1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Bên Trong Đến Kiệt Quệ Tài Chính: Nghiên Cứu Điển Hình Tại Các Công Ty Cổ Phần Ngành Sản Xuất Thực Phẩm Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Đỗ Minh Anh
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Thu Thủy
Trường học Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Từ những yêu cầu bức thiết trên, tác giả lựa chọn chủ đề “Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính: nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHOÁN VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ MINH ANH

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHOÁN VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Đỗ Minh Anh

Mã sinh viên : A36613 Chuyên ngành : Tài chính

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Thăng Long, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô trong trường Đại học Thăng Long nói chung và thầy, cô giảng viên ngành Tài chính nói riêng, những người đã truyền đạt cho

em kiến thức cơ bản cũng như chuyên ngành về kinh tế, tài chính trong suốt quá trình em học tập tại trường

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.Chu Thị Thu Thủy, người đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của cô, em đã nhận ra cần phải sửa đổi những hạn chế của bản thân trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất

Với vốn kiến thức hạn hẹp nên bài khóa luận của em không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để đề tài của

em được hoàn thiện hơn

Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui để thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình

là cập bến con thuyền tri thức cho thế hệ mai sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính: nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu do em thực

hiện, với sự hướng dẫn, hỗ trợ từ giảng viên, TS.Chu Thị Thu Thủy Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2023

Sinh viên

Anh

Đỗ Minh Anh

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 13

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH 1

1.1 Tổng quan chung về kiệt quệ tài chính 1

1.1.1 Khái niệm về kiệt quệ tài chính 1

1.1.2 Các dấu hiệu của kiệt quệ tài chính 2

1.1.3 Thước đo kiệt quệ tài chính 3

1.2 Lý thuyết về kiệt quệ tài chính và các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến kệt quệ tài chính 5

1.2.1 Lý thuyết về kiệt quệ tài chính 5

1.2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến kiệt quệ tài chính 6

1.3 Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong tác động đến kiệt quệ tài chính 9

1.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn và kiệt quệ tài chính 9

1.3.2 Quy mô công ty và kiệt quệ tài chính 10

1.3.3 Khả năng sinh lời và kiệt quệ tài chính 10

1.3.4 Khả năng thanh toán lãi vay và kiệt quệ tài chính 12

1.3.5 Rủi ro kinh doanh và kiệt quệ tài chính 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 15

2.1 Quy trình nghiên cứu 15

2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 18

2.2.1 Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu 18

2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 20

2.3 Phương pháp nghiên cứu: 22

2.3.1 Dữ liệu nghiên cứu 22

2.3.2 Lựa chọn phương pháp ước lượng 22

2.3.3 Mô hình Logit và Probit trong dự đoán tình trạng kiệt quệ tài chính 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 25

Trang 6

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG TÁC ĐỘNG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM 26

3.1 Tổng quan về các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 26

3.1.1 Thực trạng chung của ngành sản xuất thực phẩm năm 2022 và triển vọng năm 2023 26

3.1.2 Thực trang chung của các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 30

3.2 Thực trạng tình hình kiệt quệ tài chính các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 37

3.2.1 Phân tích tình hình kiệt quệ tài chính thông qua Zscore 37

3.2.2 Đánh giá thực trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp được niêm yết trên TTCK Việt Nam ngành sản xuất thực phẩm 42

3.3 Thực trạng các nhân tố bên trong tác động đến các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 48

3.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) 48

3.3.2 Quy mô công ty 50

3.3.3 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 52

3.3.4 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản(ROA) 56

3.3.5 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 59

3.3.6 Khả năng thanh toán lãi vay (TIE) 62

3.3.7 Rủi ro kinh doanh 65

3.4 Phân tích tác động của các nhân tố đến tình hình kiệt quệ tài chính của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 67

3.4.1 Thống kê mô tả: 67

3.4.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình 70

3.4.3 Phân tích kết quả hồi quy 73

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

3.4.4 Ước lượng xác xuất xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính trong các CTCP ngành

sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 78

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 83

4.1 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu 83

4.2 Một số đề xuất với công ty niêm yết và nhà đầu tư 84

4.2.1 Khuyến nghị với các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam 84

4.2.2 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư 86

4.3 Một số hạn chế của khóa luận 86

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Các biến nghiên cứu 19

Bảng 3.1.Chỉ tiêu tài chính của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK 31

Bảng 3.2.Phân bổ số lượng công ty kiệt quệ tài chính và ổn định tài chính niêm yết TTCK ngành sản xuất thực phẩm năm 2019-2022 42

Bảng 3.3.Biến động khả năng thanh toán ngắn hạn qua 4 năm 2019-2022 48

Bảng 3.4.Biến động quy mô công ty năm 2019-2022 50

Bảng 3.5.Quy mô công ty và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 51

Bảng 3.6.Biến động ROS năm 2019-2022 52

Bảng 3.7.ROS và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 53

Bảng 3.8.Biến động ROA năm 2019-2022 56

Bảng 3.9.ROA và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 57

Bảng 3.10.Biến động ROE năm 2019-2022 59

Bảng 3.11.ROE và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 60

Bảng 3.12.Biến động TIE năm 2019-2022 63

Bảng 3.13.TIE và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 63

Bảng 3.14.Phân bổ số lượng công ty có rủi ro kinh doanh và không có rủi ro kinh doanh năm 2019-2022 65

Bảng 3.15.Mối quan hệ giữa số lượng công ty có rủi ro kinh doanh và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính trung bình ngành ở các công ty 2019-2022 66

Bảng 3.16.Rủi ro kinh doanh và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 67 Bảng 3.17.Kết quả thống kê mô tả 67

Bảng 3.18.Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 71

Bảng 3.19.Tổng hợp kết quả kiểm định Breusch & Pagan Lagrangian, Hausman, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan 71

Bảng 3.20.Kết quả ước lượng hồi quy mô hình 73

Bảng 3.21.So sánh các chỉ tiêu để lựa chọn mô hình Logit hay Probit 78

Bảng 3.22.Kết quả ước lượng mô hình Logit 79

Trang 10

Bảng 3.23.Kết quả phân loại các công ty theo tình trạng kiệt quệ tài chính và không kiệt quệ tài chính 80Bảng 3.24.Dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính một số công ty năm 2022 81

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 3.1 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp F&B so với trước

dịch 26

Biều đồ 3.2 Tăng trưởng doanh thu theo kênh phân phối 27

Biều đồ 3.3.Tổng quan ngành sản xuất thực phẩm năm 2022 28

Biều đồ 3.4.Tỷ lệ phân bổ doanh thu năm 2019-2022 33

Biều đồ 3.5.Tỷ lệ phân bổ tổng tài sản các CTCP ngành sản xuất thực phẩm năm 2019 – 2022 36

Biều đồ 3.6.Giá trị trung bình của Zscore ngành sản xuất thực phẩm năm từ 2019 – 2022 37

Biều đồ 3.7.Zscore của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ngành sản xuất thực phẩm năm 2019 38

Biều đồ 3.8.Zscore của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ngành sản xuất thực phẩm năm 2020 39

Biều đồ 3.9.Zscore của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ngành sản xuất thực phẩm năm 2021 40

Biều đồ 3.10.Zscore của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ngành sản xuất thực phẩm năm 2022 41

Biều đồ 3.11.Tỷ trọng kiệt quệ tài chính năm 2019-2022 ngành sản xuất thực phẩm niêm yết TTCK Việt Nam 43

Biều đồ 3.12.Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của BNA 45

Biều đồ 3.13.Tăng trưởng lợi nhuận của CTCP Tập đoàn KIDO 46

Biều đồ 3.14.Tăng trưởng lợi nhuận của CTCP Tập đoàn Masan 47

Biều đồ 3.15.Giá trị trung bình của khả năng thanh toán ngắn hạn 2019-2022 48

Biều đồ 3.16.Giá trị trung bình của quy mô công ty tính trên doanh thu 2019-2022 50

