1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích những thách thức hiện nay có thể cảntrở việc tiếp tục duy trì tăng trưởng trong tương laicủa nhật bản và thái lan

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích những thách thức hiện nay có thể cản trở việc tiếp tục duy trì tăng trưởng trong tương lai của Nhật Bản và Thái Lan
Tác giả Đinh Linh Thư, Lê Ngọc Phương Uyên, Lê Trần Uyển Vy, Lê Mỹ Hạnh, Bùi Phạm Anh Thư, Ngô Thị Phương Thảo, Phạm Võ Thị Phóng
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kinh Doanh Châu Á Thái Bình Dương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Giải thích cho tình hình nền kinh tế bị kìm hãm, gặp nhiều khó khăn của NhậtBản trong suốt thời gian qua, một phần nguyên nhân là thách thức chủ yếu mà đấtnước này đã và đang phải đối mặ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



TIỂU LUẬN 2

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH NHỮNG THÁCH THỨC HIỆN NAY CÓ THỂ CẢN TRỞ VIỆC TIẾP TỤC DUY TRÌ TĂNG TRƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI

CỦA NHẬT BẢN VÀ THÁI LAN Môn : Kinh Doanh Châu Á Thái Bình Dương

Thành viên: Đinh Linh Thư 47K01.5

Lê Ngọc Phương Uyên 47K01.5

Lê Trần Uyển Vy 47K01.5

Bùi Phạm Anh Thư 47K01.5 Ngô Thị Phương Thảo 47K01.5 Phạm Võ Thị Phóng 47K01.5

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Nhật Bản 4

1.1 Thách thức Kinh tế 4

1.2 Thách thức Chính trị 5

1.3 Thách thức Xã hội 5

2 Thái lan 6

2.1 Thách thức Kinh tế 6

2.2 Thách thức Chính trị 7

2.3 Thách thức Xã hội 8

Trang 3

MỞ BÀI

Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới trong giai đoạn hiện nay với tốc tăng trưởng tốt và ổn định, là động lực tăng trưởng hàng đầu cho nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, bên cạnh những sự phát triển tích cực đó, các quốc gia thuộc khu vực này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở các khía cạnh như kinh tế, chính trị, xã hội, … gây ảnh hưởng đến việc duy trì tăng trưởng trong tương lai của quốc gia đó Nhận thức được tình hình đó, bài luận sẽ

đi sâu vào phân tích cụ thể những thách thức của hai quốc gia thuộc khu vực châu Á -Thái Bình Dương là Nhật Bản và -Thái Lan

Trang 4

1 Nhật Bản

1.1 Thách thức Kinh tế

Kinh tế Nhật Bản luôn được biết đến là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là vào cuối năm 2023, quốc gia này đã chính thức rớt hạng trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu, để mất vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới “vào tay” nước Đức khi hai quý liên tiếp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật được ghi nhận đều tăng trưởng âm Đây được xem như là một lời nhắc nhở nghiêm túc cho tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản

Giải thích cho tình hình nền kinh tế bị kìm hãm, gặp nhiều khó khăn của Nhật Bản trong suốt thời gian qua, một phần nguyên nhân là thách thức chủ yếu mà đất nước này đã và đang phải đối mặt: tác động của việc đồng tiền suy yếu và sự thiếu sức sống của các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản

Thứ nhất, việc đồng yên mất giá mạnh, giảm gần 20% trong hai năm qua so với

đô la Mỹ đang ngày càng khiến cho quy mô của nền kinh tế Nhật bị thu hẹp [1] Đây

là kết quả của việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn duy trì chính sách lãi suất âm, bất chấp làn sóng nâng lãi của các nền kinh tế lớn khác trên thế giới Xu hướng này làm tăng giá nhân công, các loại chi phí, làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát đối người tiêu dùng, những người đang dần “kiệt sức” khi giá cả tăng cao, liên tục phải trả nhiều tiền hơn trước, khiến họ buộc phải tằn tiện, cắt giảm hầu hết các khoản chi tiêu, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường nội địa, từ đó tác động đến toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản Minh chứng là tiêu dùng cá nhân, chiếm hơn một nửa hoạt động kinh tế ở Nhật đã giảm 0,2% trong quý cuối năm 2023, góp phần cho sự tăng trưởng âm của GDP [2]

Thứ hai, không thể phủ nhận rằng Nhật Bản vốn từng nổi tiếng toàn cầu với ngành sản xuất vượt trội, là cái nôi của một loạt thương hiệu có tiếng vang lớn như Sony, Toshiba, Panasonic, … Thế nhưng chính sự bùng nổ này đã dẫn đến tâm lý kiêu ngạo,tự tin với các sản phẩm do mình nghiên cứu và chế tạo của các doanh nghiệp mà thờ ơ, bỏ qua các loại hình công nghệ mới, từ đó dẫn đến sự ngày càng hạn chế trong khả năng đổi mới và sáng tạo của mình Chẳng hạn, mặc cho xu hướng phát triển xr điện trên toàn cầu nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn không có sự điều chỉnh theo những thay đổi và biến động thị trường này mà lại bắt tay vào nghiên cứu xe chạy

