1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thói quen chitiêu của sinh viên đại học kinh tế đà nẵng

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghiên cứu Các Yếu tố Quyết định Thói quen Chi tiêu của Sinh viên:Một Nghiên cứu Điển hình về Sinh viên tại Học bổng Đại học Ngoại hạng ChâuPhi được phát hành trên tạp chí Nghiên cứu kin

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Thành viên nhóm

Đà Nẵng, 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của các thành viên Nhóm 16 được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Võ Hồng Tâm

Tất cả dữ liệu và trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng Kết qỉa phân tích của luận án chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác Nhóm tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Đại diện nhóm 16Nhóm trưởngLÊ HÙNG ANH

i

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 - Biểu đồ Giới tính của sinh viên 21

Hình 2 - Biểu đồ Khoá của sinh viên 21

Hình 3 – Biểu đồ nơi ở của sinh viên 22

Hình 4 - Biểu đồ Khoản thu nhập hàng tháng của sinh viên 22

Hình 5 - Khoản chu cấp từ gia đình cho sinh viên trong 1 tháng 23

Hình 6 – Số tiền sinh viên chi cho sinh hoạt cố định 23

Hình 7 - Số tiền chi cho mua sắm, giải trí hàng tháng của sinh viên 23

Hình 8 – Chi phí khác: quà tặng, tiền điện thoại, xăng, xe, hàng tháng của sinhviên 24

Hình 9 - Số tiền học phí trung bình 1 tháng của sinh viên 24

Hình 10 – Thu nhập hàng tháng của gia đình sinh viên 26

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 - Thang đo Hành vi chi tiêu (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 13Bảng 2 - Thang đo Thái độ tài chính (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 14Bảng 3 - Thang đo Kiến thức tài chính (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 15Bảng 4 - Thang đo Gia đình và nền tảng tài chính (Nguồn: Tác giả tổng hợp) .16Bảng 5 - Đo lường biến kiểm soát (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 16

Too long to read on your phone?

Save to read later on your computerSave to a Studylist

Trang 5

MỤC LỤC

I Tính cấp thiết của đề tài: 1

II Mục tiêu nghiên cứu: 2

1 Mục tiêu chung: 2

2 Mục tiêu cụ thể: 2

III Câu hỏi nghiên cứu: 2

IV Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 2

1 Phạm vi nghiên cứu: 2

2 Đối tượng nghiên cứu: 3

V Phương pháp nghiên cứu: 3

1 Nghiên cứu định lượng 3

2 Phương pháp định tính 3

3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 3

VI Những đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh,quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: 3

II Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của sinh viên: 6

III Các lý thuyết có liên quan: 7

1 Lý thuyết người tiêu dùng: 7

2 Lý thuyết Học tập xã hội 7

3 Lý thuyết hành vi hoạch định: 8

IV Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu củasinh viên: 8

1 Tổng quan nghiên cứu ở Thế giới: 8

2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam: 9

Trang 6

V Khoảng trống nghiên cứu: 9

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 10

I Quy trình nghiên cứu: 10

II Xây dựng mô hình và phát triển giả thuyết nghiên cứu: 11

1 Xây dựng mô hình nghiên cứu: 11

2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu: 12

III Chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu: 16

1 Chọn mẫu nghiên cứu: 16

2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu: 18

3 Xử lý dữ liệu: 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

I Đặc điểm của mẫu nghiên cứu: 21

1 Về thông tin chung: 21

II Kiểm định độ tin cậy của thang đo: 26

1 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo Gia đình và nền tảng tàichính: 26

2 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo Thái độ tài chính: 27

3 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo Kiến thức tài chính: 28

4 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo Hành vi chi tiêu: 29

III Phân tích nhân tố khám phá (EFA): 30

1 Phân tích nhân tố khám phá cho từng thang đo: 30

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN 32

I Bàn luận kết quả nghiên cứu: 32

II Các đề xuất: 33

1 Đề xuất với sinh viên: 33

2 Đề xuất với nhà trường: 33

Trang 7

Phụ lục 08: 45Phụ lục 09: 46Phụ lục 10: 47

Trang 8

MỞ ĐẦUI Tính cấp thiết của đề tài:

Theo tình hình thực trạng hiện nay, một bộ phận trong tầng lớp sinh viên cónhững thói quen chi tiêu không tốt, không hợp lí, họ chi tiêu mà không hề có kháiniệm về tiết kiệm hay lên kế hoạch quản lý chi tiêu Với mong muốn nghiên cứuđể xác định được cơ cấu cũng như xu hướng chi tiêu của sinh viên nhằm tìm ranhững giải pháp giúp các bạn sinh viên đại học Kinh tế Đà Nẵng nói riêng và cácbạn sinh viên nói chung có thể quản lí chi tiêu của mình một cách tốt hơn, khoahọc hơn

