1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân người dân tộc mắc bệnh viêm tụy cấp nghiên cứu tại khoa phẫuthuật tiêu hoá gan mật tuỵ bệnh viện bạch mai

73 5 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Xã Hội Cá Nhân Hỗ Trợ Bệnh Nhân Dân Tộc Thái Mắc Bệnh Sỏi Túi Mật (Nghiên Cứu Tại Khoa Phẫu Thuật Tiêu Hoá Gan Mật Tuỵ - Bệnh Viện Bạch Mai)
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Công Tác Xã Hội
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Vai trò của NV Công tác xã hội trong việc hỗ trợ bệnh nhân là người dân tộc thiểu số mắc bệnh viêm tụy cấp có hoàn cảnh khó khăn .... Bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN HỖ TRỢ BỆNH NHÂN

DÂN TỘC THÁI MẮC BỆNH SỎI TÚI MẬT

(Nghiên cứu tại khoa Phẫu thuật Tiêu hoá Gan Mật Tuỵ - Bệnh viện Bạch Mai)

Hà Nội – Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN HỖ TRỢ BỆNH NHÂN

DÂN TỘC THÁI MẮC BỆNH SỎI TÚI MẬT

(Nghiên cứu tại khoa Phẫu thuật Tiêu hoá Gan Mật Tuỵ - Bệnh viện Bạch Mai)

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh

Mã sinh viên: A32294

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội – Năm 2023

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp “Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân dân tộc Thái mắc bệnh sỏi túi mật (Nghiên cứu tại khoa Phẫu thuật tiêu hoá gan mật tuỵ - Bệnh viện Bạch Mai)” là trung thực và không

có bất kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ, ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

(ký và ghi rõ họ tên)

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

(ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường cùng các thầy

cô của bộ môn CTXH– Trường đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cũng như cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp, kỹ năng để tôi có thêm hành trang cũng như tự tin để có thể vận dụng vào thực tế trong khoảng thời gian tôi nghiên cứu tại phòng CTXH – Bệnh viện Bạch Mai và lấy đó làm cơ sở để hoàn thành bài khóa luận của mình Đặc biệt là giảng viên hướng dẫn _ PGS.TS Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc đã luôn đồng hàn cùng tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận của em

Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các cán bộ

NV phòng Công tác xã hội cùng với Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan Mật Tụy tại bệnh viện Bạch Mai đã chia giúp đỡ, truyền cảm hứng và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và thực hiện khóa luận

Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với gia đình, bạn bè người thân đã luôn động viên, hỗ trợ tôi và là hậu phương vững chắc để tôi có thể thực hiện và hoàn thành khóa luận trong tâm thế tốt nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

NV CTXH Nhân viên Công tác xã hội

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC VIẾT TẮT 5

MỤC LỤC 6

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

3.1 Các nghiên cứu trên thế giới 3

3.2 Các nghiên cứu trong nước 5

4 Đối tượng nghiên cứu 9

5 Khách thể nghiên cứu 9

6 Câu hỏi nghiên cứu 9

7 Giả thuyết nghiên cứu 9

8 Phạm vi nghiên cứu 9

9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 10

9.1 Ý nghĩa khoa học 10

9.2 Ý nghĩa thực tiễn 10

10 Phương pháp nghiên cứu 10

10.1 Phương pháp phân tích tài liệu 10

10.2 Phương pháp quan sát 10

10.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 10

10.4 Phương pháp sử dụng test Zung 11

10.6 Phương pháp công tác xã hội cá nhân 11

NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI BỆNH NHÂN VIÊM TUỴ CẤP CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN 12

1.1 Các khái niệm 12

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 15

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

1.3 Vai trò của NV Công tác xã hội trong việc hỗ trợ bệnh nhân là người dân tộc

thiểu số mắc bệnh viêm tụy cấp có hoàn cảnh khó khăn 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1: 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI

BỆNH NHÂN DÂN TỘC THIỂU SỐ MẮC BỆNH VIÊM TỤY CẤP

CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN 23

2.1 Thực trạng khó khăn về tâm lý - xã hội và kinh tế của bệnh nhân dân tộc thiểu số mắc bệnh viêm tụy cấp có hoàn cảnh khó khăn 23

2.2 Một số yếu tố tác động đến bệnh nhân dân tộc thiểu số mắc bệnh viêm tụy cấp có hoàn cảnh khó khăn 25

2.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 34

CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

VỚI BỆNH NHÂN DÂN TỘC THIỂU SỐ MẮC BỆNH VIÊM TỤY CẤP

CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN 36

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp công tác xã hội với bệnh nhân viêm tụy cấp có hoàn cảnh khó khăn 36

3.2 Thực hành biện pháp can thiệp công tác xã hội 38

Hỗ trợ Sức khỏe: 46

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 49

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 50

1 Kết luận 50

2 Khuyến nghị 51

2.1 Đối với các tổ chức xã hội 51

2.2 Đối với Bệnh viện Bạch Mai 51

2.3 Đối với NV công tác xã hội 52

2.4 Đối với người bệnh và người nhà người bệnh 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 1 58

PHỤ LỤC 2 61

Bản phúc trình ca 61

Buổi 5: Ngày 13 tháng 10 năm 2022 61

PHỤ LỤC 3 64

Trang 8

Tỷ lệ mắc bệnh VTC đang gia tăng trong những năm gần đây Ở Anh khoảng 40 người bệnh trên 100000 dân, ở Châu Âu cứ 100000 người có 20 - 70 người bị VTC, tỷ

lệ tử vong 3-8% Tại Mỹ, BN VTC đã tăng từ 40/100000 người năm 1998 lên 70/100000 năm 2002 Năm 2009, VTC là bệnh lý đường tiêu hóa có chi phí điều trị cao nhất ở Mỹ, chiếm 2,6 tỷ đô la Hầu hết VTC sẽ hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên khi tiến triển thành viêm tụy hoại tử (VTHT) thì để lại hậu quả rất nặng nề, VTHT chiếm

tỉ lệ từ 10 – 20% số trường hợp VTC, Hội thảo quốc tế về VTC đã định nghĩa VTHT

là sự xuất hiện của một hoặc nhiều khu vực lan tỏa hoặc khu trú nhu mô tụy mất chức năng Viêm tụy được chẩn đoán nặng khi có tình trạng suy tạng hoặc nhiễm trùng, tỉ lệ

tử vong được báo cáo là chiếm từ 14 – 25% tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50%1,7 VTHT ngoài nguyên nhân cơ học (sỏi mật, giun chui ống mật, …), còn nguyên nhân do rượu, tăng Triglycerid máu và một tỉ lệ đáng kể VTHT không rõ nguyên nhân Ở nước ta, bệnh lý VTHT xuất hiện ngày càng nhiều đặc biệt là không do nguyên nhân cơ học [36] Bệnh sỏi túi mật - Căn bệnh thường gặp ở Việt Nam, chiếm tới khoảng 8 – 10% dân số Sỏi túi mật ban đầu, những triệu chứng của sỏi chưa rõ ràng và thường chỉ phát hiện tình cờ qua thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi sỏi đã gây ra biến chứng [12] Đây cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra VTC

Tại những nước phát triển, Công tác xã hội (CTXH) đã trở thành một ngành nghề chuyên nghiệp nên ở đó, họ rất chú trọng phát triển với đội ngũ cán bộ được đào tạo trình độ cao với số lượng lớn Các dịch vụ đều có sự kết hợp của các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ Do đó, chất lượng chính sách và dịch vụ an sinh được đánh giá cao góp phần cải thiện hiệu quả của dịch vụ phúc lợi xã hội

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

tư vấn các vấn đề xã hội có liên quan cho bệnh nhân và gia đình của họ trong quá trình điều trị; Tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các yếu tố xã hội

có ảnh hưởng đến sức khỏe của BN; Kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho từng trường hợp BN; Nghiên cứu cung cấp bằng chứng từ thực tế hoạt động để đề xuất chính sách; Hỗ trợ giải tỏa tâm lý cho BN, người nhà và NVYT… NV CTXH cũng có thể tham mưu

về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi BN sau khi ra viện Chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng như: truyền thông, giáo dục sức khỏe, giúp các nhóm đặc thù phục hồi, phát triển thể chất và tinh thần,…Ngoài ra, sau khi điều trị bệnh, NV CTXH còn giúp BN hồi phục và tái hòa nhập đời sống bình thường của gia đình và cộng đồng Không chỉ như vậy, CTXH trong bệnh viện còn có nhiệm vụ giúp đỡ và tìm nguồn tài trợ cho các người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, công tác truyền thông, quan hệ công chúng và tham gia công tác đào tạo tại bệnh viện…[8]

Hiện nay, vấn đề VTC mới chỉ được nghiên cứu dưới góc độ y học nhưng trên lĩnh vực công tác xã hội thì các nghiên cứu hỗ trợ, chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp, đặc biệt chăm sóc người bệnh là người dân tộc vẫn còn rất khiêm tốn

Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài “Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân người dân tộc mắc bệnh Viêm Tụy Cấp (Nghiên cứu tại khoa Phẫu thuật tiêu hoá gan mật tuỵ - Bệnh viện Bạch Mai)” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

nhằm giúp đỡ những bệnh nhân VTC là người dân tộc thiểu số (DTTS) có tâm thế thoải mái nhất trong quá trình khám chữa bệnh

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu lý luận, đưa ra thực trạng về BN VTC và các yếu tố ảnh hưởng tới BN

là người DTTS để từ đó ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân nhằm hỗ trợ bệnh nhân người DTTS mắc bệnh VTC

Trang 10

3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về vấn đề VTC và các khái niệm viêm tuỵ, BN là người DTTS có hoàn cảnh khó khăn

- Phân tích thực trạng khám chữa bệnh của BN VTC là người DTTS và các yếu

tố ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh và nhu cầu hỗ trợ của của bệnh nhân VTC là người DTTS

- Ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân hỗ trợ BN DTTS mắc bệnh VTC

3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Từ trước đến nay CTXH trong chăm sóc sức khỏe đã luôn là một trong số những lĩnh vực nhận được sự quan tâm hàng đầu trong CTXH

Theo Ida Maud Cannon (1913), chỉ trong 8 năm hoạt động thì đến năm 1913, CTXH trong bệnh viện đã đạt những thành tựu to lớn: Có khoảng 100 phòng khám dịch vụ xã hội phát triển ổn định tại Hoa Kỳ; 300 phòng CTXH đã được thành lập ngày sau đó nâng con số lên tới gần 400 phòng CTXH đang hoạt động tại Hoa Kỳ Đây thực sự là một con số rất lớn và cũng là minh chứng cho vai trò quan trọng của CTXH đối với y tế nói riêng và xã hội nói chung Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến những thái độ, tâm thế của NV CTXH trong khi làm việc với BN: “NV công tác xã hội không xem người bệnh như một cá thể đơn độc, kém may mắn, nằm trên giường bệnh,

mà là thành viên của một gia đình hay cộng đồng có cuộc sống bị sáo trộn do bệnh tật” hay vai trò của NV CTXH trong bệnh viện: Nếu “Bác sĩ nhận ra triệu chứng về thân thể và tìm ra nguyên nhân cơ bản của bệnh thì NV CTXH lành nghề nhận ra các triệu chứng xã hội, những tổn thương tâm lý của con người và tìm ra nguyên nhân của nó để

có thể giúp đỡ họ một cách tốt nhất” và “NV CTXH tìm cách xóa bỏ những rào cản vật chất cũng như tinh thần đối với trị liệu, từ đó giải phóng người bệnh để họ có thể đóng góp tích cực vào quá trình hồi phục” cung như nhiệm vụ của NV CTXH “Phục hồi, duy trì, và làm thăng tiến năng lực bằng cách huy động nội lực của người bệnh, nâng cao khả năng ứng phó, giảm bớt các cách ứng xử tiêu cực, kết nối họ với tài nguyên, làm giảm căng thẳng môi trường, giáo dục về tâm lý xã hội để tăng chất lượng cuộc sống của bản thân” Với 40 năm kinh nghiện nghiên cứu và làm việc bà đã tạo nên một thể thống nhất toàn diện từ cách tiếp cận kết hợp liệu pháp tinh thần và thể

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

= −0,4%–73%) Tỷ lệ sỏi mật do rượu gây ra cao nhất được xác định ở Nam Âu (Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Croatia) với tỷ lệ thấp nhất chủ yếu ở Đông Âu (Latvia, Phần Lan, Romania, Hungary, Nga và Litva) [32]

Thêm vào đó, Adarsh P Shah và các cộng sự đã đưa ra một số số liệu về VTC khác: Tại Anh, tỷ lệ mắc VTC tính là ~56 trường hợp trên 100.000 người mỗi năm, trong khi ở Mỹ, hơn 220.000 ca nhập viện hàng năm là do viêm tụy cấp tính Một nghiên cứu dịch tễ học sử dụng dữ liệu của Vương quốc Anh và Châu Âu đã chứng minh tỷ lệ mắc bệnh VTC do nhiều nguyên nhân ngày càng tăng Tỷ lệ mắc viêm tụy cấp cũng được ghi nhận là tăng theo tuổi Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới

từ 10%–30% Mặc dù tỷ lệ tử vong do ca bệnh giảm dần theo thời gian, nhưng tỷ lệ tử vong trong dân số hầu như không thay đổi Trong số tất cả các trường hợp nhập viện

do viêm tụy cấp, ~20%–30% bệnh nhân có diễn biến nặng, trong khi các biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng sẽ phát triển ở ~25% số bệnh nhân này Tỷ lệ tử vong trong VTC nặng có thể lên tới 30%, nhưng tỷ lệ tử vong chung trong VTC được ước tính là 5% Sỏi mật vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của VTC VTC liên quan đến sỏi mật chiếm khoảng một nửa số trường hợp ở Anh, trong khi có tới 25% trường hợp viêm tụy cấp có thể là do rượu [27] Tỷ lệ mắc bệnh viêm tụy cấp tính khác nhau trên khắp châu Âu Sỏi mật là nguyên nhân chủ yếu ở Nam Âu và rượu ở Đông Âu với tỷ

lệ trung bình ở Bắc và Tây Âu VTC tiếp tục gia tăng trên khắp châu Âu

Theo tác giả JP Neoptolemos (2005) thì hiện nay có 3 phương pháp có thể dùng

để phát hiện sỏi mật đó là: Siêu âm (US), Xạ hình đường mật (RBS) và xét nghiệm sinh hóa Siêu âm được coi là phương pháp nhanh nhất để phát hiện sỏi mật với mức

Trang 12

5

độ chính xác tương đối cao nhưng vẫn tồn tại những hạn hạn chế nhất định Trong khi

đó liệu pháp xạ hình đường mật (RBS) tuy mất nhiều thòi gian hơn nhưng độ chính xác cao hơn Các xét nghiệm sinh hóa là xét nghiệm duy nhất có thể tìm ra được cả những BN mắc bệnh sỏi mật mà Mỹ không thể tìm ra Đương nhiên hạn chế của nó là

nó phải được giữ và đảm bảo trong những điều kiện nhất định, thực hiện cần có độ tỷ

mỉ và chính xác cao, nếu k có thể xảy ra việc sai kết quả Tóm lại, tuy là các phương pháp để xét ngiệm hiện nay vẫn chưa phải là phương pháp toàn diện và lý tưởng nhất

để phát hiện VTC, vẫn cần có sự nghiên cứu để tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho

BN VTC [30]

Một nghiên cứu của tác giả Shannon McKinn và các cộng sự đã chỉ ra tình trạng

bẩ bình đẳng về cả kinh tế, xã hội và sức khỏe của các dân DTTS ở Việt Nam Mà nguyên nhân lớn nhất là do các rào cản về văn hóa và giao tiếp đã tạo nên một rào cản lớn ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh Theo kết quả báo cáo cho thấy các thông tin được chuyên gia y tế cung cấp thường là thông tin mang tính chất chuyên ngành cao, hơn nữa yếu tố thời gian cũng như trình độ văn hóa cơ bản không thể đủ để đáp ứng những điều kiện để người bệnh có thể hiểu được những thông tin mà các y bác sĩ đã đưa ra, khiến việc hợp tác trong quá trình điều trị rất gian nan[33]

Những nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rất rõ ràng những vai trò, trách nghiệm hay cách tiếp cận với bệnh nhân của CTXH từ đó xây dựng nên những mô hình hỗ trợ giúp đỡ thân chủ

Như vậy, ngoài những nghiên cứu chỉ ra những con số đáng báo động cũng như nguyên nhân chủ yếu và những biện pháp chữa trị y học của bệnh viêm tụy cấp chủ yếu là do sỏi túi mật gây ra chứ chưa hề đề cập đến nó trên phương diện CTXH đặc biệt là CTXH cá nhân đối với BN mắc bệnh VTC là người DTTS

3.2 Các nghiên cứu trong nước

Với sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng con người mỗi quốc gia mà đường nhiên nhu cầu mỗi nơi cũng không giống nhau vì vậy các hoạt động CTXH cũng có những

sự khác biệt riêng Trong đó, tại Việt Nam hoạt động trợ giúp xã hội, thực hiện theo các chính sách của nhà nước là nổi bật hơn cả

NV CTXH có môi trường là việc rất đa dạng như trong trường học, tòa án và thậm chí cả bệnh viện Nổi bật trong đó là bệnh viện với vai trò chính là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

6

Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã nhận định “Nhu cầu CTXH tại Việt Nam có nhiều đặc điểm đặc trưng riêng vì vậy CTXH tại VIệt Nam cũng có nhiều sự khác biệt so với các quốc gia trên thế giới CTXH ở Việt Nam chủ yếu là trợ giúp và thực hiện những chính sách an sinh xã hội Những yêu cầu về nghề nghiệp cũng đang ngày một khắt ke đòi hỏi tỉnh chuyên môn cao Bên cạnh đó bà còn chỉ ra mô hình hoạt động của CTXH trong môi trường y tế có thể được tổ chức theo mô hình trục dọc hoặc trục ngang, trong đó, NV CTXH sẽ được tập trung quản lý bởi 1 người theo mô hình trục dọc, hoặc phân tán về từng khoa/phòng trong bệnh viện theo mô hình trục ngang và chịu sự quản lý của từng khoa/phòng cụ thể Tuy nhiên hiện nay tình trạng các hoạt động CTXH chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đan xem khiến chất lượng dịch vụ CTXH dành cho người bệnh tại các bệnh viện không đảo bảo và ảnh hưởng rất nhiều tới nhận thức chung của BN về CTXH” [3]

Theo tác giả Meanponleu Rours (2020), viêm túi mật cấp tính do sỏi mật là tình trạng viêm cấp tính của túi mật Túi mật có tình trạng xung huyết, phù nề, vi khuẩn và bạch cầu đa nhân xâm nhiễm vào niêm mạc dẫn đến việc hình thành túi mật và niêm mạc bị hoại tử Đây được cho là bệnh phổ biến ở các nước phát triển chiếm tới 65-70% các trường hợp sỏi mật ở Châu Âu và Châu Mỹ Tuy nhiên, tại Việt Nam thì tỷ lệ này khả quan hơn rất nhiều chiếm chưa đến 20% Bệnh viêm túi mật cấp có thể do sỏi mật hoặc do các nguyên nhân khác như chấn thương, sau phẫu thuật, suy đa tạng, gây ra Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất chính là sỏi mật Xảy ra khi sỏi di chuyển và mắc kẹt ở cổ túi mật làm tăng áp lực trong lòng túi mật, chèn ép mạch máu, giảm tưới máu dẫn đến viêm và hoại tử Chẩn đoán viêm túi mật cấp thường không khó do các triệu chứng điển hình của hội chứng nhiễm trùng, túi mật to và căng tức túi mật Nhất

là khi công nghê siêu âm và chụp cắt lớp vi tính phát triển rất cao, giúp việc xác định trở nên đơn giản hơn rất nhiều Tác giả nhận định “Viêm túi mật do sỏi có thể điều trị

