ÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIN HỌC CƠ BẢN GIỚI THIỆU Tin học (information technology – IT) là ngành khoa học nghiên cứu về việc nhập vào, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh và số nhờ sự kết hợp giữa truyền thông và máy tính điện tử. Thuật ngữ theo nghĩa hiện đại của nó được xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo của tạp chí Havard Business Review năm 1958, trong đó tác giả Leavitt và Whisler nhận xét rằng “công nghệ mới chưa được đặt tên, chúng ta sẽ gọi nó là công nghệ thông tin (IT)”. Một số lĩnh vực mới trong IT là công nghệ web thế hệ kế tiếp, công nghệ tin sinh học, điện toán đám mây, các hệ thống thông tin toàn cầu và các hệ thống có quy mô lớn,… Công nghệ thông tin là lĩnh vực quản lý công nghệ và mở rộng nhiều lĩnh vực ví dụ như các quy trình, phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc dữ liệu,… Tóm lại, bất kỳ điều gì mà làm cho dữ liệu, thông tin, kiến thức nhận thức trong bất cứ định dạng nào, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào, được coi là một phần của lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ cốt lõi để giúp triển khai chiến lược kinh doanh: tự động hóa quá trình kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng, điều khiển các công cụ sản xuất. Chuyên viên công nghệ thông tin thực hiện một loạt các chức năng đa dạng, từ việc cài đặt phần mềm, đến thiết kế mạng và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin. Một vài các công việc mà chuyên viên công nghệ thông tin có thể thực hiện như: quản lý dữ liệu, quản trị hệ thống mạng, phần cứng máy tính, thiết kế cơ sở dữ liệu, xây dựng phần mềm, cũng như quản lý hành chính toàn bộ hệ thống. Mặc dù công nghệ thông tin ra đời chưa lâu, nhưng thực sự đã đặt một dấu ấn quan trọng, và tạo ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người, đó là kỷ nguyên số, kỷ nguyên công nghệ thông tin. Anh/Chị cũng cần tham gia các buổi học trên lớp nhằm bảo đảm tính cập nhật các kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, việc đến lớp nghe giảng còn giúp Anh/Chị nắm bắt được những tình huống và có được kỹ năng giải quyết tình huống thực tế.
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH VÀ MẠNG MÁY TÍNH
Phần cứng
Các dữ liệu trong thế giới thực được đưa vào máy tính thông qua các thiết bị nhập, những thiết bị này có trách nhiệm chuyển đổi các dữ liệu thành dạng số Sau đó, dữ liệu có thể được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ của máy tính, hoặc được xử lý tại bộ xử lý trung tâm Trong quá trình xử lý dữ liệu, bộ xử lý có thể kết hợp dữ liệu được đưa vào với các dữ liệu đã có trong các thiết bị lưu trữ.Dữ liệu cuối cùng được lưu lại hoặc đưa ra các thiết bị xuất Các thiết bị xuất có khả năng chuyển đổi tín hiệu từ dạng số sang dạng con người có thể hiểu được, hiện nay là các dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh
Máy ENIAC I là chiếc đầu tiên được ra đời tháng 2/1946
PDAs và Palmtop: các máy trợ giúp cầm tay
Workstations/Servers: trạm làm việc và máy chủ
MicroComputer là máy vi tính - máy PC (personal computer), có bộ vi xử lý để tính toán, được thiết kế nhằm mục đích phục vụ một người dùng tại một thời điểm
Desktop computer: máy để bàn, thường có kích thước lớn, cần phải cắm điện để hoạt động, các thành phần là độc lập và dễ tháo lắp
PDAs và Palmtop: các máy trợ giúp cầm tay
Máy tính xách tay, có kích thước nhỏ gọn, có pin để có thể hoạt động mà không cần cắm điện, các thành phần được tích hợp hết vào máy tính và khó tháo lắp
Workstations/Servers: trạm làm việc và máy chủ
Workstations/Servers: trạm làm việc và máy chủ
Kích thước lớn, có nhiều bộ vi xử lý
Chạy các ứng dụng chuyên cung cấp dịch vụ như Mail, dịch vụ Web, truy xuất file,…
Dành cho người dùng có nhu cầu lớn
Tin học cơ bản 7 1.1.2 Cấu trúc máy tính
Phần mềm
Phần mềm là một thuật ngữ chung cho các loại chương trình điều khiển máy tính và các thiết bị liên quan
Phần mềm hệ thống là phần mềm giúp đỡ hệ thống máy tính hoạt động Nhiệm vụ chính của phần mềm hệ thống là tích hợp, điều khiển và quản lý các phần cứng riêng biệt của hệ thống máy tính Phần mềm hệ thống khác với phần mềm ứng dụng là nó không trực tiếp giúp đỡ người dùng
Phần mềm hệ thống thực hiện các chức năng như chuyển dữ liệu từ bộ nhớ vào đĩa, xuất văn bản ra màn hình Các phần mềm hệ thống đặc biệt: hệ điều hành, chương trình điều khiển thiết bị (device driver), công cụ lập trình, chương trình dịch, chương trình dịch cấp thấp(assembler), chương trình kết nối (linker), và chương trình tiện ích.Mục đích của phần mềm hệ thống là để giúp các lập trình viên ứng dụng không phải quan tâm đến các chi tiết của hệ thống máy tính phức tạp được sử dụng, đặc biệt là các tính năng bộ nhớ và các phần cứng khác chẳng hạn như máy in, bàn phím, thiết bị hiển thị,