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

bằng khí hydro với giá thành quá cao khiến loại phương tiện này khó có thể cạnh tranh cũng như được sử dụng phổ biến trên toàn cầu Đây là một ví dụ điển hình của thực trạng “ngủ quên” trên công nghệ vốn có của các doanh nghiệp ở Nhật Bản và vẫn đang

có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia khi mà đây là ngành đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng chung của Nhật [3]

1.2 Thách thức Chính trị

Nhật Bản đang phải đối mặt với những mối đe dọa từ Triều Tiên, các hoạt động quân sự của Triều Tiên đang trở thành mối nguy hiểm cận kề đối với an ninh quốc phòng Nhật Bản Những mối căng thẳng địa chính trị bao gồm các đe dọa bên ngoài từ Bắc Triều Tiên và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên và những lo ngại sâu sắc về khả năng và ý định quân sự của Trung Quốc đang là những thách thức lớn đối với chính trị Nhật Bản Ngoài Triều Tiên, các động thái tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc và tình hình chiến sự ở Ukraine là những vấn đề trọng tâm thách thức sự phát triển của Nhật Bản Bên cạnh đó, các hoạt động quân sự gần đây của Bắc Kinh được đánh giá là "thách thức chiến lược lớn nhất" đối với Nhật Bản Các cuộc tập trận chung của Bắc Kinh và Matxcơva trong thời gian gần đây cũng là những thách thức rất đáng lo ngại [4]

1.3 Thách thức Xã hội

Vấn đề già hóa dân số tại Nhật luôn là một sự nan giải mà quốc gia này phải đối mặt Sự thay đổi cấu trúc nhân khẩu học tại Nhật diễn ra khi dân số giảm liên tục kể từ khoảng năm 2010 trong khi tỷ lệ sinh vẫn ở mức thấp đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động trầm trọng Theo số liệu thống kê dân số của tờ báo Nhật Bản Nikkei Asia, số dân trong độ tuổi lao động đã giảm mạnh, chỉ chiếm dưới 60% tổng dân số của quốc gia, trong khi số người từ 65 tuổi trở lên ở nước này ngày càng tăng cao đến mức kỷ lục, vượt qua cả số người có độ tuổi từ 14 trở xuống [5]

Thiếu hụt nhân lực, một số doanh nghiệp đã phải xóa bỏ giới hạn độ tuổi lao động thông thường, cho phép tuyển dụng thêm cả những nhân sự vượt quá độ tuổi này tiếp tục làm việc nhằm bù đắp cho sự suy giảm đối với lực lượng lao động trong hàng thập kỷ qua Tuy nhiên cách thức này không phải là một biện pháp hiểu qua để sử dụng lâu dài bởi sự ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động là không hề nhỏ Trung tâm Năng suất Nhật Bản cho biết năng suất lao động của Nhật Bản năm 2022 chỉ ở

Trang 6

mức 52,30 USD, là mức thấp nhất trong số các quốc gia thược 7 nền công nghiệp phải triển (G7) [6]

Già hóa dân số nghiêm trọng cũng làm cho nhu cầu thị trường không đủ năng động, gây nên sự suy giảm trong tiêu dùng và đầu tư Bên cạnh đó còn gia tăng gánh nặng ngân sách của chính phủ khi các khoản chi phí chăm sóc sức khỏe và trợ cấp xã hội như bảo hiểm xã hội hay hưu trí tăng lên đáng kể, từ đó tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do tăng trưởng lực lượng lao động bị trì trệ

Khoảng cách giàu nghèo cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm trên thế giới và trong đó có Nhật Bản.Theo Worldbank [7] ngày nay ở Nhật hiện trạng này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với tỉ trọng 32,9% Điều đó có nghĩa là một số người gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ hội kinh tế và giáo dục do đó có thể dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội và phân chia, ảnh hưởng đến sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng của đất nước

Ngoài ra, Nhật Bản cũng phải đối mặt với nhu cầu năng lượng lớn và phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước láng giềng Đồng thời, vấn đề về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang tạo áp lực lớn lên nền kinh tế và sức khỏe của người dân Để giải quyết những thách thức này, việc đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ xanh là cần thiết, tuy nhiên cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với các chi phí và thách thức kỹ thuật

