Chương 1: TÔI VI PHAM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNGTIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình
Trang 1BÙI KIẾN QUỐC
CAC BIEN PHAP DAU TRANH PHONG, CHONG
TÔI VI PHAM (UY ĐỊNH VE DIEU KHIỂN PHƯƯNG TIEN
GIAO THONG DUUNG BỘ 0 HÀ NOI
Chuyên ngành : Luật hình sự, luật tố tung hình sự
ag VIÊN GIAG VIEN
| sose £94 LUAN AN TIEN SI LUAT HOC
Người hướng dan khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Ngoc Hòa
2 TS Trần Đình Nhã
HÀ NỘI - 2001
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Bùi Kiến Quốc
Trang 3: Cộng hòa liên bang : Công an thành phố : Giao thông vận tải : Nhà xuất bản : Quan hệ nhân quả : Tòa án nhân dân tối cao : Tố tụng hình sự
: Trật tự an toàn giao thông
: Tòa án nhân dân
: Tai nạn giao thông
: Tài sản công dân : Xã hội chủ nghĩa
: Ủy ban nhân dân
: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trang 4Chương 1: TÔI VI PHAM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM
Tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông
đường bộ trong luật hình sự Việt Nam trước khi có Bộ luật
hình sự năm 1985
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong Bộ luật hình sự năm 1999
Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
Một số nhận xét về quy định của pháp luật cũng như giải thích
pháp luật liên quan đến tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
Chương 2: TINH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CUA TOI
VI PHAM CÁC QUY ĐỊNH VỀ DIEU KHIỂN PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘITình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ ở Hà Nội
Nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội
Dự báo vé tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội
Trang 5Các biện pháp liên quan đến trách nhiệm và hoạt động của
các cơ quan quản lý và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong
đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an
toàn giao thông vận tải
Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ đua xe trái phép
Biện pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Biện pháp quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ
KẾT LUẬN
NHỮNG CONG TRINH CUA TAC GIA ĐÃ CÔNG BO CÓ LIÊN
QUAN DEN LUAN AN
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
PHU LUC
136 144
163
168 171
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của dé tài
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VỊ của Đảng, nền kinh tếcủa nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN, đã
và đang đem lại sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực Ở Thủ đô Hà
Nội, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng có nhiều biến đổiquan trọng, trong đó giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ, đã góp phầntích cực trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội
Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thìtình hình tội vi phạm quy định vé điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ và tình hình tai nạn giao thông đường bộ nói chung, trong mấy năm gần đây, tăng rất nhanh, đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về
người và tài sản, đồng thời gây ách tắc rất lớn cho hoạt động giao lưu hàng
hóa và sự đi lại của nhân dân Theo thống kê của Bộ Y tế, ở Việt Nam trong
những năm gần đây, số người chết do tai nạn giao thông trung bình hàngnăm khoảng 6.000 người, cao gần gấp đôi số người chết về bệnh tim mạch
là bệnh có số người chết cao nhất trong các loại bệnh, đó là chưa kể tới sốngười bị thương khoảng 22.000 người Theo báo cáo của Bộ Giao thông
Vận tải gửi Thủ tướng Chính phủ năm 1999, thiệt hại về kinh tế do tai nạn
giao thông gây ra hàng năm ước tính khoảng 1,5% GDP toàn quốc Ở Hà
Nội, số người chết do tai nạn giao thông đường bộ trung bình hàng năm
khoảng 300 người, số người bị thương khoảng 3.000 người và thiệt hại về
kinh tế cũng rất lớn
Vi vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp đấu tranh phòng,
chống tôi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ ở Hà Nội” mang tính cấp thiết, không những về mặt lý luận mà còn là
Trang 7nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2 Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã có luận văn thạc
si luật học với đề tài: "Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vậntải và đấu tranh phòng, chống tội vi phạm các quy định về an toàn giaothông vận tải trong quán doi"; tác gia Phan Huy Thái đã có luận văn thạc sĩ
về đề tài: "Diéu tra các vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thôngvận tải đường bộ trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và các giải pháp hoànthiện"; tác giả Ngô Huy Ngọc đã có luận văn thạc sĩ về đề tài: "Những biện
pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
tại thành phố Hà Nội"
Tuy nhiên, các tác giả nói trên chỉ đề cập đến một số khía cạnh củacông tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này Hiện nay, ở nước ta chưa cómột công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, toàn diện vềtình hình, nguyên nhân và điều kiện cũng như các giải pháp đấu tranh
phòng, chống tội vi phạm quy định vẻ điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ ở Thủ đô Hà Nội Vì vậy luận án này không trùng lặp với bất kỳmột công trình nào khác ở Việt Nam
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của
luận án
a) Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình
hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, để đề ra hệ thống các
giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội này +
b) Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án đề ra các nhiệm vụ cụthể cần giải quyết sau đây:
Trang 8- Phân tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam,thực tiễn áp dụng pháp luật về tội này;
- Phân tích làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong 10 năm
(1990-1999) ở Hà Nội; dự báo tình hình loại tội này trong những năm tới;
- Đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định vềđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội trong những năm tới
c) Đối tượng nghiên cứu của luận án là tội vi phạm quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ, tình hình, nguyên nhân và điềukiện, cũng như các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này
d) Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới hai góc độ: pháp
lý hình sự va tội phạm học ở Thủ đô Hà Nội, trong 10 năm (1990-1999).
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và
pháp luật; những thành tưu của các khoa học: triết học, tội phạm học, luật
hình sự, tâm lý xã hội, xã hội học Cơ sở thực tiễn của luận án là các bản
án, quyết định hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ ở Hà Nội, các thống kê về vụ việc, về biện pháp xử lýloại tội này Ngoài ra, luận án còn dựa trên kết quả phân tích các chínhsách của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫnthống nhất áp dụng pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, các tài liệu tống kết về
công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này ở trong và ngoài nước.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án đã sử dụng các phương pháp lịch sử,
Trang 95 Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý hình
sự của Việt Nam ở cấp độ luận án tiến sĩ, nghiên cứu toàn diện, có hệ thống
tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ
đô Hà Nội Trong luận án này, lần đầu tiên đã:
1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tội vi phạm quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự ViệtNam; làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội này
2 Đã đánh giá được tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội viphạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà
Nội, từ năm 1990 đến năm 1999; đồng thời nêu ra những mặt được, mặt chưa
được trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong thời gian qua và dự báo
diễn biến của tình hình tội phạm này trong thời gian tới ở Thủ đô Hà Nội.
3 Đã nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự quy định về tội này củacủa Việt Nam với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, đã rút ra
được một số giá trị hợp lý trong việc lập pháp hình sự.
4 Đã kiến nghị được hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống
tội vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô HàNội một cách toàn diện, đồng bộ và có hiệu quả
Trong đó, nổi bật nhất là những đóng góp về sửa đổi, bổ sung nhằmgóp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông vậntai đường bộ: Đề xuất bổ sung thêm vào luật giao thông đường bộ một số
loại hành vi nguy hiểm cho an toàn giao thông đường bộ trực tiếp liên quan
tới tội phạm này; đề xuất thêm 4 hình phạt bổ sung mới vào khoản 5 Điều 202BLHS năm 1999: dé xuất việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Trang 10theo hướng tăng thẩm quyển xử phat cho lực lượng trực tiếp và thườngxuyên xử lý vi phạm để kịp thời xử lý nhanh chóng, tại chỗ các vi phạm vừa
và nhỏ; đề xuất bổ sung thêm hai hình thức phạt bổ sung mới và nhiều mứcphạt tiền trong Nghị định 39/CP của Chính phủ nhằm làm giảm khoảngcách giữa các mức phạt tiền, làm cho hình thức phạt và mức phạt phù hợp
với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm đồng thời phòng ngừa sự lạm dụng của cán bộ thừa hành công vụ.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa
có ý nghĩa về mặt thực tiễn Những kết luận về tình hình, nguyên nhân, điềukiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ và kiến nghị của tác giả trong luận án về các giải pháp đồng bộ đấutranh phòng, chống loại tội này không những phục vụ thiết thực cho côngtác đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ, phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ, hạn chếthiệt hại của tai nạn, mà còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung cũng như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng.
