Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, việc sắp xép, chuyển đổi công ty nha nước còn gặp nhiều khó khăn và còn tồn tại nhiềuhạn chế: Quy mô công ty nhà nước vẫn chưa lớn, còn n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BO TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI
PHAN THỊ LÊ HIỂU
THU VIÊN
TRUONG ĐẠI HỌC LUATHA NỘI
! PHÒNG ONC ARTIF
-CHUYEN DOI CÔNG TY NHÀ NƯỚC
VÀ THUC TIEN CHUYEN BOI TẠI CÔNG TY
THONG TIN VIÊN THONG ĐIỆN LỰC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HUONG DAN: TS Nguyễn Viết Tý
HA NỘI - 2009
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LOI MO DAU |Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CHUYEN DOI
CÔNG TY NHÀ NƯỚC 6
1.1 Khai niệm và vai trò cua Công ty nhà nước 6
1.2 Khái quát về chuyển đổi Công ty nhà nước 2Chuong 2: THUC TRANG PHAP LUAT VE CHUYEN DOI
CONG TY NHA NUGC 192.1 Quy định pháp luật hiện hành về chuyền đối Công ty nhà nước 192.2 Những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyền đổi Công ty nhà nước 44Chương 3: THUC TIEN CHUYEN DOI TẠI CÔNG TY THONG TIN
VIEN THONG DIEN LUC VA MOT SO KIEN NGHI 523.1 Thực tiễn chuyển đổi tại Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực 52
3.2 Một số kiến nghị 54
KET LUẬN 6]
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 3LOI NÓI DAU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Công ty nhà nước ở Việt Nam là những cơ sở sản xuất kinh doanh
do Nhà nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp.Những doanh nghiệp này thuộc quyên sở hữu của Nhà nước hay cơ bảnthuộc quyền sở hữu nhà nước Sự tồn tại của công ty nhà nước bắt nguồn
từ yêu cầu giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội và yêu cầu điều tiết vĩ
mô trong nên kinh tế thị trường Nhưng trong nền kinh tế thị trường, công
ty nhà nước chỉ cân có mặt ở những ngành, những lĩnh vực quan trọngcủa nền kinh tế Còn những công ty nhà nước hoạt động trong nhữngngành, lĩnh vực không quan trọng, Nhà nước có thể quyết định chuyểnđổi sở hữu đối với những công ty này
Những năm qua, việc sắp xếp, chuyển đổi sở hữu công ty nhà nướcluôn gan với đổi mới co chế, chính sách nhằm nâng cao tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của công ty nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động,
đồng thời dần tiến tới mục tiêu để các công ty nhà nước hoạt động trêncùng một mặt bằng pháp lý với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh
tế khác trong cơ chế thị trường.
Vấn đề đổi mới, sắp xếp, chuyển đổi công ty nhà nước đã được đặt
ra cùng với đường lỗi đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội Đảng Toànquốc lần thứ VI năm 1986 Đại hội đã thực sự mở đầu cho công cuộc đổi
mới và phát triển công ty nhà nước một cách cơ bản, mạnh mẽ và toàn
diện Cho đến nay, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp lýtương đôi đồng bộ qua các thời kỳ, tạo khung pháp lý để sắp xếp, đổi mới
và phát triển công ty nhà nước Đặc biệt, tại điều 166 - Luật Doanhnghiệp năm 2005 đã quy định về chuyển đổi công ty nhà nước: “Chamnhất trong thời han 4 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các công ty
Trang 4nhà nước thành lập theo quy định của Luật công ty nhà nước năm 2003
phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cô phan theo quy định
của luật này ” []]
Quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước trong thờigian qua cho thấy, đã giảm mạnh các doanh nghiệp nhỏ, làm ăn thua lỗ,
phát triển những doanh nghiệp quy mô lớn, tập trung vào những ngành,
lĩnh vực then chốt, tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế côngcuộc cô phan hóa đã và đang thực sự trở thành bước chuyển mình quantrọng để sắp xếp lại, tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả
công ty nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, việc sắp xép,
chuyển đổi công ty nha nước còn gặp nhiều khó khăn và còn tồn tại nhiềuhạn chế: Quy mô công ty nhà nước vẫn chưa lớn, còn nhiều DN hoạtđộng trong một số ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cần chi phối; Tỷ lệ
nợ trên vốn của công ty nhà nước còn quá cao; cơ chế quản lý công ty nhànước còn nhiều bất cập, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty nhà
nước nói chung và tông công ty nhà nước nói riêng chưa tương xứng với
đầu tư của Nhà nước; Van dé hậu cỗ phan hóa chưa được quan tâm đúngmức, sự hiểu biết về công ty cô phan còn hạn chế; các mô hình tổ chức,quản lý mới triển khai còn chậm, một số nơi vẫn duy trì biện pháp quản lýhành chính đối với các công ty con như giao chỉ tiêu kế hoạch, thu phí
