1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cuộc thi đấu trường công lý justice battle lần vii năm 2024 vòng sơ tuyển vụ tranh chấp về hợp đồng thương mại

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cuộc Thi “Đấu Trường Công Lý - Justice Battle” Lần VII Năm 2024 Vòng Sơ Tuyển Vụ Tranh Chấp Về Hợp Đồng Thương Mại
Tác giả Trần Hồng Anh, Nguyễn Thị Phượng Nhung, Nguyễn Thị Ngân Quỳnh, Trần Trà My
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Luật
Thể loại bài biện hộ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 33,7 KB

Nội dung

VINA KHÔNG VI PHẠM HỢP ĐỒNG...7A Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên...71 Số tiền 10% mà VINA cần thanh toán là “tiền trả trước”...72 Thói quen thương mại về thời điểm giao

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT

ĐỘI HÌNH TƯ VẤN VÀ GIẢNG DẠY PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG

CLE - UEL

🙢🙢🙢

CUỘC THI “ĐẤU TRƯỜNG CÔNG LÝ - JUSTICE BATTLE”

LẦN VII NĂM 2024 VÒNG SƠ TUYỂN

VỤ TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

SỐ 100/SV/2018-01

Giữa SINGAP PTE LTD

Và VINA CO., LTD

BÀI BIỆN HỘ BẢO VỆ BỊ ĐƠN

DANH SÁCH THÀNH VIÊN:

2 Nguyễn Thị Phượng Nhung K215011017 Thành viên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 4 năm 2024

Trang 2

ĐỘI THI SỐ [34]

BÀI BIỆN HỘ BẢO VỆ BỊ ĐƠN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN 4

A TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN 4

B TÓM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP 4

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 6

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 6

(A) Có thỏa thuận trọng tài 6

(B) Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài 6

I LUẬT ÁP DỤNG 6

(A) CISG 6

(B) Pháp luật Việt Nam 6

II VINA KHÔNG VI PHẠM HỢP ĐỒNG 7

(A) Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên 7

(1) Số tiền 10% mà VINA cần thanh toán là “tiền trả trước” 7

(2) Thói quen thương mại về thời điểm giao nhận hàng hóa 8

(B) Quyền từ chối nhận hàng của VINA 9

II KIỂM TRA HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 9

III HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG LÀ VI PHẠM CƠ BẢN 11

IV YÊU CẦU CỦA BỊ ĐƠN 13

Trang 4

PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN

A TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN

Đại diện theo pháp luật : /

Địa chỉ : A2 Hamlet, B2 Village, Quận C2, Tỉnh Đồng Nai, Việt

Nam Đại diện theo pháp luật : Nguyen Van A

B TÓM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP

Ngày 12/05/2018, SINGAP gửi Hợp đồng 100 đã có đầy đủ chữ ký của Các Bên qua thư điện tử với các nội dung cơ bản:

- Bên bán: SINGAP; Bên mua: VINA;

- SINGAP bán cho Vina 4.000 tấn hạt điều thô còn vỏ, đơn giá 1.700 USD/tấn, tổng giá trị hợp đồng là 6.800.000 USD

Thời điểm giao

hàng

- Giao hàng chậm nhất vào ngày 15/6/2018

- Theo các hợp đồng trước đó là sau khi bên mua đặt cọc đầy đủ

- Không rõ thời gian cụ thể giao hàng

- Giao trước khi VINA đặt cọc

Giao hàng Từng đợt + chứng từ theo hợp đồng

Tại cảng xếp hàng: kiểm tra bởi cơ quan độc lập

Tại cảng dỡ hàng: Kiểm tra chất lượng hàng hóa bởi VNC dưới sự

có mặt của đại diện bên bán

Đợt 1 + cùng bộ chứng từ thanh toán Tại cảng xếp hàng: Không đề cập Tại cảng dỡ hàng: 18/7/2018

Trang 5

Đại diện của 2 bên cùng kiểm tra bằng mắt thường

- Có sự đồng ý của SINGAP về việc VINA kiểm tra chất lượng trước khi thanh toán thông qua điện thoại

