1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp Luật Về Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Từ Thực Tiễn Thi Hành Tại Huyện .Pdf

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Từ Thực Tiễn Thi Hành Tại Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Phí Thảo Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS Doãn Hồng Nhung
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 5,81 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH Vực BỎI THƯỜNG, HỎ TRỢ, TÁI ĐỊNH cư KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT (19)
    • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (0)
    • 1.1.2. Khái niệm, đặc điêm giải quyêt khiêu nại trong lĩnh vực bôi thường, hô (0)
    • 1.1.4. Mục đích, ý nghĩa của giải quyỗt khiêu nại trong lĩnh vực bôi thường, hô trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (0)
    • 1.1.5. Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (0)
    • 1.2. Lý luận pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (29)
      • 1.2.2. Cơ cấu pháp luật điều chỉnh về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (31)
      • 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1993 (32)
      • 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1993 - 2003 (33)
      • 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2003-2013 (33)
      • 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay (34)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỤ C BỒI THƯỜNG, HÒ TRỢ, TÁI ĐỊNH cu KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ THỤC • TIỀN THI HÀNH TẠI• HUYỆN • THẠCH THÁT, THÀNH PHỐ HÀ NÔI (37)
    • 2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (44)
  • CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤC THI PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH Vực BỒI THƯỜNG, HỎ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HÒI ĐẤT QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (69)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn thi hành tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76 (85)

Nội dung

MỘT SỐ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH Vực BỎI THƯỜNG, HỎ TRỢ, TÁI ĐỊNH cư KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Lý luận pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật được coi là phương pháp hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước Hệ thống pháp luật được chia thành những bộ phận khác nhau với các chức năng khác nhau để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội riêng biệt Tuy nhiên các bộ phận này có sự tác động qua lại với nhau để bảo đảm cho các quan hệ này tồn tại và phát triển phù hợp với quy luật, về mặt lý luận: “Chế định pháp luật là một nhỏm quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội có đặc điêm chung, có moi liền hệ mật thiết với nhau thuộc cùng một loại ”[31, tr 358] Vì vậy, có thể hiểu rằng: Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khiếu kiện đối với quyết định hành chính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức thực hiện công tác này, nhằm bảo đảm quyền của người khiếu nại, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có một số đặc điểm pháp lý như sau:

Thứ nhất, pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cụ thể hóa quyền khiếu nại là một trong những quyền lợi

20 cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Điêu 30 Hiên pháp năm 2013: “

Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền về những việc làm trải pháp luật của cơ quan, tô chức, cá nhân Khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng nếu được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng và họp pháp của công dân, phát huy được quyền dân chủ của công dân trong việc tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, chống các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, buôn lậu và các biểu hiện tiêu cực khác, góp phần bảo vệ kỷ cương pháp luật, mở rộng thiết chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững ốn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần thúc đấy phát triển kinh tế đất nước.

Thứ hai, pháp luật vê giải quyêt khiêu nại khi Nhà nước thu hôi đât phải bảo đảm chế độ • sở hữu toàn dân về đất đai nhằm bảo đảm hài hòa lợi • ích của Nhà nước với người dân có đất bị thu hồi.

Nhà nước với tư cách là đại diện chữ sở hữu đối, nên Nhà nước có quyền phân bổ và điều chỉnh đất đai cho các mục tiêu kinh tế và xã hội Trên cơ sở đó, Nhà nước có quyền thu hồi đất của người này và chuyển giao cho người khác Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải quy định rõ và chặt chẽ về căn cứ thu hồi đất, các nguyên tắc, điều kiện bồi thường, nội dung bồi thường và trình tự thù tục thực hiện việc bồi thường nhằm tránh sự lạm quyền, độc quyền, tùy tiện trong thu hồi và bồi thường khi thu hồi đất; đồng thời, thể hiện vai trò của Nhà nước là “đại diện” cho toàn thể nhân dân Chính bởi lẽ đó mà pháp luật giải quyết khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất cũng cần bảo đảm xem xét trong quy trình giải quyết toàn diện những nội dung nêu trên.

Thứ ba, ở mồi địa phương, khi giải quyết khiếu nại khi lĩnh vực thu hồi đất ngoài việc tuân thủ pháp luật chung thì càn chú ý tới đặc điểm của yếu tố vùng miền, địa phương để có thể tìm ra giải pháp hiệu quà nhất Bởi vì giữa

21 các địa phương có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa - xã hội, dân trí và năng lực của cán bộ thực thi chính sách.

