NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA DƯỢNG, MẸ KẾ ĐỐI VỚI CON RIÊNG CỦA VỢ HOẶC CỦA CHỒNG
Khái niệm, đặc điểm của quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng
kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng
1.1.1 Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng
Quyền con người, hay còn gọi là nhân quyền, từ lâu đã được thừa nhận và bảo vệ, là quyền vốn có được trao cho mỗi cá nhân một cách bình đẳng, tự do và không dựa trên bất kỳ sự phân biệt nào về màu da, tôn giáo, giới tính, chủng tộc hay các điều kiện khác Thừa nhận quyền con người được coi là một bước phát triển đột phá và là thành quả nổi bật trong lịch sử nhân loại Trên phương diện bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em ra đời như một phần tất yếu, nhận được sự ủng hộ và quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới Trong đó, nổi bật không thể không kể đến là các nhóm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, bao gồm mối quan hệ không cùng huyết thống như cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng, tiếp cận trên cơ sở quyền con người trong lĩnh vực gia đình
Nghiên cứu một số văn bản pháp luật quốc tế đề cập đến quyền con người như Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948 2 , Công ước quốc tế về quyền trẻ em 3 , thì quyền trẻ em trong mối quan hệ gia đình, cụ thể là giữa cha, mẹ và con là một nội dung cơ bản và được nhiều quốc gia thông qua Tại nước ta, Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên tham gia ký Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (Convention on the Rights of the Child) Trước đây, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình” 4 , có thể thấy, pháp luật nước ta từ lâu luôn đề cao quyền sống chung của con với cha mẹ của mình Cho đến sau này, khi Luật trẻ em ra đời năm 2016, luật duy trì tinh thần đó: “Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ
2 Khoản 3 Điều 26 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948
3 Điều 3, Điều 18 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 xác định các Quốc gia thành viên phải cam kết bảo đảm dành cho trẻ em sự bảo vệ và chăm sóc
4 Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, hết hiệu lực thi hành từ 01/6/2017 theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” 5 Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của Hiến pháp nước ta khi Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”
Dễ dàng nhận thấy, việc được sống chung với cha mẹ của mình có thể được xem là điều kiện tối thiểu để đứa trẻ có thể phát triển toàn diện và điều đó cũng được pháp luật coi trọng, cho nên việc được sống chung với cha mẹ là quyền cơ bản của mỗi đứa con, đặc biệt là trẻ em Qua đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con, kể cả mối quan hệ không cùng huyết thống giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của bên kia cùng sống chung là mối quan hệ được pháp luật đặc biệt quan tâm và điều chỉnh
Trong xã hội ngày nay, vấn đề về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng là vấn đề mang tính nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình thương yêu, tinh thần trách nhiệm cao quý và hơn hết đó là mang đến cho những đứa trẻ có một gia đình hoàn chỉnh Về khái niệm thế nào là “cha dượng”, “mẹ kế” thì hiện pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể, mặc dù Luật HNGĐ năm 2014 có khẳng định rằng cha dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc của chồng là một trong những “thành viên gia đình” 6 Mặt khác, theo từ điển Tiếng Việt,
“cha dượng” hay “bố dượng” được hiểu là “chồng sau của mẹ, trong mối quan hệ với con của người chồng trước” 7 ; “mẹ kế” chỉ “người phụ nữ là vợ kế, trong quan hệ với con người vợ trước của chồng” 8 Tham khảo pháp luật nước ngoài, cụ thể là Đạo luật gia đình năm 1975 của Quốc hội Úc có định nghĩa về cha mẹ kế như sau:
“Cha mẹ kế trong mối quan hệ với đứa con của bên kia là một người:
(a) không phải là cha mẹ đẻ của đứa trẻ; và
(b) đã kết hôn hoặc là một đối tác trên thực tế (theo nghĩa của mục 60EA) của cha mẹ đẻ của đứa trẻ; và
5 Điều 22 Luật Trẻ em năm 2016
6 Khoản 16 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014
7 “bố dượng”, Từ điển Soha, Nghĩa của từ Bố dượng - Từ điển Việt - Việt (soha.vn), truy cập ngày 29/3/2023
8 “mẹ kế”, Từ điển Soha, Nghĩa của từ Mẹ kế - Từ điển Việt - Việt (soha.vn), truy cập ngày 29/3/2023
(c) bất cứ lúc nào khi đã kết hôn hoặc đối tác trên thực tế của cha mẹ đẻ phải đối xử với đứa trẻ như một thành viên trong gia đình hình thành với cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó” 9
Bên cạnh đó, để xác định là một người đang trong mối quan hệ thực tế với một người khác thì cần đáp ứng đủ ba điều kiện như sau:
“Một người được xem là trong mối quan hệ thực tế với người khác nếu:
(a) Những người đó chưa kết hôn hợp pháp với nhau; và
(b) Những người không có mối quan hệ họ hàng trong gia đình (xem tiểu mục 6); và
(c) Liên quan đến mọi trường hợp của mối quan hệ, họ có mối quan hệ sống chung như một cặp vợ chồng trên cơ sở là một gia đình thực sự” 10
