1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Làn sóng cà phê thứ ba và lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam

65 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 18,81 MB

Nội dung

Tuu chung lại, có thể nói lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam là những yếu tố giúp mặt hàng này có thể đứng vững trên thị trường quốc tế, đem lại công ăn việclàm và tạo thu nhập cho n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BAT DONG SAN VA KINH TE TÀI NGUYEN

DE TAI

“LAN SONG CA PHE THU BA VA LOI THE CANH TRANH CUA CA

PHE VIET NAM”

Ho tén sinh vién : Lê Trung Kiên

Mã sinh viên : 11192611Lớp : Kinh tế nông nghiệp 61 Giảng viên hướng dẫn : Ths.Võ Thị Hòa Loan

Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA BAT DONG SAN VÀ KINH TE TÀI NGUYEN

CHUYEN DE THUC TAP

CHUYEN NGANH KINH TE NONG NGHIEP

PHE VIET NAM”

Ho tén sinh vién : Lê Trung Kiên

Mã sinh viên : 11192611Lop : Kinh tế nông nghiệp 61 Giảng viên hướng dẫn : Ths.Võ Thị Hòa Loan

Năm 2023

Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp i GVHD: ThS Võ Hòa Loan

LOI CAM KET

Tôi xin cam đoan dé tài: “Lan sóng cà phê thứ ba và lợi thế cạnh tranh của càphê Việt Nam” là sản phẩm của cá nhân tôi Các số liệu cũng kết quả được sử dụng

là hoàn toàn trung thực và không qua chỉnh sửa Tất cả các số liệu hay trích dẫn có

trong chuyên đề đủ điều kiện để được phép công bó Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

nếu có bat kì van đề nào xảy ra

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2023

Sinh viên

Lê Trung Kiên

Lê Trung Kiên

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp ii GVHD: ThS Võ Hòa Loan

MUC LUC

LOT MỚI DAU ooeccccccecccssscssssssesssesssesssessvessecssesssessssssecssessnsssesssecsuetssessecssecssesseesseesses 1

CHUONG I CƠ SỞ LÝ THUYET VE LOI THE CANH TRANH 4

1.1 KHAINIEM VA VAI TRO CUA VIỆC PHAN TÍCH LOI THE CANH

TRANH 5 2< 21221 22122112711271211111 21121111 1 11111 11g 4

1.1.1 Khai niệm về lợi thế cạnh tranh - 2 s¿©sz:s++zx++zxzszzex 41.1.2 Vai trò của phân tích lợi thế cạnh tranh - 22s: 5

12 LÝ THUYET “MÔ HÌNH KIM CUONG” VE LỢI THE CANH

TRANH GIỮA CAC QUOC GIA CUA MICHAEL PORTER 6

1.2.1 Điều kiện các yếu tố đầu vào sản xuất - 2c ccccccccserseee 7

1.2.2 Điều kiện nhu cầu - © c©E+SEềEESEE2EE2 1212121 EEEEEEEEkrrrrrree 9

1.2.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan - 52 11

1.2.4 Chién lược, cơ cấu và các yếu tố cạnh tranh trong nganh 131.2.5 Co hội và chính phủ - - G Sc }S21 12211 1211115151 Eeerrske 15

1.2.6 Các nhân tố ảnh thưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành cà phê

¬— bebe ebbeeeeeeeeeeeeeeeeeeeedeeedeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeuaeeeeeeeeeeesss 16

1.3 LÀN SONG CA PHÊ THU BA VA LỢI THE CẠNH TRANH 18

1.3.1 Ly thuyết về làn sóng - ¿2S 2 2112112121211 xe, 18

1.3.2 Lý thuyết về làn sóng cà phê thứ ba -2- 5 52+cz+zxcrxczes 19

CHUONG II THỰC TRANG VA ĐÁNH GIA VE LOI THE CẠNH TRANH

CUA CA PHE VIET NAM TRONG BOI CANH LAN SONG CA PHE THU BA

M Ô Ô 22

2.1 THỰC TRẠNG LỢI THẺ CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM22

2.1.1 Điều kiện các yếu tố đầu vào -:- 2 52+cz+E2trkerkerkerkerrrree 22NH1 15g na cố 22

2.1.1.2 Nguôn nhân lực - ¿5c 5++EEéEEEKEEEEEEE111121111211111111 re 24

2.1.1.3 NguyÊH VAt ÏÏỆU SG HH HH kg 27

2.1.1.4 NQUON VOM nn nh acc 31

2.1.1.5 Cơ sở hạ tầng và nguôn lực tri thứcC -:-©cz+ce+ccecerxerresrserxerxes 33

2.1.2 Điều kiện nhu cu 2-2 ¿+ 2+SE£SE£EEt2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrree 36

2.1.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan - 5 25+: 40

2.1.4 Chiến lược, cơ cấu và các yếu tố cạnh tranh trong ngành - 42

Lê Trung Kiên

Trang 5

Chuyên đề tốt nghiệp iii GVHD: ThS Võ Hòa Loan

2.1.4.1 Chiến lược, cơ cấu doanh nghiép cccccccccccesceseesesssssessesssssstestessessesseseeees 42

2.2.2.1 Quy hoạch còn thiếu đồng bộ và lỏng 160 -2©cz+ce+ccscse+ 49

2.2.2.2 Chat lượng cà phê của Việt Nam còn thấp -zcscscccs5cse: 512.2.2.3 Thiếu VON AGU ti ¿525k EÉEEEEE1E1121121E1121121101121121111e 111 xe 52

2.2.3 Bai học kinh nghiệm - G222 3211121131315 rkkrex 53

CHUONG III ĐỊNH HUONG VA GIAI PHAP NANG CAO NANG LUC

CẠNH TRANH CUA CA PHE VIET NAM uu ccccccceccccscceseeceteeeseeeneeeeseeeee 57

3.1 ĐỊNH HUONG PHAT TRIEN CHUNG CHO NGANH CÀ PHÊ VIET

3.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm - - 2© +St+EE2EE2E2E2E2EEEEerkerkrrrrree 60

3.1.5 Xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu - 60

3.1.6 Phat triển cà phê bền vững ¿5© eEgErErrkrrkerkee 61

3.2 GIẢI PHAP NANG CAO LỢI THE CANH TRANH CUA CÀ PHÊ

3.2.2.1 Xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam 63

3.2.2.2 Đẩy mạnh tiếp cận thông tin thị trong :- 2-5 ccccssccscsecsce2 643.2.3 Nhóm giải pháp phát triển các ngành liên quan và hỗ trợ 65

3.2.3.1 Phát triển công nghệ chế DIEN - +: 5e cEE‡EEEkEEkEEEEEErrkrrkerkee 65

3.2.2.3 Nâng cấp hệ thống giao thông vận tải - 2 25s +sec+csecsrssxe2 67

Lé Trung Kién

Trang 6

Chuyên đề tốt nghiệp iv GVHD: ThS Võ Hòa Loan

3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển chiến lược, cơ cấu và các yếu tố cạnhtramh trong nganhe oo cece tdd 68

3.2.3.1 Thực hiện giám sát, kiểm soát tiêu chuẩn chất ÏƯỢNG <«S- 683.2.3.2 Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm từ cà phê - 5-2 683.2.3.3 Day mạnh liên kết ngành và củng có vai trò của hiệp hội - 70

Trang 7

Chuyên đề tốt nghiệp V GVHD: ThS Võ Hòa Loan

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE

Tên Nội dung Trang

Bảng biéu

Biểu đồ 2.1 Tình hình lao động các quý năm 2020,2021 23

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế 24

Biểu đồ 2.3 Diện tích trồng cà phê giai đoạn 2015-2021 28

Biểu đồ 2.4 Xuất khâu cà phê Việt Nam trong 10 năm trở lại đây | 29

Xuất khâu cà phê nhân xanh 2 tháng đầu niên vịBiéu đồ 2.5 (tháng 10-11) 35

Sản lượng cà phê của 5 nước xuất khâu hàng đầu niênBiểu đồ 2.6 vị 2019-2020 đến 2021-2022 4I

Xuât khâu cà phê trên thê giới giai đoạn niên vụ

Biểu đồ 2.7 2018-2019 đến 2021-2022 42

Hình vẽ

Hình 2.1 Quy trình chế biến cà phê 33

Lê Trung Kiên

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

LOI MOI DAU

Tính cấp thiết của đề tai

Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần xuất khâu cà phê thứ hai thế giới (giai đoạn

tháng 2/2021 — 1/2022), chỉ xếp sau Brazil Theo thống kê sơ bộ tủ Tổng cục Hảiquan, Việt Nam đã xuất khâu hơn 1,78 triệu tấn cà phê trong năm 2022, mức cao nhấttrong hơn một thập kỷ vừa qua Tuy nhiên, chính việc xuất khâu 6 ạt cũng khiếnnguồn cung trong nước sụt giảm mạnh ảnh hưởng đến khối lượng xuất khâu tronggiai đoạn sau Ngoài ra, việc sản xuất chỉ tập trung vào số lượng cũng làm cho giá trixuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, người nông dân vẫn chưa thé làm

giàu nhờ vào cây cà phê.

