1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài phân tích chi phí lợi ích mở rộng

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Do vậy, nếu chính phủ muốn thúc đẩy phúc lợichung của cả cộng đồng thì phải lựa chọn các dự án trên cơ sở phân tích kinh tế xã hội.Bắt nguồn từ thực tế trên, nhóm 3 quyết định chọn đề tà

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Nguyễn Thị Hảo Nguyễn Thị LinhNguyễn Thùy LinhNguyễn Việt Tín

Đà Nẵng, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 GIỚI THIỆU BÀI BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Nội dung và kết cấu của bài báo cáo 2

2.1.1 Lợi nhuận ròng hiện tại (NPV): 4

2.1.2 Tỷ suất lợi ích chi phí (B/C): 4

2.1.3 Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR): 4

2.2 Các bước thực hiện 5

2.3 Nhận dạng phân tích chi phí - lợi ích mở rộng 6

CHƯƠNG 3 CÁC VẤN ĐỀ TRONG CHI PHÍ - LỢI ÍCH 9

3.1 Chiết khấu 9

3.2 Các vấn đề về phân phối 9

3.3 Rủi ro không chắc chắn 11

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Phân tích chi phí lợi ích dự án là bộ phận không thể thiếu trong công cuộc xâydựng và phát triển nền kinh tế vững mạnh của các quốc gia Đặc biệt là Việt Nam -quốc gia đang phát triển nền kinh tế vững mạnh của các quốc gia, cần rất nhiều vốn đểphát triển tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Đầu tư và phát triển luôn được nước ta chú trọng và đưa ra các kế hoạch ngắn,trung và dài hạn để giúp việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả nhất Trong quá trìnhđầu tư và phát triển trong quá trình thực hiện các kế hoạch không thể phủ nhận nhờ cóthẩm định dự án mà nền kinh tế của nước ta đạt được những thành tựu như ngày hômnay Hiện nay, các chính phủ và nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn tới các chương trìnhcông cộng, các dự án thúc đẩy lợi ích chung của cả xã hội hơn là chỉ tối đa hóa lợinhuận tài chính Nếu các chương trình, dự án này chỉ đạt được lợi nhuận tài chính màkhông mang lại lợi ích cho nền kinh tế xã hội thì lợi ích chung của toàn nền kinh tế sẽcó xu hướng giảm sút trong dài hạn Do vậy, nếu chính phủ muốn thúc đẩy phúc lợichung của cả cộng đồng thì phải lựa chọn các dự án trên cơ sở phân tích kinh tế xã hội.Bắt nguồn từ thực tế trên, nhóm 3 quyết định chọn đề tài “Phân tích lợi ích - chiphí mở rộng” trên cơ sở so sánh đánh giá lợi ích - chi phí của dự án bằng quan điểmkinh tế - xã hội toàn diện Và với đề tài lần này, nhóm sẽ tiến hành hệ thống cơ sở lýthuyết, nhận dạng và phân tích các vấn đề trong phân tích lợi ích - chi phí mở rộng.

Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên bộ môn Th.S NguyễnMạnh Hiếu đã giảng dạy, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúngem trong suốt thời gian học tập vừa qua Qua lời giảng của thầy, chúng em đã tiếp thuthêm nhiều kiến thức, học tập được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc Đây thựcsự là bước đệm cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau này Tuy nhiên, trongquá trình khảo sát và thu thập thông tin dù đã cố gắng song bài tiểu luận này của chúngem khó trình khỏi những thiếu sót do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm,kính mong thầy góp ý để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.

Trân trọng!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan báo cáo này là một công trình nghiên cứu độc lập dobản thân chúng em thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên Th.S Nguyễn MạnhHiếu.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong báo cáo là trung thực Nội dung của báocáo này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào Ngoài ra, trong bài cósử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng.Chúng em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoahọc của báo cáo này

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.1.2.1 Mục đích nghiên cứu

- Có được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật phân tích chi phí-lợi ích làm nềntảng cho phân tích chính sách, chương trình, dự án liên quan đến tài nguyên và môitrường

- Có khả năng áp dụng công cụ phân tích chính sách hiệu quả để hành nghề saunày không chỉ trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, mà còn mở rộng ra các lĩnhvực và chính sách kinh tế -xã hội khác.

