1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo khảo sát đất nước hàn quốc từ góc nhìn của giới trẻ việt nam (khảo sát sinh viên trường đại học văn hiến)

220 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đất Nước Hàn Quốc Từ Góc Nhìn Của Giới Trẻ Việt Nam (Khảo Sát Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hiến)
Tác giả Ts. Lê Sĩ Hải, Ths. Cao Thúy Oanh, Ths. Chểnh Cao Ngọc Linh, Ths. Nguyễn Duy Hải, Ths. Nguyễn Hồng Nhung, Ths. Lê Đặng Tường Vy, Ths. Đặng Thị Diệu Linh, Ths. Lưu Nhuệ Bang, Ths. Baek Myeongjin, Sinh Viên Bộ Môn Hàn Quốc Học, Ctv
Người hướng dẫn Pgs.Ts. Nguyễn Minh Đức, Ông Shin Choong Il, Bà Kim Mi Yeon
Trường học Trường Đại học Văn Hiến
Chuyên ngành Đông Phương Học
Thể loại Báo cáo khảo sát
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 25,07 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I MỞ ĐẦU (5)
  • PHẦN II KẾT QUẢ KHẢO SÁT (6)
    • 1. THÔNG TIN MẪU KHẢO SÁT (0)
    • 2. ĐÁNH GIÁ VỀ NGOẠI GIAO, CHÍNH TRỊ CỦA HÀN QUỐC (8)
    • 3. ĐÁNH GIÁ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HÀN QUỐC (16)
    • 4. ĐÁNH GIÁ VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC CỦA HÀN QUỐC (26)
    • 5. ĐÁNH GIÁ VỀ LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, DU LỊCH CỦA HÀN QUỐC (40)
    • 6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC (47)
  • PHẦN III KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP (52)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (57)
  • PHỤ LỤC (59)

Nội dung

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

ĐÁNH GIÁ VỀ NGOẠI GIAO, CHÍNH TRỊ CỦA HÀN QUỐC

2.1 Mức độ hiểu biết về ngoại giao – chính trị của Hàn Quốc

Trong năm 2022, truyền thông Việt Nam liên tục đưa tin về sự kiện Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp mối quan hệ thành “đối tác chiến lược toàn diện” sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Do vậy, kết quả khảo sát cho thấy 70,6% sinh viên biết được chính xác quan hệ ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam thiết lập vào năm 1992. Tuy nhiên cũng có gần 30% không nhớ chính xác thời gian Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1 Năm thiết lập ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Liên quan đến tình hình chính trị trên bán đảo Triều Tiên hiện nay, các sinh viên đều biết đến Hàn Quốc và Triều Tiên là hai quốc gia riêng biệt, nhưng thực trạng diễn ra ở bán đảo Triều Tiên thì sinh viên chưa nhận thức rõ ràng Kết quả khảo sát cho thấy, 46,2% sinh viên biết rằng quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hiện nay là tình trạng “đình chiến”, 17,1% không biết và đáng chú ý là có đến 28,4% cho rằng hai quốc gia trong tình trạng “hòa bình” (xem biểu đồ 2.1)

Biểu đồ 2.1 Hiểu biết của sinh viên về mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên Đình chiến Hòa bình Chiến tranh Không biết

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được hỏi về “Hàn Quốc đang là thành viên viên của tổ chức nào trên thế giới”, thành viên của tổ chức nào, tuy nhiên cũng có 35% sinh viên biết được chính xác Hàn Quốc là thành viên của nhóm G20 Tỉ lệ khá lớn (42,1%) sinh viên cho rằng Hàn Quốc thuộc ASEAN, một số khác cho rằng Hàn Quốc thuộc G7, NATO (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2 Hàn Quốc tham gia các tổ chức

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khảo sát cũng đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về chính trị của Hàn Quốc thông qua các câu hỏi về “tổng thống đương nhiệm”, “chế độ chính trị” Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn sinh viên đều biết được chính xác tên của tổng thống Hàn Quốc hiện nay, tỉ lệ chiếm 62,2% Điều này phản ánh được rằng tin tức về chính trị - ngoại giao Hàn Quốc được cập nhật nhiều ở Việt Nam, và sinh viên có từng đọc thông tin về thông tin này Đặc biệt trong năm 2023 vừa qua, tổng thống Yoon Suk- yeol có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam, sự kiện này đã được truyền thông mạnh mẽ và cập nhật liên tục trên các trang thông tin điện tử chính thức của Việt Nam (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3 Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023) Đa số sinh viên ít quan tâm và không nắm rõ chế độ/ thể chế chính trị của Hàn Quốc, với 70% sinh viên không biết (trả lời sai), điều này có thể phản ánh sự ít quan tâm trong thế hệ trẻ nói chung đối với vấn đề này (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4 Chế độ chính trị của Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 1.069 22,8 92,3

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

2.2 Quan điểm, đánh giá về ngoại giao – chính trị của Hàn Quốc

Việc sinh viên quan tâm đến tình hình chính trị - ngoại giao có thể là dấu hiệu tích cực, cho thấy họ không chỉ quan tâm đến vấn đề nội địa mà còn chú ý đến các quan hệ quốc tế Điều này có thể tạo cơ hội cho việc mở rộng kiến thức và tăng cường hiểu biết của sinh viên về sự quan trọng của hợp tác và giao lưu giữa các quốc gia.

Khảo sát về mức độ quan tâm đối với vấn đề ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã phản ánh sự đa dạng trong nhận thức của sinh viên hiện nay Kết quả khảo sát cho thấy hơn một nửa sinh viên (51,9%) có quan tâm đến mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam (riêng đối với sinh viên Hàn Quốc học, tỉ lệ này là 76,1%), tỉ lệ khá nhỏ không quan tâm hoặc rất không quan tâm (5%), 43% đánh giá là “bình thường” (xem biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2: Mức độ quan tâm đến quan hệ ngoại giao giữa

Việt Nam và Hàn Quốc

Rất quan tâm Khá quan tâm Bình thường Không quan tâm Rất không quan tâm

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023) Đánh giá về mức độ quan trọng của mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam cho thấy đa số sinh viên (86,5%) cho rằng quan trọng (trong đó, 52,6% cho rằng “rất quan trọng” và 33,9% cho rằng “khá quan trọng”) Kết quả này cho thấy, đa số sinh viên đều nhận thức rất rõ ràng và quan tâm đến mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam, điều này cũng cho thấy sự thành công của quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam đến giới trẻ (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5 Đánh giá mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nhằm đo lường sâu hơn nhận thức, đánh giá của sinh viên về mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam, đề tài tiến hành đặt câu hỏi mở cho 248 sinh viên: “Theo bạn, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có quan trọng không? Tại sao?” Kết quả cho thấy chỉ có 6 sinh viên trả lời “không”, “không biết” hoặc không trả lời; còn lại hầu hết khẳng định là quan trọng với những lý do chủ yếu như: giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa… và nhiều lý do khác.

“Mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam quan trọng vì tạo cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại, nghiên cứu, phát triển, giao lưu văn hóa, giáo dục, và có thể đóng góp vào an ninh và ổn định khu vực.”

(Lê Thị Yến V, nữ, năm 3, Quản trị kinh doanh, 25/12/2023)

“Dạ có Vì mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa và chính trị giữa hai quốc gia Điều này mang lại lợi ích kinh tế, trao đổi văn hóa cũng như cơ hội hợp tác đa phương trong cộng đồng quốc tế.”

(Đặng Ngọc Hoàng Y, nữ, năm 2, Thương mại điện tử, 25/12/2023)

“Có quan trọng trong vấn đề giao thương hiện nay, chúng ta đang mở rộng ngoại giao Hàn Quốc một nước rất gần với Việt Nam chúng ta và người Việt sinh sống tại đây cũng khá đông.”

(Nguyễn Thị Mỹ T, nữ, năm 2, Quan hệ công chúng, 25/12/2023)

“Có vì giúp liên kết 2 nước lại với nhau mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn muốn du học và làm việc.”

(Nguyễn Thị Mỹ T, nữ, năm 2, Văn học, 25/12/2023)

Khảo sát về sức ảnh hưởng của mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam với hai quốc gia và khu vực, số liệu cho thấy hơn 76,1% sinh viên đánh giá mối quan hệ giữa hai bên có “ảnh hưởng” Điều này cho thấy sinh viên đều có cái nhìn tích cực đối với Hàn Quốc nói riêng và mối quan hệ giữa hai quốc gia nói chung (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6 Quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam ảnh hưởng với hai quốc gia và khu vực

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam, theo đánh giá của đa số sinh viên là quan trọng và có tác động lên chính hai quốc gia cũng như trong toàn khu vực, ngoài ra mối quan hệ này cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày mà sinh viên cảm nhận được Dựa vào kết quả khảo sát, đa số sinh viên đều cho biết mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam đóng một vai trò quan trọng, nhưng mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của sinh viên chỉ chiếm 49,3% (xem bảng 2.7)

Bảng 2.7 Mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát sâu hơn về những ảnh hưởng mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam đến cuộc sống hàng ngày thông qua câu hỏi “Theo bạn, mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn không? Nếu có, thì ảnh hưởng như thế nào, hãy nêu ý kiến của bạn.” Thì tỉ lệ này tăng lên khoảng 65% (chỉ có 86 trên tổng số 248 sinh viên trả lời

“không ảnh hưởng”, “không biết” hoặc không trả lời)

ĐÁNH GIÁ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HÀN QUỐC

3.1 Mức độ hiểu biết về kinh tế – xã hội của Hàn Quốc

Khảo sát hiểu biết kinh tế Hàn Quốc bao gồm các khía cạnh: Thu nhập bình quân đầu người (GDP), lĩnh vực kinh tế mạnh nhất của Hàn Quốc, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam.

Khảo sát về "Thu nhập bình quân đầu người (GDP) của Hàn Quốc so với các quốc gia trên thế giới", có thể quan sát rằng sự quan tâm của sinh viên đối với tình hình kinh tế Hàn Quốc là đáng kể Kết quả khảo sát cho thấy mức độ nhận thức và quan tâm của sinh viên là khá cao, khi mà có 38% sinh viên cho biết thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đứng trong Top 20 trên thế giới, 31,3% sinh viên khác cho rằng thu nhập bình quân của người Hàn Quốc thuộc Top 10 toàn cầu (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1 Thu nhập bình quân đầu người (GDP) của Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Thứ tự trên thế giới

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Dựa vào kết quả của bảng số liệu có thể thấy rằng sinh viên không chỉ có độ hiểu biết mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với kinh tế Hàn Quốc Sự nhạy bén của họ trong việc nhận biết các lĩnh vực kinh tế mạnh của đất nước này cho thấy một cách rõ ràng về mức độ thông tin và nhận thức kỹ thuật của sinh viên về hiện trạng kinh tế của Hàn Quốc Gần phân nửa trên tổng số sinh viên tham gia phỏng vấn (44,9%) đã đưa ra đánh giá rằng hiện nay, kinh tế của Hàn Quốc đạt vị thế mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực "Du lịch, Văn hóa và Giải trí" Và đã có 43,8% sinh viên cũng nhận định rằng kinh tế Hàn Quốc có sức mạnh đáng kể trong lĩnh vực "Công nghiệp công nghệ cao và Điện tử" Tiếp đến là các lĩnh vực như “Y học và chăm sóc sức khỏe”, “Nông nghiệp, công nghệ cao” không được bình chọn cao (xem biểu đồ3.1).

Biểu đồ 3.1: Hiểu biết về thế mạnh về kinh tế của Hàn Quốc

Công nghiệp công nghệ cao và điện tử Nông nghiệp công nghệ cao

Du lịch, văn hóa và giải trí Y học và chăm sóc sức khỏe

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Với câu hỏi "Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ mấy về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay?”, kết quả khảo sát cho thấy sự không nhất quán trong hiểu biết của sinh viên về vị trí của Hàn Quốc trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Có 47,3% sinh viên cho rằng Hàn Quốc đứng thứ 2 về vốn đầu tư vào Việt Nam, 24,3% cho rằng đứng thứ 3 Tuy nhiên, chỉ có 16,8% sinh viên cho rằng Hàn Quốc là quốc gia đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lớn nhất, một tỉ lệ khá nhỏ so tổng thể trong khảo sát này (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2 Đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả khảo sát đã cho thấy rằng sinh viên cũng có sự quan tâm về sự đầu tư phát triển kinh tế tại Việt Nam, nhưng nhìn chung, đa phần vẫn chưa nắm bắt chính xác về thông tin đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay Sự đa dạng trong biên độ các câu trả lời cho thấy việc nắm bắt thông tin chuẩn xác về đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam của sinh viên còn chưa được quan tâm.

Mặc dù vậy, nhưng khi thực hiện khảo sát bằng câu hỏi mở với 248 sinh viên: “Bạn thấy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có giúp ích cho sự phát triển của kinh tếViệt Nam hay không? Nếu có, giúp ích như thế nào? Lĩnh vực gì? (VD: thị trường,tiêu thụ, việc làm, công nghệ)” thì có đến 94,35% số câu trả lời là “vốn đầu tư củaHàn Quốc vào Việt Nam có giúp ích cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam”; chỉ có5,65% cho rằng là không có hoặc không có nhận định về vấn đề này. Đánh giá về mức độ hiểu biết các vấn đề xã hội của sinh viên về đất nước Hàn Quốc, trong phần này, đề tài khảo sát hiểu biết của sinh viên về các khía cạnh: Các vấn đề “nan giải” mà Hàn Quốc đang đối mặt, chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc hiện nay.