- Thông báo cho SINGAP về tình trạng của hàng hóa - ẩm ướt và chất lượng kém.: ảnh, video

VINA thanh toán hàng hóa theo phương thức DP: 98%

VINA không thanh toán:

- Hàng hóa không đảm bảo chất lượng (đã thông báo lý do vào 18/7/2018)

- Được phép thanh toán toàn bộ chứng sau khi kiểm tra chất lượng hàng hóa

1 Vào ngày 21/7/2018, VINA gửi email thông báo từ chối nhận hàng NOC (Non Objection Certificate) và chấm dứt hợp đồng

2 Tháng 3/2019, SINGAP nộp đơn khởi kiện tại VIAC để yêu cầu VINA phải (i) chịu khoản phạt theo hợp đồng và (ii) chịu chi phí phát sinh từ thiệt hại mà SINGAP phải

gánh chịu

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

VIAC có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên vì: (A) Hai bên có thỏa thuận cụ thể tổ chức giải quyết tranh chấp và (B) Tranh chấp thuộc đối tượng điều chỉnh của Trọng tài

(A) Có thỏa thuận trọng tài

Tại Điều 18 Hợp đồng 100, các bên thỏa thuận trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp cụ thể Thỏa thuận này được thiết lập vào thời điểm giao kết - trước khi có tranh chấp

(B) Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài

Đây là tranh chấp phát sinh từ họat động thương mại (Khoản 1 Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010)

KẾT LUẬN:

VIAC có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

I LUẬT ÁP DỤNG

(A) CISG

3 Các bên không có thỏa thuận luật áp dụng giải quyết tranh chấp Thỏa thuận trọng tài chỉ dừng lại ở việc thỏa thuận về tổ chức giải quyết tranh chấp là VIAC

4 SINGAP (Singapore) và VINA (Việt Nam) có địa điểm kinh doanh tại quốc gia là thành

viên của CISG (Điều 1.1.a CISG).

5 Hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: địa điểm kinh doanh và thuộc đối

tượng điều chỉnh (Điều 2 CISG)

6 Các bên trong hợp đồng là thương nhân của các nước thành viên của CISG 1980

7 Singapore là quốc gia thực hiện bảo lưu theo Điều 1.1.b CISG

8 Tuy nhiên, các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều khoản loại trừ CISG

(Điều 6 CISG) và luật khác điều chỉnh hợp đồng.1

(B) Pháp luật Việt Nam

9 Điều 7 CISG quy định những vấn đề mà CISG không điều chỉnh hoặc điều chỉnh không

cụ thể thì có thể áp dụng những nguyên tắc chung Do đó, PICC và luật quốc gia sẽ được

áp dụng để giải quyết vấn đề

1 ICC Arbitration case no 7660, 23/8/1994, xem thêm tại: < http://cisgw3.law.pace.edu/cases/947660i1.html > truy cập ngày 29/03/2023

Trang 7

10 Điều 24(2) Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC: “ trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất”.

11 Điều 14(2) LTTM quy định “Đối với tranh tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn” Hay Điều 28(1) Luật Mẫu “Tòa trọng tài giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật mà các bên đã lựa chọn áp dụng cho nội dung tranh chấp”.

12 Các bên không có thỏa thuận cụ thể luật áp dụng để giải quyết tranh chấp thì có thể dựa vào pháp luật nơi gắn bó mật thiết hơn với hợp đồng

13 Khi đó, Việt Nam cần được xem xét là nơi gắn bó mật thiết với hợp đồng hơn vì: (i) nơi xét xử các bên lựa chọn tại Việt Nam; (ii) Việt Nam là nơi thực hiện nghĩa vụ đặc trưng của hợp đồng mua bán (nơi thực hiện nghĩa vụ giao hàng và nghĩa vụ thanh toán), iii) Đây là hợp đồng thương mại quốc tế áp dụng INCOTERM

KẾT LUẬN

14 Luật áp dụng giải quyết những vấn đề mà CISG không điều chỉnh hoặc điều chỉnh không

cụ thể là Luật Thương mại 2005

II VINA KHÔNG VI PHẠM HỢP ĐỒNG

(A) Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên

(1) Số tiền 10% mà VINA cần thanh toán là “tiền trả trước”

15 Theo Điều 11 Hợp đồng 100: “The buyer must buy and provide the insurance to the

seller within a week after paid advance amount but must before seller load cargo to the

vessel”.