Đã có những nghiên cứu về hành vi chi tiêu của sinh viên ở các trường đại họckhác cả trong nước lẫn nước ngoài Theo Nghiên cứu của J T C Bona – (đạihọc Bang Surigao Del Sur – cơ sở Cantilan xuất bản năm 2018) (1): chỉ ra rằnghành vi chi tiêu của sinh viên bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nền tảng gia đình củahọ Còn có nghiên cứu của Kolej Rahman Putra (đại học Teknologi Malaysia,Skudai, Johor 81310, Malaysia) chỉ ra rằng yếu tố chính quyết định đến hình thứcchi tiêu của sinh viên đối với các mặt hàng phi học tập là bản thân sinh viên chitiêu trong khi thực phẩm và đồ uống là những thứ mà sinh viên tiêu tiền nhiềunhất (2) Nghiên cứu Các Yếu tố Quyết định Thói quen Chi tiêu của Sinh viên:Một Nghiên cứu Điển hình về Sinh viên tại Học bổng Đại học Ngoại hạng ChâuPhi được phát hành trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Phi (tập15, số 4, tháng 12 năm 2020) đã cho ra kết quả nghiên cứu là thái độ tài chínhcủa sinh viên ảnh hưởng thói quen chi tiêu của họ (University of KwaZulu-Natal, Obagbuwa, và Kwenda 2020)

Qua việc đọc các tài liệu về các công trình nghiên cứu, nhìn nhận sự khác biệt vềlãnh thổ, văn hóa, bối cảnh kinh tế, giữa Việt Nam với các nước đã nghiên cứuđề tài nghiên cứu này Đề tài này ở Việt Nam mặc dù có được thực hiện nghiêncứu nhưng đa phần được thực hiện ở các thành phố như Hà Nội, Thành phố HồChí Minh chưa được nghiên cứu ở Đà Nẵng trong khi hệ thống các trường caođẳng, đại học, trường nghề ở Đà Nẵng khá nhiều, số lượng sinh viên khá lớn.Việc nghiên cứu đề tài này ở các trường đại học ở Đà Nẵng sẽ có ý nghĩa thựctiễn

Trước bối cảnh kinh tế, xã hội của đại dịch Covid-19 để lại thì tâm lý cũng nhưhành vi của người tiêu dùng có sự chuyển biến rõ rệt và sinh viên cũng khôngnằm ngoài xu thế đó Các bài nghiên cứu được công bố phần lớn đều đượcnghiên cứu trước cột mốc lịch sử này do vậy nó không còn phản ánh đúng hoàntoàn thói quen chi tiêu của sinh viên

Xuất phát từ thực tiễn và dựa trên các công trình nghiên cứu đã có trước đây , dokhông có đủ điều kiện về thời gian lẫn tài chính để có thể nghiên cứu hành vi chitiêu của sinh viên toàn Đà Nẵng nên nhóm đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng1

Trang 9

đến thói quen chi tiêu của sinh viên đại học Kinh tế Đà Nẵng” làm đề tài nghiêncứu cho học phần này

II Mục tiêu nghiên cứu:

1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên Đại họckinh tế Đà Nẵng để đề xuất ra những giải pháp nhằm hạn chế và khắc phụcnhững nhân tố giúp cho việc chi tiêu của sinh viên được sắp xếp một cách hợp lýhơn

2 Mục tiêu cụ thể:

+ Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của việc chi tiêu hàng tháng của sinh viên + Phân tích những nhân tố ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả tiêu dùng của sv + Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố

+ Đề xuất ra những chiến lược cải thiện và nâng cao hiệu quả việc chi tiêu hợp lýcho sinh viên

III.Câu hỏi nghiên cứu:

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án nghiên cứu nhằm trả lời cáccâu hỏi sau:

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả thu chi của sinh viên đại học kinh tếĐà Nẵng?

- Có sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố đến thành quả hoạt động thu chicủa sinh viên trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng không?

- Đánh giá tổng quát về thực trạng việc chi tiêu của sinh viên Đà Nẵng hiện nay? - Những đề xuất nào đối với Chính quyền thành phố, đối với bản thân sinh viên,đối với nhà trường, đoàn,đội sv để nâng cao thu nhập cân đối thu chi?

IV Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

1 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnchi tiêu của sinh viên các khóa 45K, 46K, 47K, 48K và các khoá khác tại trườngĐại học kinh tế Đà Nẵng Sở dỉ bài báo cáo không nghiên cứu hết sinh viên củatoàn Đà Nẵng cũng như sinh viên cả nước vì không có đủ nguồn lực, thời gian,tài chính,…Mặc khác nếu thu thập dữ liệu của cả sinh viên Đà Nẵng cũng như cảnước để nghiên cứu thì kết quả nghiên cứu sẽ bị pha loãng, do đó khó có thể đưara nhận định đúng đắn về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu củasinh viên trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Từ tháng 1/2024 đến tháng 4/2024

Trang 10

2 Đối tượng nghiên cứu:

Hành vi chi tiêu dùng của sinh viên đang học tập tại trường Đại học Kinh tế ĐàNẵng (vì không có thời gian, tài chính, để nghiên cứu sinh viên toàn TP ĐN)

V.Phương pháp nghiên cứu:

Nhằm đạt các mục tiêu trên, sử dụng kết hợp hai phương pháp: Phương phápnghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó phươngpháp nghiên cứu định lượng là chủ đạo.

