1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích hệ thống kinh tế của mỹ và hy lạpđưa ra lựa chọn thị trường hoạt động kinh doanhquốc tế

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,15 MB

Cấu trúc

  • 1. Giới thiệu chung (8)
  • 2. Bối cảnh lịch sử của Mỹ (8)
    • 2.1. Thời kỳ thuộc địa (8)
    • 2.2. Lịch sử nước Mỹ trong thế kỷ 19 (9)
    • 2.3. Lịch sử nước Mỹ trong thế kỷ 20 (10)
    • 2.4. Lịch sử nước Mỹ trong thế kỷ 21 (10)
  • 3. Phân tích hệ thống kinh tế của Mỹ (10)
    • 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh Tổng quan nền kinh tế Mỹ (10)
    • 3.2. Phân tích các yếu tố kinh tế của Mỹ (11)
      • 3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (11)
      • 3.2.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (12)
      • 3.2.3. Chỉ số phát triển con người – HDI (13)
      • 3.2.4. Tỷ lệ thất nghiệp (13)
      • 3.2.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu (14)
      • 3.2.6. Tỷ lệ lạm phát (15)
  • 2. Bối cảnh lịch sử của Hy Lạp (16)
    • 2.1. Thời kỳ tiền sử (16)
    • 2.2. Hy Lạp cổ đại (16)
    • 2.3. Đế chế Byzantine (17)
    • 2.4. Đế chế Ottoman (17)
    • 2.5. Nước Hy Lạp hiện đại thành lập (18)
    • 2.6. Hy Lạp trong chiến tranh thế giới thứ hai (1940 – 1944) (18)
    • 2.7. Hy Lạp thời hậu chiến (1944 – 1946) (18)
    • 2.8. Chế độ độc tài tại Hy Lạp (1967 – 1974) (19)
    • 2.9. Hy lạp ngày nay (1945 – nay) (19)
  • 3. Phân tích hệ thống kinh tế của Hy Lạp (19)
    • 3.1. Tổng quan nền kinh tế Hy Lạp (19)
    • 3.2. Phân tích các yếu tố kinh tế của Hy Lạp (20)
      • 3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (20)
      • 3.2.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (21)
      • 3.2.3. Chỉ số phát triển con người (HDI) (22)
  • 1. So sánh hệ thống kinh tế (24)
    • 1.1. So sánh đặc điểm và hiệu quả nền kinh tế Mỹ và Hy Lạp (24)
    • 1.2. So sánh hệ thống kinh tế của Mỹ và Hy Lạp (26)
  • 2. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống kinh tế Mỹ và Hy Lạp (27)
    • 2.1. Hệ thống kinh tế Mỹ (27)
      • 2.1.1. Ưu điểm (28)
      • 2.1.2. Nhược điểm (29)
    • 2.2. Hệ thống kinh tế Hy Lạp (29)
      • 2.2.1. Ưu điểm (29)
      • 2.2.2. Nhược điểm (30)
  • 3. Phân tích rủi ro về kinh tế của Mỹ và Hy Lạp (30)
    • 3.1. Những rủi ro về kinh tế khi đầu tư kinh doanh (30)
      • 3.1.1. Đầu tư ở Mỹ (30)
      • 3.1.2. Đầu tư ở Hy Lạp (31)
    • 3.2. Lợi ích và chi phí để bù đắp cho những rủi ro kinh tế mang lại (32)
      • 3.2.1. Nước Mỹ (32)
      • 3.2.2. Nước Hy Lạp (33)
  • KẾT LUẬN..................................................................................................................... 29 (36)

Nội dung

Chúng tôi tin rằng nó sẽ mang đến cho bạncác thông tin và công cụ để áp dụng các kiến thức này vào thực tế kinh doanh của bạn.Cảm ơn vì đã đọc báo cáo này và hy vọng bạn sẽ tìm thấy nó h

Giới thiệu chung

 Tên gọi: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, gọi tắt là Hoa Kỳ hay Mỹ.

 Dân số: hơn 336 triệu người

 Vị trí địa lý: Mỹ nằm ở châu Mỹ, nằm ở giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam và có đường bờ biển dài gần 20.000km.

Kinh tế của Hoa Kỳ là một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển Nền kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn thứ hai thế giới theo sức mua tương đương, là quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.

Hình 1 Quốc kỳ của Mỹ

Bối cảnh lịch sử của Mỹ

Thời kỳ thuộc địa

Trong thời kỳ này, nước Mỹ đặt dưới sự cai quản và thuộc địa của rất nhiều nước khác nhau Cụ thể:

 Thời kỳ thuộc địa hoá của người Tây Ban Nha, Hà lan và Pháp

Các nhà thám hiểm Tây Ban nha là người Châu Á đầu tiên định cư tại vùng đất thuộc Mỹ Sau đó họ đưa thêm người vào sinh sống và tạo nên khu định cư thường trực đầu tiên của người Châu Á tại Mỹ Tân Hà lan là thuộc địa Hà Lan của thế kỷ 17 có trụ sở đặt ngay tại Thành phố New York và trường tồn với văn hoá Hoa Kỳ cho tới hôm nay. Tân Pháp là vùng đất mà Pháp thuộc địa từ năm 1534 đến 1763.

 Thời kỳ thuộc địa của người Anh Được thành lập từ năm 1607 trên dòng sông James (nơi khởi đầu biên cương Hoa Kỳ) Đến cuối năm 1610 Anh đã đưa tới Hoa Kỳ khoảng 50 ngàn tù nhân.

Người bản địa Mỹ là người Châu Âu bị đưa vào Hoa Kỳ dưới quyền cai trị của thuộc địa Anh trong thời gian dài Tới ngày 4 tháng 7 năm 1776, các thuộc địa tuyên bố ly khai khỏi nước Anh và gia nhập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Thời kỳ này đặt dưới quyền điều hành của vị tổng thống đầu tiên George Washington.

Sau đó, nước Mỹ đã trải qua thời kỳ những năm đầu của dân chủ với việc thông qua những điều luật Hộ bang và Hiến pháp Bên cạnh đó cũng tiến hành lập chính phủ và quốc hội Mỹ tiến hành cải cách tư pháp và ban hành luật Mới.

Lịch sử nước Mỹ trong thế kỷ 19

Thời kỳ Dân chủ – Cộng hòa tại Hoa Kỳ đánh dấu sự lên ngôi của Thomas Jefferson vào năm 1800 Sự kiện đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ của ông là vụ mua lại vùng đất Louisiana, mở rộng đáng kể diện tích đất đai phía Tây dành cho người định cư Mỹ, tạo ra cơ hội mở rộng lãnh thổ và định hình nên tương lai của quốc gia.

Trong thời kỳ này, nước Mỹ đã trải qua các cuộc xung đột với Anh Quốc năm 1812 (do xâm phạm quyền trung lập của tàu Hoa Kỳ) Mãi sau đó là thời kỳ bất ổn do chiến tranh và các mâu thuẫn, xung đột diễn ra với Hoa Kỳ Bắt đầu từ năm 1814 bắt đầu Mỹ bước sang thời kỳ đổi mới và phát triển trên mọi phương diện.

