Mặc dù lợi ích của NCBSM, đặc biệt là cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn đã được rất nhiều nghiên cứu khẳng định nhưng tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều qu
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Cặp mẹ - con từ 7 tháng đến 24 tháng tuổi vào Trung tâm Nhi khoa khám và điều trị
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu
+ Trẻ từ 7 tháng đến 24 tháng tuổi và mẹ của trẻ
+ Bà mẹ là người chăm sóc trẻ chính trong 6 tháng đầu tiên
+ Vào viện lần đầu trong thời gian nghiên cứu
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Các bà mẹ mắc bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ, hạn chế trong giao tiếp + Các bà mẹ không có chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ
+ Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh liên quan đến hình thể và đường tiêu hóa + Những bệnh nhân vào viện nặng tử vong.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2021 đến hết tháng 04 năm 2022
Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên (BVTWTN)
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu
* Cỡ mẫu: nghiên cứu định lượng được tính theo công thức cỡ mẫu cho một tỉ lệ nghiên cứu mô tả cắt ngang: Áp dụng công thức sau: n=Z 2 (1-α/2) [9]
- n là cỡ mẫu nghiên cứu
- p = 17,4% Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu theo Tổng cục thống kê năm 2014 [20]
- Z là hệ số tin cậy tính theo α: lấy α=0.05 thì Z(1-α/2) = 1,96
- d là sai số chấp nhận được, trong nghiên cứu chọn d=0,05
Thay vào công thức ta có cỡ mẫu tối thiểu là: n = 220
Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 220 bà mẹ
* Cách chọn mẫu: Chọn tất cả các bà mẹ có con từ 7 tháng đến 24 tháng tuổi vào trung tâm Nhi khoa - BVTWTN khám chữa bệnh trong thời gian nghiên cứu đến khi đủ 220 đối tượng và thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
2.4.3 Chỉ số và biến số nghiên cứu
2.4.3.1 Các chỉ số nghiên cứu
* Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu
- Đặc điểm chung của bà mẹ tham gia nghiên cứu
- Đặc điểm chung của trẻ tham gia nghiên cứu
* Các chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi đến khám và điều trị tại BVTW Thái Nguyên
- Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo tháng tuổi của trẻ
- Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo giới tính của trẻ
- Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo dân tộc của mẹ
- Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo cân nặng khi sinh của trẻ
- Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo nghề nghiệp của bà mẹ
- Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo nhóm tuổi của bà mẹ
- Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo trình độ học vấn của bà mẹ
- Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo kinh tế hộ gia đình
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Tỷ lệ bà mẹ nhận được nguồn thông tin về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Tỷ lệ bà mẹ nhận được nguồn thông tin về sữa bột
- Tỷ lệ bà mẹ có lý do không NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Tỷ lệ bà mẹ gặp những khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ
- Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ 2, nhằm phân tích các yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
- Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với đặc điểm chung của bà mẹ
- Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với đặc điểm của trẻ
- Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với kiến thức chung đúng
- Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với người khuyến khích, người ảnh hưởng tư vấn sau sinh của nhân viên y tế
- Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với tiếp cận nguồn thông tin
- Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với những khó khăn khi NCBSM hoàn toàn
2.4.3.2 Các biến số và các chỉ tiêu đánh giá
* Biến số phụ thuộc : NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Theo định nghĩa của WHO, là chỉ cho trẻ bú sữa mẹ và không dùng bất kỳ thức ăn hay nước uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc [2] Đây là biến nhị phân, có 2 giá trị:
