Chương 1: NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOP DONGLAO ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMĐặc trưng của sức lao động với tư cách là hàng hóa trong kinh tế thị trường Quan hệ lao động ở
Trang 1BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI
NGUYÊN HỮU CHÍ
HOP DONG LAO DONG
TRONG CO CHE THỊ TRƯỜNG O VIET NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 5.05.15
LUẬN AN TIEN SĨ LUAT HỌC
HU VIÊN GIẢI VIÊN
¬ ae 206
Nguoi hướng dan khoa hoc: 1 PGS Nguyen Hữu Viện
2 TS Pham Cong Tru
HA NOI - 2002
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêutrong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIA LUẬN ÁN
Nguyễn Hữu Chí
Trang 3Chương 1: NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOP DONG
LAO ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMĐặc trưng của sức lao động với tư cách là hàng hóa trong
kinh tế thị trường
Quan hệ lao động ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Cơ chế thị trường ở Việt Nam và pháp luật lao động
Một số vấn đề chung về hợp đồng lao động
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG Giao kết hợp đồng lao động
Thực hiện, thay đổi hợp đồng lao động
Tạm hoãn hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động
Các biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan
hệ hợp đồng lao động
Chương 3: HOÀN THIỆN PHAP LUAT HỢP DONG LAO DONG
Phương hướng hoàn thiện pháp luật hợp đồng lao động
Những giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật hợp
71 96 104 108“ 131
145
145
166
201 204
205
Trang 4NHỮNG CHU VIET TAT TRONG LUẬN ÁN
: Tòa án nhân dân
: Tòa án nhân dân tối cao
: Viện kiểm sát nhân dân: Viên kiểm sát nhân dân tối cao
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ lao động trong thị trường là một loại quan hệ đặc biệt, nó vừa
là quan hệ kinh tế đồng thời lại là quan hệ có tính xã hội và nhân văn sâu sắc
bởi nó liên quan mật thiết đến yếu tố con người; nó vừa là quan hệ thỏa thuận
vừa là quan hệ phụ thuộc; nó là quan hệ bình đẳng song bởi khả năng nảy sinhgiá trị khi sử dụng nên dễ dẫn đến sự bất công và bóc lột trong quan hệ; nó làquan hệ cá nhân đồng thời lại bị chi phối của quan hệ có tính tập thể Chính
vì vậy, việc trao đổi hàng hóa sức lao động không thể giống như các giao dịch
hàng hóa thông thường khác mà cần thiết phải có một hình thức pháp lý vừatạo ra sự lưu thông bình thường, thuận tiện vừa đảm bảo được quyền và lợi ích
hợp pháp các bên trong quan hệ lao động Hình thức pháp lý đó chính là hợp
đồng lao động (HĐLĐ).
Trong hệ thống pháp luật lao động, HDLD là một chế định chiếm vị trírất quan trọng do đó đây là nội dung sớm được quy định và giữ vai trò trungtâm trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật lao động nhằm điều chínhquan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường Một trong những văn bản phápluật kinh tế có hiệu lực pháp lý cao trong thời kỳ đầu đổi mới là Pháp lệnhHợp đồng lao động ngày 30/8/1990 Sau đó, trước sự phát triển của thị trườnglao động, nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội và trên
cơ SỞ rút kinh nghiệm sau mấy năm thực hiện - ngày 23/6/1994, Bộ luật Laođộng được Quốc hội thông qua là sự đánh dấu cho bước phát triển không chỉ
về số lượng mà còn về chất lượng của pháp luật lao động nói chung và pháp
luật HĐLĐ nói riêng Song, sau một thời gian đáng kể thực hiện pháp luậtHĐLĐ, bên cạnh những ưu điểm không thé phủ nhận như đảm bảo quyền tự
do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho công dân; quyền tự định đoạt củangười sử dụng lao động trong việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động ; đảm
Trang 6bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ; góp phần giải quyết việc làm vàmột số các vấn đề xã hội thì pháp luat HDLD đã bộc lộ một số vấn đề bấthợp lý, chưa đáp ứng được những yêu cầu có tính bản chất của quan hệ lao động trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Chính vì vậy, ngày 2/4/2002 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và có hiệu lực từ 1/1/2003trong đó chương HĐLĐ được sửa đổi nhiều nhất (8/17 điều) Tuy nhiên, ngayLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động cũng chưa giải quyết
hết được những vấn đề dang còn tồn tại của pháp luật HDLD Mau thuẫn lớnnhất hiện nay của chúng ta trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật lao độngnói chung, HĐLĐ nói riêng là giữa mong muốn ban hành một Bộ luật Lao
động tiến bộ, văn minh với xuất phát điểm còn thấp của cơ sở kinh tế với nhữngđặc thù của quan hệ lao động đang trong quá trình chuyển đổi và ý thức phápluật còn hạn chế của các chủ thể trong quan hệ lao động Vì vậy, việc nghiên
cứu những vấn đề lý luận về HĐLĐ, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật HDLD thông qua đó tìm ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện phápluật HDLD là một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Xét về phương diện lịch sử, HDLD là một chế định pháp lý luôn được
thừa nhận và quy định trong hệ thống pháp luật lao động nước ta kể từ khi lậpnước đến nay Song, chỉ từ khi chúng ta thừa nhận và phát triển nền kinh tếtheo mô hình kinh tế thị trường thì HĐLĐ mới thật sự là hình thức pháp lý phổbiến, chủ yếu để tuyển dụng lao động Chính vì vậy, việc nghiên cứu HDLD
chỉ được các nhà khoa học pháp lý nước ta quan tâm từ khi xuất hiện thịtrường lao động trong điều kiện của nền kinh tế đa thành phần Ở các mức độ
khác nhau đã có nhiều công trình trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu vềHĐLĐ Đã có một số sách chuyên khảo về HDLD như: "Hop đồng lao động
là gi" của Nguyên Phương và Nguyên Viết Thơ (năm 1988), "Thi trường lao
Trang 7động - Thực trạng và giải pháp” của TS Nguyễn Quang Hiển (năm 1995),
"Thị trường lao động trong kinh tế thị trường" của nhiều tác giả (năm 1999)
Bên canh sách chuyên khảo còn có nhiều bài viết trong các tạp chí
chuyên ngành của giới nghiên cứu khoa học pháp lý bàn về những vấn đề liênquan đến HDLD như: "Đổi mới chính sách tuyển dung và sa thải lao độngtrong điều kiện phát triển nên kinh tế thị trường ở Việt Nam", "Những vấn dépháp lý về tạo và dam bảo việc lam cho người lao động" của PGS.TS NguyễnNhư Phát, "Về xây dựng pháp luật bảo đảm việc làm cho công dân ở nước tahiện nay" của PGS.TS Hoàng Thế Liên, "Hợp đồng lao động - một trongnhững chế định chủ yếu của luật Lao động", "Một số vấn đề lý luận về quan
hệ lao động và sự điều chỉnh pháp luật quan hệ lao động" cua TS Pham Công
Trứ, "Mấy ý kiến về hop đồng lao động vô hiệu" của TS Đào Thi Hang, "Kháilược về sự phát triển của hợp đồng lao động Việt Nam", "Quá trình duy trì và
chấm dứt hợp đồng lao động", "Hợp đồng lao động theo pháp luật lao động
Việt Nam" của TS Lưu Bình Nhưỡng, "Mấy ý kiến về chế định hợp đồng laođộng" của Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, "Về phương hướng hoàn thiện chế
độ hợp đồng lao động ở Việt Nam" của thạc sĩ Lê Hoài Thu , luận văn cuathạc sĩ Lê Hoài Thu: "Hợp đồng lao động ở các doanh nghiệp trong nên kinh
tế thị trường hiện nay", luận văn của thạc sĩ Nguyễn Văn Bình: "Hợp đồng lao
động theo pháp luật lao động Việt Nam", luận văn của thạc sĩ Phạm Thi Thúy
Nga: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng lao động"
Các công trình nghiên cứu nói trên của các tác giả đã tiếp cận HDLD
và một số vấn đề liên quan từ nhiều góc độ khác nhau là những tài liệu vôcùng quý giá cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình Tuy
nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận và
đánh giá một cách toàn diện thực trạng của các quy định cũng như áp dụngpháp luật HDLD và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm xây dung và
hoàn thiện pháp luật HDLD.
Trang 83 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Xuất phát từ những đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam vànhững quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển và xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mục đích chính của luận án là
nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận về HDLD, thực trạng quyđịnh và áp dụng pháp luật HDLD trên co sở đó đưa ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật HĐLĐ Từ những mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về HDLD như: đặc thù củasức lao động với tư cách là hàng hóa, đặc trưng của thị trường lao động ViệtNam, đặc trưng của quan hệ HĐLĐ, mối quan hệ của cơ chế thị trường ở Việt
Nam và pháp luật lao động, mối quan hệ của HDLD với các vấn đề khác liên
quan Từ đó cho thấy những yêu cầu của việc điều chỉnh pháp luật đối với
quan hệ HDLD.
- Nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện thực trạng các quy định
và thực tiễn áp dụng pháp luật HDLD Thông qua đó nêu lên những tồn tại,hạn chế, bất cập của pháp luật HDLD hiện hành.
- Đề ra các định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về HĐLĐ.
4 Pham vi nghiên cứu
HDLD là nội dung trung tâm của Bộ luật Lao động, nó có quan hệ mậtthiết với hầu hết các quy định của pháp luật lao động Vì vậy, nó là một vấn đề
rất rộng có thể nghiên cứu, tiếp cận từ rất nhiều góc độ Tuy nhiên, luận án chỉtập trung nghiên cứu trong phạm vi: làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
HĐLĐ, thực trạng của việc quy định và áp dụng pháp luật HDLD, trên cơ sở
đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật HDLD.
