Nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH tại Doanh nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH ( ( ( ( ( CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn tại[.]
Những vấn đề cơ bản và hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp
Tổng quan về Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Tài sản ngắn hạn (TSNH).
1.1.1.1 Khái niệm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử tồn tại và phát triển của đất nước ta, với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường Trong điều kiện đó, các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng và phát triển, trong nền kinh tế xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau, cùng tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luật Cho dù có khác nhau về loại hình, về lĩnh vực kinh doanh nhưng các doanh nghiệp luôn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động( nhiên nguyên,nhiên, vật liệu, bán thành phẩm ) chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản ngắn hạn (TSNH) Trong các doanh nghiệp, TSNH gồm TSNH sản xuất và TSNH lưu thông.
TSNH sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định Thuộc về TSNH sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ.
TSNH lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán.
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài ngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục Để hình thành nên tài sản ngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn tương ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là tài sản ngắn hạn (TSNH ) của doanh nghiệp.
TSNH là một tài sản trong bảng cân đối trong đó dự kiến sẽ được bán hoặc sử dụng hết trong tương lai gần, thường là trong vòng một năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh - tùy cái nào dài hơn Tài sản điển hình hiện nay bao gồm tiền, tương đương tiền, tài khoản phải thu, kho, phần của các tài khoản trả trước đó sẽ được sử dụng trong vòng một năm, và đầu tư ngắn hạn Giá trị các loạiTSNH của doanh nghiệp, sản xuất thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng.
Phân bi t T i s n ng n h n v T i s n d i h n:ệt Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ắn hạn và Tài sản dài hạn: ạn và Tài sản dài hạn: ài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ạn và Tài sản dài hạn:
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
- Thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn: trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm
- TSNH của Doanh nghiệp bao gồm:
Vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác
- Thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn: trong nhiều kỳ kinh doanh hoặc hơn một năm tài chính
- TSDH của Doanh nghiệp bao gồm: TSDH hữu hình, TSDH vô hình, TSDH thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại …
1.1.1.2 Phân loại Tài sản ngắn hạn Để phân loại TSNH người ta bắt đầu nghiên cứu chu kỳ vận động của tiền mặt.
Chu kỳ vận động của tiền mặt vừa là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý TSNH vừa là căn cứ phân loại TSNH.
Chu kỳ vận động của tiền mặt là độ dài thời gian từ khi thanh toán khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm cuối cùng.
Có thể hình dung trình tự vận động của vốn ngắn hạn như sau:
+ Công ty mua nguyên vật liệu để sản xuất, phần lớn những khoản mục này chưa phải trả ngay, tạo nên những khoản phải trả Do vậy, việc mua trong trường hợp này không ảnh hưởng ngay đến luồng tiền.
+ Lao động được sử dụng để chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và thông thường tiền lương không được trả ngay vào lúc công việc được thực hiện, từ đó hình thành các khoản lương phải trả.
+ Hàng hoá thành phẩm được bán, nhưng là bán chịu, do đó tạo nên khoản phải thu và từ đó việc bán hàng không tạo nên luồng tiền vào ngay lập tức. + Tại một thời điểm nào đó trong quá trình vận động nói trên, doanh nghiệp phải thanh toán những khoản phải trả và nếu những khoản thanh toán này được thực hiện trước khi thu được những khoản phải thu thì sẽ tạo ra những luồng tiền ròng Luồng tiền này phải được tài trợ bằng một biện pháp nào đó.
1.1.1.3 Đặc điểm Tài sản ngắn hạn
TSNH trong Doanh nghiệp sản xuất tham gia vào tất cả các giai đoạn của một chu kì SXKD: dự trữ - sản xuất - tiêu thụ Đặc điểm nổi bật của TSNH là không ngừng tuần hoàn và chu chuyển giá trị TSNH bắt đầu từ hình thái vốn tiền tệ tuần tự qua các giai đoạn khác nhau và biến đổi hình thái biểu hiện để cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền như điểm xuất phát nhưng lớn hơn về chất và lượng Đó là sự tuần hoàn liên tục không ngừng của vốn ngắn hạn làm một vòng tuần hoàn và được gọi là vòng chu chuyển của TSNH.
TSNH chỉ dịch chuyển một lần toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Vì phần lớn đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thủy tinh.
Cũng do đó mà TSNH chỉ tham gia vào một chu kỳ SXKD Các đối tượng lao động chỉ được sử dụng trong một chu kì sản xuất, chu kì sau lại phải sử dụng đối tượng khác Khi chu kỳ sản xuất kết thúc, TSNH được thu hồi lại sau đó tiếp tục được đầu tư cho chu kỳ tiếp theo, phục vụ cho sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp nhàng.
Nhìn chung, nếu tốc độ luân chuyển của TSNH càng cao thì ứ đọng vốn dự trữ của Doanh nghiệp càng ít Doanh nghiệp nhanh chóng tiêu thụ được sản phẩm và thu tiền hàng, làm tăng số lần thu lợi nhuận.
1.1.1.4 Vai trò Tài sản ngắn hạn Để tiến hành hoạt động SXKD, mọi Doanh nghiệp cần phải có một số lượng tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động nhất định Trong nền kinh tế thị trường, mọi vận động kinh tế đều được tiền tệ hóa, do đó để được những yếu tố nói trên đòi hỏi Doanh nghiệp phải có một số lượng tiền tệ ứng trước để SXKD. Đặc điểm nổi bật của đồng vốn trong Doanh nghiệp là chúng luôn vận động không ngừng Trong SXKD, sự vận động đó diễn ra rất đa dạng Có thể đó là sự dịch chuyển giá trị, chuyển quyền sở hữu, sự thay đổi trạng thái biểu hiện của giá trị
Nhờ vào sự vận động của vốn tiền tệ mà quá trình SXKD của các doanh nghiệp được diễn ra liên tục.
Hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn
1.2.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp Trong khuôn khổ chuyên đề này chúng ta đứng trên quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tức là làm sao để chỉ phải bỏ ra một lượng tài sản nhỏ nhất mà thu về được lợi nhuận lớn nhất.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề sống còn doanh nghiệp cần quan tâm là tính hiệu quả Chỉ khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp mới có thể tự trang trải chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và quan trọng hơn là duy trì và phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các yếu tố bộ phận Trong đó, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bởi khác với tài sản cố định, tài sản ngắn hạn cần các biện pháp linh hoạt, kịp thời phù hợp với từng thời điểm thì mới đem lại hiệu quả cao Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những căn cứ đánh giá năng lực sản xuất, chính sách dự trữ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và nó cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Có thể nói rằng mục tiêu lâu dài của mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận Việc quản lý sử dụng tốt tài sản ngắn hạn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đã đề ra Bởi vì quản lý tài sản ngắn hạn không những đảm bảo sử dụng tài sản ngắn hạn hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa đối với việc hạ thấp chi phí sản xuất, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và thu tiền bán hàng, từ đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, đảm bảo lợi nhuận tối đa với số lượng tài sản ngắn hạn sử dụng với chi phí thấp nhất Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là yêu cầu tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ đơn thuần do quản trị tài sản ngắn hạn tồi Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số doanh nghiệp trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng tài sản nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, không có tài sản sẽ không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào Song việc sử dụng tài sản như thế nào cho có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.Với ý nghĩa đó, việc quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và TSNH nói riêng là một nội dung rất quan trọng của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng TSNH phải được hiểu trên hai khía cạnh:
+ Một là, với số tài sản hiện có có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Hai là, đầu tư thêm tài sản một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng tài sản.
Hai khía cạnh này chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng tài sản nói chung và TSNH nói riêng
Trước đây, khi nền kinh tế nước ta còn trong thời kỳ bao cấp, mọi nhu cầu vốn,tài sản cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được Nhà nước cấp phát hoặc cấp tín dụng ưu đãi nên các doanh nghiệp không đặt vấn đề khai thác và sử dụng tài sản có hiệu quả lên hàng đầu Kể cả hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã phải tự tìm nguồn vốn để hoạt động thì hiệu quả sử dụng vốn,tài sản nói chung và TSNH nói riêng vẫn ở mức thấp Đó là do các doanh nghiệp chưa bắt kịp với cơ chế thị trường nên còn nhiều bất cập trong công tác quản lý và sử dụng tài sản. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả từng đồng TSNH nhằm làm cho TSNH được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất Việc tăng tốc độ luân chuyển TSNH cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, qua đó, vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số TSNH cần thiết mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hoá bằng hoặc lớn hơn trước Nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH còn có ý nghĩa quan trong trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm
Hơn nữa, mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận và lợi ích xã hội chung nhưng bên cạnh đó một vấn đề quan trọng đặt ra tối thiểu cho các doanh nghiệp là cần phải bảo toàn TSNH Do đặc điểm TSNH lưu chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm và hình tháiTSNH thường xuyên biến đổi vì vậy vấn đề bảo toàn TSNH chỉ xét trên mặt giá trị Bảo toàn TSNH thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ được đủ mua một lượng vật tư, hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả hàng hoá tăng lên, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản ngắn hạn định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH còn giúp cho doanh nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trang thiết bị, kỹ thuật được cải tiến Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến công nghệ hiện đại sẽ tạo ra khả năng rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường Đặc biệt khi khai thác được các tài sản, sử dụng tốt tài sản ngắn hạn, nhất là việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả
TSNH trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm bớt nhu cầu vay vốn cũng như việc giảm chi phí về lãi vay.
Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn trong các doanh nghiệp Đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn nữa là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
1.2.3.1 Vòng quay tài sản ngắn hạn
Việc sử dụng tài sản ngắn hạn đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm Tài sản ngắn hạn luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn c aủa doanh nghi p c ng cao v ngệt Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn: ược lại ạn và Tài sản dài hạn:c l i.
Vòng quay TSLĐ trong kú = Doanh thu thuÇn
Chỉ tiêu vòng quay tài sản ngắn hạn phản ánh trong một năm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản ngắn hạn bình quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
1.2.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hệ số sinh lợi TSLĐ = Lợi nhuận sau thuế
TSL§ bq trong kú Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao càng tốt Mức doanh lợi tài sản ngắn hạn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.
1.2.3.3 Mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt đối với doanh nghiệp, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng tài sản ngắn hạn sẽ tăng lên
1.2.3.4 Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuÇn kú ph©n tÝch x (
Thêi gian 1 vòng luân chuyÓn kú ph©n tÝch
Thêi gian 1 vòng luân chuyÓn kú gèc
Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn số tài sản ngắn hạn doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn Doanh nghiệp càng tăng được vòng quay tài sản ngắn hạn thì càng có khả năng tiết kiệm được tài sản ngắn hạn, càng nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Thời gian 1 vòng luân chuyển
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu trên đây tuy không phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhưng nó cũng là những công cụ mà người quản lý tài chính cần xem xét để điều chỉnh việc sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn của Doanh nghiệp.
TSNH của doanh nghiệp luôn vận động chuyển hoá không ngừng và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau Trong quá trình vận động đó, TSNH chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp Có thể chia các nhân tố đó ra làm hai nhóm chủ yếu là: Nhân tố chủ quan và Nhân tố khách quan
Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSNH cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến một số nhân tố chủ yếu sau:
+ Vấn đề xác định nhu cầu TSNH: do xác định nhu cầu TSNH thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh Nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu vốn thì lại không đảm cho qúa trình sản xuất.Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH và ngược lại.
+ Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí TSNH, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng TSNH của doanh nghiệp Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dung TSNH, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng TSNH, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng TSNH mang lại là cao nhất.
Hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi:
+ Tốc độ phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức mua của thị trường sẽ bị giảm sút Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít đi, lợi nhuận giảm sút và tất yếu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và TSNH nói riêng.
+ Rủi ro: Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên nhiên gây ra như động đất, lũ lụt, núi lửa mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm giảm giá trị tài sản, vật tư vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá cả của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và TSNH nói riêng.
+ Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự điều chỉnh, thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế cũng tác động đến hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠICÔNG TY TNHH MTV DƯỢC KHOA – TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI
Khái quát về Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội
Công ty TNHH Một thành viên Dược Khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quyết định số 1633/QĐ-BYT ngày 24/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế Với tên gọi ban đầu là CÔNG TY DƯỢC KHOA thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội Đến năm 2010 thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Công ty Dược khoa thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội đã được tổ chức lại, chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Dược khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội, do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ theo quyết định số 2334/QĐ-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2010.
Tên tiếng Anh của Công ty: Duoc khoa Pharmaceutical Company Limited
Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: DK Pharma., Ltd.
Trụ sở: số 13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
* Công ty là đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ Tổ chức và hoạt động do Bộ Y tế phê duyệt; có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, có con dấu riêng, có biểu tượng, có chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học Dược HàNội tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009 là 4.054.539.480 đồng (Bốn tỉ không trăm năm mươi tư triệu năm trăm ba mươi chin ngàn bốn trăm tám mươi đồng).
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội
* Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty theo mô hình:
Chủ tịch Công ty: Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc
Các Phó Giám đốc: sản xuất, kế hoạch, kinh doanh và chất lượng
Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
1 Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty
2 Phó Giám đốc Công ty
3 Phòng Tài chính – Kế toán
4 Phòng Hành chính – Nhân sự
5 Phòng Kinh doanh – Tiếp thị
6 Phòng Kế hoạch – Vật tư
7 Phòng Bảo đảm chất lượng
8 Phòng Kiểm tra chất lượng
9 Phòng Nghiên cứu phát triển
13.Xưởng nguyên liệu làm thuốc Glycyl Funtumin – sản xuất thuốc tăng cường miễn dịch Aslem
15.Nhà thuốc bán lẻ tại 13-15 Lê Thánh Tông
* Đại diện Chủ sở hữu Công ty: Bộ Y tế, số 138A phố Giảng Võ, Quận
Ba Đình, Thành phố Hà Nội Đại diện trực tiếp Chủ sở hữu: Chủ tịch Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội Chủ tịch Công ty là người đại diện pháp luật của công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.
* Quyền và nghĩa vụ của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học dược Hà Nội là: Tổ chức, quản lý công ty; quan hệ giữa công ty với Bộ Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: Thuốc tân dược, thuốc Đông dược, thuốc từ dược liệu; Thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, chất diệt khuẩn, khử trùng dùng cho người; Các loại nguyên liệu sản xuất thuốc, tá dược, dược liệu, tinh dầu, hương liệu, dầu thực vật, chất màu.
- Dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nuôi trồng dược liệu, chế biến thuốc từ dược liệu và các lĩnh vực khác.
- Nuôi trồng dược liệu và các cây công nghiệp khác.
- Đào tạo nhân lực dược.
- Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
DK Pharma trực tiếp nghiên cứu phát triển và sản xuất 40 sản phẩm khác nhau, bao gồm các dòng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nguyên liệu thuốc tăng cường miễn dịch kéo dài tuổi thọ bệnh nhân ung thư (dạng bột), thuốc thảo dược chữa tê thấp, đau nhức sưng khớp (dạng viên nén), thuốc chữa bệnh về gan (dang viên nang), thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gan mật, hỗ trợ chữa tiểu đường (dạng trà túi lọc), thuốc bổ cho người suy nhược (dạng viên nang), vitamin ( dạng xirô)…
Các sản phẩm được công ty trực tiếp phân phối và cung cấp cho hơn 20 doanh nghiệp dược khác nhau trong nước.
Hệ thống nhận diện thương hiệu:
Nhãn hiệu DKPharma cùng với Logo màu xanh lá và vàng đậm cùng với họa tiết thực vật cách điệu đã được bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nhãn hiệu thể hiện cho giá trị truyền thống lâu bền và định hướng thân thiện thiên nhiên của DKPharma.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học dược Hà Nội
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của đất nước Ngành DượcViệt Nam đã có những tiến bộ nhanh và hết sức cơ bản Ngành Dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% thị phần dược phẩm Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội cũng đóng góp một phần cho nhu cầu chung của cả nước Tuy vẫn chưa đáp ứng được tốt nhất về số lượng cũng như chủng loại sản phẩm, nhưng Công ty vẫn có những sản phẩm mũi nhọn tiêu biểu, có uy tín và chất lượng trên thị trường nội địa.
Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1933 Trong nước, Chính phủ thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Năm 2011, GDP đạt 6.24% Năm 2012 chỉ đạt 5.25% Năm 2013 tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 4.76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5.54%) cả nước ước tính tăng khoảng 5.4% GDP Hà Nội duy trì ở mức
8.91%, tăng khoảng 1.5 lần so với tốc độ tăng trưởng của cả nước giai đoạn
Chịu ảnh hưởng chung từ tình hình ấy, Công ty TNHH MTV Dược khoa – trường ĐH Dược Hà Nội đã gặp phải những khó khăn ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng và doanh thu của công ty Ngoài ra, do chuyển đổi từ công ty nhà nước trực thuộc Đại học Dược thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu trực thuộc Bộ Y Tế nên công ty có nhiều thay đổi về quy mô, hệ thống tổ chức Công ty thực hiện hoàn thiện hệ thống nhân sự với việc mở rộng các phòng ban chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị với chi phí lớn mà hiệu quả của đầu tư phát huy trong nhiều kỳ nên có phần ảnh hưởng tới doanh thu và kết quả SXKD Điều đó làm cho tổng doanh thu cuối năm 2013 giảm 0.22% so với cùng kỳ năm 2012, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng 452 triệu đồng so với năm 2012
Kết quả cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2011,2012,2013 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Năm 2011 Năm2012 Năm 2013
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 46,360,523,316 44,496,291,898 34,756,004,276
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 83,732,820
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 43,871,535,228 39,376,740,518 30,531,145,319
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 10,488,423 10,814,548 6,380,197
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 462,432,328
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 462,432,328 756,052,264 906,490,460
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2,677,277,566
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 0
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30 0
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Nguồn: Trích Báo cáo KQHĐ Kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của Công ty
Biểu đồ 1: Sự biến động về Tổng doanh thu của Công ty
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 Cụ thể, năm 2012, tổng doanh thu của công ty đạt 44,496,291,898 đồng, giảm so với năm 2011 là 44,496,291,898 – 46,360,523,316 = -1,864,231,418 đồng tương ứng giảm 4% là do trong năm 2012 có 1 xưởng nghỉ sản xuất do không có đơn hàng Vì mặt hàng của xưởng này khá đặc thù (nguyên liệu làm thuốc kháng sinh) nên thường sản xuất theo đơn đặt hàng Tổng doanh thu cuối năm 2013 giảm 0.22% so với cùng kỳ năm 2012, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng 452 triệu đồng so với năm 2012 Nguyên nhân của sự giảm sút trên một phần do việc chuyển đổi từ công ty nhà nước trực thuộc Đại học Dược thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu trực thuộc Bộ Y Tế như đã nói ở trên, công ty đang trong quá trình tái cơ cấu trong đó có việc tái cơ cấu các mặt hàng, chuyển từ sản xuất tràn lan sang lựa chọn mặt hàng, lựa chọn khách hàng mang lại hiệu quả cao hơn, ổn định hơn, có ý định hợp tác lâu dài, gắn bó với công ty Ngoài ra, về hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của công ty do phải thực hiện hoàn thiện hệ thống nhân sự với việc mở rộng các phòng ban chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, thuê nhân công có tay nghề cao với chi phí lớn mà hiệu quả của đầu tư phát huy trong nhiều kỳ nên có phần ảnh hưởng tới doanh thu và kết
Tổng doanh thu quả SXKD trong những năm gần đây, đây thực sự là giai đoạn khó khăn của công ty.
Thực trạng về hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội
2.2.1 Thực trạng Tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội
Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó, nhưng làm thế nào để quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho có hiệu quả là việc làm còn khó hơn rất nhiều Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng TSNH, đó là việc phân bổ TSNH sao cho hợp lý Mỗi một khoản mục sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng TSNH của công ty thì được coi là hợp lý, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, năng lực của đội ngũ lãnh đạo Do đó, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có kết cấu TSNH khác nhau Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với lượng TSNH chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn thì việc phân bổ TSNH của công ty sao cho hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, có tính quyết định tới hiệu quả sử dụng TSNH và hiệu quả kinh doanh của công ty Ta có thể thấy được tình hình phân bổ và cơ cấu TSNH của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội qua bảng sau:
Bảng 2: Bảng cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Đơn vị tính: VN đồn kho:ng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỉ lệ
II.Các khoản đầu tư tài chính
III.Các khoản phải thu 1.511.229.816 21.843 1.391.281.049 13.54 (119.948.767) (7)
1.Phải thu của khách hàng 1.415.385.322 93.66 1.141.165.784 82.02 (274.220.538) (19)
2.Trả trước cho người bán 3.200.082 0.21 82.592.000 5.936 79.391.918 2481
3.Các khoản phải thu khác 92.644.412 6.13 67.523.265 4.853 (25.121.147) (27)
V.Tài sản ngắn hạn khác 669.606.803 8.8 587.092.524 5.4 (82.514.279) (12)
1.Chi phí trả trước ngắn hạn 311.975.348 46.6 392.575.177 66.86 80.599.829 25
2.Thuế GTGT được khấu trừ 223.404.159 33.36 - - (223.404.159) 0
3.Tài sản ngắn hạn khác 134.227.296 20.04 194.517.347 33.13 60.290.051 44
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Qua số liệu ở bảng 2 ta có thể thấy:
Trong hai năm liên tiếp TSNH của công ty đều tăng lên Năm 2013 so với năm 2012 TSNH tăng 3.270.533.672 đồng tương đương với tỷ lệ tăng
43%.Trong đó TSNH tăng chủ yếu là do hai khoản tiền và hàng tồn kho với tỉ lệ tăng lớn Cụ thể tiền tăng 365%, hàng tồn kho tăng 49% so với năm 2012.
Việc TSNH của công ty năm 2013 đã tăng một lượng không nhỏ là do:
- Do khoản tiền tăng Nếu như năm 2012 khoản tiền của công ty là:
248.671.737 đồng thì đến 2013 khoản tiền đã lên tới 1.157.442.747đồng ,tức là đã tăng hơn 908 tr.đồng ,với tỷ lệ 365% Nguyên nhân là do công ty nhận được khoản trả trước của khách hàng vào những tháng cuối năm Điều này đã làm cho tỉ trọng của các khoản tiền so với tổng TSNH cũng tăng lên Nếu như năm 2012, các khoản tiền chỉ chiếm tới 0.36% và năm 2013 là 11,27% trong tổng TSNH Những con số trên cho thấy công ty luôn đảm bảo một lượng tiền dự trữ trong két bao gồm cả lượng tiền mặt tại quỹ cũng như TSNH nhất định đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng và trả lương cho công nhân viên trong thời gian ngắn hạn.