1.2.2 Cơ cấu pháp luật điều chỉnh về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật điều chỉnh về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm các nhóm quy phạm điều chỉnh là:

Thứ nhất, nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Nguyên tắc giải quyết khiếu nại được hiểu là những quan điểm định hướng cho cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại cần phải nắm rõ khi giải quyết khiếu nại Nguyên tắc giải quyết khiếu nại được quy định trong Điều 4 của Luật Khiếu nại năm 2011, theo đó thì “việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời” Nguyên tắc này được thế hiện rất rõ trong những quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 liên quan đến quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng tuân thủ theo quy trình giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính nói chung, được pháp luật quy định bao gồm quy trình giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai với các bước trình tự thủ tục rõ rang, có thể khái quát thành ba bước là: tiếp nhận đơn khiếu nại, thụ lý đơn khiếu nại và xác minh nội dung đơn khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Nhằm giúp người khiếu nại thực hiện tốt quyền khiếu nại và giúp họ bảo

22 vệ quyên và lợi ích hợp pháp của minh trước sự tác động của các quyêt định thu hồi đất trong đó có nội dung về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất hoặc các hành vi của các cán bộ công chức thực thi công tác này, Luật khiếu nại đã quy định khá cụ thế và chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại. Đồng thời, để đảm bảo giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện hiệu quả bảo đảm các nguyên tắc giải quyết khiếu nại thì Luật Khiếu nại cũng quy định cụ thề quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ tư, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Pháp luật đất đai, pháp luật giải quyết khiếu nại và các ngành luật khác có liên quan quy định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất dựa theo chủ thể ban hành quyết định thu hồi đất Cụ thể thẩm quyền này được chia thành hai trường họp: Khiếu nại quyết định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu và khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu.

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trự, tái định cư khi Nhà nưóc thu hồi đất

Trong giai đoạn này, nối bật nhất là sự ra đời của Luật Đất đai năm 1987. Tuy nhiên, trong thời kì này, pháp luật đất đai còn chịu ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, Nhà nước giao đất cho người dân sử dụng đất mà không thu tiền, khi người sử dụng đất hết nhu cầu thì Nhà nước thu hồi lại đất Nhà nước không thừa nhận khung giá đất Do vậy, Luật Đất đai năm 1987 còn ít những quy định về khiếu nại hay giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hồ trợ, tái định

23 cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Ngày 31/05/1990, Quyết định 186/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có từ khi chuyến sang sử dụng vào mục đích khác được ban hành, trong đó có đề cập đến khiếu nại về vấn đề này.

Hiển pháp 1992 ra đời đã ghi nhận khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân Do vậy, giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của pháp luật khiếu nại nói chung cũng như pháp luật khiếu nại về bồi thường, hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Hàng loạt các văn bản pháp luật về vấn đề này ra đời: Luật Đất đai năm 1993, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đồi, bồ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỤ C BỒI THƯỜNG, HÒ TRỢ, TÁI ĐỊNH cu KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ THỤC • TIỀN THI HÀNH TẠI• HUYỆN • THẠCH THÁT, THÀNH PHỐ HÀ NÔI

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Hình 2.1 Bản đồ địa giới huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Thạch Thất là một huyện ở phía Tây Bắc; thuộc vùng bán sơn địa, có

35 tọa độ địa lý từ 20°58’23” đến 21°06’10” vĩ độ bắc, từ 105° 38’ 22” kinh độ đông.

Diện tích tự nhiên toàn huyện là 187,4418 km2, huyện có 24 đon vị hành chính (01 thị trấn và 23 xã); dân số khoảng 243 nghìn người gồm 2 dân tộc Kinh, Mường sinh sống trên địa bàn với những phong tục, tập quán, nét văn hóa riêng biệt. Độ cao trung bình của huyện Thạch Thất giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Huyện Thạch Thất có địa hình đa dạng, bao gồm 2 loại địa hình là vùng đồi gò, bán sơn địa nằm ở phía Tây và vùng đồng bằng nằm ở phía Đông Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, huyện Thạch Thất bao gồm những loại đất có độ phì khá màu mỡ, do phù sa sông Hồng bồi tụ từ hàng ngàn năm trước, thích hợp để sản xuất nông nghiệp và trồng cây ăn quả, phát triển sản xuất.

Trung tâm huyện nằm cách thị xã Sơn Tây 13km, cách quận Hà Đông 23km, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 28km Giao thông tại huyện Thạch Thất tương đối thuận lợi, huyện có quốc lộ 32 chạy qua ở phía bắc, đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 21A cũ) ở phía tây, đường Láng - Hòa Lạc (đại lộ Thăng Long) ở phía nam Các tỉnh lộ 419, 420 chạy xuyên qua huyện đã tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Thạch Thất là vùng đất địa linh, nhân kiệt, một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời Với bề dày lịch sử, Thạch Thất có nhiều di tích lịch sử- văn hóa tiêu biểu như: Chùa Tây Phương được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, quán Nghinh Hương, đền thờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan

Thạch Thất có vị trí nằm trong vùng phát triến đô thị phía tây Hà Nội và trong chuỗi Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia, chuồi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây Mặt khác đây còn là trung tâm phát triển khoa học công nghệ cả nước Tuyến đường Hồ Chí Minh trong tương lai

