1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng vấn đề giới trong di cư lao động quốc tế của việt nam

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng, Vấn Đề Giới Trong Di Cư Lao Động Quốc Tế Của Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thiên Bình
Trường học Học viện Phụ Nữ Việt Nam
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 493,06 KB

Nội dung

Một trong những vấn đềchính đang tồn tại trong di cư lao động quốc tế của Việt Nam là sự chênh lệch giới tính.Phần lớn lao động di cư là nam giới, trong khi phụ nữ thường gặp khó khăn hơ

Trang 1

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN GIỚI TRONG KINH

TẾ VÀ QUẢN TRỊ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ GIỚI TRONG DI CƯ LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞI ĐẦU 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2

1 Sự cần thiết của đề tài 2

2 Mục tiêu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

4 Phương pháp thực hiện 4

5 Cơ sở lý luận của đề tài 5

5.1 Giới là gì ? 5

5.2 Vai trò giới là 6

5.3 Di cư lao động 6

5.4 Giới trong di cư lao động quốc tế 7

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ GIỚI TRONG DI CƯ LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 8

1 Thực trạng di cư lao động quốc tế của Việt Nam 8

1.1 Số lượng lao động di cư 8

1.2 Phân bố theo ngành nghề và quốc gia 9

1.3 Tác động đến kinh tế - xã hội 10

2 Phân tích vấn đề giới trong di cư lao động quốc tế của Việt Nam 10

2.1 Quy mô và xu hướng di cư theo giới 10

2.2 Cơ hội việc làm và thu nhập theo giới 11

2.3 Tác động đến gia đình và xã hội 12

2.3.1 Tác động tích cực 12

2.3.2 Tác động tiêu cực 13

2.4 Vấn đề bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi 13

3 Giải pháp cho các vấn đề giới trong di cư lao động quốc tế của Việt Nam 15

3.1 Hoàn thiện chính sách và pháp luật 15

3.2 Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới 16

3.3 Mở rộng cơ hội việc làm cho lao động di cư nữ 17

3.4 Tăng cường hỗ cho lao động di cư nữ 18

PHẦN III: KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

LỜI MỞI ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, di cư lao động quốc tế đã trở thành một hiệntượng phổ biến trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam Việc di cư lao động mang lại cơ hộicho người lao động tìm kiếm việc làm và cải thiện thu nhập, đồng thời cũng góp phầnvào phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên, trong quá trình di cư lao động quốc tế,vấn đề giới vẫn còn tồn tại và cần được phân tích và giải quyết Một trong những vấn đềchính đang tồn tại trong di cư lao động quốc tế của Việt Nam là sự chênh lệch giới tính.Phần lớn lao động di cư là nam giới, trong khi phụ nữ thường gặp khó khăn hơn trongviệc tìm kiếm việc làm và thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bị lạm dụng laođộng Điều này đặt ra vấn đề về bình đẳng giới trong di cư lao động và cần có biện phápnhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quá trình làm việc ở nước ngoài

Tại Việt Nam, di cư lao động quốc tế vẫn đang tiếp tục là xu hướng phát triển vàcòn nhiều phức tạp Trong đó, vấn đề giới đóng vai trò quan trọng và cần được quan tâmđúng mức Giới được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới di cưlao động Không những vậy giới còn ảnh hưởng tới số lượng và quy mô của cuộc di cưlao động quốc tế Tuy nhiên, để hỗ trợ tốt hơn cho vấn đề hậu di cư lao động tại ViệtNam, cần có những thay đổi cần thiết trong quy định pháp luật và có những quan tâmnhất định về vấn đề giới trong di cư lao động quốc tế nằm hỗ trợ tốt hơn cho người laođộng di cư, đặc biệt là phụ nữ