Những vấn đề của luận án chủ yếu tiếp cận theo chiều rộng và toàn
diện của vấn đề cần nghiên cứu Song, tác giả của luận án cũng nhận thức
được rang HĐLĐ chỉ tồn tại và phát huy tác dụng trong mối liên hệ mật thiết,
Trang 9biện chứng với các quy định khác của Bộ luật Lao động Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có lĩnh vực lao động.
Do đó, nghiên cứu về HDLD cũng cần dat trong mối liên hệ biện chứng, haihoà với các quy định khác của pháp luật lao động, so sánh với pháp luật nướcngoài từ đó củng cố những vấn đề về mặt lý luận cũng như hoàn thiện các quyđịnh của pháp luạt HĐLĐ
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được trình bày trên cơ sở của lý luận chủ nghĩa Mác
-Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước tatrong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế đa thànhphần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc thù của quan hệ lao động trong thị trường lao động nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng Nội dung của luận án được nêu và phân tíchdựa trên cơ sở các quy định hiện hành về pháp luat HDLD, các tài liệu hộithảo khoa học, báo cáo tổng kết thực tiễn, các bản án lao động và các tàiliệu pháp lý khác liên quan.
Phương pháp nghiên cứu của luận án là vận dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lénin mà chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp như: lịch sử,
phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về lý luận, luận án có những đóng góp sau:
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về HĐLĐ, nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng, ban hành, thực hiện pháp luạt HDLD như: đặc trưng của sức lao động với tu cách là hàng hóa, đặc thù của quan hệ lao động trong thị trường lao động Việt Nam, khái nệm HDLD, đặc trưng của HDLD
Trang 10- Luận án đã phân tích, đánh giá toàn bộ thực trạng quy định và áp
dụng pháp luật HĐLĐ về giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt
HĐLĐ và một số vấn đề khác liên quan.
- Luận án đã đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật về HDLD trên co sở tôn trọng quyền tự do HĐLĐ, dam bảo quyền
và lợi ích các bên trong quan hệ
Về thực tiễn: Những nghiên cứu, đề xuất của luận án có ý nghĩa trongviệc góp phần hoàn thiện pháp luật về HDLD nhằm nâng cao hiệu quả điềuchỉnh của HDLD đối với quan hệ lao động trong cơ chế thị trường Việt Nam.
7, Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 11 mục.
Trang 11Chương INHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.1 ĐẶC TRƯNG CỦA SỨC LAO ĐỘNG VỚI TƯ CÁCH LÀ HÀNG HÓATRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Thị trường lao động là một bộ phận của nền kinh tế thị trường Cũng giống như bất cứ thị trường nào, các yếu tố cấu thành thị trường lao động baogồm: Người mua - người bán - hàng hóa Hàng hóa được mang ra trao đổi trên
thị trường lao động chính là sức lao động Xét về mặt lịch sử, việc thừa nhậnsức lao động là hàng hóa đã có từ hàng tram năm nay, song trong một thời gian rất dài người ta coi sức lao động tương tự như tất cả các hàng hóa thông
thường khác và trao đổi về nó cũng giống như bất cứ một thứ hàng hóa nàomang tính tài sản trong thị trường Chang hạn, ở Pháp trước nam 1973 hình
thức pháp lý để mua bán sức lao động được dẫn chiếu đến hai điều luật của Bộ
luật Dân sự năm 1804: khoản 1, điều 1779 - hợp đồng thuê dich vụ và điều
1780 - hợp đồng thuê nhân công Từ nam 1973, với quan niệm coi sức laođộng là hàng hóa đặc biệt, theo nghĩa "sức lao động không chỉ thuần túy mangtính tài sản mà còn mang ý nghĩa xã hột” [63, tr 2,3] nước Pháp đã ban hành
Bộ luật Lao động năm 1973 để điều chỉnh việc mua bán sức lao động (quan hệ
lao động) trong thị trường lao động và từ năm 1973 trở đi người ta không dẫnchiếu đến hai điều luật trên nữa Hệ thống pháp luật điều chính quan hệ laođộng của Anh, Mỹ cũng tiếp cận với quan nệm tương tự Tuy nhiên, cũng cónhững nước không đặt ra việc nghiên cứu vấn đề này - chẳng hạn ở Đức người
ta không quan tâm tranh luận về việc sức lao động có phải là hàng hóa haykhông nhưng vẫn thừa nhận sự tồn tại của thị trường lao động Ở nước ta,
trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sức lao động được coi là
một giá trị xã hội và tinh thần không thuộc phạm trù trao đổi Tuy nhiên, kể từ
Trang 12khi thừa nhận nền kinh tế thị trường, trong đó có thị trường lao động thì sứclao động chính thức được coi là hàng hóa Đồng thời, cũng như hầu hết các hệ
thống pháp luật thị trường, chúng ta cũng coi sức lao động - bên cạnh những thuộc tính như bất cứ một loại hàng hóa nào, nó còn là một loại hàng hóa đặc
biệt Và chính sự đặc biệt của hàng hóa sức lao động dẫn đến yêu cầu phải có
một quy chế pháp lý có tính đặc thù để điều chỉnh loại quan hệ mua bán này
Sự đặc biệt của hàng hóa sức lao động thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Thứ nhất: Hàng hóa sức lao động luôn tồn tại gắn liền với cơ thể
NLD (người bán) Chính vì vậy, đây là thứ hàng hóa mà người ta không thénhìn thấy, đo, đếm được như những loại hàng hóa thông thường Hay nói cách
khác, đây là thứ hàng hóa mà người ta không thể định tính hoặc định lượng nó
được Cũng chính vì vậy, việc xác định giá trị đích thực của nó (chi phí giáodục, chi phí khôi phục sức lao động ) là rất khó khăn Tuy nhiên, cần chú ý,
sức lao động nằm trong con người nhưng nó không đồng nhất với con người
xét về nhiều mặt nhân cách, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, ý thức và trên thị
trường, khi NLD (người bán) tham gia quan hệ lao động thì cát họ mang trao
đổi đó là sức lao động được chuyển tải thông qua quá trình lao động với sựtiêu hao về thời gian, trí tuệ, cơ bắp tức họ bán một thứ hàng hóa trừu tượng
và do đó, người mua (NSDLĐ) cũng được sở hữu một loại hàng hóa trừu
tượng tức sở hữu một quá trình lao động Vì vậy, quá trình mua bán này
thường diễn ra trong một thời gian, có thể rất dài (hàng chục năm) nhưngkhông bao giờ NLĐ bị bán bản thân mình một cách vĩnh viễn như kiểu quan
hệ trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ trước đây (chủ nô bán nô lệ) Chính vì đặc
điểm này, nên khi tham gia quan hệ lao động, pháp luật lưu ý các chủ thể
-đặc biệt là NSDLĐ - phải chú ý mặt nhân cách của hàng hóa sức lao động
trong quá trình lao động.
- Thứ hai: Sức lao động là một loại hàng hóa mà khi sử dụng nó sángtạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính bản thân nó Đây là đặc điểm
Trang 13rất đặc trưng của hàng hóa sức lao động Giá trị hàng hóa sức lao động trên thị
trường được biểu hiện thông qua tiền lương, khi người mua sử dụng sức lao
động (kết hợp với các yếu tố khác được gọi là đầu vào của quá trình sản xuất),
tạo ra được sản phẩm Sau khi bán sản phẩm, trừ đi các chi phí còn lại một
khoản dư - đó là lợi nhuận Phần lợi nhuận này (hay giá trị sáng tạo thêm) rõràng là do sức lao động sáng tạo ra bởi công cụ lao động và đối tượng lao
động không thể tự liên kết, vận động Như vậy, sức lao động là yếu tố chi phí
của quá trình sản xuất, đồng thời cũng là yếu tố mang lại lợi ích cho quá trình
đó Chính từ đặc điểm này của hàng hóa sức lao động mà trong quá trình sửdụng dễ dẫn đến sự bóc lột, bất công, lạm dụng Vì vậy, ở đây sự điều chỉnh
của pháp luật lao động phải đạt được hai yêu cầu - một mặt, đảm bảo lợi íchcủa NSDLĐ thông qua sự gia tăng không ngừng phần giá trị sáng tạo thêm
(tức năng suất lao động), mặt khác, phải kiểm soát và hạn chế đến mức thấpnhất sự đối xử không công bằng, bóc lột thậm tệ (như tăng vô hạn độ giờlàm việc, cúp lương, điều kiện lao động không đảm bảo ) của NSDLĐ đối với
NLD trong quá trình lao động.
