Tài sản ngắn hạn được sử dụng hiệu quả còn góp phần cải thiện tình hình thanh toán cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng chi trả cho các khoản nợ vay.. Có thể nói việc nâng cao hiệu quả
Khái quát về tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp
Phân loại tài sản ngắn hạn
doanh dở dang, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển và các khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất
Tài sản ngắn hạn trong khâu lưu thông: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu lưu thông của doanh nghiệp, bao gồm các thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, các khoản phải thu khách hàng
Tác dụng của cách phân loại này cho phép doanh nghiệp thấy được kết cấu tài sản ngắn hạn theo từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó, cho phép đánh giá tình hình phân bổ tài sản ngắn hạn trong các khâu và vai trò từng thành phần với quá trình kinh doanh Tạo cơ sở đưa ra các giải pháp tổ chức quản lý nhằm hợp lý hóa kết cấu tài sản ngắn hạn và tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn
Trong nội dung của khoá luận này, em sử dụng cách phân loại theo các khoản trong bảng cân đối kế toán Cách phân loại trên giúp cho việc phân tích các khoản mục trong tài sản ngắn hạn một cách chi tiết và cụ thể hơn cách phân loại theo vai trò sản xuất kinh doanh Hơn nữa, phân loại theo các khoản trên bảng cân đối kế toán là phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp
Nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Các chính sách quản lý tài sản ngắn hạn là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Ứng với mỗi loại tài sản ngắn hạn là những chính sách quản lý khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp Hiện nay, có một số chính sách điển hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng như:
Chính sách quản lý tiền
Chính sách quản lý tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp Quản lý tiền mặt là việc đảm bảo luôn có đủ lượng tiền tối ưu tại mỗi thời điểm nhất định Tiền mặt được coi là yếu tố quan trọng khi nói về việc quản lý tài chính của doanh nghiệp, việc quản lý tiền mặt giúp doanh nghiệp có đủ lượng tiền cần thiết tại những thời điểm quan trọng Doanh nghiệp cần theo dõi lượng tiền có sẵn, các khoản tương đương tiền hiện đang ở đâu và còn bao nhiêu Nếu không đảm bảo được lượng tiền mặt cần thiết thì hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn, không đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả các khoản nợ đến hạn
Chính sách quản lý hàng tồn kho
Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng của tài sản ngắn hạn, là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có sự chuẩn bị nguyên vật liệu dự trữ Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường Quản lý vật liệu dự trữ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Do vậy, doanh nghiệp cần tính toán dự trữ một lượng nguyên vật liệu hợp lý, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí và gây ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả như mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp…
Thư viện ĐH Thăng Long
Chính sách quản lý các khoản phải thu
Quản lý các khoản phải thu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các khoản phải thu bị thu chậm trễ, dòng tiền trong doanh nghiệp không đủ để tái đầu tư, sản xuất sẽ gây ra hiện tượng đình trệ, gia tăng các chi phí, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều rủi ro Nhưng mặt khác, chính sách bán chịu giúp đẩy mạnh doanh thu và thu hút được khách hàng do vậy hầu hết các doanh nghiệp vẫn chấp nhận có các khoản phải thu Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng những chính sách tín dụng dành cho những khách hàng riêng biệt nhằm tận dụng những ưu điểm của chính sách và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.3.1.2 Lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh đóng vai trò lớn trong việc hình thành cấu trúc tài sản của doanh nghiệp Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà cấu trúc tài sản ngắn hạn khác nhau Dựa vào ngành nghề kinh doanh của mình mà cách nhà quản trị doanh nghiệp biết cách phân bố tài sản ngắn hạn cũng như sử dụng loại tài sản ngắn hạn đó như thế nào hợp lý Việc sử dụng tài sản ngắn hạn hợp lý sẽ đem lại hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao
1.3.1.3 Năng lực quản lý và trình độ nhân viên
Một trong những nhân tố được nhắc đến nhiều nhất trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đó chính là năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn có những chính sách tốt thì phải có những nhà quản lý giỏi, luôn nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hoạch định các chính sách và theo dõi phân tích, đánh giá hiệu quả của những chính sách đề ra, từ đó phát triển hoặc sửa đổi sao cho phù hợp với doanh nghiệp