Biều đồ 3.17.Giá trị trung bình của ROS năm 2019-2022 52

Biều đồ 3.18.Mối quan hệ giữa ROS và Z-Score 54

Biều đồ 3.19.Giá trị trung bình của ROA năm 2019-2022 56

Biều đồ 3.20.Mối quan hệ giữa ROA và Z-Score 58

Biều đồ 3.21.Giá trị trung bình của ROE năm 2019-2022 59

Trang 12

Biều đồ 3.22.Mối quan hệ giữa ROE và Z-Score 62Biều đồ 3.23.Giá trị trung bình của TIE năm 2019-2022 62Biều đồ 3.24.Mối quan hệ giữa TIE và Zscore 65

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1.Quy trình nghiên cứu 15

Sơ đồ 2.2.Mô hình nghiên cứu 18

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

là một vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các chủ nợ và các nhà quản lý

Việc xác định khi một doanh nghiệp rơi vào căng thẳng tài chính thông qua nhận diện các yếu tố bên trong tác động, giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các quyết sách phù hợp nhằm duy trì hoạt động và thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát triển Đồng thời, cũng giúp cho các nhà đầu tư và các chủ nợ có thể đánh giá mức độ rủi ro khi doanh nghiệp có những yếu tố đáng báo động làm nó có thể rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiệt quệ tài chính của một công ty được bao gồm các nhân

tố bên trong và các nhân tố bên ngoài Tuy nhiên trong nội dung nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào các nhân tố tài chính bên trong công ty vì trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy các nhân tố tài chính bên trong là nhân tố quyết định chính đến tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty (Turetsky & McEwen, 2001; Le clere, 2005; Nahar, 2006; Chancharat, 2008; Honjo, 2000; Parker và các cộng sự, 2002; Thim và cộng sự, 2011; Tesfamariam, 2014; Kristanti và cộng sự, 2016; Devji & Suprabha, 2016; Idrees & Qayyum, 2018; Ikpesu & Eboiyehi, 2018; Wesa & Otinga, 2018)

Trong khoá luận tốt nghiệp song song với việc phân tích các nhân tố bên trong tác động đến kiệt quệ tài chính tác giả cũng xây dựng một mô hình dự báo kiệt quệ tài chính riêng cho các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội Qua đó có những khuyến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư để có những động thái phù hợp trong tình hình hiện nay

Từ những yêu cầu bức thiết trên, tác giả lựa chọn chủ đề “Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính: nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Khoá luận tốt nghiệp

Trang 14

14

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là giúp doanh nghiệp xác định, dự báo cũng như ngăn ngừa tình trạng kiệt quệ tài chính thông qua việc đánh giá tác động của các nhân tố bên trong đến tình hình kiệt quệ tài chính của các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả tiến hành một số bước như sau: Trước hết, dựa trên các số liệu thực tế thu thập được để xem xét thực trạng, đồng thời phân tích các nhân tố bên trong tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt Nam Xây dựng

và kiểm định sự phù hợp của mô hình và đưa ra kết luận về các nhân tố tác động tới tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty

Cuối cùng, từ mô hình và kết quả phân tích thu thập được, đưa ra một số kiến nghị dành cho các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực để ngăn ngừa hiệu quả nhất Qua đó các nhà đầu tư cũng có được những cơ sở

để có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn nhất

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu nêu trên thì bài khóa luận sẽ phải đi trả lời

câu hỏi “Các nhân tố tài chính bên trong ảnh hưởng đến tình trạng kiệt quệ tài chính công

ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt Nam như thế nào và xác suất xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty này?” Câu hỏi nghiên cứu này

được chi tiết hoá như sau:

Kiệt quệ tài chính là gì? Vai trò của việc ngăn ngừa tình trạng kiệt quệ tài chính đối với các CTCP ngành sản xuất thực phẩm là gì?

Kiệt quệ tài chính được xác định bằng những thước đo nào?

Thực trạng tình hình kiệt quệ tài chính và các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt Nam?

Các nhân tố bên trong nào ảnh hưởng đến kiệt quệ tài chính của các công ty cổ phần

ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng?

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

15

Ảnh hưởng của các nhân tố này trong dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính của các công

ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt Nam?

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kiệt quệ tài chính và các nhân tố bên trong tác động đến kiệt quệ tài chính

Phạm vi về không gian: Khóa luận nghiên cứu với các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Phạm vi về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian 4 năm

từ 2019-2022

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, các bài báo cáo, các bài phân

tích đã được công bố về tài chính nói chung và tình hình kiệt quệ tài chính nói riêng

Phương pháp định lượng: Các phương pháp định lượng sử dụng trong Khoá luận là

phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định Hausman, phương pháp kiểm định

đa cộng tuyến, phương pháp kiểm định phương sai sai số thay đổi và phương pháp hồi quy bảng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14 Các phương pháp định lượng sử dụng trong Khoá luận nhằm ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình, trên cơ sở đó xây dựng mô hình thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 – năm 2022 Với mô hình ước lượng được, Tác giả kiểm định và phân tích sự tác động của nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính của các công ty trên, từ đó dự báo khả năng kiệt quệ tài chính của một số công ty trên và đưa ra một số kiến nghị phù hợp với hiện trạng ngành sản xuất thực phẩm

Tài liệu sử dụng trong bài Khóa luận gồm nguồn tài liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính trong giai đoạn 2019 – 2022 đã được kiểm toán của 33 CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập qua các giáo trình

và các nghiên cứu đã được công bố

6 Kết cấu của khóa luận

Kết cấu của bài khóa luận gồm 4 chương chính sau:

Trang 16

Chương 2 Thiết kế nghiên cứu: Với các cơ sở lý thuyết đã liệt kê ở trên, thiết kế và

trình bày quy trình cụ thể sẽ được tiến hành nghiên cứu về đề tài trong thực tiễn

Chương 3 Thực trạng tình trạng kiệt quệ tài chính và các nhân tố bên trong tác động đến tình hình kiệt quệ tài chính của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Nêu lên thực trạng của ngành sản xuất

thực phẩm, thực trạng kiệt quệ tài chính thông qua các chỉ tiêu CR,TIE và thực trạng các nhân tố bên trong tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Sau đó, dựa trên các số liệu thống kê thực tế thu thập được đưa ra các phân tích, đánh giá, kiểm định sự đúng đắn của mô hình các nhân tố ảnh hưởng được xây dựng Từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu và giải thích mô hình các nhân tố tác động

Chương 4 Kết luận và một số kiến nghị: Từ những nội dung kết quả nghiên cứu thu

được, đưa ra kiến nghị về việc hoạt động, quản lý công ty để đạt được hiệu quả tốt đối với các CTCP ngành sản xuất thực phẩm tại Việt Nam hiện nay

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC

NHÂN TỐ BÊN TRONG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH 1.1.Tổng quan chung về kiệt quệ tài chính

1.1.1.Khái niệm về kiệt quệ tài chính

Nhìn chung, có hai quan điểm về định nghĩa kiệt quệ tài chính: thứ nhất, kiệt quệ tài chính là tình trạng công ty thiếu hụt thanh khoản tạm thời thể hiện qua dấu hiệu như kết quả kinh doanh thua lỗ qua các năm (Gilbert và cộng sự, 1990); thứ hai, một công ty được xác định kiệt quệ tài chính khi thông báo phá sản, hoặc mất khả năng thanh toán các nghĩa

vụ nợ (Beaver, 1966)

Theo Gilbert và cộng sự (1990), kiệt quệ tài chính không phụ thuộc vào thủ tục pháp

lý của một quốc gia Đây là giai đoạn đầu của một chu kỳ cho phép công ty thực hiện các chính sách tái cấu trúc nợ nhằm phục hồi mà không cần chịu các chi phí hành chính và chi phí trực tiếp liên quan đến phá sản Brown, James và Mooradian (1993) xác định một công ty rơi vào kiệt quệ tài chính là khi nó thực hiện các biện pháp cơ cấu lại các khoản nợ