- Thứ ba: Sức lao động với tư cách là hàng hóa, khi quá trình trao đổi
được thực hiện nó tạo lập nên mối quan hệ có tính cá nhân giữa NLD va
NSDLD Tuy nhiên, tương quan cá nhân này chịu sự chi phối, ảnh hưởng rất lớncủa tập thể lao động bởi sự liên kết giữa những NLD trong cộng đồng của họdường như là một sự liên kết có tính tất yếu khách quan nhất là trong điều kiện
nền kinh tế thị trường, thực tế cho thấy đây là "vũ khí” quan trọng nhất mà
những NLD với tư cách là kẻ yếu trong quan hệ có thể sử dụng để bảo vệ quyền
lợi của mình Mặt khác, quá trình mua bán và sử dụng sức lao động còn mang
tính xã hội rất sâu sắc Thực tiễn cho thấy, trong rất nhiều trường hợp mâuthuẫn, xung đột trong quá trình sử dụng sức lao động không chỉ liên quan đến
bản thân NLD mà còn ảnh hưởng đến gia đình họ, thậm chí còn tác động lớnđến sự ổn định và trật tự xã hội Đó là những vấn đề như: thất nghiệp, đình
Trang 14công Nhu vậy, mua bán trao đổi sức lao động về mat ban chat là quan hệ có
tính cá nhân nhưng đồng thời lại mang tính tập thể, tính xã hội và nhân văn sâusac Do đó, ở một khía cạnh nào đó có thể nói rằng quan hệ mua bán sức laođộng là sự tổng hòa của các quan hệ xã hội Vì vậy, sự điều chỉnh của pháp luật
một mặt đảm bảo những yêu cầu trực tiếp trong quan hệ, mặt khác còn phải
phúc đáp những đòi hỏi dường như nằm bên ngoài, không liên quan trực tiếpnhưng lại có tính khách quan của quan hệ trao đổi, mua bán sức lao động
- Thứ tu: Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động đều có giá trị và giá trị sử dụng Song việc xác định các giá trị này cũng cónhững khía cạnh đặc thù nhất định Trước hết, nói về giá trị sức lao động
Người ta đo giá trị ấy bằng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sức lao
động đó Để sản xuất sức lao động, trước hết phải tiêu dùng một lượng của cảivật chất nhất định nhằm san sinh và nuôi dưỡng NLD mà cụ thể là chi phí để
tạo ra năng lực lao động C.Mác coi đây là chi phí để sản xuất ra sức lao động
mới, chi phí duy trì vĩnh viễn sức lao động trên thị trường (tái sản xuất sức lao
động), "những người sở hữu sức lao động đều có thể chết đi Muốn luôn luôn
có những NLD trên thị trường như sự chuyển hóa không ngừng của tư bản, thiphải làm cho họ sống vĩnh viễn như mỗi cá nhân sống vĩnh viễn bằng cách
sinh con đẻ cái” [6, tr 238] Trong quá trình lao động, NLD phải tiêu hao trí
tuệ, sức lực Để duy trì, khôi phục sức lao động đã hao phi, NLD phải được ăn
uống, nghỉ ngơi hợp lý và như vậy phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết.
Sức lao động là năng lực hoạt động của con người, bao gồm cả thể lực
và trí lực Vì vậy, sản xuất sức lao động không chỉ khôi phục lại sức lao động
đã hao phí về mặt thể lực mà cần tạo cho con người có khả năng hiểu biết nhấtđịnh cả về văn hóa và chuyên môn C.Mác viết: "Để cho sức lao động phát triển
theo hướng nhất định phải có sự giáo dục nào đó, mà chính sự giáo dục này lại tốn một lượng hàng hóa ngang giá” [6, tr 240].
Trang 15Nhu vậy, giá tri sức lao động bao gồm:
os ? ~ ˆ a at ~ ae “ ` +
1 Giá trị của những chi phí để nuôi dưỡng con Hgười trước và sau tuÔi
có kha năng lao động.
2 Giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để bà đắp lại sức laođóng đã hao phí trong quá trình lao động.
3 Giá trị của những chỉ phí cần thiết cho giáo dục nhằm tích lity khanăng chuyên môn, kiến thức xã hội
Giá trị sức lao động không phải là một yếu tố cố định, nó có thể thayđổi, khác nhau giữa các khu vực, các vùng tùy từng giai đoạn phát triển nhấtđịnh Tuy vậy, trong mỗi thời kỳ nhất định, tại một thị trường lao động cụ thể,giá trị sức lao động có thể xác định được và tương đối ổn định Trong kinh tếthị trường, giá trị sức lao động có thể dao động quanh giá trị của nó tùy thuộc
vào quan hệ cung cầu sức lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện rõ trong quá
trình NSDLĐ (người mua) sử dụng sức lao động của NLĐ (người bán) Vànhư trên đã trình bày, giá cả của sức lao động khi trao đổi được biểu hiện
thông qua tiền lương Như vậy, với tư cách là giá cả sức lao động, tiền lươngphải được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện của các bên Tuynhiên, sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt vì vậy việc xác định chính
xác giá trị của nó để từ đó đưa ra giá cả (mức tiền lương) phù hợp là không
đơn giản Hơn nữa, với thuộc tính nảy sinh giá trị khi sử dụng, trong điều kiệnkhan hiếm việc làm và người mua (NSDLĐ) thường là kẻ mạnh trong quan hệ,
vì vậy, người bán (NLD) dé bị ép giá, thiệt thoi trong quá trình trao đổi này.Chính vi vậy, pháp luật HDLD một mặt phải dam bảo quyền tự do thỏa thuận,bình đẳng giữa các chủ thể về giá cả (tiền lương) khi mua bán sức lao động,mặt khác cần có các quy định nhằm kiểm soát, can thiệp và hỗ trợ khi các bên
thương lượng về giá cả sức lao động, sao cho giá cả hàng hóa sức lao động nếu không phản ánh đầy đủ thì cũng tiệm cận gần nhất với giá tri và giá tri sử
dụng của hàng hóa sức lao động.
Trang 161.2 QUAN HE LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYEN
ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Nằm trong bối cảnh chung của sự hình thành và ra đời nền kinh tế thị trường quan hệ lao động trong thị trường lao động ở nước ta mới chỉ xuất hiện
và phát triển trong những năm gần đây Trước đó, như chúng ta đều biết, trong
một thời gian đài, nước ta duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
trên cơ sở của chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất với sự thống trị độc
tôn của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Khi đó, được làm việc trong khu
vực nhà nước là giấc mơ ngự tri trong tâm tư, nguyện vọng của đại bộ phận
NLĐ, bởi đồng nghĩa với việc làm lúc đó là sự đảm bảo, bao cấp suốt đời về
chế độ, quyền lợi cho NLĐ Trong điều kiện và cơ sở kinh tế như vậy, khôngthể có sự tồn tại hợp pháp của thị trường lao động cũng như quan hệ lao động mang yếu tố của thị trường.
Từ sau Dai hội VI, Dang ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần cũng có nghĩa rằng thừa nhận sự tồn tại và phát triển của
kinh tế thị trường Với nguyên tắc "tự do kinh doanh" đã được Hiến pháp 1992quy định, lần đầu tiên quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của NLD,
quyền chủ động tuyển chọn, bố trí lao động sử dụng lao động của người thuêmướn lao động được pháp luật ghi nhận và bảo hộ Bên cạnh đó, do sắp xếp tổchức lại lao động trong khu vực nhà nước, do nhu cầu việc làm của NLD, donhu cầu về sức lao động cho các thành phần kinh tế khác , tất cả những yếu
tố đó cùng với một môi trường pháp lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho sự ra đời
và phát triển của thị trường lao động Theo đó, quan hệ lao động trong thị
trường cũng được thừa nhận và phát triển
Tuy nhiên, do phát triển kinh tế thị trường trên cơ sở của nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, bao cấp mà ở đó trong một thời kỳ dài các quan hệkinh tế, xã hội trong đó có quan hệ lao động (cho nên: việc làm, tiền lương,
phúc lợi ) được nhà nước bao cấp toàn bộ Từng quen với quan niệm coi lao
Trang 17động là một giá trị xã hội và tinh than cao nhất, một giá tri tự thân, thoát ra
ngoài sự trao đổi, từng quen với quan niệm giải quyết việc làm cho mọi công
dân là trách nhiệm của nhà nước, nhiều người không khỏi bỡ ngỡ khi phải
thay đổi cách nhìn của mình Bởi vì từ nay, lao động cũng không thể nằm bênngoài các quan hệ thị trường Dù có coi sức lao động mang những phẩm chấtđặc biệt như thế nào đi chăng nữa, thì nó vẫn là một thứ hàng hóa để mua bán
theo giá trị của nó trên thị trường, xét trong mối tương quan với hàng hóa khác
và ngay cả với chính nó Mặt khác, do được thừa nhận tương đối muộn hơn,
nên có thể nói rằng, hơn ở bất cứ lĩnh vực nào, thị trường lao động nói chung
và quan hệ lao động nói nêng hình thành chậm và yếu hơn [57, tr 7,8] Hơn
nữa, mô hình kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Tất cả những điều đó tạo ra những nét đặc trưng của quan hệlao động ở Việt Nam Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó
là cơ sở để chúng ta hoạch định chính sách lao động và việc làm, đồng thời làcăn cứ để xây dựng thể chế pháp lý diéu chỉnh quan hệ lao động trong thị
trường lao động.
Quan hệ lao động ở Việt Nam có những đặc trưng chính sau đây:
- Các yếu tố tạo lập quan hệ lao động chưa đồng bộ, phân tán và mang
tính tự phát.
- Quan hệ lao động ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động.
- Quan hệ lao động đang trong quá trình phân hóa, biến đổi
- Mang đặc điểm chung của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị
trường nước ta - đó là tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.1 Đặc trưng thứ nhất: Các yếu tố tạo lập quan hệ lao độngchưa đồng bộ, phan tán và mang tinh tự phat.