* Các biến số về bà mẹ
Nhóm tuổi của mẹ là biến định danh gồm 3 giá trị:
Dân tộc là biến định danh gồm 2 giá trị:
Số con là biến thứ tự gồm 3 giá trị:
Nghề nghiệp là công việc chính mẹ đang làm, đây là biến định danh gồm
Trình độ học vấn được tính là lớp học cao nhất mà bà mẹ đã hoàn thành, đây là biến thức tự gồm 3 giá trị:
- Tiểu học: đã hoàn thành hết lớp 5
- Trung học cơ sở: đã hoàn thành hết lớp 9
- Trung học phổ thông trở lên: đã hoàn thành hết lớp 12 hoặc trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học
Người sống chung là người đang sống chung nhà với bà mẹ, đây là biến định danh gồm 5 giá trị:
- Cha mẹ ruột/ cha mẹ chồng
- Anh chị em ruột/ anh chị em chồng
Kinh tế gia đình là biến thứ tự gồm các giá trị
+ Hộ nghèo: < 700.000 đồng/người/tháng
+ Cận nghèo: 700.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng
+ Trung bình:1.000.000 –1.500.000 triệu đồng/người/tháng [18]
+ Hộ nghèo: < 900.000 đồng/người/tháng
+ Cận nghèo: 900.000-1.300.000 triệu đồng/người/tháng
+ Trung bình: 1.300.000 - 1.950.000 đồng/người/tháng [18]
Bệnh tật là bệnh mà mẹ có thể mắc trong quá trình nuôi trẻ, là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
*Các biến số về trẻ
Giới tính là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
Tháng tuổi NCBSM là biến thứ tự bao gồm 6 giá trị [62]:
- 1 tháng: được tính từ lúc trẻ được 30 ngày đến 59 ngày
- 2 tháng: được tính từ lúc trẻ được 60 ngày đến 89 ngày
- 3 tháng: được tính từ lúc trẻ được 90 ngày đến 119 ngày
- 4 tháng: được tính từ lúc trẻ được 120 ngày đến 149 ngày
- 5 tháng: được tính từ lúc trẻ được 150 ngày đến 179 ngày
- 6 tháng: được tính từ lúc trẻ được 180 ngày đến 209 ngày
Nơi sinh: nơi mà trẻ được sinh ra, là biến định danh gồm 4 giá trị:
- Bệnh viện tỉnh hoặc trung ương
Phương pháp sinh là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
Cân nặng khi sinh là cân nặng mà trẻ được cân ngay sau khi sinh ra, là biến thứ tự gồm 3 giá trị:
Tuổi thai là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
* Các biến về kiến thức
Kiến thức về thời gian cho con bú sau sinh (1) là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
- Đúng: khi câu trả lời là trong vòng 1 giờ sau sinh
- Sai: khi câu trả lời khác
Kiến thức về khái niệm NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu (2) là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
- Đúng: khi bà mẹ trả lời chỉ bú sữa mẹ, không dùng thêm thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước trắng
- Sai: khi bà mẹ trả lời bú sữa mẹ và uống thêm nước; bú sữa mẹ và uống thêm sữa bột hay một đáp án khác
Kiến thức về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn (3) là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
- Đúng: khi câu trả lời là tròn 6 tháng
- Sai: khi câu trả lời khác tròn 6 tháng
Kiến thức về lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ (4) là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
- Đúng: khi trả lời được ít nhất một lợi ích: Trẻ thông minh hơn, Đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng, Giúp phòng ngừa bệnh, tốt cho hệ tiêu hoá
Kiến thức chung về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
- Đúng: khi các bà mẹ trả lời đúng cả 4 câu (1),(2),(3),(4)
- Sai: khi câu trả lời sai một trong 4 câu (1),(2),(3),(4)
* Các biến số về thực hành
Trẻ từng được bú mẹ là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
- Đúng: khi câu trả lời là có
- Sai: khi câu trả lời là không
Trẻ bú sớm sau sinh là biến định danh gồm 2 giá trị:
- Đúng: khi câu trả lời là trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
- Sai: câu trả lời khác
Loại thức uống bé uống đầu tiên sau sinh là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
- Đúng: khi câu trả lời là sữa mẹ
- Sai: câu trả lời khác
- Loại thức ăn, nước uống trẻ sử dụng ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
- Đúng: khi câu trả lời là không cho ăn hay uống thức ăn, nước uống nào khác ngoài sữa mẹ