Có thể thấy, khái niệm về cha mẹ kế trong Đạo luật gia đình năm 1975 của Úc được quy định rõ ràng, chi tiết và mang những đặc điểm riêng biệt so với Luật HNGĐ năm 2014 của nước ta Theo đó, tại Úc, mối quan hệ giữa cha mẹ kế với con của bên kia được xác lập ngay cả khi giữa cha mẹ đẻ của đứa trẻ và cha mẹ kế chưa đăng ký kết hôn mà chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện giữa họ là đối tác trên thực tế Điều này khác biệt hoàn toàn so với pháp luật nước ta, khi quan hệ sống chung như vợ chồng - “việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng” 11 sẽ không làm phát sinh quan hệ nhân thân và cũng không tồn tại bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào giữa họ với tư cách là vợ chồng Hay nói cách khác, pháp luật Việt Nam chỉ bảo vệ các chủ thể khi giữa họ có tồn tại quan hệ hôn nhân và đó cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác như tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng, con chung, con riêng, Nếu hai người không kết hôn mà sống chung với con riêng của một bên thì giữa con riêng và nhân tình của bố hoặc mẹ sẽ không được xem là “cha dượng” hay “mẹ kế” cũng như chịu sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật cha mẹ con
Bên cạnh khái niệm thế nào là “cha dượng”, “mẹ kế” thì pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có quy định cụ thể định nghĩa về con riêng Theo Từ điển Luật học, “con riêng” là “con của một bên vợ hoặc chồng với người khác” 12 Theo cách
9 Điều 4 Đạo luật gia đình Úc năm 1975
10 Điều 4AA Đạo luật gia đình Úc năm 1975
11 Khoản 7 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014
12 “Con riêng”, Thuật ngữ pháp lý | Từ điển Luật học | Dictionary of Law (thuvienphapluat.vn), truy cập ngày 8/8/2023 hiểu này thì con riêng có thể là con của người vợ hoặc người chồng đã có từ mối quan hệ khác trước khi kết hôn Con riêng cũng có thể là con của người vợ có được trong giai đoạn hôn nhân nhưng được Tòa án xác định cha của đứa con không phải người chồng, có thể gọi là có thai với người khác trong thời kỳ hôn nhân Ngoài ra, con riêng cũng có thể là con của người chồng với một người phụ nữ khác trong thời kỳ hôn nhân mà không phải là vợ mình và đã được Tòa án xác định rằng mẹ của đứa trẻ là một người khác Nói tóm lại, con riêng có thể được sinh ra trong hoặc trước thời kỳ hôn nhân
Tại đây cần lưu ý, hai khái niệm “con riêng” và “con ngoài giá thú” tuy nghe qua có những yếu tố tương đồng (như người chồng và người vợ trong mối quan hệ hôn nhân không đồng thời cùng là cha mẹ của đứa trẻ) nhưng về bản chất thì không giống nhau Vậy, câu hỏi đặt ra là con riêng có phải là con ngoài giá thú hay không? Cũng như định nghĩa về con riêng, con ngoài giá thú chưa được định nghĩa cụ thể trong bất kỳ văn bản pháp luật hay quy định cụ thể nào Thuật ngữ “giá thú” bắt nguồn từ gốc chữ Hán, là thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc và ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn trước năm
1975 Thuật ngữ này tương đương thuật ngữ “hôn nhân” (khi sử dụng là danh từ) và thuật ngữ “kết hôn” (khi sử dụng là động từ) trong Luật HNGĐ Việt Nam hiện đại 13 Tham khảo từ điển tiếng Việt, “con ngoài giá thú” là “con sinh ra mà cha mẹ không có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật” 14 Mặt khác, quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành chỉ công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp khi các bên đã đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 15 Do vậy, con ngoài giá thú có thể phát sinh trong các trường hợp như nam, nữ độc thân có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn; hoặc nam, nữ (một trong hai bên hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con; hoặc trường hợp vợ, chồng đã ly hôn, phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó họ tái hợp cùng chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn lại theo thủ tục luật định và sinh
Ý nghĩa của quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định trong buổi hội thảo hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959: “ nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình” 33 Có thể thấy, gia đình chính là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do đó, việc pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, kể cả mối quan hệ giữa cha mẹ kế và con riêng là vô cùng cần thiết
Xét về mặt xã hội, việc quy định các quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng phù hợp với sự thay đổi trong quan niệm hôn nhân và gia đình hiện nay
Mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng khi nhắc đến thường gắn liền với những phản ứng gay gắt như “Khác máu tanh lòng” hay
“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng” Bởi lẽ, cha dượng, mẹ kế và con riêng vốn không có máu mủ, ruột thịt nên rất khó để hình thành mối quan hệ tốt đẹp, khăng khít như cha mẹ đẻ với con cái Thậm chí, mẹ kế còn hay được nhiều người gọi bằng “mẹ ghẻ” Bên cạnh đó, hiện nay, tỷ lệ ly hôn ở mức đáng báo động 34 , đồng thời tỷ lệ nam nữ sống chung như vợ chồng cũng ngày càng tăng dẫn đến thực trạng cha dượng, mẹ kế sống chung với con riêng trở nên phổ biến hơn so với trước đây Vì thế, việc ban hành những quy định điều chỉnh mối quan hệ này là cấp thiết, hợp lý và phù hợp với xu thế của xã hội, giúp người dân nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về mối quan hệ không cùng huyết thống này Từ đó, lợi ích của những đứa trẻ cũng được bảo vệ tốt hơn
