Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễnnghị sĩ và một số cơ quan, tổ chức theo quy định của luật.Nhân dân thực hiện quyền sáng kiến pháp luật nếu dự luật thu thập đ
Trang 1Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
nghị sĩ và một số cơ quan, tổ chức theo quy định của luật.Nhân dân thực hiện quyền sáng kiến pháp luật nếu dự luật
thu thập được ít nhất là 50.000 chữ ký của cử tri ủng hộ.Tổng thống phê chuẩn các đạo luật trong vòng 30 ngày
kể từ ngày dự luật được Nghị viện thông qua Trong thời gian phê chuẩn dự luật, Tổng thống có quyển gửi thôngđiệp yêu cầu Nghị viện thảo luận lại dự luật với những lý
do nhất định Nếu sau khi thảo luận lại, Nghị viện vẫnquyết định thông qua dự luật thì Tổng thống buộc phải phê chuẩn Nếu cả hai viện của Nghị viện với đa số tuyệt đối tuyên bố luật có hiệu lực khẩn cấp thì Tổng thống phải phê chuẩn luật đó theo thời hạn quy định trong đạo luật đó Các đạo luật được công bố lập tức sau khi được phê chuẩn
và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày công bố trừ trườnghợp ngày phát sinh hiệu lực đã quy định rõ trong văn bản(Điều 73) Nếu có từ 500.000 cử tri trở lên hoặc có từ 5 Hộiđồng vùng trở lên yêu cầu thì cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tiến hành nhằm bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ đạo luật hoặc văn bản có hiệu lực của luật Đối với các vấn đề về thuế và ngân sách, vấn đề ân xá và đặc xá, vấn đề thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thì không tổ chức trưngcầu dân ý (Điều 75) Các cuộc trưng cầu dân ý chỉ có hiệu
lực khi có trên 50% cử tri bỏ phiếu và có trên 50% cử tri bỏphiếu thuận cho vấn dé được đặt ra Nghị viện có thể uyquyền lập pháp cho Chính phủ trong những lĩnh vực nhấtđịnh và trong những thời gian nhất định Với sự uy quyền
Trang 2Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
của Nghị viện, Chính phủ có thể ban hành những sắc lệnh
có hiệu lực như luật Trong trường hợp cần thiết và khẩn cấp Chính phủ có thể ban hành những sắc lệnh có hiệu lực của luật, tuy nhiên những sắc lệnh này sau đó phải được Nghị viện phê chuẩn trong vòng 60 ngày kể từ ngày công
bố Nếu sau thời han nay mà không được Nghị viện phêchuẩn thì sắc lệnh Chính phủ sẽ mất hiệu lực.
Nghị viện phê chuẩn ngân sách hàng năm và thông qualuật về thực hiện ngân sách do Chính phủ đệ trình Luật
về phê chuẩn ngân sách không thể đặt ra các loại thuế mớicũng như các khoan chi tiêu mới Tất ca các luật kéo theo
sự chi tiêu mới hoặc tăng các khoản chi tiêu đều phải chi
rõ nguồn để bù đắp sự gia tăng chi phí đó Theo quy định tại Điều 82 của Hiến pháp 1947 các viện của Nghị viện có quyền tổ chức điều tra về những vấn đề liên quan đến lợiích quốc gia
Mỗi viện của Nghị viện có 13 Uỷ ban thường trực, mỗi
Uy ban chuyên về một hoặc một số lĩnh vực tương ứng vớicác bộ trong Chính phủ Có một số Uy ban liên kết giữa hai viện của Nghị viện như Uy ban điều tra các vụ việc liên quan đến lợi ích quốc gia Trong các Uy ban có đại diện của các dang phái chính trị khác nhau tương ứng với ty lệ đạidiện của các đảng phái trong Nghị viện Các thành viêncủa Nghị viện có thể là thành viên của Uỷ ban theo sự lựa
chọn của mình, tuy nhiên mỗi thành viên tối đa chỉ có thểtham gia vào hai Uy ban
Trang 3Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
Các nghị sĩ trong mỗi viện tham gia vào các nhóm nghị
sĩ khác nhau, phụ thuộc vào Dang phái chính trị của mình,tuy nhiên cũng có những nhóm nghị sĩ gồm nhiều đẳngphái Thông thường ở Hạ viện mỗi nhóm nghị sĩ không íthơn 20 thành viên, ở Thượng viện môi nhóm nghị sĩ không
ít hơn 10 thành viên.
II CHÍNH PHU
Chính phủ Italia được gọi là Hội đồng bộ trưởng, baogầm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ trưởng Chủtịch Hội đồng Bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm, các thành viên khác của Chính phủ cũng do Tổng thống bổnhiệm theo để nghị của Chu tịch Hội đồng Bộ trưởng (Điều
92 Hiến pháp 1947)
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ trưởng trước khinhậm chức phải thực hiện lễ tuyên thệ trước Tổng thống Chính phủ do Tổng thống thành lập phải được sự tínnhiệm của Thượng viện và Hạ viện Sự tín nhiệm hoặc
không tín nhiệm của hai viện được thể hiện bằng nghịquyết của hai viện Nghị quyết được thông qua với đa sốphiếu thuận của Nghị sĩ ở Hạ viện và Thượng viện Khôngmuộn hơn 10 ngày sau khi thành lập Chính phủ, Tổng
thống phải đệ trình danh sách Chính phủ lên hai viện củaNghị viện để đề nghị Nghị viện phê chuẩn Việc Nghị việnbác bỏ một kiến nghị nào đó của Chính phủ không buộcChính phủ phải giải tán Chính phủ chịu trách nhiệm
Trang 4Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
chính tri trước mỗi viện của Nghị viện
Vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ được đặt ra
khi có ít nhất 1/10 nghị sĩ của một trong hai viện đề nghị
và ký vào dự thảo Nghị quyết bất tín nhiệm Chính phủ
Việc thảo luận về dự thảo Nghị quyết bất tín nhiệm chỉ cóthể thực hiện sau 03 ngày kể từ khi dự thảo được đưa ra (Điều 94 Hiến pháp 1947).
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo và chịu trách nhiệm về đường lối chính trị chung của Chính phủ; đảmbảo sự thống nhất giữa chính trị và hành chính, điều hoàhoạt động của các Bộ trưởng Các Bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ và chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực mình phụ trách Theo quy địnhtại Điều 95 Hiến pháp 1947, Nghị viện sẽ ban hành mộtđạo luật riêng về tổ chức Hội đồng Bộ trưởng trong đó sẽ quy định rõ về Chủ tịch đoàn Hội đồng Bộ trưởng, về số lượng, chức năng và tổ chức của các bộ Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nếu Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng và các Bộ trưởng phạm tội hình sự sẽ bị toà án tưpháp xét xử theo thủ tục tố tụng thông thường với sự đồng
ý của Thượng viện hoặc Hạ viện theo quy định của Hiến pháp và luật Việc truy cứu và xét xử cũng có thể được tiến hành sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Bộtrưởng đã mãn nhiệm (Điều 96 Hiến pháp 1947)
Cơ quan nhà nước (công sở) được thiết lập theo quy địnhcủa luật nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của
Trang 5Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
mình và dam bảo một nền hành chính trong sạch Trongluật về tổ chức công sở sẽ xác định thẩm quyền, chức năng
và trách nhiệm cá nhân của các nhà chức trách Các chức
vụ trong bộ máy hành chính nhà nước sẽ được xác lập theo
nguyên tắc thi tuyển, trừ khi luật có quy định khác Nhiệm
vụ của công chức là phục vụ lợi ích quốc gia (Điều 98 Hiến
pháp 1947) Nếu công chức là thành viên của Nghị viện họchỉ có thể được nâng chức vụ khi đã hết nhiệm kỳ của Nghị
sĩ Đối với các thẩm phán, cán bộ (sĩ quan) quân sự tại chức,
các sĩ quan và nhân viên cảnh sát, các quan chức và nhânviên ngoại giao, các đại diện lãnh sự quan ở nước ngoài có
thể bị hạn chế quyền tham gia các đảng phái chính trị.
