1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng công nghệ số vào quá trình học tập của sinh viên đại học bách khoa hà nội giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp

32 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Công Nghệ Số Vào Quá Trình Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội Giai Đoạn Hiện Nay – Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Lê Uyển Nhi, Vũ Thị Ngọc Anh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Hạnh
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Viện Ngoại Ngữ
Thể loại Công Trình Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,94 MB

Cấu trúc

  • I. ĐẶT VẤN ĐỀ (2)
  • II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (4)
  • Chương 1....................................................................................................................................... CÔNG NGHỆ SỐ: XU THẾ VÀ VAI TRÒ TRONG GIÁO DỤC (4)
    • 1.1. Khái niệm công nghệ số (4)
    • 1.2. Bối cảnh và xu thế giáo dục trong thời đại công nghệ số (0)
    • 1.3. Vai trò của công nghệ số trong giáo dục (9)
    • 1.4. Nội dung cách vận dụng công nghệ số vào quá trình học tập của sinh viên (11)
  • Chương 2...................................................................................................................................15 (0)
    • 2.1. Thực trạng vận dụng cộng nghệ số vào hoạt động học tập của sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn hiện nay (0)
      • 2.1.1. Khảo sát về thực trạng sử dụng công nghệ số trong học tập của sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội hiện nay (0)
      • 2.1.2. Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ số vào hoạt động học tập của sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay (0)
    • 2.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao vận dụng công nghệ số vào hoạt động học tập của sinh viên Trường đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn hiện nay (22)
      • 2.2.1. Đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ số thành thạo (23)
      • 2.2.2. Nâng cao cơ sở vật chất (23)
      • 2.2.3. Tạo điều kiện sinh viên không có điều kiện sở hữu thiết bị công nghệ (24)
      • 2.2.4. Sử dụng các ứng dụng và phát minh công nghệ trong lớp học (24)
    • III. KẾT LUẬN (27)
    • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (27)
    • V. PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Trong khuôn khổcông trình này, chúng tôi nhấn mạnh các tác giả sau: Tác giả Nguyễn Thị Bích Nguyệt, ‘’Vai tròcủa việc ứng dụng công nghệ trong dạy và học hiện đại ngày nay’’, Tạp chí Côn

CÔNG NGHỆ SỐ: XU THẾ VÀ VAI TRÒ TRONG GIÁO DỤC

Khái niệm công nghệ số

Công nghệ số có thể được hiểu là cấp độ phát triển tiếp theo của CNTT với tiêu biểu là các phát minh công nghệ mới vượt trội của Cách mạng công nghiệp 4.0 như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, Internet vạn vật Công nghệ số vượt bậc hơn CNTT ở chỗ tạo ra một nguồn tài nguyên mới là dữ liệu và đưa vạn vật vào không gian mạng nơi có thể dễ dàng truy cập Những công nghệ này mang tính cách mạng ở chỗ chúng thay thế trí thông minh của con người và máy tính thay thế lao động chân tay Nó cũng mang tính cách mạng ở chỗ nó tạo ra một nguồn tài nguyên mới, dữ liệu Tính cách mạng còn được thể hiện ở việc những công nghệ này đưa mọi thứ vào không gian mạng, và khi vào không gian mạng, mọi thứ đều trở nên sống động. Để hiểu được bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta phải nắm vững một số khái niệm hay từ khóa (Keywords) cơ bản sau:

- Khái niệm “Big Data” (Dữ liệu lớn)

Big Data cho phép con người có thể thu thập, chứa đựng được một lượng dữ liệu khổng lồ Đối với lĩnh vực marketing trong doanh nghiệp có thể thu thập một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng một cách hiệu quả và từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược đúng trong mỗi giai đoạn.

Internet vạn vật (IoT) là sự giao thoa giữa internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ không dây IoT kết nối các thiết bị điện tử hỗ trợ trong công việc và cuộc sống (điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái, ) với con người, thu thập và truyền dữ liệu thời gian thực thông qua một mạng internet duy nhất Internet vạn vật bao gồm các vật thể vật lý thường ngày được tích hợp kết nối internet, có khả năng tự nhận dạng với các thiết bị khác.

- Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI)

Một lĩnh vực của khoa học máy tính tạo ra những cỗ máy thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận dạng, xác định giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề Khi AI trở nên phổ biến thì các ứng dụng này phải hoạt động liền mạch với các ứng dụng khác, vì vậy các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tạo điều kiện tích hợp sâu hơn với các ứng dụng và dự án IoT hiện có và tương tác hệ sinh thái phong phú hơn Đây là công nghệ lập trình cho máy móc với các khả năng như: học tập (tìm kiếm, thu thập, áp dụng các quy tắc sử dụng thông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần chính xác) và khả năng tự sửa lỗi Trong marketing, các doanh nghiệp sử dụng AI để phần tích dữ liệu khách hàng được thu thập và lưu trữ bởi Big Data và lên các kế hoạch kinh doanh AI cũng phân tích các nhu cầu của khách hàng và đưa ra các gợi ý về thương hiệu, sản phẩm phù hợp với mong muốn người tiêu dùng để tư vấn, kích cầu.

- Khái niệm “In 3D” (Three Dimensional Printing)

In 3D hay còn gọi là Công nghệ bồi đắp vật liệu, là một chuỗi kết hợp các công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể ba chiều Trong in 3D, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể Các đối tượng này có thể có hình dạng bất kỳ, và được tạo ra từ một mô hình 3D hoặc các nguồn dữ liệu điện tử khác Máy in 3D thật ra là một loại robot công nghiệp có nhiều công nghệ khác nhau, như in li-tô lập thể hay mô hình hoá lắng đọng nóng chảy Do đó, không giống một quy trình gia công loại bỏ vật liệu thông thường, In 3D sản xuất đắp dần một đối tượng ba chiều từ mô hình thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính hoặc là các tập tin, thường bằng cách thêm vật liệu theo từng lớp.