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần một đội ngũ công nhân viên có trình độ cao, chuyên môn giỏi, luôn đảm bảo thực hiện tốt và hiệu quả các chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn, đề xuất ý kiến nhằm cải thiện, nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất để tận dụng hết nguyên vật liệu thì người công nhân phải có chuyên môn giỏi, đặc biệt việc sử dụng máy móc thiết bị hết sức quan trọng, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại đòi hỏi đội ngũ sử dụng máy móc thiết bị cũng phải được đào tạo có chuyên môn có kỹ thuật
1.3.1.4 Khả năng tổ chức, kinh doanh
Một quy trình sản xuất – kinh doanh hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo chức năng, nghiệp vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệm nguồn lực, tăng năng suất
20 lao động, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Khả năng kinh doanh còn thể hiện ở khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các hoạt động đầu tư làm gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu năng lực huy động vốn của doanh nghiệp kém thì doanh nghiệp có thể không đảm bảo được nguyên liệu đầu vào làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiều giải pháp thực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn sẽ cao Nếu doanh nghiệp duy trì được cơ cấu vốn hợp lý thì chi phí vốn sẽ giảm, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận do đó hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cũng gia tăng
1.3.1.5 Quy mô cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Nhân tố này tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Những doanh nghiệp đạt quy mô lớn là kết quả của quá trình hoạt động lâu dài, được nhiều người biết đến và tạo được uy tín trên thị trường đồng thời ứng với quy mô lớn thì những doanh nghiệp này có một tiềm lực tài chính mạnh Nên họ có khả năng huy động được nhiều nguồn vốn trên thị trường tài chính và gặp nhiều thuận lợi hơn so với những doanh nghiệp khác trong việc vay nợ Việc huy động được nhiều nguồn vốn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Để tạo ra được những sản phẩm tốt nhất cung ứng trên thị trường thì việc đầu tư vào thiết bị máy móc là điều doanh nghiệp cần chú trọng hàng đầu Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, xây dựng thì năng xuất lao động sẽ tăng, thời gian thi công giảm, chi phí giảm dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cũng tăng theo.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC KỸ THUẬT CAO
Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao
Thông tin chung về Công ty:
− Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC KỸ THUẬT CAO
− Tên viết tắt: HAD JSC
− Địa chỉ: B19, NO-06, lô HH06, khu đô thị mới Việt Hưng, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
− Lĩnh vực hoạt động chính: Thiết kế và thi công nội thất
Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao (HAD) chính thức hoạt động ngày 21/03/2003 theo Chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0101354968 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Công ty hoạt động với phương châm đa dạng về ngành nghề, trong đó lấy việc thiết kế và thi công nội thất nhà ở, căn hộ, chung cư, văn phòng làm trọng điểm
Ban đầu, Công ty chỉ là một đội xây dựng nhỏ với hơn 20 người và có nguồn vốn hạn hẹp Trong những ngày đầu mới thành lập Công ty, các nhân viên Công ty chủ yếu tập trung hoàn thiện nội thất cho các công trình dân dụng với tư cách nhà đội thi công cho các nhà thầu xây dựng Vì chưa có nguồn lực và quan hệ nên Công ty chưa tìm kiếm được các hợp đồng tự thiết kế hoặc thi công trực tiếp cho khách hàng cuối cùng Sau một thời gian hoạt động và tích lũy kinh nghiệm, xây dựng các mối quan hệ, Công ty đã đạt được những thành tựu mới, Công ty đã tự tìm kiếm được các hợp đồng tư vấn, thiết kế, thi công nội thất cho các căn hộ, công trình nhà ở đồng thời mua sắm thêm thiết bị, máy thi công phục vụ thi công hoàn thiện nội thất các công trình, hạn chế việc thuê ngoài máy thi công
Hiện nay, Công ty HAD là đơn vị chuyên tư vấn thiết kế và thi công nội thất bao gồm cả thiết kế nội thất nhà ở, chung cư, nội thất nhà hàng, khách sạn, văn phòng, quán cafe,… Ngoài trụ sở văn phòng chính, Công ty còn có một xưởng sản xuất và gia công
24 một số sản phẩm đồ gỗ nội thất theo yêu cầu của khách hàng tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội có diện tích trên 12000 m2, trang thiết bị hiện đại cùng hơn 40 công nhân tham gia sản xuất Với đội ngũ kiến trúc sư kết hợp cùng các chuyên gia hàng đầu cũng như đội ngũ kỹ sư lành nghề được đào tạo chuyên sâu và có nhiều năm kinh nghiệm, HAD đã thiết kế và hoàn thành hàng trăm công trình chất lượng cao mang tầm vóc quốc gia Bên cạnh đó, Công ty không ngừng cập nhật những xu hướng kiến trúc mới, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm mang đến sự hoàn hảo trong từng sản phẩm, tạo dựng uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng Bởi vậy, HAD luôn tự tin và chắc chắn rằng sẽ mang đến những giải pháp tốt nhất để đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của khách hàng