- Do hàng tồn kho tăng đáng kể, năm 2013 khoản mục hàng tồn kho của công ty là 7.722.838.325 đồng, đã tăng 2.564.226.000 đồng so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang khó khăn nhất định trong việc tiêu thu sản phẩm Những khó khăn này không chỉ công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội nói riêng găp phải, mà ngành dược nói chung trong nước đang tìm những hướng đi mới để khắc phục những khó khăn trên đó là thị trường tiêu thụ, cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu Chính sự tăng lên mạnh của hàng tồn kho làm cho tỷ trọng của khoản này trong tổng TSNH cũng tăng lên đáng kể khi mà năm 2013 nó chiếm tới 75.18% so với tổng TSNH Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là khoản đảm bảo cho nợ ngắn hạn, với tỷ lệ hàng tồn kho thường xuyên lớn công ty cũng có thể tận dụng để vay vốn lưu động ngân hàng nhờ thế chấp hàng tồn kho để đảm bảo nhu cầu chi tiêu ngắn hạn Mặt khác, tỷ trọng vật tư, nguyên liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hàng tồn cũng cho thấy hàng tồn kho cao một phần là do công ty tăng mua dự trữ vật tư để phục vụ nhiều kỳ sản xuất kinh doanh Trong điều kiện sản xuất kinh doanh liên tục, ổn định, không có các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến chu kỳ SXKD, ảnh hưởng đến việc vật tư tồn kho luân chuyển vào sản xuất tạo ra sản phẩm để tiêu thụ thì việc hàng tồn kho cao cũng không phải là vấn đề quá lo ngại
Mặt khác ta thấy trong cơ cấu TSNH thì trong năm 2012 và 2013 các khoản phải thu của công ty đều giảm đi Năm 2013 giảm gần 120 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 7% Những con số trên cho thấy công ty đã làm rất tốt công tác thu hồi vốn, giảm thiểu việc vốn bị chiếm dụng Đây được xem là một trong những thành công của công ty về việc quản lý và sử dụng TSNH
Như vậy, sang đến hai năm 2012, 2013, cơ cấu TSNH của công ty đã có những chuyển biến theo chiều hướng không mấy khả quan, trong đó tiền tăng và các khoản phải thu có giảm đi, nhưng hàng tồn kho vẫn tăng một lượng đáng kể và tài sản ngắn hạn khác cũng có xu hướng giảm Việc các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH đã phần nào phản ánh việc một lượng TSNH khá lớn của công ty đang bị chiếm dụng, việc hàng tồn kho cao đòi hỏi công ty phải có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ như: quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới, tăng khuyến mại… đồng thời với các biện pháp điều hành sản xuất không để tình trạng ứ đọng vật tư không cần thiết như: xây dựng định vật tư sát thực, hợp lý; quản lý việc mua hàng nhập kho phù hợp thực tiễn sản xuất….sẽ đề cập kỹ hơn ở phần sau Đây thực sự là một vấn đề lớn công ty cần có biện pháp khắc phục và vượt qua.
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội.
Thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội được thể hiện qua việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính sau đây.
* Vốn tiền và các khoản tương đương tiền:
Qua 2 năm , vốn tiền và các khoản tương đương tiền của công ty đều tăng Năm 2011 là 68.114.077 đồng, năm 2012 vốn tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 248.671.737 đồng, tức là năm sau đã tăng 265% so với năm trước Tiếp đến năm 2013, vốn tiền và các khoản tương đương tiền tăng hơn 908 triệu đồng, tương đương 365% Đây là 1 tỉ lệ tăng rất cao
Như vậy, so với năm 2011, 2012 thì đến năm 2013, khoản mục vốn bằng tiền của công ty đã tăng đáng kể Tuy nhiên do điều kiện Công ty vừa chuyển đổi nên việc tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền nói trên không hoàn toàn phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà một phần không nhỏ là chi phí cho việc hoàn thiện hệ thống nhân sự với việc mở rộng các phòng ban chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị và thuê nhân công có tay nghề cao …
Ta có thể đánh giá khả năng thanh toán của Công ty qua một số chỉ tiêu sau:
Tỉ số thanh toán hiện thời
Tỉ số thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Các khoản nợ ngắn hạn
Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành lần lượt các năm 2012, 2013 là 0.78 và 0.82 Với tỷ lệ nhỏ hơn 1 này doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì vẫn còn nhiều cách huy động thêm vốn
Tỉ số thanh toán nhanh
Tỉ số thanh toán nhanh = (TSNH – giá trị hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn Năm 2012 = (7.588.120 9.621.390 .973 - 5.158.612 285 617) 0 , 25
Tỷ lệ thanh toán nhanh của 2012 và 2013 đều nhỏ hơn 1 Như vậy thể hiện công ty không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn Năm sau nhỏ hơn năm trước cho thấy công ty ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn và chưa tìm được cách khắc phục tình trạng này.
Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán rất thấp phản ánh những rủi ro mà trong thời gian tới công ty cần quan tâm khắc phục Đó là đẩy mạnh tiêu thụ, giảm hàng tồn kho và có kế hoạch thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn cũng như thanh toán công nợ với các nhà cung cấp Đôn đốc công nợ phải thu nhanh để trang trải nợ phải trả làm giảm số dư công nợ phải trả cuối kỳ.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì việc tồn tại các khoản phải thu như phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán là không thể tránh khỏi Thậm chi, nó còn là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Ví dụ như việc bán chịu cho khách hàng được xem như là một biện pháp giúp doanh nghiệp dễ tiêu thụ sản phẩm của mình hơn Thế nhưng, nếu khoản phải thu quá lớn thì lại là không tôt vì lúc đó công ty đang bị chiếm dụng một lượng TSNH lớn, gây lãng phí về vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH.