Trong khi cà phê ngày càng trở thành thứ đồ uống phổ biến, sự cạnh tranh giữa

các quốc gia càng trở nên khốc liệt hơn Đặc biệt là trong bối cảnh “làn sóng cà phê

thứ ba”, yếu tô chất lượng mới là chìa khóa thành công, hình thành vị thế của cácquốc gia trên bản đồ cà phê thế giới Chính làn sóng cà phê thứ ba đã nâng tầm giátri của hat cà phê, xem ca phê như một nghệ thuật thủ công chứ không đơn thuần làmột loại hàng hóa Cùng với đó, tat cả các khâu sản xuất, từ chọn giống, trồng trọt,

thu hoạch, chế biến cho đến các mối liên hệ giữa nông dân, nhà thu mua, nhà rangxay đêu được chuân hóa với các tiêu chuân khat khe.

Với lợi thế về khí hậu và đặc điểm sinh thái đặc thù, Việt Nam có tiềm năng rấtlớn trong việc gia nhập vào thị trường cà phê khó tính này Hiện tại, diện tích trồng

cà phê trên cả nước năm 2022 vào khoảng 710 nghìn ha với năng suất bình quân đạt2,8 tan/ha, đứng thứ hai thé giới về sản lượng xuất khâu Tuy nhiên, phần lớn cà phê

xuất khẩu là loại hạt robusta có chất lượng thấp được sử dụng dé làm nguyên liệu cho

ngành công nghiệp cà phê hòa tan Ay thế mà sự hiện diện các thương hiệu cà phê có

xuât sứ Việt Nam trên thê giới vừa hiêm hoi, vừa không rộng rãi.

Những năm gần đây, cùng với làn sóng cà phê thứ ba, trào lưu “cà phê đặc sản”(specialty coffee) cũng ngày càng trở nên phô biến Các nông trại ca phê được canhtác theo tiêu chuẩn cà phê đặc san cũng với quy mô lớn đã đi vào thương mai ở cácvùng chuyên canh như Lâm Đồng, Tây Nguyên, Sơn La, Người tiêu dùng ViệtNam vốn chỉ quen với văn hóa cà phê via hè nay cũng đã dần chấp nhận xu hướng cà

phê mới này Họ sẵn sàng với mức chỉ trả cao hơn cho một ly cà phê mang tính chấtthưởng thức, điều đó giúp các sản phâm cà phê đặc sản của Việt Nam dần khăng định

Lê Trung Kiên

Trang 9

Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

được vị thế trong nước Tuy nhiên, nhìn xa hơn ra thị trường quốc tẾ, thương hiệu cà

phê đặc sản Việt Nam hiện tại vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường Đặc biệt là trong

bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới, cà phê Việt Nam có nguy cơ

bị đánh bại ngay tại sân nhà khi các hàng rào bảo hộ, thuế quan không còn mà cácsản phẩm nước ngoài lại quá vượt trội Trước thực tế đó, câu hỏi đặt ra là liệu hạt cà

phê Việt Nam có thực sự đủ sức dé cạnh tranh trên thị trường thé giới trong bối cảnhngười tiêu dùng đang thay đổi thói quen? Và làm thế nào dé nâng cao sức cạnh tranh

và khăng định vị thế với các quốc gia xuất nhập khâu cà phê khác? Chính vì vậy, việcnghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam trong bối cảnh mới là hoàntoàn cần thiết Đây chính là lý do người viết lựa chọn thực hiện đề tài: “Làn sóng càphê thứ ba và lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam”

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận từ thực tế liên quan đến cạnh tranh và lợi

thế cạnh tranh

- Phan tích và đánh gia lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam, nhìn

nhận từ góc độ cơ hội và thách thức trong bối cảnh làn sóng cà phê thứ ba

- Dé xuât một sô giải pháp và kiên nghị nhăm nâng cao lợi thê cạnh tranh của

sản phẩm cà phê Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

- Phuong pháp nghiên cứu định tính.

- Thu thập, phân tích số liệu từ thực tế sản xuất và rút ra đánh giá

- _ Mô hình hóa các van dé lý luận thông qua một mô hình cụ thé dé tạo tính

lô-gic cho bài viết

- Phan tích tổng hợp dưới nhiều khía cạnh trước khi tông hợp và rút ra các đặc

điểm nồi bật

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- _ Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tô câu thành và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh

tranh trong quá trình sản xuất cà phê tại Việt Nam

- Pham vi nghiên cứu:

Lé Trung Kién

Trang 10

Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

+ Về không gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu số liệu sản xuất cà phê tại một

số địa bàn trọng điểm tại Việt Nam

+ Về thời gian: Dé tài tham khảo và phân tích tình hình sản xuất cà phê Việt

Nam trong gian đoạn từ năm 2019 đến nay

+ Về Nội dung: Phân tích lợi thế cạnh tranh và các van đề liên quan đến quá

trình sản xuất cà phê tại Việt Nam như cầu tiêu dùng, nguồn vốn nhân lực và

vat lực, chính sách của địa phuong.,

Cấu trúc của chuyên đềNgoài mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề được trình bày thông qua ba

chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

Chương 2: Thực trạng và đánh giá về lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Namtrong bối cảnh làn sóng cà phê thứ ba

Chương 3: Một số giải pháp nhăm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt

Nam

Em xin chân thành cảm ơn cô Võ Hòa Loan đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn

thành đề tài này Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo công ty TNHH Con

Chim Den Việt Nam đã định hướng và giúp đỡ em trong quá trình thực tập.

Do điều kiện về thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài khó tránh khỏinhững thiếu sót trong quá trình thực hiện Em rất mong nhận được những ý kiến đónggóp từ quý thầy cô đề hoàn thiện chuyên đề một cách tốt nhất

Lê Trung Kiên

Trang 11

Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

CHUONG I CƠ SỞ LÝ THUYET VE LỢI THE CẠNH

TRANH

1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÂN TÍCH LỢI THÉ

CẠNH TRANH

1.1.1 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh

Theo Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (cạnh tranh) là “mot sự kiện

hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh dua dé gianh phan hon hay wu thé tuyétđổi về phía mình” Còn theo Từ dién tiếng Việt, “cạnh tranh” là “có gắng giành phan

hon, phan thắng về mình giữa những người, những tô chức hoạt động nhằm những

lợi ích như nhau” Trong khi “lợi thê” là “thé có lợi, điêu kiện có lợi hơn người khác”.

Theo định nghĩa của Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản

chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuậntrung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân

hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả cóthể giảm đi

Cạnh tranh là quy luật co bản của nền kinh tế thị trường, có vai trò thúc day quátrình phát trién của các hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ Ngày nay,tất cả các quốc gia trên thế giới đều nhận thức và coi cạnh tranh vừa là môi trường,vừa là động lực của quá trình phát triển kinh tế xã hội Cạnh tranh có vai trò quantrọng trong nên sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là

động lực thúc đây sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế Cạnh tranh

mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng Người sản xuất phải tìm mọicách đề làm ra sản phẩm có chất lượng hon, đẹp hơn, có chi phí san xuất rẻ hơn, có

tỷ lệ tri thức khoa học,công nghệ trong đó cao hơn dé đáp ứng với thị hiếu củangười tiêu dùng Cạnh tranh, làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn,

nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiễn kỹ thuật, áp dụngnhững tiễn bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiệncách thức tô chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất

lượng và hiệu quả kinh tế

Một thuật ngữ có liên quan đến cạnh tranh là lợi thế cạnh tranh đề cập đến sởhữu của những giá trị đặc thù, có thé sử dụng được dé "nam bắt cơ hội", dé kinh

Lê Trung Kiên

Trang 12

Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

doanh có lãi Khi nói đến lợi thé cạnh tranh, là nói đến lợi thé mà một doanh nghiệp,một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ Lợi thế cạnh

tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ởcấp quốc gia) Ngoài ra còn xuất hiện thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa

là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không

có đối thủ cạnh tranh nào có thé cung cấp được Trên phương diện doanh nghiệp, lợithế cạnh tranh là những yếu tố mà nhờ đó doanh nghiệp duy trì hoặc gia tăng lợinhuận, thị phần trên thị trường Còn đối với quốc gia, lợi thế cạnh tranh là khả năngcủa quốc gia trong việc cải thiện thu nhập, tạo việc làm cho cư dân hoặc khả năng giatăng tổng sản phẩm quốc nội Đối với một sản pham cu thé, loi thé canh tranh 1a yếu

tố giúp mặt hàng này có thé đứng vũng trên thị trường, tiếp cận khách hàng và tạo lợi

nhuận cho doanh nghiệp.

Tuu chung lại, có thể nói lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam là những yếu

tố giúp mặt hàng này có thể đứng vững trên thị trường quốc tế, đem lại công ăn việclàm và tạo thu nhập cho người sản xuất trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộngcủa thế giới

1.1.2 - Vai trò của phân tích lợi thế cạnh tranh

Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh đề cập đến một cách tiếp cận mới nhằm trả lờinhững câu hỏi như: Tại sao các quốc gia lại thành công trong những ngành sản xuất

nhất định? Tại sao một số doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong khi một số doanh

nghiệp khác thì thất bại trong một ngành? Chính phủ cần phải làm gì đồ doanh nghiệp

có thề cạnh tranh được trên thị trường quốc tế?