Xuất phát từ cách tiếp cận giới, nghiên cứu này hướng vào tìm hiểu, phân tích thựctrạng vấn đề giới trong di cư lao động quốc tế của Việt Nam Bằng phương pháp nghiêncứu thứ cấp, dựa trên những nghiên cứu đi trước và những thông tin trong những nămgần đây Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng các vấn đề giới trong di cưlao động quốc tế của Việt Nam, hy vọng rằng chúng ta có thể xây dựng được nhữngchính sách hỗ trợ nhằm giải quyết vấn đề giới một cách bình đẳng để thúc đẩy sự pháttriển bền vững của đất nước

Trang 4

PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Sự cần thiết của đề tài

Hiện nay có khoảng 540.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc ở nướcngoài Hầu hết trong số này là nam và nữ lao động trẻ đến từ các vùng nông thôn,tay nghề thấp Đài Loan (Trung Quốc), Nhật bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-Út vàMalaysia là những nước có đông lao động Việt Nam đến làm việc Theo Bộ Laođộng, Thương binh và Xã hội, có khoảng 134.000 lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng cho năm 2017 Số lượng lao động di cư là phái nữ tăngliên tục hàng năm, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực giúp việc giađình, tại các quốc gia trong đó có Ả Rập Xê Út Lao động Việt Nam chủ yếu làmtrong các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, thuyền viên tàu cá, nông nghiệp, giúpviệc gia đình và dịch vụ

Phân tích thực trạng và vấn đề giới trong di cư lao động quốc tế của Việt Nam làmột đề tài quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay Việt Nam là một trongnhững quốc gia có số lượng lao động di cư lớn, đóng góp đáng kể vào nền kinh tếquốc gia Tuy nhiên, vấn đề giới trong di cư lao động cũng là một thách thức đối vớichính phủ và cộng đồng Việc giữ an toàn cho lao động di cư là phụ nữ và trẻ emthường là việc vô cùng cấp thiết vì nhóm người này dễ bị ảnh hưởng và chịu tổn hạikhi tham gia vào các hoạt động di cư lao động Để giải quyết vấn đề này, việc phântích thực trạng và tìm ra các giải pháp phù hợp là cần thiết Việc nghiên cứu sẽ giúpchúng ta hiểu rõ hơn về tình hình di cư lao động ở Việt Nam và các chính sách phápluật bảo vệ cho lao động di cư, từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp để bảo vệquyền lợi và đảm bảo an toàn cho lao động di cư, đặc biệt là với phái nữ

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng giới trong di cư lao động quốc tế tại Việt Nam nhằmđánh giá, phân tích rõ được vai trò cũng như tầm quan trọng của vấn đề giới tronglĩnh vực di cư lao động quốc tế Nhằm mục đích bảo đảm việc bình đẳng giới trong

xã hội và triển khai hiệu quả các chính sách, công cụ và thử nghiệm các sáng kiếngóp phần vào việc tăng số người di cư và tái hòa nhập thành công

Trang 5

2.2 Mục tiêu cụ thể

Sự chênh lệch giới tính trong di cư lao động quốc tế ở Việt Nam là một vấn

đề cấp bách cần được xem xét kỹ lưỡng Hiện tượng di dân bởi toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế đã trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển kinh tế và cơ sở

hạ tầng xã hội Báo cáo có tiêu đề “Nghiên cứu vấn đề giới trong di cư trong nước

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tếTrung ương thực hiện đã làm sáng tỏ những động lực về giới trong di cư lao động ởViệt Nam Phân tích khoảng cách giới trong các mô hình di cư là rất quan trọng đểhiểu được các vi công thức đa sắc thái mà lao động nam và nữ di cư phải đối mặt,bao gồm các độ chênh lệch về: - Cơ hội việc làm - Mức độ lương - Tiếp cận cácbiện pháp hỗ trợ xã hội

Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến bất bình đẳng đẳng trong lĩnh vực di cưlao động quốc tế ở Việt Nam, như đã được nhấn mạnh trong các nghiên cứu hiện có.Hiểu được những yếu tố này là điều cần thiết để đưa ra các chính sách và biện pháp

có thể hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng chênh lệch giới tính Các yếu tố như trình