ổn định bằng nội khoa nhưng dễ tái phát” cũng như có trường hợp bệnh nhân “không đáp ứng với điều trị nội khoa dẫn đến biến chứng nặng như: viêm túi mật hoại tử, viêm tụy hoại tử với tỷ lệ tử vong cao” Ông cho rằng, biện pháp triêt để và tối ưu nhất khi điều kiện cho phép là phẫu thuật cắt túi mật vì nó vừa giải quyết được triệu chứng vừa loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh, đồng thời phẫu thuật cắt túi mật sớm trong viêm túi mật cấp sẽ giảm được nguy cơ biến chứng, giảm ngày nằm viện và giảm chi phí điều trị [5]

Trang 14

7

Ngoài ra 2021, Trần Minh Thành cho biết VTC là nguyên nhân phổ biến nhất của BN nhập viện do bệnh lý đường tiêu hóa ở Hoa Kỳ Theo báo cáo, tỷ lệ mắc viêm tụy cấp ngày một tăng kéo theo tỷ lệ tử vong từ 5% đến 20% Có nhiều nguyên nhân gây ra VTC, nhưng sỏi mật và nghiện rượu chiếm gần 70% “VTC là tình trạng viêm tụy liên quan đến các mức độ khác nhau của tình trạng tự tiêu, phù nề, hoại tử và xuất huyết mô tụy” Bệnh có thể dẫn đến viêm toàn thân, làm tổn thương chức năng của các

cơ quan khác và tiến triển thành suy cơ quan tiếp diễn Diễn biến lâm sàng thay đổi từ các đợt nhẹ, tự giới hạn đến viêm tụy nặng với rối loạn chức năng đa cơ quan kèm theo, các biến chứng tại chỗ như tụ dịch quanh tụy nhiễm khuẩn, hoặc các biến chứng ngoài tụy như huyết khối tĩnh mạch Có đến 20% BN VTC có diễn tiến nặng thường cần được nhập hồi sức cấp cứu Tỷ lệ tử vong của VTC nặng với các biến chứng nhiễm trùng là 10% đến 20% và có thể tăng lên trên 50% khi có suy cơ quan tiếp diễn” Các biến chứng tác giả đề cập đến trong bản dịch gồm có: tụ dịch quanh tụy, nang giả tụy, tụ dịch hoại tử và hoại tử có vách ngăn Trong đó, Tụ dịch cấp tính chiếm tới 40% đối với những bệnh nhân được xác định là viêm tụy cấp nặng Khi bệnh tiến triển thành hoại tử nhiễm trùng hoặc hội chứng khoang bụng sẽ phải thực hiện phẫu thuật nội soi, đặt ống dẫn lưu những tỷ lệ tử vong cao Tuy nhiên hiện nay đã có một số bằng chứng thuyết phục về việc điều trị bằng phương pháp nội soi hoặc ống dẫn lưu qua da có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong so với phương pháp phẫu thuật

mở [19]

Năm 2020,Nguyễn Hoài Phong và Nguyễn thị Ngọc Diễm cho rằng VTC là một bệnh đường tiêu hóa phổ biển Dựa theo tiêu chuẩn Altanta được sửa đổi năm 2012 VTC được chi thành 3 mức: Nhẹ, trung bình và cuối cùng là nặng Được xác định dựa trên mức độ suy cơ quan kéo dài hoặc các biến chứng tại chỗ và toàn thân [11]

Theo WSES (World Society for Emergency Surgery) : Dù hầu hết BN VTC thường chỉ diễn ra ở mức nhẹ, nhưng trong đó có tới 20 – 30% BN có triệu chứng phát triển thành mức độ nặng, thông thường nó liên quan tới rối loạn chức năng đơn hoặc

đa cơ quan _ cần được chú ý và chăm sóc đặc biệt Việc xác định sớm VTC mức độ nặng là một trong những thách thức lớn nhất đối với các y bác sĩ Hoại tử và nhiễm trùng mô tụy quanh tụy xảy ra ở khoảng 20% đến 40% BN VTC mức độ nặng và có liên quan đến rối loạn chức năng nội tạng Hầu hết BN bị hoại tử vô trùng có thể được

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

Trong khi đó, một số công trình đã nghiên cứu về tiếp cận dịch vụ y tế hay dịch

vụ chăm sóc sức khỏe của người DTTS, cụ thể như nghiên cứu về “Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ

bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số” của tác giả Nguyễn Bá Ngọc và nhóm nghiên cứu (2011 - 2012) đã chỉ ra rằng, chính sách về nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản đã có, nhưng tổ chức cung cấp các dịch vụ

xã hội cơ bản còn nhiều bất cập; hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản ở vùng DTTS còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng Người nghèo tại các vùng DTTS và miền núi ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội từ các chính sách, chương trình giảm nghèo, tỷ lệ tiếp cận với hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi còn rất hạn chế Về dịch vụ y tế cơ bản: chính sách bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí bao phủ gần 100% người nghèo vùng DTTS; đầu tư hệ thống dịch vụ y tế và đội ngũ y bác sỹ cho vùng DTTS được ưu tiên quan tâm Tuy nhiên cơ sở hạ tầng, cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa còn thiếu và kém; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (tiêm chủng, phòng dịch,dinh dưỡng trẻ em, khám thai ) đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều khoảng cách; một bộ phận DTTS vẫn còn phong tục lạc hậu trong chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, sinh đẻ Một nghiên cứu khác về “Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của một số nhóm dân cư và các rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế” của Vương Lan Mai và Trần Thị Mai Oanh (2013) cho thấy, có một số các rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người DTTS bao gồm: Rào cản về vị trí địa lý; Rào cản tài chính liên quan đến điều kiện kinh tế; Rào cản văn hóa – xã hội; Rào cản từ phía các cơ sở cung ứng dịch vụ; Rào cản từ phía người sử dụng dịch vụ

Trang 16

9

Từ những nghiên cứu trên có thể thấy bất kể nguyên nhân là gì thì yêu cầu hàng đầu được đề ra vẫn là hỗ trợ một cách chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho thân chủ của mình Đồng thời cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh VTC đang diễn ra ngày một phổ biến hơn cũng như đưa ra các phương pháp điều trị từ đó giúp ích cho việc tìm hiểu bệnh, nghiên cứu và đề ra phương pháp CTXH hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh VTC

4 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân DTTS mắc bệnh viêm tụy cấp có hoàn cảnh khó khăn

5 Khách thể nghiên cứu

24 bệnh nhân người DTTS bị VTC; 6 NNBN; 5 NVYT và NV công tác xã hội tại khoa và các buồng bệnh

6 Câu hỏi nghiên cứu

6.1 Thực trạng những khó khăn của bệnh nhân là người dân tộc thiểu số mắc

bệnh viêm tụy cấp như thế nào?

6.2 Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc khám chữa bệnh của bệnh nhân là

người DTTS mắc bệnh viêm tụy cấp?

6.3 Ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân hỗ trợ bệnh nhân người DTTS mắc

bệnh viêm tụy cấp có hiệu quả hay không?

7 Giả thuyết nghiên cứu

7.1 Đa số những người DTTS được chuyển tuyến lên BVBM, đặc biệt là khoa

PT tiêu hóa – Gan mật tụy đều gặp những khó khăn về tâm lý - xã hội và kinh tế

7.2 Có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh của BN là người

DTTS mắc bệnh VTC như nhận thức về bệnh, lối sống, di truyền

7.3 Ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân hỗ trợ bệnh nhân DTTS mắc bệnh

VTC hiệu quả trong việc tìm kiếm nguồn lực và theo dõitiến trình chữa bệnh của BN

Trang 17

BN là người DTTS mắc bệnh VTC

9.2 Ý nghĩa thực tiễn

Bằng việc thực hiện nghiên cứu khóa luận trên cơ sở thực hành những kiến thức

đã được tiếp thu từ nhà trường và trong khoảng thời gian thực tập, với phương pháp CTXH cá nhân sinh viên tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, những khăn của thân chủ Từ

đó, nhận biết những nghiệp vụ chuyên ngành đồng thời rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp thích hợp, làm hành trang cho tương lai

10 Phương pháp nghiên cứu

10.1 Phương pháp phân tích tài liệu

NV CTXH thu thập và phân tích các nguồn tài liệu có sự liên quan đế vấn đề nghiên cứu như báo chí, nghiên cứu, chính sách, đề án, tài liệu về lĩnh vực CTXH trong bệnh viện hay hỗ trợ BN là người DTTS hoặc BN VTC Từ đó tổng hợp và chọn lọc những tài liệu hữu ích và phù hợp, định hướng phương hướng nghiên cứu của bản thân

10.2 Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động diễn ra xung quanh bệnh nhân bị VTC nói chung và bệnh nhân dân tộc thiểu số VTC nói riêng như: Thói quan sinh hoạt, ăn uống, thái độ, Hay thái độ, cách thức chăm sóc bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân là người dân tộc thiểu số của NVYT trong quá trình khám chữa bệnh và sự hỗ trợ của NV CTXH cũng như cán

bộ mạng lưới CTXH nhằm học hỏi, rút ra những bài học cho bản thân

10.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Tiến hành phỏng vấn BN, TC, các y bác sĩ dựa trên bảng hỏi đã được chuẩn bị

từ trước nhằm tìm kiếm thông tin một cách chi tiết về vấn đề được quan tâm Kết hợp với phương pháp quan sát thái độ và hành động của người trả lời trực tiếp sẽ mang tới hiệu quả thu thập thông tin tốt nhất