Tham quyển của Chính phủ không được quy định cu thể trong Hiến pháp, tuy nhiên trên thực tế Chính phủ với
tư cách cơ quan hành chính nhà nước cao nhất có toàn
quyền thực hiện chức năng hành phap” Theo Điều 76 va
77 Hiến pháp 1947 Chính phủ có quyền lập pháp nếu đượcNghị viện uy quyền Khi được Nghị viện uỷ quyền Chínhphủ có quyền ban hành sắc lệnh có hiệu lực của luật.
Chính phủ Italia có 20 Bộ bao gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại
giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Ngânkhố, Bộ Kế hoạch kinh tế, Bộ Nông nghiệp và lâm nghiệp,
© Xem Luật hiến pháp nước ngoài, tập 3 (phần riêng) do Strashun V A chủ biên, Nxb BEK 1997, tr.311 (tiếng Nga).
Trang 6Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
Bộ Công thương, Bộ Ngoại thương, Bộ Du lịch, Bộ Dịch vụcông, Bộ Giao thông và hàng không dân dụng, Bộ Hàng
hải, Bộ Bưu chính và viễn thông, Bộ Giáo dục, Bộ Lao
động và an sinh xã hội, Bộ Y tế và sức khoẻ, Bộ Văn hoá
Hệ thống toa án tư pháp bao gồm các toà an thẩm quyền chung giải quyết các vụ án hình sự và dân sự baogồm cả các toà hoà giải - giải quyết các vụ dân sự nhỏ
(Court of Peace), toà án quận, toà án tỉnh; toà đại hình(100 toà đại hình) và 36 toà phúc thẩm đại hình và cao
nhất là toà phá án Ngoài ra, còn có các toà án đặc biệt như
toà án vị thành niên, toà án về giải quyết các vụ việc sửdụng nguồn nước công cộng, toà án quân sự
Các toà án hoạt động ở 23 khu vực, các khu vực nàykhông trùng với các đơn vị hành chính lãnh thổ.
Toa hoà giải
Tòa hoà giải giải quyết các vụ án dân sự nhỏ, chủ yếu
Trang 7Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
là hoà giải Tham phan ở Toà hoà giải không được trả lương và không cần phải có bằng luật Ở mỗi công xã có một, thẩm phán hoà giải được lựa chọn từ những người trong công xã, từ 25 tuổi trở lên có khả năng độc lập thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp dân sự nhỏ Tham phán toà hoà giải do Hội đồng thẩm phán trung ương bổ nhiệm với nhiệm kỳ 03 năm và có thể được tái bổ nhiệm.
Toa an quận (gọi la Pretura)
Toà án quận xử phúc thẩm các vụ việc mà Toa hoà giải
đã xét xử sơ thẩm, đồng thời xét xử sơ thẩm các vụ án dân
sự có giá trị tài sản không lớn, các tranh chấp lao động, cáctranh chấp về bảo hiểm xã hội, các vụ án hình sự mà hình phạt không quá 03 năm tù giam va phạt tiền Ở Italia có
khoảng 1000 toà án quận
Toà an tinh (gọi là Tribunal)
Toà án tỉnh xét xử phúc thẩm các bản án bị khángnghị, kháng cáo do toà án quận xét xử đồng thời xét xử sơthẩm một khối lượng lớn các vụ án dân sự và hình sự không thuộc thẩm quyền của toà án quận và toà đại hình Trong các phiên toà của toà án tỉnh có 03 thẩm phán Các thẩm phán hàng năm thay phiên được bổ nhiệm làm thẩm phán điều tra, thẩm phán xét xử và thẩm phán áp dụng
hình phạt Trong các Toà án tỉnh (Tribunal) có các phân
Trang 8Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
toà hình sự, dân sự, lao động Trên lãnh thổ Italia có 150toà án tỉnh
Toà phúc thẩm
Toà phúc thẩm được đặt ở các khu vực để xét xử phúc thẩm cho các bản án toà án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm bị kháng nghị, kháng cáo Các phiên toà của Toà phúc thẩm
bao gồm ba thẩm phán Toà phúc thẩm có các phân toà hình sự, dân sự, lao động, chi nhánh điều tra Trong các toà phúc thẩm từ năm 1934 thành lập thêm Toà vị thành niên
để xét xử các vị thành niên vi phạm pháp luật.
Toà đại hình va Toà phúc thẩm dại hình
Trong các khu vực (Region) một hoặc một số toà đại
hình và phúc thẩm đại hình được thành lập để xét xử các
vụ đại hình thông thường là các vụ án giết người Toà đại hình có 2 thẩm phán chuyên nghiệp và 06 thẩm phán nhân dân Các thẩm phán nhân dân phải là công dân Italia, ở độ
tuổi từ 30 đến 65, ít nhất phải tốt nghiệp phổ thông trung
học, có đạo đức tốt Những luật gia chuyên nghiệp, các sĩquan quân đội, các công chức ngành cảnh sát, các cố đạo, các bộ trưởng, thứ trưởng, các thành viên của Hội đồng địaphương và các nghị sĩ và một số chức vụ khác theo quy
định của luật không thé là thẩm phán nhân dân G Italia
có 100 Toà đại hình và 36 Toà phúc thẩm đại hình.
Trang 9Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - ly luận và thực tiễn
Toa pha an
Toà án cấp cao nhất ở Italia là Toa phá án Toà phá án
có khoảng 300 thẩm phán Toà phá án có chức năng đảm bảo
sự xét xử thống nhất trong tổ chức và hoạt động của toà án, giai quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các toà Toà phá
án có thể xem xét các kháng nghị, kháng cáo các bản án của toà phúc thẩm Toà phá án có 03 phân toà hình sự và 03phân toà dân sự Các phiên toà của toà phá án bao gồm mộthội đồng 07 thẩm phán, các vụ việc phức tạp có thể được xem xét bởi hội đồng 15 thẩm phán Trong Toà phá án có sự tham
dự của Viện trưởng và các Phó viện trưởng Viện công tố",
2 Toà án Hiến pháp
Đạo luật về tổ chức Toà án Hiến pháp được ban hànhnăm 1953 Toà án Hiến pháp bao gồm 15 thẩm phán, trong
đó 1/3 do Tổng thống bổ nhiệm, 1/3 do Nghị viện bổ nhiệm
và 1/3 do Toà án tư pháp và hành chính tối cao bổ nhiệm.Nhiệm kỳ của thẩm phán Toà án Hiến pháp là 09 năm và không thể được tái bổ nhiệm Theo quy định của Hiến pháp,Chánh án Toà án Hiến pháp do các thẩm phán Toà án Hiếnpháp bầu ra với nhiệm kỳ 03 năm và có thể được bầu lại chođến khi hết nhiệm kỳ của thẩm phán Toà án Hiến pháp.Thẩm phán Toà án Hiến pháp có thể được lựa chọn từ các thẩm phán Toà án tư pháp hoặc hành chính đương
® Sách đã dan, tr 327.
Trang 10Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
chức hoặc đã về hưu, các giáo sư luật, các luật sư trên 20năm thâm niên nghề nghiệp Các thẩm phán Toà án Hiến pháp không thể đồng thời là nghị sĩ, thành viên của các Hội đồng địa phương hành nghề luật sư hoặc giữ các chức
vụ khác”',
Toà án Hiến pháp Italia có thẩm quyền giải quyết các
9
vu Uiệc sau đây:
- Xem xét tính hợp hiến của các luật và các văn bản có
hiệu lực như luật Theo Điều 136 Hiến pháp năm 1947 khi
Toà án Hiến pháp tuyên bố một đạo luật hoặc văn bản có
hiệu lực của luật nào đó vi hiến thì văn bản đó chấm dứthiệu lực kể từ thời điểm Toà án Hiến pháp cống bố quyếtđịnh của mình;
- Giải quyết xung đột thẩm quyền giữa các nhánhquyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp và xung độtthẩm quyển giữa chính quyền trung ương và chính quyềnvùng, giữa chính quyền các vùng với nhau;
- Xem xét việc đàn hạch Tổng thống theo quy định củaHiến pháp;
- Xem xét, giải quyết yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý
về bãi bỏ một đạo luật
® Sách đã dan, tr.317.