Cũng trong thời kỳ này, các phong trào chính trị và quá trình phát triển của Hoa Kỳ diễn ra nhanh chóng Cụ thể là các cuộc đại giải phóng (phong trào phục hưng Tin lành) ; chủ nghĩa bãi nô; chia sẻ về phía tây và mệnh hữu; phân chia giữa miền Bắc và miền Nam; nội chiến; hoà bình và hình thành thời đại mại hoá. ix

Lịch sử nước Mỹ trong thế kỷ 20

Đây là thời kỳ đổi mới và thay minh lột xác của nước Hoa Kỳ từ hệ thống chính trị đến kinh tế, văn hoá và xã hội Tại tất cả các thành phố, tiểu bang, cấp quốc gia, giáo dục, y tế và văn hoá, người tiến bộ giới trí thức đã kêu gọi sự đổi mới và cải cách hệ thống chính trị.

Trong thời gian này nổi lên chủ nghĩa đế quốc và Hoa Kỳ trở thành cường quốc quân sự và kinh tế thế giới sau năm 1890 Trong thời kỳ này, Hoa Kỳ bành trướng thực hiện các cuộc xâm lược một số nước và hậu thuẫn, tài trợ đứng sau cho một số nước khác (CuBa, Philippines)

Một số sự kiện nổi bật trong thời kỳ đầu của nước Mỹ gồm: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất Hoa Kỳ hoàn toàn đứng trung lập; phong trào quyền bầu cử của phụ nữ phát triển và lan truyền rộng; chiến tranh và bạo lực trước năm 20; chiến tranh thế giới thứ 2; chiến tranh lạnh, phản văn hoá và tôn giáo; chủ nghĩa cộng sản; phong trào nữ quyền; phong trào phụ nữ.

Lịch sử nước Mỹ trong thế kỷ 21

Thế kỷ 21 bắt đầu với sự kiện ngày 11 tháng 9 và những cuộc chiến tranh khác đe doạ đến ổn định chính trị Trong thời gian này, nền kinh tế, chính trị và quân sự của Hoa

Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vẫn đóng vai trò thống trị toàn cầu.

Những sự kiện lớn diễn ra trong đầu thế kỷ 21 cho tới nay ở Hoa Kỳ gồm có chiến tranh với Iraq năm 2003; cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008; sự thắng cử tổng thống của Obama cuối năm 2008 là bước ngoặt quan trọng của lịch sử nước Mỹ.

Phân tích hệ thống kinh tế của Mỹ

Tốc độ tăng trưởng kinh Tổng quan nền kinh tế Mỹ

Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới với nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ, tập trung vào công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại Sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ thể hiện rõ qua vị thế là cường quốc xuất khẩu số một và thị trường nhập khẩu đa dạng, lớn nhất thế giới Riêng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ đã chiếm tới 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu.

Một điểm khác đặc trưng của nền kinh tế này khác so với các nước khác là dai phân loại thị trường rộng, vì thế nó có thể thu hút và tiêu thụ vô số chủng loại hàng hoá khác nhau với số lượng rất lớn thuộc đủ mọi chất lượng từ trung bình đến cao. x

Một đặc điểm khác nữa của nền kinh tế Mỹ, luôn thu hút mọi nhà xuất khẩu trên khắp thế giới là họ có thể bán hàng với quy mô lớn Một khi đã qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm và thâm nhập được vào hệ thống phân phối, các nhà xuất khẩu ngoại quốc sẽ nhận được những đơn đặt hàng rất lớn, ổn định và lâu dài, đem lại những nguồn doanh thu ổn định và ngày càng tăng, giúp nhà sản xuất tăng cường đầu tư tái sản xuất mở rộng, liên tục phát triển.

Với sức mạnh kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghiệp, quân sự, Mỹ đang chi phối đời sống kinh tế và chính trị quốc tế Là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế tài chính quốc tế cũng như các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc, Mỹ có vị trí quan trọng và ở nhiều nơi có tiếng nói quyết định

Kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ,mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao Đây không chỉ là một nền kinh tế phát triển mà còn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa(Nominal) và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP) Mỹ có GDP bình quân đầu người đứng thứ 7 thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ 11 thế giới tính theo PPP năm 2016

Phân tích các yếu tố kinh tế của Mỹ

3.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia này cũng rất hiện đại và phát triển đồng bộ, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Ngoài ra, năng suất lao động cao của Hoa Kỳ cũng là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước.

 Giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên đứng cao thứ hai thế giới, ước đạt 45 nghìn tỷ đô la năm 2016.

 Người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong khối các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 4 về mức thu nhập bình quân năm 2010, giảm 2 bậc so với mức cao nhất năm 2007.

Trong năm 2016, Mỹ là quốc gia có quy mô thương mại thống trị toàn cầu, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức cao nhất so với các quốc gia khác Đồng thời, Mỹ cũng khẳng định vị thế là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng toàn cầu.

 Nước Mỹ không chỉ có thị trường nội địa lớn nhất cho các loại hàng hoá, mà còn chiếm vị trí tuyệt đối trong thị trường dịch vụ Tổng giao dịch thương mại đạt 4,92 nghìn tỷ đô la năm 2016

Các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ đạt 2,4 nghìn tỷ đô la, trong khi những khoản đầu tư của Mỹ ra nước ngoài vượt 3,3 nghìn tỷ đô la Hoa Kỳ nằm trong bảng xếp hạng một trong các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất theo các báo cáo của Ease of Doing Business, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu và các báo cáo khác.

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua đợt suy thoái theo sau khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, với sản lượng năm 2013 vẫn dưới mức tiềm năng theo báo cáo cơ quan ngân sách quốc hội Tuy nhiên nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm 2009, và tới tháng 10 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức cao 10% xuống còn 4,1% Vào tháng 12 năm 2014, tỷ lệ nợ công đã chiếm hơn 100% GDP Tổng tài sản có tài chính nội địa đạt tổng 131 nghìn tỷ đô la và tổng nợ tài chính nội địa là 106 nghìn tỷ đô la Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ vào năm 2020 là 20.936,60 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới Theo đó tốc độ tăng trường GDP của Hoa

Kỳ là -3.49% trong năm 2020, giảm 5.65 điểm so với mức tăng 2.16 % của năm 2019 xếp hạng Xuất khẩu của Hoa Kỳ cao hơn 99,47% các quốc gia trong tập dữ liệu Đối với các thước đo về Xuất khẩu, FDI và GDP, thứ hạng cao hơn (gần 100%) cho thấy một nền kinh tế mạnh hơn Ngược lại, đối với Thất nghiệp và Lạm phát, thứ hạng thấp hơn (gần 0%) cho thấy một nền kinh tế mạnh hơn.