2.1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng Đây là một mô hình khá phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay, bởi nó thể hiện được nhiều ưu điểm so với các mô hình khác Theo cơ cấu này, người lãnh đạo cao nhất của tổ chức được sự trợ giúp của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định Mô hình này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao bởi nó giúp cho bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, dẫn tới tiết kiệm chi phí quản lý Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao được bố trí như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
Phòng tư vấn - thiết kế
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán Ban kiểm soát
Xưởng sản xuất Đội thi công
Thư viện ĐH Thăng Long
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm, các giải pháp phát triển cho Công ty, giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý trong việc điều hành công việc kinh doanh…
Ban Kiểm soát đóng vai trò của cơ quan tư pháp, cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty, có nhiệm vụ chuyên trách giám sát và đánh giá Hội đồng quản trị và những người quản lý điều hành nhân danh cổ đông, vì lợi ích của cổ đông và của Công ty
Ban Giám đốc bao gồm 3 thành viên: Giám đốc và 2 Phó Giám đốc Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của Công ty trước pháp luật, trước Hội đồng Quản trị, khách hàng, đối tác về mọi hoạt động của Công ty; Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị;
Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc Giám đốc sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện việc ủy quyền một số quyền hạn nhất định cho các Phó Giám đốc
Phòng kinh doanh là bộ phận có các chức năng nhiệm vụ như: Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện; Thiết lập, giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhà phân phối cung cấp nguyên vật liệu; Nghiên cứu thị trường, báo cáo cơ hội đầu tư; Lập hồ sơ đấu thầu, tìm kiếm mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh; Chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng tới khách hàng và khách hàng tiềm năng của Công ty nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần; Thực hiện hoạt động bán hàng nhằm đem lại doanh thu cho doanh nghiệp
Phòng tư vấn thiết kế
Phòng tư vấn – thiết kế là bộ phận chuyên tư vấn cho khách hàng về việc thiết kế sản phẩm, tư vấn các thiết bị lắp đặt phù hợp với nhu cầu và mang tính thẩm mỹ cao; soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công;
Phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc các công tác: Lập hồ sơ kỹ thuật, thẩm tra biện pháp thi công, phương án tổ chức sản xuất thi công, lập hồ sơ nghiệm thu; Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các
26 vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật; Khảo sát thực địa, nghiên cứu thiết kế, lên phương án thi công, lắp đặt thiết bị nội thất; Nghiệm thu (về khối lượng, chất lượng), bàn giao thiết bị cho khách hàng;
Phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự là phòng có chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy nhân sự; thực hiện công tác bảo hộ lao động, công tác bảo vệ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác hành chính quản trị; lưu trữ hồ sơ tài liệu, công văn đi và đến; Thực hiện đối nội, đối ngoại về lĩnh vực hành chính
Phòng kế toán là bộ phận có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch thu chi tài chính hàng tháng, quý, năm; Kiểm tra tính chất hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, thu nợ; kiểm tra việc quản lý sử dụng vật tư tài sản; Ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác đầy đủ số liệu thông tin nghiệp vụ kế toán, lập sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các báo cáo theo chuẩn mực và chế độ kế toán
Thực trạng tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công
Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao giai đoạn năm 2020 – 2022
2.2.1 Thực trạng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao
Bảng 2.2 Thực trạng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao giai đoạn năm 2020 – 2022 Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020
Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) TỔNG TÀI SẢN 14.744.657.725 13.508.788.558 15.521.549.510 235.869.167 9,15 (2.012.760.952) (12,97) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 13.108.983.764 11.795.446.654 13.913.044.768 1.313.537.110 11,14 (2.117.598.114) (15,22)