Mặt khác, mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng là mối quan hệ cha, mẹ và con và được xem là một gia đình Mà gia đình chính là trung tâm của đời sống xã hội, bảo vệ gia đình chính là bảo vệ xã hội Do đó, sự ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng trong pháp luật tạo ra một hành lang pháp
33 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr 300
34 Số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa rằng, cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra tòa Nguồn: Hoàng Chiến, “Gia tăng tình trạng ly hôn”, Gia tăng tình trạng ly hôn (daidoanket.vn), truy cập ngày 9/8/2023 lý ngăn chặn tối đa những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng tiêu cực đến con cái, đặc biệt là con chưa thành niên
Xét về mặt pháp lý, việc quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng cùng sống chung là cơ sở để nâng cao tinh thần trách nhiệm của bậc làm cha mẹ
Dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013 35 , Luật HNGĐ năm 2014 là căn cứ để xác định trách nhiệm của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng tạo ra cơ sở pháp lý để trẻ được bảo vệ tối đa quyền lợi về mọi mặt Không những thế, việc ban hành các quy định điều chỉnh mối quan hệ cha mẹ kế và con riêng còn tạo ra sự ổn định về trật tự xã hội, hạn chế tình trạng bạo hành ở trẻ cũng như hạn chế tình trạng trẻ bị bỏ rơi, phải lang thang không có nơi nương tựa vì cha mẹ ly hôn, cả cha lẫn mẹ có cuộc sống hôn nhân mới của riêng mình và không quan tâm đến con cái từ cuộc hôn nhân trước Ngoài việc bảo vệ lợi ích của những đứa trẻ, các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của một bên còn giúp đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, đồng thời xác định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên để từ đó làm cơ sở để họ thực thi quyền hạn và nghĩa vụ của mình, cũng như làm cơ sở để Tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ này
Vì vậy, việc pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng là hết sức cần thiết, và có ý nghĩa thực tiễn áp dụng cao.
BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA DƯỢNG, MẸ KẾ ĐỐI VỚI CON RIÊNG CỦA VỢ HOẶC CHỒNG
Về xác định việc sống chung, chăm sóc, nuôi dưỡng của cha dượng, mẹ kế đối với
2.1.1 Bất cập trong thực tiễn áp dụng
Dù chế định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc chồng đã được quy định trong Luật HNGĐ năm 2014, song thực tiễn vẫn còn nhiều điểm bất cập do có một số điều luật không quy định chi tiết, cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau được hình thành trong suy nghĩ từng cá nhân
Thứ nhất, chưa có quy định về khái niệm “cha dượng”, “mẹ kế” trong văn bản quy phạm pháp luật nào dẫn đến thực tiễn xét xử tồn tại nhiều quan điểm về bản chất tên gọi của các đối tượng
Như đã nói ở trên, xã hội có nhiều thay đổi và phát triển làm cho tỷ lệ ly hôn, hôn nhân “rổ rá cạp lại” trở nên ngày càng phổ biến, nhưng để xác định được thế nào là cha dượng, mẹ kế vẫn là một vấn đề đang bị bỏ ngỏ Pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc chồng và ngược lại Như đã phân tích ở mục 1.1.1 Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng tại Chương I, bởi vì chưa có khái niệm pháp lý cụ thể nên theo cách hiểu thông thường, chỉ những người nào là “vợ sau” của người cha thì mới được coi là mẹ kế trong quan hệ với con riêng của người chồng Tương tự, chỉ những người nào là “chồng sau” của người mẹ thì mới được coi là cha dượng trong quan hệ với con riêng của người vợ Nếu hiểu theo cách như vậy thì trên thực tiễn áp dụng đã và đang đặt ra một số bất cập về khái niệm “cha dượng”, “mẹ kế” như sau:
Trường hợp thứ nhất, đặt ra với những chủ thể được pháp luật thừa nhận quan hệ chung sống tay ba Cụ thể, từ sau ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1945 đến ngày
Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thống nhất đất nước, có những trường hợp cán bộ, bộ đội đã có vợ hoặc có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ hoặc lấy chồng khác Đây là loại việc mang tính chất đặc biệt khi nhân dân ta vừa trải qua một cuộc chiến tranh ác liệt, kéo dài Điều chỉnh vấn đề này Thông tư số 60/TATC: “Nếu người chồng tập kết ra Bắc đã lấy vợ khác, người vợ trong Nam vẫn chờ chồng, nay người vợ này yêu cầu xóa bản án để vợ chồng họ chung sống với nhau thì Tòa án phải thụ lý lập hồ sơ và gửi về Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thuộc quản hạt để giải quyết như trong trường hợp đã nói ở điểm a trên Kết quả của việc hủy bản án dẫn đến tình trạng một chồng hai vợ, mà quyền lợi của cả hai người vợ đều hợp pháp, đều cần được bảo vệ”; “trong cả hai trường hợp người chồng xin ly hôn với người vợ trước hoặc người vợ sau với những lý do không chính đáng thì Tòa án cần hòa giải giúp đỡ để họ chung sống tay ba” 78
Như vậy, vấn đề đặt ra là pháp luật giai đoạn này cho phép họ được chung sống tay ba với nhau, nghĩa là người chồng không có sự kiện chấm dứt hôn nhân với người vợ trước tuy nhiên họ vẫn đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân với người vợ sau, vậy theo khái niệm “cha dượng”, “mẹ kế” như đã phân tích ở Chương I thì người vợ trước này có được xem là “mẹ kế” của con với người vợ sau hay không?