để tránh vỡ nợ Andrade và Kaplan (1998) chỉ ra hai hình thức kiệt quệ tài chính là: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và một nỗ lực cơ cấu lại khoản nợ để ngăn chặn tình trạng

vỡ nợ Kiệt quệ tài chính có thể xem như một sự kiện tốn kém và có tác động mạnh đến mối quan hệ giữa chủ nợ và các bên liên quan, kết quả là công ty khó có thể tiếp cận các nguồn vốn mới và chi phí vay vốn ngày càng tăng (Opler và Titman, 1994) Purnanandam (2008) xem xét kiệt quệ tài chính là tình trạng các dòng tiền của công ty rất ít, và gây ra những thiệt hại cho công ty mà công ty chưa rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ Một công ty kiệt quệ tài chính là khi xuất hiện mất thanh khoản tạm thời Theo Gestel và cộng sự (2006), kiệt quệ tài chính là kết quả của sự thua lỗ kéo dài mà nguyên nhân xuất phát từ sự mất cân đối về nợ và giá trị tài sản “Kiệt quệ tài chính (Financial distress) xảy ra khi không thể đáp ứng các hứa hẹn với các chủ nợ hay đáp ứng một cách khó khăn Đôi khi kiệt quệ tài chính đưa đến phá sản Đôi khi nó chỉ có nghĩa là đang gặp khó khăn, rắc rối.” (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007, trang 379)

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 18

2

1.1.2.Các dấu hiệu của kiệt quệ tài chính

Việc nhận biết tình trạng kiệt quệ tài chính có thể thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính của các công ty Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến Thông qua phương pháp này, các dấu hiệu kiệt quệ tài chính được thể hiện như sau: Công ty rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ trong ít nhất 3 năm liên tiếp, không thể thực hiện việc thanh toán cổ tức (Denis và Denis, 1995) Công ty kinh doanh lỗ trong nhiều năm liền, trì hoãn việc thanh toán cổ tức,tái cơ cấu nợ và giảm quy mô hoạt động (Platt và Platt, 2002)

Bên cạnh đó cũng có thể chia ra thành các giai đoạn để nhận biết doanh nghiệp gặp phải tình trạng kiệt quệ tài chính như sau:

Giai đoạn sớm – giai đoạn thất bại

Trong giai đoạn thất bại, doanh nghiệp gặp một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh như doanh số sụt giảm, doanh thu không đủ để bù đắp chi phí làm thu nhập hoạt động bị âm, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ nên thỉnh thoảng bị thiếu hụt tiền mặt để hoạt động (Whitaker, 1994) xác định công ty rơi vào kiệt quệ tài chính khi dòng tiền của công ty không thể bù đắp cho các nghĩa vụ tài chính và giá trị thị trường của công ty bị sụt giảm Việc sử dụng dòng tiền để xác định công ty có rơi vào tình trạng kiệt quệ hay không có thể không chính xác bởi vì một công ty bị thiếu hụt thanh khoản tạm thời có thể sử dụng các nguồn vốn khác từ bên ngoài để tài trợ Hay tỷ suất sinh lợi cổ phiếu

âm (Opler và Titman, 1994) đã sử dụng tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình và tỷ suất sinh lời trung bình của cổ phiếu để xác định tình trạng kiệt quệ tài chính

Giai đoạn giữa – giai đoạn mất khả năng thanh khoản

Trong giai đoạn mất khả năng thanh khoản, tỷ suất sinh lợi giảm, tiền mặt giảm do thua lỗ liên tục (Makridakis, 1991), công ty phải cắt giảm hay ngưng chi trả cổ tức, phải gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, vi phạm hợp đồng tín dụng, gián đoạn việc thanh toán nợ, bị giảm thời hạn cấp tín dụng từ các chủ nợ (Altman và Hotchkiss, 2005) 5

Giai đoạn sau – giai đoạn vỡ nợ, phá sản

Trong giai đoạn này, công ty thường xuyên thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, việc thiếu hụt tiền mặt gia tăng, việc vi phạm hợp đồng tín dụng trở thành vấn đề thường xuyên

Trang 19

3

và có thể dẫn đến việc đệ trình đơn xin phá sản lên tòa án (Altman và Hotchkiss, 2005) Luận văn sử dụng các dấu hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính từ giai đoạn mất khả năng thanh khoản để xác định sớm khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp

1.1.3.Thước đo kiệt quệ tài chính

Nghiên cứu của Altman (1968) nhằm đánh giá khả năng phá sản - một trường hợp minh họa cho phương pháp phân tích các chỉ số tài chính và so sánh nó với một con số cụ thể để cho thấy thực trạng của doanh nghiệp Nghiên cứu này đã đưa ra một mô hình phân biệt mà mẫu quan sát là 60 doanh nghiệp được sử dụng và phân loại thành hai nhóm: phá sản và không phá sản Kết quả mô hình được chứng minh là cực kỳ chính xác trong dự đoán phá sản là 94 % Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là các doanh nghiệp được kiểm tra là tất cả tổ chức công khai sản xuất toàn diện (tức là dữ liệu có thể dễ dàng đạt được, bao gồm

cả báo giá thị trường)

Graham, Hazarika & Narasimhan (2011) nghiên cứu yếu tố tác động đến việc mất khả năng thanh toán và dẫn đến căng thẳng tài chính trong suốt giai đoạn từ 1926 đến 1938 (giai đoạn xảy ra khủng hoảng) và 2008-2009 (giai đoạn bình thường) Với dữ lệu 443 công ty phi tài chính, bằng phương pháp hồi quy logistic, tác giả xác định các yếu tố tác động đến xác suất căng thẳng này tập trung ở mức độ vi mô và các tỷ số tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách; Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; Sự biến động giá; Lợi nhuận hoạt động; Quy mô doanh nghiệp; tỷ số nợ trên tổng tài sản; Mức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp; Đầu tư của doanh nghiệp; Tính thanh khoản thông qua tỷ lệ tài trợ; Tuổi của doanh nghiệp

Tinoco & Wilson (2013) sử dụng mẫu quan sát 23.218 công ty trong giai đoạn

1980-2011 với việc dựa trên các tiện ích của việc kết hợp dữ liệu kế toán, dựa trên thị trường và kinh tế vĩ mô Nghiên cứu phát triển mô hình rủi ro cho các công ty niêm yết dự đoán kiệt quệ và phá sản Kết quả cho thấy tiện ích của việc kết hợp dữ liệu kế toán, thị trường và kinh tế vĩ mô trong tình trạng khó khăn tài chính mô hình dự đoán cho các doanh nghiệp niêm yết Tác giả sử dụng mô hình logistic cho kiểm định những giả thuyết đưa ra và có kết quả cuối cùng cho những biến có tác động đến khả năng kiệt quệ tài chính: Tổng số tiền

từ hoạt động đến tổng nợ phải trả (TFOTL); Tổng nợ phải trả đối với Tổng tài sản (TLTA);

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 20

Theo sự nhận định của Ghazali và cộng sự (2015), Altman Z-Score có thể được xem

là phương pháp phổ biến nhất để đo lường tı̀nh trạng tài chı́nh của công ty Mô hình Score của Altman có khả năng dự đoán phá sản trong một năm trước khi công ty phá sản với độ chính xác lên đến 95% Do đó trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình Z-Score của Altman (1968) để đo lường tình hình kiệt quệ tài chính của các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên HOSE Công thức xác định Z-Score như sau:

X5: Doanh thu/Tổng tài sản

Theo Altman (1968) thì có thể dự đoán tình trạng kiệt quệ tài chính theo Z-Score như sau:

Nếu Z-score < 1,81: Công ty nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao Nếu 1,81 ≤Z-score ≤ 2,99: Công ty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z-score >2,99: Công ty nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Trang 21

5

Như vậy, Z_score càng cao thì khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của công ty càng thấp và ngược lại Trong nghiên cứu ở đây, tác giả sử dụng Z-score làm thước đo cho kiệt quệ tài chính Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng biến giả để đo lường kiệt quệ tài chính, theo