độ học vấn, chuẩn mực xã hội và khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng có thểhoạt động đáng kể đến mức độ bất bình đẳng giới mà người lao động nhập cư phảitrải nghiệm qua Ngoài ra, các quá trình đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề didân, các loại công nghiệp lớn mà người di cư làm việc và tỷ lệ công việc làm phichính thức đều đóng vai trò duy trì hoặc giảm bớt sự chênh lệch giới tính in di cưlao động

Trước thực trạng các vấn đề về giới trong di cư lao động quốc tế ở Việt Nam,nhu cầu cấp thiết bị phải có những can thiệp chính sách thúc đẩy bình đẳng giới vàgiải quyết những vấn đề chênh lệch hiện có Các khuyến nghị về can thiệp chínhsách có thể bao gồm:

- Thực hiện chính sách di cư nhạy cảm về giới - Tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng vềgiáo dục và đào tạo cho lao động nam và nữ di cư

- Đảm bảo bảo vệ lương công việc và điều kiện làm việc cho tất cả lao động nhập

cư, không phân biệt giới tính

Trang 6

- Thiết lập mạng lưới hỗ trợ và dịch vụ phù hợp với nhu cầu cụ thể của lao động nữ

di cư

- Tiến hành đánh giá thường xuyên Thường xuyên về bất bình đẳng giới trong lĩnhvực di cư lao động và điều chỉnh chính sách cho phù hợp Bằng cách tích cực giảiquyết các vấn đề về giới trong di cư lao động quốc tế, Việt Nam có thể hướng dẫntạo ra một môi trường trường công bằng và hòa nhập hơn cho tất cả lao động di cư,cuối cùng góp phần vào sự phát triển và tiến bộ kinh tế xã hội chung của đất nước

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu phân tích thực trạng vấn đề giới trong di cư lao động quốc

tế từ những năm 2020 đến 2023

4 Phương pháp thực hiện

Quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài tiểu luận được thực hiện bằng tổnghòa và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, nhưng đều dựa trên cơ sở phươngpháp luận của chủ nghĩa duy vật cùng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nướchiện nay là nền tảng Một số phương pháp tiêu biểu được sử dụng tại bài tiểu luậnnhư sau:

- Phương pháp phân tích: đây là phương pháp phân chia những vấn đềchung, khái quát nhất thành những phần nội dung nhỏ, những bộ phận khác nhau.Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong việc tìm hiểu và phân tích các chínhsách khởi nghiệp của Việt Nam

- Phương pháp tổng hợp: phương pháp tổng hợp được áp dụng tại bài tiểuluận nhằm liên kết, thống nhất những kết luận thuộc bộ phận nội dung đã được phântích nhằm đánh giá khái quát lại toàn bộ vấn đề Bởi vậy, phương pháp tổng hợp vàphương pháp phân tích luôn song hành với nhau giúp bài viết đưa ra được cái nhìn,nhận thức sâu sắc hơn về tổng thể vấn đề đưa ra

- Phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá được sử dụng thông qua việcđưa nhận thức, quan điểm của chính học viên về vấn đề nghiên cứu Chính bởi xuấtphát từ quan điểm của học viên nên phương pháp này được sử dụng tại hầu hết toàn

bộ nội dung bài tiểu luận, đặc biệt là khi chỉ ra những vướng mắc, bất cập của cácchính sách khởi nghiệp để đề xuất các phương án giải quyết vấn đề

Trang 7

Ngoài ra, một số phương pháp khác như; phương pháp quy nạp, phươngpháp liệt kê, phương pháp so sánh, cũng được vận dụng một cách hài hòa, linhhoạt nhằm đạt được mục đích cuối cùng của bài tiểu luận được đề ra.