Trong sản xuất in 3D còn được gọi là sản xuất phụ gia, cho phép tạo ra các mô hình 3D vật lý của các đối tượng Máy in công nghệ này được sử dụng trong phát triển sản phẩm để giảm thời gian tung ra thị trường, rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm và tạo ra các hệ thống sản xuất và tồn kho linh hoạt với chi phí thấp hơn.

- Khái niệm “Điện toán đám mây” (Mathematical Cloud)

Là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát triển phần mềm, máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là “đám mây” Chi phí thấp hơn liên quan đến việc áp dụng đám mây không có máy chủ, xuất phát từ khả năng của nhà cung cấp để tập hợp tài nguyên giữa các khách hàng, đã dẫn đến một số công ty đóng cửa các trung tâm dữ liệu độc quyền Điện toán đám mây cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin nhờ vào các nhà cung cấp chẳng hạn như Facebook, Office 365, Youtube, Mọi dữ liệu đều được lưu trữ, tổ chức và sắp xếp trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ Các doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ này nhằm tiết kiệm chi phí chào hàng, quảng cáo và tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp.

- Khái niệm “Virtual Reality” - thực tại ảo Đây là một trải nghiệm mô phỏng có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực Các ứng dụng của thực tế ảo có thể bao gồm giải trí (chơi game) và mục đích giáo dục (đào tạo nhân viên y tế, quân sự, thể thao) Các loại khác, công nghệ phong cách VR khác biệt bao gồm thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp (Mixed reality) Hiện tại các hệ thống thực tế ảo tiêu chuẩn sử dụng tai nghe thực tế ảo hoặc môi trường nhiều dự án để tạo ra hình ảnh thực tế, âm thanh và các cảm giác khác mô phỏng sự hiện diện vật lý của người dùng trong môi trường ảo Người sử dụng thiết bị thực tế ảo có thể nhìn xung quanh thế giới nhân tạo, di chuyển xung quanh và tương tác với các tính năng hoặc vật phẩm ảo Hiệu ứng thường được tạo ra bởi các tai nghe VR bao gồm màn hình gắn trên đầu với màn hình nhỏ trước mắt, nhưng cũng có thể được tạo thông qua các phòng thiết kế với nhiều màn hình lớn.

Ngoài những khái niệm cơ bản trên, trong cách mạng công nghiệp 4.0, còn bắt gặp các khái niệm khác như:

(1) Khái niệm “Data mining” (Khai thác dữ liệu) - biến dữ liệu thô thành cái nhìn sâu sắc để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn Các công ty tiếp tục đầu tư vào phân tích để tiếp cận gần hơn với khách hàng của họ và xác định các cơ hội thị trường, nhưng họ vật lộn với việc mở rộng hoạt động này thành sử dụng hàng ngày trên toàn tổ chức thay vì chỉ trong một số khu vực chức năng.

(2) Khái niệm “Augmented Reality” - thực tại tăng cường, là sự kết hợp màn hình, âm thanh, văn bản và hiệu ứng do máy tính tạo ra với trải nghiệm thực của người dùng, mang đến một cái nhìn nâng cao về thế giới

(3) Khái niệm “Blockchain” - chuỗi khối), là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch Blockchain được thiết kế với mục đích chống lại thay đổi của dữ liệu, bởi vì một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được.

POS (Point of Sale) là điểm phân phối hàng hóa, có thể là cửa hàng tạp hóa, chuỗi cửa hàng thời trang Mỗi POS đều có hệ thống ghi chép giao dịch, phản ánh lượng tiền mặt và hàng hóa ra vào trong một khoảng thời gian nhất định Hệ thống máy tính tiền hoặc phần mềm POS giúp chủ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hàng hóa, tiền mặt, hạn chế thất thoát, đáp ứng nhu cầu mua sắm và thanh toán hiệu quả, chuyên nghiệp.

Sự khác biệt giữa ứng dụng CNTT và chuyển đổi kỹ thuật số là gì? Chuyển đổi kỹ thuật số là sự phát triển tiếp theo của các ứng dụng CNTT Ứng dụng máy tính liên quan đến việc sử dụng máy tính và phần mềm để viết báo cáo Chuyển đổi kỹ thuật số không còn tạo ra các báo cáo cao cấp Dữ liệu của các cấp đã có trong hệ thống, nếu muốn lấy thông tin, người dùng có thể tự nhập và phân tích Máy tính ứng dụng phần mềm Power Point vào bài giảng giúp cho bài giảng sinh động hơn, khác hoàn toàn với những bài giảng truyền thống Chuyển đổi số là giảng viên không còn dạy theo phương pháp truyền thống nữa mà thay vào đó giảng viên sẽ ứng dụng những tiện ích công nghệ số thay đổi phương pháp học của học sinh Học viên sẽ được nghe những giáo viên giỏi nhất giảng dạy qua video, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ quản lý lớp thông qua việc đánh giá trên các nền tảng mạng

Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá.

Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành.