-Sai: câu trả lời khác
NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
- Có: trả lời đúng 4 câu hỏi
- Không: khi trả lời sai 1 trong 4 câu hỏi
1 Trẻ từng được bú mẹ ?
2 Trẻ bú sớm sau sinh ?
3 Loại thức uống bé uống đầu tiên sau sinh của bé ?
4 Loại thức ăn nước uống trẻ sử dụng ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu ?
Lý do không NCBSM hoàn toàn là biến định danh gồm 7 giá trị:
- Sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng
- Mẹ thiếu sữa/ không có sữa
- Dùng sữa ngoài/ thức ăn khác giúp trẻ phát triển tốt, cứng cáp hơn
- Theo lời khuyên của người thân Làm theo các bà mẹ khác
Những khó khăn trong việc NCBSM là biến định danh gồm 9 giá trị:
- Mẹ có vấn đề về vú
- Mẹ thiếu sữa/ không có sữa
- Thiếu thông tin, kiến thức về NCBSM
Nghe thông tin về NCBSM là biến nhị phân gồm 2 giá trị:
Nguồn thông tin về NCBSM là biến định danh gồm 7 giá trị:
- Người thân trong gia đình
- Bạn bè/ đồng nghiệp/ hàng xóm
Người khuyến khích NCBSM là biến định danh gồm 6 giá trị:
- Cha mẹ chồng/ cha mẹ ruột
- Bạn bè/ đồng nghiệp/ hàng xóm
Người ảnh hưởng đến quyết định NCBSM là biến định danh gồm 6 giá trị:
- Bản thân người phụ nữ
- Cha mẹ ruột/ cha mẹ chồng
- Bạn bè/ hàng xóm/ đồng nghiệp
2.4.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
- Lựa chọn các bà mẹ có con vào khám và điều trị tại Trung tâm Nhi khoa đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu
- Phỏng vấn các bà mẹ: S ử d ụng b ộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa vào mục tiêu nghiên cứu về thực trạng NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu và các yếu tố liên quan.
Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu đã được làm sạch trước khi phân tích, mã hóa và nhập vào máy tính Phân tích và xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm SPSS 22.00
- Sử dụng các test thống kê thích hợp để phân tích kết quả
+ Sử dụng tần suất và tỷ lệ phần trăm để mô tả các biến số: nhóm tuổi, số con, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi sinh, giới tính, cân nặng khi sinh, tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tỷ lệ trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh + Dùng phép kiểm định chi bình phương để xác định mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu với các yếu tố liên quan.
Sai số và cách khống chế sai số trong nghiên cứu
- Sai số ngẫu nhiên: Do số lượng mẫu không đủ
- Sai số hệ thống: Sai số khi phỏng vấn do hiểu sai câu hỏi, người trả lời chiếu lệ do bà mẹ vừa đẻ còn mệt, sai số do nhập số liệu
2.6.2 Cách khống chế sai số
+ Hạn chế sai số ngẫu nhiên bằng cách tính toán cỡ mẫu hợp lý và chọn mẫu phù hợp
+ Hạn chế sai số hệ thống: tập huấn điều tra viên trước điều tra, xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi sử dụng, động viên bà mẹ để bà mẹ hợp tác trong quá trình điều tra Quá trình nhập số liệu được thực hiện trên phần mềm SPSS 22.0 10% số liệu đã được nhập lại lần hai và so sánh để kiểm tra tính chính xác của quá trình nhập liệu.
Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu chỉ tiến hành sau khi được thông qua hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, được sự chấp thuận của lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
- Đối tượng nghiên cứu hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào
- Cha mẹ và người chăm sóc trẻ được cung cấp đầy đủ các thông tin và được tư vấn về bệnh và các phương pháp phòng bệnh, điều trị cụ thể Mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân được giữ bí mật.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của bà mẹ tham gia nghiên cứu Đặc điểm n %
Dân tộc mẹ Dân tộc thiểu số 64 29,1
Trình độ học vấn mẹ
Trung học phổ thông trở lên 179 81,4
Cha mẹ ruột/cha mẹ chồng 115 52,3
Anh chị em ruột/anh chị em chồng
Số con trong gia đình
Nhận xét: Có 89,5% bà mẹ có độ tuổi từ 21 - 35 tuổi, 70,9% bà mẹ là người dân tộc kinh, hầu hết bà mẹ đều có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên (81,4%); Về nghề nghiệp có 40,9% các bà mẹ là công nhân viên chức và làm ruộng; 90,9% các bà mẹ sống cùng chồng; 87,7% bà mẹ đã có 1 đến 2 con; Hầu hết các bà mẹ đều khỏe mạnh không mắc bệnh chiếm 94,1%; Kinh tế hộ gia đình ở mức trung bình chiếm 90%