Trang 18

11

10.4 Phương pháp sử dụng test Zung

Sử dụng Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Zung Self-Rating Anxiety Scale - SAS) cho 30 khách thể bao gồm 24 bệnh nhân và 6 NNBN Thang đo bao gồn 20 câu hỏi,được đánh số thứ tự từ 1 đến 20 Trong đó, 15 câu đánh giá mức độ tăng lên của lo

âu và 5 câu đánh giá mức độ giảm đi của lo âu Mỗi câu được tính điểm từ 1 - 4 theo tần suất xuất hiện Tổng điểm giới hạn từ 20 - 80 và chia làm các mức độ khác nhau:

- Từ 20 đến 40: mức độ bình thường

- Từ 45 đến 59: mức độ lo âu nhẹ đến trung bình

- Từ 60 đến 74: mức độ lo âu nặng

- Từ 75 đến 80: mức độ lo âu rất nặng

10.6 Phương pháp công tác xã hội cá nhân

Bằng cách sử dụng phương pháp CTXH cá nhân sinh viên tối ưu hóa hoạt động

và quá trình can thiệp đối với TC

Giai đoạn 1: Tiếp nhận TC

Giai đoạn 2: Thu thập thông tin

Giai đoạn 3:Đánh giá và xác định vấn đề

Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp/hỗ trợ

Giai đoạn 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp TC giải quyết vấn đề

Giai đoạn 6: Lượng giá

Giai đoạn 7: Kết thúc ca

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

1.1.1 Công tác xã hội cá nhân

Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 32/2010/QD-TTg do Thủ tướng chính phủ phê duyệt cũng đã đưa ra định nghĩa: “Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ, qua đó công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc của con người, vì sự tiến bộ xã hội”

Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn khái niệm giữa CTXH với công tác từ thiện do tính chất của cả hai hoạt động trên đều xuất phát từ lòng nhân đạo Tuy nhiên, khác với hoạt động từ thiện CTXH là một ngành khoa học, được đào tạo một các bài bản, có chuyên môn từ trường lớp và mục tiêu là để khuyến khích TC tự mình giải quyết vấn đê bằng chính nguồn lực của mình, NV CTXH hay Công tác xã hội viên cần trang bị kiến thức bài bản từ các chính sách của nhà nước, các kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng thu thập thông tin, phỏng vấn sâu, lắng nghe,… Theo Nguyễn Linh Trang (2005), CTXH là hoạt động có tính chuyên môn nhằm giúp các cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn bằng chính nguồn lực của họ

Từ những khái niệm nêu trên CTXH cá nhân có thể hiểu là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các thân chủ do các NV CTXH thực hiện NV xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của các TC nhằm giải quyết các vấn đề và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống của TC Các dịch vụ thông qua NV

xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ giúp về vật chất đến các vấn đề tham vấn phức hợp [18]

1.1.2 Công tác xã hội trong bệnh viện

Theo đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2020” CTXH trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ cho BN, NNBN và NVYT với mục đích giải quyết các vấn đề liên quan đến vấn đề khám chữa bệnh để việc khám chữa bệnh suôn sẻ mang đến hiệu quả tối ưu nhất cho tất cả các bên [22]

Trang 20

Nhiệm vụ thứ 2 được nhắc đến là: Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3 là vận động tiếp nhận tài trợ: Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn Thứ 4: Hỗ trợ NVYT

Thứ 5 là Đào tạo và bồi dưỡng

Thứ 6 là tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện

Cuối cùng là tổ chức các hoạt động từ thiện,CTXH của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có)

Tóm lại, CTXH trong BV là hoạt động hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề của BN; Đảm nhận vai trò là người tuyên truyền giáo dục về các chính sách, xây dựng hình ảnh của BV Vận động tiếp nhận tài trợ cho những BN có hoàn cảnh kinh tế khó khăn Ngoài ra, việc hỗ trợ NVYT trong quá trình khám chữa bệnh cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho NV CTXH và tổ chức đội ngũ cộng tác viên của BV để đạt được hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất

1.1.3 Viêm tụy cấp

Từ tài liệu về VTC do bệnh viện tim mạch An Giang đưa ra thì đây là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy (và đôi khi là các mô lân cận) là tổn thương viêm nhu mô tuyến tụy cấp tính từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong Ở Việt Nam, VTC những năm gần đây có xu huớng tăng Về mặt giải phẫu, có hai thể viêm tụy phù nề và viêm tụy hoại tử chảy máu Các tác nhân gây khởi phát phổ biến nhất là sỏi mật và uống rượu Mức độ nặng của viêm tụy cấp được phân loại là nhẹ, trung bình nặng hoặc nặng dựa trên sự hiện diện của các biến chứng tại chỗ và suy tạng tạm thời hoặc kéo dài Chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng và nồng độ amylase và lipase huyết thanh, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh Điều trị hỗ trợ bằng dịch truyền tĩnh mạch, thuốc giảm đau và hỗ trợ dinh dưỡng Mặc dù tỷ lệ tử vong chung của viêm tụy cấp thấp, tỉ

lệ mắc và tử vong là đáng kể trong các trường hợp nặng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

14

Theo WSES, Viêm tụy cấp là viêm tuyến tụy với nguyên nhân phổ biến nhất là

do sỏi mật hoặc do lạm dụng rượu bia Ở hầu hết các bệnh nhân bệnh diễn ra ở mức nhẹ, với sự cải thiện lâm sàng nhanh chóng nhờ hồi sức bằng dịch vừa phải, kiểm soát cơn đau và buồn nôn, cùng với việc ăn bằng đường miệng sớm Bệnh nặng xảy ra ở khoảng 20-30% bệnh nhân và là tình trạng đe dọa tính mạng với tỷ lệ tử vong tại bệnh viện khoảng 15% Hệ thống phân loại được sử dụng phổ biến nhất cho viêm tụy cấp là Phân loại và Định nghĩa Atlanta 2012, dựa trên sự đồng thuận quốc tế Phân loại này xác định hai giai đoạn (sớm và muộn) Mức độ nghiêm trọng được phân loại là nhẹ, trung bình hoặc nặng Nhẹ (viêm tụy phù kẽ) không có suy cơ quan, biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân, thường được trị khỏi trong tuần đầu tiên Được phân loại 2 là trung bình nếu xảy ra suy cơ quan thoáng qua (dưới 48 giờ), các biến chứng tại chỗ hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh đi kèm Bệnh nhân bị suy tạng dai dẳng (hơn 48 giờ) được phân loại là bệnh mức độ nặng [29]

Bên cạnh đó, năm 2022 Michel Bartel nhận định: Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy (và đôi khi là các mô lân cận) Các tác nhân phổ biến nhất

là sỏi mật và uống rượu Mức độ nghiêm trọng của viêm tụy cấp có thể được phân loại

là nhẹ, vừa phải hoặc nặng, tùy thuộc vào sự hiện diện hay vắng mặt của các biến chứng tại chỗ và suy cơ quan thoáng qua hoặc dai dẳng Chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng và nồng độ amylase và lipase huyết thanh, phương pháp chẩn đoán hình ảnh Điều trị chủ yếu dựa vào dịch truyền tĩnh mạch, thuốc giảm đau và hỗ trợ dinh dưỡng Mặc dù tỷ lệ tử vong chung của viêm tụy cấp thấp, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao trong các trường hợp nặng [6]

Nói chung, các khái niệm được đưa ra đều có những điểm chung nhất định về khái niệm, sự khác biệt là không lớn Nhưng sau khi xem xét kĩ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu NV CTXH nhận thấy khái niệm của WSES là phù hợp nhất Vì vậy, chúng tôi quyết định sử dụng khái niệm VTC của WSES để sử dụng cho khóa luận này

1.1.4 Bệnh nhân dân tộc thiểu số bị viêm tụy cấp

Bệnh nhân là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ người mắc những bệnh thể chất cũng như tinh thần cần được có sự trợ giúp từ những người có chuyên môn như bác sĩ,

y tá, nhà tâm lý học,…[15]

Trang 22

15

Căn cứ vào khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

BN là người DTTS là những người thuộc những dân tộc nhỏ, ít người bị mắc những bệnh về thể chất cũng như tình thần, cần nhận được sự trợ giúp từ những người

có chuyên môn như bác sĩ, y tá, nhà tâm lý học

Người có hoàn cảnh khó khăn là những người không có đủ điều kiện kinh tế để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày, sống trong các hộ gia đình có nguồn nhân lực và khả năng lao động hạn chế, bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, thiên tai… được xác định là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, thương binh hay liệt sỹ, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được nhận trợ cấp từ nhà nước và được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian nằm viện với mức hỗ trợ tối thiểu bằng 3% mức lương tối thiểu chung của người bệnh/ngày [23]

Từ những định nghĩa trên có thể hiểu khái niệm BN là người DTTS mắc bệnh VTC có hoàn cảnh khó khăn là những người thuộc nhóm dân tộc nhỏ, ít người bị mắc những vấn đề về thể chất hoặc tinh thần Đang sử dụng những dịch vụ khám chữa bệnh; Điều kiện kinh tế khó khăn, không đủ khả năng để đáp ứng các như cầu hằng ngày hoặc sống trong các hộ gia đình mà bị hạn chế về khả năng lao động hay bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, có sổ hộ nghèo, cận nghèo hoặc là người tàn tận, thương binh hay liệt sỹ Họ là những bệnh nhân được chuẩn đoán là mắc bệnh viêm tụy cấp cần phải được điều trị theo chỉ định của bác sĩ

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Thuyết nhu cầu Maslow

Thuyết nhu cầu Maslow là lý thuyết phổ biến nhất về nhu cầu của con người Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã đưa ra đầy đủ nhu cầu cơ bản của con người được sắp xếp theo 5 cấp độ khác nhau dựa theo mức độ quan trọng của chúng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