Như vậy, việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành, của quốc

gia và vùng sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các chính phù lựa chọn được những

chiến lược kinh doanh hiệu quà và phân bồ hợp lý hơn nguồn lực của quốc gia Doanhnghiệp không thê đi đến thành công trừ khi xây dựng chiến lược của mình trên cơ sởđổi mới và phát triển không ngừng, sẵn sàng tham gia cạnh tranh và hiểu biết thực tế

về môi trường quốc gia cũng như cách thức để cải thiện môi trường đó Chínhphủ của các quốc gia, với chức năng của mình, cần phải xây dựng các mục tiêu và

mức năng suất hợp lý làm trụ cột cho sự phồn vinh cùa nền kinh tế Và nhưthé, sự thịnh vượng về kinh tế của một quốc gia có được không, nhất thiết phải

Lê Trung Kiên

Trang 13

Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

dựa trên cơ sở thiệt hai của quôc gia khác, và nhiêu quôc gia có thé cùng hưởng thành quả trong một môi trường cạnh tranh rộng rãi.

Khi quá trình toàn cầu hoa cạnh tranh trở nên khốc liệt, một số người đã chorằng vai trò của các chính phủ quốc gia đang ngày càng giảm đi Nhưng trên thực tế,quá trình quốc tế hóa cùng với việc các hàng rào thuế quan bị xóa bỏ, vai trò của quốcgia càng trở nên quan trọng hơn Sự khác biệt giữa các nước về bản sắc và văn hóakhông bị quá trình cạnh tranh đe dọa, thậm chí còn tạo ra lợi thế trong cạnh tranh.Như vậy, việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh giúp các quốc gia nói chung và doanhnghiệp xác định được vai trò cũng như thế mạnh của mình trong cạnh tranh quốc tế

Vì vậy, việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam trong thươngmại quốc tế giúp nhìn nhận những lợi thế nổi bật của ngành, của quốc gia trên thịtrường cà phê toàn cau Từ đó, có kế hoạch hợp ly dé xây dựng và phát triển những

lợi thế cạnh tranh quốc gia, tao VỊ thé cho ngành cà phê Việt Nam trên thi trường thế

giới, đem lại lợi ích về mặt chính trị, kinh tế, đảm bảo nguồn thu nhập cho người

nông dân.

1.2 LÝ THUYET “MO HÌNH KIM CƯƠNG” VE LỢI THE CANH

TRANH GIỮA CAC QUOC GIA CUA MICHAEL PORTER

Ly thuyết “mô hình kim cương” về lợi thế cạnh tranh do Michael Porter đề xuấtnăm 1990 dé giải thích tại sao một quốc gia lại có được vi trí dẫn đầu hay nói cách

khác là có lợi thế cạnh tranh về sản xuất một số sản phẩm Theo đó, sức cạnh tranh

của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn cũngnhư khả năng chuyển giao công nghệ của ngành sản xuất Nói một cách tông quát,sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong

nên kinh tế Sức cạnh tranh của ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp trong ngành, khả năng đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm,

phương thức quản lý và môi trường kinh doanh Với góc nhìn như vậy, Michael Porter

cho rằng có bốn yếu tố quyết định tới sự cạnh tranh của một quốc gia bao gồm: điều

kiện yếu tố đầu vào sản xuất (Factor conditions); điều kiện nhu cầu (Demand

conditions); các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (Related and Supporting

Industries); Chiến lược, cơ cấu và các yếu tố cạnh tranh trong ngành (Firm strategy,structure and rivalry) được thê hiện như sau:

Lê Trung Kiên

Trang 14

Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

Chiến lược, cơ câu va mỗi

Các yếu tố đầu vào theo Michael Porter định nghĩa là tình trạng của một quốc gia vềmặt các yếu tô sản xuất, như là chất lượng lao động, cơ sở hạ tang giữ vai trò quantrọng trong việc cạnh tranh ở bất kỳ một ngành công nghiệp cụ thê

Trong cạnh tranh quốc tế, các điều kiện về yêu tố đầu vào được xem là nền tảng củalợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp, các ngành có thể tận dụng từ quốc gia củamình Đối với các nước phát triển, do điều kiện về các yếu tố sản xuất có lợi thế vềcông nghệ, lao động có chất lượng cao nên các ngành công nghiệp kỹ thuật cao của

các nước nay thường có năng lực cạnh tranh vượt trội Trong khi đó, các nước đangphát triển lại có các nguồn lực tài nguyên dồi dào, nguồn nhân lực đông đảo nênthường có lợi thế hơn trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động cũng như

những ngành có đầu vào là các loại sản phẩm thô

Dé đánh giá vai trò của các yếu tố đầu vào trong lợi thế cạnh tranh của một quốc giathì cần phải đánh giá ý nghĩa của các yếu tố đó đối với sự cạnh tranh theo ngành Cóthé nhóm các yếu tố thành:

- Ngu6n nhân lực: bên cạnh yếu tố về số lượng, Michael Porter cũng nhắnmạnh vào yếu tố chất lượng nguôồn nhân lực như trình độ người lao động, kỹ năng,

Lê Trung Kiên

Trang 15

Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

chi phí nhân sự (kế cả đội ngũ quan lý), số giờ làm việc va tính kỷ luật Nguồn nhânlực có thé được chia thành nhiều nhóm bao gồm: thợ sản xuất, kỹ sư, các nhà lập trình

ứng dụng,

- — Nguyên vật liệu: yếu tố này nói đến các nguồn lực có sẵn trong tự nhiênbao gồm số lượng, chat lượng, kha năng tiếp cận và chi phí sử dụng của đất đai, nước,

khoáng chất, gỗ, Các điều kiện về khí hậu, địa lý, kích thước của một quốc gia

cũng có thé coi là một nguồn nguyên vật liệu

- Nguồn lực tri thức: là quy mô tri thức khoa học, kỹ thuật và thị trường củamột quốc gia về hàng hóa và dịch vụ Nguồn lực tri thức này thường được phát triểnthông qua hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan thống kê chính

phủ, sách báo, tap chí, các báo cáo và cơ sở dit liệu nghiên cứu thi trường, Cac

nguồn lực tri thức của một quốc gia có thể được chia thành rất nhiều ngành, nhóm

khác nhau như khoa học vật liệu, thổ nhưỡng học,

- Ngu6n vốn: Là lưu lượng và chi phí vốn dé tài trợ cho các ngành Vốnkhông phải là nguồn lực đồng nhất mà có được từ nhiều hình thức khác nhau như nợkhông đảm bảo, nợ có đảm bảo, các khoản vay, vốn kinh doanh mạo hiểm, Có ratnhiều điều kiện và hình thức khác nhau phân chia theo từng loại vốn Tổng nguồnvốn trong một quốc gia và hình thức khai thác, sử dụng vốn ở mỗi nước lại chịu sựchi phối của tỷ lệ tiết kiệm cũng như cấu trúc thị trường vốn của quốc gia đó, và cácyếu tổ này ở mỗi quốc gia là khác nhau Quá trình toàn cầu hóa thị trường vốn và

dòng vốn lưu chuyên giữa các quốc gia khiến cho các điều kiện này trở nên đồng nhất

hơn Tuy nhiên, những điểm khác biệt đặc thù vẫn luôn tồn tại trên từng thị trường

và tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia

- _ Cơ sở hạ tang: là hình thức, chất lượng và chi phí sử dụng của các cơ sở,

hạ tầng có tác động tới cạnh tranh như hệ thống giao thông, viễn thông, bưu chính,phương thức thanh toán, chăm sóc sức khỏe, Cơ sở hạ tang bao gồm các yếu tônhư nhà ở, các tổ chức văn hóa, đây là những yếu tổ tác động tới chất lượng cuộcsong và sự hấp dẫn của một quốc gia đối với van dé đời sống và việc làm

Tập hợp các yếu tố đầu vào (còn gọi là tỷ lệ yếu tố đầu vào) có sự khác nhaugiữa các ngành Các doanh nghiệp của một quốc gia sẽ giành được lợi thế cạnh tranhnêu doanh nghiệp có được yêu tô đâu vào với chi phí thấp hoặc với chất lượng đặcbiệt cao Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh từ các yếu tố đầu vào này còn phụ thuộc vàomức độ hiệu quà và hiệu suất khai thác chúng Điều này thể hiện các lựa chọn khác

nhau cua các doanh nghiệp về việc huy động các yêu tô dau vào cũng như công nghệ

Lê Trung Kiên

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

được sử dụng, bởi trên thực tẾ, giá tri của một số yếu tố đầu vào nhất định có thé thayđổi đáng ké theo công nghệ sử dụng Bên cạnh đó, các yếu tổ nguồn nhân lực, tri thức

và von lại là các yếu tố có khả năng di chuyên giữa các quốc gia Nhân công có tay

nghề cao có thé di chuyền giữa các nước cũng như những tiến bộ về khoa học và kỹthuật Khả năng di chuyên này hiện nay càng được tăng cường do hệ thống thông tin

liên lạc và giao thông ngày càng thuận lợi Như vậy, có thế thấy răng, sờ hữu các yếu

to đầu vào chưa han là một lợi thé vì các yếu tô này rat dé dàng di chuyên, cần phải

có các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh khác đề giải thích về trường hợp của nhữngquốc gia biết thu hút và khai thác các yếu tố dễ dang di chuyền này

1.2.2 Điều kiện nhu cầu

Yếu tố thứ hai của lợi thế cạnh tranh quốc gia theo Michael Porter là các điều

kiện về cầu trong nước đối với sản pham hay dich vụ cùa ngành Yếu tố này quyếtđịnh tới tốc độ và tính chất của hoạt động cải tiến cũng như đổi mới của các công tytrong nước Ba thuộc tính quan trọng của cau trong nước là kết cấu của cầu (hay banchat của nhu cầu khách hàng), guy mô và cơ cấu tăng trưởng của cầu và cơ chế quốc

tế hóa câu trong nước.

