HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC Ý CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp... PHẠM NGỌC Ý CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM NGỌC Ý
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2021
Trang 2PHẠM NGỌC Ý
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số chuyên ngành: 9340121
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ TẤN BỬU
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Tấn Bửu
Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực và
chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về khía cạnh đạo đức và tính pháp lý trong quá
trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
Phạm Ngọc Ý
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iv
TÓM TẮT v
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2 Nhận dạng vấn đề nghiên cứu 4
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 13
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
1.5 Phương pháp nghiên cứu 15
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 16
1.7 Kết cấu luận án 18
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 19
2.1 Lý thuyết nền tảng của kết quả xuất khẩu 19
2.1.1 Lý thuyết quốc tế hóa 19
2.1.2 Lý thuyết dựa trên nguồn lực 23
2.1.3 Lý thuyết thể chế 25
2.1.4 Lý thuyết ngẫu nhiên 27
2.2 Các khái niệm nghiên cứu 30
2.2.1 Kết quả xuất khẩu 30
2.2.2 Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 36
2.2.3 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp 40
2.2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế 40
2.2.3.2 Cam kết xuất khẩu 41
2.2.3.3 Đặc điểm sản phẩm 41
2.2.3.4 Năng lực công nghệ 43
2.2.4 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 44
2.2.4.1 Sự khác biệt môi trường 44
Trang 5ii
2.2.4.2 Cường độ cạnh tranh 44
2.2.4.3 Rào cản xuất khẩu – Rào cản kỹ thuật thương mại 45
2.3 Các giả thuyết nghiên cứu 48
2.3.1 Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi có ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu 48
2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 50
2.3.3 Cam kết xuất khẩu ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 53
2.3.4 Đặc điểm sản phẩm ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 55
2.3.5 Năng lực công nghệ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 56
2.3.6 Sự khác biệt môi trường ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 60
2.3.7 Cường độ cạnh tranh ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 65
2.3.8 Rào cản kỹ thuật thương mại ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 67
2.3.9 Vai trò của biến trung gian 69
2.3.10 Vai trò của biến điều tiết 72
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 73
2.5 Tóm tắt chương 2 76
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 77
3.1 Quy trình nghiên cứu 77
3.2 Nội dung nghiên cứu định tính 80
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 81
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính 82
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 92
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu 92
Trang 63.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 93
3.3.3 Phương pháp phân tích PLS - SEM 94
3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 95
3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo 97
3.4.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ 97
3.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 98
3.5 Tóm tắt chương 3 102
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 103
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức 103
4.2 Đánh giá mô hình đo lường 105
4.2.1 Đánh giá thang đo dạng nguyên nhân 106
4.2.2 Đánh giá thang đo dạng kết quả 107
4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc PLS-SEM 112
4.3.1 Đánh giá các vấn đề về cộng tuyến của mô hình cấu trúc 112
4.3.2 Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh (R2) 113
4.3.3 Đánh giá hệ số tác động (f2) 114
4.3.4 Đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc 114
4.3.5 Dự đoán mức độ dự báo phù hợp Q2 và q2 115
4.3.6 Kiểm định giả thuyết 117
4.3.7 Kiểm định trung gian 119
4.4 Phân tích cấu trúc đa nhóm 121
4.4.1 Thiết kế kiểm định mô hình đa nhóm 121
4.4.2 Kiểm định sự khác biệt theo số năm kinh nghiệm xuất khẩu 122
4.4.3 Kiểm định sự khác biệt thị trường xuất khẩu 125
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 128
4.5.1 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp 128
4.5.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 132
4.5.3 Vai trò trung gian của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 135
4.5.4 Vai trò phân tích đa nhóm 137
4.5.5 So sánh với quan điểm của lý thuyết nền 138
Trang 7iv
4.6 Tóm tắt chương 4 140
Chương 5: KẾT LUẬN, Ý NGHĨA VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 141
5.1 Kết luận 141
5.1.1 Mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án 141
5.1.2 Kết quả nghiên cứu 142
5.1.2.1 Mô hình đo lường 142
5.1.2.2 Mô hình lý thuyết 143
5.1.3 Đóng góp mới của nghiên cứu 144
5.1.3.1 Phát hiện mối quan hệ mới 144