16

Đầu tiên là Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs) bao gồm: Ăn uống, nghỉ

ngơi, nhu cầu sinh lý, Đây là nhu cầu cần thiết nhất của con người để có thể tồn tại

và phát triển Là nền móng vững chắc để những nhu cầu sau xuất hiện

Tiếp đến là Nhu cầu về an ninh, an toàn (safety, security needs) Khi những

nhu cầu cơ bản được đáp ứng con người sẽ hướng đến những nhu cầu cao hơn về sự an toàn Ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp và ổn định Được bảo vệ trước những mối nguy hiểm

Thứ ba là Nhu cầu về xã hội (Belonging needs) Sau những nhu cầu về thể xác

chính là những nhu cầu thiên về yếu tố tinh thần, cảm xúc Con người luôn mong muốn bản thân là một nhân tố của những hệ thống xã hội xung quanh mình như trong công ty, trường học hay gia đình

Thứ tư là Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs) Đây là nhu cầu được thừa

nhận, được tôn trọng và yêu quý ở bất cứ đâu Đây là mong muốn mà bất cứ con người nào đều có

Cuối cùng là Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization) Nhu cầu này là

nhu cầu được xếp ở vị trí cao nhất của tháp Maslow Khi tất cả mọi thứ đều ổn định con người se mong muốn được theo đuổi những đam mê, sở thích của mình Mong muốn có thể chứng minh được giá trị của bản thân đối với những người xung quanh

Trang 24

17

Tất nhiên, không phải lúc nào tháp nhu cầu cũng tuân theo một trình tự nhất định Con người luôn là những cá thể riêng biệt vì vậy nhu cầu của mỗi người cũng có sự khác biệt nhất định Mức độ hài lòng và trình tự của tháp sẽ thay đổi tùy thuộc vào bản sắc riêng của mỗi người [20]

Bằng việc vận dụng cách sắp xếp và quy tắc trong thang nhu cầu Maslow kết hợp với thu thập thông tin của BN NV CTXH có thể đưa ra vấn đề dựa trên nhu cầu và mức độ cấp thiết từ đó lập ra cây vấn đề, đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp cho bệnh nhân và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tối ưu

Dựa theo thang nhu cầu Maslow có thể kết luận người bệnh VTC là người DTTS cần được đáp ứng 4 nhu cầu: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội và nhu cầu được quý trọng

Đầu tiên là nhu cầu sinh lý: Nhu cầu này xuất hiện khi BN cảm thấy cơ thể phải chịu những đau đớn do bệnh tật gây ra khiến con người ta trở nên yếu đuối, dễ bị tổn thương dễ tạo ra sự bất lực, sợ hãi khi không thể tự mình chữa trị và mong muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài

Sau đó là nhu cầu an toàn: BN không chỉ cần một ngôi nhà che nắng che mưa mà còn cần một môi trường điều trị an toàn, hiệu quả để được theo dõi và chăm sóc toàn diện nhất Nếu không được đáp ứng có thể dẫn đến mất cân bằng tâm lý dẫn đến khủng hoảng

Tiếp đến, nhu cầu được tôn trọng cũng là một nhu cầu thiết yếu của con người nên khi bị ảnh hưởng, BN có thể dễ nảy sinh bất mãn dẫn đến tâm lý bỏ mặc mọi thứ Cuối cùng là nhu cầu xã hội Đối với những người bệnh là người DTTS, đa phần

họ đều mang theo sự sợ hãi và mặc cảm khi phải đến một môi trường hoàn toàn mới với sự nhiều khác biệt từ văn hóa, ngôn ngữ Họ cảm thấy mình khác biệt, cô đơn và

tự cô lập chíng mình Do vậy việc được gặp gỡ, giao lưu đối với là nhu cầu hết sức cần thiết Đặc biệt là nhu cầu giao lưu đối với người bệnh cùng điều trị như hoạt động câu lạc bộ người bệnh, hay hoạt động kết nối BN cùng phòng

Bằng việc vận dụng cách sắp xếp và quy tắc trong thang nhu cầu Maslow kết hợp với thu thập thông tin của BN NV CTXH có thể đưa ra vấn đề dựa trên nhu cầu và mức độ cấp thiết từ đó lập ra cây vấn đề, đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp cho bệnh nhân và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tối ưu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

18

1.2.2 Thuyết nhận thức - hành vi

Thuyết hành vi được đưa ra và biết đến rộng rải vào đầu thế kỷ XX dựa trên sự

cố gắng của các nhà tâm lý học để lý giải cách mà đưa ra quy trình hình thành hành vi của con người từ đó đề xuất phương pháp chữa trị tâm lý – thay đổi hành vi Đây là khởi đầu cho một thời kì tâm lý học phát triển mạnh mẽ tại Mỹ và trên cả thế giới [21]

Để hiểu hiểu về thuyết nhận thức – hành vi đầu tiên ta cần hiểu, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể Hành vi là xử sự của con nguời trong một hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định

Sự phát triển các hướng tiếp cận hành vi đã khiến trường phái hành vi được chia thành các ba nhánh:

- Thuyết hành vi cổ điển, đại biểu là Skinner

- Thuyết nhận thức – hành vi, đại biểu là E.Tolman

- Thuyết hành vi chủ quan, đại biểu là O.Miller Galanter

Thuyết hành vi cổ điển được thể hiện khái quá qua mô hình cơ bản:

Học thuyết trên cho rằng sự thay đổi của môi trường là tác nhân kích thích dẫn đến phản ứng của con người Có thể hiểu rằng khi xuất hiện một tác nhân kích thích từ môi trường, con người sẽ hình thành rất nhiều phản ứng khác nhau, nhưng sau 1 khoảng thời gian sẽ xuất hiện một phản ứng lại trở thành phản ứng đặc trưng được lặp

đi lặp lại sau quá trình chúng ta học hỏi được khi kết quả hành vì đạt được hiệu quả mong đợi Như vậy, theo thuyết này thì hành vi con người là do chúng ta tự học mà có

và môi trường là yếu tố quyết định hành vi

Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hiện nay còn được gọi là thuyết trị liệu nhận thức bởi sự liên kết giữa việc thay đổi các hành vi, ý tưởng dựa trên việc trị liệu nhận thức bằng mối liên kết giữa chúng và các lý thuyết học hỏi xã hội

Năm 1995, Sheldon nhận định rằng “bản chất của thuyết là sự tách biệt giữa tâm

lý và hành động” Tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do môi trường (tác

Trang 26

19

nhân kích thích) quyết định Sở dĩ, những suy nghĩ sai trái mới là nguyên nhân dẫn đến những hành vi và tình cảm lệch chuẩn của con người Từ đó, hình thành mô hình của thuyết nhận thức hành ra đời:

Dựa theo sơ đồ trên, lúc này nhận thức mới là tác nhân trực tiếp dẫn tới hành vi

và cũng chính nó và kết quả hành vi mới dẫn tới phản ứng của con người Như vậy, thuyết nhận thức – hành vi được ứng dụng dựa trên quan điểm cảm xúc của con người được tạo ra không phải bởi hoàn cảnh, môi trường mà bởi cách nhìn nhận vấn đề Trong CTXH thuyết nhận thức - hành vi là cơ sở hỗ trợ TC giảm thiểu những hành vi không phù hợp và phát triển những hành vi đúng đắn bằng việc thay đổi nhận thức của TC giúp họ “tương tác hài hòa với môi trường xung quanh

Một lưu ý khi cho NV CTXH khi làm việc với TC đã được đưa ra bởi Goldstein rằng NV CTXH cần phải nhìn nhận, thấu hiểu và tôn trọng suy nghĩ của TC Không phủ nhận, phán xét nhận thức hay công kích TC [21]

Tại BV Bạch Mai BN là người DTTS gặp rất nhiều những áp lực tâm lý do việc khác biệt về văn hóa vùng miền cũng như việc tiếp xúc với một hoàn cảnh hoàn toàn khác khiến họ rụt rè, tự ti vì vậy họ thường tránh né và ngại ngùng khi tiếp xúc với y bác sĩ, NV CTXH và cả những người xung quanh, tự cô lập chính mình Chưa kể đến những lo lắng khác khiến cho tâm lý của người bệnh rất bất ổn làm cho việc tiếp cận

và hỗ trợ càng trở nên khó khăn Từ lý thuyết nhận thức – hành vi ta có thể nhận thấy

BN rất cần được sẻ chia, giao lưu và học hỏi từ đó thay đổi nhận thức giúp họ không còn cảm thấy lạc lõng, tự ti có thể thoải mái, thích nghi và hạn chế những điều tiêu cực

để có thể tích cực hòa nhập, tạo điều kiện tốt cho việc khám chữa bệnh diễn ra suôn sẻ

1.3 Vai trò của NV Công tác xã hội trong việc hỗ trợ bệnh nhân là người dân tộc thiểu số mắc bệnh viêm tụy cấp có hoàn cảnh khó khăn

Tại BV, NV CTXH giữ rất nhiều vai trò trong việc hỗ trợ BN nói chung và BN là người DTTS mắc bệnh VTC nói riêng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

20

1.3.1 Là người hỗ trợ

Đầu tiên, NV CTXH đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám và điều trị cho BN VTC đặc biệt là BN là người DTTS Khi người bệnh được tiếp nhận điều trị tại bệnh viên, NV CTXH thuộc bộ phận tiếp đón sẽ hướng dẫn, cung cấp thông tin và giới thiệu các dịch vụ khám, chữa bệnh của bệnh viện Sau khi lên phòng bệnh, thông qua sự đánh giá của các Cán bộ màng lưới, các y bác sỹ và NVYT,