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định, dựa trên nhận biết và đánh giácác tác động của chính sách/dự án trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường và các lĩnhvực khác.

- Hiểu chi tiết về các bước thực hiện đối với phân tích chi phí-lợi ích, những vấnđề cơ bản về kinh tế học phúc lợi, cách thức xác định và tính toán các lợi ích và chi phídưới góc độ xã hội kết hợp với những kiến thức đã được học từ các môn chuyên ngànhkhác.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.1.3.1 Đối tượng

Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích, phương pháp phân tích chi phí – lợi íchđược hình thành dựa trên khái niệm hiệu quả Pareto, sử dụng phương pháp đo phúc lợithông qua khái niệm biến thiên đền bù và biến thiên tương đương

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.

Trang 6

Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích, tuy nhiên nhóm chỉ đi sâu vào phân tíchchi phí- lợi ích, các tiêu chí đánh giá và nhận dạng chi phí- lợi ích.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trongviệc nghiên cứu các khoa học xã hội nói chung cũng như kinh tế học như duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học, luận văn còn sử dụng các phươngpháp thống kê, phân tích, tổng hợp thực tiễn nhằm tìm ra những cứ liệu minh họa cácluận điểm Bên cạnh những phương pháp trên báo cáo dùng các phương pháp phântích so sánh, đối chiếu làm phương pháp chủ đạo trong khi tiếp cận và nghiên cứu đềtài Từ đó, bài báo cáo tham khảo và thừa kế một cách có chọn lọc những kết quảnghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài Các bảng biểu được sử dụng trong luậnvăn như những công cụ để minh họa thêm vấn đề nghiên cứu.

1.5 Nội dung và kết cấu của bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảngbiểu, lời cam đoan, nội dung của báo cáo được kết cấu thành 3 chương.

Chương 1: Tổng quan về phân tích chi phí - lợi ích.

Chương 2: Các tiêu chí đánh giá, các bước thực hiện và nhận dạng chi phí - lợiích.

Chương 3: Các vấn đề trong chi phí - lợi ích.

Campbel (2003), phân tích lợi ích chi phí là một quy trình phân tích đầy đủ cáckết quả của một dự án xuyên suốt từ quan điểm thị trường, quan điểm tư nhân (phân

Trang 7

tích tài chính), quan điểm hiệu quả (phân tích kinh tế) đến quan điểm của các nhómliên quan (quan điểm xã hội).

heo Boardman, Vining, Greenberg, Weimer (2011), phân tích lợi ích chi phí làphương pháp đánh giá chính sách có lượng hóa bằng tiền tất cả các kết quả mà chínhsách mang lại cho các thành viên trong xã hội.

Chung nhất, phân tích lợi ích, chi phí mở rộng là phương pháp đánh giá sự mongmuốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lườngbằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.

Đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án và nhờ đógiúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình

1.2 Các tình huống sử dụng.

Phân tích lợi ích chi phí là cơ sở ra quyết định trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Trong kinh doanh, chính phủ, tài chính và thậm chí cả phi lợi nhuận Nó có giá trị khi:

- Phát triển các tiêu chuẩn để so sánh các dự án

- Quyết định có theo đuổi một dự án được đề xuất hay không- Đánh giá nhân viên mới

- Cơ hội đầu tư có trọng lượng- Đo lường lợi ích xã hội-

1.3 Lý do để phân tích lợi ích chi phí

- Biến dạng thị trường do thuế, trợ cấp, kiểm soát giá, độc quyền- Ngoại tác và hàng hóa công

- Dự án lớn làm thay đổi thặng dư xã hội- Thông tin không hoàn hảo

1.4 Ví dụ thực thế:

Một doanh nghiệp đầu tư mở một công ty chế biến gỗ thì việc mà họ đưa ra đánhgiá đầu tiên sẽ là liệu rằng đầu tư của họ có mang lại lợi nhuận hay không Bên cạnhđó, một loạt các câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây cũng cần phải được xem xét, nhưlà:

- Chi phí môi trường để bù đắp cho sự ô nhiễm do hoạt động kinh doanh chế biếngỗ gây ra là bao nhiêu?

Trang 8

- Liệu hoạt động kinh doanh gỗ có khuyến khích hoạt động kinh tế của vùng địaphương này hay không .