36 có thể sẽ trở thành một bộ phận của tuyến đường bộ xuyên Á (đi từ Singapore qua Malaysia, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam sang Trung Quốc) Có thể thấy, Thạch Thất có lợi thế rất lớn trong việc ứng dụng các tiến bộ về khoa học

- kỳ thuật tiên tiến, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ cao và có thị trường tiêu thụ các sàn phẩm nông - lâm - ngư nghiệp ổn định, vững chắc. Đây là cơ hội đề huyện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triến, chiến tranh rồi hòa bình, nhưng kinh tế của Thạch Thất dưới sự chỉ đạo đúng đắn của các thế hệ cán bộ trong huyện cùng với bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo và những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhân dân trong huyện đã đưa Thạch Thất trở thành huyện giàu mạnh, từng bước hòa nhập vào bức tranh kinh tế của thành phố Hà Nội.

Mục tiêu xây dựng huyện Thạch Thất trở thành trung tâm đô thị vùng phía Tây Hà Nội về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, tiểu thù công nghiệp kết hợp dịch vụ, du lịch và sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái Đe thực hiện được những mục tiêu đặt ra, Thạch Thất cần một khối lượng diện tích đất không nhỏ để có thể xây dựng công trình, phục vụ các dự án phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao cơ sở hạ tầng Vì vậy, những năm qua, huyện Thạch Thất đã tiến hành thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất từ nông, lâm nghiệp và đất ở sang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đặc biệt là cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội có những tác động tích cực và tiêu cực đến việc thi hành pháp luật cũng như giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:

* Tác động tích cực đến việc thi hành pháp luật:

Thứ ìỉhât, thành phô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tê, văn hóa xã hội của cả nước, là thủ đô của quốc gia, Hà Nội phải giữ vững sự ổn định về chính trị một cách tuyệt đối và không để xảy ra bất cứ tình huống bị động nào. Trong khi đó Nhà nước thu hồi đất lại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cùa người sử dụng đất nên tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị do tranh chấp, khiếu kiện phức tạp kéo dài dễ phát sinh thành “điểm nóng” Vì vậy, Đảng bộ và chính quyền thành phố luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Huyện Thạch Thất là một huyện phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, huyện được định hướng xây dựng trở thành trung tâm đô thị vùng phía Tây Hà Nội về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, tiểu thủ công nghiệp kết hợp dịch vụ, du lịch và sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái Chính vì vậy, huyện Thạch Thất luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về mọi mặt, trong đó có công tác bồi thường, hồ trợ tái định cư để thực hiện các dự án vi mục đích an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế- xã hội vi lợi ích quốc gia, công cộng. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi pháp luật, giải quyết khiếu nại về bồi thường hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương.

Thứ hai, huyện Thạch Thất là một trong những đơn vị có truyền thống văn hỏa lâu đời, trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao Cùng với việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng sâu rộng và đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, giúp người dân hiểu biết pháp luật Điều này đã có tác động tích cực đến việc tổ chức triển khai thực hiện và chấp hành tốt các quy định và giảm thiểu khiếu nại về bồi thường, hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương.

Thứ ba, công tác cải cách hành chính trong những năm qua được thành phố Hà Nội chú trọng chì đạo thực hiện mạnh mẽ Mọi thủ tục hành chính trên

JL • • ^2 • • • • • • địa bàn thành phố nói chung và ở các quận, huyện nói riêng được thực hiện tại

38 bộ phận một cửa, đông thời ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tiêp nhận, thẩm tra, xử lý, giải quyết các giấy tờ, thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng Điều này tác động tích cực trong việc triển khai thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

* Tác động tiêu cực đến thi hành pháp luật:

Thứ nhất, về cơ bản, trình độ dân trí và sự hiểu biết pháp luật của người dân huyện Thạch Thất cao hơn nhiều địa phương trong cà nước; song vẫn còn một bộ phận dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nông dân có trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế Điều này gây trở ngại đến quá trình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ hai, cơ sở dừ liệu đất đai tồn tại qua các thời kỳ cũ còn hạn chế, ranh giới đất của các hộ nhiều khi không thể xác định được, nhiều diện tích đất do người dân tự khai hoang, văn băn pháp lý về đo đạc không rõ ràng Điều này gây trở ngại cho quá trình thi hành pháp luật về bồi thường, hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Thạch Thất trong khâu kiểm đếm, dần đến đơn thư khiếu nại.

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤC THI PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH Vực BỒI THƯỜNG, HỎ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HÒI ĐẤT QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ địa giới huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - Pháp Luật Về Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Từ Thực Tiễn Thi Hành Tại Huyện .Pdf
Hình 2.1. Bản đồ địa giới huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w