Vai trò của công nghệ số trong giáo dục

Thúc đẩy giáo dục mở

Giáo dục mở (GDM) là một thuật ngữ mô tả hệ thống giáo dục được thiết kế để mở rộng sự tiếp cận việc học tập so với giáo dục truyền thống bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển nguồn học liệu giáo dục mở (đặc biệt là trên nền tảng công nghệ hiện đại) trong mọi môi trường học tập với nhiều hình thức khác nhau.Giáo dục mở được thúc đẩy bởi mong muốn của người học để tổ chức việc học của chính họ, đặc biệt là mong muốn của họ: xác định các chủ đề quan trọng mà họ cần học; tích lũy kinh nghiệm giáo dục, không chỉ là những hiểu biết trong sách; chịu trách nhiệm về các quyết định giáo dục của chính họ; hiểu giáo dục và các mối quan hệ cộng đồng; và chọn các vấn đề cần tập trung trong việc học trên lớp Tóm lại, người ta tin rằng sự tự do lựa chọn và định hướng của người học sẽ nâng cao chất lượng học tập. Nền tảng triết học của nền giáo dục mở nói trên rất giống với ý tưởng của nhà cải cách giáo dục John Dewey (1859-1952) và nhà tâm lý học phát triển Jean Piaget (1896-1980), rằng các học giả là kiến trúc sư cho sự phát triển tri thức của họ Vì vậy, giáo dục không chỉ nên mở cho nhiều người, mà phải mở để người học tham gia tích cực vào quá trình giáo dục.

Trong GDM, yếu tố phương pháp và nguyên liệu là vô cùng quan trọng, vì vậy khi thế kỷ

21 bước vào khái niệm GDM, ý tưởng GDM phát triển rất nhanh, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet Bởi vì GDM liên quan đến người học ở nhiều nơi và thời gian khác nhau, điều quan trọng là các công nghệ trực tuyến phục vụ nhiều mục đích Do đó, ngoài các công cụ thông thường để cung cấp thông tin như tài liệu in, băng, đĩa CD, v.v., các phương tiện trực tuyến như web, YouTube và iTunesU cũng được sử dụng để cung cấp tài liệu và dịch vụ học tập, và thậm chí là thuyết giảng Sinh viên có thể giao tiếp và thảo luận trực tuyến qua email hoặc Skype, Google+ Nỗ lực lớn đầu tiên theo hướng cung cấp tài liệu học tập trực tuyến là tài liệu học tập mã nguồn mở của MIT, được xuất bản trực tuyến vào tháng 10 năm 2002, với mong muốn "thúc đẩy việc học tập của con người trên toàn thế giới bằng cách cung cấp một mạng lưới tri thức" Một thập kỷ sau, vào năm 2012, MIT và Harvard đã công bố việc tạo ra edX, một công cụ dựa trên web hỗ trợ các Khóa học Trực tuyến Mở rộng (MOOC), cung cấp cho người học trên toàn thế giới quyền truy cập miễn phí vào nhiều khóa học của nhiều trường đại học Các khóa học này chủ yếu được cung cấp cho sinh viên trực tuyến và trong một số trường hợp có thể được cấp bằng hoặc chứng chỉ dựa trên một kỳ thi Công cụ web dựa trên edX cho phép sinh viên giao tiếp với nhau và với giáo viên thông qua các diễn đàn trực tuyến Hiện tại (2015) có khoảng 1,5 triệu người dùng edX Thuật ngữ MOOC được đặt ra vào năm 2008, và sau một số khóa đào tạo trực tuyến miễn phí thử nghiệm, thuật ngữ này đã được chấp nhận rộng rãi Vài năm trở lại đây, nhiều trường đại học đã mở rất nhiều chương trình đào tạo theo kiểu MOOC, chẳng hạn như Đại học Stanford cuối năm 2011 đã mở 3 khóa, mỗi khóa khoảng 100.000 sinh viên.

Cung cấp kho kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên

Công nghệ thông tin ra đời đã mang đến nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của giáo dục Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã mở ra cho người học và người dạy nguồn kiến thức vô tận (bài giảng điện tử, bài giảng dạy trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến), giúp cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn và nâng cao chất lượng. Khác với kiến thức được cung cấp từ sách và giáo viên, nguồn tri thức ngày nay được cung cấp trực tuyến thông qua kết nối internet Điều này có vai trò rất lớn trong quá trình đổi mới giáo dục.

Từ việc bị động tiếp nhận kiến thức, người học có kĩ năng tự học và chủ động giải quyết vấn đề.Việc chuyển giao và truyền thụ kiến thức sẽ dần được thay thế bằng công nghệ thông tin, giải phóng giáo viên khỏi thiếu thời gian và cho phép giáo viên tập trung vào việc giúp học sinh giải quyết vấn đề và tổ chức các hoạt động học tập kho học liệu mở khổng lồ cho người học Điều đó có nghĩa là học sinh có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn Thay vì phải tốn chi phí để mua sách hay đến thư viện để mượn Hiện nay, người học có thể khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến mà không bị giới hạn bất kể tình trạng kinh tế của họ Mặt khác, chuyển đổi số cũng giúp việc chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm thiểu được các chi phí về in ấn.

Mang đến sự linh hoạt trong không gian và thời gian học

Ứng dụng công nghệ giúp người học kết nối với vô số nguồn học liệu phong phú đa dạng vượt ra ngoài khuôn viên trường học Học viên có thể học tập mọi nơi mọi lúc nhờ các chương trình học trực tuyến hoặc tài liệu có thể lưu trữ trên máy tính, điện thoại không cần kết nối Internet Điện toán đám mây tạo nên không gian ảo kết nối người học, giúp trao đổi học tập dễ dàng và tiết kiệm chi phí Giáo viên ứng dụng nhiều nền tảng lưu trữ bài giảng, video hướng dẫn giúp học sinh tiếp cận kiến thức không giới hạn về mặt địa lý Học sinh có thể nộp bài tập, theo dõi quá trình học tập, tương tác với bạn bè thông qua các ứng dụng trực tuyến Giáo viên có thể chia nhóm học sinh nhỏ để làm việc nhóm hoàn thành các bài tập, dự án mà không cần tập trung tại cùng một địa điểm.