Những cơ hội và thách thức mới cho Nhật Bản cũng đến từ sự phát triển công nghệ Để duy trì khả năng cạnh tranh và tăng trưởng, Nhật Bản phải thích ứng với các

xu hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và truyền thông kỹ thuật số Đồng thời, cần đào tạo, chuẩn bị cho người lao động đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp mới, đảm bảo không có khoảng cách quá lớn giữa trình độ kỹ năng và nhu cầu thị trường lao động

2 Thái lan

2.1 Thách thức Kinh tế

Hiện nay, nền kinh tế Thái Lan được xem như là “một người ốm” sau đại dịch Covid-19 theo như lời mô tả của Thủ tướng Srettha, với sự phục hồi chậm chạp Điều

Trang 7

đó có thế khiến quốc gia này “có nguy cơ bước vào suy thoái” sau khi kinh tế chỉ tăng trưởng 1,8% trong quý II-2023, chậm lại đáng kể so với mức 2,6% của quý I-2023 Tình hình xuất khẩu của Thái Lan kém hơn dự kiến, một phần đáng kể là do lĩnh vực xuất khẩu ở Trung Quốc chuyển sang trạng thái thâm hụt, trong khi lĩnh vực sản xuất bắt đầu có tốc độ tăng trưởng chậm hơn Ngoài ra, chi tiêu nội địa ở Trung Quốc đã suy yếu dần Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung diễn ra, gây áp lực lên sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đặc biệt đối với xuất khẩu

và sản xuất của Trung Quốc trong tương lai Khách du lịch đến từ Trung Quốc chiếm khoảng 28% tổng lượng du khách quốc tế của Thái Lan , nhưng vào nửa cuối năm

2023 nền kinh tế Trung Quốc bị suy thoái làm giảm nhu cầu du lịch nước ngoài, điều này làm cho tổng chi tiêu từ ngành du lịch Thái Lan cũng giảm nhẹ hơn một chút do

có ít khách Trung Quốc hơn dự kiến Về lĩnh vực xuất khẩu, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Thái Lan, nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp Thái Lan như cao su và sầu riêng trị giá hàng tỷ USD Khi nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng, người tiêu dùng đã giảm chi tiêu cho các sản phẩm rẻ hơn (và được sản xuất trong nước), sức chi tiêu giảm mạnh, các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm mạnh Không chỉ vậy, nợ công của Thái Lan đã tăng vọt lên hơn 60% GDP, trong khi nợ hộ gia đình tăng vọt lên hơn 90% GDP những điều này đã đè nặng lên tiêu dùng trong nước [8] [9] [10]

Việc tăng lãi suất dài hạn của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), chủ yếu do

lo ngại về lạm phát Điều này dẫn tới việc lãi suất tăng vượt kỳ vọng của thị trường Kết quả là dòng vốn có thể rời khỏi Thái Lan và quay trở lại Mỹ, dẫn đến biến động vốn gia tăng và khiến đồng Baht Thái suy yếu Điều này có thể ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt ở nước này [11]

2.2 Thách thức Chính trị

Kể từ sau cuộc đảo chính vào năm 2014, cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào 24/3/2023 Sau nhiều tháng tranh cãi chính trị sau cuộc bầu cử quốc gia ngày 14/5, Thái Lan có chính phủ mới do đảng đối lập lớn nhất Pheu Thai lãnh đạo Tuy nhiên, kết quả này bị xem là một thỏa thuận giữa Pheu Thai và một số đảng liên kết với quân đội – đã khiến nhiều người Thái có tư tưởng cải cách tức giận

Trang 8

Bên cạnh quá trình thành lập chính phủ kéo dài, tương lai của một thể chế khác của cơ quan cầm quyền Thái Lan, chế độ quân chủ, cũng không chắc chắn Người được lựa chọn để kế vị của Vua Vajiralongkorn được cho là đang trong tình trạng sức khỏe kém, và một người con trai khác trước đây bị phế truất đã trở về Thái Lan sau 27 năm sống lưu vong

Ngoài ra, các cuộc biểu tình diễn ra hàng loạt với quy mô lớn tập trung vào các vấn đề yêu cầu cải cách hệ thống chính trị và cải cách hoàng gia, tự do ngôn luận và các vấn đề xã hội như đảm bảo quyền lợi của người lao động, giảm bất công xã hội, [12]

Những bất ổn trong chính trị có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài trì hoãn việc tái đầu tư vào Thái Lan Do đó, Thái Lan có thể mất cơ hội di cư cơ sở sản xuất từ Trung Quốc vào Thái Lan, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp trọng điểm Hơn nữa, nước này có thể gặp trở ngại trong việc đẩy nhanh đàm phán thương mại tự do (FTA) với các nước châu u hoặc các đối tác thương mại quan trọng Tác động như vậy có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài ở Thái Lan xem xét chuyển cơ sở sản xuất của họ sang các nước thay thế nếu tình hình trong nước vẫn không ủng hộ việc thành lập cơ sở sản xuất ở Thái Lan Ngoài ra, việc chi tiêu chính phủ và ngân sách đầu tư liên tục giảm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của các nhà đầu tư trong nước Việc thiếu các dự án đầu tư công mới có thể làm chậm hoạt động xây dựng của khu vực tư nhân

