1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY) VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 654,08 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN 2 ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN 2

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM THỜI GIAN

QUA (TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY) VÀ ĐỊNH HƯỚNG

TRONG THỜI GIAN TỚI

Giảng viên hướng dẫn: GS TS Ngô Thắng Lợi Lớp học phần: PTKT1111(223)_03 Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Hà Nội, tháng 4/2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

Phần 1: Cơ sở lý thuyết 6

Phần 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay 6

2.1 Quy mô và tốc độ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay 6

2.1.1 Quy mô xuất khẩu 6

2.1.2 Tốc độ xuất khẩu 7

2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay 8

2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 9

Phần 3: Thực trạng đóng góp của xuất khẩu vào phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay 11

3.1 Xuất khẩu tác động vào tăng trưởng kinh tế 11

3.2 Xuất khẩu tác động đến chuyển dịch kinh tế 11

3.2.1 Phân tích cơ cấu hàng hóa tác động đến chuyển dịch cơ cấu 11

3.2.2 Phân tích tác động xuất khẩu đến cơ cấu GDP 12

3.3 Xuất khẩu tác động đến tiến bộ xã hội 13

Phần 4: Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa VN giai đoạn 2011 đến nay và định hướng thời gian tới 14

4.1 Điểm mạnh 14

4.2 Điểm yếu và nguyên nhân 15

4.3 Khuyến nghị chính sách phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 16

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 2.1: Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2022

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu trên GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2022

Bảng 2.3: Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo nhóm hàng

Bảng 2.4: Cơ cấu trị giá xuất khẩu sản phẩm sơ chế và chế biến

Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022 Hình 3.1: Tăng trưởng GDP và tăng trưởng KNXK giai đoạn 2011- 2022

Hình 3.2: Chỉ số HDI và tốc độ tăng trưởng của HDI, KNXK của Việt Nam giai đoạn

2011 – 2022

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Xuất khẩu luôn luôn là một trong những lĩnh vực quan trọng Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế như ngày nay, xuất nhập khẩu càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển và đóng góp vào vị thế kinh tế của một quốc gia trên bản đồ thế giới Trong thập kỉ vừa qua, Việt Nam đã ghi nhận nhiều kết quả khả quan nhờ vào những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và cả các doanh nghiệp xuất khẩu như quy mô kim ngạch xuất khẩu luôn đạt mức cao, đa dạng sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, xuất hiện các thị trường xuất khẩu mới, mặc dù, tình hình thế giới có nhiều biến động như cuộc xung đột Nga - Ukraine, đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu quốc gia

Song, xuất khẩu Việt Nam còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách như chủ yếu các sản phẩm xuất khẩu vẫn là các sản phẩm thô, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu vẫn còn thấp,

Dựa vào kiến thức đã học từ môn Kinh tế Phát triển 2 và các bộ môn liên quan khác, bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay, để từ đó lập luận đưa ra được những chính sách phát huy những điểm mạnh, khai thác hiệu quả các lợi thế hiện có và đưa ra các giải pháp hạn chế những điểm yếu, những khó khăn mà Việt Nam dang gặp phải

Bài làm của nhóm nghiên cứu sẽ bao gồm 4 phần:

- Phần 1: Cơ sở lý thuyết

- Phần 2: Thực trạng xuất khấu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2011đến nay

- Phần 3: Thực trạng đóng góp của xuất khẩu vào phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn

2011 đến nay

- Phần 4: Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa VN giai đoạn 2011 đến nay và định hướng thời gian tới

Trang 6

NỘI DUNG CHI TIẾT Phần 1: Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm các thuật ngữ liên quan