I Tiền và các khoản tương đương tiền 2.493.545.581 2.276.975.862 3.051.580.690 216.569.719 9,51 (774.604.828) (25,38)
II.Các khoản phải thu ngắn hạn 5.809.567.837 4.887.942.127 6.741.599.565 921.625.710 18,86 (1.853.657.438) (27,50)
1 Phải thu của khách hàng 3.854.288.135 3.183.925.155 4.821.845.243 670.362.980 21,05 (1.637.920.088) (33,97)
2 Trả trước cho người bán 1.882.455.239 1.649.733.627 1.851.508.783 232.721.612 14,11 (201.775.156) (10,90)
3 Phải thu ngắn hạn khác 72.824.463 54.283.345 68.245.539 18.541.118 34,16 (13.962.194) (20,46)
III.Hàng tồn kho 4.585.735.133 4.411.898.130 3.909.973.685 173.837.003 3,94 501.924.445 12,84 IV.Tài sản ngắn hạn khác 220.135.213 218.630.535 209.890.828 1.504.678 0,69 8.739.707 4,16
1 Thuế GTGT được khấu trừ 220.135.213 218.630.535 209.890.828 1.504.678 0,69 8.739.707 4,16
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính)
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Tiền và các khoản tương đương tiền
Biểu đồ 2.4 Tiền và các khoản tương đương của Công ty giai đoạn năm
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản phải thu ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty chỉ bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong TSNH và có xu hướng giảm trong ba năm 2020 - 2022 Năm 2020, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 21,93% TSNH, năm 2021 chiếm 19,30% và năm 2022 chiếm 19,02% TSNH Hiện nay, chính sách dự trữ tiền mặt của Công ty chưa được ban hành, Công ty không áp dụng các mô hình quản lý tiền mặt khoa học mà chỉ theo ý kiến chủ quan của Ban giám đốc Công ty cũng như theo nhu cầu sử dụng tiền phát sinh thực tế Khi Công ty cần một khoản tiền phục vụ cho việc thanh toán tiền hàng hay trả nợ thì phòng kế toán lên dự trù lượng tiền cần trình ban giám đốc Khi ban giám đốc phê duyệt, phòng kế toán có trách nhiệm dự trữ tiền từ nguồn tiền khách hàng thanh toán cho Công ty và các phương án huy động vốn vay khác Năm 2021, lượng tiền của Công ty giảm 25,38% so với năm 2020 Nguyên nhân lượng tiền dự trữ của Công ty giảm là do trong năm 2021, Công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, các khoản thu từ khách hàng giảm nên lượng tiền thu về cũng giảm Bên cạnh đó, cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các nhà cung cấp cũng xiết chặt hơn với các khoản trả chậm của Công ty, các nhà cung cấp và đối tác cũng yêu cầu Công ty thanh toán sớm hơn các khoản nợ Do vậy lượng tiền của Công ty giảm Việc dự trữ ít tiền hơn cũng làm giảm chi phí cơ hội của Công ty nhưng mặt khác cũng gia tăng các rủi ro trong thanh toán của Công ty Đến năm 2022, lượng tiền của Công ty tăng 9,51% so với năm 2021 Trong năm 2022 này, các hợp đồng thi công nội thất được hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng nhiều hơn nên lượng tiền thu về cũng lớn hơn Cùng với đó, các khoản chi đến hạn không nhiều, vì vậy lượng tiền dự trữ của Công ty tăng Mặc dù gia tăng nhưng lượng dữ trữ tiền của Công ty là không quá lớn, chỉ chiếm khoảng 19% tổng tài sản ngắn hạn nên cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến các cơ hội đầu tư sinh lời khác của Công ty
Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và phải thu khác Khoản mục này cũng có xu hướng giảm trong năm
2021 và gia tăng trong ba năm 2022 Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2020 chiếm 48,46%, năm 2021 chiếm 41,44% và năm
2022 chiếm 44,32% trong tổng tài sản ngắn hạn, điều này cho thấy phần lớn tài sản của Công ty bị khách hàng chiếm dụng, làm giảm lượng tiền và thời gian quay vòng tài sản, từ đó khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn suy giảm Trong đó các khoản mục biến động cụ thể như sau:
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 2.5 Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty giai đoạn năm 2020 – 2022 Đơn vị tính: đồng
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Phải thu của khách hàng: Đây là giá trị khối lượng còn lại mà khách hàng chưa thanh toán cho Công ty sau khi Công ty đã hoàn thành việc thi công, bàn giao, nghiệm thu khối lượng các hạng mục thi công hoàn thiện nội thất các công trình xây dựng cho khách hàng Khoản phải thu của khách hàng giảm mạnh vào năm 2021 và có sự gia tăng trong năm 2022 Năm 2021, khoản phải thu khách hàng giảm 33,97% so với năm 2020 Nguyên nhân là do năm 2021, các hoạt động xây dựng, hoàn thiện các công trình cao ốc, chung cư, các dự án bất động sản trên cả nước bị ngưng trệ do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhiều thời điểm các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, 16, 17 của Thủ tướng Chính phủ, do vậy việc lắp đặt hoàn thiện hạng mục nội thất