Như đã phân tích ở trên, khoản phải thu của công ty trong năm 2012 và 2013 đã giảm đi so với năm 2011 Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng của khoản phải thu so với tổng TSNH thì sự thay đổi là không đáng kể và vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn.
Các tỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động
Kì thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân = Doanh thu Cac khoan bình phai quân thu 1 ngày
Các khoản phải thu bình quân = Tông chi phi đâu 2 nam cuôi nam
Doanh thu bình quân một ngày = Doanh thu 360 hàng nam
Tỉ số phản ánh công ty bán chịu rất nhiều, có nhiều khoản phải thu. Doanh thu bình quân 1 ngày của công ty từ 90 đến 100 triệu/ ngày Mặc dù có nhiều khoản phải thu: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH
Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội
ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội
Trong 4 năm vừa qua, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách sau khi tổ chức lại từ Công ty Dược khoa thuộc Trường ĐH Dược Hà Nội thành Công ty TNHH Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội trực thuộc Bộ
Y tế quản lý, công ty vẫn từng bước vượt qua và xây dựng thương hiệu.Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng, khoản đóng góp cho ngân sách cũng tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty không ngừng được cải thiện Không bằng lòng với những kết quả đã đạt được, tập thể cán bộ công nhân viên công ty giầy Thượng Đình quyết tâm phát huy sức mạnh nội lực, không ngừng nỗ lực phấn đấu và tận dụng mọi tiềm năng để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty trong tương lai Để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của công ty từ năm 2013 cũng như về sau này, công ty đã đề ra một số nhiệm vụ cần giải quyết ngay trong năm 2014, cụ thể là:
Phấn đấu đẩy mạnh và duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm (sản xuất và kinh doanh) giai đoạn 2013-2017 ổn định ở 12 – 15% / năm
2 Về chất lượng sản phẩm:
- Quản lý chất lượng theo định hướng chiến lược sản phẩm chung của Dược khoa, triển khai các hoạt động đào tạo nhân lực, triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008
- Tiếp tục theo dõi, hoàn thiện về chất lượng của sản phẩm đang lưu thông trên thị trường với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất cho công ty.
- Củng cố lại tổ chức phòng Kinh doanh – Tiếp thị, đẩy mạnh công tác marketing sản phẩm trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt chú trọng những sản phẩm đã có thương hiệu, mũi nhọn.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tổ chức sự kiện, tập trung đẩy mạnh thương hiệu Công ty từ năm 2013 và những năm tiếp theo
4 Về Hệ thống quản trị doanh nghiệp:
- Tiếp tục kiên định mục tiêu xây dựng và duy trì Hệ thống quản trịDoanh nghiệp theo hướng đổi mới, từng bước chuyên nghiệp hóa, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và hướng dẫn, giao cho Ban Giám đốc có trách nhiệm áp dụng và thực hiện hệ thống trên, vì đây là một vấn đề quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Công ty trong các năm tiếp theo.
5 Công tác tài chính: Tăng cường hoạt động của công tác tài chính, xây dựng và rà soát lại các chính sách tài chính phù hợp đối với các bộ phận, ưu tiên các bộ phận Kinh doanh, Tiếp thị, phân phối và phát triển sản phẩm.
- Triển khai phần mềm quản lý trong năm 2013, đưa hoạt động tài chính trở thành bộ phận thực sự có hiệu quả.
- Chuẩn bị cho việc cổ phần hóa Công ty vào năm 2014
6 Về công tác tổ chức:
- Rà soát và sắp xếp, cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng tinh giản, tránh cồng kềnh, ưu tiên nhân sự trẻ, đảm bảo sự hoạt động ổn định cho Công ty
- Chuẩn bị các bước cho tiến trình cổ phần hóa công ty vào năm 2014.
7 Về bán hàng và phân phối sản phẩm:
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống bán hàng, phân phối sản phẩm, đặc biệt là biến thị trường phía Bắc trở thành chuyên nghiệp và riêng biệt. Tập trung nhân lực, tài chính, xây dựng hệ thống bán hàng và phân phối chuyên nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam
- Thành lập bộ phận xuất khẩu, đẩy mạnh công tác xuất khẩu vào các thị trường trong khu vực như Campuchia, Lào, Philippin, Thái Lan,Bangladesh Các thị trường lớn ở Châu Âu như Pháp, Séc với thế mạnh là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược như dung dịch xông tắmDAO’SPA, Tinh dầu thảo dược, thuốc thảo dược DANCHIGAN…
9.Về đầu tư xây dựng nhà xưởng:
- Cải tạo máy móc thiết bị, tìm kiếm mặt bằng để hoàn thiện sản phẩm, tiếp tục hợp lý hóa sản xuất trong tất cả các phân xưởng, phấn đấu lấp đầy công suất nhà máy trong giai đoạn này.
- Đầu tư trang thiết bị cho khối Văn phòng
10 Về nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới:
- Ban Giám đốc chỉ đạo cụ thể việc xây dựng 01 Labo riêng biệt tại nhà máy phục vụ cho công tác nghiên cứu, thúc đẩy, giám sát đôn đốc Phòng Nghiên cứu – Phát triển hoạt động có hiệu quả như kế hoạch đã đề ra.