Các yếu tố chủ yếu để quan hệ lao động hình thành, vận động và pháttriển dao gồm: Người mua, người bán, hàng hóa, sự di chuyển lao động, nhận
Trang 18thức của các chủ thể khi tham gia thị trường và các thé chế pháp ly Các yếu
tố nói trên đã xuất hiện và được thừa nhận trong thị trường lao động nước tanhưng chưa đồng bộ, còn mang tính tự phát và bị phân tán Cụ thể:
- Thứ nhất: NLD, NSDLD là các chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ
trên thị trường nhưng nhận thức của họ về quan hệ lao động với tư cách là
quan hệ mua bán hàng hóa trên thị trường, về địa vị pháp lý của họ trong
quan hệ, về quy định pháp luật rất đáng lo ngại Điều này được cắt nghĩabởi các lý do: Trước hết, thị trường lao động ở nước ta được xây dựng trên cơ
sở của chế độ lao động, việc làm được nhà nước bao cấp, kế hoạch hóa từ
tuyển dụng, bố tri, sắp xếp công việc đến chế độ, quyền lợi của NLD vàtrong quan hệ đó NLD, NSDLĐ đều được coi là chủ của quá trình lao động, ˆ
sản xuất - kinh doanh Trong khi đó mối quan hệ lao động trong thị trường làmối quan hệ chủ - thợ, giữa người thuê mướn và người làm thuê Chính vì vậy,
khi tham gia quan hệ trong nhiều trường hợp các chủ thể không xác định đúng
vị thế của mình dẫn đến các hành vi xử sự hoặc đòi hỏi không đúng mức, gây
ra sự hiểu lầm đáng tiếc thậm chí xung đột trong quan hệ Mặt khác, do chưa
có thói quen lấy pháp luật làm chuẩn mực cho hành vi xử sự, làm công cụ đểbảo vệ mình - do đó, sự nhận thức, hiểu biết pháp luật lao động của các chủ
thể còn rất hạn chế - ví dụ: Theo báo cáo sơ kết việc thi hành Bộ luật Lao
động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng liên đoàn Laođộng Việt Nam tháng 7/1998 thì một bộ phận NLĐ cho rằng ký HĐLĐ haykhông ký cũng giống nhau vì việc làm, tiền lương và các quyền lợi kháccũng không thay đổi ?! còn đại bộ phận NSDLĐ hầu như chưa đọc hoặc mới
chỉ xem qua Bộ luật Lao động vì cho rằng không cấp thiết so với các yêu cầukhác trong sản xuất, kinh doanh hoặc đã có bộ phận chuyên môn giải quyếtvấn đề này Tất nhiên, tình trạng này còn do nhiều nguyên nhân khác nhau
nhưng nó ảnh hưởng đáng kể đến sự vận động bình thường của thị trường
lao động.
Trang 19- Thứ hai: Sự thích ứng, linh hoạt, nhạy bén của NLD (nguồn cung lao
động) trong thị trường còn nhiều hạn chế Nhìn chung tâm lý NLĐ Việt Nam là
mong muốn có một công việc và thu nhập ổn định (an phận) ít dám mạo hiểm và
chấp nhận thách thức Vì vậy, bản than NLD khi đã có việc làm, rất ít thay đối
nghề nghiệp "72% lực lượng lao động chưa bao giờ thay đổi việc làm và 84,5%
số NLĐ đang có việc làm hiện hành chưa bao giờ đổi nghề (Henaff, Martin,
1999)" [29, tr 99] Ngoài ra, họ tương đối thụ động trong việc tham gia thị trường (tìm kiếm việc làm), trong số những người di tìm việc làm năm 1997 bao gồm người làm thuê, người thất nghiệp, hay người đi xin việc làm nhưng không
có kinh nghiệm nghề nghiệp thì "61% mong muốn kiếm được một việc làm đượctrả lương, trong đó 48% trong khu vực nhà nước, 18% trong khu vực tư nhân, và 18% trong khu vực hành chính sự nghiệp, 27% không bày tỏ nguyện vọng gì và
12% mong tự tạo việc lam" [29, tr 63] Điều này cho phép ta đánh giá rằng,
NLD không sẵn sàng làm việc theo hình thức tự tạo việc làm Về vấn đề này,Giáo sư kinh tế Geoffrey B Hainsworth giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đôngnam A, trường Đại học Tổng hợp Columbia Anh quốc nhận Xét:
Việt Nam đã có một thị trường lao động chap vá, nơi mà hauhết người dân nhìn chung vẫn giữ nguyên công việc và nơi sinhsống suốt cuộc đời và tập quán giữ nguyên ngành nghề như vậy không
thay đổi nhiều trong thời kỳ đổi mới, mặc dầu đã có sự nhấn mạnhđến việc mở rộng sự lựa chọn phát triển con người, tính sáng tạo cá
nhân và tự lực cánh sinh [29, tr 100].
Thực trạng này cho thấy một nghịch lý là nguồn cung lao động ở nước
ta rất đồi dào nhưng nguy cơ xơ cứng của quan hệ lao động trong thị trường làrất đáng báo động Mặt khác, nó cũng cho thấy vấn đề tự học tập, đào tạo củaNLD nói nêng va của xã hội nói chung nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị
trường là đáng lo ngại.
- Thứ ba: Hiện nay, do tác động của thị trường cùng với những quy định nhằm đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của công dân
Trang 20nên sự di chuyển các dòng lao động trên thị trường lao động nước ta tương đối
dé dang và thuận tiện Su vận động này là cần thiết cho sự thiết lập quan hệ lao động trong thị trường và bước đầu đã tuân theo các quy luật của thị trường, góp phần điều chỉnh từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm giảm sức ép việc làm trong
cả nước Tuy nhiên, ở nước ta, nhìn chung thị trường chưa thống nhất nên việc
di chuyển lao động là không bình thường, mang tính tự phát lớn và sự kiểmsoát từ cơ quan quản lý nhà nước còn rất hạn chế Chủ yếu các dòng di chuyểnlao động là từ nông thôn ra thành thi, từ đồng bằng Bac Bộ vào khu vực TâyNguyên Sự đi chuyển này, như trên đã trình bày chủ yếu mang tính tự phát -
do đó, đã gây áp lực rất lớn, không bình thường về lao động, việc làm cũng
như các vấn đề xã hội khác cho thị trường Nguyên nhân của tình trạng trên cónhiều, song chủ yếu vẫn do nhu cầu bức xúc về việc làm, do sự hấp dẫn củavùng đất mới, sự phồn vinh của các đô thị và công tác quản lý nhà nước cònnhiều bất cập
Để hạn chế các tồn tại nói trên, nhằm thiết lập đồng bộ các yếu tố đểđảm bảo tính thống nhất, sự vận động ổn định của quan hệ lao động, nhà nước
cần có các chính sách việc làm, chính sách đầu tư, kế hoạch di dân xây dung
vùng kinh tế mới, cung cấp thông tin, giáo dục, tuyên truyền, giải thích vềquan hệ lao động, về thị trường lao động đồng thời cần có những quy định
cần thiết của pháp luật lao động đảm bảo quyền lợi đồng thời ràng buộc chặt
chẽ trách nhiệm của các bên nhằm tạo sự ổn định lâu dài của quan hệ lao động
trong một thị trường lao động thống nhất.
1.2.2 Đặc trưng thứ hai: Quan hệ lao động ở nước ta được thiết lập
và thực hiện trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu
lao động
Trạng thái của quan hệ lao động phụ thuộc rất nhiều vào tương quan cung cầu trong thị trường lao động, tức mối quan hệ giữa nguồn cung và cầusức lao động Nếu cung, cầu cân đối thì quan hệ lao động diễn ra ổn định,
Trang 21bình đẳng, giá cả phản ánh đúng giá trị sức lao động Tuy nhiên, trong điều
kiện của nền kinh tế thị trường, hơn nữa ở nước ta quan hệ lao động lại đang
trong quá trình chuyển đổi vì thế hiện đang có sự mất cân đối rất lớn giữa
cung và cầu lao động, sự mất cân đối này không chỉ là số lượng mà còn cả về
chất lượng sức lao động và hiện tượng này được dự báo là còn kéo dai trong
nhiều năm nữa Vì thế, làm rõ mối quan hệ này không chỉ có ý nghĩa về mặt
xã hội, về giải quyết việc làm mà còn là cơ sở để xây dựng, ban hành pháp luậtlao động nhằm làm hạn chế sự căng thẳng của tình trạng mất cân đối nói trên
Quá trình hình thành nguồn lao động gắn với quy mô, cơ cấu và tốc độ
tăng dân số Vì thế, cần làm rõ mối quan hệ giữa phát triển dân số, các nguồn lao
động với cung về sức lao động Dân số nước ta đứng thứ 13 trên thế giới, tốc
độ tang dân số tự nhiên là 1,4% [16, tr 151] ở nước ta hiện nay vẫn là một trong những nước có tỷ lệ tăng dân số vào loại cao Hiện nay, dân số nước ta là khoảng
80 triệu người (năm 1999 là 76.323.173 người [28, tr 3]) Theo Báo cáo củaBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 nếuchúng ta giảm được tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,5%o thì đến năm 2010
dân số nước ta khoảng 88 - 89 triệu người với 56, 8 triệu người trong lứa tuổi
lao động, tăng gần 11 triệu người so với năm 2000 [16, tr 210] Còn với tốc độtăng dân số như hiện nay thì con số đó sẽ cao hơn nhiều Thực tế đó đặt chúng tatrước một sự lựa chọn quyết liệt bởi vấn đề dân số đang là vấn đề nóng bỏng
và tạo sức ép về nhiều mặt không chỉ là lao động và việc làm Cơ cấu dân số
nước ta thuộc loại hình dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50%, trên
độ tuổi lao động 13%, dưới độ tuổi lao động 37% [21, tr 66] Lực lượng lao
động tăng tự nhiên mỗi năm ở nước ta là khoảng 1,2 triệu người [16, tr 255].