- _ Kết cau cau trong nước: Michael Porter khang định, tac động quan trọng

nhất của cầu trong nước đối với lợi thế cạnh tranh là thông qua kết cấu và tính chấtcủa nhu cầu khách hàng trong nước Kết cấu của cầu trong nước sẽ quyết định việccác công ty phát hiện, giải thích và phản ứng với nhu cầu khách hàng như thế nào.Các nước sẽ có được lợi thế cạnh tranh trong những ngành hoặc phân ngành mà cầutrong nước giúp cho các công ty nhận ra nhu cầu của khách hàng sớm hơn và rõ rànghơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài Các quốc gia cũng có được lợi thế cạnh

tranh nếu khách hàng trong nước gây áp lực khiến các công ty đối mới nhanh hơn và

đạt được những lợi thế cạnh tranh tốt hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài Sựkhông tương xứng giữa các nước về bản chất của cầu chính là nguyên nhân đem lại

những lợi thế cạnh tranh này Kết cấu cầu trong nước có ba tính chất đặc biệt quan

trọng đối với lợi thế cạnh tranh bao gồm: kết cầu phân đoạn câu: khách hàng sành

sỏi và đòi hỏi cao và nhu cầu khách hàng mang tính dự báo

- Quy mô cẩu và cơ cầu tăng trưởng: Khi kết cu cầu thuận lợi và có thé dựbáo cả nhu cầu quốc tế lẫn trong nước thì quy mô và cơ cấu tăng trưởng của cầu cóthé củng có va tăng cường lợi thế quốc gia trong một ngành Trên thực tế, dung lượng

Lê Trung Kiên

Trang 17

Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

thị trường trong nước có tác động khá phức tạp tới lợi thế quốc gia và những khíacạnh khác trong cơ cấu của cầu trong nước cũng quan trọng không kém

Thứ nhất Michael Porter xét đến yếu tố quy mô cầu trong nước: Thị trường

trong nước lớn có thể dẫn đến lợi thế cạnh tranh trong những ngành thê hiện tính kinh

tế theo quy mô bằng việc khuyến khích các công ty của một nước tích cực đầu tư vàonhững cơ sở sản xuất quy mô lớn, phát trién công nghệ va cải thiện năng suất Như

thế, dung lượng thị trường trong nước trở nên khá quan trọng Khả năng tiếp cậnlượng khách hàng trong nước đông đảo có thê là một động lực thúc đây đầu tư củacác công ty trong nước Dung lượng thị trường trong nước là quan trọng nhất đối vớilợi thế cạnh tranh quốc gia trong một số ngành như những ngành có yêu cầu nghiêncứu phát triển lớn, tính kinh tế theo quy mô trong sản xuất hoặc có những bước nhảy

vọt giữa các thế hệ công nghệ hay mức độ ôn định thấp Tuy nhiên, quy mô thị trường

trong nước lớn cũng có khả năng gây ra bat lợi cho lợi thé cạnh tranh quốc gia nếucác công ty cho răng thị trường trong nước đem lại đủ cơ hội và không cần theo đuôithị trường quốc tế Việc này sẽ cản trở sự năng động và trở thành bat lợi thế Nhữngthành phần khác, trong đó đáng chú ý là mức độ gay gắt của cạnh tranh trong nước

sẽ quyết định liệu dung lượng thị trường lớn tại nước chủ nhà sẽ là điểm mạnh hayđiểm yếu của lợi thế cạnh tranh

Thứ hai là yếu tô số lượng khách hàng độc lập: Theo Michael Porter, sự có mặtcủa nhiều khách hàng độc lập trong một nước sẽ đem lại môi trường đôi mới tốt hơn

là trường hợp chỉ có một hoặc hai khách hàng thống trị thị trường sản phẩm hay dịch

vụ trong nước Ngược lại, chỉ phục vụ một hay hai khách hàng có thé dem lại hiệu

quả tĩnh nhưng sẽ hiếm khi tạo ra mức độ năng động như trường hợp trên Số lượng

khách hàng trong nước độc lập cũng thúc đây sự xâm nhập và đầu tư trong ngành

bằng việc giảm thiểu rủi ro một công ty bị đây ra khỏi thị trường và hạn chế quyền

lực của người mua trong việc đàm phán.

Thứ ba là tốc độ tăng trưởng của cầu trong nước: Tốc độ tăng trưởng của cầutrong nước có thé cũng sẽ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh như dung lượng tuyệtđối của thị trường Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường trong nước sẽ giúp các

công ty của nước đó đưa ra những công nghệ mới nhanh hơn mà ít lo ngại rằng những

khoản đầu tư hiện tại là không cần thiết Ngoài ra, các công ty cũng sẽ xây dựngnhững cơ sở lớn, hiệu quả với sự tin tưởng rằng những cơ sở này sẽ được sử dụng

Thứ tư là yếu tố cầu trong nước xuất hiện sớm: Nếu yếu tổ này giúp dự báo nhu

câu khách hàng ở những nước khác thì câu trong nước vê một sản phâm hay dịch vụ

Lê Trung Kiên

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

xuất hiện sớm sẽ giúp các công ty ở một nước hành động sớm hơn các đối thủ cạnh

tranh trong ngành.

Thứ năm là yếu tô bão hoà sớm: Thị trường trong nước bão hoa sớm sẽ buộc

các công ty phải đổi mới và nâng cấp, đồng thời cũng tạo ra áp lực căng thăng buộccác công ty phải giảm giá, giới thiệu những sản phẩm mới, cải tiến hoạt động của sản

phẩm và đưa ra những khuyến khích mới dé khách hàng thay thé sản phẩm cũ vớinhững mẫu mã mới hơn Bão hoà thị trường cũng đây mạnh cạnh tranh trong nước

và loại bỏ những công ty yếu kém và hoạt động không hiệu quả Đặc biệt, sự bão hoàcủa thị trường trong nước đặc biệt có lợi nếu nó đi cùng với sự tăng trưởng của thịtrường nước ngoài bởi lúc đó, các công ty sẽ có động lực mạnh mẽ để xuất khâu sảnphẩm và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về sản pham đó

- Quốc tế hoá cầu trong nước: đây chính là yếu tô có thé giúp các điều kiện cầu

trong nước tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, dich vụ ở thị trường nước ngoài

Quốc tế hoá cầu trong nước có thé là nhờ những khách hàng trong nước lưu động hay

những công ty đa quốc gia Khách hàng lưu động là những người thường xuyên đi ra

nước ngoài va là khách hàng trung thành ở thị trường nước ngoài Trong trường hợp

đó, các công ty trong nước sẽ có được lợi thế bởi vì khách hàng trong nước cũng

1.2.3 Cac ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan

Yếu tố thứ ba của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngảnh là sự có mặt ở nước

đó các ngành hỗ trợ hay những ngành có liên quan có sức cạnh tranh quốc tế Ngành

hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty, còn ngành liên quan là những ngành mà công ty có thê phối hợp,

chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những ngành

mà sản phẩm của chúng mang tính chất bồ trợ việc chia sẻ hoạt động, thường diễn ra

ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ Lợi thế cạnh

tranh trong một số ngành cung cấp đã đem lại những lợi thế tiềm tàng cho các công

Lê Trung Kiên

Trang 19

Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

ty của quôc gia bởi vì chúng sản xuât những đâu vào được sử dụng rộng rãi và có ý

nghĩa quan trọng đôi với quá trình đôi mới hay quôc tê hoá Trong khi đó, sự có mặt

của những ngành liên quan có sức cạnh tranh cũng không kém phần quan trọng

- Lợi thé cạnh tranh trong các ngành cung ứng: Michael Porter khang định rang

sự có mặt của những ngành cung cấp có sức cạnh tranh quốc tế trong một nước sẽ tạo

ra những lợi thế trong các ngành sử dụng theo nhiều con đường Đầu tiên là thôngqua khả năng tiếp cận hiệu quả, sớm, nhanh, có chất lượng và đôi khi ưu đãi đếnnhững đầu vào chi phí thấp Hơn nữa, doanh nghiệp còn được hưởng lợi từ quá trìnhphối hợp liên tục, và chính mối liên kết giữa chuỗi giá trị của các công ty với nhữngnhà cung cấp trong nước sẽ góp phần không nhỏ cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh

Việc xây dựng các liên kết này sẽ được thúc đây nhờ việc có được những hoạt động

của những nhà cung cấp bên cạnh Các nhà cung cấp nước ngoài hiểm khi thay théđược hoàn toàn các nhà cung cấp nội địa, ngay cả khi chúng có những chi nhánh diaphương Và một lợi thế quan trong mà các nhà cung cấp trong nước đem lại nam ởquá trình đổi mới và nâng cấp Những nhà cung cấp giúp đỡ các công ty nhận ra cácphương pháp và cơ hội để áp dụng công nghệ mới và thậm chí trở thành cầu dẫnthông tin và đổi mới từ công ty này sang công ty khác, mà thông qua đó, tốc độ đổi

mới bên trong toàn bộ ngành công nghiệp được thúc đây.