Tăng cường nghiên cứu - phát triển và hoạt động khoa học công nghệ: Triển khai thành công các đề tài, dự án đã được Bộ Y tế phê duyệt gắn với sản phẩm và quy trình Công nghệ của Công ty Tìm kiếm, đàm phán, ký hợp đồng tư vấn về khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển, cải tiến sản phẩm, cải tiến các sản phẩm và phát triển sản phẩm mới theo hướng có giá trị gia tăng cao hơn, đặc biệt là với các đối tác nước ngoài như Pháp, Séc, Thái Lan …
Công ty đã có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo lại cho các cán bộ quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ phụ trách nghiên cứu sản xuất thuốc …
Mặc dù công ty với quy mô còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn nhưng BanQuản lý điều hành công ty cũng như Ban Giám đốc cố gắng hết sức trong việc cải thiện từng bước điều kiện vật chất cho CBNV thông qua chế độ lương thưởng Công ty còn chăm lo quan tâm tới đời sống tinh thần, tạo điều kiện về môi trường làm việc, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong ban lãnh đạo, tạo sự gắn bó trong Công ty như một mái nhà chung Ban Giám đốc tham mưu, phối hợp với Đảng ủy Công ty, Công đoàn, Đoàn Thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội
Công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chính vì thế những biện pháp từ phía công ty có tính chất quyết định tới hiệu quả sử dụng TSNH Có thể nói trong năm 2012, 2013 công ty đã giải quyết không tốt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để thay đổi điều này trong năm 2014 công ty cần phải chú ý tới một số vấn đề sau và đó cũng là một số giải pháp hữu hiệu để công ty nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH trong thời gian tới.
3.2.1 Xác định đúng đắn nhu cầu tài sản ngắn hạn thường xuyên cần thiết.
Xác định đúng đắn nhu cầu TSNH thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về TSNH cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đề phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn.
Thực trạng ở công ty TNHH MTV Dược khoa – Trường ĐH Dược Hà Nội cho thấy: TSNH chủ yếu được hình thành từ vốn vay mà chủ yếu là nợ ngắn hạn Do đó việc sử dụng vốn vay này được xem như là con dao hai lưỡi Mặt thuận lợi là công ty có vốn để kinh doanh và có cơ hội để tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu( sử dụng đòn bẩy tài chính), mặt khác nó tạo nên gánh nặng nợ nần mà khi hoạt động kinh doanh của công ty xấu đi sẽ thấy hậu quả của nó ngay vì tiền lãi phải trả rất lớn Để sử dụng nguồn vốn này hợp lý và có hiệu quả cần xác định nhu cầu TSNH thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh, trong đó cần xem xét nhu cầu vốn cho từng khâu của TSNH Từ đó có sự bố trí cơ cấu TSNH sao cho đầy đủ, hợp lý.
Trên cơ sở nhu cầu TSNH, lập kế hoạch sử dụng TSNH sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất mà đưa lại hiệu quả cao nhất Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn như: lợi nhuận sau thuế hàng năm, quỹ khấu hao hàng năm để bổ sung vào nguồn TSNH thường xuyên
Việc dự đoán nhu cầu TSNH thường xuyên sao cho là hợp lý trong từng thời kỳ lại phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau như: Quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; sự biến động của các loại hàng hoá trên thị trường; chính sách chế độ về lao động, tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lý sử dụng
TSNH của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, để có thể xác định chính xác nhu cầu TSNH thì công ty cần chú ý:
+ Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại và dự đoán được quy mô kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất.
+ Đánh giá sự biến động của giá cả thị trường năm qua cũng như những năm tới trên cơ sở sự biến động về tình hình tài chính khu vực và thế giới, tình hình chính trị trong và ngoài nước
+ Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng TSNH của công ty trong các khâu của hoạt động kinh doanh
3.2.2 Tổ chức, sắp xếp lại công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc kinh doanh của công ty chưa ổn định, thì việc quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó mới quản lý tốt được các khoản phải thu có ý nghĩa quan trọng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH của công ty Do đó , công ty cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Ban Giám đốc cần tập trung hoặc có người quản lý chuyên trách đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trong thời gian ngắn sắp tới công ty sẽ cổ phần hóa, do đó việc thuê giám đốc điều hành có chuyên môn cũng như kinh nghiệm điều hành quản lý công ty là việc nên làm
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ, Công nhân viên trong Công ty bằng việc tổ chức thi tuyển thay vì xét hồ sơ như hiện nay Tăng cường tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao về cho công ty Lên kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ cho Cán bộ, Công nhân viên hàng năm Đặc biệt là với đối tượng cán bộ nghiên cứu sản xuất thuốc và công nhân tại các xưởng làm thuốc.
+ Tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, không nên đầu tư quá nhiều vào phát triển mở rộng nhà xưởng trong khi thực tế doanh thu của công ty vẫn còn thấp, nhà xưởng máy móc thiết bị hiện tại vẫn chưa hoạt động hết công suất.
+ Tập trung vào mảng sản xuất bào chế thuốc, vì đây mới là thế mạnh của công ty và là nguồn thu có tính chất ổn định, đem lại doanh thu cao cho công ty.
3.2.3 Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường và công tác vận chuyển hàng hoá khi mua và khi bán.
Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho công ty tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm lượng hàng tồn kho, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH Một số giải pháp mà công ty có thể áp dụng là:
Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
Thứ nhất, đề nghị cơ quan quản lý thị trường và Bộ Y tế quản lý toàn diện chất lượng thuốc, tăng cường các giải pháp để bảo đảm thuốc lưu hành trên thị trường có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đã đăng ký Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường
Thuốc giả, thuốc kém chất lượng gần đây thực sự trở lên nóng hổi, nó không những làm giảm doanh thu của các công ty Dược làm ăn chân chính, ảnh hưởng tới sự phát triển và thương hiệu của công ty mà còn gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.
Cùng chung với vấn đề bảo vệ thuốc thật này, nhưng là ở thị trường thế giới Chúng ta cần có những hoạt động bảo vệ thương hiệu, sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm dược có chất lượng, không để xảy ra tình trạng bị các nước khác ăn cắp công thức và làm nhái thuốc như hiện nay.