Vì vậy, áp lực về việc làm rất lớn Hiện tại số lao động chưa có việc làm ởnước ta nói chung, ở thành thị nói riêng và đặc biệt ở một số thành phố lớn,khu công nghiệp tập trung rất lớn (ty lệ thất nghiệp năm 2000 ở thành thi là
SVEN SAG VIER
LA 306
Trang 226,4%) (16, tr 256] Trong số người chưa có việc lam thi 80% thuộc lứa tuổithanh niên, phần lớn họ là người chưa có nghề, thiếu vốn để tổ chức làm ăn,
một số còn lại là những người tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp và dạy
nghề, là người bị mất việc làm, bộ đội xuất ngũ, lao động từ nước ngoài trở về.Nông thôn là nơi tập trung 80% dân số và 70% số dân làm nghề nông [26, tr 88].Tuy nhiên, cầu về lao động ở nông thôn còn rất yếu bởi việc áp dụng khoa học
kỹ thuật, tốc độ phát triển, diện tích canh tác hạn chế Hiện nay, đất đai canh
tác bình quân trên một lao động ở nông thôn rất thấp (0,3 ha/1 lao động), "tỷ
lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn mới đạt 73,8% đang trở thành
vấn dé gay gắt, nổi cộm nhất hiện nay" [16, tr 256] Nghèo đói và thiếu việc
làm là nguyên nhân dẫn tới việc di cư của người nông dân ra thành thị, không những làm dân số đô thị tăng nhanh (bình quân khoảng 4,3% năm) [27, tr 28]
mà còn gia tăng sức ép về lao động.
Cung về lao động như vậy, còn cầu thì sao? Thị trường lao động nước
ta thể hiện rất rõ nét tình trạng mất cân bằng và cơ cấu lạc hậu Trước hết,
quan hệ cung cầu lao động của chúng ta vừa thừa lại vừa thiếu Theo thống kê, đại bộ phận những NLD ở nước ta là lao động có trình độ giản đơn - kết quảthu được thông qua cuộc tổng điều tra dân số 1999 liên quan đến trình độ,nghề nghiệp đã được cấp chứng chỉ hay có văn bằng của dân số trong độ tuổi
từ 13 trở lên cho thấy: Lao động không có tay nghề 92,2%, công nhân kỹ
thuật 2,5%, kỹ thuật viên 2,8%, đại học - cao đẳng 2,5% [29, tr 23] Như vậy,thị trường chúng ta lao động phổ thông "thừa tương đối”, lao động chất lượngcao "thiếu tuyệt đối" nhất là số lao động kỹ thuật, thợ lành nghề, quan lý còn
rất thiếu (hiện thị trường lao động nước ta có khoảng hơn 6000 người nướcngoài vào làm việc [3, tr 19] trong đó rất nhiều người là các cố vấn, chuyêngia, cán bộ quản lý, kỹ thuật do lao động Việt Nam không đảm đương được).Khu vực kinh tế nhà nước trước đây là "cái túi" chứa đựng, giải quyết phần lớn
nhu cầu lao động của xã hội thì hiện nay, sau một thời kỳ đổi mới, sắp xếp, tổ
Trang 23chức lại, tinh giản biên chế chỗ làm việc giảm rất mạnh Điều này là hợp lý vàcần thiết, bởi doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ nên đảm nhiệm một số ngànhthen chốt mà không nên và không cần thiết có mặt ở mọi lĩnh vực Khu vực
kinh tế tập thể cũng đang thu hẹp dần vì hiệu quả thấp nên cũng chuyển hướng
kinh doanh thành các loại hình kinh tế khác (đặc biệt khu vực nông nghiệp cung rất lớn nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao độngthấp có nghĩa là cầu rất hạn chế) Thực tế hiện nay, nơi có nhu cầu lao động,khả năng giải quyết việc làm nhiều nhất là khu vực kinh tế tư nhân Năm
1998, khu vực nhà nước chiếm 46% sản phẩm và 24% tổng số việc làm trongkhu vực công nghiệp, trong khi tổng sản phẩm của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài là 32% và việc làm là 12% và khu vực ngoài quốc doanh nội địa chiếm
24% tổng sản phẩm và 64% tổng số việc làm Khu vực năng động nhất là hàng
triệu doanh nghiệp hộ gia đình và hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo
ra hơn 75% tổng sản phẩm công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm tỷ trọngcao hơn trong tổng số việc làm của khu vực công nghiệp tư nhân [29, tr 107].Các số liệu trên cho thấy, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, khả năng
giải quyết việc làm ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay và trong tương lai là một tiềm năng rất lớn Và điều đó cũng cho phép ta suy nghĩ phảichăng hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động nước ta cũng cần phảichú ý hướng tới việc điều chỉnh quan hệ lao động trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình nơi mà lao động thường xuyên biếnđộng, thời gian thực hiện quan hệ ngắn, việc làm bấp bênh nhưng khả năngtạo và giải quyết việc làm tức nguồn cung lao động của khu vực này là rất cao
(hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng dường như pháp luật lao động mới chỉ chú
ý đến việc điều chỉnh quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có quy mô lớn
với tiềm lực kinh tế, năng suất lao động, việc làm tương đối ổn định)
Trên đây là bức tranh không mấy sáng sủa về quan hệ cung cầu của
quan hệ lao động trong thị trường lao động Việt Nam Mặc dù nhiều chuyên
Trang 24gia cho rang nước ta lực lượng lao động thong minh, cần cù, trẻ, số lượng
trong độ tuổi lao động lớn là một thế mạnh - song, có lẽ hiện tại và kể cả một
vài nam tới chúng ta nên nhìn nhận điều đó như một khó khăn cần giải quyết
nhiều hơn là một lợi thế cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế
Để giải quyết một cách hữu hiệu và hạn chế sức ép quá lớn về cung
cầu lao động để từ đó quan hệ lao động có thể vận động và phát triển lànhmạnh, rõ ràng vai trò của nhà nước ở đây rất quan trong Một cách tổng quát
là nhà nước cần có sự tác động cả vào cung cầu lao động, dần dan làm chocung và cầu lao động đạt trạng thái cân bằng Mặt khác, trước thực trạng của
cung, cầu lao động như vậy các quy định pháp luật về thiết lập, thực hiện quan
hệ lao động phải chăng cần chú ý hướng đến mục đích cao nhất là giải quyết
việc làn, hạn chế sự căng thăng và sức ép của tình trạng mất cân đối về cung
cầu lac động trong thị trường lao động ở nước ta?.
1.2.3 Đặc trưng thứ ba: Quan hệ lao động dang trong quá trình
phản kóa, biến đổi
Trong một thời gian rất dài, ở nước ta quan hệ lao động về cơ bản chỉđược thừa nhận trong khu vực kinh tế quốc doanh Hình thức pháp lý để thiết
lập quan hệ lao động từ doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước chủ yếu thông
qua cké độ tuyển dụng vào biên chế Có nghĩa rằng, tất cả các quan hệ lao
động cược hành chính hóa và được nhà nước bao cấp tuyệt đối như nhau Saukhi thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường, chúng ta tiến hành sắp xếp
và tổ chức lại các quan hệ lao động trong xã hội Quyết định 217/HDBT ngày14/11/1987 quy định tất cả các quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nhà
nước (trừ giám đốc, kế toán trưởng - sau này các văn bản pháp luật khác bổsung tiêm chức danh phó giám đốc, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, thành
viên hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước) đều thiết lập quan hệ thông
qua hình thức HĐLĐ Quan hệ tuyển dụng vào biên chế nhà nước chủ yếu chỉ
áp dụng với công chức nhà nước, người làm việc chuyên trách trong các tổ
Trang 25chức chính trị - xã hội Khi chuyển sang ký HDLD, thì những người thuộc chế
độ biên chế được chuyển sang ký với loại HDLD không xác định thời hạn,những đối tượng khác được ký hợp đồng với loại thời hạn phù hợp với yêu cầu
công việc Sau đó, Pháp lệnh HDLD ngày 30/8/1990 cũng quy định với nội
dung tương tự Tuy nhiên, việc giao kết HDLD trong thời gian này ở doanh
nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập Đến nay, với sự hỗ trợ của các quy định
có hiệu lực pháp lý cao hơn (Bộ luật lao động ngày 23/6/1994) việc triển khai,
tổ chức ký HDLD trong các doanh nghiệp nhà nước đạt tỷ lệ tương đối cao
(năm 1997 là 82% {3, tr 6], tại thành phố Hồ chí Minh năm 2000 là 90,7%[45, tr 5]) Tuy nhiên, do lich sử của vấn dé mà quan hệ lao động trong khuvực nhà nước chưa thực sự mang bản chất quan hệ thuê mướn lao động với
những nội dung kinh tế, pháp lý đích thực của nó Điều này thể hiện rất rõtrong quá trình tuyển dụng, quản lý lao động, xử lý kỷ luật, chấm dứt hợp
đồng, giải quyết việc làm và nó làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tinh giản
biên chế, sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Mặt khác, có một thực tế
là mặc dù quy định của pháp luật không có sự phân biệt giữa NLD làm việc
trong các khu vực kinh tế khác nhau, nhưng về mặt tâm lý NLD vẫn thích làm
việc trong khu vực nhà nước và khi làm việc ở khu vực tư nhân thường với thái
độ tạm bợ, không yên tâm, không toàn tâm, toàn ý gắn bó với doanh nghiệp đây cũng là một trong những bức xúc của doanh nghiệp tư nhân hiện nay trong vấn đề sử dụng lao động Điều này cho thấy tính phức tạp của quá trình
-chuyển đổi, phân hóa quan hệ lao động ở nước ta và những yêu cầu đặt ra với
hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động Đối với khu vực kinh tế tưnhân chúng ta vừa buông lỏng quản lý lại vừa thiếu quan tâm, nên quan hệ lao động diễn biến rất phức tạp Tại thành phố Hồ Chí Minh, một trong những nơithị trường lao động hoạt động sôi động nhất ở nước ta - thì năm 2000 tỷ lệ kýHDLD ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước chỉ là 66,42% [45, tr.5], nhưng trong số HDLD đã được ký kết còn có nhiều vi phạm về hình thức,thời han, nội dung [45, tr 8] nói cách khác nguy cơ vô hiệu của hợp đồng là
Trang 26tương đối phổ biến mặc dù hợp đồng vẫn đang được thực hiện Có nhiềunguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến tình trạng nói trên - tuy nhiên, cóthể tém tất như sau: Thứ nhất, do sự chuyển đổi từ quan hệ lao động hànhchính bao cấp (với sự dam bao của nhà nước về quyền lợi, chế độ, việc làm )
sang quan hệ lao động thuê mướn trong thị trường (do hai bên thỏa thuận và
chịu sự điều tiết của thị trường) nên không thể tránh khỏi có sự hạn chế trong nhận thức về bản chất đích thực của quan hệ hợp đồng dẫn đến sự dé dat, e ngại khi xác lập và thực hiện quan hệ lao động theo hợp đồng, đặc biệt từ phía
NLD Thứ hai, do sự triển khai va áp dụng thiếu đồng bộ hệ thống pháp luậtlao động (Bộ luật Lao động có hiệu lực từ 1/1/1995 đến thời điểm tháng4/2002 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 11 sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn cònnhiều vấn đề chưa triển khai được vì thiếu văn bản hướng dẫn) Ngoài ra, các
quy định của Bộ luật còn nhiều bất cập, thiếu tính khả thi làm hạn chế hiệuquả điều chỉnh của luật Lao động Có thể nói, chúng ta có thị trường lao độngnhưng chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ, chưa có các chủ thể hoàn hảo xét
cả về tư cách cũng như ý thức pháp luật Như vậy, sự phân hóa và chuyển đổicủa quan hệ lao động trong thị trường lao động nước ta dường như là tất yếu
và nhiệm vụ của pháp luật lao động là phải thúc đẩy quá trình chuyển đổi này
nhanh chóng, triệt để hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nhằm trả lại các giá trị
đích thực cho các quan hệ lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
1.2.4 Đặc trưng thứ tư: Quan hệ lao động mang đặc điểm chungcủa các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường nước ta - đó là tínhđịnh hướng xã hội chủ nghĩa
Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhận thức mới của Đảng về con đườngxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đó là chế độ kinh tế, trong đó mọi năng
lực được giải phóng, mọi tiém nang của cá nhân, tập thể, cộng đồng dân tộc
được khai thác nhằm phục vụ mục tiêu "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
Trang 27xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bảng, dân chủ, văn minh" [16, tr 22].