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm 178 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tailiệu tham khảo và phụ lục, luận án có 3 chương, 14 mục
Trang 11Chương I
TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VỀ DIEU KHIỂN PHƯƠNG TIEN
GIAO THONG ĐƯỜNG BO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE DIEU KHIỂN PHƯƠNG TIEN GIAO
THONG DUONG BO TRONG LUAT HINH SU VIET NAM TRUGC KHI CO
BO LUAT HINH SU NAM 1985
1.1.1 Thời ky trước nam 1945
Trong các triéu đại phong kiến Việt Nam, kể từ thoi nhà Lý (thế kythứ XI), kinh tế - xã hội Việt Nam đã phát triển khá mạnh, đặc biệt là ở các
đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Hội An và một số đô thị khác Di đôi với sự
phát triển của nền kinh tế, giao thông cũng phát triển theo để đáp ứng yêucầu về vận chuyển giao lưu hàng hóa và sự đi lại của nhân dân Tham gia
giao thông lúc bấy giờ chủ yếu là ngựa, xe ngựa và khách bộ hành Hoạt
động giao thông ngày càng phát triển, bao giờ cũng gắn liền với tai nạn giaothông do các hành vi không tuân thủ các quy tac về ATGTVT Nhà nướcphong kiến Việt Nam thời đó đã nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành
vi vi phạm các quy tac về ATGTVT đường bộ và đã quy định thành tộiphạm và hình phạt trong các đạo luật của mình như Bộ hình thư nhà Lý(nam 1042), Bộ hình thư mới của nha Trần (năm 1244), Quốc triều hình
luật (Bộ luật Hồng Đức) của nhà Lê (thế kỷ thứ XV) và Bộ Hoàng Việt luật
lệ (Bộ luật Gia Long) của nhà Nguyễn (thế kỷ thứ XIX) Rất tiếc một số
đạo luật thành văn đó do chiến tranh và thời gian tàn phá nên hiện nay
không còn lưu lại được, đã hạn chế rất nhiều cho việc nghiên cứu lịch sửhình thành và phát triển các quy định của pháp luật về tội này
Bộ luật Hồng Đức của nhà Lê, tại Điều 553, chương Tạp luật quy
định rõ:
Trang 12Người nào vô cớ mà phóng ngựa chạy trong phố phường,
đường ngõ trong Kinh thành, hay là trong đám đông người thì xử
phạt 60 trượng Nếu vì thế mà làm bị thương hay chết người thì
xử tội nhẹ hơn tội đánh bị thương hay đánh chết người một bậc; làm bị thương hay chết các súc vật thì phải đền số tiền theo sự mất giá (ví như con vật đáng mười phần nay làm chết giá chỉ còn hai phần thì phải đền giá tám phần); làm bị thương hay chết người
thì xử theo tội vì lầm lỡ để xảy ra Nếu vì ngựa sợ hãi lồng lên,không thể ghìm được để xảy ra việc làm bị thương, làm chết
người thì được xử giảm nhẹ hơn tội lầm lỡ hai bậc [39, tr 196].
Tiếp theo Bộ luật Hồng Đức, Bộ Hoàng Việt luật lệ quy định tội viphạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 15 -
xa mã sát thương nhân (xe và ngựa làm bị thương, chết người):
Phàm vô cớ cho xe, ngựa chạy nhanh tha hồ nơi tiệm buôn, phố chợ Nhân đó làm người ta bị thương thì giảm một bậc
theo thường nhân đánh lộn có thương tích Nếu nhân đó chết
người, phạt 100 trượng, lưu 3.000 dặm.
Ở thôn quê, nếu vô cớ quất ngựa chạy lung tung nơi đồng
vắng không người, nhân đó làm bị thương người ta thấy khôngđến đỗi chết thì không nói: nếu làm chết người thì phạt 100 trượng,
xử như vừa nói, cấp cho người ta 10 lạng bạc lo chôn cất Nếu vì
công vụ khẩn cấp, cho ngựa phi nhanh, làm bị thương người thì
xử tội sai lầm, y theo luật chuộc đền cho nạn nhân [70, tr 717].Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta bị chia làm ba miền: Nam kỳ,Trung kỳ và Bắc kỳ Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, tội vi phạm quy định vềđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ được xét xử theo pháp luật củaPháp Còn ở Bác kỳ và Trung kỳ, tội này được xử theo pháp luật của nhàNguyễn Hoàng Việt hình luật của nhà Nguyễn quy định tội vi phạm quy
Trang 13định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Chương X* ‘Ii.
Vi cảnh, Tiết III - Thuộc về đường sa, sông ngòi, ao giếng:
Người nào kéo xe ngồi, xe chở hàng hóa, người đánh các thứ xe và người dat lừa, ngựa, trâu bò không tuân lệ định, không chịu đứng luôn bên cạnh xe, ngựa và con vật khác của nó để có thể
dat giữ xe và súc vật ấy; không chịu đi về một bên đường, khi gặp
xe khác, không chịu tránh ra bên cạnh và khi xe khác đến gần không chịu nhường đường cho xe kia ít ra là một nửa đường [32, tr 517].
Về tội vi cảnh, Điều 418 sửa đổi Dụ số 37 ngày 30/5/1945 quy định:
"Can vào tội phạm này thời chiểu theo thể lệ đã định mà phạt bạc từ 6 đồng
đến 60 đồng và phạt giam từ 1 ngày đến 10 ngày" [32, tr 513].
1.1.2 Thời kỳ sau Cách mang tháng Tám nam 1945 đến trước khi có Bộ luật hình sự nam 1985
Cách mang tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan chế độ thực
dân phong kiến và các thiết chế pháp luật của nó; đồng thời thiết lập nên
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam á cùng với hệ thống pháp luật mới bao gồm Hiến pháp và các
đạo luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành thuộc các ngành
luật hình sự, hành chính, dân sự
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ nằm trong hệ thống luật hình sự Việt Nam được quy định muộn hơn
nhiều so với các loại tội khác Thật vậy, ngay sau khi giành được chính
quyền về tay nhân dân, Nhà nước ta đã ban hành ngay các văn bản phápluật hình sự quy định các tội chống chính quyền dân chủ nhân dân như tội
âm mưu lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội bao loạn, tội hoạt động phi trong Sắc lệnh số 21 ngày 14 tháng 2 nam 1946 Như vay, các tội chống lạichính quyền dân chủ nhân dân ra đời rất sớm, găn liền với sự xuất hiện củaNhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ngược lại, tội vi phạm quy định về
Trang 14điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có lịch sử ra đời muộn hơn.
Quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ là quy phạm viện dẫn, nên tội này chỉ ra đời khi
có các quy định về ATGTVT đường bộ tức là khi có luật về giao thông
đường bộ Sau khi giành được chính quyền nam 1945, thì cuối năm 1946,
thực dân Pháp đã quay lại tái chiếm Hà Nội và một số thành phố, thị xã.