3.2.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) của Mỹ là số tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân Mỹ đầu tư vào các công ty và dự án tại các quốc gia khác Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tham gia của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu

 Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Theo dữ liệu của Cơ quan Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (U.S Bureau of Economic Analysis), vào năm 2020, tổng giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ là khoảng 5,9 nghìn tỷ USD.

 Lĩnh vực đầu tư: Mỹ đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm ngành công nghiệp sản xuất, tài chính, bất động sản, dịch vụ, năng lượng, công nghệ thông tin và viễn thông. xii

 Điểm đến chính: Mỹ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng một số điểm đến chính bao gồm Canada, Vương quốc Anh, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc.

 Lợi ích của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Mỹ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm, truyền công nghệ và kiến thức, cải thiện quản lý và năng lực sản xuất, và tăng cường quan hệ kinh tế và đối tác toàn cầu.

Để thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Mỹ phải cân nhắc đến các chi phí và rủi ro liên quan, bao gồm chi phí vốn, rủi ro chính trị, rủi ro kinh doanh và rủi ro thị trường tài chính Chi phí vốn là số tiền mà Mỹ phải chi trả để huy động vốn đầu tư FDI Rủi ro chính trị là khả năng chính phủ nước tiếp nhận FDI sẽ có những thay đổi về chính sách hoặc luật pháp có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư Rủi ro kinh doanh là khả năng doanh nghiệp FDI hoạt động không hiệu quả và thua lỗ Rủi ro thị trường tài chính là khả năng biến động của giá cả và tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư FDI.

 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra lợi ích cho cả Mỹ và các quốc gia khác.

3.2.3 Chỉ số phát triển con người – HDI

Mỹ là một trong số các quốc gia có chỉ số HDI rất cao (0.921) - xếp hạng thứ 21. Tăng trưởng HDI trung bình hằng năm (2011-2021) là 0.10%

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tuổi thọ trung bình của người Mỹ từ năm 2020 đến năm 2021 giảm xuống còn 76,1 tuổi, mức thấp nhất kể từ năm 1996 Theo ước tính năm 2021, tuổi thọ trung bình của người Mỹ bản địa chỉ vào khoảng 65,2 tuổi, so với 70,8 tuổi của người Mỹ da màu và 76,4 tuổi đối với người Mỹ da trắng

Bối cảnh lịch sử của Hy Lạp

Thời kỳ tiền sử

Vào thời kì Đồ Đồng, Hy Lạp có hai nền văn minh lớn là Minoan trên đảo Crete và Mycenae trên bán đảo Peloponnese.

 Nền văn minh Minoan đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 2700 đến 1450 TCN, nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp và hoạt động ngoại thương với các quốc gia láng giềng Người Minoan đã sản xuất ra nhiều loại đồ gốm chất lượng cao và xây dựng được nhiều đền đài tráng lệ Dấu tích của những công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay trên đảo Crete, một trong số đó là quần thể cung điện tại Knossos.

 Đến khoảng năm 1600 TCN, nền văn minh Mycenae đã phát triển thịnh vượng và lấn át nền văn minh Minoan đang tan rã Họ đã xây dựng được nhiều thành phố lớn giàu có và thiết lập các mối quan hệ ngoại thương với các quốc gia láng giềng Thế nhưng đến khoảng năm 1200 TCN, trước sự đe dọa của ngoại xâm, các thành trì tạiMycenae đã bị bỏ phế, buôn bán với nước ngoài bị đình trệ Nền văn minh Mycenae sụp đổ đã dẫn tới một thời kỳ khủng hoảng tại Hy Lạp kéo dài hơn 3 thế kỉ với tên gọi Kỷ nguyên Bóng tối.

Hy Lạp cổ đại

Khoảng thế kỷ 8 TCN, Hy Lạp bắt đầu thoát ra khỏi Kỷ nguyên Bóng tối, ngoại thương được đẩy mạnh, dân số tăng nhanh trong khi đất đai có hạn, dẫn tới dòng người xvi

Hy Lạp di cư ra khắp các vùng và thành lập những thành phố mới độc lập với các thành phố quê hương của họ Nền kinh tế phát triển đã khiến Hy Lạp trở nên rất giàu có.

Năm 490 TCN , Hy Lạp đã đánh bại quân Ba Tư xâm lược tại trận Marathon nổi tiếng Đến năm 480, người Ba Tư lại phải chịu thất bại nặng nề trong trận thủy chiến Salamis Dưới thời Vua Alexandros, người Hy Lạp đã có những cuộc bành trướng rộng khắp sang Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ Đã dẫn tới sự định cư, thống trị và ảnh hưởng văn hóa của người Hy Lạp tại nhiều vùng đất xa xôi Thời kỳ này được gọi là Thời kỳ Hy Lạp hóa.

Khi Đế chế La Mã thành lập, Hy Lạp trở thành một tỉnh của La Mã nhưng những ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp cổ đại vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển Nền văn minh Hy Lạp đã để lại dấu ấn sâu sắc lên La Mã, tạo nền tảng cho sự hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.

Đế chế Byzantine

Vào khoảng cuối thế kỷ 3, Đế chế La Mã phân chia thành hai phần: phía Tây và phía Đông Hy Lạp trở thành một phần của Đế chế Đông La Mã, sau này đổi tên thành Đế chế Byzantine Đế chế Byzantine là một nhà nước trung cổ theo đạo Cơ đốc, trong đó tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính thức Thế kỉ 11 và thế kỉ 12 là thời kỳ hoàng kim của Đế chế Byzantine Tuy nhiên sau đó, đế chế này đã dần dần bị suy yếu trước những cuộc tấn công của người Hồi giáo và cuối cùng sụp đổ vào năm 1453.

Đế chế Ottoman

Dưới sự cai trị tàn bạo của Đế chế Ottoman theo Hồi giáo, một bộ phận lớn trí thức người Hy Lạp đã nhập cư vào Tây Âu, đặc biệt là Ý Họ đã góp phần rất lớn trong Phong trào Phục hưng tại châu Âu thời trung cổ

Một bộ phận khác thì rời bỏ bán đảo Hy Lạp và đến sống tại những vùng núi hoang vu hẻo lánh hay những hòn đảo trên biển Aegean, nơi mà Đế chế Ottoman không thể áp đặt hệ thống chính trị và tôn giáo của họ lên người Hy Lạp

Những cộng đồng người Hy Lạp được củng cố với nhau do cùng chung cơ sở tôn giáo là đạo Chính thống và tôn giáo đã đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho Hy Lạp sau này. xvii

Nước Hy Lạp hiện đại thành lập

Tháng 3/1821, cuộc chiến tranh giành độc lập Hy Lạp chống lại Đế chế Ottoman bùng nổ, kéo dài cho đến tận năm 1829 nền độc lập của nước Hy Lạp non trẻ chính thức được công nhận tại Nghị định thư Luân Đôn

Năm 1832, Đế chế Ottoman đã phải thừa nhận nền độc lập của Hy Lạp trong Hiệp ước Constantinople Vào năm 1827, Ioannis Kapodistrias được chọn là người đứng đầu chính phủ cộng hòa tuy nhiên ngay sau đó, nền cộng hòa đã bị giải tán và thay thế bởi chế độ quân chủ vị vua đầu tiên là Othon của Hy Lạp Đến năm 1863, vua Othon bị phế truất và thay thế bởi hoàng tử Vilhelm của ĐanMạch, Hy lạp độc lập Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế Hy Lạp đã phát triển nhanh chóng, những cải cách chính trị được thực hiện.