Bảng 3.2 Thông tin tiền sử cuộc đẻ
Bệnh viện tỉnh hoặc trung ương 151 68,6
Phương pháp sinh Đẻ thường 83 37,7 Đẻ mổ 137 62,3
Nhận xét: 68,6% trẻ được sinh ra tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương; Tỷ lệ trẻ sinh bằng phương pháp mổ đẻ là 62,3%
Bảng 3.3 Đặc điểm chung của trẻ tham gia nghiên cứu
Cân nặng khi sinh trẻ
Nhận xét: Tỷ lệ giới tính ở trẻ trai cao hơn trẻ gái (54,1% so với 45,9%);
78,2% trẻ sinh ra có cân nặng từ 2500g- 3500g, tỷ lệ trẻ sinh ra có cân nặng
0,05
Bảng 3.6 Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo dân tộc mẹ
Dân tộc mẹ Tháng tuổi trẻ
Nhận xét: Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ở bà mẹ người dân tộc kinh thấp hơn so với dân tộc thiểu số
Bảng 3.7 Tỷ lệ NCBSM theo cân nặng khi sinh của trẻ
Cân nặng trẻ khi sinh
Nhận xét: Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng tuổi ở nhóm trẻ có cân nặng < 2500g cao nhất
Bảng 3.8 Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn theo nghề nghiệp của bà mẹ
Nghề nghiệp của bà mẹ
Nhận xét: Những bà mẹ có nghề nghiệp làm ruộng có tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các bà mẹ có nghề nghiệp còn lại Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Bảng 3.9 Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn theo nhóm tuổi của bà mẹ
Nhận xét: Những bà mẹ NCBSM hoàn toàn nằm trong độ tuổi < 21 tuổi có tỷ lệ cao nhất so với các nhóm tuổi khác Cụ thể là tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở nhóm tuổi < 21 tuổi chiếm 16,7%
Bảng 3.10 Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn theo trình độ học vấn của bà mẹ
Học vấn của bà mẹ
- Những bà mẹ có TĐHV THPT trở lên có tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong
6 tháng đầu chiếm tỷ lệ cao nhất với 14,0%
Bảng 3.11 Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn theo kinh tế hộ gia đình
Nhận xét: Những bà mẹ có hoàn cảnh kinh tế từ mức trung bình trở lên có tỷ lệ NCBSM hoàn toàn cao hơn so với bà mẹ có hoàn cảnh kinh tế là hộ nghèo và cận nghèo
Bảng 3.12 Kiến thức về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu của bà mẹ
Kiến thức về thời gian cho con bú sớm sau sinh
Kiến thức về khái niệm
NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Kiến thức về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn
Kiến thức về lợi ích sữa mẹ đối với trẻ
- Những bà mẹ có kiến thức đúng về thời gian cho con bú sớm sau sinh chiếm tỷ lệ khá cao 59,5%, trong khi đó tỷ lệ bà mẹ có kiến thức sai là 40,5%
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về khái niệm NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 58,6% còn những bà mẹ có kiến thức sai là 41,4%
- Những bà mẹ có kiến thức về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rất cao (90,0%)
- Tỷ lệ những bà mẹ có kiến thức về lợi ích sữa mẹ đối với trẻ là 99,1% còn số bà mẹ không biết lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ chỉ 0,9%
Biểu đồ 3.1 Tổng điểm kiến thức chung về NCBSM
Tổng điểm kiến thức chung về NCBSM đúng chiếm tỷ lệ 45,0%, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung về NCBSM chưa đúng là 55,0%
Bảng 3.13 Tỷ lệ thực hành đúng NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu của bà mẹ
Trẻ từng được bú sữa mẹ 217 98,6
Trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh 112 50,9
Loại thức uống của trẻ trước lần bú mẹ đầu tiên
Nước đường hoặc mật ong 3 1,4
Loại thức ăn, nước uống trẻ sử dụng ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Nước trắng/ nước trái cây 10 4,5
Sữa bột/ sữa công thức 117 53,2 Ăn cháo 28 12,7 Ăn bột 36 16,4
Không cho ăn/uống thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ 29 13,2
Khác (cơm, bánh, trái cây…) 0 0,0
Trẻ từng được bú sữa mẹ chiếm 98,6% trong khi đó số trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh là 50,9%
Loại thức uống của trẻ đầu tiên thì sữa mẹ chiếm tới 51,4%
Tỷ lệ các bà mẹ không cho ăn/uống thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu chỉ chiếm 13,2%
Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng các biện pháp chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong, sau sinh (NCBSM HT) là 13,2%, trong khi tỷ lệ thực hành chưa đúng chiếm tới 86,8%.