Thứ hai, đề nghị Chính Phủ có những quyết sách, hành động giúp đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển ngành dược, nhất là sản xuất thuốc trong nước, sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, vắc xin sinh phẩm điều trị và nguyên liệu kháng sinh, đầu tư vào xây dựng các trung tâm nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của thuốc (BA/BE). Đối với các Chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đề nghị Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước Đây là một việc làm không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội, là trách nhiệm của ngành dược nói chung và các doanh nghiệp dược trong nước nói riêng
Chú trọng đầu tư vào các dự án tập trung, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực được ban hành kèm theo Quyết định này.
Thứ ba, đề nghị được đầu tư theo hình thức hỗn hợp công tư (PPP) đối với dự án xây dựng nâng cấp, xây mới cơ sở nghiên cứu dược; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có sử dụng đất để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp dược.
Thứ tư, về khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo
Thực hiện đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp dược ở các công ty, doanh nghiệp Dược trong nước.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dược, chú trọng đào tạo dược sỹ lâm sang bởi thực tế ngành Dược Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều dược sỹ có tay nghề cao.
Thứ năm, đối với vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế
Trong những năm gần đây, việc hội nhập quốc tế ở Việt Nam được thực hiện khá mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, ngành Dược cũng không nằm ngoài xu thế chung ấy, tuy nhiên điều cần thiết hiện tại là phải đẩy mạnh hơn nữa hợp tác và hội nhập quốc tế về dược; tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường dược phẩm toàn cầu, có những sản phẩm mũi nhọn thực sự có hiệu quả, để lại tên tuổi trên thị trường dược thế giới là vấn đề chúng ta còn kém. Đề nghị Chính Phủ tranh thủ hơn nữa nguồn lực, kinh nghiệm, năng lực quản lý của các nước, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế để phát triển ngành Dược Việt Nam; tăng cường hợp tác với các nước là bạn hàng truyền thống của Việt Nam và các nước có nền công nghiệp dược phát triển Chủ động tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực dược với các nước, tổ chức khu vực và thế giới.
3.3.2 Kiến nghị đối với công ty
*Kiến nghị thứ nhất : Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Khi bỏ ra một lượng chi phí là công ty đã bỏ ra một lưọng tiền vốn của mình Chính vì vậy, chi phí bỏ ra phải đúng mục đích Chí phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp tham gia vào việc quản lý kinh doanh nhưng lai phục vụ cho chính sách bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh nên chi phí này cũng ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh Nhưng đã là chi phí thì cần phải giảm đến mức tối thiểu thì mới thu về được lợi nhuận cao thì mới tăng được lượng vốn chủ của doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty vẫn chưa thục hiện tốt trong thời gian qua mặc dù thực tế là công ty đang trong giai đoạn chuyển đối, để giảm được tối thiểu các khoản mục chi phí này là phải quản lý chặt chẽ và tăng hiệu quả làm việc của bộ phận gián tiếp.
- Căn cứ vào kế hoạch tài chính năm cần tập trung dự toán các khoản mục chi phí phát sinh tại bộ phận gián tiếp theo từng quý, cuối kỳ, cần tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch ,từ đó đề ra các biện pháp chống lãng phí Trong khi duyệt các khoản chi phí phát sinh cần yêu cầu có chứng từ đi kèm phải hợp lý, hợp lẽ, các khoản chi phí tiếp khách cần được xác định định mức để hạn chế tới mức thấp nhất.
*Kiến nghị thứ hai : Phấn đấu hạ thấp giá thành phẩm
- Hạ thấp giá thành phẩm sẽ đem lại cho công ty nhiều lợi thế, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, vừa thúc đẩy hơn việc tiêu thụ sản phẩm Công ty cần có các biện pháp cải tạo trong quản lý giá thành Công ty có thể đầu tư thêm trang thiết bị máy móc để hoàn thiện dây chuyền công nghệ, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp
- Đối với nguyên vật liệu (NVL) phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, việc tiết kiệm, sử dụng không lãng phí NVL vẫn luôn được coi trọng hàng đầu vì khoản chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Chi phí NVL có thể được tiết kiệm bằng nhiều cách như giảm hao hụt bảo quản, giảm chi phí vận chuyển, lựa chọn nguồn nguyên liệu có giá hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tiết kiệm trong sản xuất Công ty cần phải quản lý NVL chặt chẽ hơn từ khâu mua NVL đến đưa vào sản xuất, kiểm tra các hóa đơn mua NVL cũng như các chứng từ xuất nhập khẩu NVL Ngoài ra công ty có thể thay thế một số loại NVL có thể giảm giá thành mà chất lượng sản phẩm không thay đổi.
- Để phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm công ty cấn quan tâm hơn nũa đến khâu quản lý sản xuất và tác nghiệp Cải tiến trang thiết bị máy móc,thiếtbị sản xuất thiết kế nơi làm việc hợp lý, tính toán và lựa chọn số lượng đặt hàng và làm mặt hàng sao cho chi phí đặt hàng là nhỏ nhất, lựa chọn và lên kế hoạch sản xuất cụ thể chính xác vừa để đảm bảo cung cấp kịp thời lượng hàng hóa mà thị trường cần thiết, vừa tránh tình trạng tồn kho qua nhiều thành phẩm để giảm thiểu chi phí tồn kho.
- Công ty cũng nên có những biện pháp quản lý và khuyến khích người lao động trực tiếp một cách hợp lý tạo điều kiện cho họ đạt năng suất cao nhất.
- Những lý luận chung về TSNH khẳng định vai trò then chốt của TSNH cho sụ phát triển hay thành bại của mổi doanh nghiệp TSNH là điều kiện đầu tiên mà doanh nghiệp có thể hoạt động và là trung tâm chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp Không phải doanh nghiệp nào cũng có nguyên liệu đủ lớn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Vì vậy, huy động vốn từ các nguồn khác nhau là điều tất yếu.