quản lý
Vì vậy, việc chọn đề tài: “Chuyển đổi công ty nhà nước và thựctiễn chuyển đổi công ty nhà nước tại công ty Thông tin Viễn thông Điện
lực” với mong muốn qua nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành
về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước để tìm hiểu những quy định mới,
những diém còn bat cập và có kiên nghị hoàn thiện và đưa ra phương
Trang 5hướng giúp cho việc chuyển đổi công ty nhà nước được thực thi tốt hơn
trong thực tiễn.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Khái niệm cổ phan hóa và chuyển đổi công ty nhà nước hiện đangđược sử dụng khá phổ biến và rộng rãi Ở nước ta, hiện nay, đã có nhiềucông trình nghiên cứu về đề tài chuyên déi công ty nhà nước, đặc biệt là về
cổ phần hóa công ty nhà nước Ở những phạm vi và mức độ khác nhau đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến cổ phần hóa hay chuyểnđổi công ty nhà nước, như: Luật công ty nhà nước và các quy định vé cổ
phan hóa, giao, bán, khoán kinh doanh của Viện nghiên cứu quản lý trung
ương: Tìm hiểu những quy định về đổi mới công ty nhà nước của tác giảAnh Thơ; Cổ phan hóa công ty nhà nước - những vấn dé lý luận và thực
tiễn - PGS.TS Lê Hồng Hạnh; Cải cách công ty nhà nước (các quy định
hiện hành) của tác giả Phan Đức Hiểu Ngoài ra, còn có các công trìnhnghiên cứu là luận văn thạc sỹ như: Định giá công ty nhà nước khi cô phanhóa theo pháp luật hiện hành của tác giả Đỗ Mạnh Hùng; Những vấn dépháp lý về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH của tác giảThái Thị An Chung; Những vấn đề pháp lý về vốn của công ty nhà nướckhi cổ phan hóa của tac giả Nông Sỹ Hiệp
Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu nói trên đã đềcập đến nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau của quá trình chuyểnđổi doanh nghiệp nhà nước Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu về cáchình thức chuyển đổi công ty nhà nước và thực trạng chuyên đổi công ty
nhà nước theo lộ trình quy định như trong Luật doanh nghiệp 2005 là
chưa có.
Trang 63 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Căn cứ vào những quan điểm của Đảng và Nhà nước về sắp Xếp,đổi mới và phát triển công ty nhà nước, cũng như thực tiễn chuyên đổi,sắp xếp đổi mới công ty nhà nước trong thời gian qua, mục đích của Luậnvăn là tìm hiểu, so sánh các hình thức chuyên đổi công ty nhà nước dựa
trên những quy định pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó tìm ra những định
hướng, giải pháp nhằm đây mạnh việc chuyên đổi công ty nhà nước trongthực tế, đáp ứng lộ trình chuyên đổi theo Luật Doanh nghiệp 2005
Đề thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của Luận văn là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chuyên đổi công ty nhànước, từ đó xác định đúng bản chất, nội dung của từng hình thức chuyển
4 Pham vi nghiên cứu
công ty nhà nước là một trong các loại hình doanh nghiệp có vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế thi trường Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp
trong nền kinh tế sẽ thống nhất hoạt động theo các mô hình đã được quy
định trong Luật Doanh nghiệp 2005 Vì vậy, Luận văn chỉ giới hạn phạm
vi nghiên cứu tại những quy định của pháp luật kinh tế, cụ thé là những
Trang 7quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quátrình chuyển đổi công ty nhà nước.
Khi nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật kinh tế, luận văn chủyêu đi sâu nghiên cứu về công ty nhà nước và chuyên đổi công ty nhà
nước Vì vậy, hướng nghiên cứu của luận văn là luôn bám sát những quy
định hiện hành của pháp luật về chuyển đổi công ty nhà nước, so sánh với
những quy định trước đây.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm của Đảng
và Nhà nước về chuyên đổi công ty nhà nước trong nên kinh tế thị trường,đảm bảo sự bình đẳng của các thành phần kinh tế đáp ứng định hướngphát triển đất nước theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa
Luận văn vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của triết học
Mác - Lênin, phương pháp luận biện chứng duy vật và những phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp,chứng minh trong quá trình giải quyết những van dé mà dé tài đặt ra
6 Bo cục của Luận van
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được bô cục gôm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chuyên đổi công ty nhà nước;Chương 2: Thực trạng pháp luật chuyển đổi công ty nhà nước vàthực tiễn chuyên đổi công ty nhà nước;
Chương 3: Thực tiễn chuyển đổi tại công ty Thông tin Viễn thông Điện
lực.