Bảng 3.14 Nguồn thông tin về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Nghe/ xem thông tin về NCBSM 218 99,1
Nguồn thông tin về NCBSM
Người thân trong gia đình 67 30,5
Bạn bè/ đồng nghiệp/ hàng xóm 111 50,5
Tỷ lệ bà mẹ từng nghe/ xem thông tin về NCBSM đạt 99,1% Tỷ lệ bà mẹ nhận thông tin từ internet chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), nhận được thông tin từ nhân viên y tế thấp hơn (55,5%) Ngoài ra tỷ lệ bà mẹ nhận được nguồn thông tin về NCBSM từ người thân trong gia đình chỉ chiếm 30,5%
Bảng 3.15 Nguồn thông tin về sữa bột
Nghe/ xem thông tin về sữa bột 215 97,7
Nguồn thông tin về sữa bột
Người thân trong gia đình 18 8,2
Bạn bè/ đồng nghiệp/ hàng xóm 100 45,5
Nhận xét: Có tới 97,7% bà mẹ đã từng nghe/ xem thông tin về sữa bột Trong đó các bà mẹ nhận được nguồn thông tin về sữa bột từ internet (79,5%), và từ tivi (65,9%)
Bảng 3.16 Lý do không NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu của bà mẹ
Sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng 5 2,3
Mẹ thiếu sữa/ không có sữa 90 40,9
Dùng sữa ngoài/ thức ăn khác giúp trẻ phát triển tốt, cứng cáp hơn
Theo lời khuyên của người thân 25 11,4
Làm theo các bà mẹ khác 11 5,0
Lý do không NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu được các bà mẹ đưa ra nhiều nhất là mẹ thiếu sữa/ không có sữa (40,9%), dùng sữa ngoài/ thức ăn khác giúp trẻ phát triển tốt hơn, cứng cáp hơn (14,1%)
Bảng 3.17 Những khó khăn trong việc NCBSM của bà mẹ n %
Những khó khăn Đi làm sớm 12 5,5
Mẹ có các vấn đề về vú 2 0,9
Mẹ thiếu sữa/ không có sữa 90 40,9
Thiếu thông tin, kiến thức về NCBSM 37 16,8
Tỷ lệ bà mẹ gặp khó khăn trong việc NCBSM chiếm 69,1% Trong đó khó khăn gặp nhiều nhất là mẹ thiếu sữa/ không có sữa (40,9%)
Bảng 3.18 Người khuyến khích và người có ảnh hưởng đến NCBSM của bà mẹ n %
Cha mẹ chồng/ cha mẹ ruột 171 77,7
Bạn bè/ đồng nghiệp/ hàng xóm 110 50,0
Cha mẹ ruột/ cha mẹ chồng 56 25,5
Bạn bè/ hàng xóm/ đồng nghiệp 31 14,1
Quyết định bị ảnh hưởng
Cho uống thêm nước trái cây 2 0,9
Cho uống thêm sữa bột 75 34,1
Cho ăn thêm cháo/ bột 28 12,7
Cho ăn thêm các loại thức ăn khác 15 6,8
Chỉ cho bú sữa mẹ 99 45,0
Tư vấn sau sinh của nhân viên y tế
Với sự khuyến khích đáng kể từ những người thân thiết, 93,2% sản phụ được hỗ trợ về mặt tinh thần trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) Đáng chú ý là 77,7% sự động viên đến từ cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng Ngoài ra, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và nhân viên y tế cũng đóng góp vai trò quan trọng, với tỷ lệ hỗ trợ lần lượt là 50% và 49,5%.
Có 78,2% bà mẹ chịu ảnh hưởng của người khác lên các quyết định nuôi con của mình Người ảnh hưởng nhiều nhất là cha mẹ ruột/cha mẹ chồng (25,5%) Có tới 69,1% bà mẹ tư vấn sau sinh bởi nhân viên y tế về NCBSM.