NV CTXH thuộc phòng tiếp nhận, hỗ trợ người bệnh có trách nhiệm tìm hiểu, hướng dẫn người bệnh và NNBN đăng ký, hoàn thành các thủ tục pháp lý để nộp lên phòng CTXH và ban lãnh đạo bệnh viện Khi hồ sơ người bệnh được phê duyệt để tiếp nhận

hỗ trợ, NV CTXH tiếp tục hỗ trợ người bệnh và người nhà người bệnh hoàn thiện, lên

kế hoạch hỗ trợ và thực hiện kế hoạch hỗ trợ Cụ thể là tổ chức thăm hỏi người bệnh

và người nhà để tìm hiểu về sức khỏe, khó khăn của người bệnh, xác định mức độ cấp thiết, xây dựng kế hoạch hỗ trợ tâm lý, xã hội và tổ chức, triển khai kế hoạch Đồng thời, NV CTXH có trách nhiệm theo dõi người bệnh sau khi họ xuất viện, chăm sóc sức khỏe tại nhà và cộng đồng thông qua truyền thông, giáo dục sức khỏe, tinh thần và

hỗ trợ họ trong việc tái hòa nhập cộng đồng

1.3.2 Là người tham vấn

Với vai trò là người tham vấn, NV CTXH tiếp cận, tâm sự, lắng nghe chia sẻ của những bệnh nhân có vấn đề về tâm lý như: căng thẳng, lo âu, trầm cảm để giúp họ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và tự tin hơn trong quá trình điều trị NV CTXH thường xuyên thăm hỏi tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của bệnh nhân tư vấn tâm lý nhằm giải tỏa áp lực bệnh tật Can thiệp điều trị khủng hoảng tâm lý, các buổi tham vấn giao tiếp xã hội giúp người TC tự tin hơn, cung cấp thêm thông tin hữu ích về mạng lưới hỗ trợ người VTC hoặc người DTTS Đây là những hoạt động được tổ chức thường xuyên của NV CTXH khi làm việc với BN, nó mang tính chuyên nghiệp cao với công dụng giúp BN và NNBN giảm bớt những áp lực, lo lắng do bệnh tật gây ra, giúp họ ổn định tâm lý, yên tâm điều trị, nâng cao đời sống tinh thần của người bệnh

1.3.3 Là người kết nối

NV CTXH bảo vệ quyền lợi y tế của bệnh nhân bằng cách tư vấn về các vấn đề

xã hội cho BN và NNBN trong quá trình điều trị; Tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ dựa trên

sự hiểu biết và phân tích các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến BN; Nghiên cứu và đề xuất

Trang 28

21

chính xác các chính sách hỗ trợ cho BN; Hỗ trợ tư vấn tâm lý cho BN, gia đình BN và NVYT… Ngoài ra, NV CTXH còn chịu trách nghiệm là cầu nối các mối quan hệ giữa

BN, NNBN và NVYT giải quyết khi có mâu thuẫn xảy ra

1.3.4 Là người vận động và tiếp nhận tài trợ

Vận động và tiếp nhận các nguồn hỗ trợ vật chất, tài chính, nhân lực để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là một trong những trách nhiệm quan trọng của NV CTXH trong bệnh viện Hoạt động này được coi là hoạt động chính của NV CTXH tại BV Trên thực tế các BV luôn có thế mạnh trong việc huy động các nguồn lực tài chính hỗ trợ một cách tích cực và hiệu quả cho BN và NNBN Đối với bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, áp lực kinh tế trong việc điều trị bệnh là rất lớn nên đây có thể nói là hoạt động mang lại hiệu quả rõ ràng nhất trong việc hỗ trợ BN có được tinh thần thoải, giảm bớt gánh nặng tâm lý, an tâm chữa trị

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

22

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:

Nội dung của chương một là cơ sở lý luận và các khái niệm cho các vấn đề nghiên cứu về BN là người DTTS có hoàn cảnh khó khăn là những người là dân tộc bao gồm các khái niệm về công tác xã hội bao gồm: Lý thuyết CTXH cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các thân chủ do các NV công tác xã hội thực hiện Hướng đến nâng cao sức mạnh của thân chủ nhằm giải quyết các vấn đề và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống của thân chủ

Các khái niệm về bệnh VTC là viêm tuyến tụy với nguyên nhân phổ biến nhất là

do sỏi mật hoặc do lạm dụng rượu bia cùng với khái niệm người DTTS mắc bệnh VTC

và những lý thuyết cần thiết cần ứng dụng trong quá trình nghiên cứu vai trò của NV CTXH trong việc hỗ trợ BN là người DTTS có hoàn cảnh khó khăn và đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Hai lý thuyết CTXH được lựa chọn sử dụng để áp dụng trong khóa luận là thuyết nhu cầu của Maslow và thuyết nhận thữ - hành vi Với việc sử dụng thuyết nhu cầu Maslow NV CTXH vận dụng cách sắp xếp và quy tắc trong thang nhu cầu Maslow kết hợp với thu thập thông tin của BN để đưa ra vấn đề dựa trên nhu cầu và mức độ cấp thiết từ đó lập ra cây vấn đề, đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp cho bệnh nhân và đáp

ứng nhu cầu của họ một cách tối ưu Thêm vào đó lý thuyết nhận thức – hành vi ta có

thể rất hữu ích trong việc nhận thấy những mong muốn của BN như cần được sẻ chia, giao lưu và học hỏi từ đó thay đổi nhận thức giúp họ không còn cảm thấy lạc lõng, tự ti; Có thể thoải mái, thích nghi và hạn chế những điều tiêu cực để có thể tích cực hòa nhập, tạo điều kiện tốt cho việc khám chữa bệnh diễn ra suôn sẻ

Tất cả những lý thuyết nói trên là tiền đề để đi sâu phân tích thực trạng BN là người DTTS mắc bệnh VTC tại địa bàn nghiên cứu Từ đó, làm cơ sở để xây dựng và

đề xuất các biện pháp CTXH cá nhân trong việc hỗ trợ BN là người DTTS có hoàn cảnh khó khăn

Trang 30

23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI BỆNH NHÂN DÂN TỘC THIỂU SỐ MẮC BỆNH VIÊM TỤY CẤP

CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

2.1 Thực trạng khó khăn về tâm lý - xã hội và kinh tế của bệnh nhân dân tộc

thiểu số mắc bệnh viêm tụy cấp có hoàn cảnh khó khăn

2.1.1 Khó khăn về tâm lý – xã hội

Người DTTS thường rất tôn trọng những nét văn hoá của riêng họ, đặc biệt khi không tiếp cận được các thông tin xã hội, họ có xu hướng tiếp tục giải quyết những vấn đề xảy ra theo cách mà họ học được khi quan sát những người xung quanh kể cả khi nó đã lạc hậu và có tỷ lệ nguy hiểm cao Vì vậy, khi họ bị bệnh họ sẽ chọn cách tự mình sử dụng những biện pháp tự túc thay vì đến và khám chữa bệnh tại các cơ sở y

tế, đôi khi còn từ bỏ việc cứu chữa từ ban đầu vì nghĩ rằng đã hết cách Trình độ học vấn, khác biệt văn hoá, ngôn ngữ giao tiếp cũng là một rào cản lớn khiến họ mặc cảm,

từ chối việc phải khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hay bệnh viện Chỉ đến khi bệnh trở nặng, họ mới tìm đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh Bản thân việc khó khăn trong giao tiếp đã là một trở ngại rất lớn trong quá trình khám chữa bệnh, việc giải thích hoặc hướng dẫn phác đồ điều trị cần phải được kết hợp với nhiều biện pháp khác nhau và đảm bảo bệnh nhân có thể thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ Các kỹ năng xã hội của họ hầu như chưa có, đặc biệt khi tới những thành phố lớn, họ rất dễ là những nạn nhân của việc lừa đảo Bản thân họ đã là những người rất nhạy cảm và dễ tổn thương cộng thêm sự tự ti khiến họ tự thu mình và không tự bày tỏ những ý kiến của bản thân Có thể nói, so với BN thông thường, việc hỗ trợ khám chữa bệnh cho

BN là người DTTS gặp khó khăn hơn rất nhiều Cùng với những gánh nặng về kinh tế, việc chữa trị bệnh tốn kém ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai khiến BN càng thêm lo lắng, bất an

Phỏng vấn nhanh BN P.C.A._ bệnh nhân mắc bệnh viêm tụy cấp là người DTTS

đang khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai cho biết “Tôi bị bệnh này lâu rồi, lên bệnh viện tỉnh họ khám xong họ bảo tôi lên đây Tôi không biết chữ - tôi cũng rất bối rối, nhưng may là có các cô bác sĩ – họ bảo họ là cán bộ gì đó của phòng XH giúp tôi hoàn thành thủ tục Sau đó còn được các chị bên phòng XH xuống hỏi thăm và giúp đỡ rất tận tình” BN lo lắng chia sẻ: “Để lên BV chữa bệnh tôi phải bán hết lợn, gà, kinh

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 31

Bảng 2.1 Các mức độ biểu hiện rối loạn lo âu theo test ZUNG của bệnh nhân và NNBN là người DTTS tại khoa PT Tiêu hóa Gan Mật Tụy BVBM

Các mức độ rối loạn lo âu Số lượng Phần trăm (%)

Số liệu ở bảng 1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân và người nhà mắc chứng rối loạn lo âu nhẹ và nặng là 75%, chiếm 3/4 số bệnh nhân nghiên cứu Rối loạn lo âu ở BN là người DTTS rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua trong quá trình điều trị lâm sàng Đây là vấn đề rất cần quan tâm bởi hiểu được tâm sinh lý người bệnh là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị Điều này làm tình trạng bệnh của BN trở nên trầm trọng hơn,

có thể dẫn đến các biến chứng khác như lo lắng, trầm cảm, khiến việc điều trị cảng trở nên khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây mất ngủ, suy nhược và những tổn thương cơ thể khác