5 Cơ sở lý luận của đề tài

5.1 Giới là gì ?

Giới (gender) là một thuật ngữ chỉ các quyền lợi, vai trò và cả trách nhiệm

mà xã hội quy định cho nam giới và nữ giới nhìn từ góc độ xã hội; Giới đề cập đến

sự phân công trong lao động, các kiểu phân chia giữa nguồn lực và lợi ích giữa namgiới và nữ giới ở trong một bối cảnh xã hội cụ thể Đặc trưng cơ bản nhất của giới

có được là do dạy và học Vì vậy, có thể nói những đặc trưng về giới mang tính xãhội, và do xã hội quy định Giới thể hiện các đặc trưng xã hội của cả phụ nữ và namgiới nên rất đa dạng Nó phụ thuộc vào các đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xãhội của mỗi quốc gia, các khu vực, các giai tầng xã hội Các quan niệm, hành vi,chuẩn mực xã hội về giới hoàn toàn có thể thay đổi cho phù hợp với bối cảnh xãhội

Giới: Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ

xã hội (Khoản 5, Điều 1, Luật BĐG 2006)

Giới tính: chỉ các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ (Khoản 2, Điều 5, LuậtBĐG 2006)

Khác biệt giới: chỉ sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới trong một lĩnh vực

cụ thể Khác biệt giới trong kinh tế và quản trị là sự khác nhau giữa nam và nữgiớitrong lĩnh vực này.Phân biệt giới: là việc hạn chế, loại trừ, không công nhậnhoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và

nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình ( Khoản 5, Điều 5, Luật BĐG2006)

Định kiến giới: là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và namgiới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp cácđặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tínhcủa nam giới hay nữ giới.Bình đẳng giới: là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngangnhau, được tạo điều kiện và phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng

Trang 8

đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả phát triển đó (Khoản 3,Điều 5, Luật BĐG 2006)

Vai trò của giới hiện nay không được bình đẳng do quá trình dạy và họctrong xã hội bất bình đẳng giới mà có, nó phụ thuộc vào thể chế chính trị, các điềukiện kinh tế, văn hoá Vai trò giới đã và đang có nhiều thay đổi, nhưng khi thay đổicon người còn chịu ảnh hưởng của các định kiến giới, điều này lý giải vì sao nhiềungười không dám thực hiện thay đổi vai trò của giới một cách công khai, mặc dùđây là những việc rất đáng khích lệ

5.3 Di cư lao động

Di cư lao động - hoạt động di chuyển của con người từ quốc gia này sang

quốc gia khác vì mục đích việc làm - nếu được quản lý và tổ chức chặt chẽ sẽ cótiềm năng mang lại lợi ích cho Chính phủ, cộng đồng, người di cư và gia đình của

họ, người sử dụng lao động và các bên liên quan Tuy nhiên, nhiều người lao động

di cư hiện nay phải đối mặt với các thách thức trong quá trình họ rời quê hương vàbắt đầu công việc tại một quốc gia khác

Di cư lao động quốc tế là một khái niệm bao hàm nhiều đối tượng mục tiêu,

từ lượng lao động di cư ra nước ngoài làm việc hay lao động từ nước ngoài vàotrong nước, đến luồng lao động nhập cư (đi vào) và xuất cư (đi ra) khỏi một quốcgia Nó bao gồm cả số liệu về lao động di cư trở về nước sau thời gian lao động ởnước ngoài, cũng như phân tổ chi tiết (tuổi, giới tính, vị thế việc làm, hoạt độngkinh tế, nghề nghiệp và tiền lương)

Trang 9

5.4 Giới trong di cư lao động quốc tế

Giới trong di cư lao động quốc tế đề cập đến những sự khác biệt về kinh

nghiệm, cơ hội và vai trò của nam giới và phụ nữ trong quá trình di cư lao động.Những khác biệt này xuất phát từ các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị

Về mặt kinh nghiệm :Phụ nữ thường di cư để tìm kiếm cơ hội kinh tế để cảithiện cuộc sống cho bản thân và gia đình Họ thường làm việc trong các ngành nghề

có mức lương thấp và điều kiện làm việc khó khăn, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa,chăm sóc người già và trẻ em, hoặc làm công nhân nhà máy Nam giới thường di cư