- Xuất khẩu: là hoạt động trao đổi mua bán ra nước ngoài, là hệ thống bán hàng có tổ chức

cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân

- Xuất khẩu hàng hoá: là mua bán trao đổi hàng hoá với nước ngoài thông qua các hợp đồng thương mại, hợp đồng đổi hàng gia công, hợp tác kinh tế, hợp tác đầu tư nước ngoài, liên doanh, viện trợ chính phủ, viện trợ nhân đạo được ký kết giữa chính phủ, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các tổ chức có tư cách pháp nhân và các các cá nhân được nhà nước cho phép trực tiếp xuất khẩu với nước ngoài

- Xuất khẩu dịch vụ là sự mua bán, trao đổi các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tạo ra trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc, bảo hiểm, du lịch, tài chính, đầu tư… và các hoạt động khác do các đơn vị, dân cư thường trú cung cấp cho các đơn vị dân cư không thường trú và ngược lại Xuất khẩu dịch vụ bao gồm: xuất khẩu hàng hoá và khách hàng, xuất khẩu dịch

vụ bưu điện, liên lạc, viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tài chính, hoạt động du lịch, dịch vụ

y tế, sức khỏe, giáo dục,

- Kim ngạch xuất khẩu: là tổng giá trị của các hàng hóa, dịch vụ mà một quốc gia bán ra thị trường quốc tế trong một khoảng thời gian cụ thể, phản ánh khả năng cạnh tranh của quốc gia

đó trên thị trường quốc tế và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia đó

1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa với phát triển kinh tế ở Việt Nam

- Xuất khẩu là một nguồn thu quan trọng của quốc gia Xuất khẩu tăng làm tăng thu nhập quốc dân

=> Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi

=> Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

- Xuất khẩu tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong nước Khi xuất khẩu tăng, nhu cầu về lao động sẽ tăng theo Điều này giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp và góp phần giảm nghèo

=> Tác động đến tiến bộ xã hội theo hướng tích cực.

Phần 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay

2.1 Quy mô và tốc độ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay

2.1.1 Quy mô xuất khẩu

Trang 7

Bảng 2.1: Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2022

Đơn vị: Tỷ USD

KNXK hàng hóa 114,69 150,22 176,58 243,70 282,63 371,30

Nguồn: World Bank

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục từ 105,6 tỷ USD năm 2011, tăng lên khoảng 3,6 lần đạt 384,22 tỷ USD vào năm 2022 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa luôn chiếm phần lớn trên 90%, còn kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu là đóng góp từ xuất khẩu dịch vụ du lịch

Trong bối cảnh ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trung bình giai đoạn 2011-2015 là 141,89 tỷ USD/năm, vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lớn, trung bình 17,23%/năm

Những năm đầu giai đoạn 2016-2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ lớn, nhờ vào việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ năm 2015, và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP) có hiệu lực từ năm 2018, đã mở ra

cơ hội mới cho Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường mới Tuy nhiên, giai đoạn cuối

2019-2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ có sự suy giảm kéo theo tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch chậm lại Nguyên nhân cho sự suy giảm này là do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19 khiến mọi hoạt động dịch vụ bị ngưng trệ, tất cả mọi nơi đều “bế quan tỏa cảng”

Giai đoạn 2021-2022, chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch trong tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2021, tổng kim ngạch đạt 341,43 tỷ USD, tăng 16,74% so với năm 2020

2.1.2 Tốc độ xuất khẩu

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu

trên GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2022

Năm

Kim ngạch

xuất khẩu

(Tỷ USD)

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu

(%)

GDP (Tỷ USD)

Tốc độ tăng GDP (%)

Kim ngạch xuất khẩu/GDP

Trang 8

2018 261,80 13,81 310,11 10,22 84,42

Nguồn: Số liệu từ World Bank và tính toán của nhóm sinh viên

Từ dữ liệu thu thập được, cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ gia tăng của xuất khẩu

và tỷ lệ xuất khẩu trên GDP của Việt Nam hầu như có mối quan hệ cùng chiều Xuất khẩu tăng

có xu hướng kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng

Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 79,75 tỷ USD năm 2010 lên 292,48 tỷ USD trong năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu năm 2020 gấp 3,67 lần năm 2010, vượt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010 Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2011-2020 đạt trung bình 14,14%/năm, cao hơn mục tiêu 11-12%/năm được đề ra