cho các công trình này cũng bị suy giảm mạnh Hoạt động kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh thu giảm sút mạnh, kéo theo các khoản phải thu khách hàng cũng giảm Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Công ty gặp khó khăn, doanh thu giảm sút, lượng tiền giảm, do vậy sau khi khảo sát thực địa, lên ý tưởng thiết kế và được khách hàng chấp thuận, khi thỏa thuận và ký kết hợp đồng với khách hàng, Công ty cũng đưa ra điều khoản được tạm ứng nhiều hơn Vì vậy, các khoản phải thu khách hàng giảm trong năm 2021 Đến năm 2022, các hoạt động kinh doanh của Công ty được khôi phục, Công ty cũng bán được nhiều hàng hơn, việc thi công lắp đặt nội thất cho khách hàng tăng mạnh, doanh thu tăng, cùng với đó Công ty cũng sử dụng chính sách gia tăng thời hạn trả nợ cho khách hàng để tăng sự cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng Cùng với đó, sau dịch bệnh, các hoạt động kinh doanh cũng chưa được khôi phục hoàn toàn, các hoạt động logistics bị ảnh hưởng nên hồ sơ, chứng từ hải quan bị chậm làm kéo dài thời gian nghiệm thu, thanh quyết toán Tất cả những yếu tố này đã khiến cho khoản mục phải thu khách hàng tăng mạnh Việc sử dụng chính sách tín dụng nới lỏng cũng giúp Công ty duy trì được những hợp đồng lớn, đóng góp vào doanh thu chung nhưng cũng khiến nguồn vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều, Công ty cũng đối mặt
38 với những rủi ro trong thanh toán của khách hàng đồng thời làm gia tăng thời gian luân chuyển vốn, giảm nguồn lực tài chính của Công ty Cùng với đó, cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hồ sơ, chứng từ hải quan; các hóa đơn, chứng từ tài chính bị thiếu hoặc chậm nên công tác nghiệm thu bị kéo dài
Trả trước cho người bán: Đây là số tiền Công ty ứng trước cho nhà cung cấp để đặt hàng một số thiết bị nội thất được thiết kế riêng cho các căn hộ của khách hàng trong các dự án Rice city và Vinhome smart city Do các sản phẩm nội thất này mang những nét đặc thù riêng không giống như những hàng hóa thông thường, có nhiều sản phẩm phải đặt hàng riêng với nhà sản xuất nên Công ty cũng phải đặt trước nhà sản xuất Trong các năm 2021 khi các hợp đồng thi công hạng mục nội thất mang tính đặc thù giảm thì Công ty đặt trước cho các nhà sản xuất cũng ít hơn và đến năm 2022 khi các hợp đồng thi công nội thất tăng mạnh thì Công ty cũng phải đặt trước cho các sản xuất nhiều hơn Chỉ tiêu này gia tăng cũng khiến công ty mất đi một số nguồn lực tài chính để đầu tư cho hoạt động sinh lời khác
Phải thu ngắn hạn khác: Các khoản phải thu khác của Công ty chủ yếu bao gồm các khoản tạm ứng Đây là những khoản tiền công ty giao cho các Chỉ huy trưởng tại các công trình để tạm ứng lương cho công nhân và các khoản tạm ứng cho các nhân viên vật tư thanh toán tiền bốc xếp nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động thi công hạng mục nội thất tại các dự án xây dựng Khoản mục này có xu hướng giảm trong năm 2021 khi các hoạt động thi công hoàn thiện nội thất ít hơn Trong năm 2022, các hợp đồng thi công nội thất được triển khai nhiều hơn, Công ty cũng phải chi nhiều hơn các khoản mục tạm ứng nên số tiền tạm ứng cho các nhân viên để mua nguyên vật liệu, bốc xếp, tạm ứng lương cho công nhân phục vụ hoạt động thi công nội thất nhà ở cho các dự án và thực hiện các hoạt động khác tăng khiến khoản phải thu ngắn hạn khác gia tăng
Biểu đồ 2.6 Hàng tồn kho của Công ty giai đoạn năm 2020 – 2022 Đơn vị tính: đồng
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Thư viện ĐH Thăng Long
Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là các thiết bị nội thất xây dựng, các thiết bị nhà tắm, thiết bị vệ sinh, thiết bị phòng bếp, tủ bếp, tủ hút, nguyên vật liệu phục vụ thi công, nguyên liệu đá tự nhiên phục vụ cho hoạt động thi công lát sàn và ốp tường, các công trình xây dựng dở dang Khoản mục này liên tục tăng qua ba năm 2020 –
2022 Nguyên nhân của việc tăng mạnh chỉ tiêu này là do trong các năm 2021 các hoạt động thi công hoàn thiện hạng mục nội thất giảm trong khi Công ty đã chuẩn bị sẵn hàng hóa phục vụ thi công, do vậy hàng tồn kho tăng Bên cạnh các hoạt động thi công nội thất thì Công ty cũng có các hợp đồng thầu phụ thi công xây dựng phần thô cho các nhà thầu xây dựng, do các hoạt động thi công, hoàn thiện bị đình trệ nên các công trình xây dựng dở dang cũng còn nhiều Điều này cũng góp phần làm giá trị hàng tồn kho trong năm 2021 của Công ty gia tăng Đến năm 2022, nhận thấy hoạt động thi công hoàn thiện các công trình xây dựng, dự án bất động sản tăng trưởng mạnh, Công ty muốn mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận bằng việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng nên đã tiến hành nhập một lượng lớn vật tư, thiết bị nội thất Trong năm này, Công ty ký kết hợp đồng lắp đặt thiết bị