2.3 Thách thức Xã hội

Sự già hóa dân số cũng đang là thách thức lớn đối với nền kinh tế Thái Lan Từ

số liệu WB, Ngân hàng trung ương Thái Lan cho biết Thái Lan sẽ là nước đang phát triển đầu tiên trở thành "nước có dân số già" năm 2022 Khi đó, ít nhất 14% dân số nước này sẽ từ 65 tuổi trở lên Từ đó, làm giảm lực lượng và năng suất lao động, đòi hỏi đầu tư, các phúc lợi xã hội nhiều hơn cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng và những vấn đề về xã hội cho người cao tuổi

Bên cạnh đó, thu nhập của Thái Lan không tăng trong 5 năm qua GDP thực tế của Thái Lan trong quý 3-2023 thấp hơn 0,8% so với quý 3-2019, và có khả năng GDP thực tế của năm 2023 cũng thấp hơn 0,33% so với năm 2019 Điều đó cho thấy cả người tiêu dùng và khu vực kinh doanh đều phải dựa vào tiền vay chứ không phải thu

Trang 9

nhập hay lợi nhuận để tài trợ cho các hoạt động kinh tế Các công ty đang vật lộn với việc phá sản hoặc gánh nặng nợ nần nặng nề có thể cắt giảm lực lượng lao động để cố gắng phục hồi sức khỏe tài chính.Nợ hộ gia đình cao dẫn đến cắt giảm chi tiêu gia đình, mà tiêu dùng hộ gia đình giảm có thể tác động đến sản lượng sản phẩm của nền kinh tế của Thái Lan [13]

Hệ số Gini của Thái Lan hiện nay là 35.1%, khoảng cách về thu nhập và phát triển kinh tế ở Thái Lan được đánh giá là cao so với các nước cùng khu vực Trong dài hạn, bất bình đẳng tăng lên sẽ có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn sau đó

Thái Lan có tốc độ đô thị hóa nhanh, điều này kích thích sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này Tuy nhiên, yếu tố này cũng trở thành một thách thức lớn của Thái Lan khi sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân và các hệ thống công nghiệp ngày càng tăng, gây ra một số hệ quả không mong muốn như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường [14]

Trang 10

KẾT LUẬN

Tóm lại, các quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và hai quốc gia Nhật Bản, Thái Lan nói riêng đều đang phải đối diện với vô số những thách thức của riêng mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau, gây cản trở đến sự phát triển của các quốc gia.Do đó Chính phủ các nước phải nỗ lực đưa ra những biện pháp và chính sách cần thiết, phù hợp đối với các vấn đề nội tại cho sự phát triển trong tương lai

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] "Đồng yên mất giá," [Online] Available: https://vnexpress.net/duc-vuot-nhat-ban-thanh-nen-kinh-te-lon-thu-ba-the-gioi-4711620.html

[2] "Chi tiêu Nhật," [Online] Available: https://bnews.vn/tieng-chuong-canh-tinh-voi-kinh-te-nhat-ban/324066.html

[3] "Thách thức kinh tế Nhật," [Online] Available: https://bnews.vn/tieng-chuong-canh-tinh-voi-kinh-te-nhat-ban/324066.htm l

[4] "Chính trị Nhật," [Online] Available: https://tuoitre.vn/moi-nguy-

quoc-phong-cua-nhat-nhat-trieu-tien-nhi-trung-quoc-20230728125619462.htm

[5] "Già hóa dân số Nhật," [Online] Available: https://vneconomy.vn/luc-luong-lao-dong-giam-va-gia-hoa-de-doa-kinh-te-nhat-ban.htm

[6] "Lao động Nhật," [Online] Available: https://www.vietnamplus.vn/nang-suat-lao-dong-cua-nhat-ban-lien-tuc-tut-hang-trong-oecd-post919817.vnp)

[7] "Khoảng cách giàu nghèo," [Online] Available: https://genderdata.worldbank.org/indicators/si-pov-gini/

[8] "Kinh tế Thái Lan," [Online] Available: https://www.qdnd.vn/quoc-te/binh-luan/thai-lan-quyet-tam-vuc-day-nen-kinh-te-745095

[9] "Thách thức kinh tế Thái Lan," [Online] Available: https://www.qdnd.vn/quoc-te/binh-luan/thai-lan-quyet-tam-vuc-day-nen-kinh-te-745095

[10] "Thái Lan - Trung Quốc," [Online] Available:

Ngày đăng: 30/05/2024, 20:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w