Các cơ quan nhà nước của ta phải rút lên căn cứ Việt Bắc, tiếp tục cuộc
kháng chiến chống Pháp Do đó, suốt 10 năm (1945-1954), Nhà nước ta
chưa có hệ thống pháp luật bảo đảm ATGTVT Vì vậy, không có cơ sở đểhình thành quy phạm pháp luật về tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ Trong thời kỳ này, ở ba miền Trung, Nam,Bắc, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộvẫn được vận dụng luật của chế độ cũ để xét xử
Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, các cơ quan nhànước đầu não đã về Hà Nội và Nhà nước ta tiến hành xây dựng hàng loạtcác văn bản quy phạm pháp iuat để quản lý xã hội, trong đó có các văn bản
pháp luật bảo đảm ATGTVT đường bộ Ngày 3/10/1955, Luật đi đường bộ
mới được ra đời kèm theo Nghị định số 348/ND của Bộ Giao thông Bưuđiện Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về ATGTVT, tạo cơ
sở pháp lý cho sự hình thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ Tiếp theo Nghị định 348 nói trên, hàng loạt các van
bản pháp lý khác về ATGTVT đã ra đời như: Nghị định số 139/ND ngày19/12/1956; Nghị định số 44/ND ngày 27/45/1958 của Bộ Giao thông Bưuđiện; Nghị định Liên bộ Giao thông Bưu điện - Công an số 09/NDLB ngày7/3/1956 ban hành thể lệ tạm thời về vận tải đường bộ; Nghị định số 10ngày 11/1/1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật ATGTVTtrong thời chiến; Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 về tăng cường bảođảm trật tự ATGTVT đường bộ và trật tự đô thị và đến nay là Nghị định số
Trang 1536/CP ngày 10-7-2001 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và
trật tự an toàn giao thông đô thị Đáng chú ý là ngày 6-6-2001, Quốc hội đã
thông qua Luật giao thông đường bộ đầu tiên của Việt Nam Luật này bắtđầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2002
Các văn bản chuyên ngành nói trên đã tạo cơ sở pháp lý cho sự hình
thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự quy định tội vi phạmquy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta quy định tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là Thông tư
số 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ Điểm 4 của Thông
tư nói trên quy định: "Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà làmngười khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm Nếu gây tai nạnlàm chết người thì có thể bi phat tù đến 10 năm” {3, tr 135] Qua nghiêncứu Thông tư này, thấy rõ những nội dung chủ yếu sau đây:
- Chỉ những vi phạm các quy định về ATGTVT đường bộ gây
thương tích, gây chết người mới bị coi là tội phạm và bị xử phạt Nếu chỉ
gây thiệt hại thuần túy về vật chất không bị coi là tội phạm và không bị xử
lý về hình sự
- Điều luật này quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ với hai khung hình phạt khác nhau.
+ Khung 1: Phat tù từ 3 tháng đến 3 năm (CTTP co bản) được áp dụng cho trường hợp chỉ gây thương tích.
+ Khung 2: Phat tù đến 10 năm (C TP tang nang) được áp dụng cho
trường hợp gây chết người
Sau hon 1 năm thực hiện Thông tư 442/TTg, ngày 29/6/1956, theo
đề nghị của Ban Nội chính Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư
số 556/TTg bổ khuyết điểm 4 của Thông tu này Điểm 4 của Thông tư 556
quy định:
Trang 16Không can than hay không theo Luat di đường mà làm
người khác bị thương thì sẽ phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm Nếu
gây tai nạn làm chết người thì có thể bị phạt tù đến 10 năm.
Trong trường hợp gây tai nạn lớn làm chết nhiều người và gây
thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân thì có thể bị phạt đến tù chung thân hay tử hình [3, tr 135].
Trước ngày giải phóng miền Nam, tội vi phạm quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ đều được điều tra, truy tố, xét xử
theo Thông tư 442/TTg và Thông tư 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Qua xem xét quy định nói trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
1 Việc xây dựng pháp luật hình sự quy định tội này thời đó còn nhiềuhạn chế, thể hiện ở chỗ: Trật tự ban hành các loại văn bản cũng như nội dungcủa văn bản không đúng thẩm quyền (Thông tư của Thủ tướng Chính phủ banhành những nội dung đáng lẽ phải do luật quy định; Bộ trưởng ban hànhNghị định ); điều luật quy định tội vi phạm quy định về điều khiến phươngtiện giao thông đường bộ còn đơn giản, chưa thể hiện sự phân hóa cao tráchnhiệm hình sự (chỉ có 2 khung hình phạt và khoảng cách giữa mức tối thiểu
và mức tối đa của các khung hình phạt quá xa nhau; các tình tiết định khung tăng nặng còn bó hẹp trong giới hạn mức độ hậu quả, mà không có các loại tình tiết khác như tình tiết phạm tội trong tình trạng say rượu, gây tai nạn rồi
bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
nên không đáp ứng được tính đa dạng, phức tạp của hành vi phạm tdi).
2 Việc ban hành Thông tư số 556/TTg ngày 29/6/1955 bổ sung choThông tư 442/TTg ngày 29/6/1956 có hạn chế lớn về mat lập pháp và không
có hiệu quả Nội dung của Thông tư này chỉ là sự bổ sung hình phạt tùchung thân và hình phạt tử hình cho tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ, ngoài ra không có nội dung nào khác Trong Thông tư này, các nhà lập pháp đã quá nhấn mạnh tới mặt khách
Trang 17quan của tội phạm (hau qua), mà không chú ý tới lôi vô ý của người phạm tội Cho nên, nhà làm luật đã quy định chế tài cho tội phạm này quá nghiêm
khắc, không phù hợp với bản chất của loại tội có lỗi vô ý và do đó không
phù hợp với cuộc sống thực tế Ví du: Thông tư 556 quy định gây chết 1
người có thể bị phạt tù đến 10 năm (khung 2), gây chết nhiều người và gâythiệt hại lớn về tài sản có thể phạt tù chung thân hoặc tử hình (khung 3)
Thực tiễn xét xử từ trước tới nay chưa có bị cáo nào bị phạt tù chung thân
hoặc tử hình về tội này Những bị cáo làm chết 1 người thông thường bi xử
tù 3 năm hoặc nhẹ hơn, chưa có trường hợp nào xử phạt đến 10 năm Điều
đó chứng tỏ luật pháp quá xa rời thực tiễn, cần phải được sửa đổi, bổ sung
Sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất,
việc điều tra, truy tố, xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ vừa được áp dụng theo Thông tư 556 của Thủ tướng
Chính phủ, vừa được áp dụng theo Sắc luật 03-SL/76 ngày 15/3/1976 củaHội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Điều 9 Sắc luật 03-S1/76 quy định nhóm tội xâm phạm đến trật tự công
cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân trong đó quy định "Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng với các khung hình phạt tù
từ 3 tháng đến 5 năm, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm Trong
mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng Ngân hàng" Như vậy, tội
vị phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong Sắcluật 03 có 2 khung hình phạt: Khung 1 có mức phạt từ 3 tháng đến 3 năm tù
giam (CTTP cơ ban); khung 2 có mức phat tù đến 15 năm (CTTP tăng nặng).
So sánh quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ trong Thông tư số 556/TTg với quyphạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định vẻ điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ trong Sắc luật 03-SL/76 ta thấy có một số điểm đáng
chú ý như sau:
Trang 18a Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong Sắc luật 03-SL/76 có căn cứ pháp lý cao hơn trong Thông tư
số 442/T'Tg cũng như Thông tư 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
b Tuy nhiên, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ trong Sắc luật 03-SL/76 chỉ nêu tội danh và hình phạt tương
ứng, hoàn toàn không mô tả dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này Mặt khác, hình phạt cho tội này cũng là hình phạt chung cho một số tội cùng nhóm
mà không có sự phân biệt cụ thể cho từng tội nên dễ dẫn đến việc áp dụnghình phạt tùy tiện, thiếu thống nhất Ngược lai, trong Thông tư số 442/TTg
cũng như Thông tư 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ có mô tả dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm và có hình phạt tương ứng kèm theo.
c Trong Sắc luật 03-SL/76 các hành vi vi phạm quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại lớn về tài sản cũng bị
coi là tội phạm, trong khi đó Thông tư 442/TTg cũng như Thông tu
556/TTE lại không coi hành vi này là tội phạm Vì thế, có thể coi Sắc luật03-SL/76 đã khắc phục được việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội của
Thông tư 442/TTg và Thong tư 556/TTg.
d Quan điểm xử lý tội phạm trong Sắc luật 03-SL/76 đã có mộtbước tiến đáng kể so với Thông tư 442/TTg và Thông tư 556/TTg:
- Sắc luật 03-SL/76 không quy định hình phạt tử hình và hình phạt
tù chung thân đối với loại tội này và giới hạn mức hình phạt tù tối đa là
15 năm Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của tội phạm này là tội
vô ý và cũng phù hợp với thực tế áp dụng pháp luật từ trước tới nay.