Ngoài ra trường hợp này cũng có thể đặt ra nếu sự kiện pháp lý xảy ra trước khi Luật HNGĐ năm 1959 có hiệu lực điều chỉnh - thời điểm mà đất nước ta tạm thời áp dụng Luật của chế độ cũ mà cụ thể là Sắc Lệnh số 47 dẫn chiếu các bộ Dân luật Bắc, Trung, Nam Theo đó, tinh thần của các bộ Dân luật này thì đều thừa nhận việc một chồng được cưới nhiều vợ Đây là khía cạnh đa thê, đa phu trong pháp luật chế độ cũ mà chúng ta phải chấp nhận, vì đây là điều kiện lịch sử, hoàn cảnh đất nước Theo đó, Luật HNGĐ năm 1959 quy định về các trường hợp kết hôn trước khi Luật HNGĐ năm
1959 có hiệu lực, tức là trước ngày 13/01/1960 Theo Luật này, những trường hợp kết hôn từ ngày 13/01/1960 mà vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng thì được coi là không hợp pháp Như vậy, những quan hệ hôn nhân được xác lập trước khi Luật này có hiệu lực, dù có nhiều vợ, nhiều chồng thì vẫn không vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng và được coi là hợp pháp Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh nên Luật này chỉ có hiệu lực đối với miền Bắc Ngoài ra, do tồn tại lịch sử, các quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/01/1959 vẫn được coi là hợp pháp Đối với miền Nam, theo Nghị quyết số 76/CP năm 1977 thì Luật HNGĐ năm 1959 được áp dụng từ ngày 25/3/1977 Tương tự miền Bắc, những quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng được xác lập trước ngày 25/3/1977 vẫn được công nhận hợp pháp
Nhóm tác giả thừa nhận các trường hợp một chồng, hai vợ - chung sống tay ba nêu trên sẽ mất dần theo thời gian và không còn tồn tại trên thực tế Bởi lẽ, căn cứ để
78 Điểm c khoản 1 Thông tư số 60/TATC áp dụng các quy định trên là các mối quan hệ được xác lập trong thời gian nêu trên Theo dòng thời gian thì những người nêu trên sẽ không còn nữa, tức là họ sẽ “mất đi”
Vì vậy, trong tương lai sẽ không còn trường hợp ngoại lệ cho chế độ hôn nhân “một vợ, một chồng” như quy định hiện nay 79 Tuy nhiên, việc chỉ ra bất cập này bởi thực tế vẫn có bản án liên quan đến vấn đề chia thừa kế của con riêng với mẹ kế Điều này cần xác định mẹ kế có phải là những người vợ trước này không?
Xem xét Bản án số 07/2018/DS-ST ngày 26-29/03/2018 về tranh chấp thừa kế của con riêng đối với mẹ kế xảy ra tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Theo đó,
Cụ Đàm Văn C1 sinh năm 1922, chết năm 1996 có vợ cả là cụ Nguyễn Thị B1, sinh năm 1921, chết năm 2008; cụ C1 có vợ hai là cụ Nguyễn Thị B, sinh năm 1928, chết năm 2016 Cụ C1 và cụ B1 khi chết đều không để lại di chúc Cụ C1 và cụ B sinh được 3 người con lần lượt là: Đàm Thị T, sinh năm 1959; Đàm Văn V, sinh năm 1963 và Đàm Văn C, sinh năm 1963 Ngoài ra, cụ B còn có một người con riêng là Nguyễn Văn N sinh năm 1959 Theo lời khai của các đương sự và tài liệu xác minh của Tòa án thì cụ B1 không có con chung với cụ C1, bà T và ông V tuy là con của cụ B và cụ C1 nhưng từ lúc còn nhỏ đã sống chung cùng một nhà và được cụ C1 và cụ B1 chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp Ông C ở với cụ B tại nhà khác nhưng vẫn cùng một thửa đất, khi cụ B1 chết bà T, ông V đều cùng có trách nhiệm chung lo tang ma do đó có căn cứ để xác định giữa cụ B1, bà T và ông V có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng Nay ông V là con cụ C1 có đơn yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ C1 và cụ B1 Theo quy định tại Điều 654 BLDS 2015 thì “con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau ” Trong trường hợp này Tòa án xác định rằng cụ B1 và ông V, bà T đều có quyền được hưởng thừa kế di sản của nhau vì giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con Tuy nhiên, theo phân tích của nhóm tác giả tại Chương I và đa phần ý kiến được phỏng vấn 80 , thì “kế” là sau, “cha dượng”, “mẹ kế” phải là chồng sau hoặc vợ sau của bố hoặc mẹ của đứa trẻ, như vậy mới được coi là “cha dượng”, “mẹ kế” Nhưng thực tế ở bản án này cho thấy, cụ B1 không phải là vợ sau của cụ C1 mà là vợ trước (vợ cả) của cụ C1, dù vậy Tòa án vẫn xác định cụ B1 là mẹ kế của ông V và bà
79 Tương tự ý kiến của TS Lê Vĩnh Châu cho câu hỏi phỏng vấn số 02 - Phiếu khảo sát số 04, Phụ lục 01
80 Tương tự ý kiến của LS Nguyễn Thị Minh Khoa, TS Nguyễn Văn Tiến cho câu hỏi phỏng vấn số 02 - Phiếu khảo sát số 01, 03, Phụ lục 01
T Từ đó, Tòa án áp dụng Điều 654 BLDS năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế để giải quyết vấn đề trên Vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là nếu không có một khái niệm “mẹ kế” rõ ràng thì việc áp dụng vào thực tiễn là chưa được thoả đáng