Nội dung cách vận dụng công nghệ số vào quá trình học tập của sinh viên

Với sự ứng dụng rộng rãi của Công nghệ 4.0, các công nghệ tự động sẽ thay thế con người, làm biến mất một số nghề, vì thế yêu cầu về kỹ năng làm việc của con người cũng tăng lên Nếu người lao động không cải thiện kỹ năng của họ ở thời điểm này, sẽ bị đào thải khỏi thị trường lao động Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới và giáo dục là một trong số những lĩnh vực đòi hỏi sự thay đổi và phối hợp tích cực vì hệ thống giáo dục sẽ đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Từ lắng nghe, ghi chép, ghi nhớ và lặp lại, người học cần hướng đến các phương pháp học mới năng động hơn, chủ động hơn Vì vậy, việc học không nên chỉ ngồi trong phòng giảng hàng giờ mà phải học mọi lúc, mọi nơi thông qua hoạt động trải nghiệm và nghiên cứu khoa học, người học cần tương tác với giáo viên, tích cực sử dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin, tài liệu, đồng thời trở nên độc lập và năng động hơn trong quá trình học tập Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong ngành giáo dục, nhiều công cụ giáo dục đã ra đời giúp người học tiếp cận với nguồn tri thức phong phú và toàn diện nhất, đồng thời tạo cho thầy và trò những trải nghiệm sáng tạo Từ năm 2018 các tiến bộ công nghệ, phương pháp giảng dạy mới và xu hướng Edtech (ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục) xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Điện toán đám mây Điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục Nhờ điện toán đám mây các tài liệu quan trọng sẽ không có khả năng bị mất do lỗi phần mềm hay lỡ tay xóa Các bài tiểu luận, nội dung liên quan đến dự án, kế hoạch bài học và bài tập có thể được chia sẻ rộng rãi và được lưu trữ an toàn trên đám mây, như Google Documents Việc giao và làm bài tập trở nên vô cùng dễ dàng, chỉ với một vài cú nhấp chuột, giáo viên có thể ấn định tiến độ và điểm số cho hàng chục học sinh Bằng cách lưu trữ dữ liệu tập trung, điện toán đám mây cho phép sinh viên và giáo viên tăng cường khả năng tiếp cận và chia sẻ thông tin mà không làm tăng áp lực về chi phí và thời gian

Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường

Thông qua thực tế ảo VR và thực tế ảo tăng cường AR việc học có thể trở nên trực quan và thú vị hơn VR sử dụng các thiết bị mô phỏng để tác động đến các cảm giác như thị giác, thính giác và xúc giác, làm giảm nhận thức của người dùng về môi trường thực xuống mức thấp nhất và đưa họ vào không gian ảo AR tập trung vào sự kết hợp giữa thông tin thế giới thực và ảo. Thông qua các thiết bị như kính thông minh và điện thoại thông minh, người dùng có thể nhìn thấy các vật thể thực và thông tin kỹ thuật số tương ứng của chúng VR và AR rất hữu ích cho nghiên cứu các mô hình phức tạp như giải phẫu người và thiết kế kiến trúc Đồ họa 3D trực quan sẽ thay thế những hình vẽ 2D nhàm chán trong sách Với sự phát triển nhanh chóng của số lượng ứng dụng được thiết kế cho giáo dục ảo VR và AR sẽ sớm chuyển từ thử nghiệm sang phổ biến trong học tập và giảng dạy.

Học trên thiết bị công nghệ thông minh

Ngày nay, các thiết bị di động ngày càng trở nên quan trọng, chúng có thể thay thế việc sử dụng các thiết bị như máy tính để bàn hay thậm chí là máy tính xách tay Theo đó, người học số sẽ lựa chọn các thiết bị di động cầm tay (wearable devices) phù hợp, có khả năng tương tác đa diện, đa chiều, đa đối tượng; sử dụng các Apps giáo dục (ứng dụng chạy trên nền tảng thiết bị di động) để kết nối dễ dàng với cơ sở dữ liệu lớn, các nguồn học liệu số đa định dạng (game học tập, mô phỏng, 3D tương tác, E-book tương tác, video tương tác 3600…) Học trên thiết bị di động có những lợi ích to lớn, đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều giáo viên bắt đầu sử dụng xu hướng này trong lớp học của họ Có nhiều công cụ có thể được sử dụng để củng cố việc học thông qua thiết bị di động, mà giáo viên có thể sử dụng để đưa xu hướng này vào lớp Ngoài ra máy tính bảng, máy tính xách tay, thiết bị kết nối thông minh (bảng, thiết bị dạy học thông minh…) cho phép người học sử dụng các nền tảng điện toán đám mây, hạ tầng Web… để dễ dàng chia sẻ, tương tác trong học tập, thay thế các công cụ thiết bị dạy học truyền thống (bảng, sách, tài liệu in, đồ dùng thiết bị dạy học trực quan v.v.).

Sử dụng công nghệ để lưu trữ và chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Bằng cách này, người dạy có tạo một kho tài liệu chung cho cả lớp Tại đây, người dạy có thể tải lên tài liệu, bài giảng, ghi hình bài giảng,… Các ứng dụng phổ biến là

Google Drive: người dạy có thể tải tệp, chia sẻ tệp và bố trí thư mục sao cho dễ dàng tìm kiếm khi cần nhất Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn với thanh tìm kiếm.