Thư viện phần mềm cung cấp các chức năng tổng quát cũng được xem là phần mềm hệ thống, như thư viện chuẩn C Còn các thư viện khác như OpenGL hay cơ sở dữ liệu ít được xem như vậy
Phần mềm hệ thống được lưu trên các loại bộ nhớ không thay đổi được, như ghi lên chip, được gọi là phần sụn (firmware)
Các phần mềm lập trình thực hiện việc đọc các câu lệnh từ mã nguồn được viết bởi các lập trình viên theo một ngôn ngữ lập trình nào đó và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu đưọc, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh
Hiện nay có hai cơ chế dịch được gọi là biên dịch và thông dịch.Biên dịch tức là lập trình viên phải hoàn tất toàn bộ các mã lệnh cần thiết, đúng cú pháp trước khi dịch.Còn thông dịch tức là phần mềm sẽ dịch từng lệnh hoặc đoạn lệnh, chứ không cần biết là các mã lệnh đã hoàn thiện hay chưa
Phần mềm lập trình thường cung cấp các công cụ hỗ trợ lập trình viên trong khi viết chương trình và phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau Các công cụ này bao gồm các trình soạn thảo, trình biên dịch, trình thông dịch, trình liên kết, trình tìm lỗi, v.v Một môi trường phát triển tích hợp (IDE) kết hợp các công cụ này thành một gói phần mềm, và một lập trình viên có thể không cần gõ nhiều dòng lệnh để dịch, tìm lỗi, lần bước, vì IDE thường có một giao diện người dùng đồ họa cao cấp (GUI) Ví dụ như Visual Studio.NET của Microsoft
Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, Open office), phần mềm doanh nghiệp,phần mềm quản lý nguồn nhân lực, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi,chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm khác
Trong khoa học máy tính, virus máy tính (thường được người sử dụng gọi tắt là virus) là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ đĩa, máy tính, ) Trước đây, virus thường được viết bởi một số người am hiểu về lập trình muốn chứng tỏ khả năng của mình nên thường virus có các hành động như: cho một chương trình không hoạt động đúng, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng, hoặc gây ra những trò đùa khó chịu
Những virus mới được viết trong thời gian gần đây không còn thực hiện các trò đùa hay sự phá hoại đối máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm nữa, mà đa phần hướng đến việc lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín dụng) mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus
Chiếm trên 90% số virus đã được phát hiện là nhắm vào hệ thống sử dụng hệ điều hành họ Windows chỉ đơn giản bởi hệ điều hành này được sử dụng nhiều nhất trên thến giới Do tính thông dụng của Windows nên các tin tặc thường tập trung hướng vào chúng nhiều hơn là các hệ điều hành khác Cũng có quan điểm cho rằng Windows có tính bảo mật không tốt bằng các hệ điều hành khác (như Linux) nên có nhiều virus hơn, tuy nhiên nếu các hệ điều hành khác cũng thông dụng như Windows hoặc thị phần các hệ điều hành ngang bằng nhau thì cũng lượng virus xuất hiện có lẽ cũng tương đương nhau
Các hình thức lây nhiễm của virus càng ngày càng đa dạng và càng khó phòng chống hơn Cách cổ điển nhất của sự lây nhiễm, bành trướng của các loai virus máy tính là thông qua các thiết bị lưu trữ di động: Trước đây đĩa mềm và đĩa CD chứa chương trình thường là phương tiện bị lợi dụng nhiều nhất để phát tán Ngày nay khi đĩa mềm rất ít được sử dụng thì phương thức lây nhiễm này chuyển qua các ổ USB, các đĩa cứng di động hoặc các thiết bị giải trí kỹ thuật số Sau đó, virus phát triển để có thể lây nhiễm qua hệ thống thư điện tử Khi đã lây nhiễm vào máy nạn nhân, virus có thể tự tìm ra danh sách các địa chỉ thư điện tử sẵn có trong máy và nó tự động gửi đi hàng loạt (mass mail) cho những địa
Tin học cơ bản 11 chỉ tìm thấy Nếu các chủ nhân của các máy nhận được thư bị nhiễm virus mà không bị phát hiện, tiếp tục để lây nhiễm vào máy, virus lại tiếp tục tìm đến các địa chỉ và gửi tiếp theo Chính vì vậy số lượng phát tán có thể tăng theo cấp số nhân khiến cho trong một thời gian ngắn hàng hàng triệu máy tính bị lây nhiễm, có thể làm tê liệt nhiều cơ quan trên toàn thế giới trong một thời gian rất ngắn Khi mà các phần mềm quản lý thư điện tử kết hợp với các phần mềm diệt virus có thể khắc phục hành động tự gửi nhân bản hàng loạt để phát tán đến các địa chỉ khác trong danh bạ của máy nạn nhân thì chủ nhân phát tán virus chuyển qua hình thức tự gửi thư phát tán virus bằng nguồn địa chỉ sưu tập được trước đó.