- Ngoài hình phạt chính, Sắc luật 03-SL/76 còn quy định hình phạt
bổ sung cho loại tội phạm này là phạt tiền đến 1000 đồng ngân hàng
Tuy nhiên, ngoài những điểm tiến bộ so với Thông tư số 442/TTg vàThông tư 556/TTg, điều luật quy định tội vi | phạm quy Ki về điều khiển
FONG ĐH | |
| LUIÊN ( TẠI a
HALE AU VickTHU
ION
Trang 19phương tiện giao thông đường bộ trong Sắc luật 03-SL/76 van còn bộc lộ
một số hạn chế sau:
- Khung hình phạt ít (chỉ có 2 khung) không phù hợp với tính chất phức tạp của tội phạm này.
- Khoảng cách giữa các mức hình phạt trong một khung quá xa (từ 3
tháng đến 5 năm, hoặc phạt tù đến 15 năm) rất dễ dẫn tới việc áp dụng tùy
tiện, thiếu thống nhất.
1.2 TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1985
Tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòaXHCN Việt Nam ra đời, được công bố bởi lệnh của Chủ tịch nước ngày
9/7/1985 và có hiệu lực thi hành thống nhất trong toàn quốc kể từ ngày 1tháng 1 năm 1986 Trong Bộ luật này, tội vi phạm quy định về điều khiến
phương tiện giao thông đường bộ chưa có tên nêng, mà được quy địnhchung trong tội vi phạm các quy định về ATGTVT Quy phạm pháp luậtquy định tội vi phạm quy định về ATGTVT của BLHS năm 1985 (Điều 186,Chương VIII - Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quan
lý hành chính) có nội dung như sau:
1 Người nào điều khiển phương tiện GTVT mà vi phạm các quyđịnh về ATGTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không gây thiệt
hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm:
a Di quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái phép;
b Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay
và độ cao quy định;
c Vị phạm các quy định khác về ATGTVT
Trang 202 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
3 năm đến 10 năm:
a Điều khiển phương tiện ATGTVT mà không có bằng lái; trong
khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;
b Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý
không cứu gitip người bị nạn.
3 Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 20 nam.
4 Phạm tội trong trường hop có kha năng thực tế dẫn đến hau qua
đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chan kip thời, thì bị xử phat cai
tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Dưới đây, tội vi phạm các quy định về ATGTVT (đường bộ) đượcgọi thống nhất là tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ để tiện việc theo dõi
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ được quy định tại điều 186 BLHS năm 1985 so với nội dung trong Điều 9của Sắc luật 03-SL/76 đã có một bước tiến bộ rất lớn cả về nội dung và kỹthuật lập pháp Cụ thể là:
- Tên của tội đã được xác định rõ là "Tội vi phạm các quy định về ATGTVT gây hậu quả nghiêm trọng” Đây là điều mà các văn bản trước đó
đều chưa thể hiện được
- Điều 186 BLHS năm 1985 không chỉ nêu tội danh mà đã mô tả cácdấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cũng như quy định các khung hìnhphạt tương ứng với các loại trường hợp phạm tội khác nhau, khắc phục đượchạn chế của Sắc luật 03-SL/76 (chỉ nêu tội danh và hình phạt)
- Đường lối xử lý tội phạm theo Điều 186 BLHS năm 1985 cũng có
sự thay đổi so với Sắc luật 03-SL/76, Thông tư 442/TTg và Thông tư
Trang 21556/TTg Cũng như Sac luật 03-SL/76, Điều 186 BLHS năm 1985 khong
quy định hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân Về hình phạt tù,
Điều 186 BLHS năm 1985 đã nâng mức phat tù tối đa từ 15 năm lên 20 năm
cho phù hợp với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của tội này.
- Các tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại Điều 186 BLHS
năm 1985 cu thể, day đủ và rõ ràng hơn.Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên thực tế có nhiều tình tiết khách quan,
chủ quan rất khác nhau làm cho mức độ nguy hiểm cho xã hội của từngtrường hợp phạm tội cũng rất khác nhau Do đó, đòi hỏi phải có nhiều
khung hình phạt với những dấu hiệu định khung khác nhau, mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội này Trong các văn bản trước BLHS năm 1985, các tình tiết định khung tăng nặng chỉ giới hạn ở mức độ
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và cũng chỉ có 2 khung
hình phạt khác nhau Trong BLHS năm 1985, nhiều tình tiết định khung
tăng nặng khác đã được bổ sung và không phải chỉ có 2 khung hình phạt
khác nhau mà có tới 4 khung hình phạt khác nhau.
- Việc quy định hình phạt bổ sung trong BLHS năm 1985 cũng có
sự thay đối: Hình phạt tiền được quy định trong Sắc luật 03-SL/76 đã bị xóa
bỏ và thay vào đó là hình phạt cấm làm nghề lái xe hoặc lái xe từ 2 đến
5 năm (Điều 218, BLHS năm 1985 quy định có thể bị cấm làm nhữngnghề hoặc công việc nhất định)
Sau hơn 10 năm thực hiện, BLHS năm 1985 nói chung cũng như
quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phươngtiện giao thông đường bộ (Điều 186 BLHS) đã phát huy tác dụng to lớntrong việc đấu tranh phòng chống loại tội này Tuy nhiên, quy định củaBLHS năm 1985 về tội vi phạm quy định về ATGTVT cũng bộc lộ nhiềuhạn chế Trong đó nổi bật là việc quy định cả bốn loại hành vi phạm tội
Trang 22trong bốn lĩnh vực ATGTVT (đường bộ, đường sát, đường thủy và đường
không) có đặc điểm kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn rất khác nhau vàocùng một điều luật Điều này đã hạn chế nhiều đến việc quy định cụ thể
hành vi phạm tội cũng như phân hóa trách nhiệm hình sự.
Qua 4 lần sửa đổi bổ sung BLHS năm 1985 vào các năm 1989,
1991, 1992 và 1997, nội dung của Điều 186 quy định về tội vi phạm quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không có gì thay đổi,
mà chỉ có sự thay đổi về tên tội, từ tội vi phạm quy định về ATGTVT gây hậuquả nghiêm trọng thành tội vi phạm quy định về ATGTVT Việc bỏ cụm từ
"gây hậu quả nghiêm trọng” nhằm cho tên tội phù hợp với tất cả các trường hợp
bị coi là phạm tội này theo nội dung của điều luật (Khoản 4 Điều 186 quy địnhtrường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng
là trường hợp phạm tội này Day là trường hợp phạm tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra hậu quả)
1.3 TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
Trong BLHS năm 1999, tội vi phạm quy định về điều khiển phươngtiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202 như sau:
1 Người nào điều khiến phương tiện giao thông đường bộ mà viphạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng
hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm:
a Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
Trang 23c Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc co ý
không cứu giúp người bị nạn;
d Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều
khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3 Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thi bi phat tù từ bay
nam đến mười lãm nam
4 Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khảnăng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn
chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm.