Hy Lạp trong chiến tranh thế giới thứ hai (1940 – 1944)

Ngày 28/10/1940, nhà độc tài Ý Benito Mussolini gửi tối hậu thư yêu cầu Hy Lạp đầu hàng và cho quân phát xít chiếm đóng lãnh thổ, Hy Lạp đã kiên quyết nói không và đứng về phe Đồng Minh Ngay lập tức, quân phát xít Ý đã tràn vào chiếm đóng Hy Lạp từ miền nam Albania nhưng đã vấp phải sự kháng cự hiệu quả của quân đội Hy Lạp

Tiếp theo đó là trận đánh tại dãy núi Pinlus đã khiến cho quân Mussolini bị đẩy lùi. Lúc đó, Adolf Hitler mới nhận ra vị trí chiến lược của Hy Lạp và hạ lệnh cho quân phát xít Đức và Bulgaria tràn vào lãnh thổ nước này.

Sự xâm lược của phát xít Đức vào ngày 6/4/1941 đã hoàn thành việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp Nước này trở thành một chiến trường ác liệt cho đến ngày 12/10/1944, khi thành phố Athena được quân Đồng Minh giải phóng

Trong thời gian cai trị của phát xít Đức, nhiều người Do Thái tại Hy Lạp đã bị đẩy vào các trại tập trung và giết hại Nạn đói sau chiến tranh đã giết chết khoảng 300.000 người.

Hy Lạp thời hậu chiến (1944 – 1946)

Sau khi được giải phóng khỏi ách cai trị của phát xít Đức, cuộc nội chiến Hy Lạp bùng nổ giữa những người cánh tả và cánh hữu Cuộc chiến kéo dài từ năm 1946 đến năm 1949, khi lực lượng cánh tả bị đánh bại tại trận Grammos-Vitsi

Trong các thập niên 1950, 1960, Hy Lạp đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc do nằm trong Kế hoạch Marshall của Mỹ. xviii

Chế độ độc tài tại Hy Lạp (1967 – 1974)

Bắt đầu từ năm 1965, Hy Lạp lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị Ngày 21/8/1967, một cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ đã diễn ra, lật đổ chính phủ dân chủ và thành lập một chế độ độc tài quân sự với tên gọi Chế độ Đại tá

Những năm sau đó, rất nhiều người cánh tả và cộng sản tại Hy Lạp đã bị bắt giữ và tra tấn hết sức dã man Nhiều chính trị gia phải chạy sang các nước khác như Pháp và Thụy Điển để xin tị nạn Vào tháng 11/1973, sinh viên trường Đại học Bách khoa Athena nổi dậy chống lại chế độ độc tài nhưng cuộc nổi dậy nhanh chóng bị dập tắt

Ngày 20 tháng 7 năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ tấn công đảo Síp Cuộc khủng hoảng sau đó đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài tại Hy Lạp vào ngày 23 tháng 7 năm 1974.

Hy lạp ngày nay (1945 – nay)

Ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ, cựu thủ tướng Konstantinos Karamanlis đã từ Pháp trở về Hy Lạp và thành lập Đảng Dân chủ Mới

Chính phủ dân chủ được tái thành lập tại Hy Lạp và bản hiến pháp dân chủ của nước cộng hòa được ban hành vào năm 1975 Chế độ quân chủ ở Hy Lạp chính thức bị giải tán trong một cuộc trưng cầu dân ý cùng năm Sau đó, Andreas Papandreou cũng trở về từ Mỹ và thành lập Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp.

Về đối ngoại, mối quan hệ vốn thường xuyên căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ đã dần dần được cải thiện Năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh châu Âu.

Nền kinh tế Hy Lạp đã phát triể rất nhanh chóng, với một nguồn vốn đầu tư lớn của nước ngoài đổ vào Hy Lạp để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng cơ sở của nước này, xây dựng nền kinh tế Hy Lạp theo hướng hiện đại Dịch vụ và du lịch ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao mức sống của người dân.

Phân tích hệ thống kinh tế của Hy Lạp

Tổng quan nền kinh tế Hy Lạp

Nền kinh tế của Hy Lạp là sự pha tạp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản chủ nghĩa, Hy lạp có nền kinh tế công nông nghiệp khá phát triển Trong đó, khu vực nhà nước đóng góp khoảng một nửa GDP nền kinh tế Chính phủ đang có kế hoạch tư nhân hóa một số công ty nhà nước quan trọng Một số sản phẩm công nông nghiệp tại Hy Lạp như: xix

 Sản phẩm công nghiệp: thực phẩm và thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm kim loại, khai khoáng, dầu khí.

 Sản phẩm Nông nghiệp: lúa mì, ngô, lúa mạch, củ cải đường, ô liu, cà chua, rượu, thuốc lá, khoai tây, thịt bò, các sản phẩm từ sữa.

Du lịch và vận tải biển là những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể cho GDP và thu ngoại tệ của Hy Lạp Nhờ những chính sách ổn định kinh tế, Hy Lạp đã trở thành nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng nhanh Lượng khách du lịch đến Hy Lạp vào khoảng hơn 20 triệu du khách mỗi năm, đưa quốc gia này trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu, xếp thứ 7 trong EU và thứ 16 trên toàn thế giới.

Ngoài ra, bất động sản cũng là lựa chọn thông minh nếu muốn đầu tư So với các quốc gia EU, giá bất động sản tại đây đang tương đối thấp Hơn nữa, chính sách thuế cũng rất có lợi Việc các nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào thị trường này được đánh giá là có nhiều cơ hội.

Phân tích các yếu tố kinh tế của Hy Lạp

3.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Hình 3 Biểu đồ GDP của Hy Lạp giai đoạn 1960-2021 1

1 https://solieukinhte.com/gdp-binh-quan-dau-nguoi-cua-hy-lap/ xx Đại dịch Covid đã tác động rất lớn đến kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Hy Lạp

Trong giai đoạn 2019-2021, kinh tế Hy Lạp chứng kiến những chuyển biến tích cực với sự phục hồi sau đại dịch GDP năm 2021 tăng trưởng 8,34% so với năm 2020, đạt mức 20.276,54 đô la Mỹ/người, tăng 2.629,31 đô la Mỹ/người so với 17.647,23 đô la Mỹ/người vào năm 2020.