Mạng máy tính và truyền thông
Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, hiện nay các mạng máy tính đã phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng cả về quy mô, hệ điều hành và ứng dụng Do vậy việc nghiên cứu chúng ngày càng trở nên phức tạp Tuy nhiên các mạng máy tính cũng có cùng các điểm chung thông qua đó chúng ta có thể đánh giá và phân loại chúng
1.3.1 Mạng máy tính là gì
Mạng máy tính là một hệ thống gồm nhiều máy tính có thể kết nối (liên lạc, trao đổi) được với nhau
Tin học cơ bản 12 Đường truyền là hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hay không dây dùng để chuyển các tín hiệu điện tử từ máy tính này đến máy tính khác Các tín hiệu điện tử đó biểu thị các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân (on - off).Tất cả các tín hiệu được truyền giữa các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện từ Tùy theo tần số của sóng điện từ có thể dùng các đường truyền vật lý khác nhau để truyền các tín hiệu Ở đây đường truyền được kết nối có thể là dây cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, dây điện thoại, sóng vô tuyến Các đường truyền dữ liệu tạo nên cấu trúc của mạng.Hai khái niệm đường truyền và cấu trúc là những đặc trưng cơ bản của mạng máy tính Để phân loại mạng, tùy theo các tiêu chí, chúng ta có nhiều cách phân loại khác nhau như phân loại theo phạm vi địa lý, phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch
Về phạm vi địa lý, ta có thể chia mạng thành mạng LAN (Local Area Network – mạng cục bộ), là những mạng có phạm vi nhỏ, và do một tổ chức quản lý Còn mạng WAN (Wide Area Network – mạng diện rộng) là mạng được tạo bởi cách kết nối nhiều mạng LAN lại với nhau trên phạm vi lớn hơn Mạng Internet chính là một ví dụ về một mạng WAN ở mức độ toàn cầu
Về kỹ thuật chuyển mạch, chúng ta có thể chia mạng theo 3 phương pháp chuyển mạch phổ biến: mạng chuyển mạch kênh, mạng chuyển mạch thông báo và mạng chuyển mạch gói Trong đó, mạng chuyển mạch kênh là mạng khi hai thực thể muốn trao đổi dữ liệu, hệ thống sẽ thiết lập một kênh riêng cho hai thực thể và duy trì trong suốt thời gian kết nối.Phương thức này có ưu điểm là đảm bảo kết nối nhưng hiệu suất sử dụng đường truyền kém và mất thời gian thiết lập đường truyền Mạng chuyển mạch thông báo thì giống như gửi thư, khi nút mạng A muốn gửi dữ liệu cho nút mạng B thì A đem dữ liệu chuyển đến trạm trung gian, dữ liệu sẽ được lưu tạm ở trạm trung gian rồi chuyển tiếp đến khi nào đến B thì dừng Trong quá trình đó, trạm nào chuyển dữ liệu đi xong sẽ được giải phóng để làm công việc khác, nên hiệu suất sử dụng đường truyền hiệu quả hơn, tuy nhiên, với dữ liệu có kích thước lớn thì giải pháp này vẫn có những hạn chế như chiếm dụng đường truyền lâu, nếu có lỗi cần gửi lại thì sẽ mất thời gian Phương pháp sử dụng kỹ thuật chuyển mạch gói được đưa ra nhằm giải quyết các nhược điểm của mạng chuyển mạch thông báo, đó là thay vì việc
Tin học cơ bản 13 ta gửi toàn bộ thông điệp một lúc thì với các thông điệp có kích thước lớn, ta chia thông điệp thành nhiều gói nhỏ có kích thước giới hạn, và chuyển tiếp đi Phương pháp này có thêm ưu điểm là các gói có thể đi theo các đường khác nhau, dẫn đến việc sử dụng đường truyền hiệu quả hơn Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các mạng máy tính hiện nay
1.3.2 Lợi ích của mạng máy tính
Cung cấp khả năng dùng chung tài nguyên
Tạo nên môi trường truyền thông hiệu quả
Cho phép quản lý tập trung dữ liệu
1.3.3 Phân loại mạng máy tính
Phân loại theo khoảng cách
LAN ( Local Area Network): mạng nội bộ
Mạng LAN là viết tắt của từ tiếng Anh Local Area Network được tạm dịch là mạng máy tính nội bộ, giao tiếp này cho phép các thiết bị kết nối với nhau để cùng làm việc và chia sẻ dữ liệu Kết nối này được thực hiện thông qua sợi cáp LAN hay Wifi (không dây) trong không gian hẹp, chính vì thế nó chỉ dùng được ở một phạm vi giới hạn như phòng làm việc, trong nhà, trường học…
Những loại kết nối trong mạng LAN
Như trên, những thiết bị trong cùng mạng LAN có thể kết nối với nhau thông qua sợi cáp mạng Gộp nhiều Các mạng LAN có thể truy cập với nhau tạo ra một mạng lưới rộng lớn hơn được gọi là WAN (Wide Area Network) và để giao tiếp với nhau, các thiết bị thường được kết nối với một hoặc vài bộ thu phát tín hiệu mạng (Router)
WAN ( Wide Area Network): mạng diện rộng
Mạng diện rộng WAN "wide area network" là mạng dữ liệu được thiết kế để kết nối giữa các mạng đô thị (mạng MAN) giữa các khu vực địa lý cách xa nhau Xét về quy mô địa lý, mạng GAN( global area network) có quy mô lớn nhất, sau đó đến mạng WAN và mạng LAN
Mạng WAN sử dụng hạ tầng truyền dẫn của một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3, chủ yếu là các công tyđiện thoại, để cung cấp dịch vụ kết nối khoảng cách xa Cấu hình phổ biến nhất của một mạng WAN bao gồm các thành phần như hình dưới Một thông điệp được khởi tạo từ phía khách hàng và được gửi đi bởi một thiết bị gọi là DTE tới nhà cung cấp dịch vụ mạng WAN Các thiết bị DCE ở văn phòng trung tâm của nhà cung cấp dịch vụ sẽ “đẩy” gói tin tới mạng WAN, sau đó đi qua các thiết bị chuyển mạch để tới đích Các thiết bị tương tự ở phía đầu nhận sẽ kết thúc hành trình
Tin học cơ bản 15 Đặc điểm của mạng wan là gì?