Mối liên quan giữa thực hành NCBSM hoàn toàn với các đặc tính của bà mẹ, đứa trẻ, kiến thức của mẹ và nguồn thông tin
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn và đặc điểm của bà mẹ
Chỉ số Đặc điểm mẹ
Chỉ số Đặc điểm mẹ
Trung học phổ thông trở lên 25 14,0 154 86,0
Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu với các đặc tính gồm: nhóm tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, số con, kinh tế gia đình và bệnh tật mẹ
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với đặc điểm của trẻ
Chỉ số Đặc điểm trẻ
Phương pháp sinh Đẻ thường 13 15,7 70 84,3
Bệnh viện tỉnh hoặc TW 20 13,2 131 86,8
Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu với các đặc điểm của trẻ gồm: giới tính, cân nặng lúc sinh, phương pháp sinh, nơi sinh và tuổi thai
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với kiến thức chung đúng
Chỉ số Kiến thức chung
Không NCBSM hoàn toàn p n % n % Đúng 20 20,2 79 79,8
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành
NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kiến thức chung về NCBSM của bà mẹ (p < 0,05)
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với người khuyến khích, người ảnh hưởng, tư vấn sau sinh của nhân viên y tế
Tư vấn sau sinh của NVYT
Nhận xét: Những bà mẹ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhận được sự tư vấn sau sinh của NVYT cao hơn so với nhóm không nhận được tư vấn của NVYT Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với tiếp cận nguồn thông tin
Nghe thông tin về NCBSM
Thông tin về sữa bột/sữa công thức
Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu với việc tiếp cận nguồn thông tin về NCBSM và nguồn thông tin về sữa bột/ sữa công thức
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với những khó khăn của bà mẹ khi NCBSM hoàn toàn
Khó khăn của bà mẹ
Nhận xét: Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu và những khó khăn khi NCBSM hoàn toàn Những bà mẹ thực hành NCBSM hoàn toàn đều không gặp khó khăn nào.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là Bệnh viện loại đặc biệt trực thuộc
Bộ Y tế, Bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc được thành lập từ năm 1951 có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông Bắc nước ta Bệnh viện đóng trên địa bàn của thành phố Thái Nguyên có sứ mệnh cao cả phục vụ trực tiếp cho hơn 1,3 triệu dân của tỉnh và các tỉnh lân cận vùng Đông Bắc
Nghiên cứu chỉ ra đặc điểm bà mẹ tham gia chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ (21-35 tuổi), phần lớn là dân tộc Kinh (70,9%) Về nghề nghiệp, 40,9% là công nhân viên chức và làm ruộng, phản ánh tình hình thực tế Hầu hết (90%) có hoàn cảnh kinh tế trung bình trở lên Môi trường sống chủ yếu cùng cha mẹ chồng/cha mẹ ruột (85,7%), thể hiện sự hỗ trợ trong quá trình nuôi con, có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú Cuộc sống hôn nhân tốt (90,9%) tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Trình độ học vấn của các bà mẹ tham gia nghiên cứu khá cao, với tỷ lệ 81,4% có trình độ từ THPT trở lên So sánh với các nghiên cứu khác, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của Phạm Lan Nhi tại Bát Xát, Lào Cai năm 2019 (36,4%) và Đặng Cẩm Tú tại Hà Nam, Quảng Bình, Lào Cai năm 2018 (40,8%).
[23] Đây là một lợi thế để triển khai truyền thông giáo dục sức khoẻ cho các bà mẹ, đặc biệt là thông qua các phương tiện như sách báo, tờ rơi, áp phích…
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 và 3.3 cho thấy cân nặng của trẻ chủ yếu ở nhóm 2500 – 3500gram phù hợp với cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn của WHO, chủ yếu các trẻ được sinh ra là con thứ nhất và con thứ hai Có tới 68,6% trẻ được sinh ra ở Bệnh viện tỉnh hoặc Trung ương và tỷ lệ trẻ sinh bằng phương pháp mổ đẻ trong nghiên cứu chiếm 62,3% Cao hơn cả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Trường tại Cần Thơ năm 2019 (51,5%), việc tăng tỷ lệ mổ đẻ của nước ta trong những năm gần đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh và NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu [21].
Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ trong giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất trong suốt cuộc đời trẻ Do đó WHO khuyến nghị trẻ sơ sinh cần được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau đó cho ăn bổ sung hợp lý Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong 2 năm đầu đời sẽ cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của trẻ Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và nhũ nhi, trong 6 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trẻ vẫn phát triển bình thường [63]
Nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ NCBSM hoàn toàn giảm dần theo tháng tuổi của trẻ, tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ chiếm 13,2% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả trong nghiên cứu tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2016 (60,27%)
[6] và nghiên cứu của tác giả Lục Thị Thanh Nhàn và cộng sự nghiên cứu cắt ngang trên 196 bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 2 phường của thành phố Thái Nguyên năm 2020 (74,5%) [14] Theo báo cáo của UNICEF về kết quả điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2020
– 2021 cho thấy cả nước có 45,4% trẻ dưới 6 tháng được bú mẹ hoàn toàn và 60,7% được bú mẹ chủ yếu [24] Sự khác biệt về kết quả này có lẽ do nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trong thời gian dịch Covid – 19 xảy ra và diễn biến phức tạp trên địa bàn nên tỷ lệ bà mẹ gặp khó khăn trong quá trình NCBSM chiếm khá cao do phải cách ly với trẻ và gia đình dẫn tới tình trạng phải cho ăn bổ sung thêm sữa ngoài
Những bà mẹ là người dân tộc Kinh thì có tỷ lệ NCBSM hoàn toàn thấp hơn các bà mẹ là người dân tộc thiểu số, Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ở trẻ 6 tháng tuổi của bà mẹ dân tộc Kinh chỉ chiếm 12,2% trong khi đó bà mẹ là người dân tộc thiếu số chiếm 15,6% Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Mai Thị Nguyệt năm
2017 [13] Kết quả cho thấy các bà mẹ dân tộc Kinh được tiếp xúc nhiều và chịu ảnh hưởng của quảng cáo sữa bột nên chính quyền địa phương cũng như các cơ quan ban ngành liên quan cần có sự quan tâm đặc biệt hơn nữa đối với công tác tuyên truyền giúp họ có kiến thức đúng về chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc trẻ nhỏ nói riêng
Nghề nghiệp của mẹ thường xuyên ảnh hưởng đến dinh dưỡng của con, bởi lẽ nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian chăm sóc trẻ, điều kiện kinh tế, văn hóa và cơ hội giao tiếp của bà mẹ Theo nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy những bà mẹ làm ruộng thì có tỷ lệ NCBSM trong 6 tháng đầu thấp hơn so với các bà mẹ có nghề nghiệp còn lại, vấn đề này có thể thích được rằng khi thời kỳ công nghệ phát triển các bà mẹ nông thôn làm ruộng có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin về sữa bột từ điện thoại thông minh cũng như các công ty sữa về tận vùng quê để làm các công tác truyền thông ít nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý của các bà mẹ trong vấn đề NCBSM hoàn toàn
Trình độ học vấn của người mẹ thể hiện khả năng nhận thức khoa học và hiểu biết Các bà mẹ được giáo dục sẽ giúp họ nhận thức được các kiến thức liên quan đến việc chăm sóc trẻ Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những bà mẹ có trình độ học vấn tỷ lệ thuận với NCBSM hoàn toàn Bảng 3.8 cho thấy có 14,0% bà mẹ có học vấn từ THPT trở lên NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng tuổi, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Vũ Hương Dịu năm 2017 tại Thái Nguyên (49%) [6]
Tỷ lệ cho con bú sữa mẹ tại Việt Nam khá cao, với 98,6% bà mẹ tham gia nghiên cứu đã từng cho con bú Tỷ lệ này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, cho thấy truyền thống cho con bú sữa mẹ đã tồn tại lâu đời Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ 13,2% bà mẹ thực hành hoàn toàn 6 Tháng NCBSM, thấp hơn so với nghiên cứu của Lưu Thị Mỹ Thục và cộng sự (24%).
