KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE MẸ VÀ CON Ở HAI NHÓM SINH NGÃ ÂM ĐẠO VÀ MỔ LẤY THAI TẠI TỈNH CÀ MAU NĂM 2021

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE MẸ VÀ CON Ở HAI NHÓM SINH NGÃ ÂM ĐẠO VÀ MỔ LẤY THAI TẠI TỈNH CÀ MAU NĂM 2021

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Khoa học xã hội 65Nguyễn Thể Tần và cs. Tạp chí Phụ sản 2022; 20(3):65-69. doi: 10.46755vjog.2022.3.1471 Khảo sát tình trạng sức khỏe mẹ và con ở hai nhóm sinh ngã âm đạo và mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau năm 2021 Nguyễn Thể Tần1, Huỳnh Ngọc Linh1 1 Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau doi: 10.46755vjog.2022.3.1471 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Nguyễn Thể Tần, email: thetannhigmail.com Nhận bài (received): 892022 - Chấp nhận đăng (accepted): 2592022 Tóm tắt Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con về sau. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và con giữa 2 nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ sau 2 - 5 năm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 840 bà mẹ và con tại tỉnh Cà Mau năm 2021. Kết quả: Một số tình trạng của mẹ ở nhóm sinh mổ đều lớn hơn nhóm sinh ngã âm đạo như: thiếu sữa mẹ trong 6 tháng đầu: 59,06 so với 40,95; thời gian cai sữa dưới 12 tháng: 36,72 so với 28,38; đau lưng: 38,21 so với 22,2; sẩy thai: 24,07 so với 16,93; mổ lấy thai trong lần mang thai sau: 91,14 so với 39,33; kinh nguyệt không đều: 24,07 so với 15,79; đau bụng khi hành kinh: 30,52 so với 20,36; với p < 0,05. Đối với con so sánh ở hai nhóm sinh mổ và sinh ngã âm đạo, tình trạng béo phì: 22,58 so với 14,42; khò khè: 40,69 so với 28,6; dị ứng da: 22,08 so với 13,27; khám bệnh nhiều lần: 38,46 so với 22,2; số lần nhập viện nhiều: 20,84 so với 13,04; p < 0,01. Kết luận: Tỉ lệ thiếu sữa trong 6 tháng đầu, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, sảy thai, mổ lấy thai khi mang thai lần sau…ở nhóm sinh mổ cao hơn nhóm sinh ngã âm đạo. Con của bà mẹ sinh mổ dễ bị thừa cân béo phì, dị ứng da, khò khè, khám bệnh và nhập viện nhiều hơn nhóm bà mẹ sinh ngã âm đạo. Từ khóa: sinh mổ, sinh ngã âm đạo, sữa mẹ, kinh nguyệt, thừa cân béo phì, nhập viện. Survey on health status of mother and children in two groups of vaginal delivery and caesarean section in Ca Mau in 2021 Nguyen The Tan1, Huynh Ngoc Linh1 1 Ca Mau Medical College Abstract Background: Many studies in the world and Vietnam show that the rate of cesarean section is increasing. This condition can affect the health of mother and child in the future. Objectives: Evaluation of the health status of mother and child between the 2 groups of vaginal birth and cesarean section delivery after 2 - 5 years. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study on 840 mothers and children in Ca Mau province in 2021. Results: Some maternal conditions in the caesarean section were greater than those of the vaginal delivery group, such as: lack of breast milk in the first 6 months: 59.06 versus 40.95; weaning less than 12 months: 36.72 versus 28.38; back pain: 38.21 vs 22.2; miscarriage: 24.07 vs 16.93; caesarean section in the following pregnancy: 91.14 vs 39.33; menstrual irregularities: 24.07 vs 15.79; dysmenorrhea: 30.52 vs 20.36; with p < 0.05. For children compared in two groups of cesarean section and vaginal delivery, obesity status: 22.58 vs 14.42; wheezing: 40.69 vs 28.6; skin allergy: 22.08 vs 13.27; medical examination many times: 38.46 vs to 22.2; number of hospital admissions: 20.84 vs 13.04; p < 0.01. Conclusions: The rate of milk deficiency in the first 6 months, back pain, menstrual disorders, miscarriage, cesarean section in the next pregnancy... was higher in the cesarean section group than in the vaginal delivery group. Children of mothers who delivered by cesarean section were more likely to be overweight and obese, have skin allergies, wheeze, have medical examinations and be hospitalized more than those of mothers who delivered vaginally. Keywords: cesarean section, vaginal birth, breast milk, menstruation, overweight and obesity, hospital admission. SẢN KHOA – SƠ SINH 66Nguyễn Thể Tần và cs. Tạp chí Phụ sản 2022; 20(3):65-69. doi: 10.46755vjog.2022.3.1471 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gần đây các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng cao 1, 2. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng có cùng nhận định trên 3, 4. Mặc dù mổ lấy thai có thể cứu được tính mạng của mẹ và thai nhi trong một số tình huống cấp cứu nhưng sự gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai không có bằng chứng cho thấy có sự giảm bệnh suất và tử suất ở mẹ và con. Trong khi đó lại có sự tăng tỉ lệ của những biến chứng liên quan đến mổ lấy thai và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và con sau này. Hiện nay các nghiên cứu trong nước chỉ tập trung vào các biến chứng cấp của mẹ và con ngay sau sinh mổ lúc mẹ còn nằm viện. Vì vậy, để khảo sát tình hình sức khỏe mẹ và con giữa hai nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ sau thời gian từ 2 - 5 năm chúng tôi nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình trạng sức khỏe mẹ và con ở hai nhóm sinh ngã âm đạo và mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau năm 2021” với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng của mẹ như: lượng sữa trong 6 tháng đầu, thời gian cai sữa, tình trạng đau lưng, sảy thai, phương pháp sinh trong lần mang thai sau, tình trạng kinh nguyệt giữa 2 nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ. 2. Đánh giá tình trạng của con như tình trạng dinh dưỡng, các bệnh lý: khò khè, dị ứng da, số lần khám bệnh, nhập viện giữa 2 nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn mẫu: Tất cả bà mẹ có con từ 24 tháng đến 60 tháng tuổi tại các phường xã tỉnh Cà Mau tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ: - Trẻ có kèm các rối loạn về chức năng vận động, dị tật bẩm sinh phối hợp (tim bẩm sinh, dị tật não...). - Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu; 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang - Cỡ mẫu : Áp dụng công thức cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ: n ≥ z2 (1-α2). p(1-p) d2 Với p=0,21 từ nghiên cứu của tác giả Ourania Kolokotroni 5; d=0,04. Thay vào công thức ta có n=399 người. Vì nghiên cứu cộng đồng để tránh sai số nên nhân hiệu lực thiết kế là 2, ta có n=2 x 399=796 người. Dự trù 5 hao hụt mẫu, do đó số mẫu ước lượng là 836 người. Mẫu nghiên cứu thực tế là 840 người. - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phân tầng và ngẫu nhiên hệ thống. - Nội dung nghiên cứu: + Ghi nhận một số đặc điểm chung của mẹ, gồm: địa chỉ, số con, hình thức sinh, lượng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh, thời gian cai sữa

Ngày đăng: 30/05/2024, 16:13

Tài liệu liên quan