Giả sử trong tình huống trên, Tòa án lập luận rằng: Tòa án không công nhận cụ B1 là mẹ kế của ông V và bà T với lý do cụ B1 không phải là vợ sau của ông C1 nên không thể coi là “mẹ kế” của ông V và bà T Vì vậy, giữa họ không được thừa kế di sản của nhau và không thể áp dụng Điều 654 BLDS năm 2015 để giải quyết vấn đề trên Nếu Tòa án lập luận như trên thì ông V và bà T sẽ không được hưởng quyền lợi của mình và nó hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ pháp luật không quy định rõ ràng nên theo cách hiểu thông thường thì việc phân tích như trên của Tòa án là có căn cứ và hợp lý Xét về mặt thực tế, giữa bà B1 với ông V, bà T có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng và giữa họ không có quan hệ huyết thống Bên cạnh đó, bà B1 còn là vợ của ông C1 (bố đẻ của ông V, bà T) Như vậy, nếu có một khái niệm “mẹ kế” rõ ràng thì việc áp dụng Điều 654 BLDS năm 2015 để giải quyết sẽ không gặp phải những ý kiến trái chiều
Về vấn đề cấp dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng
2.2.1 Bất cập trong thực tiễn áp dụng
Nghĩa vụ cấp dưỡng 87 là một trong những hậu quả pháp lý của việc ly hôn liên quan đến quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ tài sản giữa những người từng là vợ chồng Theo quy định của pháp luật 88 , cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con Đồng thời, đối tượng được hưởng cấp dưỡng phải đáp ứng điều kiện là con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đẻ đối với con có thể xem là một điều tất yếu nhằm đảm bảo cho đứa con của mình được hưởng những điều kiện tốt nhất và không bị ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển, nhưng liệu nghĩa vụ cấp dưỡng có nên áp đặt lên cha dượng, mẹ kế - người cùng chung sống với con riêng của vợ hoặc của chồng? Thực tiễn hiện nay, nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn cho con riêng của vợ hoặc của chồng không đặt ra đối với cha dượng, mẹ kế Điều này không phải là vô lý, bởi lẽ bản chất của mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia là mối quan hệ “thứ phát” trong một “gia đình ghép” và không tồn tại sự ràng buộc về huyết thống như cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ
Tuy nhiên, tham khảo pháp luật nước ngoài, cụ thể là BLDS Trung Quốc năm
2021 có quy định như sau: “Trong trường hợp cha mẹ không hoàn thành nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái thì con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng tự nuôi mình có quyền yêu cầu cha mẹ trả tiền cấp dưỡng cho con” 89 Điều luật này áp dụng cho cả mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia trong trường hợp con riêng đã được cha dượng, mẹ kế nuôi dưỡng, giáo dục 90 Qua đó, có
87 Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này (khoản 24 Điều 3 Luật HNGĐ
2014) Mặt khác, cấp dưỡng còn được quy định trong nhiều quốc gia như Điều 194 Bộ luật gia đình Philippines năm 1987, Điều 80 Luật gia đình Liên Bang Nga năm 1995, Điều 373-2-2 BLDS Pháp năm 1804, Điều 595 BLDS Quebec năm 1991, khoản 5 Điều 836-2 BLDS Hàn Quốc năm 2013, Điều 1076 BLDS Trung Quốc năm
89 Điều 1067 BLDS Trung Quốc năm 2021
90 Các quy định của Bộ luật này về quan hệ cha mẹ - con cái được áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ giữa mẹ kế hoặc cha dượng và con riêng đã được cha dượng, mẹ kế đó nuôi dưỡng, giáo dục (Điều 1072 BLDS Trung Quốc năm 2021) thể thấy, việc đặt ra các quy định điều chỉnh nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh trong mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng không phải là không khả thi Đồng thời, Luật sư Nguyễn Thị Minh Khoa (Công ty Luật TNHH K & Associates) cũng có quan điểm ủng hộ việc áp đặt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng lên cha dượng, mẹ kế được ghi nhận tại phiếu khảo sát số 01 Phụ lục 01 Cụ thể, Luật sư cho rằng nếu cha dượng, mẹ kế có hành vi ngăn cản cha mẹ đẻ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con dẫn đến hậu quả trẻ không nhận được cấp dưỡng thì cha mẹ kế phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó cho con riêng
Vì vậy, với tinh thần học hỏi để hội nhập và theo kịp với xu thế phát triển của pháp luật thế giới, việc pháp luật Việt Nam nên ban hành các chế định điều chỉnh về vấn đề cấp dưỡng phát sinh trong mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng là hợp lý và cần thiết Điều này góp phần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, đồng thời xóa bỏ những định kiến tiêu cực về mối quan hệ này
Với mục đích tối đa hóa quyền và lợi ích của trẻ em, đối tượng chịu nhiều thiệt thòi khi quan hệ hôn nhân của cha mẹ đổ vỡ, cũng là nhóm đối tượng chưa đủ khả năng tự sinh sống độc lập, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp pháp lý góp phần hoàn thiện chế định cấp dưỡng như sau:
Thứ nhất, đặt ra quy định về điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng sau khi ly hôn