- Lợi thế cạnh tranh trong ngành liên quan: Sự có mặt trong nước của nhữngngành liên quan có sức cạnh tranh thường dẫn đến những ngành có sức cạnh tranhmới Những ngành có sức cạnh tranh là những ngành mà các công ty của nó có thêphối hợp hay chia sẻ hoạt động trong chuỗi giá trị mang tính bổ sung Chia sẻ hoạtđộng có thể diễn ra trong phát triển công nghệ, sản xuất, phân phối, marketing và dịch

vụ Ví dụ, máy photo và máy fax sử dụng nhiều công nghệ giống nhau và các thành

phần cũng như dịch vụ có thê được phân phối thông qua cùng một kênh phân phối

Sự có mặt của những ngành liên quan có sức cạnh tranh quốc tế trong một nướctạo ra cơ hội dé trao đổi thông tin và kỹ thuật giống như trường hợp những nhà cungcấp trong nước Sự có mặt của những ngành liên quan cũng có thé nâng cao tỷ lệ nhậnbiết các cơ hội mới trong ngành Nó cũng là nguồn gốc dé dem lại một phương pháptiếp cận tới hoạt động cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập thị trường

Lê Trung Kiên

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

1.2.4 Chiến lược, cơ cấu và các yếu tố cạnh tranh trong ngành

Yếu tổ thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành là bối cảnh macác công ty được thành lập, tô chức và quản trị cũng như bản chất của cạnh tranhtrong nước Mục tiêu, chiến lược và cách thức tô chức công ty trong các ngành khác

nhau rất lớn từ nước này sang nước khác Lợi thế cạnh tranh quốc gia bắt nguồn từ

sự phù hợp giữa những lựa chọn này với nguồn gốc lợi thé cạnh tranh trong một

ngành.

- Chiến lược và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp trong nước: Không có hệ

thống quản lý nào có thê áp dụng thích hợp trên phạm vi toàn cầu Các quốc gia sẽ

có xu hướng thành công trong những ngành mà cách quan trị và hình thức tô chứcthuận lợi do môi trường quốc gia hoàn toàn phù hợp với những nguồn gốc lợi thé

cạnh tranh của ngành Những khác biệt quan trọng giữa các quốc gia về thực tiễn

quản trị và những cách tiếp cận xuất hiện trong các lĩnh vực như đào tạo, nguồn gốc

xã hội va xu hướng của nhà lãnh đạo, theo nhóm hay theo thứ bậc, sức mạnh của

những sáng kiến cá nhân, công cụ để đưa ra quyết định, bản chất mối quan hệ với

khách hàng, khả năng kết hợp hoạt động của các chức năng, quan điểm đối với các

hoạt động quốc tế và quan hệ lao động Những khác biệt về phương thức quản trị và

kỹ năng tổ chức tạo ra những lợi thé và bat lợi thé trong cạnh tranh ở những ngànhkhác nhau Quan hệ lao động đặc biệt quan trọng trong nhiều ngành bởi nó ảnh hưởngđến khả năng cải tiến và đôi mới của công ty

- Các mục tiêu: Có sự khác biệt rõ ràng bên trong cũng như giữa các quốc gia

về những mục tiêu mà doanh nghiệp cô gang dé dat được cũng như động lực của các

nhân viên và nhà quản trị của họ Các quốc gia sẽ thành công trong những ngành màcác mục tiêu và động lực này phù hợp với nguôn gôc của lợi thê cạnh tranh.

Mục tiêu của doanh nghiệp: Các mục tiêu của công ty chủ yêu là do cơ câu sở hữu, động lực của người chủ sở hữu và chủ nợ, bản chât của việc quản lý công ty và những khuyên khích tác động đên động cơ làm việc của những nha quản tri cao capquyết định

Mục tiêu của các cá nhân: Động lực của các cá nhân làm việc va điều hành các

công ty có thể nâng cao hay hạ thấp khả năng thành công trong những ngànhnhất định Mối quan tâm chủ yếu là liệu cả hai có được thúc day dé phát trién những

kỹ năng của mình cũng như có những nỗ lực cần thiết dé hình thành và duy trì lợi thế

Lê Trung Kiên

Trang 21

Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

cạnh tranh hay không Một yếu tố quan trọng quyết định hành vi và nỗ lực của các cánhân là hệ thống tha lao trả cho những người lao động Ngoài ra, một yếu tố cũng hếtsức quan trọng khác là cơ cau thuế của nước đó Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa người

lao động và nhà quản trị trong một công ty cũng là một khía cạnh cần xem xét

Anh hưởng của niềm tự hào và ưu tiên của quốc gia đổi với các mục tiêu: Chatlượng nguồn nhân lực được thu hút vào những ngành cụ thé cùng với động lực củanhững cá nhân và thậm chí cả các cô đông đều bị ảnh hưởng bởi niềm tự hào hay ưutiên của quốc gia Khi một ngành trở thành một nghề nghiệp sang trọng hay trở thànhmột ưu tiên của quốc gia thì lợi thế cạnh tranh thường ra đời

Vai trò của các cam kết bên vững: Mục tiêu của các công ty và cá nhân được

phản ánh trong bản chất cam kết về vốn và nguồn nhân lực đối với ngành, đối vớicông ty và đối với nghề nghiệp của cá nhân Theo Michael Porter thì việc phân bỏ, dichuyền nguồn lực là một điều kiện cần thiết để phát triển nền kinh tế, giúp cho cácnguồn lực không bi đọng lại trong các tình huống xấu Tuy nhiên, việc duy trì lợi thécạnh tranh đòi hỏi các nguồn lực chỉ được di chuyển sau khi đã cố gang tham giacạnh tranh Lý tưởng nhất là phải điều chỉnh chứ không phải là từ bỏ, theo đó, nhómkết hợp lại các nguồn lực đã cam kết dé thúc đây năng suất, thay vì bị đóng băngtrong tình trạng hiện tại do các sai lầm trong quản lý hay do các thoả thuận hạn chế

- Môi trường cạnh tranh trong nước: Porter nhận định rang cạnh tranh trong

nước gay gắt và việc hình thành cũng như duy trì lợi thế cạnh tranh trong một ngành

CÓ SỰ gắn bó chặt chẽ Cạnh tranh trong nước trở nên quan trọng hơn cạnh tranh vớicác đối thủ nước ngoài khi cải tiễn và đổi mới Cạnh tranh giữa một nhóm các công

ty trong nước thường khác và có lợi hơn cho quốc gia so với cạnh tranh với các công

ty nước ngoài Trong một nền kinh tế đóng cửa, vị trí độc quyền luôn mang lại lợinhuận, tuy nhiên, trong cạnh tranh toàn cầu, các hãng độc quyền hay cartel sẽ bi thuatrước các công ty đến từ những môi trường cạnh tranh hơn

Cạnh tranh trong nước, cũng như các hình thức cạnh tranh khác, sẽ tạo ra áp lựcbuộc các công ty phải cải tiến và đổi mới Các công ty trong nước buộc các đối thủ

cạnh tranh phải hạ giá thành, cải thiện chất lượng, cải tiễn dich vụ và tao ra nhữngsản phẩm mới Mặc dù các công ty có thé không duy trì được lợi thé trong một thờigian dài nhưng áp lực từ các đối thủ sẽ thúc đây đổi mới do tâm lý lo âu khi bị tụthậu Cạnh tranh trong nước không chỉ thúc đây lợi thế trong nước mà còn gây áp lực

Lê Trung Kiên

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

buộc các công ty trong nước phải bán hàng ra nước ngoài dé phat triển Đặc biệt làkhi có quy mô kinh tế, các công ty có thê buộc các đối thủ trong nước phải hướng rabên ngoài dé theo đuổi hiệu quả lớn hơn và lợi nhuận cao hơn Được rèn luyện bởi

cạnh tranh trong nước, các công ty mạnh sẽ được trang bị những gì cần thiết dé chiếnthăng ở nước ngoài.