Hay ông H.V.B tại khoa Đái tháo đường _ BN khoa PT Tiêu hóa Gan Mật Tụy đã nói

“Lúc nghe bệnh của mình phải tới bệnh viên ở thủ đô mới chữa đươc, tôi đã rất tuyệt vọng, tôi định ăn lá ngón cho rồi, may nhờ cán bộ xã nói tôi được bảo hiểm hỗ trợ, tôi mới dám tới bệnh viện” Thường thấy những gia đình như vậy họ rất ít hiểu biết dẫn

tới việc họ không có kế hoạch hóa gia đình, gia đình đông người, công việc không ổn định, thường làm nông như trồng trọt, chăn nuôi, hái lượm mô hình nhỏ Đối với họ chi phí để đáp ứng những nhu cầu như ăn, uống, sinh hoạt vẫn còn thiếu thốn rất

Trang 32

to lớn và cần thiết hơn bao giờ hết

Mặc dù đã được bảo hiểm hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh nhưng BN và người nhà vẫn cần phải tự chi trả chi phí thuốc men cũng như chi phí sinh hoạt thường ngày trong thời gian chữa trị tại BV Đây là lúc NV CTXH cần sử dụng truyền thông tìm kiếm nguồn nhân lực để kết nối BV, gia đình BN và các nguồn lực từ cộng đồng nhằm mục đích mang lại nguồn lực tốt nhất trợ giúp cho BN cải thiện tình hình kinh tế, giảm bớt gánh nặng trong quá trình điều trị Dù vậy, vẫn chưa thể khẳng định rằng tất cả các vấn đề của BN đã được giải quyết Người bệnh sau khi trở về địa phương thì việc tái khám và theo dõi tiến trình phục hồi khó được đảm bảo do sự hạn chế trong tài chính cho việc tái khám, thuốc men cũng như ăn uống, sinh hoạt thường ngày khó có thể được đảm bảo thực hiện được theo chỉ dẫn của bác sĩ Vì vậy, việc phối hợp giữa y tế

cơ sở và y tế cộng đồng, điều dưỡng, theo dõi, tư vấn sức khỏe cho người bệnh trở về cộng đồng tiếp tục điều trị ngoại trú là đặc biệt quan trọng

2.2 Một số yếu tố tác động đến bệnh nhân dân tộc thiểu số mắc bệnh viêm tụy cấp có hoàn cảnh khó khăn

2.2.1 Các yếu tố chủ quan

a) Di truyền

Hiện nay vấn đề VTC tái diễn hay Viêm tụy mạn đối với trẻ em vẫn còn là vấn

đề ít được biết tới Đặc biệt là khi nguyên nhân chủ yếu của việc tái diễn và viêm tụy mạn thường là rượu bia và thuốc lá, vì vậy mọi người thường mặc định rằng vấn đề này chỉ xảy ra ở người lớn

Theo bà N.T.H _ giảng viên khoa Y tế Công cộng _ Đại học y dược Thành phố

Hồ Chí Minh “Thực tế Viêm tụy cấp tái lại ở trẻ em không phải là trường hợp hiếm Nguyên nhân được đề cập đến nhiều nhất là do các đột biến di truyền và các bất thường về giải phẫu ống tụy Được biết, gen ức chế serine protease Kazal type 1 (SPINK1) có liên quan mật thiết đến bệnh viêm tụy mãn tính ở trẻ em Khi gen này bị

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

b) Nhận thức về bệnh

Trong thời kì 4.0 như hiện nay_ công nghệ thông tin đang trên đà phát triển một cách mạnh mẽ, việc tiếp cận thông tin là không phải việc quá khó khăn Nhưng với những người DTTS họ hầu hết không được tiếp xúc với thông tin hoặc rất khó khăn

để tiếp cận thông tin chưa kể đến những thông tin y khoa, là những thông tin mang tính chất chuyên ngành cao Ngoài ra như đã kể trên hầu hết họ không biết chữ, chỉ quẩn quanh làm lụng lo cho cuộc sống Ngôn ngữ họ sự dụng là tiếng địa phương, số người biết nói tiếng phổ thông rất ít thậm chí có thể tính trên đầu ngón tay, hơn nữa dù biết họ cũng chỉ biết những từ ngữ cơ bản, hay những câu giao tiếp thường gặp, vì vậy những thông tin thuộc chuyên ngành đặc biệt là y khoa là rất khó tiếp xúc Vì vậy, có thể nói nhận thức về bệnh của BN là người DTTS là rất kém

c) Lối sống

Đồng bào DTTS nổi tiếng với những phong tục kì lạ và phản ánh văn hóa, lối sống khác biệt của họ Có những phong tục rất độc đáo, ý nghĩa và tràn dầy bản sắc riêng Đương nhiên song song với đó cũng tồn tại những phong tục có phần cổ hủ, mang đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và tinh thần

Anh D.V.M _ người dân tộc Nùng nói cho biết: “Chúng tôi có rất nhiều tục lệ trong một năm như tục củi cưới, rục cho người chết ăn, hay ăn uống kéo dài trong các dịp ma chay cưới hỏi, nợ miệng, thường sẽ mở tiệc rất lâu Nếu thiếu đồ thì sẽ vay mượn của hàng xóm láng giềng” Việc ăn uống không chú ý vệ sinh an toàn, lạm dụng

rượu bia trong một thời gian dài, cũng như cách chế biến cũng như lượng thức ăn tiêu

Trang 34

27

thụ khi thì quá nhiều lúc lại quá ít khiến cho tỷ lệ mắc những bệnh về đường ruột và tiêu hóa rất cao

Theo tạp chí y học dự phòng: Cơ cấu bệnh tật của một số DTTS sống lâu đời tại

3 xã ở vùng khó khăn của tỉnh Đăk Nông là Châu Mạ, Ê Đê, M’ Nông Bằng cách sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu dựa trên số liệu tại trạm y tế từ năm 2012 đến năm

2014 ghi nhận: Không có sự khác biệt nhiều giữa các dân tộc Chủ yếu là các bệnh của

hệ hô hấp; bệnh của hệ tiêu hóa; triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện bất thường lâm sàng, xét nghiệm; vết thương, ngộ độc và kết quả của các nguyên nhân bên ngoài; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp ở người lớn cao hơn

ở trẻ em và ở nam giới cao hơn nữ giới [27]

2.2.2 Các yếu tố khách quan

a) Chi phí y tế

Chị N.Q.A _ BN mắc bệnh Viêm đường tiết niệu là người DT Mường, cho biết

“ Tôi bán hết con lợn, con gà trong nhà đi, để lên đây chữa bệnh, con con gái nhỏ 6 tuổi đang ở nhà một mình.” Chị nói với vẻ mặt lo lắng Khi được hỏi chị có biết sẽ

được hỗ trợ 100% chi phí chữa bệnh không thì chị lắc đầu

Hay như trường hợp khác anh N.L.H._ người DT Nùng, lo lắng: “Có phiếu báo rồi, mất tới 8 triệu cô ạ, không có tiền cô ơi, tôi không biết phải làm sao bây giờ”

Với người đồng bào DTTS, chi phí phát sinh khi đi bệnh viện là rào cản lớn nhất khiến người đân e ngại khi phải đến khám chữa bệnh tại BV Đặc biệt là các bệnh viện lớn Chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện chưa kể phí sinh hoạt ăn uống hay thuốc men là quá cao với họ, nhất là khi đây là bệnh cần ăn uống và tái khám theo chỉ định của bác sĩ Dù cho hiện nay với những chính sách và ưu đãi của nhà nước hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh Nhưng chi phí này thường chỉ được hỗ trợ hoàn lại khi thanh toán các khoản phí nghĩa là, họ vẫn cần phải nộp tiền trước Dẫn đến tình trạng rất trốn viện khi nhận được phiếu báo chi phí Hoặc để có thể đi viện thì bán tài sản do lo sợ không đủ tiền chữa bệnh Chữa bệnh trong tâm thế lo lắng cho tương lai phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả khám chữa bệnh

b) Sự chăm sóc của gia đình

Người DTTS họ rất tình cảm, vì thường là những xóm, làng nhỏ sống với nhau vì vậy họ rất tình cảm, quan tâm tới các thành viên trong gia đình Nhưng cũng vì những đặc điểm của riêng mà họ biết rất ít thông tin về bệnh cũng như lưu ý, cách chăm sóc

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

28

BN Trong khi bệnh Viêm tụy cấp có rất nhiều những lưu ý cần người nhà phối hợp thực hiện Ví dụ như quy trình chăm sóc BN trước và sau khi mổ tụy, hay giáo dục người bệnh

Đầu tiên là quy trình chăm sóc trước khi mổ Theo bà N.L.A._ bác sĩ khoa PT

tiêu hoa Gan mật tụy _ Bệnh viện BM: “Viêm tụy cấp được điều trị chủ yếu bằng thuốc, chỉ can thiệp ngoại khoa khi có chỉ định đặc hiệu như viêm tụy hoại tử, viêm tụy xuất huyết, cấp cứu không hiệu quả, sỏi Oddi và các nguyên nhân khác Khi được chỉ định mổ người nhà cần đánh giá tình trạng đau bụng của bệnh nhân và tìm tư thế giảm đau cho bệnh nhân Không cho người bệnh ăn uống Điều dưỡng thực hiện hồi sức truyền dịch và thuốc theo y lệnh của bác sĩ, đồng thời cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, kháng viêm Thực hiện công tác tư tưởng làm cho bệnh nhân yên tâm Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân: phát hiện sớm các dấu hiệu sốc ở bệnh nhân như mạch nhanh, tụt huyết áp Lưu ý nếu bệnh nhân sốt trên 38 độ C cần báo ngay cho bác sĩ vì có thể đang bị nhiễm trùng

Sau khi mổ cần nhận định tình trạng người bệnh như theo dõi dấu hiệu khó thở, kiểu thở, dấu hiệu thiếu oxy Phát hiện sớm các cơn choáng, dấu hiệu giảm thể tích dịch, theo dõi nước tiểu mỗi giờ, nước xuất nhập Nhận định tình trạng rối loạn nước

và điện giải

Cuối cùng là giáo dục người bệnh: Bệnh nhân phải kiêng rượu, thuốc lá, thức ăn béo, thịt và hải sản Điều trị triệt để các bệnh về gan, đường mật, đặc biệt là bệnh sỏi mật Tránh các loại thuốc có nguy cơ viêm tụy cao.Vệ sinh ăn uống, tẩy giun định kỳ Tái khám theo chỉ định của bác sĩ Uống thuốc đúng giờ và điều trị kịp thời.”