WAN có thể kết nối thành mạng riêng của một tổ chức, hay có thể phải kết nối qua nhiều hạ tầng mạng công cộng và của các công ty viễn thông khác nhau
WAN có thể dùng đường truyền có giải thông thay đổi trong khoảng rất lớn từ 56Kbps đến T1 với 1.544 Mbps hay E1 với 2.048 Mbps,và đến Giga bít- Gbps là các đường trục nối các quốc gia hay châu lục Ở đây bps (Bit Per Second) là một đơn vị trong truyền thông tương đương với 1 bit được truyền trong một giây, ví dụ như tốc độ đường truyền là 1 Mbps tức là có thể truyền tối đa 1 Megabit trong 1 giây trên đường truyền đó
Do sự phức tạp trong việc xây dựng, quản lý, duy trì các đường truyền dẫn nên khi xây dựng mạng diện rộng WAN người ta thường sử dụng các đường truyền được thuê từ hạ tầng viễn thông công cộng, và từ các công ty viễn thông hay các nhà cung cấp dịch vụ truyền số liệu
Với WAN đường đi của thông tin có thể rất phức tạp do việc sử dụng các dịch vụ truyền dữ liệu khác nhau, của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau Trong quá trình hoạt động các điểm nút có thể thay đổi đường đi của các thông tin khi phát hiện ra có trục trặc trên đường truyền hay khi phát hiện có quá nhiều thông tin cần truyền giữa hai điểm nút nào đó
Trên WAN thông tin có thể có các con đường đi khác nhau, điều đó cho phép có thể sử dụng tối đa các năng lực của đường truyền và nâng cao điều kiện an toàn trong truyền dữ liệu
Phần lớn các WAN hiện nay được phát triển cho việc truyền đồng thời trên đường truyền nhiều dạng thông tin khác nhau như: video, tiếng nói, dữ liệu nhằm làm giảm chi phí dịch vụ
CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Một số ứng dụng công và ứng dụng trong kinh doanh
Hỗ trợ quản lý doanh nghiệp: lưu trữ, tìm kiếm, tạo báo cáo…
Hỗ trợ tính toán các bài toán phức tạp
Hỗ trợ giải trí: tạo hiệu ứng video, games,…
Hỗ trợ giảng dạy, học tập
Hỗ trợ kinh doanh: quảng cáo, bán hàng, thanh toán điện tử,
Hỗ trợ điều khiển thiết bị, các dây chuyền sản xuất
Hỗ trợ chuẩn đoán bệnh
2.2 Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc truyền thông
Có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ con người có thể trao đổi thông tin và liên lạc lẫn nhau Gồm:
Truyền thông liên lạc (nhắn tin)
Cổng thông tin điện tử
CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN THÔNG TIN CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu
Không sử dụng một mật khẩu duy nhất và đơn giản
Sử dụng mật khẩu riêng cho từng tài khoản khác nhau
Đủ dài, phức tạp, gồm cả chữ hoa, chữ thường, chữ số xen kẽ
Thiết lập tùy chọn phục hồi
Không chia sẻ mật khẩu
Nên thường xuyên thay đổi
Lưu ý cách giao dịch trực tuyến
Không lộ hồ sơ thông tin cá nhân
Cảnh giác với người lạ kết bạn
Cảnh giác với thư giả mạo
Không tiết lộ tên truy nhập và mật khẩu
Không trả lời thư điện tử hoặc tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân
Không mở các liên kết gửi kèm thư điện tử
Phần mềm độc hại
3.2.1 Các dạng phần mềm độc hại
Trojan horse: Không lây, tồn tại trong máy tính để thu thập thông tin hoặc thiết lập các lỗ hổng
Worm: Tự chạy độc lập, tự nhân bản, lây nhiễm
Spyware: Được cài lén, thu thập thông tin về sự tương tác quan Internet – các cú nhấn phím …
3.2.2 Các hình thức lây nhiễm
Lây nhiễm cổ điển: các thiết bị lưu trữ di động CD, USB,
Lây nhiễm qua thư điện tử
Lây nhiễm qua mạng Internet
3.2.3 Cách phòng chống và ngăn chặn tác hại
Sử dụng phần mềm diệt virus
Sử dụng tường lửa cá nhân phần cứng, phần mềm
Cập nhật vá lỗi hệ điều hành
Sử dụng máy tính có kinh nghiệm
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT
Bản quyền
4.1.1 Các điều luật an toàn thông tin và sở hữu trí tuệ
Năm 1999 Bộ luật hình sự đã có các luật chống tội phạm tin học
Năm 2009 sửa đổi, 2016 thực hiện sửa đổi – chưa ban hành
Một số điều trong Bộ luật hình sự
Điều 224: phát tán virut và chương trình có hại – 3-12 năm tù; 5 – 50tr
Điều 225: cản trở và rối loạn hoạt động mạng – 1 -12 năm; 5 -50tr
Điều 226: đưa và sử dụng trái phép thông tin trên mạng 1-7 năm; 10-100tr
Điều 226a: truy cập bất hợp pháp vào hệ thống máy tính
Điều 226b: tội chiếm đoạt tài sản
4.1.2 Luật công nghệ thông tin
Điều 12: các hành vi bị cấm
Điều 69: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực CNTT
Điều 71: Chống virut và phần mềm gây hại
Điều 72: Đảm bảo an toàn bí mật
Bảo vệ dữ liệu
Thiết lập chính sách cho việc ghi chép
Hạn chế dùng thiết bị lưu trữ ngoài
Kiểm soát truy cập từ xa
Sao lưu dữ liệu theo chu kì
Tạo các dữ liệu phục hồi cho toàn hệ thống
Chúc Anh/Chị học tập tốt!