16 Số tiền 10% mà VINA cần thanh toán trước khi bên bán xếp hàng lên tàu phải là “tiền trả trước” vì:

17 Xét thấy 10% giá trị hợp đồng ở đây cần được hiểu là trả trước Xuất phát từ nguyên nhâu, số tiền này được xác định dựa vào giá trị hợp đồng (10% của tổng giá trị hợp đồng), tức là 10% ở đây là khoản thanh toán trước theo Hợp đồng 100 và 90% còn lại sẽ được thanh toán sau

18 Trong khi đó, đặt cọc theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, số tiền đặt cọc được hiểu là khoản tiền đảm bảo, không dựa vào giá trị hợp đồng Số tiền cụ thể sẽ xác định theo ý chí được cho là đủ đảm bảo của các bên

Trang 8

19 Do đó, dù các bên không trực tiếp khẳng định thỏa thuận này là trả trước Tuy nhiên, dựa vào đặc trưng của trả trước được phân tích tại mục 17 và ý chí các bên Bổ sung thêm cơ

sở pháp lý tại Điều 37 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, nếu không xác định rõ là tiền đặt cọc hay tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước”

20 Vì vậy, cần xem xét số tiền 10% là tiền trả trước dựa trên số lượng thực giao của SINGAP chứ không thể là khoản tiền đặt cọc “xác định” nhằm đảm bảo cho việc thực hiện Hợp đồng 100

21 Do không tồn tại việc đặt cọc, nên khi VINA không chấp nhận giao kết hợp đồng (với bất

kỳ lý do gì) cũng không chịu mất “khoản tiền trả trước” mà phía Nguyên đơn đề cập

(2) Thói quen thương mại về thời điểm giao nhận hàng hóa

22 Căn cứ vào thói quen thương mại giữa các bên tại Hợp đồng 100, bên bán - thực hiện nghĩa vụ giao hàng sau khi bên mua thực hiện thanh toán số tiền 10%

23 Thói quen thương mại được chứng minh dựa vào 2 yếu tố: (1) nội dung rõ ràng và (2) lặp

lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên

24 Sự tồn tại của thói quen thương mại:

(i) tại Điều 15 Hợp đồng 100: “Payment by DP for 98% of the invoice value after minus

advance amount…”, theo hình thức thanh toán DP - bên mua thực hiện thanh toán (trước

khi nhận hàng) sau khi trừ đi khoản tiền thanh toán trước đó;

(ii) tại Điều 11 Hợp đồng 100, việc thanh toán “tiền ứng trước” phải được thực hiện trước

khi bên bán xếp hàng lên tàu

Căn cứ vào Điều 11 và Điều 15 của Hợp đồng 100, giữa hai bên tồn tại một quy tắc ứng

xử có nội dung rõ ràng: SINGAP và VINA biết và phải biết về nghĩa vụ thanh toán trước 10% (điều khoản ngầm định) để kích hoạt nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng

25 Tại 14 hợp đồng vào 2015, 04 hợp đồng 2017 và 03 hợp đồng 98, 99, 100 được thực hiện

nhiều lần về việc thanh toán trước khi giao hàng (theo dữ kiện đề bài).

26 VINA và SINGAP là đối tác thương mại lâu năm

27 Căn cứ vào Điều 12 Luật thương mại 20052, thói quen này được mặc nhiên áp dụng trừ trường hợp có thỏa thuận khác Cụ thể, nội dung tại Điều 12 Hợp đồng 100, thỏa thuận chỉ dừng lại ở thời điểm giao hàng chậm nhất (15/06/2018) Hai bên không thỏa thuận về thời điểm giao hàng - thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ hai bên

2 Điều 12, Luật thương mại 2005:

“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại

đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.”