1 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng bằng cách tạo lập bảng câu hỏi có cấu trúc, cơ sở nhằmmục đích khảo sát, thu thập số liệu, từ đó phục vụ cho việc nghiên cứu, tiến hànhphân tích thông qua phần mềm SPSS 20 Phương pháp được sử dụng để đolường, kiểm tra mối quan hệ giữa các biến số đã chọn dưới dạng số đo, thống kê.

2 Phương pháp định tính

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử phương pháp này để tổng hợp cơ sởlý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về các nhân tốảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên làm nền tảng cho việc thiết kế nghiên cứucủa luận án Ngoài ra còn khảo sát và trao đổi ý kiến của thầy cô giáo bộ môn đểđưa các biến vào mô hình nghiên cứu cũng như trong việc đánh giá, hiệu chỉnhđo lường các biến độc lập và biến phụ thuộc.

3 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Để chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố đến chi tiêu của sinh viên chúng em đã sửdụng phương pháp điều tra chọn mẫu để thu thập dữ liệu về các nhân tố tác độngđến chi tiêu của sinh viên Nghiên cứu định lượng còn được thực hiện thông quaphương pháp điều tra xã hội học và sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để thực hiệncác phân tích Cronbach's alpha, EFA và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Từđó trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.

VI Những đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, anninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Đề tài nghiên cứu này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, từ đónâng cao ở Việt Nam dân trí, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, bảo vệ thểchế chính trị của đất nước và sức khỏe tinh thần trong xã hội - một vấn đề đangđược quan tâm.

Trang 11

Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và kết luận.

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁCNGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thói quen chi tiêu của sinh viên đại họcluôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm Có khá nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề này được thực hiện trên thế giới Dựa trên phương pháp nghiêncứu tài liệu, tổng hợp và giải thích, nội dung chương này cung cấp khuôn khổ lýthuyết cho việc thực hiện luận án Việc phân tích bản chất của các lý thuyết cóliên quan, tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm dựa vào các lý thuyết này sẽcung cấp cơ sở khoa học để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi chitiêu của sinh viên đại học Kinh tế Đà Nẵng.

I Các khái niệm:

1 Hành vi chi tiêu:

Hành vi chi tiêu là một phác thảo có được qua những hành vi, thói quen muasắm hay sử dụng tiền được thực hiện thường xuyên của một đối tượng nào đótrong cuộc sống thường nhật.

Biết cách quản lý chi tiêu tốt có thể giúp và cho phép bạn đạt được mục tiêu tàichính của mình Lập kế hoạch chi tiêu là một cách lên kế hoạch trước cho các chitiêu của bạn và nó sẽ giúp bạn hạn chế việc chi tiêu quá mức hay không đáp ứngđủ các nhu cầu chi tiêu cần thiết của bạn.

Việc có những kỹ năng về quản lý tài chính là cần thiết đối với sinh viên để họ cóthể làm quen và thực hành việc độc lập và kiểm soát tài chính của mình khi cònngồi trên ghế nhà trường Điều đó sẽ giúp ích cho họ khi họ tốt nghiệp và đi làm

2 Hành vi tiết kiệm:

Hành vi tiết kiệm là một phát thảo có được qua những hành vi, thói quen giảmchi tiêu trong mua sắm hay giảm sử dụng tiền được thực hiện thường xuyên củamột đối tượng nào đó trong cuộc sống.

Có thói quen tiết kiệm giúp và cho phép bạn không phải phụ thuộc bất cứ ai khibạn biết cách chi tiêu và quản lí tài chính của mình, cuộc sống của bạn cũng sẽđược thoải mái và đầy đủ hơn về mặt vật chất.

Sinh viên có thói quen tiết kiệm cũng như các phương pháp tiết kiệm là rất cầnthiết Giúp cho sinh viên dư ra một khoảng tiền đề phòng cũng như giảm áp lựctiền bạc cho sinh viên.

3 Kiến thức tài chính:

Kiến thức tài chính hay hiểu biết tài chính (Financial Literacy) có rất nhiều quanđiểm khái niệm khác nhau

5

Trang 13

Lần đầu được nhắc đến từ những năm 1900 tại Hoa Kỳ, hiểu biết tài chính đượchiểu là khả năng quản lý tiền của một cá nhân Roy Morgan đã đưa ra định nghĩađầu tiên về hiểu biết tài chính hay kiến thức tài chính là hiểu biết và đảm bảotrong các lĩnh vực tiết kiệm và chi tiêu, lập ngân sách.

Theo Hogarth và Hilgert, hiểu biết tài chính là các cách con người quản lý nguồntiền trên phương diện dự phòng cá nhân, đầu tư, tiết kiệm và lập ngân sách cánhân (Hogarth và Hilgert 2002)

Mặc dù không có thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi, nhưng OECD đã thí điểmkhái niệm này cùng với thuật ngữ toàn cầu “hiểu biết về tài chính”.