Sau khi có được mọi sự giải đáp, hãy quy giá trị của chúng ra thành tiền, và đókhông phải là một nhiệm vụ dễ dàng Phạm vi ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh gỗcó thể sẽ lan rộng ra các vùng lân cận Việc tính giá trị các chi phí môi trường, đặc biệtlà những chi phí liên quan đến việc bảo tồn các loài động - thực vật quý hiếm là rấtkhó khăn

CHƯƠNG 2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VÀNHẬN DẠNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH

2.1 Các tiêu chí đánh giá.2.1.1 Lợi nhuận ròng hiện tại (NPV):

Tổng giá trị các dòng tiền của dự án quy về thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Giả sử công ty Kim Khí đầu tư 1.100.000.000 đồng vào một dự án mớikéo dài 5 năm Trong đó, công ty Kim Khí dự tính nhận được 300 triệu đồng vào nămthứ 1, 2, 3, 4, 5 Với lãi suất thị trường là 10%/ 1 năm và không thay đổi trong thờigian đầu tư.

Để giải được bài toán này ta áp dụng công thức tính NPV như sau:PV chi = -1.100.000.000

PV thu = 300/10% x [1 -1/(1 + 10%) ^5 = 1.137

Như vậy, NPV = PV thu + PV chi = 37,2 triệu đồng > 0 , Công ty Kim Khí nênđầu tư vào dự án này.

2.1.2Tỷ suất lợi ích chi phí (B/C):

Là tỉ lệ được sử dụng trong phân tích lợi ích chi phí để tóm tắt mối quan hệ tổngthể giữa chi phí tương đối và lợi ích của một dự án được đề xuất.

2.1.3Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR):

Là một giá trị của tỷ lệ chiết khấu khiến NPV=0

Trang 9

Ví dụ: Một công ty đang cân nhắc dự án mới trong vòng 4 năm với vốn đầu tưban đầu cho dự án là 6 tỷ, 2 năm đầu cần phải bổ sung VLĐ là 500 triệu đồng Với sốVLĐ này sẽ thu hồi ở năm cuối cùng của dự án Như vậy trong suốt mỗi năm từ 1 – 4dự án sẽ tạo ra 2 tỷ/ 1 năm Công ty có nên thực hiện dự án không? Biết rằng r =10%.

Ta có r = 10% thì NPV = 0,23

Như vậy, cần phải tính thêm NPV tại 1 tỷ lệ chiết khấu khác Là bởi vì r = 10%thì NPV > 0 nên chúng ta nên chọn 1 tỷ lệ chiết khấu > 10%

Áp dụng công thức NPV ta có: r = 15% thì NPV = – 0,44=> IRR = 10% + 0,23 x (15% – 10%) / (0,23 + 0,44) = 11,7%Như vậy dự án có IRR > r nên dự án này được lựa chọn thực hiện.

2.2 Các bước thực hiện.

Bước 1: Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết.

Đó là việc nhận định tình hình hiện tại và xác định mục tiêu mong muốn đạtđược Sau đó nhận dạng vấn đề cần phải xác định các phương án có thể làm thu hẹpkhoảng cách giữa tình hình hiện tại và tình trạng mong muốn.

Bước 2: Nhận dạng các lợi ích – chi phí xã hội của mỗi dự án

Phân tích các yếu tố đầu vào và cả các sản phẩm đầu ra của dự án trên cácphương án đề xuất, nhận dạng các tác động của các phương án đề

xuất, xắp xếp chúng vào nhóm các lợi ích hoặc chi phí và xác định các chỉ số đolường cho mỗi tác động đó.

Bước 3: Đánh giá lợi ích – chi phí của mỗi dự án

Tìm ra giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án Một số lợiích và chi phí xã hội đã có các giá trị tài chính ( giá thị trường), một số có thể có giá trịkinh tế thực (giá thị trường đã điều chỉnh các biến dạng thị trường) và một số khác cóthể không có giá trị bằng tiền nào cả.

Bước 4: Lập bảng lợi ích – chi phí hàng năm.