2.1 Bắt đầu làm việc với máy tính 22.2.1 Giới thiệu 22.2.1.1 Một số khái niệm 22.2.1.2 Phân loại 32.2.1.3 Các đối tượng Hệ điều hành quản lý 42.2.2 Hệ điều hành Windows 102.2.3 Sử dụng Hệ điều hành Windows 122.2 Làm việc với hệ điều hành 142.2.1 Màn hình 142.2.2 Cửa sổ 162.3 Quản lý thư mục 172.3.1 Thư mục và tệp 172.3.2 Lựa chọn thư mục – tập tin 182.3.3 Sao chép và di chuyển thư mục – tệp 192.3.4 Đổi tên thư mục – tập tin 202.3.5 Xóa và khôi phục thư mục – tệp 202.3.6 Tìm kiếm thư mục – tệp 21
BÀI 2: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN
2.1 Bắt đầu làm việc với máy tính
Hệ điều hành là một phần mềm hệ thống được sử dụng rộng rãi trong tất cả các máy tính Người dùng thông qua hệ điều hành để điều khiển và giao tiếp với máy tính
Một phần mềm máy tính khi hoạt động trên máy tính sẽ điều khiển máy tính thực hiện một công việc nào đó, chính vì vậy, các phần mềm phải hiểu được máy tính và nhận biết được mọi thiết bị của máy tính có liên quan tới phần mềm đó Nhưng số lượng các thiết bị của máy tính có rất nhiều loại, được sản xuất bởi nhiều hãng sản xuất khác nhau, điều này làm cho việc các phần mềm phải có khả năng nhận biết và lưu trữ thông tin trở nên vô cùng khó khăn Và nếu như phần mềm nào cũng tự nhận biết và điều khiển máy tính từ A-Z thì sẽ có kích thước rất lớn, gây khó khăn cho người lập trình Trong khi đó, phần mềm nào cũng phải có các công đoạn đó, từ đó, người ta thấy cần đến sự có mặt của một phần mềm chỉ chuyên quản lý các thiết bị phần cứng, và các phần mềm khác thay vì việc làm việc trực tiếp với thiết bị thì sẽ làm việc qua phần mềm trung gian đó Phần mềm trung gian đấy được gọi là Hệ Điều Hành
Hệ điều hành là trung gian kết nối phần cứng và phần mềm
Operating System – Hệ Điều Hành
Hardware – Phần cứng máy tính
Ngoài ra, hệ điều hành còn được dùng để cung cấp giao diện với người sử dụng, người sử dụng thông qua hệ điều hành để làm việc với máy tính, khai thác các tài nguyên trong hệ thống như phần mềm, thiết bị, cơ sở dữ liệu,…
Chúng ta có thể phân loại hệ điều hành theo nhiều tiêu chí khác nhau, sau đây là một vài hình thức phân loại hệ điều hành phổ thông:
Phân loại theo giao diện:
Giao diện văn bản (text): là giao diện dòng lệnh (command), người sử dụng cần nhập các lệnh bằng bàn phím, xác nhận bằng phím Enter để điều khiển máy tính Giao diện này có nhược điểm là khó sử dụng và không trực quan, nhưng bù lại, nó nhẹ, nhanh, và có tính bảo mật cao, nên được sử dụng trên một số hệ thống máy chủ hoặc để can thiệp sâu hơn vào hệ điều hành
Giao diện văn bản của hệ điều hành MS DOS
Giao diện đồ họa (graphic): là giao diện mà mọi thứ được biểu diễn dưới dạng các biểu tượng đồ họa trên màn hình, người dùng sử dụng thiết bị trỏ (chuột máy tính, màn hình cảm ứng, …) để lựa chọn và kích hoạt các đối tượng trên màn hình Giao diện này thân thiện và dễ sử dụng, tuân theo nguyên tắc wysiwyg (what you see is what you get), nên được sử dụng rộng rãi trong các hệ điều hành của máy tính cá nhân
Giao diện đồ họa của hệ điều hành Windows 8
Phân loại theo khả năng làm việc:
Hệ điều hành đơn nhiệm (single tasking): là hệ điều hành tại một thời điểm chỉ có thể thực thi một công việc, muốn thực hiện việc khác phải dừng công việc hiện tại rồi mới chuyển sang công việc mới được
Hệ điều hành đa nhiệm (multi tasking): là hệ điều hành tại một thời điểm có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau, ví dụ như vừa nghe nhạc, vừa chat, vừa duyệt web… Hầu hết các hệ điều hành ngày nay là đa nhiệm