Năm 2021, dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp hơn rất nhiều, song kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục đạt 341,43 tỷ USD, tăng 16,74% so với năm 2020

Năm 2022 cũng diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, khó lường Tuy nhiên, nửa cuối năm đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế khi đã bắt đầu kiểm soát có hiệu quả và bước đầu vượt qua đại dịch Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm

2022 ước đạt 384,22 tỷ USD, tăng 12,53% so với năm trước

2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay

Trong giai đoạn 2011-2021, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chuyển dịch theo hướng khá tích cực Đó là tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng thô, sơ chế; giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, thủy sản được thể hiện rõ bảng số liệu dưới đây

Bảng 2.3: Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo nhóm hàng

Đơn vị: %

Ngành Nhóm nông, lâm,

thủy sản

Nhóm nhiên liệu, khoáng sản

Nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo

Hàng hóa khác

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu của Bộ Công Thương

Trang 9

Từ năm 2011 đến nay, nhóm hàng công nghiệp chế biến là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu và có xu hướng tăng, tỷ trọng trong tổng kim ngạch của nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản và nông, thủy sản thấp và giảm dần theo các năm Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

về cơ bản đã thể hiện rõ nét xu thế công nghiệp hóa Điều này thể hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi và

cơ hội cho sản xuất và hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Bảng 2.4: Cơ cấu trị giá xuất khẩu sản phẩm sơ chế và chế biến

Đơn vị: %

Sản phẩm sơ chế 34,8 18,7 11,9 Sản phẩm chế biến 65,2 81,3 88,1

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngay trong từng nhóm hàng cũng có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm tỷ trọng hàng nguyên liệu thô hoặc sơ chế, tăng tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo (gồm cả hàng nhiên liệu chế biến, hàng nông thủy sản chế biến và hàng công nghiệp chế biến chế tạo) Tuy vậy, xét về hàm lượng chế biến, các sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vẫn ở dạng thô, sơ chế, chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã chưa hấp dẫn, thậm chí chưa có thương hiệu, dẫn tới giá trị thấp hơn mặt hàng cùng loại của các nước và phải tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu

Trong thời kỳ 2011-2021, có những chuyển dịch đáng chú ý trong cơ cấu 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Năm 2011, trong tổng số 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có 4 mặt hàng thuộc nhóm hàng khoáng sản là dầu thô, than đá, đá quý, kim loại quý, xăng dầu các loại; có 4 mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản là thủy sản, gạo, cà phê, cao su; còn lại 7 mặt hàng thuộc nhóm hàng chế biến, chế tạo Đến năm 2021, các mặt hàng thuộc nhóm khoáng sản không còn nằm trong danh mục 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; nhóm nông, lâm, thủy sản còn 3 mặt hàng là thủy sản, rau quả, hạt điều (gạo ở vị trí thứ 16); trong khi đó số lượng các mặt hàng thuộc nhóm chế biến, chế tạo đã tăng lên 12 mặt hàng Đặc biệt trong giai đoạn 2013-2021, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, mới được thống kê riêng năm 2011, nhưng năm 2012 đã vươn lên là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai với kim ngạch xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD (sau mặt hàng dệt may là 15,9 tỷ USD) và trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Sự gia tăng trong xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo là động lực của tăng trưởng xuất khẩu và góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Trang 10

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng nhanh, cơ cấu thị trường đã có sự chuyển dịch tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế Hiện hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 230 quốc gia và vùng lãnh thổ

Châu Á vẫn là khu vực thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, tỷ trọng bình quân xuất khẩu sang thị trường này trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2016-2022 chỉ đạt 49,19%, thấp hơn so với mức 50,53% đạt được trong giai đoạn 2011-2015, phần lớn do ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy và tình hình chính trị bất ổn trên thế giới mặc cho Việt Nam đã luôn đẩy mạnh các cam kết mở rộng thị trường trong khuôn khổ ASEAN và một số nước châu Á