Theo ước tính, GDP của Hy Lạp năm 2022 đạt ngưỡng 247.62 tỷ USD, tăng trưởng GDP năm 2022 là 5,5% So với mức trung bình của EU, GDP của Hy Lạp dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2023

Nền kinh tế đang dịch chuyển một cách ổn định, Trong giai đoạn các quốc gia đang phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid thì Hy Lạp đã và đang đạt được thành tích đáng kinh ngạc Sự phục hồi kinh tế của Hy Lạp là kết quả của các kế hoạch đúng đắn từ chính phủ nước này, kế hoạch bao gồm 106 biện pháp đầu tư và 68 cải cách được hỗ trợ bởi 17,77 tỷ euro tài trợ và 12,73 tỷ euro cho vay. Đây chính là điểm tựa quan trọng mà các nhà đầu tư đánh giá rõ nền kinh tế và đưa ra các quyết định đầu tư tại Hy Lạp.

3.2.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 đã làm cho nền kinh tế Hy Lạp suy thoái nghiêm trọng, thế nhưng đến nay nền kinh tế của Hy Lạp đang được thúc đẩy nhờ sự hồi sinh trong đầu tư nước ngoài.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hy Lạp năm 2021 đạt 5 tỷ euro, cao nhất kể từ năm 2002 Trong đó, các khoản đầu tư chiến lược tăng mạnh từ tháng 7-

2019 đến tháng 10-2021 với kế hoạch đầu tư hơn 8 tỷ euro đã được phê duyệt.

Theo Ngân hàng Trung ương Hy Lạp, trong nửa đầu năm 2022, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy nền kinh tế Hy Lạp đang phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19 Theo dự báo của Ủy ban Châu Âu cho giai đoạn 2022-2024, Hy Lạp sẽ là quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Âu, do đó, các chuyên gia tin tưởng rằng nền kinh tế Hy Lạp sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

3.2.3 Chỉ số phát triển con người (HDI)

Những chính sách cải cách kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên minh châu Âu đã thúc đẩy nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân Hy Lạp.

Hy Lạp là một trong số các quốc gia có chỉ số HDI rất cao (0.887) - xếp hạng thứ 33.

Tăng trưởng HDI trung bình hằng năm (2011-2021) là 0.19%.

Tuổi thọ trung bình tại Hy Lạp đạt 82,6 tuổi, cao hơn mức trung bình toàn cầu 72 tuổi Phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn với 85 tuổi, trong khi nam giới có tuổi thọ trung bình là 80,3 tuổi Hệ thống y tế tại Hy Lạp (ESY) cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho công dân và thường trú nhân, bao gồm cả công dân Châu Âu thất nghiệp.

Mức độ được giáo dục: Ước tính có 9.125.703 người ở Hy Lạp biết đọc và viết vào năm 2017, chiếm 97,68% dân số trưởng thành (trên 15 tuổi) Do đó, khoảng 216.745 người lớn mù chữ

Người dân tại Hy Lạp có đời sống và chất lượng cuộc sống cao, chất lượng của Châu Âu Người dân được tiêu dùng với giá cả rẻ nhưng đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn. xxii

Hình 4 Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp Trong giai đoạn 1991-2021

Theo dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp năm 2021 là 14,80%, giảm từ 16,30% năm 2020 xuống 1,50% Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp năm

Nguyên nhân là do: Đại dịch covid đã thúc đẩy nhân viên làm trong ngành du lịch tại Hy Lạp chuyển sang các ngành khác dẫn đến thiếu nguồn nhân lực Theo đó, những người trẻ tuổi không hài lòng với mức lương trong nước và không gắn kết tương lai của họ với đất nước

3.2.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu

(Tỷ USD) 25,31 27,1 81,196 81,87 81,18 59,02 33,74 Kim ngạch nhập khẩu 47,21 45,45 85,092 85,8 83,19 71,76 63,18 xxiii

Bảng 2 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hy Lạp giai đoạn 2025-2021

Kim ngạch xuất khẩu của Hy Lạp năm 2021 đạt 33,74 tỷ USD, tăng 8,43% so với

2015 Mặt hàng xuất khẩu chính đó là: xăng dầu, thuốc đóng gói, mạ nhôm, máy tính, bông Đối tác XK chính Ý 10%, Đức 7%, Thổ Nhĩ Kỳ 5%, Síp 5%, Bulgaria 5% (theo số liệu 2019)

Kim ngạch nhập khẩu của Hy Lạp năm 2021 đạt 33,74 tỷ USD Mặt hàng xuất khẩu chính đó là: dầu thô, dầu tinh chế, thuốc đóng gói, ô tô, tàu Đối tác nhập khẩu chính Đức 11%, Trung Quốc 9%, Ý 8%, Iraq 7%, Nga 6%, Hà Lan 5% (theo số liệu 2019).

Do ảnh hưởng bởi dịch covid, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hy Lạp giai đoạn 2019-2021 bị sụt giảm.

So sánh hệ thống kinh tế

So sánh đặc điểm và hiệu quả nền kinh tế Mỹ và Hy Lạp

 Kích thước và quy mô kinh tế:

 Mỹ: Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP là 22,996.10 tỷ USD nghìn tỷ (2021) xxiv

 Hy Lạp: Hy Lạp là một nền kinh tế nhỏ hơn, với GDP là 20,276.54 USD (2021)

 Mỹ: Mỹ là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới, có sự đa dạng về các ngành công nghiệp và dịch vụ.

 Hy Lạp: Hy Lạp là một nền kinh tế mới phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế.

 Mỹ: Mỹ có một nền kinh tế đa ngành, với sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, và công nghệ thông tin.

 Hy Lạp: Hy Lạp có sự tập trung vào ngành du lịch và dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và đóng góp lớn vào GDP của đất nước.

 Tình hình việc làm và mức lương:

 Mỹ: Mỹ có một thị trường lao động rất đa dạng, với mức lương trung bình cao hơn so với nhiều quốc gia khác.

 Hy Lạp: Hy Lạp đã gặp khó khăn trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và mức lương trung bình tương đối thấp.

 Chính sách tài chính và tiền tệ:

 Mỹ: Mỹ có một hệ thống tài chính phát triển, và đồng USD được coi là một trong những đồng tiền mạnh nhất thế giới.

 Hy Lạp: Hy Lạp đang sử dụng đồng euro như tiền tệ và phải tuân thủ các chính sách tiền tệ và tài chính chung của Khu vực đồng euro.

 Tình hình tài chính công:

 Mỹ: Mỹ có một ngân sách công lớn và đang đối mặt với vấn đề nợ công cao.

 Hy Lạp: Hy Lạp đã trải qua một cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng và đã nhận sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. xxv

So sánh hệ thống kinh tế của Mỹ và Hy Lạp

 Mỹ thuộc nền kinh tế hỗn hợp

 Hy Lạp thuộc nền kinh tế thị trường

Giữa hai hệ thống thống này có sự khác biệt như sau:

 Nền kinh tế Mỹ hướng đến thị trường tự do nhiều hơn

 Chính phủ Mỹ đóng vai trò kiểm soát một phần hàng hóa hoặc dịch vụ Thông qua danh sách luật, quy định

 Trong nền kinh tế Hy Lạp mọi hoạt động sản xuất đều do các cá nhân sở hữu, không chịu sự quản lý của nhà nước.