đó, những công ty có hệ số Z-score nhỏ hơn 2,99 là các công ty có nguy cơ phá sản và rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và nhận giá trị giá trị Zscore1 bằng 1 Những công ty có Z-score >=2,99 là các công ty có tình hình tài chính lành mạnh, là những công ty không xuất hiện kiệt quệ tài chính sẽ nhận giá trị Zscore1 bằng 0

1.2.Lý thuyết về kiệt quệ tài chính và các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến kệt quệ tài chính

1.2.1.Lý thuyết về kiệt quệ tài chính

Trong nhiều thập kỷ, có một số lý thuyết đã được sử dụng để giải thích tình trạng kiệt

quệ tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến kiệt quệ tài trình trong quản lý tài chính:

Trước hết, lý thuyết quản lý tiền mặt cho rằng sự mất cân bằng liên tục giữa dòng tiền

ra và dòng tiền vào sẽ dẫn đến tình trạng kiệt quệ tài chính trong một tổ chức (Aziz & Dar, 2006) Sự mất cân bằng trong dòng tiền phát sinh do thất bại trong quản lý tiền mặt Lý thuyết này cho rằng để các doanh nghiệp tránh được tình trạng kiệt quệ, cần phải sử dụng vốn hiệu quả và quản lý tiền mặt hiệu quả Quản lý tiền mặt không đúng cách sẽ dẫn đến

sự mất cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra và điều này thường dẫn đến khó khăn tài

chính của công ty

Lý thuyết về rủi ro tín dụng là một lý thuyết khác được sử dụng để giải thích lý do các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính Lý thuyết này cho rằng khi doanh nghiệp không quản lý rủi ro tín dụng một cách hợp lý, điều đó có thể dẫn đến tình trạng kiệt quệ tài chính Rủi ro tín dụng đề cập đến khả năng một đối tác sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình như

đã thỏa thuận Rủi ro tín dụng đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại liên tục của một tổ chức và nếu không được quản lý đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn trong doanh nghiệp Doamh nghiệp cần có khung quản lý rủi ro tín dụng hợp lý để có thể xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng trong tổ chức Việc phát triển một khuôn khổ quản lý rủi ro tín dụng hợp lý cũng liên quan đến việc có chính sách rủi ro tín dụng tốt Một trong những dấu

hiệu sớm của kiệt quệ tài chính là khi doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 22

nguồn tài chính khác nhau có sẵn cho họ (Muigai, 2016)

Cuối cùng là lý thuyết đánh đổi do Modigliani và Miller (1963) nghiên cứu và phát triển cũng được sử dụng để giải thích tình trạng kiệt quệ tài trình trong doanh nghiệp Lý thuyết này cho rằng việc sử dụng nợ có lợi cho công ty vì nó làm tăng giá trị của công ty, tuy nhiên, có một giới hạn trong việc sử dụng tài chính nợ vì tại một thời điểm nhất định, việc sử dụng nợ liên tục sẽ làm giảm giá trị của công ty và khiến công ty có nguy cơ kiệt quệ tài chính Hơn nữa, lý thuyết này ủng hộ cơ cấu vốn tối ưu có thể đạt được thông qua

việc đánh đổi giữa chi phí sử dụng nợ và lợi ích khi sử dụng nợ

1.2.2.Một số nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến kiệt quệ tài chính

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiệt quệ tài chính của một công ty được bao gồm các nhân

tố bên trong và các nhân tố bên ngoài Các nhân tố bên trong bao gồm nhân tố tài chính và nhân tố phi tài chính Nhân tố phi tài chính bao gồm các nhân tố về thuộc về khách hàng , nhân tố thuộc về kinh nghiệm (đội ngũ quản lý thiếu năng lực, hội đồng quản trị có kỹ năng lãnh đạo kém…), nhân tố về bán hàng (công ty đặt trụ sở ở một vị trí kém, doanh số bán hàng thấp, gặp khó khăn về hàng tồn kho và sản phẩm của công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt…) Các nhân tố bên ngoài thuộc về các nhân tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tăng trưởng GDP, tỷ giá hối đoái, thất nghiệp, cung tiền … Những nhân tố này đều có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nên có thể đe dọa sự tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp Tuy nhiên trong nội dung nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào các nhân tố tài chính bên trong công ty vì trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy các nhân tố

Trang 23

7

tài chính bên trong là nhân tố quyết định chính đến tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty (Turetsky & McEwen, 2001; Le clere, 2005; Nahar, 2006; Chancharat, 2008; Honjo, 2000; Parker và các cộng sự., 2002; Thim và cộng sự, 2011; Tesfamariam, 2014; Kristanti

và cộng sự, 2016; Devji & Suprabha, 2016; Idrees & Qayyum, 2018; Ikpesu & Eboiyehi, 2018; Wesa & Otinga, 2018) Thất bại của doanh nghiệp trong việc quản lý các nhân tố bên

trong thường dẫn đến việc doanh nghiệp không đáp ứng nghĩa vụ nợ đúng hạn Tình huống một công ty không thể thực hiện nghĩa vụ vào đúng thời điểm là một tín hiệu cảnh báo sớm

về tình trạng kiệt quệ tài chính Các nhân tố bên trong bao gồm tính thanh khoản, đòn bẩy, lợi nhuận, quy mô công ty, rủi ro kinh doanh và tốc độ tăng trưởng doanh thu hoặc EBIT,

cụ thể:

Nghiên cứu của Elloumi & Gueyee (2001); Nghiên cứu của Turetsky & McEwen, 2001; Nghiên cứu của Nahar, 2006; Nghiên cứu của Thim và các cộng sự., (2011); Nghiên cứu của Wesa & Otinga, (2018) đã khẳng định rằng các công ty có mức thanh khoản thấp

có nhiều khả năng gặp khó khăn về tài chính hơn do các công ty đó không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ định kỳ khi đến hạn Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tính thanh khoản là một trong những yếu tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến kiệt quệ tài chính Một công ty gặp vấn đề về thanh khoản khi tài sản hiện tại không đủ để trang trải khoản nợ hiện tại Tình trạng này có thể dẫn đến việc công ty không có khả năng huy động vốn trong

tương lai và tăng khả năng khó khăn về tài chính

Các nghiên cứu của Turetsky và cộng sự (2001); Le clere (2005); Chancharat, (2008); Honjo, (2000); Parker và cộng sự, (2002); Thim và cộng sự, (2011); Tesfamariam , (2014); Kristanti và cộng sự, (2016) cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp cũng quyết định tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp Quy mô của công ty đại diện cho tổng tài sản hoặc tổng doanh thu hoặc tổng số lao động của công ty, phản ánh mức độ lớn hay nhỏ của công

ty Về lý thuyết và thực tiễn, các doanh nghiệp nhỏ sẽ dễ dàng đối mặt với tình trạng khó khăn về tài chính hơn, đặc biệt trong trường hợp xảy ra các cú sốc tiêu cực về dòng tiền của doanh nghiệp Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không có đủ nguồn lực để thuê chuyên gia quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp Điều này làm cho các doanh nghiệp nhỏ xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính do quản lý nguồn lực yếu kém cũng như khả năng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 24

8

huy động vốn dài hạn khó khăn do uy tín tài chính thấp Ngược lại, đối với các doanh nghiệp lớn lại có khả năng huy động thêm vốn nợ cả ngắn hạn và dài hạn trên thị trường vốn và tiền tệ Điều này, một mặt giúp các doanh nghiệp lớn tăng trưởng trong dài hạn song đánh đổi lại rủi ro tài chính gia tăng và xác suất xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính cao khi các

công ty gặp khó khăn trong việc hoàn trả lãi và gốc vay

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy lợi nhuận là một trong những yếu tố tài chính có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính (Thim và cộng sự, 2011; Baimwera & Murinki, 2014; Campbell và cộng sự, 2015; Ikpesu & Eboiyehi, 2018) Một công ty có mức lợi nhuận thấp có thể gặp phải tình trạng thanh khoản ở mức thấp và do đó, có thể ảnh hưởng đến công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ của mình và do đó công ty có thể rơi vào tình trạng

vậy sẽ khó bắt tay vào các hoạt động kinh doanh có lãi

Tóm lại, qua các nghiên cứu thực nghiệm có thể thấy có rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp Các nhân tố có thể có ảnh hưởng gồm: quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản… Tuy nhiên, với những mẫu dữ liệu khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau, các nghiên cứu đã đưa ra các kết luận có sự khác biệt Chính vì thế, muốn biết các nhân tố nào thực sự tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp thì phải xem xét và phân tích dựa trên những đặc điểm riêng của đối tượng nghiên cứu Do đó, trên cơ sở kế thừa những