Dựa vào kết quả khảo sát về các vấn đề nan giải mà xã hội Hàn Quốc đang phải đối mặt, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng 42,7% (2.004 sinh viên) cho rằng "Tỉ lệ sinh thấp – dân số già hóa" là vấn đề nan giải chính trong xã hội Hàn Quốc hiện nay Sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh này của vấn đề xã hội thể hiện một cấp độ hiểu biết đáng kể từ phía sinh viên Điều đáng chú ý khác là có 35,2% (1.649 sinh viên) đã nhấn mạnh vấn đề liên quan đến "Áp lực cạnh tranh – tỉ lệ trầm cảm, tự tử cao" Nhìn chung, việc sinh viên đưa ra nhận định về khía cạnh tâm lý và xã hội của vấn đề kinh tế cũng là một phản ánh sâu sắc về cách họ nhìn nhận và xử lý thông tin liên quan đến Hàn Quốc (xem bảng 3.3).

Bảng 3.3 Vấn đề nan giải mà xã hội Hàn Quốc hiện nay đang đối mặt

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Chênh lệch giàu – nghèo cao 833 17,8 17,8

Tỉ lệ sinh thấp - dân số già hóa 2.004 42,7 60,5 Áp lực cạnh tranh - tỉ lệ trầm cảm, tự tử cao 1.649 35,2 95,7 Ô nhiễm môi trường – chất phóng xạ 204 4,3 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả khảo sát nhận thức về chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc hiện nay cho thấy sự quan tâm đặc biệt của sinh viên đối với chỉ số hạnh phúc và mức độ thông tin cao về tình hình xã hội của Hàn Quốc hiện nay Bảng số liệu cho thấy có đến 39,3% tổng số sinh viên trả lời (1.844 sinh viên) cho rằng “chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc hiện nay đứng trong top 60 của thế giới” Đánh giá này cho thấy rằng sinh viên có sự chú ý đặc biệt đến chỉ số này với chất lượng cuộc sống và trạng thái tâm lý của cộng đồng xã hội của đất nước, con người Hàn Quốc (xem bảng 3.4).

Bảng 3.4 Chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc hiện nay

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

3.2 Quan điểm, đánh giá về kinh tế – xã hội của Hàn Quốc

Trong phần này, đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ quan điểm, đánh giá của sinh viên về kinh tế - xã hội của Hàn Quốc ở các khía cạnh: Sự đầu tư của Hàn Quốc vào Việt

Nam có giúp ích cho phát triển; đánh giá và mong muốn làm việc cho các doanh nghiệp Hàn Quốc; đánh giá các sản phẩm của Hàn Quốc; đánh giá về xã hội Hàn Quốc và mong muốn kết hôn với người Hàn Quốc trong tương lai

Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về “đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có giúp ích cho phát triển”, chúng tôi nhận thấy có đến 80% tổng số sinh viên tham gia phỏng vấn cho rằng “có giúp ích”, trong đó đặc biệt có 40,4% (1.897 sinh viên) cho rằng "giúp ích rất nhiều" khi được hỏi về mức độ giúp ích của đầu tư của Hàn Quốc vào kinh tế Việt Nam Số liệu này phản ánh một mức độ hiểu biết và nhận thức cao từ phía sinh viên về vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế Mức độ tương tác tích cực này của sinh viên với vấn đề đầu tư nước ngoài cung cấp cơ sở cho niềm tin rằng họ có cái nhìn sâu rộng, “cởi mở” về mối quan hệ kinh tế toàn cầu và nhận thức về những lợi ích phát triển kinh tế có thể đem lại cho Việt Nam (xem bảng 3.5).

Bảng 3.5 Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam giúp ích cho sự phát triển của kinh tế

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023) Để ghi nhận rõ ràng hơn những đánh giá, quan điểm của sinh viên về tác động từ đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, đề tài đặt câu hỏi mở với 248 sinh viên: “Bạn thấy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có giúp ích cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam hay không? Nếu có, giúp ích như thế nào? Lĩnh vực gì? (VD: thị trường, tiêu thụ, việc làm, công nghệ)”, phần lớn sinh viên đánh giá cao tác động này, đồng thời nêu rõ các lợi ích như sau:

“Doanh nghiệp Hàn Quốc đã góp phần hình thành, phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam Đặc biệt từ sau khi Samsung và LG đổ bộ vào Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ Hiện ngành này chiếm tỉ trọng gần 20% giá trị toàn ngành công nghiệp.”

(Đoàn Như H, nữ, năm 2, Hàn Quốc học, 22/12/2023)

“Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích quan trọng Dưới đây là một số điểm mà đầu tư này có thể giúp ích:

1 **Thị trường và Tiêu thụ** Các doanh nghiệp Hàn Quốc thường mang theo kinh nghiệm quản lý và chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả, giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường và tăng cường tiêu thụ trong nước.

ĐÁNH GIÁ VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC CỦA HÀN QUỐC

4.1 Mức độ hiểu biết về văn hóa – giáo dục của Hàn Quốc

Mục này sẽ cung cấp mức độ hiểu biết của giới trẻ Việt Nam về văn hóa – giáo dục của Hàn Quốc ở các khía cạnh: ẩm thực, trang phục, phim ảnh, âm nhạc, thể thao và giáo dục

Khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên về món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc có 85,1% chọn câu trả lời đúng là Tokbokki, còn lại có 14,9% sinh viên đưa ra câu trả lời sai Điều này cho thấy món ăn Hàn Quốc khá thân thuộc, phổ biến và dễ nhận biết trong nhận thức của giới trẻ (xem biểu đồ 4.1).

5.1 2 Biểu đồ 4.1 Món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc

Susi Tokbokki Mì champong Takoyaki

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được hỏi trực tiếp về tên các món ăn phổ biến của Hàn Quốc, đa số các sinh viên đều đưa câu trả lời đó là món cơm trộn, tokbokki, kimbap, mì cay, kim chi, mì lạnh, mì tương đen, thịt nướng Các sinh viên cho biết thường ăn các món ăn này tại cửa hàng tiện lợi, quán ăn Hàn Quốc, nhà hàng Hàn Quốc cùng với bạn bè, người yêu, gia đình Trung bình một tháng sinh viên sẽ đi ăn món ăn Hàn Quốc tại nhà hàng 1-2 lần, còn đối với cửa hàng tiện lợi, giá rẻ hơn thì sinh viên đi ăn thường xuyên hàng tuần Sinh viên cho biết món ăn Hàn Quốc tại cửa hàng tiện lợi không quá đắt, phù hợp túi tiền của sinh viên, khi đi ăn món Hàn Quốc tại nhà hàng Hàn Quốc thì giá có hơi cao một chút nhưng vẫn chấp nhận được.