4 Thái độ tài chính:

Về thái độ tài chính, theo Chi, đó là trạng thái tâm trí, ý kiến và phán đoán củamột người liên quan đến thực tiễn tài chính cá nhân Chúng linh hoạt hơn nhiềuso với các giá trị và cho thấy lập trường bạn đã thực hiện với các giá trị của mình.Do đó, thái độ tài chính có thể được định nghĩa là một điều kiện mà các cá nhântrải qua liên quan đến tài chính, sau đó được áp dụng trong thái độ của họ.(Chi vàc.s 2022)

5 Nhân khẩu học:

Nhân khẩu học là nghiên cứu về dân số dựa trên các yếu tố như tuổi tác, chủngtộc, giới tích Dữ liệu nhân khẩu học đề cập đến thông tin kinh tế xã hội được thểhiện theo thống kê, bao gồm việc làm, giáo dục, thu nhập, tỉ lệ kết hôn, tỷ lệ sinhvà tử vong và nhiều yếu tố khác (VietnamBiz 2020)

6 Quản lý tài chính:

Quản lý tài chính là việc ứng dụng các nguyên tắc tài chính vào việc quản lí cácvấn đề tiền bạc cá nhân hoặc gia đình như chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm…sao cho đồng tiền được sử dụng hiệu quả nhất Khi quản lý tài chính, cá nhân sẽxem xét các nhu cầu của mình về tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, bảo hiểm có phùhợp với tình hình tài chính của bản thân Quản lí tài chính đóng vai trò quantrọng trong việc tạo ra cuộc sống thoải mái, an toàn và hạn chế những rủi rokhông đáng có từ yếu tố tiền bạc trong cuộc sống thường ngày Nếu có thể kiểmsoát tốt từ thu nhập đến chi tiêu và các nguồn đầu tư, tiết kiệm… thì chúng ta cóthể nhanh chóng đạt được khả năng tự do tài chính, mong muốn và có được cuộcsống thảnh thơi (Đạt)

II Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của sinh viên:

Trong bài nghiên cứu này nhóm sẽ tập trung vào nghiên cứu các nhân tố : Tháiđộ tài chính,kiến thức tài chính, Gia đình và nền tảng tài chính và các nhân tốnhân khẩu học.

Chi và cộng sự trong bài nghiên cứu “Tác động của hiểu biết tài chính và thái độtài chính đối với hành vi tài chính cá nhân: trường hợp của sinh viên đại học từ

Trang 14

các chuyên ngành khác nhau tại Hà Nội” đã nghiên cứu được rằng: có bằngchứng từ các nghiên cứu trước đây cho thấy sự phát triển của hành vi đối với tàichính có trước thái độ và góp phần dự đoán các hoạt động tài chính Kết quảnghiên cứu về các vấn đề tài chính cho thấy thái độ đối với tiền bạc là khía cạnhquan trọng quyết định hành vi tài chính cá nhân, và lý thuyết hành động hợp lýcủa Ajzen năm 1991 cung cấp cơ sở lý thuyết để hiểu vai trò của thái độ trongviệc quyết định hành vi (Chi và c.s 2022)

Theo J.T.C Bona thì hành vi chi tiêu của sinh viên đại học bị ảnh hưởng rất nhiềutừ gia đình họ Thành viên gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc muavà sử dụng một sản phẩm nào đó Hơn nữa, nếp sống của một cá nhân cũng ảnhhưởng đến hành vi mua sắm của chính họ Chúng ta thường quan sát và làm theobố mẹ và các thành viên khác trong gia đình (Bona 2018)

Các yếu tố nhân khẩu học được dùng trong bài nghiên cứu này bao gồm : giớitính, độ tuổi, thu nhập, nơi ở.

III.Các lý thuyết có liên quan:

1 Lý thuyết người tiêu dùng

Lý thuyết người tiêu dùng là lý thuyết nghiên cứu về cách mà mọi người cho raquyết định chi tiêu tiền của bản thân mà điều này dựa trên sở thích cá nhân và sựhạn chế trong ngân sách Nhằm xây dựng sự hiểu biết của cá nhân và doanhnghiệp về thị hiếu cũng như thu nhập của các cá nhân là rất quan trọng Bởi lẽnhững yếu tố này có tác động rất lớn đến hình dạng của nền kinh tế tổng thểtrong quy mô toàn cầu Tuy nhiên, lý thuyết người tiêu dùng vẫn có khuyết điểmrất lớn vì bản thân nó phải dựa trên một số giả định liên quan đến hành vi của conngười.

2 Lý thuyết Học tập xã hội

Lý thuyết học tập xã hội trong tiếng Anh gọi là: Social learning theory Trong sốsố các lý thuyết học tập có các lý thuyết phản ứng kích thích và các lý thuyếtnhận thức

Theo những quan điểm của những người đóng góp cho lý thuyết phản ứng kíchthích, việc học xảy ra như là một câu trả lời cho những kích thích và nhận đượclà sự thỏa mãn nhu cầu cho một phản ứng đúng Họ đã chứng minh rằng nhữngkích thích thường xuyên và gần nhất sẽ được ghi nhớ và phản hồi lại những kíchthích đó

Theo JTC Bona và cộng sự, lý thuyết nhận thức nói rằng việc kích thích mongmuốn có điều kiện do bởi kiến thức, nhận thức, niềm tin và thái độ của người tiêudùng (Bona 2018).