OneDrive: thuộc về sở hữu của Microsoft, người dạy bằng máy vi tính tải và đồng bộ các tệp tin trong máy lên điện toán đám mây.

FreeCommander: có tính năng đồng bộ dữ liệu máy tính và được quản lý dưới dạng cây, có thể dùng cho nhiều dạng file khác nhau, nhất là file nén.

Những ứng dụng quan trọng của công nghệ trong nền giáo dục hiện nay:

Powerpoint: Powerpoint là phần mềm vô cùng quen thuộc, với vai trò là người bạn đồng hành, người trợ thủ đắc lực của con người trong thế kỷ 21, người dạy có thể soạn thảo văn bản, chèn thêm hình ảnh, rất sinh động.

Canva: sự xuất hiện nổi bật với nhiều mẫu thiết kế nổi trội, bắt mắt, có sẵn video, hình ảnh dùng để minh họa Người dạy có thể lưu trữ bài giảng tại đây hoặc tải về máy. myViewBoard: ứng dụng nhẹ nhàng và không khắt khe vì không cần bản quyền, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ có video, hình ảnh, tệp GIF đa dạng và phong phú Ngoài ra, một vài trò chơi nho nhỏ trong ứng dụng cũng sẽ tạo sự thích thú cho học viên.

Phần mềm Schoology hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quản lý lớp học trực tuyến Giáo viên có thể tạo hồ sơ, quản lý bài giảng và bài tập cho học sinh Không chỉ vậy, Schoology còn tạo cơ hội giao lưu giữa giáo viên và học sinh, giúp các em trao đổi kiến thức và giải đáp thắc mắc.

Moodle: ứng dụng này như một chú chim bồ câu đưa tin tức từ trường học đến tay học viên thông qua thiết bị thông minh Ngoài ra, nó còn tích hợp sẵn các tính năng đặc biệt như nộp bài, giao bài

Biểu đồ 7: Những ứng dụng giúp cho sinh viên trong quá trình học tập trong thời kỳ covid

Biểu đồ 8: Tỷ lệ sinh viên cho rằng việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ số đã giúp ích rất lớn trong học tập và giảng dạy

Có thể thấy chỉ có 21,1% sinh viên luôn sử dụng phần mềm microsoft word để ghi chép bài giảng và có tới 31% là hiếm khi sử dụng Những con số trên cho thấy những phương pháp học tập truyền thống như ghi chép bài trên giấy vẫn còn tồn tại và điều đó cho thấy công nghệ số không hoàn toàn thay thế toàn bộ phương pháp hocn tập của sinh viên mà chỉ là các công cụ giúp ích trong việc học tập và giảng dạy

Biểu đồ 9: Tỷ lệ sinh viên dùng phần mềm microsoft word để ghi chép bài giảng

Ngoài những lợi ích tích cực của việc tích hợp công nghệ số trong giáo dục thì bên cạnh đó sinh viên vẫn còn gặp phải một vài trở ngại.

Biểu đồ 10: Những khó khăn khi ứng dụng công nghệ số vào học tập

Thực trạng cho thấy, các ứng dụng, tiện ích khi sinh viên biết tận dụng sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong học tập, sinh hoạt và cuộc sống Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực.

2.1.2 Đánh giá thực trạng vận dụng công nghệ số vào hoạt động học tập của sinh viên

Từ việc khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ số vào hoạt động học tập của sinh viên trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, có thể thấy rằng các sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã có thể sử dụng linh hoạt những thành tựu, phát minh công nghệ số để cải thiện trải nghiệm học tập, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một số những hạn chế và khó khăn.

2.1.2.1 Những ưu điểm nên phát huy trong việc vận dụng công nghệ số vào học tập

Những ưu điểm nổi bật phải kể đến như:

-Thứ nhất, sinh viên thường xuyên chủ động tiếp cận, cập nhật việc học thông qua các trang web của nhà trường

Sinh viên có thể tự đánh giá tình hình học tập để từ đó nhận ra được những vấn đề của mình trong việc học

-Thứ hai, những ứng dụng học tập vốn là thế mạnh của ngôi trường công nghệ Bách Khoa đã được phổ biến và sử dụng rộng rãi.

Với nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin, Bách khoa Hà Nội đứng trong nhóm 401-450 thế giới Đặc biệt, lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ của Bách khoa Hà Nội là lĩnh vực thế mạnh của trường xuất hiện trong danh sách ở vị trí 360 thế giới và số 1 Việt Nam. Đại học Bách khoa Hà Nội ra mắt Hệ thống Quản trị đại học trực tuyến eHUST - một bước đi đáng kể trong tiến trình chuyển đổi số của Nhà trường.Việc ra mắt hệ thống Quản trị đại học trực tuyến eHUST đã giúp sinh viên có thể truy cập, thực hiện các tác vụ giúp cho công việc,hoạt động học tập, các thủ tục hành chính của sinh viên được thuận tiện và hiệu quả hơn Để hỗ trợ kiểm soát các thì kỳ thi online, nhà trường đã ứng dụng trình duyệt web SEB để thực hiện các kỳ thi trực tuyến một cách an toàn Đây là một phần mềm hỗ trợ thí sinh thi online và hạn chế các gian lận Khi phần mềm SEB được khởi chạy sẽ kiểm soát màn hình và ngăn chặn các phần mềm không thiết yếu khác được phép hoạt động