Cạnh tranh trong nước không chỉ tạo ra áp lực đổi mới mà còn đổi mới theocách nâng cấp lợi thế cạnh tranh của các công ty trong một quốc gia Ngoài ra, mộtnhóm các đối thủ cạnh tranh trong nước sẽ thử nghiệm các phương thức tiếp cận chiếnlược khác nhau và tạo ra một loạt các sản phẩm và dịch vụ trên nhiều phân đoạn thịtrường Điều này sẽ thúc đây quá trình đổi mới và với phạm vi sản phẩm rộng lớn,

nhiều phương thức chiến lược sẽ tạo dựng hàng rào bảo vệ trước sự xâm nhập của

các công ty nước ngoài, nhờ đó mà lợi thế các ngành của quốc gia sẽ được tạo dựngbền vững

1.2.5 Co hội và chính phủ

Chính phủ là chủ thê lý tưởng giữ vai trò chất xúc tác và người đòi hỏi Chínhphủ có thé khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tham vọng của họ và hướng tớimột mức độ cạnh tranh cao hơn Chính phủ không thể tự tạo ra khả năng cạnh tranh

cho các ngành, chỉ có các doanh nghiệp mới làm được Do vậy, vai trò của chính phủ

thể hiện thông qua việc kết nối và khuếch đại các cực của “viên kim cương” năng lực

cạnh tranh ngành Chính sách của chính phủ có thé tạo ra một môi trường cho phép

doanh nghiệp dat được lợi thế cạnh tranh Tóm lại, những yếu tố ké trên tạo ra một

môi trường cho các doanh nghiệp trong nước hình thành và cạnh tranh Mỗi yếu kémtrong bat kỳ yếu tô nào cũng đều làm giảm tiềm năng của ngành trong việc tìm kiếm

các lợi thế cạnh tranh bền vững, hay nói cách khác, làm ảnh hưởng xấu đến năng lực

cạnh tranh của ngành.

Một yếu tố khác cũng có tác động đến lợi thế cạnh tranh của mặt hàng xuấtkhâu, đó là yếu tố cơ hội Cơ hội đóng vai trò quan trọng, chúng có thé dẫn đến nhữngthay đổi lớn trong vị thế cạnh tranh, vô hiệu hóa lợi thế cạnh tranh của các doanh

nghiệp hiện tại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thích ứng được với tình hình

mới Cơ hội có thể là sự ra đời của một công nghệ chế biến mới, những quyết định

về chính trị của chính phủ nước ngoài, thay đổi ti giá hối đoái, tài chính, làn sóng nhucau Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, kịp thời thích

Lê Trung Kiên

Trang 23

Chuyên đề tốt nghiệp 16 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

nghi với sự thay đồi, nâng cao năng lực cạnh tranh cau cà phê xuất khâu ra thị trườngthé giới

1.2.6 Cac nhân tố ảnh thưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành cà phê

- Gia cả và chất lượng

Trong các lý thuyết và mô hình kinh điền về thị trường, giá cả luôn là một trong

sé những yếu tố tác động mạnh mẽ đến thị trường Giá cả đại diện cho sự điều tiếtcung cầu, khi giá cả xuống thấp có nghĩa là nguồn cung trên thị trường đang dư thừa,việc giá thấp sẽ khiến các nhà cung cấp cắt giảm sản lượng dé day mức giá lên cao.Ngược lại, khi giá cả cao, các nhà sản xuất sẽ mở rộng công suất và khiến nguồn cungtrở nên dư thừa Với cà phê, ngoài tác động của cung cầu đối với giá cả, còn một yếu

tố nữa quyết định tới mức giá trên thị trường là chất lượng

Chất lượng quyết định mức độ cạnh tranh và giá bán của sản phẩm hàng hóatrên thị trường Có thê thấy cà phê chất lượng cao đến từ các quốc gia như Brazil hay

Colombia luôn có giá cao hơn giá cà phê của Việt Nam Cà phê Việt Nam dù có lợi

thế về sản lượng nhưng chất lượng không tốt dẫn đến việc bị ép giá trên thị trường

hay bị thải loại.

- Chính sách thuế quan

Thuế xuất khâu: là thuế suất được đưa ra đánh vào các sản phẩm hàng hóa cũng

như các doanh nghiệp xuất khâu Trên thực tế, đây là công cụ hữu hiệu dé nhà nước

thực hiện các chính sách khuyến khích hay hạn chế đối với một số loại mặt hàng đặcbiệt như tài nguyên thiên nhiêu, nguyên nhiên liệu quý Đối với các mặt hàng nông

sản như cà phê, thuê suât đôi với xuât khâu hiện đang là 0%.

Thuế nhập khẩu: là công cụ thuế đánh vào hàng hóa được nhập vào lãnh thé hảiquan Việt Nam Việc đánh thuế nhập khâu không chỉ giúp bảo hộ ngành sản xuấttrong nước mà còn tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên, trong bối cảnhhội nhập như hiện tại, các hàng rào thuế quan ngày càng có xu hướng giảm dan

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu, tạo cơ hội cho các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh có nguồn vốn để tái sản xuất, đầu tư Việc hỗ trợ các

doanh nghiệp vay vốn là hết sức cần thiết trong điều kiện các doanh nghiệp nước ta

chủ yêu là vừa và nhỏ, mùa thu hoạch cân một nguôn vôn lớn đê thu hoạch cà phê.

Lê Trung Kiên

Trang 24

Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

Nếu lãi suất vay quá cao, việc sản xuất kinh doanh sẽ bị hạn chế Ngược lại, nếu nhànước có chính sách hỗ trợ tín dụng với lãi suất thấp sẽ mang tính khuyến khích sảnxuất, xuất khâu

- Chính sách ty giá hồi đoái

Tỷ giá hối đoái được định nghĩa là giá cả đồng tiền của quốc gia này tính bằng

giá trị tiền tệ của quốc gia khác Nếu tỷ giá hối đoái tăng, hàng hóa trong nước sẽ rẻ

hơn và khuyến khích xuất khẩu và ngược lại Tỷ giá hối đoái có vai trò hết sức quantrong trong thương mại quốc tế Nếu tỷ giá hối đoái không ôn định, các doanh nghiệp

sẽ gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm bạn hàng và kí kết các hợp đồng mang tính chấtlâu dài Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế chính trị ôn định cũng như các chính sáchtài khóa hợp lý nên tỷ giá hối đoái giữa VND và USD luôn ồn định trong các nămqua Vì vậy mà yếu tố này thường không tác động đáng kể tới việc xuất khâu hay lợi

thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam trong thương mại quốc tế

- Kénh phân phối và dịch vụ

Kênh phân phối hop lý sẽ không những giúp giảm chi phí trong hoạt động sảnxuất mà còn giúp nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khâu nhờ việc cắt giảmthời gian hay kịp thời phản hồi các thông tin và tín hiệu của thị trường Dịch vụ phân

phối được xem là một trong những yếu tố đem lại lợi thế cạnh tranh của các nhà xuất

khẩu trong việc thâm nhập các thị trường

- Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh như các thé chế, quy định , các rào can đối với việc kinhdoanh, xuất nhập khẩu, số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường Môi trường cạnh

tranh quá khốc liệt sẽ gây tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khâu, đặc biệt là

với phân khúc giá rẻ như cà phê Robusta của Việt Nam Ngược lại, khi thị trường

không có quá nhiều nhà sản xuất thì việc sản xuất và xuất khâu cà phê sẽ diễn ra thuận

lợi hơn.

- Các yếu tô về quản lý

Cà phê là mặt hàng hết sức đặc biệt, có rất nhiều đặc điểm, tính chất đòi hỏikinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao Chính vì vậy, việc sản xuất kinh doanh

cũng cần đội ngũ quản lý có hiểu biết chuyên sâu đối với cà phê lẫn kĩ năng kinh

doanh thì việc dau tư sản xuât mới có được két quả tot.

Lê Trung Kiên

Trang 25

Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

Những người làm công tác quản lý vĩ mô, hoạch định cũng giữ vai trò hết sứcquan trọng trong hoạt động phát triển cũng như thúc đây xuất khâu cà phê Đội ngũnày sẽ cố vấn, tham mưu cho chính phủ dé thực hiện các chính sách hỗ trợ, quản lý

cũng như điều tiết hoạt động của ngành, xât dựng các chiến lược và định hướng cụ

thé cho sự phát triển chung của ngành cà phê Việt Nam

- Các yếu tố nước ngoài

Cũng như các loại hàng hóa được xuất khâu khác, cà phê cũng chịu tác động từnhu cầu của thị trường Với mặt hàng chủ yếu của Việt Nam là cà phê Robusta, nhucầu nhập khâu là tương đối cao ở các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu (EU) hoặc

Mỹ và đây cũng là các thị trường xuất khâu chính của nước ta Tuy nhiên, với một sốquốc gia ưa chuộng cà phê Arabica thì sự hiện diện của cà phê Việt Nam thường rất

ft Oi.

Ngoài ra, quy mô thị trường của nước xuất khâu cũng anh hưởng tới hoạt độngxuất khẩu của cà phê Với quy mô sản xuất của Việt Nam, việc xuất khâu sẽ ưu tiêncho các thị trường có nhu cầu cao cũng như quy mô lớn dé đảm bao tính 6n định trong

xuât khâu.

Môi trường chính sách của các quốc gia nhập khẩu cũng mang tính quyết định

đối với hoạt động xuất nhập khẩu Khi định hướng được thị trường mục tiêu, ta cũngcần tham khảo về các chính sách thuế quan, bảo hộ mau dịch hay các yêu cầu kĩ thuật,

vệ sinh an toàn thực phâm của quôc gia đó.