Trang 11Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - l luận và thực tiễn
3 Toa án hành chính
Toà án hành chính ở Italia được thành lập trên cơ sở
Luật về Hội đồng nhà nước năm 1924 và Luật về tổ chức
toà án hành chính vùng năm 1974.
Hội đồng nhà nước
Theo Luật về Hội đồng nhà nước năm 1924 và Điều 100
Hiến pháp năm 1947, Hội đồng nhà nước là cơ quan thammưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tư pháp và hành chính,
đồng thời là cơ quan xét xử hành chính tối cao
Với tư cách là cơ quan tham mưu của Chính phủ, Hội
đồng nhà nước đưa ra kết luận về các dự thảo luật và dựthảo các văn bản pháp luật khác Các kết luận về các dự luậtHội đồng nhà nước gửi cho Chính phủ và các bộ Theo yêu cầu của Chính phủ, Hội đồng nhà nước có thể soạn thảo một
số dự luật và dự thảo các văn bản pháp luật khác Trong
trường hợp các dự luật và du thao sắc lệnh do các cơ quan
khác soạn thảo được Hội đồng nhà nước xem xét và cho ýkiến thông thường các văn bản đó khi chỉnh lý lại thường cócông thức bắt buộc: “theo ý biến của Hội đồng nha nước”),
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhà nước được thực hiện theo Luật 1924, tuy nhiên tổ chức này được thành lập
® Sách đã dan, tr 391.
Trang 12Tố chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
ở Italia từ năm 1859 Hội đồng nhà nước của Italia hiện nay có 74 cố vấn nhà nước do Tổng thống bổ nhiệm.
Cúc toà án hành chính sơ thẩm
Các toà án hành chính sơ thấm được thành lập ở cấp vùng bắt đầu hoạt động từ năm 1974 Các Toà án hành chính vùng gồm có Chánh án và 05 thẩm phán Các phiên
toà hành chính bao gồm 03 thẩm phán chuyên nghiệp Các
bản án sơ thẩm của toà hành chính có thể được xét xử phúc thẩm bởi Hội đồng nhà nước - Toà án hành chính tối cao.
4 Toà kiểm toán
Theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Toà kiểm toán có chức năng kiểm tra trước tính hợp pháp của các văn bản của Chính phủ và kiểm tra sau quá trình thực hiện ngânsách nhà nước Trong các trưởng hợp và theo các hình thức
mà luật quy định Toà kiểm toán tham gia thực hiện kiểmtra hoạt động tài chính của các cơ quan nhà nước và báocáo kết quả kiểm tra với hai viện của Nghị viện Toà kiểm toán không những kiểm tra hoạt động tài chính của cd
quan nhà nước trung ương mà còn kiểm toán hoạt động của
các cơ quan nhà nước địa phương Từ năm 1982 Toà kiểm
toán kiểm tra hoạt động tài chính của các tỉnh và các công
xã có dân số từ 8.000 dân trở lên Toà kiểm toán được tổ chức và hoạt động theo Luật về tổ chức Toà kiểm toán
1934 Toà kiểm toán gồm có 20 phân toà xét xử và 31 phân
Trang 13Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
toà kiểm tra trong đó có 10 phân toà xét xử được tổ chứctheo phương pháp tan quyền (cơ quan của trung ương đặttại địa phương), họ hoạt động ở các vùng và các tỉnh Một
nửa số phân toà thực hiện chức năng kiểm tra cũng được
tổ chức theo phương pháp tản quyền đặt trụ sở tại các thành phố chính của vùng Toà kiểm toán có biên chế 3400 công chức trong đó có 450 thẩm phan”.
V CÁC CƠ QUAN BO TRỢ
1 Hội đồng quốc gia về kinh tế và lao động
Theo quy định tại Điều 99 Hiến pháp Itala năm 1947,
Hội đồng quốc gia về kinh tế và lao động là cơ quan tham mưucho hai viện của Nghị viện và Chính phủ và có quyền sángkiến lập pháp về các vấn dé kinh tế và xã hội Chức năng của
Hội đồng quốc gia về kinh tế và xã hội được quy định trongLuật tổ chức Hội đồng quốc gia về kinh tế và xã hội 1986 Theo quy định của Luật này, Hội đồng có chức năng:
- Tham mưu cho Nghị viện và Chính phủ các chính
sách về kinh tế và xã hội;
- Trình các dự luật về kinh tế và xã hội;
- Theo yêu cầu của Nghị viện hoặc theo sáng kiến của
mình tiến hành điều tra các vấn đề về kinh tế, xã hội;
® Sách đã dẫn, tr 322
Trang 14Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
- Xem xét, thẩm tra các báo cáo liên quan đến chi tiêungân sách nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của các
bộ ngành và Chính phủ
Cơ cấu của Hội đồng kinh tế va xã hội bao gồm các chuyên gia và những người đại diện cho các thành phần kinh tế trong
số đó có 19 chuyên gia do Tổng thống bổ nhiệm, 04 chuyên gia
do Thủ tướng bổ nhiệm, 99 thành viên còn lại của Hội đồngđại diện cho quyền lợi của công nhân, nông dân, công chứcthuộc các thành phần kinh tế công và tư Trong số đó có 44người đại diện cho những người lao động (công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại, ngân hàng và lĩnh vực tín dụng, bảohiểm); 18 người đại diện cho các nghề nghiệp độc lập (05 ngườiđại điện cho các chu sở hữu đất tư nhân, 05 người đại diện cholĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, 04 người đại diện cho các hợp tác xã sản xuất và tiêu dùng, 4 người đại diện cho nghề tự do.Khối đại diện cho các doanh nghiệp cũng được phân chia theocác thành phần kinh tế (04 người đại diện cho nông nghiệp,
14 người đại diện cho công nghiệp, 07 người đại diện cho lĩnh
vực du lịch, thương mai và các lĩnh vực khác, 01 người dai
diện cho các công ty cực lớn đặt dưới sự kiểm tra của nhà nước
và người cuối cùng đại diện cho trẻ mồ côi.
Các thành viên Hội đồng kinh tế được bể nhiệm với
nhiệm kỳ 05 năm, các thành viên này không thể đồng thời
là nghị sĩ, thành viên của Chính phủ, thành viên của Hộiđồng vùng hoặc thành viên cơ quan hành chính vùng?',
® Xem: Sách đã dân, tr 323.
Trang 15Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
2 Hội đồng thẩm phán téi cao
Hội đồng thẩm phán tối cao ở Italia được thành lập lần đầu tiên vào năm 1907 Địa vị pháp lý của Hội đồng thẩmphán tối cao được quy định tại Điều 104 và Điều 105 củaHiến pháp 1947 và Luật về Hội đồng thẩm phán tối cao
1975 Hội đồng thẩm phán tối cao quản lý và thiết lập kỷ luật đối với toàn bộ đội ngũ thẩm phán và công tố viên Chức năng của Hội đồng thẩm phán tối cao là bổ nhiệm, thay đối vị trí công tác, thăng giáng chức vụ, địa vị công tác của các thẩm phán Hội đồng thẩm phán tối cao có quyền
đệ trình dự án luật về lĩnh vực của mình Hội đồng thẩm phán cũng có quyền đề cử các giáo sư, các luật sư để bổ nhiệm thẩm phán toà phá án.
Khi mới thành lập, Hội đồng thẩm phán tối cao chỉ có
24 thành viên, trong đó có 03 thành viên theo chức vụ của
mình là thành viên đương nhiên gồm Tổng thông nước cộng hoà giữ chức Chủ tịch Hội đồng thẩm phán tối cao,
hai thành viên đương nhiên khác là Chánh án toà phá án
(Toà án tối cao) và Viện trưởng Viện công tố của Toà án tốicao, các thành viên còn lại là thành viên bầu Sau cải cách
1975, thành viên được bầu của Hội đồng thẩm phán tối cao
được tăng từ 21 lên 30, trong đó 20 thành viên do các thẩmphán bầu và 10 thành viên do Nghị viện bầu Nhiệm kỳcủa Hội déng thẩm phán tối cao là 04 năm, các thành viên của Hội đồng có thể được bầu lại.