Kết quả khảo sát về nhận thức về hanbok, có 87,3% sinh viên nhận biết đúng về hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, chứng tỏ hình ảnh về trang phục truyền thống của Hàn Quốc là một biểu tượng khá quen thuộc với sinh viên Có12,7% sinh viên đưa ra câu trả lời sai (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1 Hanbok trong văn hóa của Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả khảo sát sự nhận biết về Arirang trong văn hóa Hàn Quốc cho thấy có 58,6% nhận biết Arirang là bài hát của Hàn Quốc Tuy nhiên, có 41,1% sinh viên không biết được Arirang là bài hát của Hàn Quốc, chứng tỏ Arirang vẫn còn là biểu tượng ít quen thuộc với sinh viên (xem bảng 4.2).

Bảng 4.2 Arirang trong văn hóa Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy Ẩm thực truyền thống 619 13,2 13,2 Địa danh nổi tiếng 518 11 24,2

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Với câu hỏi “Bộ phim nào là bộ phim do Hàn Quốc sản xuất?”, thì có 86,3% (4.046 sinh viên) chọn câu trả lời đúng là Squid Game, có 13,7% đưa ra lựa chọn sai Kết quả này cho thấy sức lan tỏa của bộ phim Squid Game đối với tầng lớp sinh viên, và phim ảnh có sức lan tỏa mạnh mẽ văn hóa của Hàn Quốc (xem bảng 4.3).

Bảng 4.3 Bộ phim do Hàn Quốc sản xuất

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Với câu hỏi để nhận biết mức độ hiểu biết về nhóm nhạc của Hàn Quốc, thì có 57,1

% (2.678 sinh viên) chọn câu trả lời đúng là, AKB48 không phải là nhóm nhạc của Hàn Quốc, và có 13,4% (630 sinh viên) trả lời Black Pink không phải là nhóm nhạc của Hàn Quốc Điều này cho thấy hơn 50% số sinh viên được khảo sát có am hiểu về các nhóm nhạc của Hàn Quốc (xem bảng 4.4).

Bảng 4.4 Nhóm nhạc không phải của Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Theo bảng xếp hạng nền giáo dục trên thế giới 2022 của Tạp chí dân số thế giới (worldpopulationreview.com) thì nền giáo dục của Hàn Quốc đứng thứ 17 (top 20) trên thế giới Đối với câu hỏi khảo sát này, có 59,6% (2.797 sinh viên) cho rằng giáo dục Hàn Quốc thuộc top 10, dù đây là lựa chọn sai nhưng lại cho thấy sinh viên đánh giá khá cao về chất lượng giáo dục của Hàn Quốc; bên cạnh đó có 29% (1.359 sinh viên) chọn câu trả lời đúng Có 11,4% (411 sinh viên) cho rằng giáo dục Hàn Quốc thuộc top 30, 40 (xem biểu đồ 4.2).

2.9 Biểu đồ 4.2 Thứ hạng nền giáo dục Hàn Quốc

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Với khảo sát về môn thể thao được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, có 37,1 % (1.740 sinh viên) cho rằng Taekwondo là môn thể thao được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, tiếp theo là bóng đá với 30% câu trả lời (1.409 sinh viên) Điều này cho thấy sinh viên có hiểu biết và quan tâm về thể thao của Hàn Quốc Khi được phỏng vấn trực tiếp, có sinh viên còn kể tên cầu thủ nổi tiếng của Hàn Quốc là Son Heung Min (xem bảng 4.5).

Bảng 4.5 Môn thể thao được yêu thích nhất tại Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

4.2 Quan điểm, đánh giá về văn hóa – giáo dục của Hàn Quốc

Với khảo sát cảm nhận về ẩm thực của Hàn Quốc, có 82,9% (3.887 sinh viên) trả lời rằng ẩm thực Hàn Quốc “ngon” và “rất ngon”, chỉ có 1,7 % (79 sinh viên) trả lời rằng ẩm thực Hàn Quốc “không ngon” và “rất không ngon” Điều này chứng tỏ ẩm thực Hàn Quốc có hương vị khá gần gũi với khẩu vị của sinh viên Việt Nam (xem bảng 4.6).

Bảng 4.6 Cảm nhận về ẩm thực của Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được khảo sát bằng câu hỏi mở, đa số sinh viên cho biết giới trẻ Việt Nam thích ẩm thức Hàn Quốc, ở nhà thường nấu món Hàn Quốc cùng gia đình, thường xuyên cùng bạn bè, gia đình đi ăn ở quán ăn Hàn Quốc, tổ chức sinh nhật, tiệc ở quán ăn Hàn Quốc.

“Mình thích ăn tobokki, gà rán, mỳ udon, cơm cuộn, canh rong biển Mình thường ăn món ăn Hàn quốc và giá cả đối với mình là hợp lý Hầu hết giới trẻ Việt Nam đều rất thích ăn đồ ăn Hàn Quốc Họ thường cùng nhau ăn sau giờ học, thậm chí là trong tiết học cũng ăn và tụ tập nấu đồ ăn Hàn.”

(Đặng Thị Thảo U, nữ, năm 3, Ngôn ngữ Anh, 25/12/2023)

“Mình thích miến trộn, kimbap, canh kim chi, rất ngon, ăn với bạn bè tầm 1-2 lần/1 tháng, hơi đắt một chút Giới trẻ Việt Nam rất thích món ăn Hàn Quốc Bạn bè hay rủ đi ăn sinh nhật ở nhà hàng Hàn Quốc và hay nấu những món ăn đơn giản của Hàn Quốc.”

(Trần Lê Minh H, nữ, năm 2, Tâm lí học, 25/12/2023)

“Tôi thích tokbokki, mỳ lạnh, mỳ tương đen, kim chi, v.v Cảm giác ngon khó cưỡng ăn với bạn bè hoặc người thân Ở các quán ăn trong thành phố Tùy giá món ăn nếu thấy phù hợp sẽ sẵn sàng mua Tôi thấy giới trẻ VN 80% thích ẩm thực HQ Vì mỗi lần khi nhắc đến bạn bè đều biết , có nhiều bạn còn mở chương trình Mukbang của người Hàn Quốc lên xem.”

