1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kế toán nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 698,31 KB

Nội dung

Tôi xin cam kết bằng danh dự cá nhân, đề tài luận án tiến sĩ “Nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp Việt Nam” được nghiên cứu một cách ngh

Trang 1

-NGUYỄN QUỐC HƯNG

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH

ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

-NGUYỄN QUỐC HƯNG

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH

ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích

Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang

HÀ NỘI – 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Do vậy, trong quá trình chấp bút, việc tham khảo những dữ liệu thứ cấp hoặc những nhận định của các nghiên cứu trước đây đều được ghi rõ nguồn trích dẫn

Tôi xin cam kết bằng danh dự cá nhân, đề tài luận án tiến sĩ “Nhân tố ảnh hưởng

tới ý định áp dụng kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp Việt Nam” được

nghiên cứu một cách nghiêm túc và công phu của riêng tôi

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Quốc Hưng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7

1.1 Các nghiên cứu về kế toán quản trị công bố ở nước ngoài 7

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về thực trạng áp dụng KTQT 8

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTQT 16

1.2 Các nghiên cứu về kế toán quản trị công bố ở trong nước 21

1.2.1 Tổng quan nghiên cứu về thực trạng áp dụng KTQT 21

1.2.2 Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTQT 34

1.3 Những vấn đề rút ra từ tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 37 1.3.1 Những vấn đề rút ra từ tổng quan nghiên cứu 37

1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 41

2.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị hiện đại 41

2.1.1 Các khái niệm về KTQT 41

2.1.2 Sự phát triển của KTQT 43

2.1.3 Một số phương pháp KTQT hiện đại 48

2.2 Cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu 62

2.2.1 Lý thuyết khuyếch tán sự đổi mới DOI (Diffusion of Innovations) 62

2.2.2 Lý thuyết ý định hành vi 64

2.2.3 Lý thuyết bất định 70

2.2.4 Lý thuyết thể chế 71

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 73

2.3.1 Khái niệm về các nhân tố trong mô hình 74

2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 79

3.1 Thiết kế nghiên cứu 79

Trang 5

3.1.1 Quy trình nghiên cứu 79

3.1.2 Thiết kế thang đo sơ bộ 80

3.2 Nghiên cứu định tính 83

3.2.1 Mục đích phỏng vấn các nhà quản trị và xin ý kiến góp ý các nhà khoa học 83

3.2.2 Đối tượng phỏng vấn và xin ý kiến góp ý 84

3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính 85

3.2.4 Diễn đạt và mã hoá thang đo 87

3.3 Nghiên cứu định lượng 90

3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 90

3.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 101

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 102

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 102

4.1.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo phân bố địa lý 102

4.1.2 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo loại hình DN 102

4.1.3 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 103

4.1.4 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo quy mô vốn kinh doanh 103

4.1.5 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo quy mô lao động 104

4.1.6 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo số năm hoạt động 104

4.2 Thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN 105

4.3 Phân tích nhân tố và kiểm định độ tin cậy của thang đo chính thức 107

4.3.1 Phân tích nhân tố 107

4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức 110

4.3.3 Thống kê mô tả mức độ đồng ý của các biến sau khi phân tích EFA 114

4.3.4 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 117

4.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 119

4.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm DN tới ý định áp dụng KTQT hiện đại 123

4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính 125

4.6.1 Kiểm định hệ số tương quan 125

4.6.2 Phân tích hồi quy tuyến tính 127

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 129

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 130

5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu 130

5.1.1 Thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam 130

5.1.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 132

Trang 6

5.1.3 Kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định áp dụng KTQT theo nhóm DN 137

5.1.4 Mô hình hồi quy tuyến tính giữa các nhân tố 138

5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 139

5.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu 139

5.2.2 Kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định áp dụng KTQT hiện đại theo nhóm DN 143

5.2.3 Mô hình hồi quy 143

5.3 Một số đề xuất và khuyến nghị 145

5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 150

5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu 150

5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 150

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 151

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 171

Trang 7

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

3 CIMA Viện hành nghề kế toán quản trị Anh Quốc

7 IFAC Liên đoàn kiểm toán quốc tế

11 KTQTCP Kế toán quản trị chi phí

12 R-TAM Mô hình mở rộng nguồn lực chấp nhận công nghệ

17 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Phân loại một số kỹ thuật KTQT 47

Bảng 2.2: Thống kê các nghiên cứu về áp dụng phương pháp KTQT hiện đại 49

Bảng 3.1 Phương pháp và thời gian nghiên cứu 80

Bảng 3.2 Thang đo sơ bộ cảm nhận tính hữu ích 81

Bảng 3.3 Thang đo sơ bộ về cảm nhận dễ áp dụng 81

Bảng 3.4 Thang đo sơ bộ về các yếu tố thuộc về DN 82

Bảng 3.5 Thang đo sơ bộ về các yếu tố bên ngoài DN 82

Bảng 3.6 Thang đo sơ bộ về thái độ của nhà quản trị 83

Bảng 3.7 Thang đo sơ bộ về ý định áp dụng KTQT hiện đại 83

Bảng 3.8 Bảng điều chỉnh và bổ sung cách diễn đạt thang đo 85

Bảng 3.9 Bảng thang đo đã được hiệu chỉnh và mã hoá thang đo 88

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha 91

Bảng 3.11 Kết quả đánh giá lại độ tin cậy thang đo “Các yếu tố thuộc về DN” sau khi loại bỏ biến không phù hợp bằng Cronbach’s Alpha 94