Trang 16Chương VI
CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIẾN
CUA NHÀ NƯỚC TU SAN
| KHÁI NIEM CO QUAN BẢO HIẾN
Bất ky quốc gia nào xây dung nhà nước pháp quyềncũng phải bảo vệ Hiến pháp vì đó là đạo luật cơ bản của
nhà nước, được xây dựng với một thủ tục đặc biệt, quy địnhnhững vấn đề cơ bản nhất mang tính nguyên tắc của toàn
bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia
Trên thế giới có nhiều mô hình cơ quan bảo hiến, tuynhiên chúng ta có thể sắp xếp chúng thành ba mô hình cơbản sau đây:
- Toà dn tôi cao va toà an các cấp có chức năng bao véHiến pháp - Mô hình Hoa ky (Hoa Ky, Argentina, Mexico,
Hy Lap, Uc, An Độ, Nhật Ban, Thuy Điển, Dan Mach ).
Trong mô hình này một số nước quy định chỉ có Toà án tốicao mới có chức năng bảo vệ Hiến pháp (Gana, Namibia,Papua New Guinea, Srilanka, Estonia );
- Thanh lập Toa dn Hiến pháp (Constitutional court)
Trang 17Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
hoặc Hội đồng bảo hiến (Constitutional Counsil) để bảo uệ Hiến pháp - Mô bình lục địa châu Âu (Áo, Italia Đức, Nga,
Pháp, Ukrain, Ba Lan, Thái Lan, Campuchia ) Tuy
nhiên, trong các nước lục dia châu Âu có Bồ Dao Nha,Switzerland là hai nước kết hợp ca mô hình của Hoa Ky vàlục địa châu Âu );
- Cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bdo hiến (ViệtNam, Trung Quốc, Cu Ba )
II MÔ HÌNH TOA ÁN TÔI CAO VA TOA ÁN CÁC CAP CÓ
CHỨC NANG BẢO HIẾN (MÔ HÌNH HOA KY)
1 Lịch sử hình thành và phát triển
Đây là mô hình bao hiến phi tập trung (Decentralisedconstitutional control) Mô hình bảo hiến phi tập trungđược xây dựng trên cơ sở học thuyết phân chia và kiểm chếđốt trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và
tư pháp Theo quan điểm của học thuyết này, hệ thống các
cơ quan toà ân không những có chức năng xét xử các hành
vi vi phạm pháp luật của các công dân mà còn có chức năng
kiểm soát, hạn chế quyền lực của các cơ quan lập pháp vàhành pháp Theo đó, khi Tổng thống ban hành một sắc
lệnh, Chính phủ ban hành một nghị định, Nghị viện banhành một văn bản luật trái với nội dung hay tỉnh thần củaHiến pháp thì phải có một cơ quan nào đó làm vô hiệu hoácác văn bản này Cơ quan làm được chức năng này phải là
Trang 18Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
một cơ quan độc lập với lập pháp và hành pháp Theo tư
duy lôgíc có thể thấy ngay rằng chỉ có toà án mới có thểgánh vác được công việc này Là một quốc gia xây dựng bộmáy nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực một cách rạch ròi, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới traocho các toà án quyền phán quyết về tính hợp hiến của cácvăn bản luật và văn bản dưới luật Mặc dù trong Hiến phápHoa Kỳ không có quy định nào trao cho Toà án quyền giámsát tính hợp hiến của các văn bản luật và dưới luật, tuynhiên quyền giám sát Hiến pháp của Toà án tối cao Hợpchủng quốc Hoa Ky là một trong những nét đặc sắc của nền chính trị Hoa Kỳ” Việc toà án phán quyết tính hợp hiếncủa các văn bản luật và văn bản đưới luật được xác địnhsau vụ án nổi tiếng của nước Mỹ - vụ án Marbury vàMadison năm 1803 Ngay trước khi rời khỏi vị trí tháng 3năm 1801, Tổng thống John Adam đã cố gắng bổ nhiệmnhững người của đảng mình vào những vị trí mới trongngành tư pháp Tổng thống mới, Thomas Jefferson đã rất bất bình với hành động mà ông cho là đã lạm dụng quyền lực, Sau khi phát hiện ra một số bổ nhiệm chưa được thựchiện, ông đã ra lệnh cho Bộ trưởng ngoại giao của mình làJames Madison bãi bỏ các sự bổ nhiệm đó William Marbury, một trong những người được bổ nhiệm bị bãi bỏ,
đã kiện yêu cầu toà án buộc ông James Madison tuân thủ
© Xem: La presidence americain - Marie - France Toinet,
Montrestien E.J.A 1991, p 7.
Trang 19Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - l luận và thực tiễn
các quyết định bổ nhiệm họ làm thẩm phán của Tổng thống John Adams Ông cho rằng Đạo luật tư pháp năm1789 đãtrao cho Toà án tối cao liên bang quyền ban hanh lệnh yêucầu một quan chức chính quyền thực hiện nghĩa vụ của họ.Ông muôn Toà án tối cao buộc Madison chấp nhận việc bổnhiệm chính đáng của mình Vụ ân này đã đặt Toà án tốicao vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan Nếu Toà án yêu
cầu cơ quan hành pháp trao quyền cho Marbury thì rất cóthể Tổng thống sẽ từ chối và uy tín của Toà án tối cao vì thế có thể sẽ giảm sút Còn ngược lại, nếu Toà án khước từ yêu cầu này thi vô hinh chung đã công khai thừa nhận tưpháp không có quyền gì đối với hành pháp Tuy nhiên,
trong tình thế tưởng chừng bế tắc đó, Chánh án Toà án tối
cao John Marshall (1755-1835) với sự thông thái của minh
đã đưa ra một quyết định sáng suốt với sự giải thích mà
sau này đã trở thành một dấu ấn trong lịch sử Hiến phápHoa Ky Marshall đã tuyên bố Toà án t6i cao hiên bangkhông có quyền giải quyết vấn đề này, mặc dù Mục 13 của
Đạo luật tư pháp liên bang trao cho toà án thẩm quyền
trong lĩnh vực đó nhưng quy định này trái với Điều 3 của
Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 Ông cho rằng Hiến pháp là luật
cơ bản của nhà nước và có hiệu lực pháp lý tối cao, vì vậykhi một đạo luật thông thường trái với Hiến pháp thì đạoluật đó phải bị tuyên bố là vô hiéu”
® Xem: TS Vũ Đăng Hinh (Chủ biên); Hệ thống chính tri Mỹ,
Nxb Khoa học xã hội, H 2001, tr.184.
Trang 20Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
Giải quyết vụ án Marbury - Madison 1803, Chdnh an Toà
an tôi cao Marshall đã đưa ra các tuyên bố sau:
- Hiến pháp là luật tối cao của đất nước;
- Những luật hay quyết định được đưa ra bởi cơ quanlập pháp là một bộ phận của Hiến pháp và không được tráivới Hiến pháp;
- Thấm phán, người đã từng tuyên thé bảo vệ Hiếnpháp, phải tuyên bố huỷ bỏ những luật, lệ quy định nàocủa cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp”.
Ba tuyên bố trên đây đã xác lập chức năng bảo hiến của
toà án và quyền tài phần của toà án về các quyết định củalập pháp và hành pháp liên quan đến Hiến pháp Vớinhững tuyên bố trên đây và những đóng góp lớn lao chongành tư pháp, John Marshall được coi là Chánh án toà tối cao vĩ đại nhất của Hoa Ky® Bằng những ý kiến sinh động, đầy sức thuyết phục và quyết tâm xây dựng cho bằng đượcmột chính quyền liên bang vững mạnh, ông đã có công đưaToà án tối cao liên bang trở thành một bộ phận thứ ba,quan trọng trong bộ ba kiểm soát và cân đối mọi vấn đề của đất nước, không bị rơi vào tình trạng chỉ như một hình
® Xem: TS Lê Vinh Danh, Chính sách công cua Hoa Kỳ giai
đoạn 1935- 2001, Nxb Thông kê, H 2001, tr 42.