(Nguyễn Hồng Q, nữ, năm 1, Tiếng Anh Biên phiên dịch, 25/12/2023)

“Các món ăn Hàn Quốc tôi biết là mì cay, đồ nướng, kim chi, tokbokki, cơm cuộn Tôi thấy rất phù hợp khẩu vị của mình cũng như giới trẻ hiện này Tôi thường ăn ở các quán Hàn tại Việt và ăn với bạn bè Tôi không đếm được số lần ăn món Hàn vì khá nhiều chiếm đa số Đối với tôi cũng khá đắc vì tiền Hàn quy ra tiền Việt cũng chênh lệch khá nhiều mà món Hàn nguyên liệu cũng khá nhiều tiền Tôi thường đi ăn với bạn bè đa số toàn món Hàn.”

(Nguyễn Thị Mỹ T, nữ, năm 2, Văn học, 25/12/2023)

ĐÁNH GIÁ VỀ LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, DU LỊCH CỦA HÀN QUỐC

5.1 Mức độ hiểu biết về lịch sử – địa lý – du lịch của Hàn Quốc

Khảo sát nhận thức về lịch sử tổng quan của Hàn Quốc, kết quả cho thấy phần lớn sinh viên được khảo sát đều có hiểu biết nhất định về vấn đề lịch sử của Hàn Quốc, chủ yếu là các thời kỳ triều đại cổ xưa, đại diện tiêu biểu cho kiến thức lịch sử cơ bản là Goguryo, Baekje, Shilla chiếm 62,1% (2.912 sinh viên) Một số sinh viên có nhầm lẫn các triều đại khác liên quan đến nhà Thanh, nhà Minh hay nhà Hán của Trung Hoa cổ đại Mặc dù vậy, về tổng thể, dữ liệu này thúc đẩy hình ảnh tích cực về mức độ hiểu biết lịch sử của sinh viên, đặc biệt là về giai đoạn cổ xưa của đất nước Hàn Quốc (xem bảng 5.1).

Bảng 5.1 Triều đại cổ xưa của Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Shilla, nhà Hán, nhà Minh 279 5,9 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Trong đó, khi cụ thể hóa câu hỏi về lịch sử triều đại Hàn Quốc thì số sinh viên trả lời đúng về vương triều hưng thịnh nhất của Hàn Quốc là Chosun chiếm 46,2%, tức là gần một nửa số sinh viên có hiểu biết đúng đắn về dòng chảy lịch sử của các vương triều Hàn Quốc Điều này có thể giải thích thông qua việc sinh viên Việt Nam xem phim ảnh của Hàn Quốc nên đã có kiến thức nhất định về lịch sử của Hàn Quốc Và đáp án được lựa chọn nhiều thứ 2 là triều đại Goguryo (24,1%), đáp án là Shilla và Baekje không có sự chênh lệch quá lớn (xem biểu đồ 5.1).

46.2 Biểu đồ 5.1: Triều đại phát triển nhất của Hàn Quốc

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Tuy nhiên khi đặt câu hỏi về vấn đề chiến tranh trên bán đảo triều Triều Tiên thì đến 68,9% (3.232 sinh viên) có sự nhầm lẫn và cho rằng năm 1954 là thời điểm kết thúc của cuộc chiến tranh Triều Tiên, và có tỉ lệ rất thấp (3,8%) chọn phương án đúng là năm 1953 (xem bảng 5.3).

Bảng 5.3 Năm kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Năm kết thúc chiến tranh

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Mặc dù đa số sinh viên không nắm rõ thời gian kết thúc chiến tranh liên Triều vào năm 1953, nhưng đối chiếu với câu hỏi về tình trạng mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hiện nay, kết quả cho thấy gần 1 nửa (46,2%) sinh viên biết rằng quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hiện nay đang trong tình trạng “đình chiến”, 17,1% không biết và đáng chú ý là có đến 28,4% cho rằng hai quốc gia trong tình trạng

Khảo sát hiểu biết của sinh viên về vấn đề địa lý, khí hậu ở Hàn Quốc cho thấy tỉ lệ trả lời đúng rất cao Có 61% (2.863 sinh viên) trả lời đúng Hàn Quốc thuộc khu vực

“Đông Á”, 23,8% (1.114 sinh viên) có sự hiểu lầm, cho rằng Hàn Quốc thuộc khu vực “Đông Nam Á”, một số sinh viên khác trả lời Hàn Quốc thuộc khu vực khác ở Châu Á (xem bảng 5.4).

Bảng 5.4 Hàn Quốc thuộc vùng địa lý

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Về khí hậu, 2.754 sinh viên (58,7%) trả lời đúng về đới khí hậu của Hàn Quốc là “ôn đới”, 24,9% trả lời là “hàn đới” Đáng chú ý là vẫn có nhiều sinh viên dường như không phân biệt được các đới khí hậu, nên cho rằng Hàn Quốc thuộc vùng “nhiệt đới” hay “cận nhiệt đới” (xem bảng 5.5).

Bảng 5.5 Hàn Quốc thuộc đới khí hậu

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy Đới khí hậu

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023) Đối với câu hỏi khảo sát liên quan đến địa điểm du lịch tại Hàn Quốc, rất bất ngờ khi hai địa điểm là đảo Nami (25%) và đảo Jeju (37,8%) lại được bình chọn là các “địa điểm du lịch ít nổi tiếng nhất” của Hàn Quốc, tiếp đến là chợ Gwangjang và chợ Myeongdong (xem bảng 5.6)

Kết quả khảo sát bằng câu hỏi mở với 248 sinh viên về các địa điểm du lịch muốn thăm quan khi đến Hàn Quốc, thì phần lớn trả lời là thủ đô Seoul và thành phố biển Busan Điều này phản ánh rằng, trong tâm trí của các bạn trẻ, yếu tố quyết định sự hấp dẫn của địa điểm du lịch có thể không phản ánh đúng giá trị thực tế hay sự nổi tiếng của địa điểm mà có thể bị hấp dẫn thông qua phim ảnh hay nhắc đến nên họ mong muốn được đi đến khám phá

Bảng 5.6 Địa điểm ít nổi tiếng của Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy Địa điểm Đảo Jeju 1.774 37,8 37,8

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

5.2 Quan điểm, đánh giá về lịch sử – địa lý – du lịch của Hàn Quốc

Khảo sát về mức độ quan tâm đến lịch sử của Hàn Quốc, kết quả cho thấy sinh viên thể hiện sự quan tâm là 37,3% (trong đó, “rất quan tâm, đã từng tìm hiểu” là 663 sinh viên, chiếm 14.1%) Những sinh viên thể hiện quan điểm “rất quan tâm, đã từng tìm hiểu” chủ yếu là sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học Trong khi đó, có 49,2% (2.308 sinh viên) có quan điểm trung lập hoặc không thể hiện quan điểm về lịch sử Hàn Quốc (xem bảng 5.7)