1.3 Làn sóng cà phê thứ ba và lợi thế cạnh tranh1.3.1 Lý thuyết về làn sóng

Theo từ điền tiếng Việt, làn sóng được định nghĩa là những đợt Sóng xô nối tiếpnhau tạo thành từng lớp có bề mặt hình uốn lượn Trong nghiên cứu khoa học, thuậtngữ “làn sóng” được nhắc tới trong Lý thuyết làn sóng (Wave theory) hay Mô hìnhlàn sóng (Wave model) trong lĩnh vực văn hóa, cụ thể là ngôn ngữ Theo đó, thuậtngữ làn sóng được sử dụng dé mô tả hình thức lan truyền từ một điểm trung tâm racác vùng ngoại vi trong trạng thái sôi động ở trung tâm và yếu dan ở ngoại vi

Liên quan đến lý thuyết làn sóng là một số các khái niệm, các mô hình lý thuyếtkhác, không chỉ trong nghiên cứu văn hóa, mà rộng hơn trong nhiều lĩnh vực của đờisống Các nhà nghiên cứu văn hóa nhân chủng học phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu

Lê Trung Kiên

Trang 26

Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

XX nhắc đến các khái niệm như sự thiên di, sự lan tỏa, sự loang ra Đó là sự truyền

bá các hiện tượng văn hóa thông qua những cuộc tiếp xúc giữa các dân tộc, các bộlạc băng buôn bán, di dân và thậm chí băng xâm lược Cũng có một số học giả gọi

lý thuyết truyền bá luận trong nghiên cứu văn hóa là lý thuyết về các vùng vănhóa hay các khu vực văn hóa Tương tự như vậy, trong nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà

ngôn ngữ học cũng nhắc đến hàng loạt các khái niệm phát sinh trên cơ sở lý thuyếtlàn sóng như sự truyền bá, sự lan tỏa, sự khuyéch tán của các yêu tố ngôn ngữ chủyếu thông qua tiếp xúc và di dân Từ thực tế hình thành và phát triển của các nền vănminh lớn trên thé giới như văn minh Đông A mà Trung Hoa là trung tâm, văn minhNam A mà An Độ là trung tam các tác giả Nga Xô Viết đã phát hiện ra quy luật về

sự lan truyền các yêu tố văn hóa từ trung tâm theo mô hình làn sóng, cũng như sự tác

động qua lại giữa trung tâm và ngoại vi trong các khu vực văn hóa Kết quả đó đã mở

ra nhiều khả năng ứng dung dé giải thích không chi các quy luật văn hóa mà cả các

quy luật học hiện đại sau này.

Như vậy, có thê định nghĩa “làn sóng” trong lĩnh vực cà phê là sự lan tỏa trongvăn hóa tiêu dùng thông qua tiếp xúc và di cư với tác động mạnh mẽ ở một số khuvực và yéu dan ở vùng ngoại vi

1.3.2 Lý thuyết về làn sóng cà phê thứ ba

Cũng giống như các cuộc cách mạng về khoa học kĩ thuật, ngành cà phê cũng

đã trải qua những cuộc cách mạng trong sản xuất, tiêu dùng Giới chuyên môn mô tảdưới dạng các làn sóng và tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã trải qua ba làn sóng

cà phê Làn sóng cà phê đầu tiên xuất hiện vào những năm 1800 ở Hoa Kỳ với sự rađười của cà phê hòa tan khi mà con người nỗ lực tìm ra cách nhanh nhất, thuận tiện

nhất dé tiêu thụ caffeine có trong cà phê Tuy nhiên, phong cách này gặp phải một số

chỉ trích về việc hy sinh hương vị cũng như chất lượng dé đạt được sự thuận tiện va

sản xuất hàng loạt Làn sóng cà phê thứ hai ra đời nhằm khắc phục những hạn chế

của làn sóng trước đó với hai trụ cột giá trị mới là chất lượng và cộng đồng Với làn

sóng thứ hai, thị trường cà phê thế giới đón nhận sự ra đời của cà phê espresso và càphê có chất lượng tốt hơn, nhưng tiếp thi mới thực sự là động lực phát trién

Thuật ngữ về “Làn sóng cà phê thứ ba” được sử dụng lần đầu tiên bởi TrishRothlt vào năm 2002, nhằm miêu ta sự gia tăng của các nhà nhập khẩu, rang xay coihạt ca phê như một sản phẩm thủ công, giống như rượu vang, phô mai và bia Với làn

Lê Trung Kiên

Trang 27

Chuyên đề tốt nghiệp 20 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

sóng thứ ba, quy trình sản xuất và tiếp thị đều nằm ở phía sau, chất lượng sản phâmlúc này đóng vai trò trung tâm Theo đó, làn sóng cà phê thứ ba tập trung vào một sốđặc điểm chính bao gồm:

- Bao vệ những phẩm chat đặc trưng và nguyên ban của từng hạt cà phê bằngcác kĩ thuật rang ở mức độ tươi sáng hơn so với các phương pháp truyền thống Sựkhác biệt dễ nhận thấy nhất giữa làn sóng cà phê thứ hai, thứ ba và phương pháptruyền thống là ở phương pháp chế biến

- — Sự gia tăng đáng kể trong việc giáo dục cũng như nỗ lực cải thiện chấtlượng của cà phê Điều này thúc đây các chương trình nghiên cứu, các dự án và các

cơ sở nghiên cứu chuyên biệt trong ngành cà phê với mục tiêu chia sẻ kiến thức, áp

dụng các công nghệ, nguồn tri thức mới trong quá trình sản xuất, tiêu dùng cà phê

- — Quan tâm tới các yếu tố đạo đức, công bằng và tính minh bạch trong sảnxuất Mục đích chung là dé những người thưởng thức hay các nhà sản xuất tôn trongcông việc của người nông dân và cũng là một yếu tố mang tính thương mại phổ biến

tới người tiêu dùng.

Với sự phát triển của làn sóng cà phê thứ ba, người trồng cà phê nói riêng vacác quốc gia nói chung đang dần chuyền hướng, tập trung vào kỹ thuật canh tác các

giống cà phê bản địa Những loại cà phê này mang theo hương vị đặc trưng không

tìm được ở bat kì nơi nào khác do canh tác tại các vùng thổ những, khí hậu, độ caođặc thù Có thé nói, làn sóng cà phê thứ ba tập trung vào sự phong phú trong hương

vị cà phê chứ không phải tính tiện dụng hoặc tiếp thị, thay vào đó tính chất hàng hóadần nhưỡng chỗ cho tính thực phẩm và nghệ thuật Xu thé tiêu ding mới này đặt cácquốc gia, các nhà sản xuất cà phê vào một sân chơi mới, nơi chất lượng quyết địnhtất cả Các doanh nghiệp cà phê hòa tan hay sản xuất mang tính chất công nghiệpđang ngày càng mat dan đi vị thế chiếm lĩnh thị trường Một điều ngạc nhiên là cácnhà sản xuất công nghiệp khó có thé giành được lợi thế trong thị trường này do tínhthời vụ của sản xuất nông sản cũng như tính đặc sản của cà phê, mỗi vùng, mỗi quốc

gia sẽ cho ra một loại cà phê khác nhau với các hương vị đặc trưng và số lượng cũng

không đủ lớn đề phục vụ thương mại một cách rộng rãi Đối với các quốc gia sản xuất

cà phê, sự lên ngôi của cà phê thủ công, rang xay tạo thuận lợi cho các quốc gia cótruyền thống sản xuất Arabica và có khả năng sản xuất chất lượng cao Đối với cácquốc gia có truyền thống xuất khâu Robusta và tập trung vào sản lượng như Việt Namthì đây lại là một khó khăn tương đối lớn Bên cạnh việc chất lượng sản phẩm của

Lê Trung Kiên

Trang 28

Chuyên đề tốt nghiệp 21 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

nước ta còn thấp thì việc giành thị phần cũng rất gian nan do gặp phải sự cạnh tranh

quyết liệt của các quôc g1a có thê mạnh.

Lê Trung Kiên

Trang 29

Chuyên đề tốt nghiệp 22 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

CHUONG II THỰC TRANG VÀ ĐÁNH GIA VE LỢI

THE CẠNH TRANH CUA CÀ PHÊ VIỆT NAM

TRONG BOI CANH LÀN SÓNG CÀ PHÊ THU BA

2.1 THUC TRANG LỢI THE CẠNH TRANH CUA CÀ PHÊ VIỆT NAM

Việt Nam ngày nay đã trở thành một trong số các quốc gia xuất khâu nông sảnlớn trên thế giới, đặc biệt là cà phê Hiện tại, nước ta được xếp thứ hai trong số cácquốc gia xuất khâu cà phê trên thé giới với sản lượng hàng năm lên tới hơn một triệutấn và đảm bảo cuộc sống cho hàng triệu lao động Trước những biến động của tìnhhình thế giới, năm 2022 vẫn ghi nhận sản lượng cà phê của Việt Nam tăng vượt trộivới 1,89 triệu tấn và kim ngạch xuất khâu đạt hơn 4 tỷ đô la Sau hơn hơn hai mươinăm đôi mới, những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao trình độ sản xuất cùngvới các biện pháp ôn định nguồn cung đã phát huy hiệu quả giúp nước ta giữ vững vịtrí thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu chỉ sau Brazil Tuy nhiên, trước sự thayđổi về thị hiếu người tiêu dùng do tác động của làn sóng cà phê thứ ba, người tiêudùng đang dần chuyên sang sử dụng cà phê chất lượng cao và coi thưởng thức cà phê

như một môn nghệ thuật Chính vì vậy mà cà phê Việt Nam vốn có chất lượng không

cao chủ yếu phục vụ sản xuất cà phê hòa tan dang mat dan vị thé trên thị trường thế

giới Đặc biệt là gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu cà phê có thếmạnh về Arabica như Brazil hay Colombia Có thé nói, cùng với sự thay đôi khôngngừng trên thị trường cà phê thế giới thì cà phê Việt Nam đang gặp phải rất nhiềukhó khăn trong việc cạnh tranh Chính vì vậy, cần phải phân tích cũng như đánh giácác yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam đề từ đó đề ra các phươnghướng và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê nước nhà đặt trong bối

cảnh mới.

