm việc bên ngoài để kiếm tiền Vì vậy mà không ngoại lệ, những người đàn ông trong phim luôn được gắn liền với không gian xã hội, không gian làm việc lao động bên ngoài, thay vì không gian gia đình gò bó như phụ nữ

Trang 39

Nếu Hậu và Nhàn luôn quanh quẩn trong căn bếp, rộng hơn thì may ra là khu chợ búa, thì Dương và Tam lại luôn được xuất hiện trong không gian thoáng đãng, rộng rãi và bao la hơn Bỏ lại vợ con ở nhà, Dương luôn trốn biệt ra ngoài biển khơi, hoà mình vào không gian biển cả rộng lớn Chi tiết Dương khoả thân cheo leo trên biển cũng là biểu tượng cho sự tự do, phóng khoáng, vẻ đẹp trần trụi của người đàn ông Đó là không gian của sự tự do, một không gian mà chỉ phù hợp với sự mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn, bão tố mà người ta coi là chỉ

có ở những người đàn ông

“Không gian làm việc” rộng lớn treo leo ngoài biển của nhân vật Dương

Không gian làm việc của Tam cũng vậy Anh làm việc ở lò đốt, một công việc vất vả và nguy hiểm Chính anh khi muốn chối bỏ những vết sẹo bỏng trên người với Nhàn cũng lấy lí do đó là “chuyện vẫn thường xảy ra” Chính Tam cũng chấp nhận, cũng hiểu và biết được những khó khăn, nguy hiểm mà công việc đem đến Nhưng với trách nhiệm là một người đàn ông, là trụ cột của gia đình, nên anh vẫn tiếp tục với công việc đó Và ngay cả khi quá đau buồn với ra đi của con gái, anh vẫn đi làm, vẫn đến làm việc như những ngày tháng con gái anh vẫn ở đó Trong không gian gia đình, người đàn ông thường được khắc hoạ với sự trình hiện

ít ỏi hơi Dường như họ chỉ cần ở đấy, và hết, không phải làm gì cả, bởi mọi thứ trong gia đình đã có những người vợ của họ lo lắng tươm tất rồi

Trang 40

Hình ảnh nam giới cũng thường được gắn với tính dục, họ luôn được coi là người chủ động, cũng như có nhu cầu cao hơn trong việc thoả mãn nhu cầu sinh

lý của bản thân Nhân vật Khang khởi nguồn xuất hiện trong phim cũng là một tội phạm với tội danh cưỡng hiếp Một sự trình hiện không trực tiếp hiện diện bằng hình ảnh nhưng lại đi theo nhân vật và là nguyên do, khởi nguồn cho mọi diễn biến xảy ra với anh trong phim Xuất hiện với một hình ảnh không mấy tích cực, điều này cũng ảnh hưởng đến hình ảnh Khang trên phim - một nhân vật lầm lì, ít nói, luôn tự ti, dằn vặt và ám ảnh với tội lỗi trong quá khứ của bản thân Hay như

ở ngay đầu phim, nhân vật Dương cũng được xây dựng ở thế chủ động trong việc tiếp cận khi có ý muốn làm tình với Hậu Vẻ nam tính của Dương đã được xây dựng thông qua ánh nhìn đầy tính nhục cảm và khao khát trước khoảnh khắc ân

ái của hai người

Hình ảnh Khang xuất hiện chui lủi với ám ảnh quá khứ là một tội phạm hiếp dâm

Có thể nói, khuôn mẫu giới không chỉ là một thiệt thòi đối với nữ giới mà còn cả với nam giới Nếu như phái nữ phải chịu những định kiến về việc phải tề gia nội trợ, phải biết chăm lo cho chồng con gia đình, thì người nam cũng phải