Trang 10

Giá trị của lợi ích và chi phí hàng năm của mỗi phương án được lập thành bảngtheo các năm phát sinh Từ đó có thể tính được lợi ích ròng trong mỗi năm Quá trìnhliệt kê các kết quả theo năm phát sinh và tính toán lợi ích ròng hàng năm sẽ giúp ngườiphân tích nắm được “cấu trúc” của dự án và dòng lợi ích- chi phí theo thời gian.

Bước 5: Tính toán lợi ích ròng xã hội theo phương án

Ở bước 4 đã tính toán được dòng lợi ích ròng theo thời gian Để tính tổng lợi íchròng xã hội sẽ được tính theo 2 bước:

Bước 1: lợi ích ròng từng năm của dự án được được quy đổi thành lợi ích ròngtương đương ở một thời điểm chung

Bước 2: giá trị hiện tại của mỗi lợi ích ròng hàng năm sẽ được cộng lại và cho rakết quả cuối cùng

Bước 6: So sánh các phương án theo lợi ích ròng xã hội.

Trong bước này sẽ xếp hạng các phương án theo lợi ích xã hội ròng Phương áncó lợi ích xã hội ròng cao nhất thường sẽ được lựa chọn, phương án có lợi ích xã hộiròng thấp nhất được xếp hạng cuối cùng và là phương án ít mong muốn nhất.

Bước 7: Kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu (phân tíchđộ nhạy)

Lợi ích xã hội ròng của một phương án sẽ luôn thay đổi khi dữ liệu của nó thayđổi Kiểm tra độ nhạy sẽ giúp đánh giá những tác động của sự không chắc chắn bằngcách:

- Nhận ra phạm vi cụ thể

- Nhận ra giá trị của các biến số cụ thể và xếp hạng chúng- Nhận ra những biến số làm lợi ích xã hội ròng thay đổi

Bước 8: Đưa ra các khuyến nghị.

Người phân tích chỉ ra một phương án cụ thể nào đó có đáng mong muốn haykhông, phương án nào hay một số phương án nào là đáng mong muốn nhất Nếu lợiích ròng dương hoặc hệ số lợi ích / chi phí lớn hơn 1 thì cho thấy dự án đó có hiệu quảvà thực hiện được Trong trường hợp có nhiều phương án có lợi ích ròng dương thì sẽkhuyến khích phương án có lợi ích xã hội ròng lớn nhất.

2.3 Nhận dạng phân tích chi phí - lợi ích mở rộng.

Lợi ích và chi phí được sử dụng thông qua sự ích dụng đối với các nhân và phảibao gồm tất cả các kết quả cho mọi người.

Trang 11

→ Một kết quả là kết quả xã hội thực chỉ khi nó làm biến đổi lợi ích ròng chotoàn xã hội

Kết quả đó được xác định thông qua các nguyên tắc sau:

1 Tính những lợi ích hoặc chi phí tăng thêm: Lợi ích thêm hay chi phí thêm từ

dự án phải được tính mà không phải là tổng lợi ích hay tổng chi phí

VD: Nâng cấp đường ray xe lửa 2 triệu tấn lên 5 triệu tấn (Như vậy lợi ích củadự án là 3 triệu tấn tăng thêm chứ không phải tổng số 5 triệu tấn Chi phí là các chi phínâng cấp ở dự án).

2 Loại trừ các chi phí và lợi ích chìm: Các chi phí và lợi ích chìm không làm

thay đổi lợi ích xã hội ròng của các dự án mới

VD: Cải thiện đường ray giữa TPHCM và Hà Nội chắc chắn liên quan tới việc dichuyển một số đường ray và công trình xây dựng Những chi tiêu trước đây để xâydựng và lắp đặt những khoản này là chìm.

3 Loại trừ các chi phí chung (chi phí cố định): Các chi phí chung hay chi phí cố

định không làm biến đổi lợi ích ròng giữa các phương án Vì vậy, chúng nên được loại trừ.

VD: Thuế đất đô thị phải trả hằng năm, bất kỳ dự án nào sử dụng mảnh đất đóđều phải đóng lượng thuế nhất định đó Vì thế phải loại bỏ ra khỏi tính toán.

4 Tính đến tất cả các thay đổi lợi ích do dự án tạo ra: Tất cả các thay đổi về lợi

ích, gắn với một dự án, phải được tính đến

VD: Dự án áp dụng giống lúa mới làm tăng năng suất, dẫn đến tăng sản lượng,nhờ thế nó làm tăng quy mô hoạt động của chế biến, xuất khẩu vì vậy các lợi ích tăngthêm này phải được tính.