 Cá nhân và doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn hàng hóa và dịch vụ theo sở thích và thị hiếu của họ.

Quyết định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai với một số nguồn lực hạn chế được giải quyết bởi các lực lượng của thị trường, gọi là cung và cầu về hàng hóa và dịch vụ.

Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường tự do bằng cách ban hành luật lệ hạn chế giao dịch Một số hoạt động có thể bị cấm hoàn toàn Chính phủ cũng có thể nắm giữ tài sản công hoặc cung cấp dịch vụ công, đồng thời sử dụng thuế hoặc trợ cấp để điều chỉnh giá cả trên thị trường.

 Hệ thống kinh tế Hy Lạp có sự tự do trong hoạt động kinh tế, trong đó các quyết định về việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được thực hiện dựa trên sự tương tác của thị trường và sự tác động của cung và cầu Các doanh nghiệp tư nhân có thể tự do hoạt động, và nhà đầu tư có quyền tự do đầu tư và sở hữu tài sản. xxvi

Vai trò của chính phủ

 Chính phủ không trực tiếp lấn sâu vào quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng can thiệp bằng cách đặt ra các luật chơi để tránh độc quyền thị trường nội địa và bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ

 Chính phủ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vì doanh nghiệp và vì tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng cách can thiệp dưới nhiều hình thức: đề ra chính sách bảo hộ mậu dịch với những biện pháp tăng cường hệ thống pháp lý, rào cản, ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm nước ngoài vào thị trường nội địa; tăng các khoản chi tiêu lớn cho quốc phòng, chinh phục vũ trụ để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu và sáng tạo; thiết lập chế độ pháp lý ưu đãi, khuyến khích đưa nghiên cứu khoa học trong các trường đại học ứng dụng vào công nghiệp

 Chính phủ Hy Lạp đảm nhận vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế. Điều này bao gồm việc đề ra các chính sách thuế, chính sách ngân sách, chính sách thương mại và chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, và duy trì ổn định kinh tế.

 Chính phủ có vai trò điều hành và quản lý các ngành kinh tế chủ chốt như ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch Chính phủ có thể đưa ra chính sách và quy định để hỗ trợ và phát triển các ngành này, đồng thời kiểm soát và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức trong các ngành này.

 Chính phủ cũng có thể cung cấp hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển, khuyến nghị về các công nghệ mới và tăng cường năng lực cạnh tranh của đất nước.

Bảng 3 Sự khác biệt về hệ thống kinh tế giữa Mỹ và Hy Lạp

Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống kinh tế Mỹ và Hy Lạp

Hệ thống kinh tế Mỹ

Nước Mỹ được coi là có một nền kinh tế hỗn hợp, bởi vì cả doanh nghiệp sở hữu tư nhân và Chính phủ đều đóng những vai trò quan trọng. xxvii

2.1.1 Ưu điểm Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất trong các thanh toán quốc tế và là đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới, được đảm bảo bởi nền khoa học công nghệ hiện đại và kinh tế tiên tiến, lòng tin tưởng vào khả năng thanh toán nợ của chính phủ Hoa Kỳ và vai trò lãnh đạo của Mỹ

Nền kinh tế Mỹ phát triển do nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ thống hạ tầng cơ sở phát triển tốt và năng suất lao động cao

Mỹ đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính toàn cầu Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) là thị trường chứng khoán lớn nhất về vốn hóa thị trường, khẳng định tầm ảnh hưởng của Mỹ trong lĩnh vực này.

Nền kinh tế Mỹ được vận hành theo thị trường tự do, dựa trên các quyền tự do của cá nhân và tự do của doanh nghiệp Một đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường ở Mỹ là cá nhân và doanh nghiệp được tự do sản xuất hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu và sở thích của họ Trong nền kinh tế thị trường của Mỹ, những cá nhân tự do đưa ra các quyết định có trách nhiệm sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin, nhà sản xuất có thể tự do gia tăng khối lượng sản xuất của một loại hàng hoá nào đó và người tiêu dùng được tự do mua bất cứ mặt hàng nào với nhiều chọn lựa và người lao động được tự do giao dịch với bất cứ chủ doanh nghiệp nào trong số nhiều doanh nghiệp phù hợp với họ.

Do nền kinh tế Mỹ, có sự kiểm soát quản lý của nhà nước vì thế sẽ hạn chế được một số khuyết điểm của thị trường tự do như lãng phí, khủng hoảng, cạnh tranh không công bằng trên thị trường Mỹ trên các lĩnh vực như ổn định và tăng trưởng, điều tiết và kiểm soát, các dịch vụ trực tiếp và hỗ trợ trực tiếp.

Nhà nước ít can thiệp thông qua trợ cấp và tín dụng, nhưng lại thường sử dụng các chính sách ưu đãi về thuế khoá, đặc biệt là giảm thuế lợi tức Để giúp đỡ các ngành công nghiệp thích nghi với điều kiện phát triển kinh tế, Nhà nước không chi tiêu thêm mà giảm các khoản thu ngân sách Bằng cách sử dụng chủ yếu các công cụ giảm thuế doanh nghiệp và đặc biệt là thuế lợi tức, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp nào biết cách thích nghi tốt hơn với thị trường Đạo luật chống tơ-rớt là luật chơi nổi tiếng nhất trong những luật chơi mà Nhà nước Mỹ đặt ra Đạo luật này không cản trở việc thành lập các tập đoàn công nghiệp có thế lực hay bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ chống lại các doanh nghiệp lớn xxviii

Kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ và trong cả nhận thức của nhiều người dân Hoa

Kỳ, sự can thiệp vào kinh tế của Nhà nước Mỹ cũng không giảm đi nhiều và hơn nữa, bản thân Nhà nước Mỹ còn “ảnh hưởng trực tiếp” tới các nhân tố cơ bản của quá trình phát triển kinh tế.

Nhà nước Mỹ đề ra: Luật chống độc quyền - tìm cách tăng cường sức mạnh cho các lực lượng thị trường đến mức không cần đến giải pháp điều tiết trực tiếp Nhà nước Mỹ, và đôi khi cả các tổ chức tư nhân, đã sử dụng luật chống độc quyền để ngăn cấm các hoạt động hoặc những sự hợp nhất gây hạn chế cạnh tranh một cách quá mức.

Nhà nước Hoa Kỳ cũng tiến hành kiểm soát các công ty tư nhân để đạt được các mục tiêu xã hội như bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho cộng đồng, hoặc giữ gìn môi trường trong sạch.