Trang 9

28 Thời điểm phát sinh nghĩa vụ giao hàng chỉ phát sinh sau khi bên mua đã thanh toán tiền

trả trước dựa trên thói quen thương mại Tức là, SINGAP đã thực hiện giao hàng khi chưa phát sinh nghĩa vụ giao hàng

KẾT LUẬN

29 Số tiền 10% mà VINA thanh toán theo thói quen thương mại là “tiền trả trước”

30 Giữa hai bên tồn tại thói quen thương mại về thời điểm giao nhận hàng hóa

31 Nghĩa vụ giao hàng và thanh toán của các bên chưa phát sinh, bởi nghĩa vụ này chỉ phát sinh sau khi bên mua đã thanh toán tiền trả trước dựa trên thói quen thương mại

(B) Quyền từ chối nhận hàng của VINA

32 Điều 52 CISG quy định nếu người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua

được quyền lựa chọn giữa chấp nhận hoặc từ chối ‘việc giao hàng’ đó.

33 Theo Điều 38 Luật Thương mại 20053, bên mua có quyền không nhận hàng vì: (i) VINA giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận; (ii) Hai bên không thỏa thuận về việc nhận hàng trước thời hạn với bất kỳ lý do nào, chất lượng của hàng hóa không ảnh hưởng đến quyền này

34 SINGAP không có căn cứ để yêu cầu VINA phải thanh toán cho tiền hàng vì: chưa phát sinh nghĩa vụ giao hàng nên nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng 100 cũng chưa được phát sinh và ràng buộc VINA

35 Đây là hợp đồng giao nhận hàng hóa giữa các bên, tức là tồn tại nghĩa vụ đối ứng

36 Khi đó, VINA không vi phạm hợp đồng khi từ chối nhận hàng và từ chối thanh toán cho

lô hàng của SINGAP

KẾT LUẬN

37 Bên mua có quyền từ chối nhận hàng khi bên bán giao hàng trước thời điểm

38 VINA không vi phạm hợp đồng vì chưa phát sinh nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán

II KIỂM TRA HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

39 Vào ngày 18/7/2018, đại diện hai bên tiến hành kiểm tra lô hàng mà không có sự có mặt của VNC - bên giám định tại cảng dỡ hàng được chỉ định trong Hợp đồng 100 Sự vắng mặt của VNC đã được sự đồng ý của SINGAP

3 Điều 38 Luật thương mại 2005:

Trang 10

40 Theo Điều Hợp đồng 100, các bên thỏa thuận tại cảng dỡ hàng hóa kiểm tra chất lượng bởi VNC Tuy nhiên, vào trước ngày 18/7/2018 đã có thỏa thuận thông qua điện thoại -hình thức điện tử về việc để VINA được quyền kiểm tra chất lượng hàng hóa

41 Thỏa thuận này được xem như thay thế cho điều khoản kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Hợp đồng 100, cụ thể: không cần kiểm kê bởi VNC - doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm định

42 Mặc dù, điều khoản hợp đồng có quy định sự thay đổi điều khoản hợp đồng bằng hình thức văn bản Tuy nhiên, không thể căn cứ vào hình thức thỏa thuận mà tuyên bố nội dung thỏa thuận vô hiệu Bởi lẽ, thỏa thuận mang bản chất là giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam

43 Căn cứ vào Điều 117 và Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện giao dịch dân sự và quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, thỏa thuận trên không thuộc trường này

44 Do đó khi một ý chí mới 2 bên đồng thuận xác lập cần được pháp luật tôn trọng, tránh ảnh hưởng hoặc để một bên viện dẫn điều này để hiểu theo hướng bất lợi cho bên còn lại Trong đó, bên có thể chịu bất lợi là VINA