Trang 8CHUONG I
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CHUYEN DOI CÔNG TY NHÀ
NƯỚC1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty nhà nước
Để hiểu khái niệm công ty nhà nước, trước hết cần đề cập đến khái
niệm Doanh nghiệp nhà nước:
Luật về Doanh nghiệp nhà nước được ban hành lần đầu vào năm
1995 và được sửa đổi bé sung tại Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, theo
đó đã thay đổi quan niệm về Doanh nghiệp nhà nước:
“Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữutoàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phan, vốn góp chỉ phối, được tổ chức dướihình thức công ty nhà nước, công ty cổ phan, công ty TNHH” |2]
Còn công ty nhà nước là một trong số các loại hình của doanhnghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước có thể bao gồm: công ty nhà
nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty TNHH nhà nước
hai thành viên trở lên, công ty cé phan nhà nước, doanh nghiệp có cỗ
phan, vốn góp chi phối của nhà nước công ty nhà nước là doanh nghiệp
do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được Nhà nước thành lập, tổ
chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước và các văn bản thi hành (trong khi các loại hình khác của doanhnghiệp nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp).
công ty nhà nước có hai hình thức tồn tại, đó là: công ty nhà nước độc lập
và Tổng công ty nhà nước.
công ty nhà nước là một loại hình của doanh nghiệp nhà nước nên
cũng có những đặc điểm chung của doanh nghiệp nhà nước và cũng có
những đặc điêm riêng như sau:
Trang 9+ Về sở hữu: công ty nhà nước là doanh nghiệp mà toàn bộ vốnđiều lệ do Nhà nước nắm giữ 100% và thuộc sở hữu Nhà nước
+ Về quyền quyết định đối với công ty nhà nước: Vì công ty nhà
nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nên Nhà nước có toànquyền định đoạt đối với doanh nghiệp hoặc quyền định đoạt đối với điều
lệ hoạt động, đối với việc b6 nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chứcdanh quản lý chủ chốt, đối với việc tổ chức, quản lý và quyết định quản lý
quan trọng khác của doanh nghiệp.
+ Về hình thức tổn tại: công ty nhà nước tồn tại dưới hai hình thức:công ty nhà nước độc lập và Tổng công ty Nhà nước
+ Về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản: công ty nhà nước là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh
doanh, lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển công
ty nhà nước có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó
về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò của công ty nhà nước
công ty nhà nước hiện nay vẫn giữ vai trò chủ đạo: mặc dù chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn chuyên sang nền kinh tếnhiều thành phần vẫn là giảm số lượng công ty nhà nước ở những ngànhlĩnh vực mà Nhà nước không cần thiết phải chi phối, nhưng vai trò chủđạo của công ty nhà nước vẫn được khang định ở chỗ: thông qua công tynhà nước, Nhà nước có thể điều tiết được nền kinh tế, định hướng sự pháttriển của các thành phần kinh tế khác
Vai trò kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước nói chung cũng như công
ty nhà nước nói riêng giúp khắc phục những khuyết tật của cơ chế thịtrường, đảm bảo đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có tính
chiên lược đôi với sự phát triên của kinh tê xã hội, nhưng đòi hỏi có vôn
Trang 10đầu tư lớn vượt quá khả năng của tư nhân; tham gia vào những lĩnh vực
khoa học công nghệ mũi nhọn, có hệ số rủi ro cao mà các loại hình doanhnghiệp khác không muốn đầu tư; tham gia vào một số ngành có lợi thé
cạnh tranh
Vai trò chính trị: công ty nhà nước nắm giữ những ngành đặc biệtquan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng quốc gia; tham gia chiếmgiữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để chủ động định hướng xã hội vàlàm đối trọng trong phát triển hội nhập quốc tế
Vai trò xã hội: công ty nhà nước gánh vác chức năng và vai trò xã
hội khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác Đó là đầu tư vào
những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị - xã hội mà
tư nhân không muốn đầu tư, đảm bảo sự cân bằng phát triển vùng miền;đảm nhận sản xuất các hàng hoá công cộng thiết yếu Ngoài ra các công
ty nhà nước là nơi giải quyết van dé lao động xã hội tốt nhất, là nơi người
lao động được thực hiện một số quyền chính trị của mình.