Thực hành cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh:
Sữa non là sữa có màu vàng, sánh được tạo ra cuối thai kỳ, là thực phẩm hoàn hảo nhất cho trẻ sau sinh Việc bắt đầu cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu giúp ngăn chặn tình trạng tử vong sơ sinh do nhiễm trùng máu, viêm phổi, tiêu chảy Cũng có thể ngăn chặn các trường hợp tử vong do hạ thân nhiệt, đặc biệt ở trẻ sơ sinh đẻ non và nhẹ cân [23] Theo khuyến cáo của WHO/UNICEF mẹ nên cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, bú càng sớm càng tốt Bởi vì, những giọt sữa đầu tiên rất tốt cho trẻ, nó có hàm lượng dinh dưỡng và kháng thể cao Bên cạnh đó, động tác mút vú của trẻ sẽ làm cho các xung động cảm giác từ tuyến vú truyền lên não, kích thích tuyến yên giải phóng ra Prolactin Prolactin vào máu rồi đến vú kích thích các tế bào tiết sữa sản xuất sữa Vì vậy, cho trẻ bú càng nhiều vú càng sản xuất ra nhiều sữa Mặt khác, trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra một loại hormon khác là
Oxytocin có tác dụng gây co bóp các tế bào xung quanh nang sữa và giúp cho sữa chảy xuống ống dẫn sữa nhanh hơn Oxytocin được sản xuất nhanh hơn Prolactin, làm sữa chảy ngay ra khi trẻ bú Tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ cho con bú trong 1 giờ đầu sau sinh nói chung vẫn chưa cao
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: 50,9% bà mẹ cho trẻ bú sớm trong một giờ đầu sau sinh, trong khi đó bà mẹ có kiến thức đúng về thời gian cho con bú sớm sau sinh chiếm 59,5% điều này cho thấy các bà mẹ chưa nhận được sự nhiều khuyến khích từ nhân viên y tế và người nhà trong việc cho trẻ bú sớm sau sinh
Nhưng kết quả này tương đương với nghiên cứu của A&T năm 2012 (50,5%) [1] Cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Lục Thị Thanh Nhàn và cộng sự tại hai phường tại thành phố Thái Nguyên năm 2020 (42,8%) [14] và tác giả Nguyễn Thị Lệ Hằng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2020 (22%) [7] Và thấp hơn so nghiên cứu của Lê Thị Hương tại huyện Yên Mô, Ninh Bình năm 2018(73,2%) và Mai Anh Đào tại 4 xã thuộc Thành phố Nam Định năm 2018 (58,4%) [5], [10] Thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của tác giả Joseph R tại Kerala Ấn Độ năm 2022 (80,9%)[44] Mặc dù tỷ lệ cho trẻ bú sớm sau sinh của nghiên cứu chưa cao nhưng chúng tôi cũng đã tìm hiểu được những trở ngại khiến những bà mẹ gặp khó khăn trong việc cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh Những bà mẹ thực hành tốt việc cho trẻ bú sớm cho biết lý do mà bà mẹ có thể thực hành tốt được là do được hộ trợ từ cán bộ y tế từ việc trẻ được trả về với mẹ ngay sau khi cuộc sinh kết thúc Kết quả này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường các kiến thức, hộ trợ thực hành cho nhân viên y tế, nhằm tăng cường tỷ lệ cho con bú sớm sau sinh của bà mẹ
Những loại thức ăn, nước uống cho trẻ trước khi bú mẹ: những thực phẩm mà bà mẹ hoặc người thân lựa chọn cho trẻ ăn trước khi bú lần đầu ngoài sữa mẹ thì chủ yếu là sữa công thức (44,1%) Ngoài ra, một số bà mẹ lựa chọn cho trẻ uống nước trắng (2,7%), nước đường và mật ong (1,4%) Tỷ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu của tác giả Mai Thị Nguyệt khi bà mẹ lựa chọn cho trẻ uống sữa công thức chiếm tỷ lệ 56,7% [13]
Trong nghiên cứu này, có 13,2% bà mẹ không cho trẻ ăn hay uống thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu Trong khi đó có tới 53,2% bà mẹ cho con ăn sữa bột/ sữa công thức, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hậu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2019 là 48,8% [8] và nghiên cứu của Holly Nishimura tại vùng nông thôn Nam Ấn Độ là 42,6% [50] Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của bà mẹ trước việc quảng cáo sữa bột/ sữa công thức tràn lan trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng, gây ra sự ngộ nhận cho bà mẹ cũng như nhiều người tiêu dùng Có sự khác biệt là do nghiên cứu của chúng tôi có sự khác nhau về cỡ mẫu, phương pháp, thời gian và địa điểm nghiên cứu so với các nghiên cứu khác
4.2.2 Kiến thức của bà mẹ về NCBSM
Một số yếu tố liên quan đến NCBSM hoàn toàn của các bà mẹ có con dưới 24 tháng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu với các đặc tính về nhóm tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số con, kinh tế, bệnh tật mẹ, giới tính, cân nặng lúc sinh, phương pháp sinh, nơi sinh và bệnh tật của trẻ với p > 0,05 Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Hương Dịu tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2017 thì có mỗi liên quan giữa thực hành đúng NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu với trình độ học vấn của bà mẹ (p