Những giải pháp chủ yếu nâng cao vận dụng công nghệ số vào hoạt động học tập của sinh viên Trường đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn hiện nay

Chuyển đổi số được xem là bước chuyển ngoặt không thể thiếu để đổi mới và hội nhập với thế giới Vấn đề này rất được coi trọng tại Trường đại học Bách Khoa và đã được thể hiện rõ ràng thông qua nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số của Trường Nội dung quan điểm ấy như sau: Chuyển đổi số là kim chỉ nam dẫn đến sự đột phá trong việc phát triển của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trường sẽ đặt ra kế hoạch với quyết tâm trở thành một “Đại học số” Trong đó giảng viên và sinh viên là yếu tố cực kỳ quan trọng, được ưu ái và hưởng lợi ích từ việc thực hiện chuyển đổi số của Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Vậy đâu là con đường phía trước cho giáo dục trong thế giới kỹ thuật số này? Để phát huy thuận lợi và khắc phục, nâng cao việc vận dung công nghệ số vào quá trình học tập của sinh viên Đại học Bách khoa nhóm chúng tôi đã đưa ra các giải pháp sau:

2.2.1 Đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ số thành thạo

Kỹ năng sử dụng công nghệ (Technology Skills) là năng lực sử dụng thông thạo công nghệ giúp công việc được vận hành dễ dàng và thuận tiện Việc học tập và làm việc trong một môi trường số đòi hỏi người học và người dạy phải thành thạo các tác vụ liên quan đến công nghệ số Nó không chỉ giúp sinh viên hòa nhập vào thế giới hiện nay, nơi mà các thiết bị thông tin được sản xuất ra hàng ngày mà nó còn giúp kích thích phát triển khả năng tư duy sáng tạo trong học tập và giảng dạy, vì thế nên việc trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng công nghệ là điều vô cùng cần thiết.Để nâng cao được kỹ năng sử dụng công nghệ số trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã và đang áp dụng những biện pháp sau:

- Thành lập các câu lạc bộ ngoại khóa, và truyền đạt kiến thức công nghệ cho người học mới

Nâng cao chất lượng thư viện số thông qua việc bổ sung các dịch vụ mở rộng, bao gồm: trò chuyện/nhắn tin tức thời với thủ thư, tổ chức các buổi đào tạo tại lớp do thủ thư hướng dẫn, lập các trang web cho các lĩnh vực chủ đề hoặc khóa học, hỗ trợ viết học thuật, trợ giúp về máy tính (hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn phần mềm).

- Luôn gửi các hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, phần mềm tiện ích do nhà trường phát hành (SEB, eHust…)

- Tạo kênh 24/7 nhằm giải đáp những thắc mắc chung và hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết. Nhà trường đã thành lập cổng thông tin dành cho sinh viên nơi trả lời những thắc mắc của sinh viên về tất cả những vấn đề liên quan đến học tập hay kỹ thuật.

- Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để sinh viên cũng như giảng viên hay các cán bộ trong trường học, tổ chức giáo dục có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số

- Tổ chức các buổi hội thảo có sự góp mặt của các cán bộ cùng sinh viên trong trường nhằm tuyên truyền về tính cần thiết cuả việc áp dụng công nghệ số trong môi trường giáo dục.

2.2.2 Nâng cao cơ sở vật chất Để có thể nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ, người học trước hết cần có điều kiện để tiếp cận, tương tác với công nghệ số trong học tập trực tuyến lẫn trực tiếp Bên cạnh việc đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo thì các trường Đại học Bách Khoa cũng rất chú trọng vào đầu tư nâng cao cơ sở vật chất để đáp ứng cho sinh viên nhu cầu về học tập và tiếp cận kiến thức một cách tân tiến nhất Việc sinh viên được học tập trong môi trường cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp cho họ có được trải nghiệm tốt nhất trong quá trình tiếp thu kiến thức và phát triển bản thân Điều chúng ta cần làm hiện tại là:

- Thành lập các phòng máy có đầy đủ trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cần thiết Hiện tại, trường đã trang bị rất nhiều các đầu máy hiện đại trong các phòng đọc trên thư viện Tạ Quang Bửu

- Tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm công nghệ bằng cách áp dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp vào môi trường học.

- Cung cấp học liệu số, kho học liệu mở cho người học thay vì phát hành sách/tài liệu truyền thống Được coi là thư viện lớn nhất Đông Nam Á, Thư viện Tạ Quang bửu luôn cung cấp nguồn lực thông vô cùng lớn với hơn 170.000 cuốn sách điện tử và hơn 3000 cuốn tạp chí điện tử

Nhà trường đã và đang triển khai hệ thống mạng Internet phủ sóng toàn trường, đặc biệt là tại mỗi lớp học, nhằm đảm bảo kết nối ổn định phục vụ nhu cầu giáo dục và học tập của học sinh, giáo viên.