Bảng 3.12 Kết quả thu thập và sàng lọc bảng hỏi 96

Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo phân bố địa lý 102

Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo loại hình DN 103

Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo lĩnh vực hoạt động 103

Bảng 4.4 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo quy mô vốn kinh doanh 104

Bảng 4.5 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo quy mô lao động 104

Bảng 4.6 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo số năm hoạt động của DN 105

Bảng 4.7 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về tình hình áp dụng KTQT 105

Bảng 4.8 Bảng kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 108

Bảng 4.9 Ma trận nhân tố xoay 108

Bảng 4.10 Đánh giá độ tin cậy thang đo chính thức bằng Cronbach’s Alpha 111

Bảng 4.11 Thống kê mô tả mức độ đồng ý của các biến sau phân tích EFA 115

Bảng 4.12 Ma trận hệ số tương quan 126

Bảng 4.13 Kết quả mô hình hồi quy được lựa chọn 127

Bảng 5.1 Khái quát thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN 130

Bảng 5.2 Thực trạng áp dụng và hiệu quả áp dụng các phương pháp KTQT hiện đại trong các DN 131

Bảng 5.3 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 133

Bảng 5.4 Tóm tắt kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN 138

Bảng 5.5 Mức độ tác động của các biến độc lập trong mô hình hồi quy 139

Bảng 5.6 Bảng dự báo ý định áp dụng KTQT hiện đại dựa trên cơ sở giả định 145

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mô hình phân bổ chi phí ABC 51

Sơ đồ 2.2: Mô hình các bước xác định chi phí mục tiêu 53

Sơ đồ 2.3: Mô hình Bảng điểm cân bằng - Từ chiến lược đến thước đo hoạt động 56

Sơ đồ 2.4 Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới việc đổi mới trong tổ chức (DOI) 63

Sơ đồ 2.5 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 65

Sơ đồ 2.6 Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) 66

Sơ đồ 2.7 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 68

Sơ đồ 2.8 Mô hình mở rộng nguồn lực chấp nhận công nghệ (R-TAM) 69

Sơ đồ 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 74

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu 79

Sơ đồ 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 118

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Chủ đề nghiên cứu về kế toán quản trị (KTQT) nói chung đã được rất nhiều học

giả trên thế giới quan tâm Một số hướng nghiên cứu chính về KTQT như: nghiên cứu thực trạng áp dụng KTQT; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTQT; nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng KTQT; nghiên cứu mô hình KTQT áp dụng cho từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc thù Mỗi hướng nghiên cứu đều đã được thực hiện ở các quốc gia khác nhau và ở những thời điểm khác nhau Các kết quả nghiên cứu ngoài những kết luận chung có nhiều điểm giống nhau, còn có những kết luận khác biệt Chính vì vậy Ittner và Larcker [80] cho rằng, để đưa ra những kết luận về lợi ích và mức

độ áp dụng KTQT thì cần phải tiếp tục điều tra, nghiên cứu cụ thể từ thực tế Đồng quan điểm này, Brierley và các cộng sự [28] cũng cho rằng, để nghiên cứu quá trình phát triển của KTQT thì cần phải tiếp tục nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau tại các quốc gia khác nhau để so sánh với những nghiên cứu trước đó Điều này có nghĩa là, cùng một hướng nghiên cứu có thể tiến hành trên cùng một đối tượng ở những thời điểm khác nhau

Và dĩ nhiên, các kết quả nghiên cứu trên cùng một đối tượng ở những thời điểm khác nhau

có thể khác nhau là do sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng

Sự biến động của môi trường kinh doanh đang đặt ra không ít những thách thức cho các doanh nghiệp (DN) Phần lớn thách thức mà DN phải đối mặt xuất phát từ chính nội bộ DN Nguyên nhân chính ngoài một số nguồn lực có hạn như nguồn vốn, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng ứng dụng công nghệ, phải kể đến năng lực của các nhà quản trị DN còn hạn chế Nhiều DN không chú trọng phân tích năng lực nội tại cũng như nghiên cứu môi trường kinh doanh để thiết lập lộ trình phát triển cụ thể nhằm xây dựng chiến lược mang tính lâu dài Do vậy, hệ quả là các DN không khai thác và phát huy được những lợi thế cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Đây là vấn đề