Phân loại theo mục đích sử dụng:
Hệ điều hành cho máy cá nhân (desktop OS): là các hệ điều hành hướng tới việc hoạt động trên các máy tính cá nhân, hỗ trợ các tác vụ vừa phải, thường là đa nhiệm, nhưng tại một thời điểm chỉ hỗ trợ một người dùng làm việc với máy (đơn người dùng)
Hệ điều hành mạng (network OS): là các hệ điều hành hướng tới việc chạy trên các máy chủ, hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ cho máy khác sử dụng, thường là đa nhiệm, đa người dùng
2.2.1.3 Các đối tượng Hệ điều hành quản lý
Các đối tượng mà hệ điều hành quản lý bao gồm: Ổ đĩa, tập tin, thư mục và đường dẫn
Ổ đĩa Ổ đĩa là nơi chứa dữ liệu trong máy tính, trong các hệ điều hành của Microsoft, ổ đĩa chính là thư mục gốc của một cây thư mục, được biểu diễn bằng một ký tự (A, B, C, D,…)
Trong máy tính hiện nay, chúng ta chia ra các loại ổ đĩa như sau:
Ổ đĩa mềm (FDD – Floppy Disk Drive): gồm 2 thiết bị độc lập là bộ đầu đọc ghi và đĩa mềm Đĩa mềm có chất lượng và độ bền không cao, dung lượng thấp, tốc độ đọc ghi chậm, nên ít được sử dụng Nếu máy tính có lắp ổ đĩa mềm, các hệ điều hành của Microsoft sẽ lấy tên các ổ đĩa là A và B
Ổ đĩa cứng (HDD – Hard Disk Drive): thiết bị lưu trữ chính trong hầu hết các máy tính bây giờ Ổ đĩa cứng khi đưa vào máy tính sử dụng, cần thực hiện hai thao tác là phân vùng ổ đĩa (partition) và định dạng (format) ổ Phân vùng ổ đĩa là thao tác chia một ổ đĩa vật lý thành nhiều ổ đĩa logic, các ổ đĩa này trong hệ điều hành của Microsoft sẽ được đặt tên từ C trở đi Còn định dạng là để hệ điều hành nhận biết và có thể làm việc được với ổ đĩa
Ổ đĩa quang (ODD - Optical Disk Drive): ổ đĩa dùng công nghệ quang, là ổ CD/DVD/Bluray trên máy tính Ổ đĩa này cũng có hai phần tách biệt là phần đọc ghi, và đĩa quang Đặc điểm của đĩa quang thông thường là chỉ ghi được một lần, và phải cần đầu đọc ghi có hỗ trợ tính tăng ghi trên loại đĩa tương ứng đó Có một số loại đĩa đặc biệt có khả năng đọc ghi nhiều lần, được gọi là các đĩa RW (rewrite), tuy nhiên giá thành khá cao so với đĩa ghi một lần thông thường
Ổ đĩa tháo lắp được (Removeable Disk Device): là các loại ổ không cần lắp cố định vào máy tính, thường hỗ trợ khả năng PnP (Plug and Play – cắm là chạy), là khả năng tháo lắp nóng vào máy tính lúc máy tính đang hoạt động, không cần tắt máy Hiện nay, hầu hết các ổ đĩa tháo lắp được sử dụng giao tiếp USB, có tốc độ cao và tiện dụng
Một trong những chức năng chính của các hệ điều hành là quản lý tài nguyên trong hệ thống, trong đó có các tập tin và thư mục
BIỂU ĐỒ TRONG BẢNG TÍNH
Cấu trúc biểu đồ
1 Chart Title: tiêu đề đồ thị
2 Chart Area: Vùng biểu diễn đồ thị
3 Plot Area: Vùng nền của đồ thị
4 Data Label: Nhãn dữ liệu
5 Legend: Chú thích các thành phần biểu đồ
6 Horizontal Gridlines: Lưới ngang của biểu đồ
7 Horizontal Axis: Trục ngang (trục hoành) của biểu đồ
8 Data Table: Bảng chứa dữ liệu để vẽ biểu đồ
9 Horizontal Axis Title: Tiêu đề của trục ngang
10 Vertical Gridlines: Lưới dọc của biểu đồ
11 Vertical Axis: Trục dọc (trục tung) của biểu đồ
12 Vertical Axis Title: Tiêu đề của trục dọc
Tạo biểu đồ
Bước 1: Nhập dữ liệu chứa giá trị dùng để vẽ biểu đồ
Bước 2: Chọn vùng chứa dữ liệu để thực hiện vẽ biểu đồ
Bước 3: Chọn menu Insert -> Chart Chọn nhóm biểu đồ cần vẽ (có nhiều kiểu biểu đồ khác nhau) Để thay đổi cách bố trí của biểu đồ ta thực hiện chọn biểu đồ -> chọn Chart Tools -> chọn Design Chọn các lựa chọn để trình bày cho biểu đồ cần chỉnh sửa tương ứng.