5 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm
So sánh quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202 BLHS năm 1999 vớiquy phạm pháp luật quy định tội vi phạm các quy định về ATGTVT trongBLHS năm 1985, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất: Lần đầu tiên, tội này có tên gọi riêng, hoàn chỉnh, đượcquy định tại một điều luật độc lập, làm cho tên tội phù hợp với nội dung của
hành vi phạm tội, bao đảm tính chính xác cao, tránh sự nhầm lẫn giữa tội
này với tội khác.
Thứ hai: Tuy chủ thể của tội phạm của tội này trong cả hai bộ luậthình sự nói trên không thay đổi, vẫn là người điều khiển phương tiện giaothông đường bộ nhưng cách thể hiện hành vi khách quan của BLHS năm
1999 chính xác và ngắn gọn hơn Điều 202 BLHS năm 1999 đã giới hạnhành vi khách quan của tội này chỉ là những vi phạm quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ Còn Điều 186, BLHS năm 1985
Trang 24xác định hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm các quy định vẻ
ATGTVT Mà phạm vi khái niệm vi phạm các quy định về ATGTVT thì rấtrộng, bao gồm cả hành vi điều khiển phương tiện giao thông va các hành vi
vi phạm khác (đào đường trái phép, lấn chiếm, sử dung via hè, lòng đường ), làm cho người áp dụng pháp luật, đặc biệt là các tầng lớp dân cư khi nghe tên tội khó hình dung ngay được các hành vị phạm tội.
Thứ ba: Với việc tách tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ thành một tội độc lập, BLHS năm 1999 có điều kiện cụthể hóa hơn các dấu hiệu của CTTP; bổ sung loại hình phạt và mức hình phat
cho phù hợp với tính chất và mức độ của các trường hợp phạm tội Cụ thể:
- BLHS năm 1985 quy định hành vi vi phạm các quy định vềATGTVT gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác đã là hành vi phạm tội,
mà không xác định rõ mức độ nghiêm trọng của thiệt hại là thiếu chính xác.Còn BLHS năm 1999 quy định chỉ những hành vị gây thiệt hại nghiêmtrọng đến sức khỏe của người khác mới là hành vi có dấu hiệu của tội phạm.Quy định như vậy là đúng và chính xác Nếu không xác định thiệt hại đến
mức độ nào mới là tội phạm thì có thể hình sự hóa các vi phạm hành chính
- Cấu thành tội phạm tang nặng định khung của tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được bố sung thêm hai tình
tiết mới là:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có
thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
Việc quy định bổ sung hai tình tiết tăng nặng định khung nói trên
nhằm tăng khả năng răn đe những người điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy tac về ATGTVT đường bộ,đặc biệt là hiệu lệnh của người chỉ huy, điều khiển giữ gin trật tư ATGTVT
Trang 25- Trong BLHS nam 1985 hậu quả của tội vi phạm các quy định về
ATGTVT chỉ được quy định ở hai cấp độ khác nhau là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng Còn BLHS năm 1999, hậu quả được quy định ở ba
mức độ khác nhau là: nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng Quy định 3 cấp độ khác nhau về hậu quả của tội phạm như BLHSnăm 1999 nhằm xác định rõ hơn mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,giúp cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt được
thuận lợi hơn.
Nếu hình phạt tiền được quy định ở Điều 186 BLHS năm 1985 chỉ
là hình phạt bổ sung, thì trong BLHS năm 1999, hình phạt tiền còn được quyđịnh là hình phạt chính Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là hình phạt tiềnvới tư cách là hình phạt bổ sung đã được quy định trong BLHS năm 1985 lại
bị xóa bỏ trong BLHS năm 1999 Đây là một sự thụt lùi về mặt lập pháp
Hình phạt bổ sung của tội vi phạm các quy định về ATGTVT trongBLHS năm 1985 được quy định tại Điều 218 áp dụng chung cho nhiều tội
nên không thuận lợi cho việc áp dựng pháp luật Còn hình phạt bổ sung đối
với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộtrong BLHS năm 1999 đã được quy định cụ thể ngay trong Điều 202, tạothuận lợi cho việc áp đụng pháp luật và cá thể hóa hình phạt
Hình phạt tù được giới hạn ở mức tối đa của tội vi phạm quy định vềđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ còn 15 năm so với 20 năm
theo BLHS năm 1985.
1.4 DẤU HIỆU PHAP LÝ CUA TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VỀ DIEU
KHIỂN PHƯƠNG TIEN GIAO THONG DUONG BỘ
1.4.1 Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
va bị tội phạm xâm hại.
Trang 26Đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ, khách thể của tội phạm là trật tự, ATGTĐB và sự an toàn về tính
mạng, sức khoe va sở hữu trong hoạt động giao thông vận tải đường bộ
Hoạt động GTVT trong xã hội văn minh thường gắn liền với hoạtđộng của nguồn nguy hiểm cao độ là các phương tiện giao thông hiện đại
có tốc độ lớn Để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản Nhà nước
đã ban hành nhiều quy định về ATGTVT đường bộ buộc người điều khiển cácphương tiện GTVTDB phải chấp hành nghiêm chính các quy định đó Việc vi
phạm những quy định này có khả năng gay ra thiệt hai cho tính mạng, sức
khỏe và tài sản của người khác Hành vi vi phạm các quy định về ATGTVTđường bộ chỉ bị coi là tội phạm khi gây thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệthại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản hoặc khi có khả năng thực tế dẫn đến
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người hay tài sản Như vậy, có thể coi tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bao giờ cũng
có hai khách thể trực tiếp, đó là sự an toàn về giao thông vận tải đường bộ và
quan hệ nhân thân hoặc quan hệ sở hữu Trong hai khách thể này, sự an toàn
về giao thông vận tải bao giờ cũng bị xâm hại trước và trên cơ sở đó, thìhành vi phạm tội mới có thể xâm hại các quan hệ về nhân thân và quan hệ về
sở hữu Vì vậy, có thể coi sự an toàn về giao thông vận tải đường bộ là khách
thể đặc trưng và sự xâm hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản là khách thểbat buộc của tội phạm này Riêng sự vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ mà không có hậu quả nghiêm trọng về người hoặc
tài sản cũng như không có sự đe dọa thực tế gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm
trọng về người hay tài sản sẽ không cấu thành tội phạm, mà chỉ có thể là vi
phạm hành chính Trái lại, sự xâm hại các quan hệ nhân thân, quan hệ tài
sản đến mức nghiêm trọng mà không có sự vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ có thể cấu thành tội phạm khác
Trang 27Tóm lai: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ bao giờ cũng có khách thể đặc trưng là sự an toàn về GTVTđường bộ, còn khách thể bat buộc có thể là quyền được bảo vệ tính mang,
quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền sở hữu của công dân, của Nhà nước
hoặc của các tổ chức Từ đây, ta có thé thấy dé dàng các cap khách thể trực
tiếp của tội này là:
- Sự an toàn GTVT đường bộ và quyền được bảo vệ tính mạng:
- Sự an toàn GTVT đường bộ và quyền được bảo vệ sức khỏe;
- Sự an toàn GTVT đường bộ và quyền sở hữu tài sản;
- Sự an toàn GTVT đường bộ và hai hoặc ba quyền nói trên.