Bảng 5.7 Mức độ quan tâm đến lịch sử của Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Rất quan tâm, đã từng tìm hiểu 663 14,1 14,1

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khảo sát bằng câu hỏi mở: “Bạn nghĩ Hàn Quốc là đất nước hiếu chiến hay ưa chuộng hoà bình, vì sao bạn có ấn tượng như vậy?” Kết quả cho thấy, 50% (124 sinh viên) khẳng định rõ quan điểm “Hàn Quốc là đất nước ưa chuộng hòa bình”:

“Hàn Quốc là nước ưu chuộng hòa bình Vì Hàn Quốc đã thực hiện chính sách ngoại giao ưa chuộng hòa bình và hợp tác kinh tế thay vì xung đột quân sự Chính sách này được thực hiện trong bối cảnh quan hệ phức tạp với Bắc Triều Tiên và khu vực châu Á.”

(Lê Thị Yến V, nữ, năm 3, Quản trị kinh doanh, 25/12/2023)

“Hàn Quốc là đất nước ưa chuộng hoà bình Bởi vì, nhìn nhận thấy con người Hàn Quốc vui vẻ, và phát triển về kinh tế tương đối mạnh hơn là chính trị.”

(Trần Văn T, nam, năm 3, Tâm lý học, 25/12/2023)

“Em nghĩ họ ưa chuộng hoà bình vì rất ít những đất nước muốn gây chiến và ghét Hàn Quốc.”

(Huỳnh Mỹ Ngh, nữ, năm 1, Truyền thông đa phương tiện, 25/12/2023)

“Hàn Quốc là 1 nước chuộng hòa bình vì các chính sách của Hàn Quốc đã nói lên điều đó.”

(Nguyễn Phúc L, nam, năm 1, Truyền thông đa phương tiện, 25/12/2023)

Bên cạnh 50% sinh viên khẳng định rõ quan điểm Hàn Quốc là đất nước ưa chuộng hòa bình thì có tỉ lệ khá nhỏ với 8,8% (22 sinh viên) khẳng định “Hàn Quốc là đất nước hiếu chiến”, tuy nhiên cũng chỉ vài sinh viên có sự giải thích về nhận định này và chủ yếu xoay quanh vấn đề xung đột với Bắc Triều Tiên:

“Có Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh: Năm 1953, hai bên chỉ đồng ý đình chiến, tạm thời ngừng giao chiến, có nghĩa giờ đây chiến tranh vẫn đang xảy ra hàng ngày.”

(Trần Phương U, nữ, năm 4, Đông phương học, 22/12/2023)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC

Ngoài khảo sát nhận thức của sinh viên về các khía cạnh ngoại giao - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, lịch sử - địa lý - du lịch của đất nước Hàn Quốc thì trong nghiên cứu này cũng đo lường nhận thức, đánh giá chung của sinh viên về đất nước Hàn Quốc thông qua các câu hỏi trong bảng khảo sát và phỏng vấn sâu.

6.1 Đất nước Hàn Quốc trong suy nghĩ của sinh viên

Theo các nghiên cứu, phần lớn giới trẻ Việt Nam khi nhắc đến Hàn Quốc sẽ liên tưởng đến những bộ phim hay hoặc những ban nhạc, ca khúc nổi tiếng khắp thế giới Trong khảo sát này, chúng tôi muốn đo lường nhận thức của giới trẻ Việt Nam về đất nước Hàn Quốc ở những khía cạnh khác nên đã loại trừ yếu tố này Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 2.974 sinh viên cho rằng Hàn Quốc là “quốc gia xinh đẹp, có khí hậu mát mẻ và thắng cảnh đẹp” (63,4%); bên cạnh đó cũng có 6,2% sinh viên cho rằng Hàn Quốc “đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội”; các quan điểm khác như

“quốc gia hiện đại, văn minh và giàu có”, “quốc gia có lịch sử lâu đời và nền văn hóa truyền thống thú vị” chiếm tỉ lệ không đáng kể (xem bảng 6.1).

Bảng 6.1 Ngoài phim ảnh và âm nhạc khi nhắc tới Hàn Quốc sẽ có những đặc điểm ấn tượng

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Là quốc gia xinh đẹp, có khí hậu mát mẻ và thắng cảnh đẹp 2.974 63,4 63,4

Là quốc gia hiện đại, văn minh và giàu có 787 16,8 80,2

Là quốc gia có lịch sử lâu đời và nền văn hóa truyền thống thú vị 640 13,6 93,8

Là quốc gia có đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội 289 6,2 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết hợp với khảo sát bằng câu hỏi mở, yếu tố ẩm thực (các món ăn truyền thống), hình ảnh trang phục truyền thống “hanbok” và nghệ thuật trang điểm cũng được nhiều sinh viên biết đến khi nhắc tới đất nước Hàn Quốc Ngoài ra, cũng có những sinh viên hiểu biết nhiều lĩnh vực khác của Hàn Quốc:

“Một số vấn đề mà nhiều người quan tâm đến về Hàn Quốc có thể bao gồm văn hóa pop (K- pop), công nghệ tiên tiến, cuộc sống đô thị hiện đại, ẩm thực đặc sắc, và cả hệ thống giáo dục nổi tiếng của họ.”

(Trần Võ Kim N, nữ, năm 3, Marketing, 25/12/2023)

“Khi nói đến đất nước Hàn Quốc, vấn đề tôi biết/ hoặc quan tâm nhất là việc giới trẻ Hàn Quốc không muốn kết hôn hay sinh con.”

(Nguyễn Huỳnh Yến N, nữ, năm 2, Tâm lý học, 25/12/2023)

6.2 Nhìn nhận mối quan hệ Hàn Quốc với Việt Nam

Phần lớn giới trẻ Việt Nam có thiện cảm với con người và đất nước Hàn Quốc vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có mối quan hệ hợp tác hiệu quả của hai quốc gia đã mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong nhiều năm qua Kết quả khảo sát cho thấy, dưới góc nhìn của sinh viên, mối quan hệ Hàn Quốc với Việt Nam hiện nay là

“đối tác, bạn bè thân thiện của Việt Nam” được đa số sinh viên lựa chọn (3.635 sinh viên), chiếm 77,5% mẫu khảo sát Có tỉ lệ rất nhỏ không đáng kể cho rằng Hàn Quốc là “đối thủ cạnh tranh” (5,1%) hoặc “đối thủ không thiện cảm” (1,9%) của Việt Nam (xem bảng 6.2).