5.1.3.2 Bổ sung điều chỉnh biến quan sát mới từ biến cũ 146
5.1.3.3 Phát hiện biến trung gian 146
5.1.3.4 Phát hiện biến điều tiết 147
5.1.3.5 Nghiên cứu trong bối cảnh mới 147
5.2 Hàm ý quản trị 148
5.2.1 Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 148
5.2.2 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp 149
5.2.3 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 152
5.2.4 Một số kiến nghị khác 154
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 155
5.3.1 Hạn chế 155
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 1 1
PHỤ LỤC 2 30
PHỤ LỤC 3 40
PHỤ LỤC 4 56
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Các quốc gia Đông Nam Á
Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
EMS Adaption of Export marketing
strategy
Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi
EFA Exploratary factor analysis Phân tích nhân tố khám phá
of sampling adequacy
Kiểm định KMO
TNHH Limited liability company Trách nhiệm hữu hạn
TBT Technical Barriers to Trade Rào cản kỹ thuật thương mại
XKRQ Exporting fruits and
vegetables
Xuất khẩu rau quả VSATTP Food Hygiene and Safety Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 9ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê các phương pháp đo lường kết quả xuất khẩu 32
Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu 73
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu 78
Bảng 3.2 Thống kê kết quả định tính giai đoạn 1 83
Bảng 3.3 Kết quả hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu định tính giai đoạn 2 85
Bảng 3.4: Thang đo chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi 87
Bảng 3.5: Thang đo kinh nghiệm quốc tế 87
Bảng 3.6: Thang đo cam kết xuất khẩu 88
Bảng 3.7: Thang đo đặc điểm sản phẩm 89
Bảng 3.8: Thang đo năng lực công nghệ 89
Bảng 3.9: Thang đo sự khác biệt môi trường 90
Bảng 3.10: Thang đo cường độ cạnh tranh 90
Bảng 3.11: Thang đo rào cản kỹ thuật thương mại 91
Bảng 3.12: Thang đo kết quả xuất khẩu 92
Bảng 3.13: Thống kê các phương pháp thu thập dữ liệu 94
Bảng 3.14 Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ 95
Bảng 3.15: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ 98
Bảng 3.16: Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo sơ bộ 99
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức 104
Bảng 4.2 Kết quả phân tích trọng số ngoài thang đo nguyên nhân 107
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ 109
Bảng 4.4: Kiểm định giá trị phân biệt (Fornell – Larcker) 111
Bảng 4.5: Giá trị HTMT 111
Bảng 4.6: Kết quả chỉ số VIF các biến dự báo của mô hình 112
Bảng 4.7: Đánh giá mức độ phù hợp mô hình 113
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc 115
Bảng 4.9: Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy 116
Bảng 4.10: Kết quả mức độ dự báo phù hợp 117
Trang 10Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 118
Bảng 4.12: Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động 120
Bảng 4.13: Kiểm định hoán vị MICOM bước 2 số năm kinh nghiệm xuất khẩu 122
Bảng 4.14: Kết quả MICOM bước 3 số năm kinh nghiệm xuất khẩu 123
Bảng 4.15: Kết quả đa nhóm kiểm định hoán vị số năm kinh nghiệm xuất khẩu 124
Bảng 4.16: Kết quả đa nhóm PLS-MGA số năm kinh nghiệm xuất khẩu 125
Bảng 4.17: Kiểm định hoán vị thủ tục MICOM bước 2 thị trường xuất khẩu 126
Bảng 4.18: Kết quả MICOM bước 3 thị trường xuất khẩu 127
Bảng 4.19: Kết quả phân tích đa nhóm kiểm định hoán vị thị trường xuất khẩu 128
Bảng 4.20: Kết quả phân tích đa nhóm PLS-MGA theo thị trường xuất khẩu 128
Bảng 5.1: Tổng hợp phát hiện mối quan hệ mới từ kết quả nghiên cứu luận án 145
Trang 11iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Khung nghiên cứu lý thuyết kết quả xuất khẩu 29
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 75
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu chung 79
Hình 4.1: Kết quả phân tích phần dư của thang đo nguyên nhân 106
Hình 4.2: Mô hình đo lường chính thức 108
Trang 12TÓM TẮT Mục tiêu: Theo lý luận và thực tiễn nghiên cứu về kết quả xuất khẩu, kết quả
xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội bộ và môi trường bên ngoài doanh nghiệp Các yếu tố nội bộ bao gồm kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh và rào cản kỹ thuật thương mại Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi làm trung gian mối quan hệ giữa các yếu tố nội bộ lẫn môi trường bên ngoài và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập từ 339 doanh nghiệp xuất
khẩu rau quả Việt Nam Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận tay đôi chuyên gia) khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo của các khái niệm nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phân tích PLS-SEM để ước lượng đồng thời cả hai mô hình đo lường và cấu trúc đề xuất và dùng để kiểm tra các giả thuyết
Kết quả: Năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại là các phát hiện