® Xem: 42 đời Tổng thống Hoa Kỳ - William A Degregorio, Nxb
Chính trị quốc gia, H 2001, tr 88.
Trang 21Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - l luận và thực tiễn
bóng, tồn tại mà như không tổn tai”
Ông đã củng cố và tăng cường thêm ảnh hưởng của Toà
án khi quyết định xoá bỏ thông lệ mỗi thẩm phán đều nêu
ra một ý kiến riêng, thay vào đó, ông quyết định chỉ chọnlấy một thẩm phán duy nhất phát ngôn cho ý kiến đa số, mặc dù có những ý kiến bất đồng Ông đã đóng góp 2 trong
số những quyết định quan trọng nhất mà Toà án tối cao
Hoa Ky đã đưa ra: Vụ án Marbury v Madison 1803 đã tạo
ra tiền lệ là Toà án tối cao liên bang có quyền xem xét lại
và tuyên bố một đạo luật nào đó do Quốc hội thông qua là
vi hiến và làm vô hiệu hoá đạo luật đó Với vụ án MeCulloch v Maryland (1819) ông đã khẳng định Ngân hàng Hợp chủng quốc Hoa Ky (Bank of United States) nam dưới
sự lãnh dao của Quốc„hội Hoa Ky là không trái với Hiến
pháp và quyết định này đã góp phần tạo nên nền tảng Hiến
pháp cho chế độ phúc lợi xã hội của thế ky XX sau này.Năm 1850, trên cơ sở tiền lệ của vụ án Marbury V.Madison, căn cứ vào quy định của Hiến pháp, Toà án tối cao
Hoa Ky đã tuyên bố bác bỏ những biểu quyết của Quốc hộinhằm duy trì chế độ nô lệ cho miền Nam Trong giai đoạn
1861 - 1937, Toà án tối cao Hoa Kỳ đã tiếp tục làm vô hiệuhoá 72 dự luật của Quốc hội và hàng trăm luật khác của các
tiểu bang Tính tối cao của Hiến pháp được bảo vệ ngay
trong cả giai đoạn nước Mỹ tiến hành công nghiệp hoá,
Ð Xem: Sách đã dẫn, tr 89.
Trang 22Tổ chức và hoạt động của bộ máu nhà nước tư sản
hiện đại hoá đất nước Một số văn bản luật trong thời kỳ
này mâu thuẫn với Hiến pháp cũng bị Toà án tối cao Hoa
Kỳ tuyên bố là vi hiến như Luật phục hồi công nghiệp quốc
gia, Luật điều chỉnh nông nghiệp và nhiều dự án luật kháctrong chương trình ca gói do F D Roosevelt khởi xướng!'.Quyền bảo hiến của Toà án Hoa Kỳ không những đượcthể hiện bởi việc xem xét và tuyên bố bất kỳ một đạo luật nào đó do Quốc hội làm ra là vi hiến mà còn thể hiện ở việc
có quyền xem xét và tuyên bố bất kỳ một quyết định nào
đó của Tổng thống và Chính phủ là vi hiến Năm 1952 Toà
án tối cao liên bang đã tuyên bố rằng việc Tổng thống
Truman ra lệnh trưng dụng ngành công nghiệp thép là vì
hiến vì đã vượt quá thấm quyền mà Hiến pháp xác định.Toà án tối cao Hoa Kỳ cũng đã xem xét hành động tráiHiến pháp của Tổng thống Nixon khi ông này quyết định
sử dụng trái mục đích những khoản tiền mà Quốc hội đãphân bổ dé chi dùng cho việc ban hành những đạo luật đặcbiệt Đặc biệt, năm 1974 trong vụ án Watergate vai trò của
Toà án tối cao đã nổi bật trong việc ra quyết định buộc Tổng thống Nixon phải nộp các tài liệu liên quan đến vụWatergate, mặc dù Nixon đã phải dùng đến chiêu bài cuốicùng là đặc quyền của Tổng thống trong việc giữ bí mật các
TM Xem: TS Lé Vinh Danh, Chính sách công của Hoa Ky giai
đoạn 1935 - 2001, Nxb Thống kê, H 2001, tr 42.
Trang 23Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
tài liệu của mình theo quy định tại Chương II của Hiếnpháp Chính quyết định này của Toà án tối cao đã mởđường cho Quốc hội với thủ tục đàn hạch (impeachment)cách chức Tổng thống trước thời hạn Toà án cũng có thẩmquyền ban hành các bản án, quyết định chống lại các cơquan hành pháp khi họ vi phạm pháp luật Năm 1971, Toa
án tối cao liên bang đã xác nhận quyền của tờ báo “NewYork Times” được quyển xuất bản các bản báo cáo của Lầunăm góc do Daniel Ellsburg, nhân viên của Bộ Quốc phòngchấp bút, bất chấp sự phản đối từ phía Chính phú Hoa Kỳ
Mô hình bảo hiến của Hoa Ky là một mô hình giám sátchính quyền bằng tư pháp (Judicial review) có hiệu quả cao, bởi sự giám sát này thường bắt đầu bằng việc giải quyết một vụ việc cụ thể tại toà án nên được gọi la Concrete judi- cial review (giám sát cụ thể) Dần dần mô hình này đã xuấthiện ở nhiều nước khác như Canada, Mexico, Argentina,
Ức, Hylạp, Nhật bản, Thụy Điển Mô hình giám sát cụ thểcủa Hoa Ky rất có hiệu quả bởi nó tạo ra các án lệ buộc cáctoà án cấp dưới phải thực hiện khi gặp trường hợp tương tu
Cũng cần phải lưu ý rằng, trong một nhà nước áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm chế đối trọng giữacác nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp như
Hoa Ky thì việc quán triệt nguyên tắc này chính là thực hiện
cơ chế chung để bảo vệ Hiến pháp Khi một dự luật có nguy
cơ vi hiến thì Tổng thống có thể phủ quyết dự luật đó; khi Tổng thống thực thi một chính sách phiêu lưu hoặc lạm dụng
Trang 24Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
quyền lực thì Quốc hội có thể kiểm chế Tổng thống bằng việc không thông qua ngân sách để Tổng thống không có phương tiện thực thi chính sách đó hoặc xét xử Tổng thống theo thủ tục đàn hạch Trung thành với quan điểm đảm bảo sự độc lậpcủa ngành tư pháp đối với lập pháp và hành pháp là điềukiện tiên quyết để xây dựng cơ chế tư pháp giám sát chínhquyền Charles De Secondat Mongtesquleu cha dé của
thuyết phân chia quyền lực đã hoàn toàn đúng khi ông viếtrằng: “Sẽ không có tự do nếu quyền tư pháp không tách biệtkhối ngành lập pháp va hành pháp”)
Khang định diéu này, Thomas Jefferson - một trong những nha lập hiến Hoa Ky cũng đã từng phát biểu: “Hiến
pháp xác lập sự phôi hợp nhưng độc lập cua ba nhánhquyền lực nhà nước lập pháp, hành pháp va tư pháp Trong qua trình hoạt động, không nhánh quyền lực nào quản lynhánh quyền lực nào, va điều này tạo nên những xây dựngtrên tinh than khac biệt va đối trọng Chính từ những xây dung trên cơ sở của những hoạt động độc lập va có thể khdc biệt, chính quyền hạn chế được điều ác hơn là khi có một thiết chế bao trùm quyền lực lên cdc thiết chế bhác”®,
® Mongtesquieu Charles De Secondat Tinh thần phúp luật (De
L, Esprit de lois), Nxb Giáo dục, Trường đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn - Khoa luật, 1996, tr 101.
® TS Lê Vinh Danh, Chính sách công cua Hoa Kỳ giai đoạn
1935 - 2001, Nxb Thống kê, H 2001, tr 42.