2.1.1 Điều kiện các yếu tố đầu vào2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Việt Nam nằm trong vành dai nhiét doi Bac ban cau, trai dai theo phuong kinh

tuyên từ 8°30’ dén 23°30’ vi độ bac khién cho điêu kiện khí hậu, địa ly va dat đai thích hợp cho việc phát triên ca phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rat riêng, độc đáo Vé khí hậu, nước ta năm trong đới khí hậu nhiệt đới, hang năm

lượng mưa và ánh sáng tiếp nhận cao Lượng mưa phân bồ đều giữa các tháng trong

năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền

Lê Trung Kiên

Trang 30

Chuyên đề tốt nghiệp 23 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

rõ rệt với đới khí hậu nhiệt đới nóng 4m thích hợp với cà phê Robusta miền nam.Miền bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica Về đấtđai, nước ta có lợi thé về đất đỏ bazan rất thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắplãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích

hàng triệu ha Hai yếu tố cơ bản nhất đối với việc canh tác cà phê là nước và đất thì

cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước

khác không có được.

Chính vì vậy mà trong nhiều năm, Việt Nam là nước xuất khâu cà phê lớn thứ

hai trên thế giới về sản lượng cà phê nhân (sau Brazil) Đây là một trong năm mặt

hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị lớn hơn 1 tỷ USD của Việt Nam Tuy nhiên về

chất lượng cà phê lại không đồng đều, đặc biệt cà phê bị thải loại còn chiếm tỷ lệ caocủa thế giới Điều này không những gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp

xuất khâu mà còn làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế

giới nếu không có giải pháp khắc phục Theo số liệu của Ủy ban Điều hành Tổ chức

Cà phê Quốc tế (ICO), trong tổng lượng cà phê bị thải loại trên thế giới có tới 88% là

của Việt Nam Cà phê Robusta ở Việt Nam phần lớn được trồng trên đất đỏ bazan có

độ phì nhiêu cao, nhất là có tính vật lý lý tưởng, tại các tỉnh Tây Nguyên có độ cao

450 - 600m Bởi vậy, cà phê Robusta Việt Nam vừa có chất lượng cao, vừa rất phùhợp cho chế biến cà phê pha trộn và cà phê hoà tan Mặc dù cà phê Robusta của ViệtNam có chất lượng cao, thậm chí cao hơn hăn cà phê cùng chủng loại của nhiều nước,

nhưng do thói quen lâu nay, nông dân Việt Nam đã thu hoạch lẫn cà phê quả xanh

với quả chín, cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phơi khô cà phê

Ngoài ra đa số các doanh nghiệp xuất khâu cà phê Việt Nam vẫn áp dụng bộ

tiêu chuẩn cũ trong quan hệ mua bán cà phê với nhà nhập khẩu Các chỉ tiêu đó bao

gồm: cỡ hat, tỉ lệ tạp chất, tỉ lệ hạt đen, sâu, nâu, vỡ tính theo phần trăm khối lượng.

Cái lợi từ việc áp dụng tiêu chuẩn cũ này là đơn giản, chi phí thấp Tuy nhiên, cách

phân loại này là quá sơ sài, không đánh giá đầy đủ chất lượng sản phẩm (cà phê quả

xanh được thu hoạch và chế biến, nếu không bị đen, vỡ, thì không ảnh hưởng đến kết

quả phân hạng theo tiêu chuẩn này, nhưng nếu áp dụng tiêu chuẩn “kỹ tính” hơn thì

sẽ “tuột đốc” trông thấy Tình trạng thu hoạch quả xanh vẫn tiếp diễn, làm cho chất

lượng cà phê của Việt Nam không được cải thiện.

Hiện nay, tỷ lệ vườn cà phê Việt Nam có tuôi từ 20-25 năm trở lên đang chiếm

tới 22%, trong khi đó tỷ lệ vườn cà phê dưới 12 năm tuổi chỉ chiếm 50% Cơ cau sửdụng giống chọn lọc ở nhiều vườn ca phê cũng rất thấp, cao nhất như Dak Lak chi25- 30%, còn Lâm Đồng chỉ đạt 4-5% Tuy Việt Nam đứng thứ hai về lượng cà phêxuất khâu nhưng giá trị chỉ đứng thứ 4, thứ 5 do vấn đề chủ yếu nằm ở khâu chấtlượng và kỹ thuật bán hàng, sự phối hợp chưa tốt giữa các nhà xuất khâu cà phê Việcquan trọng hiện nay là phải thay đổi cách thức thu hái, chế biến cà phê Việt Nam,không được hái cà phê xanh, cà phê non, nên tổ chức hái thành 2-3 lần Hiện cà phê

Lê Trung Kiên

Trang 31

Chuyên đề tốt nghiệp 24 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

Việt Nam chỉ thu hoạch 1 lần, mà tỷ lệ này chiếm tới 80% Nếu thay đối thói quen đómỗi năm chúng ta có thể thu thêm 100 triệu USD Khắc phục được những điểm yếunày, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ tăng trong khi diện tích vẫn giữ được ôn định

2.1.1.2 Nguôn nhân lực

Việt Nam là một nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình, cơ cấu dân

số trẻ và nguồn lao động dồi dào Đặc biệt là trong điều kiện hoàn thiện cơ chế chế

thị trường và hội nhập, nguồn lực con người vẫn đóng vai trò hết sức quan trong trongviệc phát triển ngành kinh tế nước nhà Tính đến năm 2021, lực lượng lao động trên

15 tuổi của cả nước đạt 50,7 triệu người nhưng chỉ có 49,1 triệu người có việc làm.Nguyên nhân đến từ tác động của đại dịch COVID gây ra suy giảm kinh tế trên toànthế giới Trong đó, lao động trong khu vực nông thôn giảm mạnh (giảm gần 2,2 triệu

người) so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 2.1: Tình hình lao động các quý năm 2020, 2021

Đơn vị tính: Triệu người

52,5

52,0

51,5 51,0

50,5

50,0 49,5

49,0 485 48,0

475

Nguôn: Tổng cục thống kê

Mặc dù đối diện với xu hướng lao động giảm mạnh do tình hình dịch bệnh và

già hóa dân số nhưng thống kê cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực Tỷ lệ lao độngqua đào tạo từ sơ cấp trở lên trong năm 2021 là 26,1%, tăng 4,5% so với năm 2017.Ngoài ra, HDI của cả nước và hầu hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đềutăng qua các năm trong giai đoạn 2016-2020 Theo đó, Việt Nam từ Nhóm các quốcgia, vùng lãnh thé có HDI trung bình vào những năm 2018 trở về trước đã gia nhập

Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020.

Lê Trung Kiên

Trang 32

Chuyên đề tốt nghiệp 25 GVHD: ThS Võ Hòa Loan

Hiện tại, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 30% lực lượng laođộng toàn quốc, chủ yếu là lao động cơ bản, chưa qua dao tạo và hoạt động chủ yếutại khu vực nông thôn Trong những năm gần đây, lực lượng lao động đang có xu

hướng dịch chuyển từ sản xuất nông lâm ngư nghiệp sang các ngành nghề công

nghiệp, dich vu, Chiém ty trong cao nhat trong co cau kinh tế là khu vực dich vụ,

xếp sau là công nghiệp xây dựng, trong khi khu vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm

tỷ trọng thấp nhất và tiếp tục xu hướng giảm

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: Triệu người

E Nám 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nguồn: Tổng cục thong kê

Sự dịch chuyền này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong sản xuất nông

nghiệp, đặc biệt là lao động trẻ, lao động trình độ cao Nhiều người trẻ không quá

mặn mà với việc làm nông nghiệp, bằng chứng là số lượng sinh viên đăng kí các

ngành học liên quan đến nông nghiệp chiếm chưa đến 2% tổng sinh viên nhập học

hàng năm Kết quả thong kê của Bộ Giáo dục và Dao tao cho thấy giai đoạn 2016 —

2020, học sinh sinh viên đăng kí các ngành, lĩnh vực liên quan đến nông, lâm, thủy

hải sản giảm trên 30% so với giai đoạn 2011 — 2015 Điều này ảnh hưởng rất lớn tới

Lê Trung Kiên

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w