Vì vậy, người nhà BN giữ vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp, duy trì, nhắc nhở và chăm sóc bệnh nhân Để đảm bảo mọi chỉ định của bác sĩ đều được tuân thủ tránh cho bệnh tình có những diễn biến xấu Đây cũng sẽ trở thành nguồn động lực lớn cho BN trong quá trình chữa trị cũng như hồi phục để đem tới kết quả phục hồi tốt nhất

c) Giáo dục nâng cao nhận thức về bệnh

Để giáo dục nâng cao nhận thức về bệnh chúng ta có thể hướng dẫn bệnh nhân về các dấu hiệu biến chứng, chẳng hạn như:

Bà N.L.A._ bác sĩ khoa PT tiêu hoa Gan mật tụy _ Bệnh viện BM cũng cung cấp

thêm rằng: “U nang giả tụy: Sau khi ăn xong có khối u ở bụng trên, đau bụng, căng

Trang 36

Việc nâng cao nhận thức BN là rất quan trọng BN cần phải tự mình hiểu rõ về bệnh và tầm quan trọng của việc chăm sóc sau phẫu thuật từ đó tự mình ý thức thực hiện đúng theo yêu cầu mà bác sĩ đưa ra Dù có sự hợp tác và chăm sóc của người thân nhưng việc tự mình ý thức vẫn là nhân tố quan trọng nhât quyết định chất lượng của quá trình hồi phục và phòng ngừa bệnh quay trở lại

2.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện Bạch Mai là một Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước Với quy mô 3000 giường bệnh và hơn 4000 cán bộ viên chức, hàng ngày BVBM đã phải làm thủ tục cho khoảng 8000 lượt BN đến khám ngoại trú và tiếp nhận khoảng 6000 BN nhập viện điều trị nội trú BV thường xuyên trong tình trạng quá tải, NVYT phải làm việc với một cường độ cao, công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức 180 - 200%, là những nguy cơ gây bức xúc, căng thẳng trong mối quan hệ giữa bệnh nhân với NVYT làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của bệnh nhân và chất lượng KCB trong BV Tuy vậy, song song với việc phát triển và ứng dụng các kỹ thuật y tế chuyên sâu nâng cao chất lượng KCB góp phần cứu sống nhiều ca bệnh nặng, hiểm nghèo, BV cũng đã chú trọng đến phát triển CTXH nhằm hỗ trợ BN trong bệnh viện và ngoài cộng đồng

Với mong muốn, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng cao nhất của người bệnh, ngày 28 tháng 5 năm 2015, Ban Giám đốc Bệnh viện đã ban hành quyết định thành lập Phòng Công tác xã hội Mặc dù ra đời không sớm so

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 31/05/2024, 13:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phùng Tuấn Anh & Lê Hồng Việt (2020). “TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ CHĂM LO SỨC KHỎE ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)”, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc số 2 năm 2020, 9, 134 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ CHĂM LO SỨC KHỎE ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)”, "Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc số
Tác giả: Phùng Tuấn Anh & Lê Hồng Việt
Năm: 2020
2. Hùng Phùng, “Lý thuyết hành vi và nhận thức hành vi”, Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2023.https://www.academia.edu/28975933/L%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_h%C3%A0nh_vi_v%C3%A0_nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c_h%C3%A0nh_vi_1_ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết hành vi và nhận thức hành vi
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY”, Tạp chí Xã hội học, 3(155), 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY"”, "Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm: 2011
5. Meanponleu Rours (2020). KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP DO SỎI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.6. MSD Viêm Tụy cấphttps://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-ti%C3%AAu-h%C3%B3a/vi%C3%AAm-t%E1%BB%A5y/vi%C3%AAm-t%E1%BB%A5y-c%E1%BA%A5p Sách, tạp chí
Tiêu đề: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP DO SỎI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tác giả: Meanponleu Rours
Năm: 2020
7. Trần Thành Nhân, Người dân tộc thiểu số có thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế hay không? Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?,Thư viện pháp luật, Đà Nẵng, ngày 30/04/023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người dân tộc thiểu số có thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế hay không? Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số được quy định như thế nào
8. Nguyễn Thị Thảo Nguyên,Vai trò công tác xã hội trong bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hà Nội, ngày 9 tháng 1 năm 2023.https://www.tuyengiaokontum.org.vn/khoa-giao-van-hoa-van-nghe/vai-tro-cong-tac-xa-hoi-trong-benh-vien-3738.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
11. Phong, N. H. ., & Diễm, N. T. N. . (2021). “Đánh giá mức độ viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta sửa đổi 2012 và một số yếu tố liên quan đến mức độ viêm tụy cấp tại Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh tỉnh Đắk Lắk năm 2020” . Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(9 Phụ bản), 283–290.https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá mức độ viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta sửa đổi 2012 và một số yếu tố liên quan đến mức độ viêm tụy cấp tại Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh tỉnh Đắk Lắk năm 2020” . Tạp Chí Y học Dự phòng, 31
Tác giả: Phong, N. H. ., & Diễm, N. T. N
Năm: 2021
16. Nguyễn, A. T. (2023). “ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP MỨC ĐỘ NẶNG THEO PHÂN ĐỘ CTSI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 521(2).https://doi.org/10.51298/vmj.v521i2.4026 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP MỨC ĐỘ NẶNG THEO PHÂN ĐỘ CTSI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 521
Tác giả: Nguyễn, A. T
Năm: 2023
17. Đỗ Đình Tới (2020). Kết quả điều trị can thiệp và phẫu thuật trong viêm tụy hoại tử không do nguyên nhân cơ học tại bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ, Đại học y Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều trị can thiệp và phẫu thuật trong viêm tụy hoại tử không do nguyên nhân cơ học tại bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Đỗ Đình Tới
Năm: 2020
18. Nguyễn Linh Trang (2005). Công tác xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn. Đề tài NCKH, Đại học Quốc giả Hà Nội. Việt Nam.https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22335 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Linh Trang
Năm: 2005
22. Quyết định số 2514/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế “Phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020
4. Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan Mật Tụy, Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2023.http://bachmai.gov.vn/gioi-thieu-ve-benh-vien/cac-khoa-lam-sang-menuleft-89/khoa-ph%E1%BA%ABu-thu%E1%BA%ADt-ti%C3%AAu-h%C3%B3a-gan-m%E1%BA%ADt-t%E1%BB%A5y.html Link
10. Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2023.http://bachmai.gov.vn/gioi-thieu-ve-benh-vien/phong-chuc-nang-menuleft-71/phong-cong-tac-xa-hoi-menuleft-201.html Link
12. Sỏi túi mật - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, Hà Nội, ngày 9 tháng 1 năm 2023.https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/soi-tui-mat-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/?fbclid=IwAR1WPAYTi5VyNSVTT_SZiV0NpIK1rG6tez0eJaX2duh1KlBZwLWoBci4V3LSE Link
13. Sơ đồ tổ chức, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2023.http://bachmai.gov.vn/gioi-thieu-ve-benh-vien/so-do-to-chuc.html Link
14. Sơ lược lịch sử 105 năm hình thành và phát triển bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2023.http://bachmai.gov.vn/gioi-thieu-ve-benh-vien/lich-su-hinh-thanh-menuleft-236/so-luoc-lich-su-105-nam-hinh-thanh-va-phat-trien-benh-vien-bach-mai-menuleft-238.html Link
19. Trần Minh Thành, Accute Pancreatisis, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Khánh Hòa, Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2023.https://www.luuanh.com/wp-content/uploads/2022/06/Viem-Tuy-Cap.pdf Link
20. Tháp Maslow về nhu cầu của con người là gì?, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Hà Nội, ngày 04 tháng 02/ 2023https://bvnguyentriphuong.com.vn/dieu-duong/thap-maslow-ve-nhu-cau-cua-con-nguoi-la-gi Link
21. Thuyết nhận thức - Hành vi, Social worker, Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2023.http://swvn.blogspot.com/2013/09/thuyet-nhan-thuc-hanh-vi.html Link
24. VIÊM TỤY CẤP, Bệnh viện tim mạch An Giang, Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2023.http://www.benhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/484_Viem-tuy-cap.pdf Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Bạch Mai - công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân người dân tộc mắc bệnh viêm tụy cấp nghiên cứu tại khoa phẫuthuật tiêu hoá gan mật tuỵ bệnh viện bạch mai
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Bạch Mai (Trang 37)
Sơ đồ 3. 1. Sơ đồ phả hệ - công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân người dân tộc mắc bệnh viêm tụy cấp nghiên cứu tại khoa phẫuthuật tiêu hoá gan mật tuỵ bệnh viện bạch mai
Sơ đồ 3. 1. Sơ đồ phả hệ (Trang 47)
Sơ đồ 3. 2.  Sơ đồ hệ thống sinh thái - công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân người dân tộc mắc bệnh viêm tụy cấp nghiên cứu tại khoa phẫuthuật tiêu hoá gan mật tuỵ bệnh viện bạch mai
Sơ đồ 3. 2. Sơ đồ hệ thống sinh thái (Trang 48)
Sơ đồ 3. 3. Cây vấn đề - công tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân người dân tộc mắc bệnh viêm tụy cấp nghiên cứu tại khoa phẫuthuật tiêu hoá gan mật tuỵ bệnh viện bạch mai
Sơ đồ 3. 3. Cây vấn đề (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN