16LỜI NÓI ĐẦUĐiện gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển lớn, có thể lắp đặt các trang trại gió ngoài khơi trên vùng biển rộng lớn.. Theo kết quả khảo sá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA/VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ
- 🙠🙠🙠
-BÁO CÁO CHỦ ĐỀ: TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ NGOÀI
KHƠI Ở VIỆT NAM
Mã lớp: 146548
Nhóm: 14
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hồng Nhung - 20222949
Nguyễn Thị Khánh Huyền - 20222924
Hoàng Hải Yến - 20222974
1
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI 3
1 T HỰC TRẠNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI TRÊN THẾ GIỚI 3
2 T HỰC TRẠNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI Ở V N IỆT AM 4
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG, THÁCH THỨC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 5
1 S Ự CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ NGUỒN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI IỆT AM V N 5
2 T IỀM NĂNG NGUỒN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI IỆT AM V N 6
3 K Ế HOẠCH ĐẤU NỐI NGUỒN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN 9
CHƯƠNG III: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHAI THÁC, XÂY DỰNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI 9
1 C ÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KHAI THÁC XÂY DỰNG , 9
1.1 Yếu tố thời tiết 9
1.2 Chi phí xây dựng 10
1.3 Thời gian xây dựng và lắp đặt 11
1.4 Sự phụ thuộc vào nguồn gió 12
2 N GUY CƠ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN GIÓ Ở V N IỆT AM 12
2.1 Tác động tới môi trường 12
2.2 Tác động tới cảnh quan 13
2.3 Tác động đến hệ sinh thái biển 13
2.4 Tác động đến sức khỏe con người 14
2.5 Tác động đến sinh vật 14
2.6 Các tác động khác 14
3 Đ Ề XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN GIÓ TRÊN BIỂN IỆT AM V N 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
LỜI NÓI ĐẦU Điện gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển lớn, có thể lắp đặt các trang trại gió ngoài khơi trên vùng biển rộng lớn Ưu điểm chính của năng lượng gió ngoài khơi là khả năng tạo ra điện cao hơn vì tốc độ gió trên đại dương thường ổn định và mạnh hơn so với trên đất liền
Việt Nam là nước nằm trong vùng gió mùa châu Á mạnh và ổn định nên tiềm năng năng lượng gió được đánh giá là rất dồi dào Theo kết quả khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng gió trung bình so với các nước trên thế giới và trong khu vực nhưng thuộc diện lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360
MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thuỷ điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020
Báo cáo tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam cung cấp các thông tin về thực trạng nghiên cứu, phát triển công nghệ và khai thác năng lượng 2
Trang 3gió ngoài khơi trên thế giới và tại Việt Nam, những kết quả nghiên cứu bước đầu về phân bố chi tiết tiềm năng năng năng lượng gió tại các vùng biển của Việt Nam Báo cáo là tài liệu hữu ích để các bộ, ngành địa phương tham khảo và sử dụng trong các hoạt động có liên quan
Tổng cục Khí tượng Thủy văn trân trọng giới thiệu Báo cáo tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam và bày tỏ lòng cảm ơn đối với sự tham gia, phối hợp tích cực của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Hải văn (Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam), sự đóng góp quý báu của các chuyên gia: GS TS Nguyễn Trọng Hiệu, PGS TS Trần Việt Liễn; PGS TS Vũ Thanh
Ca, PGS TS Phạm Minh Huấn đã hỗ trợ xây dựng Báo cáo tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam
Điện gió ngoài khơi là xu hướng dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo hiện nay trên thế giới Để đạt được mục tiêu carbon trung tính (Net Zero), Ủy ban châu Âu ước tính ngành điện gió ngoài khơi châu Âu phải đạt công suất 300 GW vào năm 2050 Trên toàn cầu, theo đánh giá của Liên minh Hành động năng lượng tái tạo đại dương, thì công suất 1.400 GW gió ngoài khơi là một mục tiêu thực tế vào năm 2050
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI
1 Thực trạng và xu thế phát triển tiềm năng năng lượng điện gió ngoài khơi trên thế giới
-Con người từ lâu đã biết sử dụng năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm, khinh khí cầu hoặc cối xay gió Sau phát minh về điện và máy phát điện, ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện được hình thành Về mặt lịch sử phát triển điện gió ngoài khơi, các trang trại điện gió ngoài khơi được lắp đặt đầu tiên trên thế giới vào năm
1991 ở vùng biển Đan Mạch Kể từ đó, nhiều trang trại điện gió ở vùng biển nông được mở rộng ra nhiều nước ở châu Âu và thế giới
-Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ và nhu cầu năng lượng, cũng như ưu tiên các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), điện gió ngoài khơi được phát triển mạnh, các vùng biển có độ sâu lên đến vài trăm mét cũng được khai thác sử dụng Các trang trại điện gió ngoài khơi chủ yếu phát triển
ở các nước Tây Âu, Trung Quốc, Biển Đông và Châu Mỹ Tại khu vực Biển Đông, khu vực phía Bắc xung quanh eo biển Đài Loan là khu vực có nhiều dự án điện gió được triển khai nhiều nhất Khu vực phía Nam Biển Đông, các dự án điện gió của Việt Nam cũng được phát triển mạnh
-Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, năng lượng gió được xem là chìa khóa để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy nền kinh tế không cacbon Chuyển đổi sang năng lượng sạch và năng lượng tái tạo là một giải pháp cần thiết để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (về năng lượng sạch và giá cả phải chăng) đến năm
2030 do Liên hợp quốc đề ra Năng lượng gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái
3
Trang 4tạo có triển vọng phát triển lớn, có thể lắp đặt các trang trại gió ngoài khơi trên vùng biển rộng lớn Ưu điểm chính của năng lượng gió ngoài khơi là khả năng tạo ra điện cao hơn vì tốc độ gió trên đại dương thường ổn định hơn và mạnh hơn so với trên đất liền Ngoài ra, một điểm cộng khác là thực tế không giới hạn các địa điểm ngoài khơi
để triển khai trang trại điện gió mà ít hoặc không ảnh hưởng đến xung đột dân cư Hơn nữa, những tiến bộ gần đây trong công nghệ gió ngoài khơi giúp giảm chi phí vốn, lắp đặt và vận hành
-Theo số liệu thống kê, hiện nay đã có 130 nước trên thế giới phát triển điện gió Tổng công suất điện gió của thế giới tăng nhanh trong khoảng 1 thập kỷ gần đây, đến năm
2020 với tổng công suất lên tới 733 GW cao gần gấp hai lần so với năm 2011 Đến năm năm 2015, Trung Quốc đã lắp đặt gần một nửa công suất điện gió tăng thêm của thế giới Theo đánh giá đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng điện gió đạt 56% ở Đan Mạch, 40% ở Uruguay, 36% ở Lithuania, 35% ở Ireland, 23% ở Bồ Đào Nha, 24% ở Anh, 23% ở Đức, 20% ở Tây Ban Nha, 18 % ở Hy Lạp, 16% ở Thụy Điển, 15% (trung bình) ở EU, 8% ở Mỹ và 6% ở Trung Quốc Vào tháng 11 năm 2018, sản lượng điện
từ gió ở Scốtlen cao hơn mức tiêu thụ điện của cả nước trong tháng Tỷ lệ sử dụng điện trên toàn thế giới của phong điện vào cuối năm 2018 là 4,8%, tăng từ 3,1% của bốn năm trước đó Ở Châu Âu, tỷ trọng công suất phát điện của nó là 18,8% vào năm 2018; năm 2020, Châu Âu đã lắp đặt xong 20 GW công suất điện gió ngoài khơi Hiện nay, Vương Quốc Anh là nước đứng đầu thế giới về phát triển điện gió ngoài khơi, chiếm 40% toàn cầu; Đức đứng thứ hai, chiếm 27%; Đan Mạch chiếm 10,5%; Trung Quốc chiếm 8,4%, Bỉ chiếm 6,0% Theo dự tính đến năm 2030, điện gió ngoài khơi sẽ liên tục phát triển mạnh và có thể đạt 100 GW Tại Châu Mỹ và Châu Á, điện gió ngoài khơi cũng đang phát triển rất mạnh và được dự báo đạt đỉnh vào năm 2030 với công suất lên tới 60 GW
2 Thực trạng và xu thế phát triển tiềm năng năng lượng điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
- TS Nguyễn Linh Ngọc, Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng gió rất lớn, đặc biệt là điện gió ngoài khơi có thể đóng góp đáng