Bởi vì nền kinh tế Mỹ vận hành theo cơ chế kinh tế hỗn hợp vì thế can thiệp của chính phủ là đều tất yếu Nhưng điều đó có thể làm giảm cạnh tranh, giảm hiệu quả của nền kinh tế

Mỹ đặt ra rất nhiều quy định về thương mại tạo ra rào cản rất lớn với các doanh nghiệp nước ngoài mà tiêu biểu là 3 luật thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá và thuế bù giá.

Nhà nước Mỹ tuy rằng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vì doanh nghiệp và vì tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng cách can thiệp dưới nhiều hình thức: đề ra chính sách bảo hộ mậu dịch với những biện pháp tăng cường hệ thống pháp lý, rào cản, ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm nước ngoài vào thị trường nội địa Điều này sẽ bảo vệ được các doanh nghiệp nội địa thế nhưng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Hệ thống kinh tế Hy Lạp

Hy Lạp là một nền kinh tế thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, phát triển công nghệ và áp dụng các quy trình quản lý sản xuất hiệu quả Nỗ lực này nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong nền kinh tế Hy Lạp luôn có sự cạnh tranh vì vậy muốn tồn tại phải luôn có giải pháp cải tiến giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ví dụ như ngày càng có nhiều nhà đầu tư, cạnh tranh trong một ngành thì ngành đó sẽ ngày càng phát triển, do đó để doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải cải tiến, đổi mới về sản phẩm, quy trình, công xxix nghệ Vì thế đây cũng là nơi thanh lọc những người thực sự có năng lực, đào thải những ai yếu kém.

Bên cạnh đó, kinh tế thị trường tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước

Ngoài ra, nền kinh tế thị trường cũng mang đến nhiều việc làm hơn cho người lao động vì ngày càng có nhiều nhà đầu tư.

Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể là nguyên nhân gây bất bình đẳng trong xã hội

Những người chiếm ưu thế trong kinh doanh sản xuất sẽ ngày càng có nhiều tài sản, quyền lực Những người còn lại cũng sẽ rơi vào tình trạng tệ hơn Do đó cũng là lý do dẫn đến sự phân chia giai cấp: thống trị và bị trị Sự phân chia giai cấp cũng dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội

Bên cạnh đó, nếu sau thời gian dài không còn có sự cạnh tranh, những người có tiềm lực mạnh sẽ thâu tóm thị trường, họ sẽ chi phối thị trường theo ý mình và dẫn đến nguy cơ độc quyền thị trường Cứ như vậy, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước việc tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm để tăng thêm lợi nhuận sẽ xảy ra, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Hy Lạp nói chung và người tiêu dùng nói riêng.

Cuối cùng, sự chênh lệch về cung – cầu (sản xuất thừa/ thiếu do không dễ có điều tiết) sẽ là hệ quả dẫn đến khủng hoảng thừa, thất nghiệp và lạm phát.

Các doanh nghiệp không bán được hàng để thu hồi vốn dần sẽ phá sản gây khủng hoảng kinh tế.

Phân tích rủi ro về kinh tế của Mỹ và Hy Lạp

Những rủi ro về kinh tế khi đầu tư kinh doanh

3.1.1 Đầu tư ở Mỹ Đầu tư kinh doanh ở Mỹ mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với những rủi ro kinh tế nhất định Dưới đây là một vài rủi ro: xxx

 Rủi ro về thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ rất biến động và có thể xảy ra sụp đổ, đặc biệt trong thời gian ngắn Điều này gây ảnh hưởng đến giá trị đầu tư của bạn.

 Rủi ro về tiền tệ: Tỷ giá hối đoái có thể biến động mạnh mẽ và gây ảnh hưởng đến giá trị đầu tư của bạn Thêm vào đó, các chính sách kinh tế và chính trị của Mỹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

 Rủi ro về pháp lý: Luật pháp của Mỹ rất phức tạp và thay đổi liên tục Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các giao dịch và hoạt động kinh doanh của bạn.

 Rủi ro về thị trường bất động sản: Thị trường bất động sản Mỹ rất lớn và có thể biến động mạnh mẽ Các tình hình kinh tế và chính trị trong nước cũng có thể gây ảnh hưởng đến giá trị bất động sản của bạn.

Rủi ro thị trường lao động là mối quan tâm đối với các doanh nghiệp do tính cạnh tranh của thị trường lao động Hoa Kỳ Sự cạnh tranh trong tuyển dụng và giữ chân nhân tài có tay nghề có thể ảnh hưởng đến chi phí lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có nhu cầu cao và nguồn lao động hạn chế.

 Những rủi ro này cần được đánh giá và quản lý cẩn thận khi đầu tư kinh doanh ở Mỹ.

Hiện nay, Hy Lạp đang phải đối mặt với nhiều rủi ro về kinh tế, đặc biệt là sau khi chuỗi sự kiện khủng hoảng nợ công và các biện pháp kỷ luật tài chính của Liên minh châu Âu thực hiện vào năm 2010 Sau đây là một vài rủi ro có thể tiềm ẩn khi đầu tư kinh doanh ở Hy Lạp:

 Khủng hoảng tài chính: Hy Lạp vẫn đang cố gắng khôi phục kinh tế và tài chính của mình, và vẫn đang phải đối mặt với khó khăn trong việc trả nợ Điều này có thể dẫn đến các biện pháp kỷ luật khắt khe hơn từ chính phủ, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế của Hy Lạp.

 Biến động tiền tệ: Do đồng euro đã bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế của nhiều quốc gia khác, nên sự biến động của đồng euro có thể ảnh hưởng đến giá trị các khoản đầu tư tại Hy Lạp.

 Sự không ổn định chính trị: Hy Lạp đã phải đối mặt với sự chính trị không ổn định trong nhiều năm qua, và việc này có thể dẫn đến các biến động trên thị trường và làm tăng các rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. xxxi

 Khó khăn trong quản lý doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tại Hy Lạp có thể đối mặt với khó khăn trong việc quản lý hoạt động của mình do các hạn chế về tài chính và pháp lý, cũng như sự bất định về những chính sách kinh tế và chính trị của chính phủ.

 Tình trạng thất nghiệp cao: Tình trạng thất nghiệp cao tại Hy Lạp cũng là một yếu tố có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm nhân viên có kỹ năng và đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

Vì vậy, việc đầu tư kinh doanh ở Hy Lạp cần chú ý đến các rủi ro tiềm ẩn và cân nhắc tỉ mỉ trước khi ra quyết định đầu tư.

Lợi ích và chi phí để bù đắp cho những rủi ro kinh tế mang lại

Mỹ là một quốc gia lớn và đa dạng về kinh tế, do đó rủi ro kinh tế cũng có thể đa dạng và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước này

Dưới đây là một số lợi ích và chi phí để bù đắp những rủi ro kinh tế mang lại của Mỹ:

Thứ nhất, về lợi ích:

 Kinh tế đa dạng: Mỹ có một nền kinh tế rất đa dạng với nhiều ngành công nghiệp như công nghệ thông tin, y tế, tài chính, năng lượng, sản xuất và nhiều ngành khác Sự đa dạng này giúp giảm thiểu rủi ro kinh tế, vì khi một ngành gặp khó khăn, ngành khác có thể thúc đẩy sự phục hồi và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

 Thị trường tiêu thụ lớn: Với hơn 330 triệu dân, Mỹ có một thị trường tiêu thụ rất lớn Điều này thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư và phát triển kinh doanh tại Mỹ Một thị trường tiêu thụ lớn giúp tạo ra việc làm, tăng trưởng kinh tế và mang lại lợi ích đáng kể.