ưu điểm của các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu này phân tích các nhân tố tài chính bên trong ảnh hưởng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết

ngành sản xuất thực phẩm tại Việt Nam

Trang 25

9

1.3.Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong tác động đến kiệt quệ tài chính

Như đã trình bày trong phần 1.2, có rất nhiều nhân tố bên trong tác động đến tình trạng kiệt quệ tài chính Trong bài khoá luận này, tác giả tập trung vào các nhân tố tính thanh khoản (được đo lường thông qua khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán lãi vay), quy mô công ty (đo lường thông qua quy mô tổng doanh thu), rủi ro kinh doanh (đo lường gián tiếp thông qua EBIT) và lợi nhuận (đo lường thông qua khả năng sinh

lời)

1.3.1.Khả năng thanh toán ngắn hạn và kiệt quệ tài chính

Khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp là thuật ngữ dùng trong tài chính

và thanh toán các khoản tiêu dùng Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp được hiểu là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất

cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ

Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) = Tổng tài sản ngắn hạn

đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ, có thể dẫn đến việc phá sản James (1980) nghiên cứu về chỉ số tài chính và khả năng dự báo phá sản Bài nghiên cứu trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng dự báo sự thất bại của doanh nghiệp như là bằng chứng cho các sự kiện phá sản Những phát hiện chính của bài nghiên cứu có thể được tóm tắt một cách ngắn gọn như sau: đầu tiên, khả năng nhận diện bốn nhóm nhân tố quan trọng được thống kê có tác động đến xác suất thất bại của doanh nghiệp (trong vòng một năm), đó là: (1) quy mô doanh nghiệp, (2) cấu trúc tài chính, (3) tính hiệu quả, và (4) tính thanh khoản Theo nghiên cứu của Altman (1968); Ohlson (1980); Xu và Zhang (2008)

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 26

10

nhân tố tính thanh khoản (đo bằng vốn lưu động trên tổng tài sản) là một trong những nhân

tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng phá sản doanh nghiệp Tính thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn thì nguy cơ phá sản càng thấp và ngược lại

1.3.2.Quy mô công ty và kiệt quệ tài chính

Quy mô công ty có thể đo lường thông qua tổng tài sản, tổng doanh thu hoặc số lượng lao động trong công ty Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng doanh thu là thước

đo cho quy mô của công ty Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu nguồn tài chính quan trọng với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh sản xuất Doanh thu từ hoạt động bán hàng cũng là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài, giảm áp lực và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu cũng như khi hoạt động, đây là phần vốn để các chủ thể kinh doanh có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn Do vậy, tác giả sử dụng để đo lường quy mô doanh nghiệp Để giảm sai số tác giả sử dụng biến log của doanh thu

1.3.3.Khả năng sinh lời và kiệt quệ tài chính

Theo nghiên cứu của Joseph và Lipka (2006), tỉ số khả năng sinh lời thường được sử dụng để đo lường tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong việc nghiên cứu về kiệt quệ tài chính Tỉ số này thể hiện khả năng quản lý hiệu quả của tài sản và sản sinh ra lợi nhuận đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính Tỉ số sinh lợi hoàn toàn độc lập với yếu tố thuế và đòn bẩy tài chính; đồng thời chỉ số này cũng thể hiện khả năng thanh khoản của doanh nghiệp- điều mà các ngân hàng hoặc các trái chủ vẫn dựa vào khi xem xét tăng hạn mức vay hoặc nới lỏng thời gian trả nợ cho doanh nghiệp (Claessens và các cộng sự., 2003) Một doanh nghiệp có khả năng khai thác hiệu quả nguồn tài sản mà nó đang nắm giữ, sẽ ít có khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính hơn, và ngược lại Do đó, tỉ số này có kì vọng tác động ngược chiều lên xác suất kiệt quệ tài chính Theo nghiên cứu của Altman (1968); Ohlson (1980); Neophytou và các cộng sự (2004); Ming Xu và Chu Zhang (2008),

tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một trong những nhân tố quan trọng trong việc đánh giá

Trang 27

11

khả năng phá sản doanh nghiệp.Do đó tác giả lựa chọn 3 chỉ số cơ bản ROE,ROS và ROA

để xem xét mối quan hệ với khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính

ROE:Khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu mà công ty sử dụng trong lĩnh vực

hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = EAT

VCSH

Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, công ty đầu tư 1 đồng vào VCSH thì thu được bao nhiêu đồng EAT Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ công ty và ngược lại Đây cũng là nhân tố giúp nhà các nhà lãnh đạo có thể nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, để từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng vốn chủ sở hữu một cách có hiệu quả nhất

ROE là một chỉ số được sử dụng để dễ so sánh giữa các công ty trong ngành nghề với quy mô khác nhau, giữa các công ty trong nhiều ngành nghề khác nhau, hoặc giữa nhiều hoạt động đầu tư khác nhau Mặt khác, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn sở hữu tốt, hiệu quả hoạt động kinh doanh cao Điều này góp phần nâng cao khả năng đầu tư của công ty Chỉ tiêu này càng cao khả năng huy động vốn chủ sở hữu để đầu tư càng lớn,

uy tín tài chính cao và cũng dễ dàng hơn trong việc huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài Chính vì vậy ROE được xem là một trong những nhân tố tác động đến khả năng xảy

ra kiệt quệ tài chính trong doanh nghiệp

ROS:

Doanh thu nói chung và lợi nhuận nói riêng là 2 yếu tố mà bất kì một nhà quản trị nào cũng muốn tối đa hóa Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của các nhà quản trị lại không phải là tối đa hóa doanh thu mà là tối đa hóa lợi nhuận Để tăng lợi nhuận sau thuế thì phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững Mặt khác chỉ tiêu ROS cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường, chỉ tiêu ROS được xác định như sau:

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 28

12

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) = EAT

Doanh Thu Thuần

Tỷ số này phản ánh lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty hay nói cách khác tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này mang giá trị dương cho thấy doanh thu hoạt động có lãi, tỷ số này càng lớn càng thể hiện công ty lãi càng nhiều Ngược lại, tỷ số này âm đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trong tình trạng thua lỗ Chính vì vậy, ROS cũng được xem là một trong những nhân tố tác động tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính

1.3.4.Khả năng thanh toán lãi vay và kiệt quệ tài chính

Hệ số phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT

Lãi vay

Việc đảm bảo trả lãi các khoản vay đúng hạn cũng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt và ngược lại Chỉ số này càng cao thì khả năng mà công ty có

Trang 29

1.3.5.Rủi ro kinh doanh và kiệt quệ tài chính

Rủi ro kinh doanh thường gắn với những điều kiện không chắc chắn xung quanh các khoản thu nhập và chi phí hoạt động Hay nói cách khác, đó là sự không chắc chắn về về mức lợi nhuận hoạt động tương lai hay lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Những yếu

tố ảnh hưởng đến EBIT của doanh nghiệp rất nhiều, chẳng hạn như: công nghệ, cạnh tranh, mức cầu tương lai, giá bán sản phẩm, giá mua, kết cấu chi phí… Trong những yếu tố trên, thì kết cấu chi phí là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị tài chính khi phân tích tình hình tài chính và mối liên hệ đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Kết cấu chi phí gồm có chi phí cố định và chi phí biến đổi, trong đó chi phí cố định được xem xét dưới góc