kể cho sự phát triển trong tương lai, tạo ra hàng chục nghìn việc làm trong một ngành công nghiệp mới và cải thiện cán cân thương mại Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện.Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa việc trung hòa các-bon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa các-bon nói chung đến 2050, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới Với trọng tâm chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, điện gió được
kỳ vọng sẽ là nhóm được đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam Củng cố cho việc phát triển sản lượng nhóm điện gió là các giới hạn của nhóm năng lượng mặt trời và thủy điện,
mở đường cho điện gió chiếm vị trí trung tâm trong phát triển năng lượng tái tạo
- Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 năm 2023 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 14/6/2023, chia sẻ về việc tham gia vào chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ
4
Trang 5Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) Lê Mạnh Cường cho biết, các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có tiềm năng về điện gió lớn nhất Đông Nam Á, vượt xa các quốc gia khác Như Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) đã ước tính, Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác, gồm 300 GWh điện gió ngoài khơi và 300 GWh điện gió trên bờ Ngay khi Việt Nam có chủ trương sơ bộ về thu hút đầu tư vào điện gió thì các nhà đầu tư quốc tế đã đến và thành lập văn phòng ở Việt Nam
-Mặc dù là nước có tiềm năng lớn về năng lượng gió, tuy nhiên việc phát triển các nguồn năng lượng gió trong thời gian qua vẫn tiếp tục đối mặt với một số bất cập và thách thức, như chi phí đầu tư còn cao, số giờ vận hành nguồn điện thấp, yêu cầu sử dụng đất lớn Để khai thác được nguồn năng lượng này tại Việt Nam một cách hiệu quả, rất cần một sự đầu tư bài bản, cụ thể, đủ mạnh ở cấp quốc gia và phải đặt nó vào
vị trí quan trọng, nhằm tạo ra những tiền đề cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách, kế hoạch, lộ trình phát triển cụ thể Bên cạnh đó, cần có hàng loạt các cơ chế khuyến khích cho điện gió, các chính sách ưu đãi khác cho các nhà đầu tư, như: ưu tiên cung cấp tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, sử dụng hợp đồng mua bán điện mẫu,…Với sự quan tâm, chỉ đạo của Nhà nước thông qua một
hệ thống chính sách, có một chương trình thống nhất và sự tài trợ thích đáng của ngân sách, cũng như các trợ giúp quốc tế về kỹ thuật, công nghệ, tài chính, điện gió tại Việt Nam sẽ đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng
-Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó đề ra các phương án phát triển: Đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối ), tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất: Đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ
và ngoài khơi, điện mặt trời phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện, tận dụng tối đa cơ
sở hạ tầng lưới điện hiện có Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời
tự sản tự tiêu Định hướng phát triển điện mặt trời phải kết hợp với pin lưu trữ khi giá thành phù hợp Đến năm 2030, công suất điện gió trên bờ đạt 21.880 MW (tổng tiềm năng kỹ thuật của Việt Nam khoảng 221.000 MW) Phát huy tối đa tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi (khoảng 600.000 MW) để sản xuất điện và năng lượng mới Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý Định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500 MW
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG, THÁCH THỨC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1 Sự cần thiết phải xây dựng phát triển đột phá nguồn điện gió ngoài khơi Việt Nam
-Trong tương lai gần, ngành điện Việt Nam ngày càng gặp nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế Một số thách thức lớn đối với ngành điện như: Nhu cầu điện đang và sẽ tăng trưởng cao, nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt 5