mới của luận án Luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ vai trò trung gian của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi, vừa đóng vai trò là biến trung gian bổ sung và trung gian cạnh tranh trong mô hình nghiên cứu kết quả xuất khẩu doanh nghiệp rau quả Việt Nam Nghiên cứu sử dụng hai biến điều tiết là số năm kinh nghiệm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chính khi phân tích đa nhóm, nhận được kết quả rất thú vị, có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu
Ý nghĩa/Hàm ý: Đóng góp cho lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp Đề xuất hàm ý quản trị cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Từ khóa: Cam kết xuất khẩu, năng lực công nghệ, kết quả xuất khẩu, rào cản
kỹ thuật thương mại
Trang 13vi
ABSTRACT Purpose: According to the theory and the practice of research on export
performance, the export performance has been improved by internal factors and external factors Internal factors include international experience, export commitment, product characteristics, technological capacity and external factors such
as environmental differences, competitive intensity, technical barriers in trade Export marketing stratergy adaption can mediate the relationship between the internal/external environment factors and the export performance
Design/methodology/approach: The data were collected from 339
Vietnamese fruit and vegetable exporters The thesis has used qualitative research combined with quantitative research methods Qualitative research method (in-depth interviews) explores new factors and adjusts / complements the scale of research concepts Quantitative research method uses PLS-SEM analysis method to simultaneously estimate both the proposed measurement model and structure and to test hypotheses
Results: The results show that technological capacity and technical barriers in
trade are new findings of the thesis The thesis has provided empirical evidence to support the mediating role of export marketing strategy adaption, both acting as a complementary mediation and competitive mediation in the research model of export performance Vietnamese fruit and vegetable exporters The study uses two moderator variables, the number of years of export experience and the main export market, when analyzing multiple groups, the study received very interesting results, there is a difference in the relationship between research concepts
Conclusion: The findings contributed the theory and practice of research on
enterprise export performance The proposal implies governance for Vietnamese fruit and vegetable exporting enterprises to improve their export performance in the context of international economic integration
Keywords: Export commitment, technological capacity, export performance,
technical barriers in trade
Trang 14Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
v Giới thiệu chương:
Chương 1 trình bày các nội dung nền tảng luận án nghiên cứu Bố cục chương
1 bao gồm: (1) Bối cảnh nghiên cứu, (2) Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, (3) Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (5) Phương pháp nghiên cứu; (6) Ý nghĩa nghiên cứu và (7) Kết cấu luận án
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Rau quả là ngành mũi nhọn chiến lược, đóng góp lớn vào xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp Việt Nam, với nhiều lợi thế về kinh nghiệm sản xuất, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và lao động Trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả (XKRQ) giữ mức tăng trưởng cao với tốc độ trung bình ngành ở 24,5% (2011-2019), là mức tăng trưởng nổi bật nhất khi đối sánh với các ngành nông nghiệp khác Kim ngạch XKRQ đạt giá trị hơn 3,7 tỷ USD năm 2019 (VITIC, 2020), tăng gấp 65 lần kim ngạch năm 1995 Rau quả là mặt hàng dẫn đầu trong top 5 mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực, tỷ trọng kim ngạch XKRQ trên tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản liên tục gia tăng từ 4,3% năm 2011 đến 21,2% năm 2019 (Bảng 2, Phụ lục 4) Đây là thành công ấn tượng sau một thời gian cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt Nam Mức tăng trưởng xuất khẩu của rau quả Việt Nam là điểm sáng nổi bật vượt trội các ngành hàng nông nghiệp khác đã tới hạn hoặc có dấu hiệu chững lại
Ngoài ra, thị trường xuất khẩu (TTXK) rau quả Việt Nam được mở rộng và phát triển mạnh Đến nay, các mặt hàng rau quả Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới(VCCI, 2019), từ 13 thị trường đạt kim ngạch trên
1 triệu USD năm 2014, đến năm 2019 đã có 16 thị trường trên 20 triệu USD, 4 thị trường đạt từ 10 đến 20 triệu USD và 38 thị trường đạt từ 1 đến 10 triệu USD (Tính toán theo số liệu VITIC, 2020) Trong những năm qua, Trung Quốc liên tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất rau quả Việt Nam, chiếm tới 64,8% trong tổng kim ngạch XKRQ của cả nước, đạt 2,43 tỷ USD năm 2019 (VITIC, 2020), xếp sau đó là các thị trường chủ lực đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như Đông Nam Á, Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản Ưu điểm lớn của các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam là: (1) Nhiều