Từ những thất bại phổ biến về mặt phát triển kinh tế ở hàng loạt nước lựa chọn
mô hình kinh tế hiện vật, có thể rút ra kết luận: không phải chế độ kinh tế xã
hội chủ nghĩa thua kém chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa mà là kinh tế hiện vật
thua kém kinh tế hàng hóa Phủ định quan hệ thị trường, kinh tế thị trường,chủ nghĩa xã hội trước đây đã trả giá đất cho cuộc thử nghiệm của mình Tuynhiên, phải nói chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa là bước chuyển rất phức tạp, chưa hề có trong tiền lệ lịch sử Mấy nămqua bên cạnh những thành tựu của đổi mới, chúng ta đã thấm thía những hậu
quả tiêu cực mà kinh tế thị trường đem lại Chúng ta cũng gặp nhiều thiếu sót,sai lầm, lệch lạc trong các chính sách xã hội, thậm chí không những chúng takhông phát huy, không nhân lên mà còn đánh mất một số thành quả đã đạt được trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, van hóa, trong chính sách đối với nhân dân, với đồng bào miền núi, với các gia đình có công với cách mạng.
Với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, thị trường lao
động cũng nằm trong lộ trình chung của nền kinh tế Thừa nhận phạm trù sức
lao động là hàng hóa đã mở đường cho sự ra đời của thị trường lao động, tuynhiên, chúng ta cũng nhận thức rằng hàng hóa sức lao động là một loại hàng
hóa đặc biệt, nó luôn gắn liền với cơ thể, cuộc sống của NLĐ Quá trình sử
dụng lao động luôn liên quan chặt chẽ đến các vấn đề như danh dự, nhân
phẩm, nhân cách của NLD, đến việc tổ chức, sắp xếp, quan lý lao động của
NSDLD Mat khác, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, nhóm lao
động yếu thế (lao động chưa thành niên, lao động nữ, lao động tan tật) dé bịtổn thương, rất khó tìm kiếm việc làm Hơn nữa, với sự mất cân đối nghiêmtrọng về cung cầu lao động vấn đề việc làm và ổn định việc làm là mối lo
thường trực và là sự thách thức rất lớn với NLD Chính vì vậy, với mục tiêu
định hướng xã hội chủ nghĩa, coi con người là trung tâm của sự phát triển trên
cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp các bên, các quy định của pháp luật
Trang 28dieu chính quan hệ lao động phải hướng tới việc đảm bảo và giải quyết việc
làm cho NLĐ, ổn định lực lượng lao động cho đơn vị sử dụng lao động, ngăn
cấm và nghiêm khác xử lý các hành vi phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạmNLĐ, vị phạm kỷ luật lao động, chấm dứt quan hệ trái pháp luật Chúng tacoi sự mua bán sức lao động là khách quan trong thị trường, song cũng khẳngđịnh: “Thừa nhận sự tồn tai lâu dài của các hình thức thuê mướn lao động
nhưng không để biến thành quan hệ thống trị, dẫn tới sự phân hóa xã hội
thành hai thái cực đối lập” [15, tr 92].
1.3 CƠ CHE THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT LAO DONGKhi thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước
ta chủ trương phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường kết hợp với sự quản
lý nhà nước theo mô hình định hướng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng này thể hiện ởcác mức độ khác nhau trong các văn kiện của Đại hội Đảng Chúng ta chủ trương
và quyết tâm: "Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, di đôi với vai trò tăng cường quản ly của Nhà nước theo
định hướng Xã hội chủ nghĩa Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái" [15, tr 72].Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: "Đảng vàNhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo co chế thị trường, có sựquan ly của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa; đó chính là nên kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [16, tr 86] Sự đúc kết trên đây
không phải là một kết quả nhất thời mà nó phản ánh sự phát triển về mặt nhận
thức thông qua thực tế thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta
Trên cơ sở đó và tổng kết 15 năm đổi mới, Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã
xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây
dựng có những đặc trưng chủ yếu sau:
Trang 29t`) Cn
- Về mục đích của nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là:
+ Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
+ Nâng cao đời sống nhân dân.
+ Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệsản xuất mới, phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối
- Về các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế: Nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế (kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế
tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh
tế tap thể ngày càng trở thành nền tang vững chắc của nền kinh tế quốc dân
- Về quan lý: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sựquản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng phápluật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp
dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý thị trường để kích thích
sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cựccủa cơ chš thị trường, bảo vệ lợi ích của NLD, của toàn thể nhân dân
- Về phân phối: Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động vàhiệu quả <inh tế đồng thời theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vàosản xuất kinh doanh Việc phân phối còn thông qua phúc lợi xã hội.
- Về mặt xã hội: Tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và
công banz xã hội ngay trong từng bước phát triển Tăng trưởng kinh tế đi đôi
với phát riển văn hóa, giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà tản sắc dân tộc, nâng cao dan trí, giáo dục đào tạo con người, xây
dựng và hat triển nguồn nhân lực cho đất nước, làm cho chủ nghĩa Mac Lénin, tutưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ dao trong đời sống tinh than của
-nhân đân[ 17, tr 41-42].
Trang 30Trén đây là những nội dung chủ yếu, đặc trưng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Cơ chế để vận hành nền kinh tế
này là cơ chế thị trường có sự quản ly của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vậy khái niệm "co chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được
hiểu như thế nào?
Trước hết, cơ chế là một khái niệm dùng để chỉ quy luật vận hành của hệ
thống Bất ky một sự vật, hiện tượng, quá trình kinh tế xã hội, trong tự nhiên,
trong xã hội và tư duy cũng có thể được hình dung là một hệ thống cấu thành từ
các yếu tố có xu hướng trái ngược nhau nhưng làm tiền đề cho nhau tồn tại.Chính sự tác động giữa hai yếu tố này là nguyên nhân, nguồn gốc, động lực cho
sự vận hành của hệ thống Vậy cơ chế là khái niệm dàng để chỉ sự tương tác giữacác yếu tố kết thành hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động Trong lĩnhvực kinh tế, cơ chế kinh tế là tổng thể các yếu tố có mối liên hệ, tác động qua lạilần nhau tạo thành động lực dan dat nên kinh tế phát triển [43, tr 6]
Kinh tế thị trường xuất hiện như là một yêu cầu khách quan không thểthiếu được của nền kinh tế hàng hóa với sự phát triển của xã hội loài người Nền
kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó sản xuất
cái gi? như thế nào? cho ai? được quyết định thông qua thị trường Trong nềnkinh tế thị trường các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều
biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Thái độ cư xử củatừng thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính
mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường hay "bàn tay vô hình" Vậy, cơ chếthị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ cơ bản vận động dưới sự chỉ phốicủa các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh, nhằm mục tiêu lợi
nhuận [43, tr 11] Cơ chế thị trường có những đặc trưng cơ bản sau:
- Quyền tự do kinh doanh được tôn trọng và đảm bảo thực hiện
- Sự tiền tệ hóa các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế
Trang 31- Canh tranh va vấn đề lợi ích kinh tế là môi trường, động lực thúc day
sự phát triển của các quan hệ kinh tế
- Việc phân bố, sử dụng các nguồn lực sản xuất khan hiếm như: lao
động, vốn, tài nguyên về cơ bản được quyết định một cách khách quanlô oO D 5 šthông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế.
- Luôn duy trì được sự cân bằng giữa sức cung và sức cầu của các loạihàng hóa và dịch vụ thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc biệt
là sự linh hoạt của hệ thống giá cả.
- Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát triển hài hòa
của mối quan hệ giữa mục tiêu tang cường tu do cá nhân và mục tiêu công
bằng xã hội, giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng
cuộc sống.