Hay theo Thuyết học tập xã hội của Bandura cho rằng học tập còn có thể xuấthiện đơn giản bằng cách quan sát hành động của người khác Được biết đến với7

Trang 15

tên gọi Học tập qua quan sát, dạng học tập này có thể được sử dụng đđể lý giảihàng loạt các hành vi, bao gồm cả những hành vi không thể được giải thích bằngnhững thuyết học tập khác.

Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzenvà Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước vềviệc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí.

IV Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chitiêu của sinh viên:

1 Tổng quan nghiên cứu ở Thế giới:

Sinh viên trong độ tuổi đại học là nhóm nhân khẩu học có hoàn cảnh đặc biệtkhiến các nghiên cứu tập trung vào nhóm này trở nên có ý nghĩa Đối với nhiềungười, tuổi trưởng thành là thời gian mà các thói quen và hành vi cả đời đượchình thành Các thói quen và sở thích được thiết lập, và các quyết định được đưara sẽ ảnh hưởng đến con đường trong cuộc sống mà mỗi người sẽ đi Đặc biệt,sinh viên đại học đang trong thời kỳ chuyển đổi quan trọng Họ được thử tháchđể độc lập, khám phá thế giới và thiết lập một danh tính Đó là thời điểm cónhiều cơ hội, nhưng đi kèm với nó là nhiều nguy hiểm

Trong bài nghiên cứu của mình, sau khi nghiên cứu dữ liệu, nhà nghiên cứuJ.T.C Bona và các cộng sự của mình đã kết luận rằng hành vi chi tiêu của sinhviên đại học bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nền tảng gia đình của họ Cha mẹ đóngvai trò quan trọng không chỉ thái độ đối với quản lý tài chính mà còn về thái độsống của con cái họ (Bona 2018)

Bài nghiên cứu về “Money attitude and socio-demogracphic factors asdeterminants of university students’ spending behavior in Shah Alam” đã tiết lộmột số xu hướng cơ bản chính rằng: đầu tiên quyền lực và sự lo lắng có tác độngnhất đến hành vi chi tiêu của sinh viên các trường đại học xung quanh khu vựcShah Alam Thứ hai, hành vi chi tiêu của sinh viên trường đại học phản ánh sựthay đổi của yếu tố già hóa Tuổi vị thành niên có kiến thức về quản lý tiền bạckhông đầy đủ so với người lớn Do đó họ có xu hướng mắc những sai lầm về tàichính đối với hành vi tiêu dùng của mình (Jamilah và c.s 2021)

Trang 16

2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam:

Nghiên cứu của Nguyễn Phương Thảo và Nguyễn Thị ngọc Miên ( 2015 ) điềutra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân bằng cách kiểmtra mối quan hệ giữa bốn yếu tố: thái độ tài chính, kiến thức tài chính, địa điểmkiểm soát và hành vi quản lý tài chính Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba nhântố chính đều có tác động trực tiếp đến hành vi quản lý tài chính Thái độ và kiếnthức tài chính có tác động tích cực đến hành vi quản lý tài chính trong khi ngườicó nhiều điểm kiếm soát bên ngoài hơn thì tác động tiêu cực đến quản lý tàichính thì nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa thái độ tài chính Nghiên cứu nàycũng chỉ ra rằng thái độ tài chính, không phải kiến thức tài chính hay tự chủ, cóảnh hưởng đáng kể đến thực tiễn trong quản lý tài chính.(Mien và Thao 2015)

V.Khoảng trống nghiên cứu:

Các công trình nghiên cứu về đề tài này có nhiều ở nước ngoài nhưng ở ViệtNam, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của sinh viêncòn chưa nhiều nên đây là một khoảng trống nghiên cứu CẦN tiếp tục xem xéttrong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của Sinh viênlà lĩnh vực nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thếgiới, song tồn tại vấn đề là ở Việt Nam vẫn còn kém thu hút sự quan tâm nên vẫnchưa thật sự có những công trình nghiên cứu thành công về vấn đề này

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được khá nhiều các công trình nghiên cứuvề vấn đề hành vi chi tiêu ở các nước đã,đang phát triển và Việt Nam.

9

Trang 17

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Theo (C.R Kothari, 2004, p 31), thiết kế nghiên cứu là một bước nền tảng vàkhông thể nào thiếu được trong tiến trình nghiên cứu, nhằm để vạch ra kế hoạchchi tiết cho việc thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu.Thông qua thiết kếnghiên cứu một phác thảo về những gì nhà nghiên cứu sẽ làm sẽ được hoàn thiệnbắt đầu từ việc xây dựng giả thuyết, tiếp theo là đo lường các biến số, các kháiniệm, sau đó là phương pháp phân tích dữ liệu cuối cùng Dựa trên các bước đãkể trên nội dung chương này của bao gồm: Xây dựng mô hình nghiên cứu, pháttriển giả thuyết nghiên cứu, thiết kế đo lường các biến nghiên cứu và nội dungchọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu.

I.Quy trình nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng với các kỹ thuật nghiên cứu:

Bước 1: Thực hiện thống kê mô tả.

Bước 2: Kiểm định chất lượng của thang đo đối với các yếu tố cấu thành (kiểmđịnh Cronbach's Alpha).

Bước 3: Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Kiểm tra trọng số,nhân tố, phương sai trích).