Tỷ trọng của khu vực châu Mỹ tăng mạnh bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch, từ 21,8% giai đoạn 2011 - 2015 lên đến mức 27,7% giai đoạn 2016-2022, chủ yếu là do Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đặc biệt là các mặt hàng như: Máy và thiết bị điện tử, thu âm, thu hình; Sắt và thép; Thủy sản; Gỗ và các sản phẩm từ gỗ;

Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của các khu vực châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương trong giai đoạn 2016-2022 lại thấp hơn so với giai đoạn trước Đặc biệt là khu vực châu Âu, thị trường xuất khẩu được đánh giá là màu mỡ thì trong giai đoạn 2016 - 2022, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu chỉ chiếm 17,4%, giảm nhiều so với mức 19,9% trong giai đoạn 2011 - 2015

Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chia theo từng giai

đoạn trong năm 2011 - 2022

Đơn vị: %

Châu

Hàn Quốc

Nhật Bản

Trung Quốc

Châu Âu

Châu Mỹ

Hoa

Kỳ

Châu Phi

Châu Đại dương

BQ 11-15 50,3 13,5 5 10,3 10,7 19,9 21,8 18,7 1,8 2,7

BQ 16-22 49,2 9,4 6,9 7,3 15,9 17,4 23,77 23,8 0,9 1,8

Nguồn: Nhóm sinh viên tổng hợp và tính toán dữ liệu từ Tổng cục Thống kê

Xét về quy mô thị trường xuất khẩu, nếu như năm 2011, Việt Nam chỉ có 24 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ USD thì đến năm

2022, Việt Nam đã có tới 33 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, trong đó 10 thị trường đạt trên 5 tỷ USD và 6 thị trường đạt trên 10 tỷ USD, trong đó nổi bật nhất chính là Hoa Kỳ với tổng mức kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 100 tỷ USD Mặc dù về phía Hoa Kỳ đã tạo sức ép lớn cho Việt Nam trong việc xây dựng, quy hoạch và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, các chỉ tiêu liên quan năng lượng sạch, kinh tế số, song khi cơ chế đối thoại chính sách hai bên được triển khai ngày

Ngày đăng: 30/05/2024, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công Thương (2023), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022, NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022
Tác giả: Bộ Công Thương
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2023
2. Bộ Công Thương, Dự thảo "Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030" lần 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030
3. Ngô Thắng Lợi (chủ biên 2019), Kinh tế Phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Thanh Nguyễn (2022), “Dấu ấn xuất khẩu hàng hoá 10 năm 2011-2020: Từ nhậpsiêu sang xuất siêu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Phát triển", NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Thanh Nguyễn (2022)", “Dấu ấn xuất khẩu hàng hoá 10 năm 2011-2020: Từ nhập "siêu sang xuất siêu
Tác giả: Ngô Thắng Lợi (chủ biên 2019), Kinh tế Phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Thanh Nguyễn
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Thanh Nguyễn (2022)"
Năm: 2022
5. ThS. Đỗ Minh Nam, ThS. Đỗ Văn Dũng, ThS. Trương Thị Thanh Loan (2022), “ Xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh đại dịch covid” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh đại dịch covid
Tác giả: ThS. Đỗ Minh Nam, ThS. Đỗ Văn Dũng, ThS. Trương Thị Thanh Loan
Năm: 2022
9. World Bank (2011-2022), Dữ liệu phần Thương mại, World Bank Open Data Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dữ liệu phần Thương mại
6. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê năm 2022 Khác
7. UNDP (2011-2022), Dữ liệu về chỉ số phát triển con người HDI Khác
8. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, "Đánh giá về hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2020 và 5 năm 2016-2020&#34 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w