Tuy nhiên, hiện nay trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc
tế, Việt Nam gia nhập WTO, mô hình hoạt động của các công ty Nhà
nước còn nhiều bat cập Cụ thé là:
Thứ nhất, trước đây, ở nước ta phần lớn các công ty nhà nước được
hình thành do ý chí chủ quan của các cơ quan nhà nước chứ không phải
do yêu cầu khách quan của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đây
là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của hầu hết các
công ty nhà nước Chính vì hình thành dựa trên ý chí chủ quan của các cơ
quan nhà nước, nên các công ty nhà nước chịu sự chi phối của nhiều tầng
lớp quản lý, nhiều mệnh lệnh hành chính trong hoạt động của mình Cơ
chế quản lý công ty nhà nước còn nhiều bất cập, từ quyền tự chủ tuyểnchọn nhân sự, điều hành công ty đến tài chính, giá cả, tiền lương Đồng
thời, những người quản ly trong các công ty nhà nước có nguy cơ tham
Trang 11nhũng trục lợi rất cao, vì tài sản là của Nhà nước nhưng giao cho họ quản
lý, dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh thua lỗ nhưng họ lại khônggánh vác trách nhiệm mà trách nhiệm này lại thuộc về Nhà nước
Thứ hai, quy mô công ty nhà nước chưa lớn, còn nhiều công ty hoạtđộng trong một số ngành lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối, trình
độ công nghệ còn lạc hậu, sử dụng công nghệ cũ, năng suất lao động vàhiệu quả hoạt động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đủ đáp ứng yêu cầu củahội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy, một số tổng công ty nhà nước chưa pháthuy được vai trò chi phối trong ngành, lĩnh vực hoạt động, kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước
Chính vì vẫn còn tổn tại khó tránh khỏi trong hoạt động của công tynhà nước nên Nhà nước ta đã đề ra chủ trương đổi mới doanh nghiệp nha
nước nói chung, trong đó có các công ty nhà nước Những năm qua,
Chính phủ đã tập trung cho việc ban hành các cơ chế, chính sách, tạokhung pháp lý tương đối đồng bộ để sắp xếp, đổi mới và chuyển đổi déphát triển công ty nhà nước và đã đạt được kết quả quan trọng
1.2 Khái quát về chuyển đỗi công ty nhà nước
1.2.1 Khái niệm chuyền đổi công ty nhà nước
Chuyển đổi công ty nhà nước là việc thay đổi hình thức sở hữuvốn, tài sản trong doanh nghiệp và thay đổi cơ cau tô chức, phương thứchoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhà nước nhằm tạo ra một cơchế hoạt động hợp lý hơn, có hiệu quả kinh tế hơn
Bản chất của việc chuyển đổi này là chuyển phương thức sở hữu,phương thức hoạt động cũ không hợp lý, kém hiệu quả, năng suất chất
lượng thấp sang một phương thức mới hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
Không chỉ riêng các nước XHCN chuyền từ nền kinh tế kế hoạchhoá tập trung sang nền kinh tế thị trường mới nghĩ đến việc chuyên đối
Trang 12các đơn vị kinh tê thuộc khu vực Nhà nước Việc này đã và đang diễn ra ở
các nước tư bản chủ nghĩa phát triên Từ kinh nghiệm của các nước trên thê giới, chưa có một nước nào kinh doanh công cộng mà đạt hiệu quả
kinh doanh cao.