- Cải thiện hệ thống mạng Internet toàn trường

2.2.3 Tạo điều kiện sinh viên không có điều kiện sở hữu thiết bị công nghệ Để thúc đẩy sinh viên,đặc biệt là những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, những cá nhân có niềm yêu thích đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật tham gia học tập, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thêm nhiều phòng máy với nhiều trang thiết bị tiên tiến hiện đại, các trường đại học nên tích cực tổ chức các hoạt động khoa học - công nghệ … Nên mở rộng thêm nhiều diễn đàn để tạo điều kiện cho mọi sinh viên đều có cơ hội tham gia, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong việc tiếp cận với những công nghệ mới Đặc biệt, để thúc đẩy hoạt động thi đua, tham gia các khóa học đào tạo sử dụng công nghệ thông tin của sinh viên ,các Viện Nghiên Cứu, Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh Viên nên thành thành lập, tổ chức thêm nhiều hội thảo về kỹ năng trong quản lý và sử dụng những thiết bị công nghệ để tạo cơ hội cho tất cả sinh viên trong trường nói chung và những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, đều được tiếp cận và sử dụng những thiết bị công nghệ số hiện đại thực sự có ích cho việc học tập và giảng dạy.Bổ sung các khóa học đào tạo miễn phí từ nguồn quỹ gây được nhằm giúp đỡ những sinh viên không có điều kiện tiếp cận với những trang thiết bị công nghệ hiện đại Bên cạnh đó,đưa tiêu chí sinh viên tích cực tham gia sáng tạo, nghiên cứu công nghệ vào các tiêu chí ưu tiên xét trao học bổng cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt và chuỗi danh hiệu như: cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu, sinh viên 5 tốt, thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác…

Ngoài ra, sự đầu tư,hỗ trợ nhiều hơn từ phía nhà trường là một trong những yếu tố khá quan trọng Mặc dù số lượng và chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ của sinh viên trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng đối tượng tham gia nghiên cứu sử dụng, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn là phần đông các sinh viên mới ra trường Đồ án nghiên cứu cũng chính là đồ án tốt nghiệp của những sinh viên này Để thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của sinh viên cũng như tạo động lực thúc đẩy các em , các trường đại học cần có chính sách hỗ trợ và khen thưởng sự tham gia của sinh viên

2.2.4 Sử dụng các ứng dụng và phát minh công nghệ trong lớp học

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục,các cơ quan, tổ chức đang cố gắng hướng đến cũng như cố gắng đồng bộ hóa các lớp học 4.0 Các ứng dụng, phát minh công nghệ ví dụ như những thiết bị dạy và học thông minh đã được triển khai và phổ biến sử dụng rộng rãi trong phạm vi giáo dục nói riêng.

Màn hình tương tác thông minh( Smart Board)

Màn hình tương tác thông minh tích hợp công nghệ màn hình cảm ứng, cho phép người dùng điều khiển trực tiếp bằng tay, tương tác linh hoạt như máy tính bảng Thiết bị này thay thế bảng truyền thống, hoạt động như màn hình hiển thị với chất lượng 4K, đa điểm chạm Đặc biệt là tính năng cho phép nhiều người dùng cùng lúc, màn hình tương tác trở thành lựa chọn lý tưởng cho mục đích giáo dục và họp hành.

Camera giám sát, ghi hình lớp học

KẾT LUẬN

Sự phát triển và bùng nổ của Công nghệ thông tin - Công nghệ số đang có tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục Chính vì thế, việc đẩy mạnh việc sử dụng, ứng dụng Công nghệ số trong học tập đối với những công dân trẻ ở Việt Nam nói chung cũng như sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói riêng, là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy giáo dục mở, giúp con người tiếp cận được những kiến thức mới một cách hiệu quả và nó đã trở thành một trong những xu thế tất yếu của nền giáo dục hiện đại Công nghệ số tạo điều kiện cho sinh viên trang bị được những kiến thức về khoa học công nghệ, về các nền tảng kỹ thuật số hiện đại, giúp cho sinh viên thêm phần tự tin cũng như nhanh chóng thích nghi được với các cuộc cách mạng công nghiệp, các xu thế hiện đại mới đòi hỏi trình độ chuyên môn cao Đứng trước sự cạnh tranh về việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot, với khối kiến thức về công nghệ-kỹ thuật đã được trang bị và đào tạo tốt, sinh viên sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc thành thạo cũng như kỹ năng mềm để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.

Hòa chung với không khí hội nhập, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ khi thành lập đến nay đã luôn tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ số Sinh viên luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi và chủ động lĩnh hội tri thức về công nghệ số, cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất Sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường sử dụng công nghệ số Dẫu vậy, vẫn còn tồn tại một số hạn chế thực sự cần phải khắc phục và đưa ra giải pháp chung Nhằm nỗ lực thúc đẩy,nâng cao hơn nữa việc ứng dụng công nghệ số vào quá trình học tập của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong thời gian tới , nhà trường nên: Tăng cường khả năng tiếp cận Công nghệ thông tin , công nghệ số trong giáo dục nói chung Tạo thêm nhiều cơ hội cho sinh viên có thể tham gia những khóa học đào tạo trực tuyến, cho phép sinh viên ghi danh tại các chương trình đào tạo, các trường học không có sẵn trong khu vực mình sống và đảm bảo rằng mọi sinh viên đều có cơ hội được tiếp cận và lĩnh hội nguồn kiến thức mới về công nghệ số Cuối cùng, đưa ra những đề xuất trong việc kết hợp đúng môi trường học tập và rèn luyện: trang bị, đầu tư đầy đủ máy móc, thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên.Kết hợp lý thuyết và thực hành, học đến đâu thực hành đến đó, kích thích sự tò mò, sáng tạo của sinh viên, giúp sinh viên phát huy được đúng năng lực cũng như thế mạnh của chính mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Tấn Đại, & Pascal Marquet (2019) Năng lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu xã hội: Các mô hình quốc tế và hướng tiếp cận tại Việt Nam Tạp chí Khoa học Xã hội TP HCM, 12(244), 23-39.11.