Bảng 6.2 Mối quan hệ Hàn Quốc với Việt Nam dưới góc nhìn của sinh viên

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Là đất nước trợ giúp cho Việt Nam 725 15,5 15,5 Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam 239 5,1 20,6

Là đối tác, bạn bè thân thiện của Việt Nam 3.635 77,5 98,1

Là đối thủ không thiện cảm 91 1,9 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự khác nhau trong quan điểm, nhận định về đất nước Hàn Quốc với Việt Nam giữa giới tính nam và nữ Theo đó, nam giới có xu hướng cho rằng Hàn Quốc là “đối thủ cạnh tranh của Việt Nam” cao hơn (9,4%) so với nữ giới (3,9%); ngược lại, nữ giới có xu hướng cho rằng Hàn Quốc là “đối tác, bạn bè thân thiện của Việt Nam” cao hơn (79,5%) so với nam giới (70,6%) Xu hướng này cũng tương đồng với những sinh viên đang theo học chuyên ngành Hàn Quốc học (nhận định thiện cảm hơn) khi so sánh với những sinh viên học ngành khác tại Trường Đại học Văn Hiến (xem phụ lục 3, bảng 9 và bảng 19)

Kết quả khảo sát bằng câu hỏi mở cũng cho thấy phần lớn sinh viên đánh giá tích cực về mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam là “đối tác, bạn bè” đã mang lại nhiều lợi ích trên tất cả các khía cạnh, đặc biệt là kinh tế, văn hóa Tuy vậy, cũng có ý kiến đề cập đến tính “cạnh tranh”, “bản sắc văn hóa”.

“Dưới quan điểm của bản thân, Hàn Quốc đối với Việt Nam cương vị là một cộng sự và là nhà đầu tư cũng như một người bạn.”

(Đoàn Lê Ngọc T, nữ, năm 3, Ngôn ngữ Anh, 22/12/2023)

“Một người bạn hỗ trợ Việt Nam, một hình mẫu về những đất nước phương Đông, một đối tác chiến lược.”

(Đặng Chí V, nam, năm 3, Quan hệ công chúng, 22/12/2023)

“Đối với góc nhìn của em Hàn Quốc vừa là nước bạn vừa, nơi giao lưu kinh tế và là nước tạo việc làm cho người dân Việt Nam vô cùng lớn.”

(Phạm Thì Thùy Đ, nữ, năm 1, Đông phương học, 22/12/2023)

“Quan điểm của nhiều người về mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam thường tích cực.Hàn Quốc được xem là một đối tác quan trọng, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong hợp tác văn hóa, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác Mối quan hệ này thường được đánh giá cao về sự hỗ trợ và đóng góp tích cực vào phát triển của cả hai quốc gia.”

(Nguyễn Thị Ngọc H, nữ, năm 3, Quản trị kinh doanh, 25/12/2023)

“Dưới góc nhìn một số người, Hàn Quốc được coi là một đối tác quan trọng và có mối quan hệ thân thiện với Việt Nam Hai quốc gia đã thiết lập một quan hệ ngoại giao mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và du lịch Hàn Quốc cũng đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam Một số người cũng đánh giá cao văn hóa và đời sống của Hàn Quốc, bao gồm cả ngành công nghiệp giải trí và sản xuất nội dung, như phim, nhạc hàn quốc (K-pop), và phim truyền hình Hàn Quốc (K-drama), đã khá phổ biến ở Việt Nam và có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ Tuy nhiên, như với bất kỳ mối quan hệ ngoại giao nào, cũng có thể có những vấn đề và tranh cãi song phương Một số người có thể có những quan ngại về sự cạnh tranh kinh tế, thương mại bất cân đối hoặc vấn đề liên quan đến lao động và quyền lợi của người lao động Ngoài ra, cũng có thể có các quan ngại về việc tiếp xúc quá mức với văn hóa Hàn Quốc và nguy cơ mất bản sắc văn hóa của Việt Nam Tóm lại, quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có sự phức tạp và đa chiều Sự nhìn nhận của mỗi ngưới mối quan hệ này có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.”

(Nguyễn Ngọc Khánh T, nữ, năm 3, Ngôn ngữ Anh, 25/12/2023)

Với góc nhìn rất tích cực của giới trẻ Việt Nam với đất nước Hàn Quốc, do đó giới trẻ Việt cũng đánh giá Hàn Quốc là “quốc gia đáng sống” Kết quả khảo sát cho thấy có đến 58% sinh viên được hỏi cho rằng Hàn Quốc là quốc gia “khá đáng sống” (36%) và “rất đáng sống” (22%) Bên cạnh đó, chỉ có tỉ lệ rất ít cho rằng “không đáng sống” hoặc “rất không đáng sống” (xem biểu đồ 6.1).

Biểu đồ 6.1 Hàn Quốc có là quốc gia đáng sống

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

6.3 Kỳ vọng của giới trẻ Việt vào mối quan hệ với Hàn Quốc Để đánh giá những kỳ vọng của giới trẻ Việt vào mối quan hệ với Hàn Quốc, chúng tôi đặt câu hỏi “Các bạn mong muốn/ nguyện vọng hoặc kỳ vọng gì liên quan đến đất nước Hàn Quốc và mối quan hệ giữa Hàn Quốc - Việt Nam hiện nay và trong tương lai?”, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy hầu hết sinh viên mong muốn sự hợp tác bền vững với Hàn Quốc nhằm hướng đến phát triển kinh tế, tạo việc làm, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, du lịch.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát bằng câu hỏi mở cũng có những ý kiến đa dạng, phong phú và kỳ vọng vào mối quan hệ với Hàn Quốc như:

KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

1 Các kiến nghị giải pháp liên quan lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với giới trẻ Việt Nam không chỉ là một chiến lược quan trọng để tăng cường mối quan hệ ngoại giao mà còn là cơ hội để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tình hình chính trị - ngoại giao của Hàn Quốc hiện nay. Dưới đây là một số kiến nghị chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy sự hiểu biết này:

1.1 Tổ chức hội thảo và diễn đàn chính trị:

Hàn Quốc nên tăng cường tổ chức các hội thảo, diễn đàn chính trị với sự tham gia của các chính trị gia, nhà nghiên cứu và chuyên gia ngoại giao hàng đầu Những sự kiện này có thể giúp sinh viên Việt Nam nắm bắt thông tin về chính trị nội địa và quốc tế, đặc biệt là những chủ đề liên quan đến Hàn Quốc và vai trò của nước này trong cộng đồng quốc tế.