45 Từ đó, VINA có quyền tự kiểm tra chất lượng hàng hóa và VINA cũng đã thiện chí trong việc thông báo cho đại diện bên còn lại để cùng kiểm tra chất lượng hàng hóa

46 Từ ngày 18/7 - 21/7, ngay sau khi kiểm tra hàng hóa tại cảng, SINGAP cũng không có bất kỳ khiếu nại hay yêu cầu VNC giám định lại hàng hóa khi có kết quả kiểm tra hàng hóa của VINA là hàng hóa kém chất lượng

47 Thực tế, sau khi VINA từ chối nhận hàng, SINGAP cũng không có bất kỳ hành vi nào nhằm khắc phục hậu quả Ngoài yêu cầu nhận hàng thì SINGAP cũng không đề xuất bất

kỳ biện pháp nào cùng VINA thiện chí giải quyết vấn đề cơ bản của lô hàng là chất lượng hàng không đạt yêu cầu Khi SINGAP đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì SINGAP không có đủ căn cứ để yêu cầu VINA bồi thường chi phí thuê tàu quá hạn

KẾT LUẬN

48 Kiểm kê hàng tại cảng cho thấy hàng hóa không đảm bảo chất lượng

49 Việc giám định hàng hóa không cần kiểm kê bởi VNC do ý chí 2 bên đồng thuận

Trang 11

III HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG LÀ VI PHẠM CƠ BẢN

Trong trường hợp, nghĩa vụ giao hàng phát sinh vào thời điểm giao hàng chậm nhất - ngày 15/06/2018 Bên mua có quyền từ chối nhận hàng vì bên bán vi phạm cơ bản - giao hàng không

đủ chất lượng theo quy định tại Điều 312.4.b 4

50 Bị đơn từ chối nhận hàng vì hàng hóa không đạt yêu cầu - hàng hóa ẩm ướt và chất lượng kém

51 Điều 25 CISG về vi phạm cơ bản cần đáp ứng có thể hiểu là bên kia gây thiệt hại khiến bên còn lại không đạt được mục đích giao kết

(i) Thiệt hại đáng kể: Số lượng hạt điều thô cần giao của Hợp đồng 100 là rất lớn (4.000

tấn hạt điều thô), lớn hơn tổng số tấn của các hợp đồng vào năm 2015 và năm 2017.5

Hành vi giao hàng kém chất lượng đối với Hợp đồng 100 sẽ gây thiệt hại nặng nề cho Bị đơn

(ii) Yếu tố khả năng tiên liệu: Nguyên đơn và Bị đơn là đối tác làm ăn lâu năm Trước đó,

Nguyên đơn đã có hành vi giao hàng kém chất lượng đối với Hợp đồng 99 Hợp đồng 99

và Hợp đồng 100 đều được thực hiện vào năm 2018 - ở cùng hoàn cảnh tương tự Do đó, Nguyên đơn phải tiên liệu được hành vi vi phạm trên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến

Bị đơn

52 Căn cứ theo Điều 3.13 Luật Thương mại 2005 cũng quy định hàng hóa kém chất lượng sẽ cấu thành hành vi vi phạm cơ bản nếu gây thiệt hại cho VINA đến mức làm cho VINA không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng

53 Vi phạm cơ bản của Nguyên đơn gồm: vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho VINA, VINA không đạt được mục đích giao kết hợp đồng

54 Thứ nhất, Nguyên đơn đã vi phạm hợp đồng Cụ thể vi phạm điều khoản 4, 5, 6 tại Hợp đồng số 100 về chất lượng hàng hóa

55 Thứ hai, việc vi phạm này đã làm VINA không đạt được mục đích giao kết hợp đồng Cụ thể nhu sau:

4 Điều 312, Luật thương mại 2005

‘1 Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

2 Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

3 Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

4 Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.

5 Cụ thể: 04 Hợp đồng vào năm 2015 tổng cộng chỉ 3.500 tấn và 14 hợp đồng vào năm 2017 tổng cộng chỉ 3.100

Ngày đăng: 29/05/2024, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w