đã và đang được các quốc gia và nhiều nhà khoa học quan tâm

Với vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ở cả các nước phát triển và đang phát triển, khu vực DN đã và đang được rất nhiều nghiên cứu tập trung và quan tâm [120] Trong khi các DN đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và chịu tác động của các yếu tố như toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ, cạnh tranh thị trường và những hạn chế về nguồn lực ([6]; [122]; [116]) Do vậy, việc áp dụng các phương pháp quản trị khoa học trong các DN nhằm sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực hạn chế luôn đặt ra đối với các nhà quản trị Các nghiên cứu trên góc độ KTQT đã chứng minh tác dụng của KTQT và khẳng định việc áp dụng KTQT đã góp

Trang 11

phần cải thiện tính bền vững của đơn vị [102] Điều này đã và đang thu hút rất nhiều học giả tập trung nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc áp dụng các kỹ thuật của KTQT trong các DN

Kế toán quản trị là công cụ quản lý hữu hiệu nhằm hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý và ra quyết định Vai trò của KTQT đã được nhiều học giả và các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới đánh giá cao Kế toán quản trị cung cấp các kỹ thuật phân tích thông tin tài chính và phi tài chính Theo Senftlechner và Hiebl [157], DN muốn tồn tại và duy trì bền vững thì họ cần phải phân tích thông tin tài chính cũng như thông tin phi tài chính trước khi ra quyết định Do vậy, việc vận dụng các kỹ thuật của KTQT để phân tích thông tin là rất quan trọng đối với các nhà quản trị

Ở Việt Nam, môn học KTQT mới được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học từ giữa những năm 1990s, kể từ đó tới nay, KTQT đã được nhiều người biết đến, đặc biệt là các nhà quản trị Mặc dù, Bộ Tài chính [23] cũng đã ban hành Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 về hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Le, O.T.T và cộng sự [102] cho thấy, thực tế tại các DN còn gặp rất nhiều vướng mắc trong việc áp dụng KTQT và chủ yếu áp dụng

áp dụng một số phương pháp cơ bản của KTQT để đưa ra các khuyến nghị hoặc định hướng DN áp dụng theo mô hình của các tác giả Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã

có một số nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của các nhân tố tới việc vận dụng KTQT ở một số lĩnh vực hoặc phạm vi hoạt động kinh doanh nhất định Một số yếu tố được các học giả trong nước tìm hiểu sự tác động của nó tới việc áp dụng KTQT như: quy mô

DN, kiến thức về KTQT của các nhà quản trị, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, văn hoá doanh nghiệp, môi trường kinh doanh.Theo tìm hiểu của tác giả, cho tới nay, việc vận dụng các lý thuyết ý định hành vi để nghiên cứu hành vi của nhà quản trị đối với việc chấp nhận áp dụng KTQT tại các DN vẫn chưa được nhiều học giả quan tâm Trong khi việc áp dụng hay không áp dụng các kỹ thuật của KTQT lại chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi thái độ và hành vi của nhà quản trị Do vậy, để tìm hiểu lý do vì sao KTQT nói chung, KTQT hiện đại nói riêng vẫn chưa được các DN quan tâm/áp dụng thì việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ và ý định hành vi của nhà quản trị đối với việc áp dụng KTQT hiện đại là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm

Với những lý do nêu trên, đề tài “Nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT

hiện đại trong các DN Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Mục tiêu chung: Xác định những nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam Ngoài mục tiêu trên, luận án còn cung cấp thông tin về tình hình áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam

Mục tiêu cụ thể nhằm:

- Đánh giá thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu

- Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại tại các DN

- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới ý định áp dụng KTQT hiện đại tại các

DN

- Đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của KTQT hiện đại trong công tác quản trị tại các DN

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, luận án cần phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam là như thế nào?

2 Nhân tố nào có ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam?

3 Ý định áp dụng KTQT hiện đại có khác nhau giữa các nhóm DN theo đặc điểm nhân khẩu học hay không? Câu hỏi này được cụ thể hoá như sau:

3.1 Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các loại hình DN (DN tư nhân; Công ty

TNHH; Công ty Cổ phần; DN Nhà nước; DN có vốn đầu tư nước ngoài; Hợp tác xã) có khác nhau không?

3.2 Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN hoạt động trong các lĩnh

vực khác nhau (sản xuất; xây dựng; thương mại; dịch vụ; khác) có khác nhau không?

3.3 Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN có quy mô lao động khác

nhau (dưới 50 người; từ 50 - 100 người; từ 100 - 500 người; trên 500 người)

có khác nhau không?

3.4 Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN có quy mô vốn kinh doanh

khác nhau (dưới 5 tỷ đồng; từ 5 - 10 tỷ đồng; từ 10 - 50 tỷ đồng; trên 50 tỷ đồng) có khác nhau không?

3.5 Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN có số năm hoạt động khác

nhau (dưới 5 năm; từ 5 - 10 năm; trên 10 năm) có khác nhau không?

Ngày đăng: 02/06/2024, 13:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w