Hiệu chỉnh biểu đồ
Chọn biểu đồ cần chỉnh sửa
Xuất hiện Ribbon gồm: Design, Layout, Format
Design: Thay đổi thiết kế biểu đồ, gồm: Kiểu biểu đồ, tiêu chí đánh giá, vùng dữ liệu, vị trí đặt biểu đồ
Format: Thay đổi định dạng cho các thành phần biểu đồ, gồm: Đường bao, đường kẻ, tô màu, font chữ, …
Chúc Anh/Chị học tập tốt!
BÀI 11: KIẾT XUẤT VÀ PHÂN PHỐI TRANG TÍNH ……… 2
11.1 Định dạng trang in 211.2 Thực hiện in ấn 10
BÀI 11: KIẾT XUẤT VÀ PHÂN PHỐI TRANG TÍNH
Bạn cần định dạng cho trang in trước khi thực hiện việc in bằng một trong hai cách sau đây:
Cách 1: Sử dụng thanh công cụ Ribbon
- Từ thanh công cụ Ribbon bạn nhấp chọn Tab Page Layout
- Margin: Căn lề cho trang in, bạn nhấp chọn mục lệnh này một danh sách xuất hiện như hình dưới đây:
Chúng ta có thể chọn các mẫu có sẵn hoặc nhấp mục Custom margin… để có thêm các lựa chọn Sau khi chọn lệnh Custom Margin hộp thoại Page Setup xuất hiện như hình dưới đây:
- Orientation: Chọn chiều cho trang giấy in, nhấp chọn lệnh này chúng ta sẽ có hai lựa chọn Portrait (in theo chiều dọc của khổ giấy) và Landscape (in theo chiều ngang của khổ giấy)
- Size: Chọn khổ giấy cho trang in, bạn nhấp chọn lệnh này một danh sách liệt kê các khổ giấy xuất hiện, thông thường chúng ta chọn khổ giấy A4 để in các văn bản Ngoài những mẫu có sẵn bạn cũng có thể chọn More page size để tùy chỉnh khổ giấy theo yêu cầu sử dụng
- Print Area: Chọn vùng in, đầu tiên bạn chọn vùng dữ liệu cần in sau đó nhấp chuột vào biểu tượng này chọn Set print area
Như vậy khi thực hiện in ấn máy tính chỉ in vùng dữ liệu mà bạn đã chọn và thiết lập là vùng in ấn Nếu muốn hủy đánh dấu vùng in ấn bạn chọn lại vùng dữ liệu đã thiết lập lúc trước nhấp chọn lại biểu tượng Print Area chọn Clear print area
- Print title: Trong trường hợp muốn tiêu đề cho tất cả các trang bạn chọn lệnh này Hộp thoại Page setup xuất hiện và trỏ tới Tab Sheet như hình dưới đây:
Bạn nhấp chọn vào ô vuông nhỏ phía bên phải của mục Row to repeat at top:
Một hộp thoại nhỏ (Page setup – Rows to repeat at top) xuất hiện bạn nhấp chuột chọn tới dòng tiêu đề cần in cho tất cả các trang, khi đó địa chỉ của dòng được chọn sẽ được lấy vào hộp thoại xuất hiện lúc trước
Tiếp theo bạn nhấn Enter để xác nhận và nhấp Ok trong hộp thoại Page Setup để lưu lại những thay đổi
Cách 2: Sử dụng hộp thoại Page Setup, để sử dụng hộp thoại này bạn nhấp chọn biểu tượng Page setup ở phía góc phải dưới của nhóm lệnh Page Setup
Hộp thoại Page setup sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
+ Orienbạntion: xác định hướng trang giấy để in dữ liệu
Portrait: in dữ liệu ra theo chiều dọc của trang giấy
Landscape: dữ liệ ra theo chiều ngang của trang giấy
+ Scaling: xác định tỷ lệ dữ liệu in ra giấy và thay đổi in ra khít với chiều ngang hay chiều dọc của giấy Có các chức năng cho bạn chọn như sau:
Adjust to: thay đổi tỷ lệ của dữ liệu khi in ra giấy, giá trị này nằm trong khoảng từ 10% đến 400%, mặc định là 100%
Fit to: thay đổi vừa khít theo chiều ngang của giấy
Wide by: thay đổi vừa khít theo chiều dọc của trang giấy
Pager Size: lựa chọn các khổ giấy Nhấp vào mũi tên hình tam giác để bật danh sách các khổ giấy và chọn một khổ giấy thích hợp
Print Quality: lựa chọn chất lượng in (chất lượng in có nghĩa là số chấm điểm trên một Inch, số này càng lớn thì khi in ra dữ liệu sẽ mịn hơn), nhấp vào mũi tên hình tam giác để chọn số của chất lượng in Thông thường người bạn chọn 600dpi
Fist Page Number: chỉ định đánh số trang đầu tiên cho bảng tính có nhiều số trang
+ Nhấp các nút Print, Print Preview và Option để in bảng tính, xem bảng tính trước khi in và các tuỳ chọn trong khi in
+ Top: định khoảng cách từ mép trên của trang giấy đến nội dung dữ liệu cần in Trong Excel mặc định cho khoảng cách này là 1Inch