Mặt khác, cơ chế thị trường cũng có nhiều hạn chế và mâu thuẫn như:
- Cơ chế thị trường có thể gây ra những mất ổn định và thường xuyên
phá vỡ các cân đối trong sản xuất xã hội Hậu quả tiêu cực của nó thường đivới các vấn đề nan giải như: lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế
- Cơ chế thị trường có thể hoạt động không có hiệu quả trong cạnhtranh tự do cũng như trong cạnh tranh có sự chi phối của các tổ chức độc quyển
- Cơ chế thị trường có thể gây ra sự mất công bằng và nhiều vấn đề xã hội
- Cơ chế thị trường có thể cho phép tổ chức sản xuất đạt hiệu quả kinh
tế cao nhưng cũng có thể gây ra sự bất bình đẳng lớn, mất cân đối lớn trong cơ
cấu nền kinh tế nhất là những ngành kinh tế lợi nhuận thấp, vốn đầu tư cao,địa bàn đầu tư không hấp dẫn
Ở Việt Nam, khi phát triển kinh tế thị trường chúng ta lựa chọn mô
hình kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chú nghĩa Đây là mô hình kinh tế vừa kế thừa những thành tựu của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa vừa tiếp thu những kinh nghiệm và
Trang 32xu thé phát triển của kinh tế thị trường với những lý luận, nhận thức mới về
mat nội dung cũng như cách thức thực hiện.
Như vậy, khái niệm "co chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
là chỉ một cơ chế kinh tế mà ở đó sự xây dựng, phát triển nền kinh tế - hiểutheo nghĩa rộng là sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội với mục tiêu phát triển trong công bằng, dân chủ, văn minh, tăng trưởngbền vững, trong sạch môi trường, môi sinh, giải quyết tốt các vấn đề xãhội Song, hiểu theo nghĩa hẹp, khái niệm này nhằm đề cập đến vấn đề
"định hướng xã hội chủ nghĩa" trong lĩnh vực hoạt động kinh tế của nềnkinh tế thị trường ở nước ta Vậy nội dung của "cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa" trong lĩnh vực kinh tế gồm những vấn đề gi? Tìm hiểu va
làm rõ những nội dung này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với khoa học pháp luật lao động bởi nó là đường lối, chính sách quyết định khung pháp luậtkinh tế nói chung, pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động nói riêng trongnền kinh tế thị trường.
Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế làhoạt động tự giác của Nhà nước và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trên
cơ sở nhận thức và vận dụng những kết quả, thành tựu của xã hội loài ngườikết hợp sáng tạo với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của nước ta Cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự giải quyết đồng bộ, thống nhất hai vấn đề cơ bản sau đây:
- Thứ nhất: Phải triệt để tôn trọng và thực hiện các quy luật kháchquan của thị trường, đảm bảo các thành phần kinh tế "cùng phát triển lâu dài,hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo” [16, tr 96].
- Thứ hai: Dam bảo sự quan lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Trang 33Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, trước hết cơ chế kinh tế thịhướng xã hội chủ nghĩa phải thể hiện được những giá trị đặc trưng chung củakinh tế thị trường: Tính tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể sản
xuất kinh doanh; tự do mua bán, tự do cạnh tranh, một hệ thống kinh tế mở,
mở rộng thị trường nội địa, hội nhập thị trường thế giới Ngoài các giá trị đặc trưng chung đó, cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn phải hướng tới những giá trị đặc trưng riêng:
- Thứ nhất: Vai trò quản lý của nhà nước.
Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta không phải chỉ có sự điều tiết của bàn tay vô hình mà còn cóvai trò điều tiết của bàn tay hữu hình, đó là nhà nước xã hội chủ nghĩa Sự điều
tiết này, một mặt đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường, mặt khác là
nhân tố giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường Vai trò
của nhà nước trong cơ chế thị trường thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
+ Thúc day sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ Riêng đối với thị trường lao động, Văn kiện Đại hội [IX xác định vai trò
quản lý nhà nước là:
Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra,giám sát của nhà nước, bảo vệ lợi ích của NLĐ và của NSDLĐ; đẩymạnh xuất khẩu lao động có tổ chức và có hiệu quả Hoàn thiện hệthống pháp luật và chính sách tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho
NLD, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích NLD tự tìm việc làm,nâng cao trình độ, đào tạo lại, học nghề mới [16, tr 100-101]
+ Nhà nước thông qua các chính sách, công cụ quản lý vĩ mô và tiềm
lực kinh tế của mình để duy trì những cân đối lớn của nền kinh tế khác phục
Trang 34tính mù quáng, khủng hoảng chu kỳ, thất nghiệp, lạm phát của kinh tế thị
trường Ở đây, vai trò của kế hoạch định hướng kết hợp với thị trường được đặt
ra như một tất yếu khách quan Trong vấn đề lao động, việc hoạch định các
chính sách kinh tế, dự án đầu tư, xây dựng kinh tế mới phải đặt trong tươngquan vớt vấn đề tạo và giải quyết việc làm, thu hút lao động.
+ Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanhnghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển Khắc phục tình trạng cạnh tranhthiếu lành mạnh, không bình đẳng và độc quyền Thị trường lao động là một
thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (đây là khái niệm được nhiều nhà kinh
tế, mà nổi bật nhất là nhà kinh tế học Mỹ E.Chamberlin và nhà kinh tế học
Anh J.Robinson đã nghiên cứu Theo đó, thị trường cạnh tranh không hoàn
hảo là thị trường "thiếu một số nhân tố hoàn hảo hoặc nhân tố độc quyền của
thị trường") Tính cạnh tranh không hoàn hảo của thị trường lao động thể hiện
ở chỗ do hàng hóa trao đổi ở đây là sức lao động, nó luôn gắn liền với cơ thểngười lao động, nó là thứ hàng hóa trừu tượng, người ta không thể mua bán nó
giống như các loại hàng hóa khác (bày bán ở chợ) Hơn nữa, việc thuê mướnsức lao động thường trong một thời gian đài với giá cả (tiền lương) tương đối
ổn định Vì vậy, giá cả sức lao động thường không có phản ứng nhạy bén, linh
hoạt như các hàng hóa khác khi cung cầu biến động Mặt khác, những người
mua (NSDLD) là những người có tiém lực kinh tế va chi phối nhiều đến lợi
ích của người bán (NLĐ) trong tương lai, vì vậy mối quan hệ của họ khôngphải bao giờ cũng là quan hệ song phương Do đó, ít nhiều cũng ảnh hưởngđến môi trường của sự cạnh tranh Nhưng thị trường sẽ bị biến dạng hoặc bịthủ tiêu nếu không có cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh Chính vì vậy, trách nhiệm của những nhà lập pháp là phải xây dựng được các tiêu chí,
chuẩn mực, điều kiện cạnh tranh nhằm vừa đảm bảo quyền tự do của các chủ
thể vừa duy trì sự cạnh tranh công bằng trên thị trường Ngoài ra, cần khắc phục
tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, phân hóa giàu nghèo - đây
Trang 35chính là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến mâu thuẫn và xung đột xã hội (trong quan hệlao động, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, đa số các vụđình công xảy ra ở nước ta trong thời gian qua là do nguyên nhân từ thu nhập).
+ Can thiệp kịp thời và có hiệu quả để giảm thiểu hiện tượng hiệu ứng
ngoài thị trường (ngoại ứng) Để đảm bảo sự phát triển thuận lợi của xã hội,
không ai khác chính nhà nước phải can thiệp vào hiệu ứng ngoài thị trườngbằng luật pháp, chính sách và sự đầu tư của mình Đặc biệt, trong quan hệ laođộng hậu quả của hiện tượng hiệu ứng ngoài thị trường là vấn đề việc làm, thu
nhập, đảm bảo xã hội, cuộc sống của NLĐ và gia đình họ (chẳng hạn, năm
2000 khi một số nước châu Á, trong đó có Hàn Quốc gặp khó khăn lớn về tài
chính, lấy lý do đó nhiều doanh nghiệp đầu tư của Hàn Quốc đã chấm dứtHĐLĐ với hàng loạt NLD dan đến việc NLD khiếu nại Trường hop này luật
Lao động chưa quy định cụ thể, do đó cũng có một số ý kiến khác nhau về vấn
đề này) Vì vậy, Nhà nước cần đự liệu và có sự chuẩn bị cần thiết để phản ứngkịp thời để giải quyết, khắc phục, hạn chế những hậu quả nói trên
+ Cung cấp và xử lý các thông tin của thị trường để phục vụ các chủ
thể tham gia hoạt động trong thị trường Trong nền kinh tế thị trường, để đảm
bảo hiệu quả của sản xuất kinh doanh, các chủ thể cần được phổ biến, cập
nhật rất nhiều thông tin kịp thời và chính xác Trong khi đó, đối với từng chủthể riêng rẽ, khả năng thu thập và xử lý thông tin rất hạn chế, họ không tự giải
quyết được nhu cầu thông tin của mình mà cần đến nhà nước và trong nhiều
trường hợp việc không có đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác gâynhiều khó khăn bất lợi cho chủ thể, thậm chí dẫn đến những vấn đề xã hội (ví
dụ: trong thị trường lao động, đó là vấn đề thông tin trong lĩnh vực dịch vụ
việc làm, thông tin tuyển dụng lao động, xuất khẩu lao động ) Do đó, Nhànước cần tổ chức hệ thống cung cấp thông tin trong thị trường một cáchthường xuyên, cập nhật để đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi chủ thể trong
thị trường một cách đây đủ, thuận tiện.