độ đòn cân định phí, là yếu tố tạo ra đòn bẩy kinh doanh (đòn bẩy hoạt động) Theo nghiên cứu của Ohlson (1980), Xu và Zhang (2008), tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng có tương quan nghịch với rủi ro phá sản của một doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng càng lớn thì rủi ro phá sản của doanh nghiệp đó càng thấp và ngược lại Chính vì vậy, tác giả sẽ xem xét mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh bằng sự tăng trưởng EBIT và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính

Rủi ro kinh doanh là biến B_risk sẽ nhận giá trị 0 nếu EBIT tăng trưởng dương và ngược lại nhận giá trị 1

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 30

14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1: Tổng quan lý thuyết về tình trạng kiệt quệ tài chính và các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính, nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở lý luận nền tảng cho vấn đề kiệt quệ tài chính của các công ty bao gồm khái niệm, các dấu hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính Trong chương này, nghiên cứu cũng đưa ra một số yếu tố bên trong được đánh giá tác động tới tình trạng kiệt quệ tài chính của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong của công ty Ngoài ra qua nghiên cứu và tìm hiểu tác giả đã chọn ra thước đo Z-score để đo lường khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính

Qua chương này, tác giả đã rút ra được khung nghiên cứu cho khóa luận với các biến nhân tố được xem xét là những nhân tố bên trong công ty sẽ tác động tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là: quy mô công ty, tăng trưởng EBIT, khả năng thanh toán ngắn hạn , khả năng thanh toán lãi vay, khả năng sinh lời (ROA,ROS,ROE) Đây sẽ là cơ sở nghiên cứu, đánh giá cho các bước nghiên cứu tiếp theo của khóa luận

Trang 31

Sơ đồ 2.1.Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Lý thuyết kinh tế, kinh nghiệm, các nghiên cứu

Biến phụ thuộc là biến số mà ta quan tâm đến giá trị của nó, thường kí hiệu là Y và nằm ở vế trái của phương trình Dựa trên các nền tảng lý thuyết và cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu sử dụng Z-score làm thước đo chính để đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK

Việt Nam

Biến độc lập là biến số được cho là tác động đến biến phụ thuộc, thường được kí hiệu

là X và nằm ở vế trái của phương trình Biến độc lập còn được gọi là biến giải thích (explainatory variable) Trong đó , có 5 nhân tố nữa ảnh hưởng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các CTCP sản xuất thực phẩm Cụ thể là: quy mô công ty đo lường bằng doanh thu , rủi ro kinh doanh đo lường bằng tăng trưởng EBIT, khả năng thanh toán lãi vay,khả năng sinh lời, khả năng thanh toán Việc xác định rõ các chỉ tiêu cần phân tích giúp cho quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn

Bước 2 Thu thập và xử lý dữ liệu

và kiểm định các giả thuyết

Kết luận và phân tích kết quả nghiên cứu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 32

16

Dựa trên các chỉ tiêu cần phân tích và các nhân tố tác động đã đề cập đến ở bước 1, ta

sẽ tiến hành thu thập số liệu liên quan đến 33 công ty trong ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019-2022 thông qua các báo cáo tài chính đã được kiểm toán đầy đủ

Đối với các chỉ tiêu không có sẵn số liệu cụ thể, ta sẽ tiến hành tính toán thông qua các công thức đã được liệt kê ở chương 1 Số liệu thu thập sẽ được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để thuận tiện cho việc chạy phần mềm

Bước 3: Ước lượng các tham số và kiểm định các giả thuyết

Kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi qui như kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan… Đồng thời, tác giả thực hiện hồi quy tuyến tính để tính toán các tham số hồi qui với sự trợ giúp của phần mềm thống kê Stata14

Kiểm định đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình hồi quy bội có tương quan tuyến tính với nhau Theo GS.TS Nguyễn Quang Dong, TS Nguyễn Thị Minh cho rằng khi giữa các biến độc lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng có mối liên

hệ tuyến tính khá chặt che thì có thể nói rằng mô hình đó có hiện tượng đa cộng tuyến Khi trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao sẽ làm cho hệ số xác định R2 lớn, gây ra một số hậu quả cho các ước lượng OLS như: Phương sai và hiệp phương sai của các ước lượng bình quân bé nhất lớn, khoảng tin cậy rộng hơn, tỷ số t mất ý nghĩa, dấu của các ước lượng của hệ số hồi quy có thể sai,… Chính vì vậy, ta cần phải kiểm định đa cộng tuyến

để kiểm tra tính chính xác của mô hình, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục một cách tốt nhất

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ta sẽ sử dụng kiểm định Collinearity dialogistic

và đánh giá thông qua hệ số VIF Đối với hệ số VIF, khi giá trị này của một biến độc lập lớn hơn 2 thì mức độ cộng tuyến của biến này với các biến độc lập còn lại được xem là cao

Kiểm định Phương sai sai số thay đổi:

Một giả thiết quan trọng trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện trong hàm hồi quy tổng thể có phương sai không thay đổi, tức là các yếu tố

Trang 33

17

ngẫu nhiên (phần dư) phải thỏa mãn điều kiện cùng phương sai Nếu giả thiết này không được thỏa mãn thì có sự hiện diện của phương sai sai số thay đổi Đây là khuyết tật dễ phát hiện trong mô hình và tác giả sử dụng phần mềm Stata 14 để kiểm định phương sai sai số thay đổi để kiểm tra khuyết tật, sau đó khắc phục khuyết tật mô hình này bằng GLS

Kiểm định tự tương quan:

GS.TS Nguyễn Quang Dong cho rằng tự tương quan có thể hiệu là sự tương quan giữa các thành phần trong chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong các

số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong số liệu chéo) Tự tương quan là hiện tượng

mà tại đó sai số tại thời điểm t có sự tương quan với sai số tại thời điểm t-1 hoặc bất kỳ sai

số nào trong quá khứ Hiện tượng này vi phạm giả thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính

cổ điển giả định rằng quan hệ tự tương quan không tồn tại trong các sai số Tác giả sử dụng lệnh xtserial trong Stata để kiểm định khuyết tật tự tương quan của mô hình

Khi mô hình có hiện tượng có tự tương quan sẽ gây ra một số hậu quả như phương sai của các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp OLS bị lệch (thường thấp hơn giá trị thực), khoảng tin cậy tìm được thường bé hơn khoảng tin cậy đúng, từ đó các kiểm định

t và F không còn đáng tin cậy nữa Chính vì vậy, để mô hình hồi quy đạt được tính chính xác cao thì ta phải kiểm định xem có hiện tượng tự tương quan hay không, từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý để khắc phục các hậu quả của nó mang đến

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm định tự tương quan với dữ liệu bảng

Giả thuyết:

H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan

H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan

Mô hình có Pvalue> mức ý nghĩa 5% thì mô hình chấp nhận H0, bác bỏ H1 vậy nên

mô hình không có hiện tượng tự tương quan và ngược lại

Bước 4: Kết luận và phân tích kết quả nghiên cứu:

Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích tác động của các nhân

tố tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 34

18

2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.2.1 Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trong Chương 1, mô hình nghiên cứu của khóa luận được tổng quát như sở đồ 2.2 như sau:

Sơ đồ 2.2.Mô hình nghiên cứu

Mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng được xác định như sau:

Mô hình 1: Phân tích tác động của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính

𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖,𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1∗ 𝐶𝑅𝑖,𝑡+ 𝛽2∗ 𝐿𝑜𝑔𝐷𝑇𝑖,𝑡 + 𝛽3∗ 𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡+ 𝛽4 ∗ 𝑅𝑂𝑆(𝑖,𝑡)+ 𝛽5∗𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 + 𝛽6+ 𝑇𝐼𝐸𝑖,𝑡+ 𝛽7∗ 𝐵_𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡 + 𝑢𝑖 (1)

Mô hình 2: Sử dụng các nhân tố bên trong tác động đến kiệt quệ tài chính để dự báo khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính

𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒1𝑖,𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1∗ 𝐶𝑅𝑖,𝑡+ 𝛽2∗ 𝐿𝑜𝑔𝐷𝑇𝑖,𝑡+ 𝛽3∗ 𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡+ 𝛽4∗ 𝑅𝑂𝑆(𝑖,𝑡)+ 𝛽5∗𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 + 𝛽6+ 𝑇𝐼𝐸𝑖,𝑡+ 𝛽7∗ 𝐵_𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡 + 𝑢𝑖 (2)

Trong đó:

Zscore và Zscore1: thước đo kiệt quệ tài chính

kiệt quệ tài chính

khả năng thanh toán ngắn hạn

quy mô công ty

khả năng sinh lời

khả năng thanh toán lãi vayrủi ro kinh doanh

Trang 35

19

CR: khả năng thanh toán ngắn hạn

LogDT: quy mô công ty

ROE: tỷ suất sinh lời trên VCSH

ROS: tỷ suất sinh lời trên doanh thu

ROA: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

TIE: khả năng thanh toán lãi vay

B_risk: rủi ro kinh doanh

Bảng 2.1.Các biến nghiên cứu

Khả năng xảy ra kiệt quệ tài

Zscore và Zcore1

1,2*X1 + 1,4*X2 + 3,3*X3 +0,6*X4 + 1*X5

X5: Doanh thu/Tổng tài sản

Hê số Z-score nhỏ hơn 2,99 là các công ty có nguy cơ phá sản và rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và nhận giá trị giá trị Zscore1 bằng 1 Những công

ty có Z-score >=2,99 là các công ty có tình hình tài chính lành mạnh, là những công ty không xuất hiện kiệt quệ tài chính sẽ nhận giá trị Zscore1 bằng 0

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 36

Khả năng sinh lời trên

nhận giá trị 0 nếu EBIT tăng trưởng dương và ngược lại nhận giá trị 1

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước)

2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các nhân tố bên trong tới khả năng xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính được xây dựng như sau:

Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR):

Khả năng thanh toán ngắn hạn là một trong những nhân tố tác động đến khả năng xảy

ra kiệt quệ tài chính của công ty, với các cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm được nêu ở phần 1.2 chương 1 tác giả sẽ đưa ra giả thuyết về khả năng thanh toán đối với khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính như sau:

Giả thuyết 1:

Trang 37

Quy mô công ty (SIZE-LogDT):

Quy mô công ty có thể xác định bằng số lượng nhân viên, tổng doanh thu hay tổng tài sản… Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận này, tác giả sẽ chỉ sử dụng thước đo log tổng doanh thu để xem xét mối quan hệ giữa quy mô công ty và khả năng xảy

ra kiệt quệ tài chính Đúc rút kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước cũng như sử dụng các

cơ sở lí luận ở phần 1.2 chương 1, tác giả đặt ra giả thuyết rằng:

Giả thuyết 2:

H0: Quy mô công ty không tác động tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của công

ty

H1: Quy mô công ty tác động tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của công ty

Khả năng sinh lời :

Một doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ ít khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, vậy nên tác giả sẽ xem xét mối quan hệ giữa khả năng sinh lời bao gồm 3 chỉ số: ROS,ROA,ROE và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính Dựa vào cơ sở lý luận phần 1.2 chương 1, tác giả đặt ra giả thuyết rằng:

Giả thuyết 3:

H0: Khả năng sinh lời không tác động tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của công

ty

H1: Khả năng sinh lời có tác động tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của công ty

Khả năng thanh toán lãi vay (TIE):

Chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay phản ánh một doanh nghiệp có đủ khả năng trả

nợ hay không Chính vì vậy, tác giả sẽ xem xét mối quan hệ giữa khả năng thanh toán lãi vay và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính Theo cơ sở lý luận đã đưa ra phần 1.2 chương 1, tác giả đặt ra giả thuyết rằng:

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 38

Rủi ro kinh doanh:

Trong kinh doanh sẽ không tránh khỏi gặp phải những rủi ro và với phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận, tác giả sử dụng thước đo tăng trưởng EBIT để đo lường mức độ rủi ro của công ty Theo cơ sở lý luận phần 1.2 chương 1, tác giả sẽ xem xét mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính sau đó đặt ra giả thuyết rằng: Giả thuyết 5:

H0: Rủi ro kinh doanh không tác động tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của công

ty

H1: Rủi ro kinh doanh có tác động tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của công ty

2.3.Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu là khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính được đo lường thông qua thước

đo Zscore và nhân tố tài chính bên trong của 35 CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022 Dữ liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ BCTC đã được kiểm toán đầy đủ của 33 CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam do có 2 công

ty không đủ dữ liệu trên BCTC và cũng gây ảnh hưởng tới mô hình nghiên cứu nên tác giả

đã tiến hành loại bỏ ra khỏi dữ liệu Dữ liệu về Zscore được thu thập và tác giả tự tính toán theo công thức của mô hình

2.3.2.Lựa chọn phương pháp ước lượng

2.3.2.1 Phương pháp sai số bình phương bé nhất OLS

Tác giả sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier để xem xét mức

độ phù hợp phương pháp POLS (pool OLS) với nghiên cứu của mình POLS được hiểu là phương pháp ước lượng dữ liệu gộp bằng OLS cũng được biết đến với tên gọi là phương

Trang 39

23

pháp ước lượng có hệ số cố định (constant coefficient model), vì các hệ số qua thời gian và giữa các đơn vị chéo được giải định là giống nhau Với cặp giả thuyết:

H0: Mô hình Pool OLS phù hợp

H1: Mô hình Pool OLS không phù hợp

Nếu giá trị p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ H0, chấp nhận H1 hay mô hình Pool PLS không phù hợp Nếu giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 5%, đủ điều kiện chấp nhận H0 đồng nghĩa sử dụng phương pháp ước lượng POLS

2.3.2.2 Phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên và tác động cố định

Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để đưa ra sự lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp với nghiên cứu của mình trong hai phương pháp ước lượng tác động cố định Fixed effect (FE) và tác động ngẫu nhiên Random effect (RE) Kiểm định Hausman là một kiểm tra giả định thống kê trong kinh tế lượng, tác giả dùng để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa sai số và các biến độc lập thể hiện đặc trưng hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không Với giả thuyết:

H0: Không có hiện tượng tự tương quan giữa sai số và các biến độc lập

H1: Có hiện tượng tự tương quan giữa sai số và các biến độc lập

Phương pháp ước lượng tác động cố định (FE) được sử dụng khi có sự tự tương quan giữa sai số và các biến độc lập Ngược lại, khi không có sự tự tương quan giữa sai số và các biến độc lập thì ưu tiên sử dụng phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (RE) Nếu Pvalue > mức ý nghĩa 5% thì chấp nhận H0, bác bỏ H1 vậy nên mô hình không có hiện tượng tự tương quan giữa sai số và các biến độc lập và ngược lại

2.3.3 Mô hình Logit và Probit trong dự đoán tình trạng kiệt quệ tài chính

Như trình bày trong phần trình bày mô hình, với mô hình (2) tác giả sử dụng biến Zscore1 (nhận giá trị 0 và 1) để đo lường kiệt quệ tài chính của các công ty Vì vậy, tác giả

sử dụng mô hình Logit và Probit thay cho phương pháp OLS để ước lượng và dự đoán mối quan hệ giữa tình trạng kiệt quệ tài chính và các nhân tố bên trong Nguyên nhân tác giả không sử dụng phương pháp OLS với biến phụ thuộc chỉ nhận giá trị 0 và 1 vì các ước lượng của OLS không còn blue (không chệch và hiệu quả) Các mô hình logit và probit đều dựa trên phương pháp ước lượng hợp lí tối đa ML (Maximum likelihood) Các mô hình

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 40

24

Logit sử dụng hàm phân phối Logit chuẩn trong khi các mô hình Probit giả định hàm phân phối chuẩn chuẩn hóa Mục tiêu của mô hình logit và probit là ước lượng mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, thêm vào đó là dự đoán xác suất xảy ra đối với sự kiện hoặc một lựa chọn được đưa ra, cụ thể trong nghiên cứu của tác giả là dự đoán khả năng xảy ra trình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty

Quyết định lựa chọn mô hình Logit hay Probit trong thực tế thường được phân tích thông qua tính toán 1 số chỉ số cơ bản như chỉ tiêu McFadden's R2, McFadden's Adj R2, Cragg & Uhler's R2 và AIC Mô hình nào có R2 lớn hơn và AIC nhỏ hơn sẽ tốt hơn để ứng dụng phân tích và dự đoán xác suất xảy ra trong thực tế

Ngày đăng: 31/05/2024, 12:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Idrees, S., &amp; Qayyum, A. (2018). The impact of financial distress risk on equity returns: A case study of non-financial firms of Pakistan stock exchange.https://mpra.ub.uni-muenchen.de/85346/1/MPRA_paper_85346.pdf Link
1. Chu Thị Thu Thuỷ (2023),Phân tích ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh dịch Covid 19 năm 2021, Tạp chí Khoa học Đại học Thăng Long, A4 (7), tr.11-25.Tài liệu nước ngoài Khác
1. Altman E.I. (1968), Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy, Journal of Finance Khác
2. Aziz, M. A., &amp; Dar, H. A. (2006). Predicting corporate financial Distress: Where we stand? Corporate governance. The International Journal of Business in Society, 6(1), 18–33 Khác
3. Chancharat, (2008), An empirical analysis of financially distressed Australian companies: the application of survival analysis, Doctor thesis, University of Wollongong Khác
4. Claessens, S., Djankov, S., Fan, J., Lang, L., 1999. Expropriation of minority shareholders: evidence from East Asia. Policy Research paper 2088. World Bank, Washington DC Khác
5. Devji, S., &amp; Suprabha, K. R. (2016). Corporate financial distress and stock return: Evidence from Indian stock market. Nitte Management Review, 10(1), 34–44.doi:10.17493/nmr/2016/105514 Khác
6. Honjo, Y. (2000). Business failure of new firms: An empirical analysis using a multiplicative hazards model. International Journal of Industrial Organization, 18(4), 557–574. doi:10.1016/S0167-7187(98)00035-6 Khác
8. Ikpesu, F., &amp; Eboiyehi, O. C. (2018). Capital structure and corporate financial distress of manufacturing firms in Nigeria. Journal of Accounting and Taxation, 10(7), 78–84. doi:10.5897/JAT2018.0309 Khác
9. Kristanti, F. T., Rahayu, S., &amp; Huda, A. N. (2016). The determinant of financial distress on Indonesian family firm. Procedia: Social and Behavioral Sciences, 219, 440–447 Khác
10. LeClere, M. J. (2005). Time-dependent and time-invariant covariates within a proportional hazards model: A financial distress application. Review of Accounting and Finance, 4(4), 91–109. doi:10.1108/eb043439 Khác
11. Modigliani, F., &amp; Miller, M. H. (1963). Corporate income taxes and the cost of capital: A correction. The American Economic Review, 53(3), 433–443 Khác
12. Muigai, R. G. (2016). Effect of capital structure on financial distress of non- financial companies listed in Nairobi securities exchange (Doctoral dissertation).COHRED, Finance, JKUAT Khác
16. Opler, T., Titman, S. (1994). Financial Distress and Corporate Performance 17. Platt, H., Platt, M. (2002). Predicting Corporate Financial Distress: Reflectionson ChoiceBased Sample Bias Khác
18. Parker, S., Peters, G. F., &amp; Turetsky, H. F. (2002). Corporate governance and corporate failure: a survival analysis. Corporate Governance: The International Journal of Business in Society, 2(2), 4-12 Khác
19. Tesfamariam, Y. (2014). The determinants of financial distress in the case of manufacturing share companies in Addis Ababa-Ethiopia. A Thesis in the Department of Accounting and Finance Addis Ababa University Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1.Quy trình nghiên cứu - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 31)
Sơ đồ 2.2.Mô hình nghiên cứu - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu (Trang 34)
Bảng  2.1.Các biến nghiên cứu - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 2.1.Các biến nghiên cứu (Trang 35)
Bảng  3.1.Chỉ tiêu tài chính của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.1.Chỉ tiêu tài chính của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết (Trang 47)
Bảng  3.2.Phân bổ số lượng công ty kiệt quệ tài chính và ổn định tài chính niêm - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.2.Phân bổ số lượng công ty kiệt quệ tài chính và ổn định tài chính niêm (Trang 58)
Bảng  3.3.Biến động khả năng thanh toán ngắn hạn qua 4 năm 2019-2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.3.Biến động khả năng thanh toán ngắn hạn qua 4 năm 2019-2022 (Trang 64)
Bảng  3.4.Biến động quy mô công ty năm 2019-2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.4.Biến động quy mô công ty năm 2019-2022 (Trang 66)
Bảng  3.5.Quy mô công ty và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019- - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.5.Quy mô công ty và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019- (Trang 67)
Bảng  3.6.Biến động ROS năm 2019-2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.6.Biến động ROS năm 2019-2022 (Trang 68)
Bảng  3.7.ROS và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.7.ROS và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 (Trang 69)
Bảng  3.8.Biến động ROA năm 2019-2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.8.Biến động ROA năm 2019-2022 (Trang 72)
Bảng  3.9.ROA và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.9.ROA và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 (Trang 73)
Bảng  3.10.Biến động ROE năm 2019-2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.10.Biến động ROE năm 2019-2022 (Trang 75)
Bảng  3.11.ROE và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.11.ROE và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty 2019-2022 (Trang 76)
Bảng  3.14.Phân bổ số lượng công ty có rủi ro kinh doanh và không có rủi ro - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.14.Phân bổ số lượng công ty có rủi ro kinh doanh và không có rủi ro (Trang 81)
Bảng  3.15.Mối quan hệ giữa số lượng công ty có rủi ro kinh doanh và khả năng  xảy ra kiệt quệ tài chính trung bình ngành ở các công ty 2019-2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.15.Mối quan hệ giữa số lượng công ty có rủi ro kinh doanh và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính trung bình ngành ở các công ty 2019-2022 (Trang 82)
Bảng  3.16.Rủi ro kinh doanh và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.16.Rủi ro kinh doanh và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính công ty (Trang 83)
Bảng  3.17.Kết quả thống kê mô tả - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.17.Kết quả thống kê mô tả (Trang 83)
Bảng 3.17 cho biết được các giá trị nhỏ nhất (Minium), giá trị lớn nhất (Maximum),  giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Std - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.17 cho biết được các giá trị nhỏ nhất (Minium), giá trị lớn nhất (Maximum), giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Std (Trang 84)
Bảng  3.19.Tổng hợp kết quả kiểm định Breusch &amp; Pagan Lagrangian,  Hausman, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.19.Tổng hợp kết quả kiểm định Breusch &amp; Pagan Lagrangian, Hausman, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan (Trang 87)
Bảng  3.18.Kết quả kiểm định đa cộng tuyến - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.18.Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (Trang 87)
Bảng phù hợp - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng ph ù hợp (Trang 88)
Bảng  3.20.Kết quả ước lượng hồi quy mô hình - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.20.Kết quả ước lượng hồi quy mô hình (Trang 89)
Bảng  3.21.So sánh các chỉ tiêu để lựa chọn mô hình Logit hay Probit - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.21.So sánh các chỉ tiêu để lựa chọn mô hình Logit hay Probit (Trang 94)
Bảng  3.22.Kết quả ước lượng mô hình Logit - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.22.Kết quả ước lượng mô hình Logit (Trang 95)
Bảng  3.23.Kết quả phân loại các công ty theo tình trạng kiệt quệ tài chính và - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.23.Kết quả phân loại các công ty theo tình trạng kiệt quệ tài chính và (Trang 96)
Bảng  3.24.Dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính một số công ty năm 2022 - ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến kiệt quệ tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần nghành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3.24.Dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính một số công ty năm 2022 (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w