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng Do đó, nếu cha dượng, mẹ kế cấp dưỡng cho con riêng của vợ hoặc của chồng sau khi ly hôn với cha, mẹ ruột của chúng thì việc làm này chỉ phát sinh dựa trên cơ sở tự nguyện, như một khoản tiền tặng cho chứ không bị ràng buộc bởi luật pháp
Tham khảo các án lệ nước ngoài, Miller v Miller 91 của Tòa án Tối cao New Jersey ở Hoa Kỳ về tranh chấp trong nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha dượng Gladys Miller và Jay Miller - mẹ đẻ của hai đứa con gái trong vụ án tranh chấp là một trong những án lệ điển hình điều chỉnh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ kế với con riêng
91 Xem án lệ Miller v Miller ngày 19/7/1984 của Tòa án New Jersey, Hoa Kỳ, [Miller v Miller | Cases | New Jersey | Westlaw]
Nguyên đơn - Gladys Miller kết hôn với bị đơn - Jay Miller vào ngày 16 tháng
12 năm 1972, giữa họ không có con chung Trong khi đó, hai cô con gái của Gladys từ cuộc hôn nhân trước đó cùng chung sống với gia đình Miller Gladys và Jay ly thân vào ngày 12 tháng 12 năm 1979 Vào tháng 02 năm 1980, Gladys đã đệ đơn yêu cầu ly hôn với Jay Bên cạnh đó, mặc dù Jay không phải là cha đẻ hay cha nuôi của các con gái của Gladys, nhưng cô vẫn yêu cầu cấp dưỡng từ Jay cho các con của mình Trong đơn khiếu nại, Gladys cáo buộc rằng bằng hành động của mình, Jay đã khiến các con cô dựa dẫm hoàn toàn vào anh ta về cả tình cảm và vật chất, và xem Jay như cha đẻ của chúng Jay đã ngăn chặn và cắt đứt mối quan hệ của các con cô với cha đẻ Không những thế, Jay còn ghi tên con riêng vào tờ khai thuế dưới dạng người phụ thuộc Do đó, Gladys cho rằng Jay không được từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con Mặt khác, Jay phản biện rằng mặc dù anh đóng vai trò là người giám hộ của những đứa trẻ trong cuộc hôn nhân với Gladys, nhưng anh chỉ là cha dượng của chúng và bất kỳ mối quan hệ pháp lý nào phát sinh với những đứa trẻ đều chấm dứt ngay tại thời điểm anh ly hôn với Gladys
Trong quá trình xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm đồng ý với yêu cầu khởi tố của Gladys Dựa trên cơ sở, Jay đã chủ động can thiệp vào mối quan hệ giữa con riêng và cha đẻ của chúng, gây tổn hại về tình cảm và tài chính của những đứa trẻ Do đó, dù sau khi ly hôn, nghĩa vụ của Jay đối với những đứa trẻ không chấm dứt Tòa án phúc thẩm cũng khẳng định lại phán quyết của Tòa sơ thẩm, cho rằng nghĩa vụ cấp dưỡng pendente lite 92 và vĩnh viễn có thể được áp dụng cho cha mẹ kế trên cơ sở equitable estoppel 93
Qua án lệ, có thể thấy, không phải mọi trường hợp, cha dượng, mẹ kế sau khi ly hôn có thể chấm dứt hết mọi quyền và nghĩa vụ đối với con riêng của bên kia Mặc dù Bang New Jersey cũng không có quy định hay thông luật áp đặt nghĩa vụ pháp lý đối với cha mẹ kế để cấp dưỡng cho người con riêng, nhưng nghĩa vụ đó vẫn có thể phát sinh trên cơ sở tự nguyện từ phía cha dượng, mẹ kế nhằm tạo điều kiện giúp con phát
92 Pendente lite is một thuật ngữ pháp lý Latin ám chỉ việc “đang chờ kiện tụng” Thuật ngữ được áp dụng cho các lệnh của Tòa án (chẳng hạn như hỗ trợ nuôi con tạm thời) có hiệu lực cho đến khi vụ kiện được xét xử, hoặc kéo dài cho đến khi vụ kiện kết thúc hoặc đạt được một sự thỏa thuận Lệnh Pendente lite thường được ban hành trong các vụ kiện ly hôn Khi đó, các lệnh pendente lite được ban hành để cung cấp hỗ trợ tạm thời cho người vợ hoặc chồng - bên kiếm được ít tiền hơn cho đến khi một tuyên bố vĩnh viễn có thể được ban hành
93 Equitable estoppel là một nguyên tắc pháp lý ngăn chặn một người thực hiện hành động pháp lý mâu thuẫn với các tuyên bố hoặc hành vi trước đây của người đó triển Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, khi cha mẹ kế đứng ở vai trò loco parentis 94 với con riêng ly hôn với cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó, mối quan hệ loco parentis được coi như chấm dứt và bất kỳ quyền và nghĩa vụ phát sinh trước đó của cha mẹ kế cũng sẽ không còn
Về chế tài của cha dượng, mẹ kế vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con riêng của vợ hoặc của chồng
2.3.1 Bất cập trong thực tiễn áp dụng