1.4.2 Mặt khách quan của tội phạm
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ cũng như bất cứ tội phạm nào, khi xảy ra đều có những biểu hiện diễn rahoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếpnhận biết được Đó là:
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả
giữa hành vị và hậu quả;
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội nhưcông cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội
Trong mặt khách quan của tội phạm thì hành vi nguy hiểm cho xãhội là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất, bất buộc phải có của mọiCTTP Còn hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cũng như mối quan hệ nhân quảgiữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài khác có thể có, có thểkhông trong từng CTTP cụ thể Tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ là tội có CITP vật chất nên ngoài hành vi khách
Trang 28quan hậu qua và mối quan hệ nhan quả giữa hành vi khách quan va hau qua
là dấu hiệu bat buộc phải có trong CTTP.
a) Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển phươngtiện giao thông đường bộ là sự vi phạm các quy định về điều khiển phươngtiện giao thông đường bộ (gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội đến mức bị
coi là tội phạm).
Hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ là dấu hiệu pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất của mặt khách quan.Không có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ sẽ không có hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệnhân quả giữa hành vi và hậu quả; và do vậy cũng sẽ không có khách thể,mặt chủ quan cũng như chủ thể của tội phạm Vì vậy, việc nghiên cứu hành
vi khách quan của tội phạm là vấn đề quan trọng đầu tiên để xác định có tội
phạm xảy ra hay không?
Để làm rõ hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ, cần thống nhất về mặt nhận thức
một số khái niệm sau đây:
- Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi trực tiếpthực hiện các chức năng vận động của phương tiện giao thông đường bộ
hoạt động trên đường.
- Phương tiện giao thông vận tải đường bộ bao gồm xe cơ giới, Xethô sơ và các thiết bị chuyên dùng tham gia hoạt động giao thông đường bộ
Phương tiện cơ giới đường bộ là phương tiện di chuyển bằng sức của
động cơ hoạt động trên đường bộ Phương tiện thé sơ đường bộ là phương
tiên di chuyển bang sức người hoặc bằng súc vật
Trang 29Để cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ, trước hết phải có hành vi vi phạm các quy định về điều
khiển phương tiện giáp thông đường bộ được quy định ở văn bản chuyên
ngành Hiện nay, ATGTVT đường bộ được quy định tại Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm
theo Nghị định số 36/CP ngày 10/7/2001 (nghị định này thay thế cho Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 75/1998/NĐ-CP ngày 26/9/1998 của Chính phủ); Quy phạm pháp luật quy định CTTP của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 186 BLHS năm 1985, Điều 202 BLHS năm
1999) là quy phạm viện dẫn Vì vậy, để xác định có tội vi phạm quy định vềđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ hay không, phải xem xét ngườithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có vi phạm các quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ được nêu ra trong các van ban
chuyên ngành hay không Nếu không có sự vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ nêu trong Điều lệ trật tự an toàn giao
thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị thì đương nhiên không có tội phạm này.
Hành vi (khách quan) vi phạm các quy định về điều khiển phươngtiện giao thông đường bộ thường thể hiện ở những vi phạm sau:
- Vi phạm về tốc độ: Khi điều khiển xe, người lái xe phải luôn luôn
chú ý đến tình trạng mặt đường, tình hình mật độ giao thông và các chướng
ngại vật trên đường để điều khiển tốc độ xe cho phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện xe của xe mình (phanh, cdi, trọng lượng xe, người hoặc hàng hóa trên
xe ) đề phòng nguy hiểm xảy ra Trong những trường hợp nhất định, ngườilái xe còn phải giảm tốc độ đến mức cần thiết theo quy định tại Điều 33
Nghị định số 36/CP ngày 10/7/2001 của Chính phủ:
+ Khi có báo hiệu hạn chế tốc độ hoặc có chướng ngai vật trên đường;
Trang 30+ Khi tam nhin bi han ché;
+ Khi qua đường giao nhau, đường sắt, đường vòng, đoạn đường gồ ghề, trơn trượt, cát bụi;
+ Khi qua cầu cống hẹp, khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống đốc;
+ Khi qua trường học, nơi tập trung đông người, nơi đông dân, có
nhà cửa gần đường;
+ Khi vượt đoàn xe bộ hành, đoàn xe đang đỗ, súc vật đi trên đường hoặc ở gần đường;
+ Khi tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi đã cho xe sau vượt;
+ Khi đến gần bến xe điện, xe buýt có hành khách đang lên xuống:
+ Khi gặp xe quá tải, quá khổ đi ngược chiều trên đường không cógiải phân cách chiều đi;
+ Khi chuyển hướng xe chạy
Việc quy định phải giảm tốc độ để tránh nguy hiểm trong các
trường hợp này có ý ngh1a quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người
và hàng hóa trên xe mình, xe khác, các phương tiện giao thông khác và người
đi bộ Nếu người lái xe không giảm tốc độ, trong các trường hợp nêu trên dẫnđến gây hậu quả nghiêm trong thì đây có thể được coi là vi phạm về tốc độ
Ngoài ra, người lái xe còn phải thực hiện giới hạn tốc độ tối đa theoquy định tại Điều 34 Nghị định số 36/CP nói trên như sau:
a) Theo chỉ dẫn của biển báo hiệu hạn chế tốc độ
b) Trong thành phố, thị xã, thị trấn (không có biển báo hạn chế tốc
độ) không được cho xe chạy quá tốc độ sau đây:
+ Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi: 50 km/h;
+ Xe mô tô 2 - 3 bánh, xe vận tải dưới 3,5 tấn: 40 km/h;
+ Xe vận tải từ 3,5 tấn trở lên, xe khách có 10 chỗ ngồi trở lên: 35 km/h;
Trang 31+ Xe xích lô may, mô tô: 30 km/h:
+ Xe ô tô chở hàng quá tải, quá khổ, xe kéo moóc hay kéo xe khác
bị hỏng: 20 km/h.
c) Ngoài vùng đông dân cư khi không có biển báo hạn chế tốc độ
không được cho xe chạy quá tốc độ sau đây (trừ đường cao tốc, đường cao cấp dành riêng cho xe cơ giới):
+ Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi: 80 km/h;
+ Xe mô tô 2 - 3 bánh, xe vận tai dưới 3,5 tấn: 60 km/h;
+ Xe vận tải từ 3,5 tấn trở lên, xe chở khách có 10 chỗ ngồi trở lên,
xe chở hàng quá dai, xe kéo ro moóc hay kéo xe khác bị hỏng máy: 50 km/h;
+ Mô tô: 40 km/h;
+ Xích lô máy: 30 km/h.
Việc quy định tốc độ tối đa đối với từng loại phương tiện, từng
tuyến đường, từng khu vực dân cư là khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm
của từng loại phương tiện, từng tuyến đường Những trường hợp vượt quá tốc độ tối đa được quy định nói trên được coi là vi phạm về tốc độ.
Khi trên đường có biển báo hiệu "tốc độ tối thiểu" thì lái xe khôngđược để cho xe chạy với tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu đã quy định Nếu
vi phạm là đã vi phạm về tốc độ
Việc quy định về tốc độ tối đa, tối thiểu của các loại phương tiện khitham gia giao thông cũng như các trường hợp phải giảm tốc độ để tránhnguy hiểm có một ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm ATGTVT đường bộ
Thứ nhất, các tốc độ đã được quy định trong thể lệ ATGT đường bộ,các loại biển báo hiệu trên đường mang ý nghĩa phòng ngừa rất lớn Nóluôn là lời cảnh báo, hiệu lệnh buộc người điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ phải tự giác chấp hành Nếu không họ sẽ gây ra tai nạn và
có thể bị xử lý về hình sự, hành chính và dân sự, tùy theo lỗi, mức độ vi
Trang 32phạm và hậu quả gây ra Mặt khác các quy định về tốc độ cho các loại
phương tiện cũng là một cơ sở pháp lý làm chỗ dựa vững chắc cho công tác
tuyên truyền luật lệ giao thông cho các phương tiện thông tin đại chúng,
cho cơ sở đào tạo và đông đảo mọi người tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở,
răn đe, cảnh báo những người điều khiển phương tiện giao thông đường bộkhi họ sắp vi phạm hoặc đang vi phạm
Tóm lại, các quy định về tốc độ mang ý nghĩa phòng ngừa rất cao các tai nan giao thông đường bộ và hành vi vi phạm tốc độ luôn là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tai nạn giao thông đường bộ (xem phần cơ cấu nguyên nhân các tai nạn giao thông đường bộ tại chương II, mục 2.1.3,
trách nhiệm hình sự người có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc
độ gây tai nạn giao thông nghiêm trọng.