Trang 6dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu… Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới, trong đó có điện gió ngoài khơi là giải pháp đột phá
-Để có được những định hướng chiến lược đúng đắn nhất cho việc phát triển, tận dụng nguồn năng lượng từ biển, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018), Nghị quyết đã đưa ra các đột phá về phát triển kinh tế biển, trong đó tại
vị trí số 6 có nhấn mạnh về “Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới” -Ngày 11/2/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 55NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nội dung: “… Xây dựng các chính sách
hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam”
-Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng lượng, đa dạng hóa nguồn điện và cung cấp điện ổn định, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng của đất nước, việc xây dựng chiến lược phát triển đột phá nguồn điện gió ngoài khơi (ĐGNK) Việt Nam ngang tầm công nghệ của khu vực và thế giới là hết sức cần thiết
2 Tiềm năng nguồn điện gió ngoài khơi Việt Nam
-Với lợi thế địa lý có đường bờ biển dài hơn 3400 km, hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vô số đảo và tiểu hải đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế biển, tạo thành nền tảng tốt cho việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng gió biển – đặc biệt trong sản xuất điện năng Theo Ngân hàng Thế giới, công suất tiềm năng của ĐGNK tại Việt Nam đạt khoảng 475 GW, với một số nghiên cứu của các tổ chức
6
Trang 7khác, con số này có thể đạt đến hơn 900 GW, với chất lượng gió tốt tập trung ở các vùng Trung bộ, Nam Trung bộ và một phần duyên hải Bắc bộ
-Theo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) cho Bộ Công Thương (năm 2020): Qua phân tích và tính toán, tiềm năng kỹ thuật cho điện gió ngoài khơi của Việt Nam có thể đạt 31.808 km2 tương đương 162.200 MW Chi tiết tiềm năng kỹ thuật cho điện gió ngoài khơi được phân theo khu vực như sau:
+Khu vực Bắc bộ: 13.000 MW
+Khu vực Bắc Trung bộ: 5.000 MW
+Khu vực Nam Trung bộ: 118.000 MW
+Khu vực Nam bộ: 26.200 MW Trong đó điện gió ngoài khơi móng cố định (độ sâu đáy biển ≤50 m) khoảng 132 GW và móng nổi khoảng 30 GW
Dựa vào những yếu tố trên và để thể hiện quyết tâm của Chính Phủ Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng, tiến đến trung hoà các-bon vào năm 2050, trong Dự thảo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 -2030 tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch Điện VIII), đang được Bộ Công thương và các cơ quan có thẩm quyền rà soát, hoàn thiện trình Chính Phủ, đã nêu rõ sẽ dự kiến huy động công suất ĐGNK theo phương án điều hành phụ tải cao từ năm 2030 đến 2050 và nhu cầu điện toàn quốc như sau:
TT Diễn giải/ Năm 2025 2030 2035 2040 2045 2050
1 Nhu cầu toàn quốc Pmax
(GW) 61.35 93.33 128.7 162.9 189.9 209.3
7
Trang 82 Tổng công suất LĐ toànquốc (GW) 108.5 159.04 23.5 338.8 445.3 538.6
3 Điện gió ngoài khơi (GW) 7 17 42.50 71.50 87.50 Khung pháp lý phát triển dự án ĐGNK:
-Mặc dù sở hữu lợi thế với đường bờ biển dài, chất lượng gió tốt và ổn định, nhưng sự hạn chế về kinh nghiệm cũng như do tính chất đặc thù phức tạp, ảnh hưởng rộng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế cũng như xã hội của các dự án ĐGNK, tính khả thi của các dự án này hiện vẫn chưa được xác định chính xác đầy đủ
-Ở thời điểm hiện tại, thiếu đi khung pháp lý toàn diện và tồn tại những điểm chưa rõ ràng trong quy định cho việc chấp thuận cho phép khảo sát ngoài khơi phục vụ đầu tư
dự án, không chỉ tạo ra sự thiếu hụt dữ liệu để tính toán sự khả thi của các dự án mà còn gây khó khăn cho các bên liên quan trong việc cấp phép, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp Hiện nay, các bộ ngành vẫn rất thận trọng khi đề cập đến hành lang pháp lý và cơ chế dành cho các dự án đầu tư ĐGNK tại Việt Nam