Hiện nay, bạo lực gia đình 99 nói chung và bạo lực trẻ em nói riêng đã trở thành vấn nạn xã hội đáng báo động, xét cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng của vụ việc Những vụ việc nhẹ thì không chăm sóc, nuôi dưỡng; nặng thì đánh đập, bạo hành “Thống kê từ Tổng Đài quốc gia bảo vệ trẻ em (111), sau hơn 17 năm hoạt động đã tiếp nhận được trên 4,5 triệu cuộc gọi đến để nhờ giúp đỡ cho hơn 2.700 trẻ em bị bạo lực Trung bình mỗi ngày nơi đây có thể thực hiện tư vấn đến 100 cuộc gọi có liên quan đến nạn bạo hành hay xâm phạm quyền trẻ em” 100 Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Công an, năm 2021, trong tổng số gần 2.000 vụ xâm hại trẻ em thì hầu hết là do chính người thân trong gia đình gây ra Thống kê từ tổng đài bảo vệ trẻ em, 75% cuộc gọi là những vụ việc do người thân trong gia đình gây ra 101 Số vụ bạo lực trên thực tế chắc phải cao hơn nhiều so với những con số được thống kê, bởi nhiều nạn nhân không thể phản kháng, họ chọn cách im lặng vì lo sợ hoặc ngại tố cáo… Nhiều vụ xảy ra trong gia đình thiếu hoàn thiện, cha mẹ ly hôn, ly thân; các em bị bạo hành bởi cha dượng, mẹ kế và những người “chồng hờ”, “vợ hờ” của cha mẹ
Ngày nay, chúng ta không khó để tìm kiếm những bản án liên quan đến vấn đề cha dượng, mẹ kế bạo hành con riêng Ví dụ như Bản án số 04/2021/HSST ngày 02/02/2021 về tội hành hạ con của Tòa án nhân dân huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đối với Nguyễn Văn Ng về hành vi tàn nhẫn của mình với con riêng Ng đã dùng phần má dao đánh vào đùi trái và đùi phải của con riêng của vợ (cháu Kh - sinh năm 2020) khoảng 7 đến 8 cái Trước đó, Ng đã có hành vi quát mắng và dùng tay tát vào người Kh, Ng còn 02 lần dùng tay tát vào đầu, mặt, mạng sườn và ngực của Kh gây ra nhiều vết thâm đen, bầm tím trên cơ thể của Kh Tòa án đã nhận định rằng hành vi của bị cáo Ng là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quan hệ gia đình Do đó, Tòa án
99 Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022)
100 Nguyễn Thủy, “Bạo hành trẻ em: Nguyên nhân, thực trạng và giải pháp khắc phục”, Bạo hành trẻ em: Nguyên nhân, thực trạng và giải pháp khắc phục - Tâm Lý Học (tamly.com.vn), truy cập ngày 25/7/2023
101 Đặng Văn Trình, Nguyễn Hữu Sứ, “Hoàn thiện khung pháp lý phòng, chống bạo lực trẻ em tại Việt Nam”, https://www.xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/hoan-thien-khung-phap-ly-phong-chong-bao-luc- tre-em-tai-viet-nam-18041, truy cập ngày 23/7/2023 đã quyết định tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Ng phạm tội “Hành hạ con” với 7 tháng 27 ngày tù giam
Có thể thấy hành vi của Ng không chỉ xâm phạm về sức khoẻ, thân thể của con riêng mà, hành vi này cũng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng được quy định trong Luật HNGĐ hiện hành, cụ thể là nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con được quy định tại khoản 1 Điều 79 102 Hành vi dùng dao gây thương tích cho con riêng của Ng đã vượt mức quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, thậm chí là hành vi này còn rơi vào một trong các căn cứ của tội “hành hạ người khác” được quy định tại Điều 185 của BLHS năm 2015, cụ thể là điểm a khoản 2 103 Điều này đã được Tòa án áp dụng để ra quyết định phạt tù đối với Ng Mặt khác, nếu nhìn nhận việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng như là một nghĩa vụ của Ng thì hành vi bạo hành con riêng của Ng lại càng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ này Bởi lẽ, Luật HNGĐ năm 2014 đặt ra nghĩa vụ này cho cha dượng với mong muốn rằng họ sẽ quan tâm, nuôi dạy và yêu thương con riêng như chính con ruột của mình để mọi đứa trẻ dù đang sống cùng với ai đi chăng nữa thì chúng vẫn có thể khôn lớn và trưởng thành với đầy đủ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc
Bên cạnh bản án hình sự sơ thẩm về hành vi hành hạ con riêng của cha dượng thì bản án phúc thẩm số 04/2020/HS-PTNCTN ngày 13/3/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên lại là một ví dụ khác về việc mẹ kế vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con riêng của chồng H kết hôn với anh B vào năm 2018 Trước khi kết hôn với H, anh B đã có con riêng là cháu P Trong quá trình cháu P sống cùng vợ chồng H, H lấy lý do cháu P không ngoan nên đã nhiều lần đánh, chửi mắng cháu P Vào sáng ngày 14/11/2018, trong quá trình dạy cháu P học bài, H đã nổi nóng, bắt cháu P nằm sấp xuống nền bếp rồi dùng 01 đoạn dây điện vụt nhiều cái vào mông cháu P, khiến P bị sưng phù nề vùng mông Tiếp đến, chiều tối ngày 19/12/2018, H phát hiện khi đi học ở
102 Điều 79 Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
1 Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 69, 71 và 72 của Luật này