- Chở quá trọng tải cho phép.
Nếu các xe chở hàng hóa, chở người quá trọng tải thiết kế của xe thì
sẽ gây nguy hiểm không những cho người và hành lý trên xe, mà còn có thểgây nguy hiểm cho người và phương tiện khác Vì vậy, Điều 20 Nghị định
số 36/CP ngày 10/7/2001 của Chính phủ đã quy định: "Cấm các xe chở hàng
hóa, chở người (hành khách, hành lý) vượt quá trọng tải được cơ quan cóthẩm quyền cho phép”
Việc quy định về trọng tải cho mỗi loại phương tiện giao thông đường bộ có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa tai nan giao thông Không
có các quy định cụ thể, rõ ràng về trọng tải tối đa cho phép đối với từng loại
phương tiện sé tạo ra kha nang tùy tiện chở quá trọng tải, không bao đảm an
Trang 33toàn khi tham gia giao thông Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường nhiều
chủ xe chỉ quan tâm tới lợi nhuận, ít chú ý tới các quy định về trọng tải tối
đa cho phương tiện của mình, rất dễ gây mất an toàn khi tham gia giao thông Ngoài ý nghĩa phòng ngừa, việc quy định trọng tải tối đa cho từng loại phương tiện còn có ý nghĩa to lớn trong việc đấu tranh buộc người vi phạm
các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả
nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm pháp lý khác.
- Đi không đúng phần đường, tuyến đường quy định
Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, pháp luật về giaothông đường bộ quy định phần đường, tuyến đường cho từng loại phướng tiện
Ý nghĩa của việc quy định luồng đường, tuyến đường giành riêng
cho các loại phương tiện giao thông đường bộ là bảo đảm cho các loại
phương tiện này có điều kiện phát huy được tối đa hiệu quả của phương tiện
mà vẫn bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông Nếu không có sự phân luồng, phân tuyến giữa các loại phương tiện có các tính năng, tốc độ rất
khác nhau, rất dễ gây ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông
b) Hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữahành vi và hậu quả
- Về hậu quả nguy hiểm cho xã hội:
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vị phạm tội gây ra cho
quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự
Tội phạm nào cũng có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội ởmức độ nhất định do làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tácđộng của tội phạm Nhưng dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội khôngphải có ở tất cả các CTTP, mà chỉ có ở các CTTP vật chất Tội vi phạm quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là tội phạm có CTTP
vật chất, cho nên hậu quả thiệt hại về người và tài sản cũng như quan hệ
Trang 34nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định về ATGTVT và hau quả đó là
dấu hiệu bắt buộc Theo Điều 186 BLHS năm 1985 đã được giải thích qua
các văn bản hướng dẫn (Nghị quyết số 04/HDTP ngày 29/1/1986 và Nghị
quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 7/1/1995 của Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)), có thể
hiểu dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bao gồm:
- Hậu quả chết người hoặc
- Hậu quả gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe
(ty lệ thương tật từ 31% trở lên) hoặc
- Hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về tài sản
Cách hiểu trên đây về hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hoàn toàn
phù hợp với nội dung quy định trong BLHS năm 1999.
Khi đề cập đến hậu quả nghiêm trọng như là một dấu hiệu bắt buộccủa mặt khách quan trong CTTP của tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ, cần xem xét khoản 4 Điều 186 BLHS
năm 1985 cũng như khoản 4 Điều 202 BLHS năm 1999 Trước hết cần
thống nhất trả lời câu hỏi, CTTP được quy định tại khoản 4 Điều 186 BLHSnăm 1985 và khoản 4 các Điều 202 BLHS năm 1999 thuộc loại CTTP gì?Đây không thể là CTTP giảm nhẹ (hiện nay có ý kiến coi đây là các CTTPgiảm nhẹ vì thấy khung hình phạt thấp hơn khung hình phạt của CTTP cobản), vì CTTP giảm nhẹ được hiểu là CTTP cơ bản cộng với tình tiết địnhkhung hình phạt giảm nhẹ [67, tr 26-27], trong khi các CTTP này đềukhông có dấu hiệu hậu quả của CTTP cơ bản Đây thực ra là những CTTPphụ có thể thay thế cho CTTP co bản trong trường hợp CTTP cơ bản khôngthỏa mãn [66, tr 79] Vấn dé được đặt ra tiếp ở đây là xác định những
Trang 35CTTP này cũng như CTTP được quy định tại khoản | Điều 216 có phải là
CTTP vật chất hay không? Nếu chúng ta thừa nhận quan điểm có 4 dang thé
hiện của hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong một số tài liệu hiện nay thìnhững CTTP này cũng là những CTTP vật chất [33, tr 71-72] Hau qua
nguy hiểm cho xã hội ở đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm - Một dạngcủa biến đổi khác nguy hiểm cho xã hội
So sánh với luật hình sự một số nước khác về vấn đề hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giaothông đường bộ thấy rằng cách giải quyết vấn dé này trong luật hình sựViệt Nam có những điểm giống và khác với cách giải quyết trong luật hình
sự các nước Theo BLHS hiện hành của CHND Trung Hoa, hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giaothông đường bộ có thể là thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nặng về sức khỏecũng như thiệt hại nghiêm trọng về tài sản Đây là điểm giống luật hình sự
Việt Nam Nhưng BLHS của CHND Trung Hoa không quy định tình trạng
đặc biệt nguy hiểm là một dạng của hậu quả của tội vi phạm quy định vềđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ như quy định của khoản 4Điều 186 BLHS Việt Nam năm 1985 và khoản 4 Điều 202 BLHS năm 1999.Điều 113 BLHS CHND Trung Hoa quy định: "Người nào điều khiển phươngtiện giao thông vận tải mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông gây
chết người, gây thương tích nặng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản chung hay tài sản riêng thì bị phạt tù đến 3 năm hoặc cải tạo lao động, nếu tình tiết phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 đến
7 năm" BLHS hiện hành của CHLB Nga không những không coi tình trạng
đặc biệt nguy hiểm là một dạng của hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội viphạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà còn không
coi cả thiệt hại về tài sản là hậu quả của tội này Điều 260 của Bộ luật này chỉ coi hậu quả chết người, hậu quả thương tích năng hay nặng vừa là hậu quả
nguy hiểm cho xã hội của tội này Điều 260 BLHS CHLB Nga quy định:
Trang 361 Việc vi phạm các quy định về an toàn giao thông va vận hành các phương tiện giao thông do người điều khiển ô tô,
tàu điện hoặc các phương tiện giao thông cơ giới khác thực hiện,
gây tổn hại nặng hay nặng vừa đến sức khỏe của người khác, thi
bi phat hạn chế tự do đến 5 năm hoặc bị phạt giam từ 3 tháng đến
6 tháng hoặc bị phạt tù đến 2 năm kèm theo tước quyền damnhiệm những chức vụ nhất định hay làm những nghề nhất định
trong thời hạn đến 3 năm hay không kèm theo hình phạt này.
2 Cũng hành vi đó, nếu gây chết người, thì bị phạt tù đến
5 năm.