nội thất, ốp đá tường nhà cho toàn bộ khu nhà thấp tầng và chung cư cao tầng tại Khu đô thị Spirit Saigon, Khu đô thị The Manor, Khu đô thị Rice city…, để chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ thi công đồng thời nhận thấy có nhiều dấu hiệu gia tăng về giá của các loại hàng hóa này nên Công ty đã gia tăng lượng hàng dự trữ, tránh sự tăng giá đột ngột ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Cùng với đó, Công ty trúng thầu nhiều hợp đồng thi công các trụ sở và công trình của các đơn vị hành chính nên Công ty cũng phải nhập một lượng lớn hàng hóa phục vụ cho việc triển khai các hợp đồng này, đồng thời do hoạt động thi công còn dở dang, chưa bàn gia cho khách hàng, do đó giá trị các công trình dở dang cũng gia tăng Vì vậy mà giá trị hàng tồn kho của Công ty tăng mạnh trong năm 2022
Việc lượng hàng tồn kho tăng mạnh đồng thời chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2020 chiếm 28,10%, năm 2021 chiếm 37,40% và năm 2022 chiếm 34,98% sẽ làm gia tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản và gây lãng phí vốn Việc hàng hóa luân chuyển chậm, khả năng quay vòng vốn chậm sẽ làm giảm khả năng sinh lời của công ty Vì vậy công ty cũng cần tính toán kỹ lưỡng và đưa ra mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý nhằm đảm bảo tốc độ quay vòng hàng tồn kho, hạn chế phát sinh các khoản chi phí lưu kho.Vì vậy trong những năm tới Công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tính toán lượng hàng tồn kho hợp lý, xác định điểm đặt hàng theo mô hình dự trữ tồn kho một cách khoa học để vẫn đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nhưng không quá cao làm gia tăng chi phí bảo quản, chi phí lưu kho
Tài sản ngắn hạn khác
Biểu đồ 2.7 Tài sản ngắn hạn khác của Công ty giai đoạn năm 2020 – 2022 Đơn vị tính: đồng
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Tài sản ngắn hạn khác của Công ty chỉ bao gồm các khoản thuế GTGT được khấu trừ và chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn ở cả ba năm, năm
2020 chiếm 1,51%, năm 2021 chiếm 1,85% và năm 2022 chiếm 1,68% tài sản ngắn hạn
Do các hàng hóa đầu vào đủ điều kiện khấu trừ thuế mà Công ty nhập mua vào trong năm 2021, 2022 gia tăng nên khoản mục thuế GTGT được khấu trừ cũng gia tăng
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao
Vòng quay tài sản ngắn hạn và hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn
Bảng 2.3 Vòng quay tài sản ngắn hạn và hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn của
Công ty giai đoạn năm 2020 – 2022
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Thời gian luân chuyển TSNH (ngày) 178,10 220,29 175,97 (42,19) 44,32
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Thư viện ĐH Thăng Long
Vòng quay tài sản ngắn hạn: Năm 2021, số vòng quay tài sản ngắn hạn của Công ty là 1,63 vòng, giảm 0,42 vòng so với năm 2020 Nguyên nhân của sự suy giảm chỉ tiêu này là do năm 2021 doanh thu thuần có mức giảm lớn hơn mức giảm của tài sản ngắn hạn Vòng quay tài sản ngắn hạn giảm cho thấy tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn chậm lại, khả năng vận động của các tài sản ngắn hạn trong năm 2021 là không tốt, việc phân bổ và sử dụng các tài sản ngắn hạn của Công ty còn nhiều lãng phí nên doanh thu đem lại chưa tương xứng với giá trị tài sản mà Công ty đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giảm Năm 2022, vòng quay tài sản ngắn hạn của Công ty tăng lên mức 2,02 vòng, tăng 0,39 vòng so với năm 2021 Trong năm 2022 này, tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn lớn hơn, các tài sản ngắn hạn vận động nhanh hơn, không bị tồn đọng quá nhiều, không phát sinh các khoản chi phí để xử lý Vì vậy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cũng gia tăng
Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết để đạt được 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn Năm 2021 hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn của Công ty là 0,61 lần, tăng 0,12 lần so với năm
2020 Hệ số này cho biết trong năm 2021, để tạo ra 1 đồng doanh thu thì Công ty sử dụng hết 0,61 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,12 đồng so với năm 2020 Điều này cho thấy trong năm 2021 Công ty phải sử dụng nhiều tài sản ngắn hạn hơn để tạo ra doanh thu Năm 2022, hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn của Công ty là 0,49 lần, giảm 0,12 lần so với năm 2021 Hệ số này cho biết trong năm 2022, để tạo ra 1 đồng doanh thu, Công ty sử dụng hết 0,49 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 0,12 đồng so với năm 2021 Như vậy, trong năm 2022, Công ty đã tiêu tốn ít tài sản ngắn hạn hơn để tạo ra doanh thu, tài sản ngắn hạn được sử dụng hiệu quả hơn so với năm 2021
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC KỸ THUẬT CAO
Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao
Trải qua quá trình phát triển với những hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh và xây dựng trên thị trường của ban lãnh đạo, Công ty đã tự khẳng định mình trong vai trò của một đơn vị thiết kế, thi công các hạng mục nội thất của các công trình xây dựng bằng các vật liệu mới, an toàn và thân thiện với môi trường Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thi công nội thất nhằm tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững Các định hướng phát triển cụ thể của công ty như sau:
Mục tiêu của công ty trước mắt đó là nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp, thoả mãn được tối đa nhu cầu của các khách hàng, xây dựng một đội ngũ nhân viên có trình độ giỏi, tay nghề cao, kỷ luật tốt
Không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh mới, giữ vững được lượng khách hàng truyền thống Nâng cao vị thế, khẳng định được uy tín trên thị trường, gây được sự chú ý với các nhà đầu tư, khách hàng mới Bên cạnh đó, ban lãnh đạo công ty cũng xem xét tới phương án tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào ổn định, giá cả hợp lý, thuận tiện nhất cho quá trình bán hàng cũng như thi công, lắp đặt Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật thông qua các lớp đào tạo chuyên môn Thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí, giảm chi phí đầu vào nhằm ổn định giá thành sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân 10 – 20%/ năm
Thực hiện dự án đổi mới thiết bị công nghệ theo kịp với nhu cầu của thị trường, nâng cấp trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị và điều kiện làm việc cho công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao
3.2.1 Xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu
Tiền mặt là loại tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất trong các tài sản, dự trữ tiền mặt là điều tất yếu để đảm bảo thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai Căn cứ vào nhu cầu sử dụng tiền mặt, Công ty cần cân nhắc lượng tiền mặt dự trữ một cách hợp lý nhằm tối ưu hoá lượng tiền nắm giữ Để xác định mức dự trữ tiền đơn giản nhất cho những năm tiếp theo, Công ty có thể áp dụng mô hình Miller-orr, đây là mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình giản đơn và mô
Thư viện ĐH Thăng Long
63 hình thực tế Dựa vào mô hình này có thể xác định mức tồn quỹ tối ưu trong trường hợp doanh nghiệp không dự đoán được chính xác các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ
Sơ đồ 3.1 Quản lý ngân quỹ theo mô hình Miller-Orr
(Nguồn: Lưu Thị Hương và Ngô Thị Quyên (2019), Quản trị tài chính doanh nghiệp,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia)
Theo mô hình Miller-Orr, khoảng dao động của mức cân đối tiền phụ thuộc vào ba yếu tố được chỉ ra trong công thức sau:
D: khoảng dao động tiền mặt (khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ)
C b : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán thanh khoản
V b : Phương sai của thu chi ngân quỹ i: Lãi suất
Các doanh nghiệp thường xác định mức tồn quỹ theo thiết kế ở điểm một phần ba khoảng cách kể từ giới hạn dưới lên giới hạn trên:
Mức tiền theo thiết kế = Mức tiền giới hạn dưới + Khoảng dao động tiền mặt
3 Áp dụng mô hình Miller-Orr với Công ty Cổ phần Thiết kế kiến trúc kỹ thuật cao, cụ thể như sau: Đầu tiên đó là xác định giá trị giới hạn dưới Theo mức chi tiêu và số liệu mà bộ phận kế toán của Công ty cung cấp, dòng tiền mặt ròng thấp nhất trung bình mỗi ngày của Công ty là 800.000.000 đồng, phương sai được tính toán là 800.000.000 2
Bảng 3.1 Biểu phí giao dịch chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán MB
(Nguồn: https://mbs.com.vn/khach-hang-to-chuc/dich-vu-chung-khoan/bieu-gia-dich-vu/)
Theo biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty Cổ phần chứng khoán MB, một thành viên của Tập đoàn MB, đối với giao dịch mua bán chứng khoán từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, chi phí cho một giao dịch là 0,15% trên tổng số tiền giao dịch Lãi suất không kỳ hạn theo biểu lãi suất tiền gửi của ngân hàng MBBank là 0,1%/năm Từ các số liệu tổng hợp, áp dụng công thức, khoảng dao động tiền mặt tối ưu là:
Khoảng dao động tiền mặt=3 ×√3 ×800.000.000×0,15%×800.000.000 2
Từ khoảng dao động tiền mặt, tính được:
Giới hạn trên = 832.033.529 + 800.000.000 = 1.632.033.529đ Mức tiền mặt thiết kế = 832.033.529/3 + 800.000.000 = 1.077.344.510đ
Như vậy, theo mô hình Miller – Orr, Công ty có thể để mức tiền mặt biến động từ khoảng 800.000.000 đồng đến 1.632.033.529 đồng, trong đó mức dự trữ tối ưu nhất là 1.077.344.510 đồng Nếu lượng tiền mặt biến động trong khoảng này, Công ty không cần thiết phải thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán chứng khoán nào Trong các trường hợp khác, Công ty sẽ phải quyết định bán ra hoặc mua thêm một khối lượng chứng khoán ngắn hạn nhất định để tăng/giảm số dư tiền mặt về mức thiết kế là 1.077.344.510 đồng