Trang 36Như vậy, vai trò quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là việc chuyển từ một nhà nước can thiệp vào sản xuất quá
sâu bằng biện pháp hành chính sang một nhà nước điều tiết mềm mại, giántiếp bằng những công cụ, chính sách kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
chuyển từ một nhà nước ôm đồm, làm thay dân sang nhà nước tạo thuận lợi
cho người dân làm Bên cạnh những vai trò đó, riêng trong lĩnh vực lao động nhà nước còn là một thành viên trong cơ chế ba bên, đây là cơ chế giải quyết rất hữu hiệu các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động Tuy nhiên, vì nhiều lý
do ở nước ta vấn đề này chưa được luật hóa và thực hiện với đầy đủ những nội dung về mat pháp lý cũng như xã hội của nó.
- Thứ hai: Nền kinh tế thị trường Việt Nam là nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Do tính địnhhướng xã hội chủ nghĩa, sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế thịtrường không chỉ dừng lại ở chính sách và công cụ quản lý vĩ mô, mà còn phảibằng lực lượng vật chất mà nhà nước nắm trong tay là khu vực kinh tế nhà
nước Kinh tế nhà nước phải nắm giữ những khâu, lĩnh vực then chốt, mạch
máu chính của nền kinh tế quốc dân Buông lỏng khu vực kinh tế nhà nước làbuông lỏng định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường Tuy
nhiên, bên cạnh thành phần kinh tế nhà nước, trong thị trường nước ta còn tồntại các thành phần kinh tế khác (kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh
tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)
và "các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh" [16, tr 95-96] Do đó, với vaitrò chủ đạo của nền kinh tế, kinh tế nhà nước cần được chú trọng và ưu tiênphát triển Nhưng, phải đặt vấn đề ưu tiên này trong tương quan với các quy
định của pháp luật đó là sự "bình đẳng giữa các thành phần kinh tế” Cácdoanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, nhưng trong lĩnh
Trang 37vực sư dụng lao động, giải quyết việc làm thì kém xa khu vực tư nhân, theo
khảo sát năm 1998 cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp như sau: doanh nghiệp nhà nước 14,43%, doanh nghiệp tư nhân 10,31%, doanh nghiệp hộ sản xuất kinh doanh nhỏ 30,4%, doanh nghiệp liên doanh 6,76% [22, tr 33] Mat khác, các doanh nghiệp nhà nước lại thường ở trong một tình trạng sử dụng lao động rất mâu thuẫn với những quy luật của thị trường lao động mà các loại hình doanh nghiệp khác không gặp phải đó là tình trạng dôi dư lao động mà không chấm dứt quan hệ được?! (theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương năm 1998 trong 3639 doanh nghiệp nhà nước có 1.946 doanh
nghiệp có lao động đôi dư là 92.274 người, bằng 9,1 tổng số lao động của các
doanh nghiệp này [22, tr 32]) Vì vậy, trong việc xây dựng, ban hành, điềuchỉnh pháp luật lao động cần phải có cách thức và bước đi thích hợp - bởi vì,
việc đảm bảo tính chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước và sự phân biệt đối
xử với các thành phần kinh tế khác, ranh giới giữa chúng rất mỏng manh Phá
vỡ ranh giới này cũng có nghĩa là chúng ta đã không đạt được những mục tiêu của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thứ ba: Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo
sự phát triển trong công bằng, giải quyết tốt các vấn đề xã hội
Phát triển trong công bằng được hiểu là cả hai mặt kinh tế và xã hội
của kinh tế thị trường phải được chủ động kết hợp với nhau thông qua luật
pháp, chính sách kinh tế và chính sách xã hội cả tầm vi mô và vĩ mô Thực tếxây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hơn 15 năm qua cho thấy
tốc độ tăng trưởng kinh tế trong cả nước đã gia tăng rất nhanh chóng nhưng sựphân hóa giàu, nghèo sự suy giảm các giá trị đạo đức, lối sống cũng tăng lêndường như với một tỷ lệ tương ứng và trong quan hệ lao động vì nhiều nguyênnhân khác nhau vẫn còn tồn tại hiện tượng đối xử thô bạo, xúc phạm danh dự,
thân thé NLD, kéo dài thời gian làm việc, môi trường lao động không dam
bao, NLD chưa được che chắn trước các biến cố của thị trường Cơ chế thi
Trang 38trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ nhằm giảm thiểu đến mức
thấp nhất sự mâu thuẫn nói trên Chính vì vậy, trong các quy định của pháp
luật lao động hợp đồng lao động thường có một xu hướng chú ý bảo vệ quyềnlợi NLĐ Tuy nhiên đảm bảo công bằng trong kinh tế thị trường hoàn toàn xa
lạ với chủ nghĩa bình quân, cào bằng trong phân phối thu nhập Để phát triển
công bằng cần có cách nhìn nhận mới hơn đối với phạm trù lợi ích với tư cách
là động lực cho sự phát triển, về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, tập thể và
xã hội Sự thiên lệch về một lợi ích nào đó cũng triệt tiêu động lực của sự phát
triển Chăng hạn, trong quan hệ lao động dù tiếp cận ở khía cạnh nào đi chăngnữa, không thé không tính đến quyền lợi của NSDLD bởi lợi ích của NLD gắn
bó chặt chế và trên co sở lợi ích của NSDLD Nhưng trong các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động, nhất là các văn bản dưới luật hiện nay thường có xu hướng thu hẹp quyền lợi của NSDLD và đặc biệt trong quá trình
áp dụng, thực hiện pháp luật các cơ quan có thẩm quyền vẫn nghiêng về việcđáp ứng các lợi ích cho NLD mà không chú ý, cân nhắc thỏa đáng đến quyền
vậy, trong kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thôngqua thị trường, chịu sự chi phối của các quy luật thị trường, song phải đặt dưới
sự điều tiết của nhà nước bằng kế hoạch và các công cụ quản lý vĩ mô khác.Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch hóa phải là
mối quan hệ tương hỗ, biện chứng Cơ chế này phải là điều kiện, tiền đề để
Trang 39đảm bảo thực hiện cơ chế kia và ngược lại Hiện nay, pháp luật lao động đang phải giai quyết một mâu thuẫn rất lớn trong thị trường lao động, đó là các quyđịnh của pháp luật lao động phải như thế nào đó vừa đảm bảo quyền tự do việclàm đồng thời phải góp phần trong việc quản lý, điều tiết, phân phốt một cáchcân đối hợp lý lao động giữa các ngành nghề, khu vực khác nhau của đất nước.
Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống pháp
luật lao động hiện nay ở nước ta.
Tóm lại, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải làmột chế độ kinh tế - xã hội mà chỉ là hình thức vận hành nền kinh tế trong
trạng thái phát triển, đối lập với trạng thái lạc hậu, trì trệ của nền kinh tế
tự nhiên, kinh tế hiện vật Cơ chế để vận hành nền kinh tế này là cơ chế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước Đó là cơ
chế kinh tế được thực hiện trong điều kiện sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta
từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường Do đó, các yếu tốcấu thành của thị trường còn sơ khai, kém phát triển, nhận thức của xã hội vềthị trường còn hạn chế Trong điều kiện đó, cơ chế kinh tế này trước hết tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, đồng thời phải đảm bảo sự quản
lý của nhà nước, tức là nhà nước phải là chất keo dính kết các loại thị trường,
điều tiết các mối quan hệ thị trường, tạo ra một cơ cấu thị trường lành mạnhtheo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảm bảo phát triển kinh tế trong sự côngbằng, kết hợp hài hòa với các chính sách xã hội Đối với pháp luật điều chỉnh
quan hệ lao động trong cơ chế thị trường nước ta, một mặt phải tôn trọng cácquy luật khách quan của thị trường lao động như: quy luật cung cầu, quy luậtgiá tri, quyền tự do việc làm, tự do HDLD Mặt khác, phải góp phan trongviệc đảm bảo sự điều tiết lực lượng lao động một cách hợp lý, cân đối giữa các
ngành nghề, khu vực khác nhau của đất nước, sử dụng nguồn nhân lực đạt
hiệu quả cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất sự phân hóa giữa NLD vàNSDLD cing như giải quyết tốt các vấn đề xã hội phát sinh trong quan hệ lao
Trang 40động Như vậy, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường không phải làmục đích của nền kinh tế Việt Nam mà nó chỉ là phương tiện để chúng ta tiến
tới và đạt được mục đích cao hơn - đó là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Từ đó,
có thể thấy quan điểm đổi mới của Đảng và nhà nước ta về phát triển kinh tế
thuộc lôgíc của một quá trình diễn biến, tuyệt đối không phải là đột biến làm
gián đoạn quá khứ với hiện tại mà nó là sự tiếp tục tôn vinh và khẳng định
những giá trị và thành quả cách mạng mà chúng ta đã dành được trong hơnnửa thế kỷ qua
1.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP DONG LAO ĐỘNG
1.4.1 Khái niệm và đặc trưng của hợp đồng lao động
Sự thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường dẫn đến sự xuất hiện
của nhiều loại thị trường khác nhau, trong đó có thị trường lao động Các chủthể tham gia giao dịch (người mua, người bán) trên thị trường lao động cónhững mục đích khác nhau, song tương quan giữa họ lại có mối liên hệ mật thiết, hữu cơ với nhau và mục đích của các bên trong quan hệ đạt được haykhông lệ thuộc rất nhiều vào sự ổn định, bền vững và hài hòa của tương quan
đã được thiết lập.
Về phía người bán (NLĐ) khi tham gia quan hệ họ thường bị coi là kẻyếu vì họ chỉ có duy nhất một thứ tài sản: đó là sức lao động để mang trao đổi.Song bao giờ họ cũng muốn bán sức lao động với giá cao nhất, được làm việc
ổn định, lâu đài trong môi trường, điều kiện thuận lợi, được đảm bảo sự an
toàn về tính mạng, sức khỏe và kinh tế ngay cả trong cũng như sau khi đã