để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn và gánh vác trách nhiệm tài chính cho gia đình

Họ thường làm việc trong các ngành nghề có tay nghề cao hơn, chẳng hạn như xâydựng, cơ khí, hoặc làm kỹ sư

Về mặt cơ hội: Phụ nữ thường ít có cơ hội di cư hơn nam giới do các rào cản

về văn hóa, xã hội và kinh tế Họ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin

về cơ hội việc làm, vay vốn hoặc xin giấy phép lao động Nam giới thường có nhiều

cơ hội di cư hơn phụ nữ do họ được hưởng lợi từ các định kiến giới và các chínhsách hỗ trợ di cư của chính phủ

Về mặt vai trò: Phụ nữ thường được coi là người chăm sóc cho gia đình vàcộng đồng, ngay cả khi họ di cư lao động Họ có thể phải dành nhiều thời gian choviệc nhà và chăm sóc con cái, điều này hạn chế khả năng làm việc và tham gia vàocác hoạt động xã hội Nam giới thường được coi là người trụ cột của gia đình vàđược kỳ vọng sẽ kiếm tiền để hỗ trợ gia đình Họ có thể ít tham gia vào các côngviệc nhà và chăm sóc con cái hơn phụ nữ

Tác động của giới trong di cư lao động quốc tế: Di cư lao động có thể tăngcường vai trò giới truyền thống trong một số trường hợp Ví dụ, phụ nữ có thể phảigánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc gia đình khi chồng họ đi di cư

Di cư lao động cũng có thể tạo ra cơ hội cho phụ nữ để khẳng định bản thân và cảithiện vị thế xã hội của họ Ví dụ, phụ nữ có thể kiếm được thu nhập của riêng mình

và có quyền tự do hơn khi họ di cư lao động

Trang 10

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ GIỚI TRONG DI CƯ LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

1 Thực trạng di cư lao động quốc tế của Việt Nam

1.1 Số lượng lao động di cư

Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa - xãhội và an ninh Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm gia tăng chênh lệch thu nhập giữacác quốc gia phát triển và đang phát triển, dẫn đến sự phát triển không đồng đều vềkinh tế - xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu lao động trong cácngành và khan hiếm việc làm Di cư lao động quốc tế là kết quả tất yếu của quátrình toàn cầu hóa Người lao động có xu hướng di cư từ quốc gia dư thừa lao động,thu nhập thấp sang các quốc gia thiếu hụt lao động và có thu nhập cao

Di cư lao động giữa các quốc gia xảy ra theo hai hướng: có tổ chức, hợppháp và bất hợp pháp Di cư lao động có tổ chức, hợp pháp là những người lao động

từ một quốc gia này đến quốc gia khác lao động thông qua cử đi hoặc hợp đồngtuyển dụng bởi các cơ quan và tổ chức quốc tế, hoặc được cử hay tuyển dụng từ mộtquốc gia khác và được điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế chung hay các hiệp định,công ước quốc tế cụ thể…

Di cư lao động bất hợp pháp là những người lao động không có giấy tờ, kếhoạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, không được quốc gia sử dụnglao động nhập cư trao quyền cho phép vào làm việc tại quốc gia này

Trong di cư lao động, di cư lao động bất hợp pháp thường gặp rắc rối hơn sovới di cư lao động hợp pháp Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) năm 2018, 26% di cư lao động hợp phápgặp phải rắc rối khi lao động tại nước sở tại, trong khi có tới 51% lao động di cư bấthợp pháp gặp phải rắc rối Mặc dù di cư lao động bất hợp pháp gặp nhiều rắc rốihơn, song vì nhiều lý do, trong đó có lý do chi phí và thời gian nên vẫn có một bộphận lao động di cư ra nước ngoài bằng con đường bất hợp pháp

Tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu đo lường chỉ tiêu SGD về chi phítuyển dụng của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài và đánh giá khoảng trông

dữ liệu trong thống kê lao động di cư quốc tế ở Việt Nam năm 2022, đại diện TCTK

Trang 11

đã trình bày một số phát hiện chính về đặc điểm của lao động Việt Nam ra nướcngoài làm việc, đặc biệt là đo lường chỉ tiêu SDG 10.7.1 từ kết quả của cuộc điềutra thí điểm lồng ghép trong điều tra Lao động việc làm năm 2021 Theo đó, từ năm

2018 đến 2021, ước tính có khoảng hơn 250 nghìn lao động Việt Nam làm việc ởnước ngoài Nam giới chiếm tỷ trọng lớn (69%).trên tổng số lao động di cư quốc tế.Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổng

số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 là 159.986 laođộng, đạt 133,3 % kế hoạch Trong số này có 55.804 nữ, chiếm tỷ lệ gần 35% Việcnày đã cho thấy sự chênh lệch giới tính rõ ràng trong vấn đề di cư lao động quốc tế

Số liệu về di cư lao động quốc tế của Việt Nam tính đến hiện nay vẫn chưa

có một số liệu cụ thể và chi tiết Nhà nước đã đưa ra những chính sách để lấp đầykhoảng trống này như Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH

1.2 Phân bố theo ngành nghề và quốc gia

Theo báo cáo của ILO, có 66,2% số lao động di cư làm việc trong lĩnh vựcdịch vụ; 26,7% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và chỉ có 7,1% làm việc tronglĩnh vực nông nghiệp Trong đó, lao động di cư nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụcao hơn so với nam giới Như vậy, di cư lao động chiếm một tỷ trọng quan trọngtrong lực lượng lao động của các quốc gia tiếp nhận và là nguồn nhân lực có đónggóp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia này

Theo báo xã hội năm 2023, số liệu ước tính của Cục Quản lý lao động ngoàinước (Bộ LĐTBXH), hiện nay, Việt Nam có khoảng 650.000 lao động đang làmviệc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung ở các thị trường, như:Nhật Bản, khoảng 300.000 người; Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 250.000 người;Hàn Quốc khoảng 50.000 người Số lao động còn lại ở các thị trường Châu Âu,Trung Đông và Malaysia Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với nhiềuloại hình ngành nghề công việc khác nhau, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất chế tạochiếm 80% gồm (cơ khí, dệt may, giày da, lắp ráp điện tử ); còn lại trong lĩnh vựcxây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ gồm (chăm sóc người già, người bệnh,giúp việc trong gia đình)

Phụ nữ di cư thường chịu đựng áp lực lớn khi phải làm việc trong các lĩnhvực đa dạng như công nghiệp, giúp việc nhà, dịch vụ và nông nghiệp Thống kê cho

Trang 12

thấy rằng có khoảng 37% phụ nữ di cư làm việc trong ngành công nghiệp, 32% làmgiúp việc nhà, 23% làm trong ngành dịch vụ và chỉ có 8% làm trong nông nghiệp.Đáng chú ý là phần lớn phụ nữ di cư phải làm việc từ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày,chiếm 51% và có tới 45% phải làm việc hơn 12 tiếng mỗi ngày Điều này làm tăngnguy cơ rủi ro về sức khỏe và an toàn lao động cho họ Ngoài ra, phụ nữ di cư cònđối mặt với những vấn đề nghiêm trọng khác như áp lực bạo lực và rủi ro trong quátrình di cư và làm việc tại nước ngoài Có hơn một nửa số phụ nữ di cư gặp khókhăn và rủi ro trong quá trình làm việc ở nước ngoài Cụ thể, 40% trải qua việc bị viphạm quyền, 17% phải làm việc trong điều kiện không an toàn và 28,2% phải đốimặt với các vấn đề liên quan đến lương Điều này cho thấy cần có sự quan tâm đặcbiệt đến việc bảo vệ quyền lợi và an toàn cho phụ nữ di cư trong quá trình làm việc,đồng thời cung cấp cơ hội và điều kiện công bằng để họ phát triển và thích nghi vớimôi trường lao động mới.