Trang 25Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiến
Độc lập với nhau, nhưng có thể kiểm chế và đối trọng để dam bao sự cần bằng quyền lực giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp là một trong những bí quyết đảm bảo cho Hiến pháp Hoa Kỳ có một sức sống bền bỉ Để đảm
bảo cho tư pháp có thể độc lập với lập pháp và hành pháp, các nhà lập hiến Hoa Kỳ đã đảm bảo cho các thẩm phán hai điều kiện cơ bản là được bố nhiệm suốt đời” và được
“hưởng một khoản lương bồng ma sẽ không bao giờ bị sụt
- Tất ca các toà án đều có quyền xem xét tính hợp hiên
của các đạo luật
O Mỹ và những nước 4p dụng theo mô hình của Mỹ tất
cả các cơ quan toà án đều có quyền xem xét tính hợp hiến
” Điều II, khoản 4 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: “Các thẩm pháncủa Toà an tôi cao va các toà dn liên bang cấp dưới trực thuộc sẽ giữ
chức vu của mình uĩnh vién trong suốt thời gian có hành vi chính
dang va chi bi cách chức khi bị bêt tội phan quốc, nhận hồi lộ hay phạm các tội phạm nghiêm trọng hoặc phạm tội ở mức độ nghiêm
trọng khúc”.
® Hiến pháp Hoa Ky, Điều 3, khoản 1.
Trang 26Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
của một đạo luật khi trong một vụ việc họ phai áp dụng đạoluật đó Toà án có quyền không áp dụng đạo luật đó khi có
cơ sở chắc chắn rằng nó không phù hợp với Hiến pháp.
- Quyền bao hiến gan uới viéc giới quyết một vu viéc cụ
thé (Concrete judicial review)
Quyền giám sát tư pháp về tinh hợp hiến của một đạo luật dù được thực hiện ở Toà án tối cao hoặc toà án cấp thấp đều phải được thực hiện trong điều kiện của một vụ kiện tụng cụ thể khi mà vấn đề hợp hiến của đạo luật có liên quan và cần thiết trong việc giải quyết vụ việc đó.
- Quyền bao hiến chi được xem xét khi có sự liên quan trực tiếp đến quyền va lợi ích của đương sự đề nghị xem xét tính hợp hiến của đạo luật đó.
Quy định này được Toà án tối cao giải thích là nếu không có những quy định này thì phạm vi quyền giám sát
sẽ rất rộng và mang tính trừu tượng, sẽ kém hiệu qua.
- Toà an chỉ tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi sự bất
hợp hiến của đạo luật đó được chứng minh rõ ràng va
không thể phủ nhận được.
Trong vụ án Fletcher v Peck (1910) Chánh án Toà án
tối cao Hoa kỳ John Marshall đã khẳng định rang sự trái
ngược của Hiến pháp và một đạo luật chỉ được xem xét trong điều kiện các thẩm phán thấy sự trái ngược đó một cách rõ ràng và toà án chỉ tuyên bố một đạo luật là vi hiến
Trang 27Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
khi sự tuyên bố đó là hoàn toàn cần thiết để giải quyết vụ
án Điều này cũng có nghĩa là Toà án sẽ không xem xéttính hợp hiến của một đạo luật nếu Toà án có cách kháclàm thoa mãn yêu cầu của đương sự
- Toà dn hhông xem xét vén dé hợp hiến cua một daoluật khi đạo luật đó liên quan đến một số uấn đề chính trịnhư tổ chức công quyên va van dé ngoại giao
Các toà án ở Hoa Ky kể cả Toà án tối cao sẽ không xemxét tính hợp hiến của một đạo luật, nếu đạo luật đó liênquan đến các vấn đề chính trị như công việc đối nội, đối
ngoại của Chính phủ, hình thức tổ chức quyền lực của cáctiểu bang, mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực của nhà nước liên bang và các tiểu bang Tuy nhiên, Toà án tối caocủa liên bang lại có quyền xem xét một vấn dé nào đó cóphai là vấn đề chính trị hay không, một hành vi chính trịnào đó có lạm quyền hay không
- Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thi đạo luật đóhhông còn giú trị áp dụng.
Theo nguyên tắc án lệ, khi Toà án tối cao tuyên bố một
đạo luật là vi hiến thì phán quyết này của Toà án tối cao
sẽ có giá trị áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này của
các toà án cấp dưới Do đó trên thực tế, có thể coi đạo luật
đó không còn giá trị áp dụng nữa
Trang 28Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
Ill, MÔ HÌNH TOA ÁN HIẾN PHAP (CONSTITUTIONAL
COURT) HOẶC HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN (CONSTITUTIONAL
COUNCIL) - MÔ HINH LUC BIA CHAU ÂU
Khác với mô hình Hoa Ky, các nước lục địa châu Aukhông trao cho Toà án tư pháp thực hiện giám sát Hiếnpháp mà thành lập một toà án đặc biệt để thực hiện chứcnăng này Toà án này được gọi là Toà án Hiên pháp haặcHội đồng bảo hiến, Viện bảo hiến Đây là mô hình giám sáttập trung (Concentrated system) Toà án Hiến pháp đượcthành lập ở Ao năm 1920, Italia năm 1947, Đức năm 1949,
Pháp năm 1958, Thổ Nhĩ Kỳ năm 1961, Nam Tư năm
1963, Bồ Đào Nha năm 1976, Tây Ban Nha năm 1978, Hy
Lạp năm 1979, Ba Lan năm 1982, Hungari năm 1983, Liên
Xô cũ năm 1988, Nga năm 1993, Campuchia năm 1993,Belarus năm 1994, Ukrain năm 1996, Thai Lan năm 1997,
Czech năm 1997 Mô hình này có thể gọi là mô hình của Áo
vì Áo là nơi thành lập sớm nhất, nhưng thường gọi là mô
hình lục địa châu Âu vì khu vực này là phổ biến nhất.