 Nền tảng nghiên cứu và đổi mới: Mỹ có một hệ thống giáo dục cao cấp mạnh mẽ và nền tảng nghiên cứu và đổi mới phát triển Sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển giúp Mỹ duy trì lợi thế cạnh tranh toàn cầu và đem lại những đổi mới kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm mới, tạo ra lợi thế kinh tế.

Thứ hai, về chi phí, Hoa Kỳ đã phải chịu rất nhiều khoản chi phí để bù đắp các rủi ro kinh tế Một số ví dụ về những khoản chi phí mà Hoa Kỳ đã phải gánh chịu bao gồm:

Chi phí bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khỏe tại Mỹ thuộc hàng đắt đỏ nhất trên thế giới Chi phí này chiếm một phần lớn thu nhập của người dân Mỹ, vừa là gánh nặng về tài chính cho cá nhân, vừa ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách quốc gia.

Là quốc gia sở hữu ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, Mỹ thường xuyên rót vốn đầu tư vào lực lượng vũ trang, nghiên cứu quốc phòng và các hoạt động liên quan để bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia Chi phí quốc phòng chiếm một phần lớn ngân sách và đòi hỏi sự đầu tư liên tục để duy trì sức mạnh quân sự.

 Chi phí hỗ trợ xã hội và trợ cấp: Mỹ có nhiều chương trình hỗ trợ xã hội như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thực phẩm và trợ cấp y tế Medicaid Chi phí để duy trì và cung cấp các chương trình này là rất lớn và đòi hỏi nguồn lực tài chính từ ngân sách quốc gia.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính, Chính phủ Hoa Kỳ phải chi mạnh tay hỗ trợ các ngành công nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn Những gói kích thích kinh tế, các khoản viện trợ ngân sách và các biện pháp khác đã khiến ngân sách quốc gia phải gánh chịu một khoản chi phí khổng lồ.

 Chi phí phục hồi sau thiên tai và thảm họa tự nhiên: Mỹ thường phải đối mặt với các thiên tai như cơn bão, động đất, lụt lớn và hạn hán Chi phí phục hồi sau các thiên tai này bao gồm việc khắc phục hạ tầng, tái thiết cộng đồng.

Hy Lạp đã trải qua nhiều khó khăn kinh tế trong quá khứ, và những rủi ro kinh tế có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng Tuy nhiên, việc bù đắp cho những rủi ro này có thể mang lại một số lợi ích và đồng thời có một số chi phí

Thứ nhất, về lợi ích:

 Ổn định kinh tế: Bù đắp cho những rủi ro kinh tế giúp đảm bảo ổn định kinh tế của

Bằng cách duy trì một nền kinh tế ổn định, Hy Lạp đã xây dựng được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng, khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế ổn định khuyến khích đầu tư vì các nhà đầu tư cảm thấy an toàn hơn khi đầu tư vào nền kinh tế có khả năng dự đoán Sự tin tưởng của người tiêu dùng cũng được tăng cường, thúc đẩy chi tiêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, một nền kinh tế ổn định làm cho Hy Lạp trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, những người có thể nhìn thấy tiềm năng của việc đầu tư vào một nền kinh tế ổn định và đang phát triển.

 Tạo việc làm: Một nền kinh tế ổn định có khả năng tạo ra việc làm và cải thiện mức sống của người dân Việc bù đắp cho rủi ro kinh tế có thể giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Hy Lạp, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng trưởng công nghiệp, từ đó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp.

 Tăng trưởng kinh tế: Bù đắp cho những rủi ro kinh tế có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Việc đầu tư vào các ngành công nghiệp phát triển, như du lịch, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin và truyền thông, có thể tạo ra các cơ hội mới, thúc đẩy tăng trưởng và mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia.

Thứ hai, về chi phí:

Chi phí để bù đắp những rủi ro kinh tế của Hy Lạp có thể bao gồm:

 Chi phí tài chính: Để bù đắp cho những rủi ro kinh tế, Hy Lạp có thể phải tiếp cận các nguồn tài trợ và vay vốn từ tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới và Liên minh Châu Âu Tuy nhiên, việc vay vốn này thường đi kèm với chi phí lãi suất cao và các điều kiện kỷ luật tài chính, như giảm ngân sách và thực hiện biện pháp cắt giảm chi tiêu công cộng Điều này có thể tạo ra áp lực lên ngân sách quốc gia và gây khó khăn trong việc đảm bảo các dịch vụ cơ bản và đầu tư công.

Ngày đăng: 31/05/2024, 15:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Quốc kỳ của Mỹ - tiểu luận phân tích hệ thống kinh tế của mỹ và hy lạpđưa ra lựa chọn thị trường hoạt động kinh doanhquốc tế
Hình 1. Quốc kỳ của Mỹ (Trang 8)
Hình 2. Quốc kỳ của Hy Lạp - tiểu luận phân tích hệ thống kinh tế của mỹ và hy lạpđưa ra lựa chọn thị trường hoạt động kinh doanhquốc tế
Hình 2. Quốc kỳ của Hy Lạp (Trang 16)
Hình 3. Biểu đồ GDP của Hy Lạp giai đoạn 1960-2021 1 - tiểu luận phân tích hệ thống kinh tế của mỹ và hy lạpđưa ra lựa chọn thị trường hoạt động kinh doanhquốc tế
Hình 3. Biểu đồ GDP của Hy Lạp giai đoạn 1960-2021 1 (Trang 20)
Hình 4. Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp Trong giai đoạn 1991-2021 - tiểu luận phân tích hệ thống kinh tế của mỹ và hy lạpđưa ra lựa chọn thị trường hoạt động kinh doanhquốc tế
Hình 4. Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp Trong giai đoạn 1991-2021 (Trang 23)
Bảng 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hy Lạp giai đoạn 2025-2021 - tiểu luận phân tích hệ thống kinh tế của mỹ và hy lạpđưa ra lựa chọn thị trường hoạt động kinh doanhquốc tế
Bảng 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hy Lạp giai đoạn 2025-2021 (Trang 24)
Bảng 3. Sự khác biệt về hệ thống kinh tế giữa Mỹ và Hy Lạp - tiểu luận phân tích hệ thống kinh tế của mỹ và hy lạpđưa ra lựa chọn thị trường hoạt động kinh doanhquốc tế
Bảng 3. Sự khác biệt về hệ thống kinh tế giữa Mỹ và Hy Lạp (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w