2.Ths Nguyễn Thị Bích Nguyệt, Vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong dạy và học hiện đại ngày nay, Tạp chí Công Thương, cập nhật ngày 20/7/2021

3 Thư viện ViewSonic, 5 ứng dụng công nghệ trong dạy học hiện nay, cập nhật ngày 29/03/2022

4 Trang tin điện tử Edubit, Học trên thiết bị di động như một xu hướng học trực tuyến, 12/2/2022

5 Trần Văn Vân, Nâng cao hiệu quả đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo, Tạp chí Tài chính số 4 - 2014

6 Trang tin điện tử Công ty CP Đầu Tư Thương Mại và Phát Triển Công Nghệ FSI, 5 bước chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo, tháng 5 năm 2022

7 PGS TS Vũ Hải Quân, Chuyển đổi số trong giáo dục Đại học, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ngày 26/12/2021

8 Cổng thông tin điện tử Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân, Nghiên cứu - Trao đổi : Những xu thế mới của công nghệ trong giáo dục , cập nhật ngày 13/10/2020

9 Ths Nguyễn Thị Bích Nguyệt, Vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong dạy và học đại học hiện nay, Tạp chí Công Thương, cập nhật ngày 20/07/2021

10 Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Hệ thống giáo dục mở, cập nhật 21/3/2017

11 Nguyễn Tấn Đại, & Pascal Marquet (2019), Năng lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu xã hội:

Các mô hình quốc tế và hướng tiếp cận tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội TP HCM,

12 Underwood, J D (2009) The impact of digital technology: A review of the evidence of the impact of digital technologies on formal education.

13 GS.TS Nguyễn Quý Thanh, TS Tôn Quang Cường, Những xu thế của giáo dục 4.0: Ứng dụng trong đào tạo tại Trường ĐHGD-ĐHQGHN

14 Luckin, R., Bligh, B., Manches, A., Ainsworth, S., Crook, C., & Noss, R (2012) Decoding learning: The proof, promise and potential of digital education.

KHẢO SÁT VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1 Bạn có thường xuyên cập nhật thông tin trên Cổng thông tin của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hay không? luôn luôn thường xuyên hiếm khi không bao giờ

2 Bạn thường cập nhật bảng điểm cá nhân/ bảng điểm học phần thông qua thông báo của đội ngũ giảng viên trong trường hay thông qua Cổng thông tin của nhà trường? thông báo của giảng viên tự cập nhật thông tin trên Cổng thông tin Hust

3 Bạn đã từng sử dụng qua giáo trình online bao giờ chưa? chưa rồi

4 Bạn đã ứng dụng công nghệ thông tin/ kỹ thuật số trong lĩnh vực nào? học tập / nghiên cứu vui chơi/ giải trí văn hóa/ nghệ thuật công việc các lĩnh vực khác

5 Bạn có thường xuyên sử dụng Microsoft Office Word để phục vụ cho việc ghi chép các bài giảng trên lớp ? luôn luôn thường xuyên hiếm khi không bao giờ

6 Bạn thường xuyên sử dụng những app nào của trường? eHUST iCTSV

7 Việc ứng dụng các tiện ích công nghệ số trong trường có thuận lợi cho việc học tập của bạn không?

8 Trong thời kì đại dịch Covid 19 thì bạn đã sử dụng ứng dụng nào ?

9 Ứng dụng công nghệ vào giáo dục mang đến lợi ích nào cho việc học tập của bạn?

Chủ động trong việc học tập

Không giới hạn trong truy cập tài liệu học tập

Chất lượng giáo dục được nâng cao

Tiết kiệm tối đa chi phí học tập

10 Bạn gặp những khó khăn nào khi ứng dụng công nghệ số vào học tập?

Không đủ điều kiện để mua thiết bị công nghệ

Chưa phủ sóng đc Internet toàn bộ

Dễ phân tán sự tập

11 Theo bạn, việc ứng dụng công nghệ số bằng cách sử dụng những phát minh, thành tựu của công nghệ vào hoạt động học tập có thực sự cải tiến được phương pháp học tập của sinh viên hay chưa?

12 Theo bạn, việc ứng dụng công nghệ số bằng cách sử dụng những phát minh, thành tựu của công nghệ vào hoạt động học tập có nâng cao hiệu quả học hay không?

13 Theo bạn có những giải pháp nào nhằm nâng cao vận dụng công nghệ số vào quá trình học tập của sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội?

Tăng cường các phương pháp công nghệ

Hoàn thiện cơ sở mạng đồng bộ

Thúc đẩy phát triển học liệu số

Triển khai mạng xã hội giáo dục

Phát triển các khóa học trực tuyến

II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

Chương 1 CÔNG NGHỆ SỐ: XU THẾ VÀ VAI TRÒ TRONG GIÁO DỤC 5

1.1 Khái niệm công nghệ số 5

1.2 Bối cảnh và xu thế giáo dục trong thời đại công nghệ số 6

1.3 Vai trò của công nghệ số trong giáo dục 9

1.4 Nội dung cách vận dụng công nghệ số vào quá trình học tập của sinh viên 12

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 15

2.1 Thực trạng vận dụng cộng nghệ số vào hoạt động học tập của sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn hiện nay 15

2.1.1 Khảo sát về thực trạng sử dụng công nghệ số trong học tập của sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội hiện nay 15

2.1.2 Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ số vào hoạt động học tập của sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay 19

2.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao vận dụng công nghệ số vào hoạt động học tập của sinh viên Trường đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn hiện nay 22

2.2.1 Đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ số thành thạo 23

2.2.2 Nâng cao cơ sở vật chất 23

2.2.3 Tạo điều kiện sinh viên không có điều kiện sở hữu thiết bị công nghệ 24

2.2.4 Sử dụng các ứng dụng và phát minh công nghệ trong lớp học 25

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w