103 Điều 185 Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1 Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần trường, cháu P gọi điện cho mẹ ruột để nói H độc ác nên H bực tức và dùng tay và dép đánh liên tiếp vào mặt, khiến cháu P bị bầm tím 02 hốc mắt và gò má trái Ngày 21/12/2018, hàng xóm của gia đình H phát hiện cháu P bị thương tích đã trình báo lên Công an phường Tuy nhiên, khi Công an đang tiến hành xác minh làm rõ hành vi đánh cháu P thì chiều ngày 10/4/2019, H tiếp tục nổi nóng quát mắng và dùng hai tay cấu vào vùng ngực, hai cánh tay của cháu P khiến toàn bộ vùng ngực, hai cánh tay cháu P bị sây sát và bầm tím Ngoài những lần đánh trên, mỗi khi cháu P mắc lỗi thì H đều chửi mắng và dùng tay đánh vào mặt, dùng chân đá vào người nhưng không để lại thương tích gì Tại bản án sơ thẩm số 548/2019/HSST ngày 22/10/2019, Tòa án nhân dân thành phố X tỉnh Thái Nguyên đã quyết định xử phạt H 30 tháng tù về tội “Hành hạ con” Sau đó, H kháng cáo xin giảm nhẹ án, tuy nhiên người đại diện hợp pháp của cháu P kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với H và yêu cầu bồi thường dân sự Tòa Phúc thẩm đã không chấp nhận hai kháng cáo trên và giữ nguyên bản án sơ thẩm
Có thể thấy, việc nhiều lần đánh đập con riêng của H đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm thân thể, gây ra nhiều tổn thương tích cho cháu P Cũng tương tự với vụ án trên, hành vi của H đã vượt quá quyền hạn mà pháp luật đã trao cho mình với vai trò là mẹ kế Đồng thời, hành vi này cũng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng
Mối quan hệ cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng vốn dĩ là một mối quan hệ khá phức tạp Nếu những người trong cuộc không biết cách thể hiện hành vi, thái độ của mình với đối phương sao cho đúng đắn thì mối quan hệ cha dượng
- con vợ, mẹ kế - con chồng sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết Nhìn chung, mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế vốn không phải là hoàn toàn xấu Có những người cha dượng, mẹ kế đối đãi rất tốt với con riêng, đó là điều xứng đáng được công nhận Tuy nhiên, bên cạnh những điều tích cực ấy lại có những sự việc tiêu cực như cha dượng, mẹ kế bạo hành, đánh đập, xâm hại con riêng… mà pháp luật cần phải có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ
Từ hai vụ án nêu trên, có thể thấy rằng, việc cha dượng, mẹ kế “lạm dụng” quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của vợ hoặc của chồng qua hành vi “thương cho roi cho vọt” đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của trẻ em Hầu hết, những vụ bạo hành xảy ra đều được biện hộ bằng “dạy con” Nhiều người cha, mẹ coi việc đánh đập, la mắng con cái khi chúng phạm lỗi để chúng nhận ra sai sót của mình và sửa chữa để cải thiện bản thân là đúng và hợp lý Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc con riêng nói riêng và trẻ em nói chung bị bạo hành, bên cạnh đó nguyên nhân dẫn tới việc bạo lực trẻ em là do hiện nay hình phạt còn nhẹ, không tương xứng với hậu quả mà nó gây ra, tính phòng ngừa răn đe còn hết sức hạn chế Thêm vào đó là vấn đề xử lý bằng pháp luật còn chưa triệt để, pháp luật hiện nay tuy đã có quy định về chế tài để xử lý các hành vi này nhưng việc áp dụng còn gặp nhiều hạn chế Đáng trách hơn là các vụ bạo lực trẻ em hầu hết do chính người thân, người có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý các em Vụ việc diễn ra trong môi trường kín nên khó khăn trong việc phát hiện và phòng ngừa Việc phát hiện, tiếp cận trẻ bị bạo lực, việc tố cáo thủ phạm ngược đãi trẻ… cũng còn gặp rất nhiều trở ngại Bên cạnh đó, bố mẹ đẻ không có nhiều cách theo dõi, giám sát cuộc sống sinh hoạt của con mình khi chúng sống chung với cha dượng, mẹ kế, còn bố mẹ đẻ sống chung với con thì họ tin tưởng hay thậm chí là nhu nhược, bao che khi phát hiện vợ mới, chồng mới hay người tình của mình ngược đãi con riêng của mình Ông bà nội, ngoại hoặc những người thân khác trong gia đình không đủ nhạy cảm để nhận ra cháu mình bị bạo hành trong những lần tiếp xúc với trẻ Hơn thế nữa, những người lớn đôi khi có biết đến vấn đề trẻ bị bạo hành nhưng họ chủ quan, nghĩ đơn giản là trẻ đang được dạy dỗ khi mắc lỗi nên đã không tố cáo hay can thiệp kịp thời Bên cạnh đó, nhiều vụ bạo hành trẻ em cũng không được cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp cận, can thiệp kịp thời, dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc
Hiện nay, những đứa trẻ là con riêng bị đánh đập, bạo hành hay thậm chí là mất mạng trong tay cha dượng, mẹ kế mà chúng ta được biết đến mới chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, còn rất nhiều đứa trẻ khác vẫn đang phải sống trong cảnh bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần trong mối quan hệ không cùng huyết thống này nhưng vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền tiếp cận và xử lý kịp thời
Bạo lực gia đình thường xảy ra sau cánh cửa của mỗi gia đình nên rất khó để phát hiện và ngăn chặn Hơn thế nữa, nạn nhân bị bạo hành phần lớn là trẻ em nên khả năng phản kháng, chống cự còn rất kém Vì vậy, để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp của trẻ em là con riêng trong mối quan hệ với cha dượng, mẹ kế, nhóm tác giả có một số kiến nghị như sau:
Về chế tài dân sự