+ Header: định khoảng cách của tiêu đề đầu trang Trong Excel mặc định cho khoảng cách này là 0.5Inch
+ Left: định khoảng cách từ mép trái của trang giấy đến nội dung của dữ liệu cần in Trong Excel mặc định cho khoảng cách này là 0.75 Inch
+ Right: định khoảng cách từ mép phải của trang giấy đến nội dung của dữ liệu cần in Trong Excel mặc định cho khoảng cách này là 0.75 Inch
+ Bottom: định khoảng cách từ mép dưới của trang giấy đến nội dung của dữ liệu cần in Trong Excel mặc định cho khoảng cách này là 1 Inch
+ Footer: định khoảng cách của tiêu đề cuối trang Trong Excel mặc định cho khoảng cách này là 0.5Inch
+ Chức năng Horizonbạnlly: Nếu nhấp chọn chức năng này thì Excel sẽ in dữ liệu ở giữa tờ giấy theo chiều ngang, ngược lại không chọn thì Excel sẽ in dữ liệu bên trái tờ giấy
+ Chức năng Vertically: Nếu nhấp chọn chức năng này thì Excel sẽ in dữ liệu ở giữa tờ giấy theo chiều dọc, ngược lại không chọn thì Excel sẽ in dữ liệu bên trái tờ giấy
+ Nhấp các nút Print, Print Preview và Option để in bảng tính, xem bảng tính trước khi in và các tuỳ chọn trong khi in
- Tab Header / Footer: In các tiêu đề đầu và cuối trang
+ Header và Footer: chương trình đề nghị sử dụng mục có sẵn dùng để làm tiêu đề đầu hay cuối trang Nhấp vào mũi tên hình tam giác để bật danh sách, chọn trong danh sách này một mục để dùng làm tiêu đề đầu hay cuối trang
+ Custom Header: tạo tiêu đề đầu trang tuỳ ý Nhấp vào nút Custom Header hộp thoại sau hiện lên màn hình như sau:
Các biểu tượng trong hộp thoại
Biểu tượng Mã Công dụng
Biểu tượng này dùng để định dạng Font chữ cho tiêu đề,
&[Page] In số trang hiện hành
&[Page] In tổng số trang của bảng tính
&[Date] Hiển thị ngày hiện hành
&[Time] Hiển thị giờ hiện hành
&[Path]&[File] Hiển thị tên ổ đĩa chứa tập tin bảng tính và tên tập tin bảng tính đang sử dụng
&[File] Hiển thị tên tập tin bảng tính đang sử dụng
&[Tab] Hiển thị tên bảng tính hiện hành
&[Picture] Có tác dụng lấy hình ảnh từ bên ngoài vào
Có tác dụng chỉnh sửa hình ảnh được đưa vào ở bước trên
+ Left Section: Khung này cho phép bạn nhập dữ liệu bất kỳ (chữ, số…) và nó sẽ hiển thị nội dung trong khung này lên góc trên bên trái của trang giấy
+ Center Section: Khung này cho phép bạn nhập dữ liệu bất kỳ (chữ, số…) và nó sẽ hiển thị nội dung trong khung này lên giữa trang giấy
+ Right Section: nhập dữ liệu bất kỳ (chữ, số…) và nó sẽ hiển thị nội dung trong khung này lên góc trên bên phải của trang giấy
+ Custom Footer: Tương tự nút Custom Header
+ Nhấp các nút Print Preview và Option để in bảng tính, xem bảng tính trớc khi in và các tuỳ chọn trong khi in
11.2 Thực hiện in ấn Để in văn bản bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
Nhấp tổ hợp phím Ctrl + P hoặc nhấp chọn nút Office Button Cửa sổ Office Button xuất hiện bạn chọn mục Print
Khung bên trái chứa các tùy chọn in ấn, khung bên phải là màn hình xem trước khi in của trang văn bản đầu tiên Dưới đây là ý nghĩa và cách tùy chọn các tham số trước khi in ấn:
- Number of copy: Số bản sao chép từ bản in, ví dụ bạn muốn in hợp đồng thành 2 bản để gửi khách hàng và lưu lại bạn điền giá trị là 2
- Print: Chọn máy in để in văn bản, trong máy tính có rất nhiều máy in khác nhau vì vậy bạn cần phải chỉ định máy in sẽ in văn bản, nếu không Microsoft Word 2013 sẽ lấy máy in mặc định của máy tính
- Print What: Cho phép tùy chọn các trang in, bạn nhập vào trang bắt đầu in trong mục Pages và trang cuối cùng được in trong mục To
Ngoài ra bạn có thể nhấp vào Active Sheets để có thêm tùy chọn
+ Active sheets: Chỉ in Sheet hiện thời
+ Entire workbook: In toàn bộ các Sheet có trong WorkBook
+ Selection: Chỉ in vùng dữ liệu được chọn
- Other Settings: Các tùy chọn khác khi in ấn