-Tuy nhiên, với kỳ vọng vào nội dung của dự thảo Nghị định tháng 12/2022 sửa đổi một số điều của Nghị định 11/2021/NĐ-CP (quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển) và Nghị định 40/2016/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo) dự kiến sẽ sớm được ban hành trong năm 2023, đây được xem
là một cột mốc quan trọng trong quá trình tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ban đầu của các nhà đầu tư trong giai đoạn khảo sát – phát triển dự án
-Một số mối quan tâm trong phát triển ĐGNK tại Việt Nam: Tham chiếu từ những lợi thế và khó khăn trong tình hình thực tế hiện nay, những mỗi quan tâm của các bên trong phát triển ĐGNK được liệt kê:
* Về phía Chính phủ:
• Cần thiết trong việc ban hành khung pháp lý liên quan đến việc phát triển điện gió ngoài khơi, bên cạnh đó Quy hoạch phát triển điện quốc gia và Quy hoạch không gian biển đang trong quá trình được hoàn thiện;
• Cần thiết trong việc ban hành các hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án điện gió ngoài khơi
* Đối với các Cơ quan thẩm quyền quản lý ngành năng lượng và tập đoàn liên quan: • Cần tiếp tục cơ chế khuyến khích và giá mua điện thích hợp từ Chính phủ đối với các dự án năng lượng mới nói chung và nguồn ĐGNK nói riêng;
• Phát triển kinh tế – xã hội bền vững, giá bán điện tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và phải đảm bảo an ninh năng lượng;
8
Trang 9• Trung tâm phụ tải tập trung ở Vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ trong khi vùng tiềm năng ĐGNK tập trung chủ yếu ở khu vực biển Nam Trung bộ, nơi có tốc độ và thời gian gió tốt nhất Vì vậy, điều đáng quan tâm là phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ để đón nhận công suất của các Trung tâm năng lượng tái tạo trong tương lai
* Đối với các nhà đầu tư quan tâm:
• Nhà đầu tư nên xây dựng lộ trình cho chính mình nhằm chứng minh năng lực,
uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, thể hiện rõ quyết tâm thực hiện dự
án qua các cam kết và bắt đầu tìm kiếm tiềm năng chuỗi cung ứng nội địa ngay
từ thời điểm này;
• Chuẩn bị hồ sơ đấu thầu cạnh tranh, đảm bảo tính khả thi của dự án khi khung pháp lý và chính sách đã sẵn sàng
-Từ kiến thức và kinh nghiệm quốc tế được chia sẻ tại các cuộc hội thảo cho thấy ở các nước phát triển, cần nhận định rằng, quá trình chuyển đổi năng lượng và giai đoạn khởi tạo của việc phát triển ĐGNK cần nhiều thời gian và sự phối hợp nhịp nhành của các cơ quan có thẩm quyền – chủ đầu tư Đặc biệt, trong giai đoạn bắt đầu phát triển,
Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước nắm vai trò rất lớn, trong việc đưa ra những quyết sách về sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung cũng như định hướng bảo toàn an ning năng lượng quốc gia trong tương lai, đảm bảo hài hoà lợi ích cho các bên
-Với những lợi thế và khó khăn trên, trong giai đoạn này, việc các bên cần làm là kiên nhẫn và làm tốt công việc chuẩn bị cho những bước tiếp theo
-Bằng 40 năm kinh nghiệm và đội ngũ nhiệt huyết, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3) tự hào là đơn vị tư vấn đầu ngành trong nước tiên phong nghiên cứu và xây dựng, cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư trong các giai đoạn phát triển các dự án ĐGNK
9
Trang 103 Kế hoạch đấu nối nguồn điện gió ngoài khơi vào hệ thống điện
Nguyên lý chung để truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến các hộ phụ tải, phương pháp truyền thống vẫn là sử dụng hệ thống đường dây dẫn vật liệu kim loại, á kim, hoặc vật liệu siêu dẫn Điện áp truyền tải là điện áp xoay chiều cao áp, hoặc siêu cao
áp, và điện một chiều điện áp cao (HVDC - High Voltage Direct Current) Ngày nay,
hệ thống truyền tải HVDC là phần không thể thiếu trong hệ thống điện của nhiều quốc gia trên thế giới Cùng với việc ra đời các van điện tử công suất có điều khiển (Thyristor, GTO, IGBT…) đã làm cho công nghệ truyền tải điện một chiều có tính khả thi cao Truyền tải HDVC luôn được xem xét khi phải tải lượng công suất rất lớn đi 10