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Bích, Bài giảng Nhập môn Nghệ thuật điện ảnh, ĐH KHXH&NV, Hà Nội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Nhập môn Nghệ thuật điện ảnh
2. David Bordwelle và Kristin Thompson (2008), Nghệ thuật điện ảnh, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật điện ảnh
Tác giả: David Bordwelle và Kristin Thompson
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
3. Trần Thị Minh Đức, Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – lý thuyết và thực tiễn
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
4. John Berger (1972), Những cách thấy, Như Huy dịch, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cách thấy
Tác giả: John Berger
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 1972
5. Piere Bourdieu, Sự thống trị của nam giới (Lê Hồng Sâm dịch), NXB Tri Thức, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thống trị của nam giới
Nhà XB: NXB Tri Thức
6. Pilcher, Jane & Whelehan, Imelda (2004), Khái niệm then chốt trong nghiên cứu giới, Nguyễn Thị Minh dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm then chốt trong nghiên cứu giới
Tác giả: Pilcher, Jane & Whelehan, Imelda
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2004
7. Ray Frensham (2011), Tự học viết kịch bản, Trịnh Minh Phương dịch, Vũ Minh Anh và Trần Phương Hoàng hiệu đính, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học viết kịch bản
Tác giả: Ray Frensham
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2011
8. Simone de Beauvoir (1949), Giới nữ (hai tập) (Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thanh dịch), NXB Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới nữ
Tác giả: Simone de Beauvoir
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 1949
9. Đỗ Lai Thuý, Từ cái nhìn văn hoá, NXB Tri Thức, Hà Nội, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ cái nhìn văn hoá
Nhà XB: NXB Tri Thức
10. Timothy Corrigan, Hướng dẫn viết về phim (Đặng Nam Thắng dịch), NXB Tri Thức, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn viết về phim
Nhà XB: NXB Tri Thức
12. Lê Thị Tuân, “F.Dostoevsky trong điện ảnh Việt Nam và Sri Lanka: Phim cải biên Cô gái nhu mì từ góc nhìn giới”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tập số 7 (593), 2021, tr. 100-110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “F.Dostoevsky trong điện ảnh Việt Nam và Sri Lanka: Phim cải biên Cô gái nhu mì từ góc nhìn giới”," Tạp chí "Nghiên cứu Văn học
14. Lê Thị Thanh Xuân, Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000-2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền, Luận án Tiến sĩ, Huế, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000-2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền
15. Nguyễn Thị Thanh Xuân, (2013), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại: Qua sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu, Học viện KHXH, Hà NộiTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại: Qua sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu", Học viện KHXH, Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Xuân
Năm: 2013
16. Alison Stone (2007), An Introduction to Feminist Philosophy, Polity Press 17. Mimi Schippers (2007), Recovering the feminine other: masculinity,femininity, and gender hegemony, Theory and Society Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Introduction to Feminist Philosophy", Polity Press 17. Mimi Schippers (2007), "Recovering the feminine other: masculinity, "femininity, and gender hegemony
Tác giả: Alison Stone (2007), An Introduction to Feminist Philosophy, Polity Press 17. Mimi Schippers
Năm: 2007
18. Warren Buckland (1998), Film studies, NXB Tri Thức, Hà Nội Tài liệu internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Film studies, "NXB Tri Thức, Hà Nội
Tác giả: Warren Buckland
Nhà XB: NXB Tri Thức
Năm: 1998
19. VOGE (2019), Khi đàn ông thất thế: Bất bình đẳng giới không chỉ phụ nữ khổ, voge.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi đàn ông thất thế: Bất bình đẳng giới không chỉ phụ nữ khổ
Tác giả: VOGE
Năm: 2019
20. Nhà nhiều cột (2021), Male Gaze (Nhãn quan nam giới) trong phim ảnh, nhanhieucot.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Male Gaze (Nhãn quan nam giới) trong phim ảnh
Tác giả: Nhà nhiều cột
Năm: 2021
21. Lâm Lê (2022), Tro tàn rực rỡ: Sự bất lực của đàn ông và “khao khát được thấy” của đàn bà, vietcetera.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tro tàn rực rỡ: Sự bất lực của đàn ông và “khao khát được thấy” của đàn bà
Tác giả: Lâm Lê
Năm: 2022
23. Điệp (Nguyễn Đăng), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, vienvanhoc.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại
24. Phanxine, Phim Việt Nam – có hay không nữ quyền, Báo DNSG Cuối tuần, số 66 ra ngày 22.10.2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phim Việt Nam – có hay không nữ quyền

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh những người nam luôn gắn liền với rượu như một cách để giải thoát bản thân khỏi - phim cải biên tro tàn rực rỡ của đạo diễn bùi thạc chuyên từ góc nhìn giới
nh ảnh những người nam luôn gắn liền với rượu như một cách để giải thoát bản thân khỏi (Trang 36)
Hình ảnh những người đàn ông sử dụng bạo lực, gây gổ, đánh nhau là hình  ảnh xuất hiện rất nhiều với phái nam trong các bộ phim - phim cải biên tro tàn rực rỡ của đạo diễn bùi thạc chuyên từ góc nhìn giới
nh ảnh những người đàn ông sử dụng bạo lực, gây gổ, đánh nhau là hình ảnh xuất hiện rất nhiều với phái nam trong các bộ phim (Trang 37)
Hình ảnh nam giới cũng thường được gắn với tính dục, họ luôn được coi là  người chủ động, cũng như có nhu cầu cao hơn trong việc thoả mãn nhu cầu sinh - phim cải biên tro tàn rực rỡ của đạo diễn bùi thạc chuyên từ góc nhìn giới
nh ảnh nam giới cũng thường được gắn với tính dục, họ luôn được coi là người chủ động, cũng như có nhu cầu cao hơn trong việc thoả mãn nhu cầu sinh (Trang 40)
Hình ảnh Tam tự cô lập chính mình và bị mọi người tránh né sau nỗi đau mất con - phim cải biên tro tàn rực rỡ của đạo diễn bùi thạc chuyên từ góc nhìn giới
nh ảnh Tam tự cô lập chính mình và bị mọi người tránh né sau nỗi đau mất con (Trang 41)
Hình ảnh chiếc võng được mắc ngang gian nhà trở thành nơi ngủ tạm bợ của Dương mỗi khi - phim cải biên tro tàn rực rỡ của đạo diễn bùi thạc chuyên từ góc nhìn giới
nh ảnh chiếc võng được mắc ngang gian nhà trở thành nơi ngủ tạm bợ của Dương mỗi khi (Trang 57)
Hình ảnh Khang và thầy chùa gạt bỏ mọi quy tắc chốn linh thiêng để uống rượu - phim cải biên tro tàn rực rỡ của đạo diễn bùi thạc chuyên từ góc nhìn giới
nh ảnh Khang và thầy chùa gạt bỏ mọi quy tắc chốn linh thiêng để uống rượu (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w