1.2 Hỗ trợ nghiên cứu và giảng dạy về chính trị Hàn Quốc:

Hợp tác giáo dục nên không chỉ giới hạn ở cấp độ đại học mà còn mở rộng đến các chương trình nghiên cứu và giảng dạy chuyên sâu về chính trị Hàn Quốc Việc này giúp sinh viên nắm vững cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hệ thống chính trị và ngoại giao Hàn Quốc.

1.3 Tăng cường truyền thông và giáo dục trực tuyến:

Với sự phổ biến của internet, Hàn Quốc có thể tạo ra các nền tảng trực tuyến chuyên sâu về chính trị và ngoại giao Việc sản xuất nội dung giáo dục, video, và bài giảng trực tuyến sẽ giúp sinh viên Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn và tăng cường kiến thức về Hàn Quốc.

1.4 Hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo về quan hệ quốc tế:

Hàn Quốc có thể hỗ trợ sinh viên Việt Nam tham gia các chương trình đào tạo về quan hệ quốc tế và ngoại giao Cung cấp cơ hội nghiên cứu và thực tập tại các tổ chức quốc tế hoặc đại sứ quán Hàn Quốc sẽ giúp họ áp dụng kiến thức học được vào thực tế.

1.5 Tổ chức chuyến thăm và trao đổi:

Các chương trình trao đổi sinh viên và chuyến thăm giáo sư, chuyên gia chính trị từ Hàn Quốc đến Việt Nam, và ngược lại, sẽ tạo ra cơ hội gặp gỡ trực tiếp, trao đổi ý kiến và chia sẻ thông tin Những trải nghiệm này có thể làm giàu thêm tầm hiểu biết của sinh viên về đất nước và con người Hàn Quốc.

Những kiến nghị trên nhằm mục đích không chỉ làm tăng cường mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam mà còn giúp sinh viên Việt Nam có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ về tình hình chính trị - ngoại giao của Hàn Quốc, từ đó thúc đẩy sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.

2 Các kiến nghị giải pháp liên quan lĩnh vực kinh tế - xã hội

Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với giới trẻ Việt Nam không chỉ tập trung vào khía cạnh chính trị - ngoại giao mà còn cần có những kiến nghị cụ thể trong lĩnh vực kinh tế - xã hội để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế - xã hội của Hàn Quốc hiện nay Dưới đây là một số kiến nghị chính sách:

2.1 Hợp tác giáo dục và đào tạo nghề:

Hàn Quốc có thể tăng cường hợp tác giáo dục và đào tạo nghề với các trường đại học và trung học nghề tại Việt Nam Việc này không chỉ giúp sinh viên nắm bắt kiến thức nghề nghiệp mà còn tạo cơ hội để họ hiểu rõ hơn về môi trường làm việc và ngành nghề tại Hàn Quốc.

2.2 Tổ chức chương trình thực tập và trao đổi kinh nghiệm:

Hỗ trợ sinh viên Việt Nam tham gia chương trình thực tập tại các doanh nghiệp và tổ chức tại Hàn Quốc sẽ giúp họ có cái nhìn trực tiếp về môi trường làm việc và cách quản lý kinh doanh tại quốc gia này Đồng thời, việc tổ chức chương trình trao đổi kinh nghiệm giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và sinh viên Việt Nam cũng là một cách hiệu quả để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tế.

2.3 Hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nhân trẻ:

Hàn Quốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Việt Nam muốn thử sức trong lĩnh vực khởi nghiệp và doanh nhân Việc cung cấp hỗ trợ tài chính, khuyến khích sáng tạo và tạo ra các chương trình đào tạo về quản lý doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên tự tin hơn khi bước vào thế giới kinh doanh.

2.4 Tổ chức hội thảo và sự kiện kinh tế - xã hội:

Hàn Quốc nên thường xuyên tổ chức các hội thảo, sự kiện về kinh tế - xã hội mở cho sinh viên Việt Nam tham gia Các chủ đề như phát triển bền vững, công nghiệp 4.0, các vấn đề xã hội đương đại mà Hàn Quốc đang gặp phải (dân số già, gia đình đa văn hóa, phân hóa giàu – nghèo…) có thể được thảo luận để sinh viên có cơ hội hiểu rõ hơn về xu hướng và thách thức trong nền kinh tế - xã hội hiện đại.

2.5 Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ:

Hàn Quốc có thể mở rộng cơ hội cho sinh viên Việt Nam tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ Việc này không chỉ giúp họ áp dụng kiến thức học thuật mà còn tạo ra cơ hội để họ hiểu biết sâu sắc về sự đổi mới và phát triển kinh tế của Hàn Quốc.

Những kiến nghị trên nhằm mục đích tạo ra một môi trường giáo dục và thực tập thú vị, đồng thời giúp sinh viên Việt Nam hiểu rõ hơn về môi trường kinh tế - xã hội củaHàn Quốc, từ đó tăng cường sự hợp tác và hiểu biết giữa hai quốc gia.

3 Các kiến nghị giải pháp liên quan lĩnh vực văn hóa – giáo dục

3.1 Tăng cường chính sách hỗ trợ cho các chương trình truyền thông về văn hóa:

- Tổ chức các cuộc thi nấu ăn Hàn Quốc.

- Chương trình tìm hiểu và trải nghiệm về ẩm thực Hàn Quốc theo vùng miền.

- Hội chợ ẩm thực Hàn Quốc vào các ngày lễ, tết lớn như trước Tết nguyên đán, Trung thu.

- Hanbok’s Day & Ao dai’s Day.

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về thời trang của Hàn Quốc.

- Tổ chức festival phim Hàn Quốc tại các thành phố lớn của Việt Nam.

- Tổ chức hội chợ triển lãm sách giáo dục, sách văn hóa, sách văn học của Việt Nam - Hàn Quốc.

- Tăng cường giao lưu văn hóa giữa các nghệ sĩ, nhạc sĩ hàng đầu hai nước.

3.2 Hỗ trợ và tăng cường các hoạt động phát sóng, truyền thông, ngôn luận:

- Hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan truyền thông, ngôn luận, báo chí của Hàn Quốc tại Việt Nam

- Xây dựng kênh truyền hình kỹ thuật số phát sóng văn hóa, giải trí Hàn Quốc bằng tiếng Việt tại Việt Nam.

- Tăng cường kết nối hợp tác với các đài truyền hình Việt Nam để phát sóng các chương trình về văn hóa, giáo dục của Hàn Quốc.

3.3 Tăng cường chính sách hỗ trợ các hoạt động thể thao, giao lưu thể thao:

- Hỗ trợ các hoạt động giao lưu về thể thao, các giải thi đấu thể thao, chương trình Olympic mini giữa các trường đại học của Việt Nam và Hàn Quốc, hoặc giữa các địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc.

Ngày đăng: 16/04/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w