1 Cơ cấu, cách thức thành lập và thẩm quyền của Toà ánHiến pháp
Cơ cấu
Toà án Hiến pháp thông thường có từ 09 đến 15 thẩm phán Những nước có 09 thẩm phán là Pháp, Italia, Campuchia, 11 thẩm phán như Belarus, 12 thẩm phán như
Trang 29Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
Tay Ban Nha, 15 tham phan nhu Ba Lan, Czech, Thai Lan,
18 thẩm phán như Ukrain Toà án Hiến pháp có nhiều thẩm
phán nhất là Liên bang Nga - 19 thẩm phán Nhiệm kỳ của thẩm phán Toà án Hiến pháp thông thường là 9 nam như
Pháp, Italha, Tây Ban Nha, Ukrain, Ba Lan, Campuchia
Cách thức thành lập
Thông thường 1/3 số lượng thẩm phán Toà án Hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm, 1/3 khác do Hạ viện bầu (hoặc Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm), 1/3 còn lại do Thượng viện bầu (hoặc Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm) Các thành
viên của Toà án Hiến pháp không thể đồng thời là thành
viên của Chính phủ, Nghị viện hoặc là thẩm phán của Toà
án tư pháp hay Toà án hành chính, cũng không thể đảm
nhiệm bất cứ chức vụ gì của các cơ quan công quyền, hay
thực hiện các hoạt động kinh doanh
- Các thẩm phán Toà án Hiến pháp thông thường được lựa chọn từ các thẩm phán, các công tố viên, các luật sư,các giáo sư đại học có danh tiếng, các chính khách, cácquan chức hành chính có uy tín Một số nước như Pháp quy định các cựu Tổng thống là thành viên đương nhiên củaToà án Hiến pháp
Về thẩm quyền
- Toà án Hiến pháp có thẩm quyền xem xét tính hợp
Trang 30Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà Tổng thông hoặc Chính phủ đã hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của Tổng thống, các nghị định của Chính phủ, có thể
tuyên bố một văn bản luật, dưới luật là vi hiến và làm vô
hiệu hoá văn bản đó;
- Tham quyền xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu
cử Tổng thống, bầu cử Nghị viện và trưng cầu dân ý:
- Tham quyền tư vấn về tổ chức bộ máy nhà nước, về các vấn để chính trị đối nội cũng như đối ngoại;
Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa cácnhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữachính quyền trung ương và địa phương;
- Giãm sát hiến pháp về quyền con người và quyền
Trang 31Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
(hoặc 1/5 sô Nghị sĩ của một trong hai viện), Toà án tối cao,Toà án Hiến pháp sẽ xem xét tính hợp hiến của các dự luật
đã được hai viện thông qua nhưng chưa công bố Các nướcthường quy định thời hạn này là 30 ngày, trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của Chính phủ thời hạn này có thể ngắn
hơn (ví dụ như Pháp thì thoi hạn này là 08 ngày) Trong
trường hợp Hội đồng bảo hiến tuyên bố văn bản đó không
trái với Hiến pháp thì quá trình công bố sẽ tiếp tục tiếnhành Ngược lại, nếu Toà án Hiến pháp tuyên bố văn bản vìhiến thì văn bản đó không thể được công bố hay có hiệu lực.Khi một hiệp ước có một hay nhiều điều khoản bị tuyên bố
là vi hiến, việc ký kết và ban hành hiệp ước đó lập tức bịđình chỉ cho tới khi Hiến pháp được sửa đối hoặc hiệp ước đó được các bên thoa thuận sửa đổi Các quyết định của Toà án Hiến pháp là quyết định có hiệu lực cuối cùng và không thể
bị kháng nghị hay kháng cáo, các cơ quan công quyền lậppháp, hành chính hay tư pháp đều phải tôn trọng
Ở Pháp theo Hiến pháp năm 1958, Hội đông bảo hiến
được trao thẩm quyền xem xét các đạo luật trước khi công
bố Điều 61 Hiến pháp 1958 quy định: “Những đạo luột vé
tổ chức, các quy tắc của hai uiện, trước khi ban hành đều phai đệ trình lên Hội đồng bao hiến xem xét các van biện
đó có phù hợp uới Hiến phúp hay không Dé phù hop voiHiến phúp, các đạo luật khúc trước khi thi hành cũng phai
đệ trình Hội đồng bảo hiến bởi Tổng thống, Thủ tướng hayChủ tịch của hai uiện”
Trang 32Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
Giám sút các van ban luật đã có hiệu lực
pháp luột (Repressive review)
Hội đồng bảo hiến (hay Toà án Hiến pháp) có thé dua
ra xem xét tính hợp hiến của các đạo luật đã có hiệu lực Vi
dụ, ö Pháp một số đạo luật được thông qua trước Hiến pháp năm 1958 nhưng theo quy định của Hiến pháp năm 1958 thì những quan hệ xã hội do các đạo luật đó điều chính naythuộc lĩnh vực điều chỉnh của hành pháp Trong trường hợp
này, Chính phủ có quyền tự do sửa đối các đạo luật đó bằng
cách thông qua các sắc lệnh tương đương sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng nhà nước (Conseil d Etat) Tuynhiên, những đạo luật được ban hành sau năm 1958 cónhững quy định không thuộc phạm vi cua lập pháp thì
Chính phủ chỉ có thể sửa đổi đạo luật đã ban hành bằng
một sắc lệnh tương đương nếu Hội đồng bảo hiến (Conseil constitutionel) tuyên bố đạo luật đó có tinh cách lập quy (Điều 37 Hiến pháp) Thực hiện quyền bảo hiến, Hội đồng bảo hiến của Pháp ngày 16/7/1971 đã tuyên bố một đạo luật
đã được Nghị viện thông qua là vi hiến vì nó trái với quyền hội họp đã được quy định trong Hiến pháp năm 1958.
3 Đặc điểm của giám sát Hiến pháp theo mô hình lục địachâu Âu
- Giám sát Hiến pháp theo mô hình lục địa châu Âu là
mô hình giám sát chủ yếu tập trung thông qua thiết chế Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến.
Trang 33Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
- Giám sát bảo hiến theo mô hình lục địa châu Âu không những là giám sát tư pháp cụ thé (Concrete judicial
review) mà còn là giám sát trừu tượng (Abstract judicialreview) vì vấn dé xem xét tính hợp hiến của một quy định
nào đó không nhất thiết phải gắn liền với một vụ việc nào
đó, mà nó có thé được đưa ra theo dé nghị của một cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, bao gồm Tổng thống, Thủ
tướng, Chú tịch Thượng viện hoặc Hạ viện, Thanh traNghị viện (Ombudsman), Chánh án Toà án tối cao hoặc
1/10 số đại biểu Nghị viện Ngoài ra, Hội đồng địa phương,
Tỉnh trưởng cũng có quyền đề nghị xem xét tính hợp hiếncủa đạo luật vì lý do các quyền của địa phương bị vi phạm
Đối với các đạo luật do Hội đồng địa phương ban hành vi
hiến, Bộ trương có quyền đề nghị xem xét tính hợp hiếncủa các đạo luật đó
- Một số nước ở lục địa châu Âu như Bồ Đào Nha,Switzerland tồn tại hệ thống giám sát hiến pháp hỗn hợpvừa tập trung vừa phi tập trung O Bồ Đào Nha vừa có Toà
án Hiến pháp là cơ quan bảo hiến, mặt khác Hiến pháp
1982 của Bồ Đào Nha tại Điều 207 còn có quy định “cdc tod
án các cấp không được áp dụng các quy định uà các nguyên
tắc bất hợp hiến trong khi xem xét các uấn dé đưa ra trước
toa” Các quy định của Hiến pháp trao cho toà án các cấp
quyền không áp dụng các quy định và các nguyên tắc bấthợp hiến Vấn đề xem xét tính hợp hiến có thể do một bên
trong đương sự hoặc do công tố viên đưa ra
Trang 34Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
- Hiệu lực của các quyết định của Toà hiến pháp theoquy định của Hiến pháp có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tất ca các chủ thể pháp luật kể từ khi một quy phạm,một chế định hoặc một văn bản nào đó bị Toà hiến pháptuyên bế là vi hiến
IV MÔ HÌNH CƠ QUAN LẬP HIẾN ĐỒNG THỜI LÀ CƠ QUAN BẢO HIẾN
Ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba và một số nước khác
không có cơ quan bảo hiến chuyên biệt Các nước này đều
có quan điểm chung là Quốc hội (Nghị viện) là cơ quan đạidiện cao nhất của nhân dân, không những là cơ quan lậphiến, lập pháp duy nhất mà còn là cơ quan quyền lực nhanước cao nhất Với tư cách là cơ quan quyển lực nhà nướccao nhất, Quốc hội phải tự quyết định tính hợp hiến của một đạo luật Nếu Quốc hội trao quyền này cho một cơ quan khác phán quyết thì Quốc hội không còn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nữa Quan điểm trên đây có
hạt nhân hợp lý của nó, tuy nhiên cũng phải thừa nhậnrằng nếu một cơ quan vừa lập pháp vừa tự mình phánquyết đạo luật do mình làm ra có vi hiến hay không thìcũng chẳng khác gì tình trạng “vita đó bong vita thổi cdi”.
Ngay từ thời kỳ La Mã người ta đã khẳng định rằng
“Nemo jus sibi dicere potest” nghĩa là không ai có thé tuminh phán xét mình được Không phải chi riêng 6 nước ta,
mà ở bất kỳ nước nào cũng vậy, mỗi đạo luật được ra đời là
Trang 35Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
một đứa con tinh thần của cơ quan lập pháp Cơ quan lập
pháp phải ấp ủ bởi phải mang nang, đẻ đau những đứa contỉnh thần của mình Người mẹ do quá yêu quý đứa con củamình nên dễ bo qua những khuyết tật của nó Thiết nghĩrằng, việc thiết lập một cơ quan bảo hiến độc lập với Quốc hội để xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và một số văn bản dưới luật là rất cần thiết cho Việt Nam trong điều kiệnxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dan, do nhân dân, vì nhân dan.
Trang 36Chương VII
NGHỀ LUẬT SƯ VÀ LUẬT SƯ THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
CUA MOT SỐ NHÀ NƯỚC TƯ SAN
| NGHE LUẬT SU VÀ LUAT SƯ THUC HIỆN TRỢ GIÚP
PHÁP LÝ Ở CÁC NƯỚC THEO HỆ THÔNG PHÁP LUẬTANGLO-SAXON (COMMON LAW)
Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anglo-saxon những
người theo nghề luật (legal profession) bao gồm các luật sư(lawyer), các cố vấn pháp luật của các công ty, của chính
phủ và các cơ quan công quyền (salaried legal counsellors
of companies, government and public bodies), các giáo suluật (law professor) và các thẩm phan (judge) O Anh, luat
su được chia lam hai nhóm: luật su bào chữa tại toà án gọi
la “barrister” và luật sư tư vấn gọi la “solicitor” Ở Anh và
Bắc Ailen chỉ có các barrister mới có thể tranh tụng ở các
toà án cấp cao Các luật sư tư vấn (solicitor) thực hiện công
tác tư vấn pháp luật, chuẩn bị các văn bản pháp luật phục
vụ khách hàng như mua bán đất đai, nhà ở v.v và có thể
Trang 37Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
tham gia tranh tụng ở các toà án cấp thap"
Ở Hoa Kỳ không có sự phân biệt rạch ròi giữa luật sư
bào chữa và luật sư tư vấn, họ đều có tên gọi chung làlawyer, tuy nhiên luật sư tham tụng ở toà án thường đượcgọi là attorney at law Từ thời kỳ thuộc địa đến khoảngnăm 1900 hầu hết các luật su ở Hoa Ky rèn luyện kỹ năngcủa mình ở những văn phòng tư và khi đó không cần phảitốt nghiệp đại học luật Để có thể hành nghề luật sư chỉ cần
có xác nhận của một toà án địa phương” Trường luật đầu
tiên (gọi là Judge Tapping Reeve’s School of Law) được
thành lập ở Litchfield thuộc bang Connecticut vào năm
1874 Chỉ sau một thời gian ngắn trường này đã có uy tíncao bởi có một chương trình dạy luật 14 tháng rất có hiệuquả Trường đại học có giáo sư luật và dạy luật đầu tiên ở
Hoa Ky là Đại hoc William & Mary (College of William &
Mary) do Thomas Jefferson thành lập năm 1799 Sau đó là
các trường Đại học tổng hợp Colombia 1793, Đại học tổnghợp Harvard 1816, Đại học tổng hợp Yale 1824 Tuy nhiên,
trong những năm đầu tiên, việc đào tạo luật còn chưa cótính toàn diện, chương trình đào tạo thường là ngắn và chỉtrang bị những kiến thức tôi thiểu Chương trình đào tạo
TM Xem: Black,s law dictionary, Edition West Group, 1999, p.
1399.
® Xem: Frederic C Kempin, Historical introduction to
Anglo-American law,Edition West Publishing, 1973, p 69
Trang 38Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
luật day đủ và dam bao chất lượng đầu tiên là ở Dai họctổng hợp Havard năm 1817.
Năm 1878, Hội luật gia My được thành lập có tên gọi
la American Bar Association (gọi tắt là ABA) ABA có mục đích hoạt động của minh là: thúc đẩy khoa hoc luật, tangcường nền hành chính tư pháp, thống nhất hoạt động lập
pháp, nâng đỡ, bảo vệ danh dự nghề nghiệp và khuyếnkhích sự giao tiếp, cộng tác giữa các thành viên của hội.ABA là tổ chức tự nguyện của các luật sư, thẩm phán, và giáo sư luật Tiêu chuẩn để có thể trở thành thành viên củaHội luật sư Hoa Kỳ là có đạo đức tốt (thống qua tờ khai cócam đoan), tuyên thệ bảo vệ Nhà nước và Hiến pháp Hoa
Kỳ, có chứng chỉ tốt nghiệp Đại học luật do các trường luậtcấp hoặc chứng chỉ luật do ABA cấp và phải vượt qua kỳ
thi viết do Hội luật sư tổ chức (Ở Hoa Kỳ sinh viên ở các
trường luật phải là người đã tốt nghiệp một trường đại họckhác) Đặc biệt ở 4 bang California, Vermont, Virginia vàWashington có thé lấy sự giám sat của một luật sư thay thếcho chứng chỉ của các trường luật Chỉ có hai bang là WestVirginia va Wisconsin là trực tiếp nhận những sinh viêntốt nghiệp các trường luật thuộc bang của mình mà không cần một điều kiện nào khác Mặc dù không có kỳ thi tuyển
của Hội luật sư toàn liên bang, nhưng có 44 bang và Quận
Columbia tổ chức các cuộc thi tuyển liên kết nhiều bang gọi
là Multi- State Bar Exam Từ những năm 70 cua thé ky XXcác cuộc thi tuyển này bao quát các kiến thức pháp luật, là
Trang 39Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn
bài kiểm tra có thời gian dài trong một ngày yêu cầu áp dụng pháp luật của bang để giải quyết một loạt vấn đề
phức tạp Thời gian gần đây Hội luật sư Hoa Kỳ còn bổ
sung thêm kỳ thi liên kết giữa các bang về trách nhiệm
nghề nghiệp (Multi-State Professional ResponsibilityExam) nhằm kiểm tra kiến thức liên quan đến các vấn đề thuộc đạo đức nghề nghiệp luật sư Luật sư được kết nạp vào Hội luật sư của một bang cũng có thể được kết nạp vàoHội luật sư của một bang khác nếu họ đáp ứng được cácchuẩn mực về đạo đức và đủ thời gian về kinh nghiệm nghềnghiệp Một số toà án liên bang và cơ quan nhà nước thiết
lập tiêu chí riêng cho luật sư của họ
Một điểm cần đáng lưu ý trong tổ chức và hoạt động củaHội luật sư Hoa Kỳ là vào năm 1908 họ đã xây dựng được Bộluật trách nhiệm nghề nghiệp (Code of ProfessionalResponsibility) Bộ luật này được bổ sung, sửa đổi thường
xuyên và gần đây nhất là vào năm 1976 Năm 1969 có 32 quyđịnh mang tính nguyên tắc được xem xét lại và năm 1979 Bộluật chú giải về trách nhiệm nghề nghiệp (Annotated Code of
Professional Responsibility) đã được Hội luật su thông qua.Với bộ luật chú giải nay 09 yêu cầu mang tính nguyên tắc
dao đức nghề nghiệp đối uới luật su da được thiết lập:
1 Giữ gìn sự liêm khiết và phát huy năng lực củanghề luật;
2 Tư vấn pháp luật đúng là nghĩa vụ nghề nghiệp;
3 Không thực hiện những hành vi không đúng thẩm quyển:
Trang 40Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
4 Giữ gìn sự tin cậy va bí mật của khách hàng;
5 Tham gia tranh tụng một cách độc lập, nhân danh khách hàng;
6 Phải có đủ thâm quyền khi đại diện cho khách hang;
7 Chị bênh vực cho khách hàng trong vòng pháp luật;
8 Tham gia hoàn thiện hệ thông pháp luật;
9 Tránh những biểu hiện trong diện mạo không phùhợp với nghề nghiệp
Thông qua Bộ luật trách nhiệm nghề nghiệp Hội luật sư
Hoa Ky (ABA) đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập ky
luật nghề nghiệp các thành viên của minh Uy ban thườngtrực về chuẩn mực nghề nghiệp của Hội luật sư Hoa Kỳ
(ABA’s Standing Committee on Professional Standards) hoạtđộng theo quy định của Bộ luật về trách nhiệm nghề nghiệp.Mặc dù Hội luật sư Hoa Kỳ đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ danh dự nghề nghiệp và tiêu chuẩn để tiếp nhận vàotrường luật và Hội luật sư rất cao, tuy nhiên, các luật sưvẫn ở dưới đáy trong bậc xếp hạng các nghề nghiệp được sựtin cậy của xã hội, thấp hơn ca những người nhặt rác, sĩquan cảnh sat và những người làm nghề kinh doanh”
® Xem Law and Justice - An Introducton - Richard A Myren,
Edition Brook/Cole Publishing Company, California 1988, p 161.