Hiện tại mức dự trữ tiền mặt của Công ty đang là 2.493.545.581 đồng, trong trường hợp này, mức dự trữ tiền của Công ty đã vượt giới hạn trên, Công ty nên đầu tư mua chứng khoán ngắn hạn để giảm số dư tiền mặt về mức thiết kế, giảm lượng tiền nhàn rỗi đồng thời gia tăng các cơ hội sinh lời cho Công ty Khối lượng chứng khoán cần mua sẽ là:
Ngoài ra, để xây dựng và thực hiện mô hình quản trị vốn bằng tiền một cách tối
Thư viện ĐH Thăng Long
65 ưu, công ty cần thực hiện thêm những giải pháp cụ thể và bài bản hơn như:
Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và xác định rõ mục tiêu phải thực hiện trong từng năm để từ đó xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho từng năm và ở tầm vi mô là các hoạt động của công ty trong từng tháng Đó sẽ là cơ sở để công ty có thể dựa vào, làm khung cho việc dự báo dòng tiền và quản trị tiền mặt Các kế hoạch hoạt động sẽ được các phòng ban lập thành quý và trình để Ban giám đốc phê duyệt vào giữa quý của quý trước quý thực hiện
Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ Để làm được điều này thì phảo thực hiện các công tác quan sát, nghiên cứu vạch rõ qui luật của việc thu chi
Công ty nên có biện pháp rút ngắn thời gian thu nợ càng nhiều càng tốt và thương lượng với nhà cung cấp để tăng hạn mức nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ, kéo dài thời gian các khoản phải trả Từ đó công ty sẽ có thời gian trì hoãn và linh động hơn trong việc trả nợ đến hạn và sử dụng khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư
Giám sát chặt chẽ và quản lý nghiêm ngặt đối với các loại quỹ, đối chiếu với thực tế và kịp thời xử lý các khoản chênh lệch nếu có
3.2.2 Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu
3.2.2.1 Sử dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ
Qua phân tích có thể thấy khoản mục phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản ngắn hạn của Công ty Điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cơ hội đầu tư của Công ty trong tương lai do bị chiếm dụng vốn lớn Chính vì vậy, Công ty cần tiến hành các giải pháp nhằm khống chế không cho các khoản phải thu tăng quá cao, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng thu hồi công nợ nhằm cải thiện lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và tránh được rủi ro khách hàng không thanh toán Để giảm thiểu các khoản phải thu thì Công ty nên thực hiện các chính sách khuyến khích khách hàng ứng trước hoặc thanh toán sớm cho Công ty bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán Đây là một cách làm rất hiệu quả, Công ty sẽ thu tiền của khách hàng trước khi cung cấp hàng hóa bằng việc tăng tỉ lệ chiết khấu hoặc giảm giá đến mức thấp nhất Việc thu tiền trước sẽ giúp Công ty có thể sử dụng để chi trả cho các khoản thanh toán đến hạn Bên cạnh đó, việc thu tiền trước cũng giúp Công ty hạn chế rủi ro về hủy hợp đồng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty cần tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn chứ không chỉ đơn thuần là bộ phận kế toán phụ trách thanh toán trong phòng kế toán như hiện nay Đồng thời, Công ty cần tính toán và trích lập một khoản dự phòng
66 phải thu khó đòi thật hợp lý để bảo toàn vốn ngắn hạn của Công ty, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, mang lại hiệu quả cao nhất
Công ty nên xây dựng cho mình các mô hình quản trị nợ phải thu một cách hợp lý và khoa học Hiện tại, Công ty đang áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng đơn thuần, không xét đến các yếu tố rủi ro Mô hình quản trị và chính sách thu nợ áp dụng riêng cho các khoản phải thu khác này trong năm tới cần thay đổi Chính sách thu nợ của Công ty cũng nên áp dụng thêm biện pháp cứng rắn vào những thời điểm nhất định để giảm các khoản nợ phải thu Những khách hàng nợ vốn lâu, khả năng thanh toán yếu kém cần phải áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt hoặc nếu khó có khả năng thanh toán thì nên xem xét cắt hợp đồng, thu hồi và thanh lý tài sản thế chấp Nếu không làm như vậy, số vốn Công ty bị chiếm dụng ngày càng cao đến không thể kiểm soát được, dần dần sẽ dẫn đến việc kinh doanh bị thua lỗ
Công ty vẫn nên áp dụng mô hình quản trị khoản phải thu nới lỏng tín dụng như trước đây nhưng phải tính đến phần nợ xấu khó đòi và các rủi ro tín dụng Điều đó có nghĩa là, trong những năm tới, Công ty cũng nên áp dụng mô hình nới lỏng có xét đến các yếu tố rủi ro như sau:
Sơ đồ 3.2 Mô hình quản trị nợ phải thu nới lỏng tín dụng có tính đến rủi ro
(Nguồn: Nguyễn Quang Huân (2012), Bài giảng quản trị khoản phải thu và tồn kho, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)