Trang 18

II Xây dựng mô hình và phát triển giả thuyết nghiên cứu:

1 Xây dựng mô hình nghiên cứu:

a Đặc điểm của trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng:

Được xem là một trong ba trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học kinh tế hàngđầu của cả nước, trường đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng với hơn 40 nămhình thành và phát triển đã từng bước trở thành trường đại học đứng đầu chuyênvề đào tạo khối ngành kinh tế tại miền Trung của Việt Nam, trực thuộc hệ thốngĐại học Đà Nẵng, đồng thời đây cũng là trung tâm nghiên cứu về kinh tế học lớnnhất của khu vực Miền Trung-Tây Nguyên Môi trường học tập và nghiên cứutại đây luôn được đánh giá rất cao về cơ sở vật chất và chất lượng chuyên môn.Là trường Đại học thu hút lượng lớn sinh viên mong muốn nghiên cứu về kinh tếtrên khắp mọi miền đất nước Hiện nay theo thống kê trường đang có hơn 20.000sinh viên đang theo học ở 10 khoa đào tạo, ở các hệ đào tạo ở tất cả các bậc đạihọc và sau đại học.

b Đặc điểm thành phố Đà Nẵng:

Theo số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2008, dân số thành phố ĐàNẵng là 876.545 người Với diện tích tự nhiên 1.283,42 km2, mật độ dân số là628,58người/km2 (Cổng thông tin, Bộ Kết Hoạch và Đầu tư)

Đà Nẵng nằm ở miền trung của Việt Nam, thuộc trục giao thông huyết mạch Bắc- Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõgiao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên Thành phố còn là điểmcuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào,Việt Nam.

Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với 5 ga: Ga ĐàNẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Lệ Trạch.Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam(sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không quốc tếxác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây Đường hàng khôngĐà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Taipei, Guangzhou,HongKong, Seoul, Tokyo là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế.Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cáchcảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý,cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý,cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1.030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hảilý nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2023 đạt 134.000 tỷđồng, tăng thêm gần 10.000 tỷ đồng so với năm 2022

11

Trang 19

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tháng 12-2023 giảm0,38% so tháng trước, tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước Bình quân cả năm2023, CPI tăng 5,08% so với năm 2022, cao hơn mức tăng 4,32% của năm 2022và cao nhất trong vòng 10 năm qua, kể từ năm 2014

2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:

a Thiết kế đo lường các biến nghiên cứu:

Mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng các nhân tố đến hành vi chi tiêu của sinh viêntrường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng:

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của sinh viên trường Đạihọc Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng được khái quát như sau.

SPEBEH = β0 + β1 INTERF + β2 EXTERF + β3 CONTROL + ε

- CONTROL: gồm các biến kiểm soát+ SEGS: Giới tính

+ YEAR: Năm học, khoá

b Đo lường biến phụ thuộc (SPEBEH):

Thang đo Hành vi chi tiêu được ký hiệu là SPEBEH, gồm 7 biến như sau:

Bạn sẽ tiêu tiền ngay sau khi

nhận được một khoản thu nhập Kiano P Avellana, 2021;

Bạn thường chi tiêu nhiều hơnlà tiết kiệm

Mohammad Ali Nasiri, 2021;P.Jeevitha, 2019; J T C Bona,2018; Rajna et al (2011);Wilailuk Sereetrakul, 2013;

Trang 20

Bạn luôn có kế hoạch chi tiêucho riêng mình.

R Manju, 2016; SaumyaSingh, 2020; J T C Bona,2018; Xiao and Dew (2011);Rajna et al (2011)

Bạn thường chọn mua các sảnphẩm vì giảm giá

R Manju, 2016; Russel N.Fernandez, 2021; Kiano P.Avellana, 2021;

Bạn thường chọn mua các sảnphẩm vì thương hiệu

R Manju, 2016; SaumyaSingh, 2020;

Bạn thường chọn mua các sảnphẩm vì sự hữu dụng của chúng.

R Manju, 2016; J T C Bona,2018;

Bạn thường so sánh giữa cácsản phẩm trước khi đưa ra quyếtđịnh mua hàng.

R Manju, 2016; Russel N.Fernandez, 2021; MohammadAli Nasiri, 2021; J T C Bona,2018; Xiao and Dew (2011);

Bảng 1 - Thang đo Hành vi chi tiêu (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

c Đo lường biến trung gian (FINATD, FINKNL):

Thang đo Thái độ tài chính.

Thang đo Thái độ tài chính được ký hiệu là FINATD, gồm 5 biến như sau:

FINATD1 Tiết kiệm rất quantrọng.

R Manju, 2016; Mohammad Ali Nasiri,2021; P.Jeevitha, 2019; J T C Bona,2018; Rajna et al (2011); WilailukSereetrakul, 2013;

13

Trang 21

FINATD2 Bạn có ý định lập kếhoạch chi tiêu.

R Manju, 2016; Saumya Singh, 2020;J T C Bona, 2018; Xiao and Dew(2011); Rajna et al (2011)

Bạn cảm thấy mìnhthường cân nhắc kỹlưỡng trước khi chi tiêu.

J T C Bona, 2018;

Bạn vẫn tiếp tục chi tiêukhi đã sử dụng hết sốtiền thu nhập trongtháng của mình.

FINATD5 Bạn rất hài lòng về thunhập của mình.

Bảng 2 - Thang đo Thái độ tài chính (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Thang đo Kiến thức tài chính.

Thang đo Kiến thức tài chính được ký hiệu là FINKNL, gồm 5 biến như sau:

Các kiến thức về tài chính quantrọng trong việc quản lý chi tiêu,tiết kiệm.

P.Jeevitha, 2019; J T C Bona,2018; Rajna et al (2011);Wilailuk Sereetrakul, 2013;

Trang 22

Các khóa học về tài chính giúpích rất nhiều cho việc quản lýchi tiêu của bạn.

Bạn thích tự tìm hiểu về cáckiến thức tài chính, quản lý chitiêu.

FINKNL4 Bạn đã được hướng dẫn/biết vềquản lý chi tiêu, tiết kiệm. P.Jeevitha, 2019; WilailukSereetrakul, 2013;

Bạn rút ra được kinh nghiệm từnhững lần chi tiêu không hiệuquả trước của mình.

Bảng 3 - Thang đo Kiến thức tài chính (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

d Đo lường biến độc lập (FMFINB):

Thang đo Gia đình và nền tảng tài chính được ký hiệu là FMFINB, gồm 5 biếnnhư sau:

FMFINB1 Thói quen chi tiêu của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến bạn.

15

Trang 23

FMFINB2 Bạn rất muốn gia đình tiếp tục chu cấp cho các khoản chi tiêucủa mình trong tương lai.

FMFINB3 Bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn gia đình của bạn có năng lực tàichính tốt.

FMFINB5 Cha, mẹ và người thân bạn thường xuyên hướng dẫn cho bạnvề quản lý chi tiêu.

Bảng 4 - Thang đo Gia đình và nền tảng tài chính (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

e Đo lường biến kiểm soát (SEGS, YEAR):

Bảng 5 - Đo lường biến kiểm soát (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

III.Chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu:

1 Chọn mẫu nghiên cứu:Quy trình chọn mẫu nghiên cứu.

o Xác định tổng thể: Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến hànhvi chi tiêu của sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng, tổng thểđối tượng nghiên cứu là toàn bộ các sinh viên đang học tập, làm việc tạitrường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng, kể cả các sinh viên nước ngoài.o Xác định khung mẫu: Khung mẫu chính là các sinh viên tham gia khảo sát

cho bài nghiên cứu.

Trang 24

o Xác định phương pháp chọn mẫu: Đặc điểm của các sinh viên đang theo họctại Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng là những phần tử riêng biệt trongtoàn bộ những người tiêu dùng tại Đà Nẵng và đóng vai trò tương đươngnhau Do đó, để kết quả nghiên cứu từ mẫu có đầy đủ ý nghĩa thống kê vớitổng thể, ta có thể dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Cáchthức thực hiện như sau:

o Xác định kích cỡ mẫu: Để xác định cỡ mẫu cho bài nghiên cứu, tác giả căncứ vào:

- Thứ nhất: kích thước mẫu phải phù hợp với kỹ thuật phân tích dữ liệu Với kỹthuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), theo Hair và cộng sự (2010) kích cỡmẫu xác định theo tỷ lệ biến quan sát/biến đo lường tối thiểu 5:1, tốt hơn là 10:1.Trong nghiên cứu này, bài nghiên cứu sử dụng 22 biến đo lường nên số quan sáttối thiểu là 22 x 5 = 110.

- Thứ hai: Xác định kích thước mẫu phải phù hợp với số lượng của tổng thể, độchính xác mong muốn và mức tin cậy cho phép trong giá trị ước lượng tổng thể(Burns và cộng sự, 2017) Công thức ước tính cỡ mẫu:

∗p∗(1− p)e2

p(1-Xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu trong trường hợp này:

17

Trang 25

2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu:

Cả hai nguồn sơ cấp và thứ cấp đều được coi là quan trọng để cung cấp thông tinliên quan đến nghiên cứu này.

a Nguồn dữ liệu thứ cấp:

Nghiên cứu này đã tìm kiếm dữ liệu từ các nguồn thứ cấp như các tạp chí, tài liệuvà bài báo khác nhau Trong đó phải kể đến các bài nghiên cứu khác của các tácgiả đến từ nhiều quốc gia khác nhau có cùng đề tài Chính từ sự tổng hợp, kếthừa và phát triển các bài nghiên cứu này, nhóm đã có cơ sở vững chắc để pháttriển đề tài cho phù hợp với phạm vi và đối tượng đã đề tài Các bài nghiên cứutrên được đề cập trong tổng quan nghiên cứu và phụ lục.

b Nguồn dữ liệu sơ cấp:

Ngoài ra, các nguồn chính cũng được sử dụng để thu thập dữ liệu và sự kiện liênquan đến nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế theo cấu trúctrắc nghiệm với hình thức dưới dạng Google Form.

Trong nghiên cứu này, các bảng câu hỏi tự quản lý được phân phối ngẫu nhiêncho các sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng,ở mọi năm học và mọi giới tính, đặc biệt nhắm mục tiêu có câu trả lời bao quátcho các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, bảng câu hỏi được phân phối hoàntoàn ngẫu nhiên và kèm theo cam kết trung thực khi trả lời câu hỏi nhằm cho radữ liệu sát với thực tế nhất Nguồn dữ liệu được đính kèm theo bài nghiên cứu.Những thông tin về quan điểm của người được khảo sát về các nhân tố tác độngcũng như tình hình tài chính của họ đều được thu thập bằng bảng hỏi (Phần phụlục)

Để thu thập dữ liệu sơ cấp: tác giả gửi bảng hỏi đến nhiều sinh viên khác nhauhiện đang học tập tại Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng.

Quy trình xây dựng bảng hỏi:

o Bước 1 : Từ việc tổng hợp các tài liệu lý thuyết và nhiều nghiên cứu, tác giảphát thảo Bảng câu hỏi.

o Bước 2 : Bảng câu hỏi được chuyển đến chuyên gia để lấy ý kiến (Cụ thể làTiến sĩ Võ Hồng Tâm) Trên cơ sở ý kiến của chuyên gia, bảng hỏi được hiệuchỉnh.

o Bước 3 : Bảng hỏi sau khi hiệu chỉnh được gửi đến vài chục sinh viên để thuthập dữ liệu phục vụ cho việc hiệu chỉnh bảng hỏi lần 2 Dựa vào kết quả phântích dữ liệu, tác giả thực hiện hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối.

o Bước 4 : Bảng hỏi chính thức được chuyển đến các sinh viên khác để thu thậpdữ liệu.

Trang 26

3 Xử lý dữ liệu:

Quy trình xử lý dữ liệu được tác giả thực hiện như sau:

o Bước 1 : Làm sạch dữ liệu (loại bỏ các quan sát không hoàn thiện, trả lời sai,các quan sát đột biến…) để tăng độ tin cậy cho kết quả phân tích dữ liệu o Bước 2 : Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu thông qua dữ liệu đã thu thập

được để xem xét đặc trưng của mẫu, từ đó làm nền tảng đưa ra các nhận xét,đánh giá phù hợp.

o Bước 3 : Kiểm định sơ bộ độ chính xác của thang đo bằng hệ số Cronbach’sAlpha nhằm loại bỏ các biến rác Phép kiểm định này sẽ cho biết, trong cácbiến quan sát của một nhân tố, biến nào sẽ đóng góp vào việc đo lường kháiniệm nhân tố; biến nào không Theo Nguyễn Thị Mai Trang và Nguyễn ĐìnhThọ (2009), nên kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhântố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp, vì các biến này có thể tạo racác yếu tố giả.

Cronbach’s Alpha Từ 0.7 – 0.8: thang đo tốt; ≥ 0.6: chấpnhận được (Hair và cộng sự, 2014).

Hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 chấp nhận được (Hundleby vàNunnally, 1994).

o Bước 4 : Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Mô hình nghiên cứu của bài nghiên cứu này được xây dựng dựa trên sự kết hợpmột số biến số từ nhiều công trình nghiên cứu khác nhau Việc đo lường các biếntrong mô hình cũng được tham khảo và sử dụng kết hợp từ nhiều tác giả khácnhau

Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm rút gọn một tập hợp K biến quan sátthành một tập hợp F (F<K) nhân tố có ý nghĩa hơn.

o Bước 5 : Kiểm tra giá trị hội tụ và phân biệt của Phân tích nhân tố khám pháEFA.

Trong bài nghiên cứu này, nhóm sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện đểchọn mẫu nghiên cứu bằng cách tiến hành khảo sát sinh viên đang học tập tạiTrường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng Tất cả sinh viên tham gia khảo sátbằng hình thức trực tuyến thông qua Google Form.

Sau khi thu thập kết quả từ số phiếu trả lời, nhóm thu được 195 phiếu hợp lệ.19

Trang 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này trình bày về phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng vàphương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu được thôngqua bảng câu hỏi khảo sát, với hình thức lựa chọn dựa trên thang điểm Likert 5điểm Đối tượng được khảo sát là những sinh viên trường Đại học Kinh tế- Đạihọc Đà Nẵng Quá trình khảo sát được thực hiện thông qua một biểu mẫu củaGoogle gửi đến các đối tượng trên và tiến hành xử lý, sàng lọc dữ liệu.

Trang 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUI Đặc điểm của mẫu nghiên cứu:

Bài nghiên cứu được sự đón nhận của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh Tếsau thời gian khảo sát Với việc thu thập mẫu, sau khi loại trừ các mẫu không hợplệ nhóm thu về 195 mẫu có giá trị nghiên cứu.

1 Về thông tin chung:

Hình 1 - Biểu đồ Giới tính của sinh viên.

Với 195 mẫu hợp lệ có 133 là nữ và 62 nam chiếm tỉ lệ lần lượt là 68,2% và31,8%

Hình 2 - Biểu đồ Khoá của sinh viên.

Khoá 46K chiếm tỉ trọng cao nhất với 61% tiếp theo đó là khoá 47K với `9%,khoá 45K và cuối cùng là 48K.

21

Ngày đăng: 31/05/2024, 21:35