3 Hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này nếu
gây chết từ hai người trở lên, thì bị phạt tù từ 4 năm đến 10 năm
kèm theo tước quyền đảm nhiệm những chức vụ nhất định haylàm nghề nhất định trong thời hạn đến 3 năm
Ghi chú: Các phương tiện giao thông cơ giới khác nói ởđiều này được hiểu là máy kéo, các phương tiện tự hành khác, xeđiện lắp bánh lốp, cũng như xe máy và các phương tiện giao
thông cơ giới khác [85, tr 217].
Một điều đáng chú ý là ở một số nước tư bản phát triển (Cộng hòa
Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Thụy Điển, Nhật Bản, Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ ), hành vi vi phạm quy định về việc uống rượu, bia
khi điều khiển phương tiện giao thông hoặc điều khiển phương tiện giao
thông cơ giới mà không có giấy phép hợp lệ bi coi là tội phạm ngay khi
chưa gây ra tai nạn Ở các nước này không có tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông nói chung trong BLHS, mà chỉ có tội điều khiển
phương tiện giao thông trong tình trang sử dung rượu, bia quá nồng độ quyđịnh; tội điều khiển phương tiện giao thông cơ giới không có giấy phép trongBLHS, bộ luật giao thông vận tải Ví dụ: luật số 83-1045 ngày 8-12-1983,luật giao thông đường bộ của Cộng hòa Pháp, tại Điều 1 quy định:
Trang 37Người nào điều khiển phương tiện hoặc kèm một học sinh
tập lái trong điều kiện được luật này quy định, trong tình trạng (ngay
cả trong trường hợp đó không có biểu hiện say rượu) trong máu
bị nhiễm cồn với tỷ lệ bằng hoặc vượt quá 0,80 phần nghìn gram
hoặc trong hơi thở có chứa tỷ lệ cồn nguyên chất bằng hoặc vượtquá 0,40 miligram/lít thì sẽ bị phạt hai năm tù giam và phạt tiền
30.000 pho-rang hoặc chịu một trong hai hình phạt nay [87, tr Š].
Luật số 85, công bố ngày 10-3-1987, BLHS của Cộng hòa Liên bang Đức cũng quy định hành vi nói trên sẽ bị phạt tù đến 1 năm hoặc bị phạt
tiền [90, tr 127] Ngoài ra, Luật số 35, luật giao thông đường bộ của Cộnghòa Liên bang Đức ngày 19-12-1952 (sửa đối lần cuối cùng ngày 15-12-1990),
tại Điều 21 quy định:
Bi phạt tù đến 1 năm hoặc phạt tiền, người:
1- Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới không có
giấy phép lái xe mà loại phương tiện này đòi hỏi phải có giấy phép lái xe hoặc theo Điều 44 của BLHS, hoặc Điều 25 của luật
này đã quy định cấm người đó không được điều khiến phương
tiện cơ giới hoặc
2- Là chủ phương tiện giao thông cơ giới đã ra lệnh hoặc
để cho một người không có giấy phép lái xe điều khiển phương
tiện đòi hỏi phải có giấy phép lái xe [89, tr 12-13].
Việc quy định này thể hiện tính phòng ngừa rất cao
Ở các quốc gia nói trên, các hành vi vi phạm quy định về an toàn
giao thông đường bộ (vi phạm về tốc độ, tránh vượt sai luật ) mà gây hậuquả chết người, gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho người khác thìngười có các hành vi nói trên sẽ bị truy cứu về tội vô ý gây chết người, vô ýgây thương tích hoặc vô ý làm thiệt hại về tài sản của người khác và họ sẽ bị
Trang 38phạt tù, phạt tiền, đền bù thiệt hại theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ
luật dân sự và luật bảo hiểm
- Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và hậu quả nguy hiểm cho xã
hội (thiệt hại đến tính mang, thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tài san
hoặc tình trạng đặc biệt nguy hiểm):
Xuất phát từ nguyên tắc, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình
sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi có lỗi của mình gây
ra, luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đòi hỏi phải xác địnhđược mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ và hậu quả tai nạn giao thông xảy
ra khi buộc người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Căn cứ khẳng định sự
tồn tại mối quan hệ nhân quả này là:
- Hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian;
- Hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ phải chứa đựng khả năng trực tiếp gây ra hậu quả nguyhiểm cho xã hội và
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải đúng là sự hiện thựchóa khả năng nay (33, tr.73- 83]
Việc xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và hậu quả tai nạn trong
thực tiễn áp dụng luật hình sự rất phức tạp Do vậy, trong những trường hợp
xử sai loại tội này có không ít trường hợp vì xác định quan hệ nhân quảkhông đúng Tính phức tạp ở đây không chỉ do tính phức tạp của việc xácđịnh quan hệ nhân quả nói chung mà còn do nhiều đặc điểm đặc biệt khác
Trang 39của các vu tai nan giao thông làm tang tính phức tap của vấn dé Do có thé
là tính đa dạng của các hành vi cùng xảy ra liên quan đến tai nạn, có hành
vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, có hành vi không phải là hành vi vi phạm, có hành vi là nguyên nhân và có
hành vi chỉ là điều kiện của tai nạn giao thông Bên cạnh đó, còn có thể cónhiều sự kiện khác cũng liên quan đến tai nạn giao thông, như tình trạngđường sá, điều kiện thời tiết v.v Để có thể xác định đúng quan hệ nhân
quả đòi hỏi trước hết phải xác định các hành vi liên quan nào là hành vi vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đồng
thời loại trừ ngay những hành vi không vi phạm Trong phạm vi những hành
vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cần
xác định hành vi chứa đựng khả năng thực tế gây ra tai nạn và cuối cùng phải xác định tai nạn đã xảy ra đúng là sự hiện thực hóa khả năng đó.
c) Các dấu hiệu khác của mặt khách quan của tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Ngoài những nội dung biểu hiện của mặt khách quan đã được trìnhbày ở trên, thuộc về mặt khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ còn có những nội dung biểu hiện khác
Đó là địa điểm, thời gian, hoàn cảnh phạm tội, thời tiết Những tình tiết
này không phải là dấu hiệu bat buộc của CTTP, nhưng là một trong nhữngyếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Vìvậy, những biểu hiện này cần được xem xét khi quyết định hình phạt
1.4.3 Mặt chủ quan của tội phạm
Cũng như các tội phạm khác, tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ là thể thống nhất của hai mặt khách quan
và chủ quan Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội Nội dung
Trang 40hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm: động cơ phạm tội,
mục đích phạm tội và lỗi của người phạm tội
Lỗi là dấu hiệu bat buộc trong CTTP của tội này, còn động cơ, mục
đích không phải là dấu hiệu bắt buộc
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ được thực hiện với lỗi vô ý ở một trong hai hình thức: lỗi vô ý vì quá tựtin hoặc lỗi vô ý vì cau thả
Lỗi vô ý vì cầu thả trong tội vi phạm quy định điều khiển phươngtiện giao thông đường bộ được thể hiện ở các dạng sau:
- Người phạm tội không nhận thức được rằng hành vi do mình thực
hiện đã vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ Vì thế, họ cũng không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước;
- Người phạm tội nhận thức được hành vị do mình thực hiện là vịphạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưngcho rằng chỉ vi phạm không đáng kể (như đi quá tốc độ không nhiều, tranhthủ vượt đèn đỏ lúc vắng phương tiện ) nên không thấy trước hậu quả nguyhiểm cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
Ở hai trường hợp trên, mặc dù người vi phạm các quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể ý thức được (biết vi phạm)hoặc không ý thức được (không biết vi phạm) việc vi phạm nhưng người
phạm tội trong cả hai trường hợp đều không thấy trước hậu quả nguy hiểmcho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
Hình thức lỗi phổ biến nhất của tội phạm này là vô ý vì quá tự tin:Người phạm tội nhận thức được rằng hành vi do mình thực hiện vi phạm cácquy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, thấy trước khảnăng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng xuất phát từ những căn cứ