5 Tính đến tất cả các thay đổi chi phí do dự án tạo ra.

- Chi phí trực tiếp do dự án gây ra

- Chi phí do dự án gây ra, nhưng xảy ra ở bên ngoài dự án.

VD: Xây dựng nhà máy làm ô nhiễm nước thiệt hại các ngành sản xuất nướcsạch, ngành thủy sản,…các chi phí này phải được tính vào (tăng chi phí).

6 Loại trừ các khoản thanh toán chuyển giao: Các khoản thanh toán chuyển giao

không đo lường lợi ích từ hàng hóa, hay chi phí của nhập lượng, và do đó chúng phải được loại trừ.

VD: Trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế, tiền từ thiện, phần thưởng xổ số,

Trang 12

8 Các loại lệ phí của chính phủ: Các lệ phí như nước, điện, thu gom rác, đăng

ký xe, phải tính vào chi phí theo chi phí cơ hội của chúng Khi chúng không xác định được theo chi phí cơ hội, thì phải tính theo chi phí thực.

VD: Chính phủ có thể đưa ra mức lệ phí để nâng cao chất lượng môi trường Lệphí được tính như là một chi phí sử dụng môi trường và vì vậy đó là chi phí xã hộithực và phải được tính đến Lệ phí cần được kiểm tra để đảm bảo chúng là chi phí cơhội thực.

9 Tránh tính trùng các chi phí và lợi ích.

- Phải phân biệt từng kết quả cụ thể, từng chi phí cụ thể.

- Không tính kết quả nhiều hơn một lần – vì một kết quả làm biến đổi lợi ích xãhội ròng chỉ một lần.

VD: Nhu cầu lúa mì của một dự án có thể suy ra từ bột mì, mà nhu cầu này suyra từ bánh mì Nếu chúng ta cộng giá trị từ lúa mì cộng với giá trị bột mì với giá trịbánh mì như thế là tính trùng 3 lần -> chỉ cần tính sự sẵn lòng trả cho lúa mì là đủ.

10 Loại trừ các kết quả quốc tế

- Loại trừ lợi ích và chi phí phát sinh bên ngoài biên giới quốc gia

- Các kết quả xảy ra bên trong quốc gia do các hãng thuộc sở hữu của người nướcngoài thực hiện vẫn được tính đến.

VD: Dự án làm tăng sản lượng xuất khẩu Nhật, làm giá gạo ở Nhật giảm xuống,tức tăng thặng dư người tiêu dùng ở Nhật, kết quả này không được tính vào dự án.

11 Tính các thay đổi về giá trị tài sản

- Nếu giá trị máy móc giảm và bị thay thế bằng máy móc mới thì chi phí thay thếmới phải được đưa vào nếu sự thay thế duy trì được giá trị tài sản cũ.

- Nếu giá trị tài sản tăng (như đất đai, kiến trúc,…) phải cộng vào

- Nếu dự án có thời gian tồn tại nhất định, vô hạn →tính thu nhập, chi phí thaythế, chi phí phát sinh.

VD: Dự án khai thác mỏ tồn tại 50 năm, 100 năm, Nếu dự án có thời gian tồntại vĩnh viễn, tính thu nhập hằng năm tăng theo toàn bộ thời gian, và đưa vào bất cứchi phí nào thay thế cần thiết để duy trì giá trị tài sản ngay sau khi chúng phát sinh.

12 Phân biệt kết quả tư nhân và kết quả xã hội: Các chi phí lợi ích phù hợp với

công ty tư nhân hay hộ gia đình có thể không phù hợp với xã hội và ngược lại.

13 Tính đến ngoại ứng: Ngoại ứng xuất hiện khi sản xuất hay tiêu dùng cá nhân

ảnh hưởng đến sản xuất hay tiêu dùng cá nhân khác mà không có sự đền bù hay thanh toán nào được thực hiện.

14 Xét các lợi ích và chi phí cấp hai: Trong thị trường không cạnh tranh, lợi

ích/chi phí cấp hai của một ngành, lĩnh vực, công ty, cá nhân, xã hội phát sinh khi dự

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w