1.3 Tác động đến kinh tế - xã hội

Trong năm 2021, Việt Nam đã chứng kiến một lượng kiều hối đáng kể từ di

cư lao động hợp pháp, với số tiền vượt mức 3 tỷ USD Nếu xem xét cả những laođộng di cư mở cửa hàng kinh doanh, xây dựng cuộc sống ở nước ngoài, con số kiềuhối đã lên tới 18,1 tỷ USD, tương đương với khoảng 4,42% GDP Việc nhập cư laođộng đóng góp quan trọng đối với các quốc gia tiếp nhận, mở rộng nguồn nhân lựccho các lĩnh vực sản xuất, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Ví dụ, tại Hoa Kỳ, thunhập quốc gia đã tăng thêm 8 tỷ USD mỗi năm nhờ vào lao động nhập cư Ở châu

Âu, trong giai đoạn từ 1991-1995, thống kê cho thấy rằng mỗi tăng 1% của laođộng nhập cư kéo theo việc tăng trưởng GDP của quốc gia tiếp nhận lên đến từ1,25-1,5% Khi thu nhập của cả các quốc gia xuất cư và nhập cư lao động tăng, kinh

tế toàn cầu sẽ phát triển Tổng cộng, di cư lao động đã đóng góp tích cực vào việcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Nghiên cứu cho thấy 17,9% phụ nữ được hoàn toàn quyết định sử dụng sốtiền gửi về; còn tỉ lệ người chồng quyết định là 37,7%; thành viên khác trong giađình 24%; phụ nữ và gia đình cùng quyết định chiếm 20,4%

Ngày đăng: 01/06/2024, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Nam/VOV1. (2023). “650.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài”.https://vov.vn/xa-hoi/650000-lao-dong-viet-nam-dang-lam-viec-o-nuoc-ngoai-post1055715.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nướcngoài
Tác giả: Hà Nam/VOV1
Năm: 2023
2. Ngân Anh. (2024). “ Năm 2023: Gần 160 nghìn lao động Việt Nam”.https://nhandan.vn/nam-2023-gan-160-nghin-lao-dong-viet-nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-post791359.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm 2023: Gần 160 nghìn lao động ViệtNam
Tác giả: Ngân Anh
Năm: 2024
3. TS Nguyễn Thị Miền, Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. (2023). “ Di cư lao động quốc tế và tác động kinh tế”.http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/5081-di-cu-lao-dong-quoc-te-va-tac-dong-kinh-te.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di cư lao động quốc tế và tác động kinh tế
Tác giả: TS Nguyễn Thị Miền, Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2023
5. Nguyễn Chiến. “Lợi ích từ lao động nhập cư với kinh tế thế giới”.https://baochinhphu.vn, ngày 13-09-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi ích từ lao động nhập cư với kinh tế thế giới
6. Dương Ngọc. “Lao động nữ di cư chịu nhiều thiệt thòi”.https://nld.com.vn/thoi-su/lao-dong-nu-di-cu-chiu-nhieu-thiet-thoi-20210719102421624.htm,ngày 19-07-2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động nữ di cư chịu nhiều thiệt thòi
9. Học viện Phụ nữ Việt Nam. (2021). Giáo trình Giới trong Kinh tế và Quản trị. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giới trong Kinh tế và Quảntrị
Tác giả: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Năm: 2021
8. Khoảng trống về số liệu trong thống kê lao động di cư quốc tế ở Việt Nam.https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2023/01/Data-gaps-report-vie-14h-30.12-web.pdf Link
4. Ánh Hồng - Lê Thanh: Kiều hối chuyển về Việt Nam lập kỷ lục 18,1 tỷ USD, https://tuoitre.vn, ngày 10-12-2021 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w