Ví dụ, ở Bắc Âu, doanh nghiệp công rất phát triển song đối với cácdoanh nghiệp công không sinh lợi thì hiệu quả phát triển cao, còn đốivớicác lĩnh vực liên quan đến dịch vụ nếu như để đạt kết quả như nhữngdoanh nghiệp tư thi chi phí bỏ ra rất lớn Ở Nhật Bản, sau chiến tranh thếgiới thứ hai, do nền kinh tế chưa phát triển, hệ thống pháp luật chưa hoànchỉnh để vực dậy nên kinh tế trong nước, Nhà nước đã tiến hành quốchữu hoá nhưng chỉ trong một thời gian ngắn phải buông tay vì hoạt động
không hiệu quả
Ở Việt Nam, trước đây, có thé nói không một lĩnh vực nào từ hàng
không, dịch vụ, kinh doanh, lương thực mà không có sự can thiệp của
Nhà nước, Nhà nước dã tham gia tất cả các lĩnh vực nhưng hiệu quả hoạt
động của các công ty nhà nước không cao, mặc dù nguồn lực đầu tư lớnhơn gấp 1.5 đến 2 lần so với doanh nghiệp dân doanh Đặt trong xu théhội nhập với thé giới, phát triển nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũngcần phải lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế với cơ cấu kinh tế nhiềuthành phan, hình thức tổ chức sản xuất da dạng dựa trên sở hữu toàn dân,
sở hữu tập thé, sở hữu tư nhân Đó là “nền kinh tế đa thành phân trong
đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo” (Hiến pháp 1992 - sửa đổi bổsung 2001 - điều 15)
Chuyển đổi công ty nhà nước có nhiều hình thức khác nhau ở cácnước trên thê giới và ở Việt Nam Đó là các hình thức như: Cé phan hoá
công ty nha nước, ban toàn bộ công ty nha nước, giao công ty nhà nước
cho tập thé người lao động trong công ty
Trang 13Những năm qua, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã
ban hành cơ chế, chính sách, tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ và phùhợp cho sắp xếp, cổ phan hoá, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhànước nói chung và công ty nhà nước nói riêng Cụ thể, về cơ bản, cónhững văn bản pháp luật quy định về chuyển đổi công ty nhà nước như
sau;
- Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính Phủ quy
định về việc chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phan;
- Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ quy
định về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cô phần;
- Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tàichính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ
về việc chuyên công ty nhà nước thành công ty cô phan;
- Thông tư số 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006 của Bộ Tài chính
sửa đổi bổ sung Nghị định số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của BộTài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chínhphủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phan;
- Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính Phủ vềchuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phan;
- Thông tư số 20/2007/TT-BLĐTBXH ngày 4/10/2007 hướng dẫn
thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị 109/2007/NĐ-CP
ngày 26/6/2007 của Chính Phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhànước thành công ty cô phan;
Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 về chuyển đổi
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, t6 chức chính
trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên;
Trang 14, - Thông tư của Bộ kế hoạch và đầu tư số 01/2002/BKH ngày28/1/2002 về việc hướng dẫn quy trình chuyên đổi doanh nghiệp nhà
nước thành công ty TNHH một thành viên;
tổ chức, quản lý Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo
mô hình công ty mẹ - công ty con;
- Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 04 năm 2002 của
Chính phủ về chính sách đối với lao động đôi dư do sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước;
- Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 08 năm 2004 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
41/2002/ND-CP ngày 11 tháng 04 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với laođộng đôi du do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;
- Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ vềchính sách đối với người lao động đôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước;
- Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 06 năm 2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
theo hướng xoá bỏ cơ chế khoán kinh doanh và cho thuê công ty nhà
nước;
1.2.2 Sự cần thiết chuyển đổi công ty nhà nước
Trang 15Trong một thời gian dài hoạt động, công ty nhà nước đã bộc lộ
những điểm bất cập trong cơ chế quản lý doanh nghiệp và hiệu quả
kinh tế Cụ thé là:
Về cơ cấu công ty nhà nước, còn có nhiều bất hợp lý về ngành,
vùng, quy mô Phân lớn các công ty nhà nước có quy mô nhỏ, trình độ kỹ
thuật, công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cao sức cạnh
tranh còn hạn chế Tỷ lệ nợ trên vốn của công ty nhà nước cao, việc xử lýtồn tại về tài chính còn chậm, kết quả sản xuất kinh doanh của công tynhà nước nói chung và tổng công ty nhà nước nói riêng chưa tương xứng
với đầu tư của Nhà nước.
Về hiệu quả hoạt động: các công ty nhà nước còn chưa chứng tỏ
được tính hiệu quả của mình so với khu vực dân doanh, càng thua kém
khu vực đầu tư nước ngoài, chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước(mặc dù đã được ưu đãi đầu tư, sau nhiều lần sắp xếp tổ chức lại, đổi mới
cơ chế)
Về cơ chế quản lý công ty nhà nước còn nhiều bất cập từ quyền tựchủ chọn nhân sự, điều hành công ty, đến tài chính, giá cả, tiền lương Một số Tổng công ty Nhà nước chưa phát huy được vai trò chỉ phối trongngành, lĩnh vực hoạt động Một số công ty hoạt động còn kém hiệu quả Ởnhiều tổng công ty, giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốcchưa có sự thống nhất trong quản lý, điều hành doanh nghiệp
Chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty
nhà nước nói riêng đã được đặt ra suốt từ những năm 90 của thé kỷ XX.Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế trong việc triển khai chủtrương, thực hiện các biện pháp đổi mới doanh nghiệp Các công ty nhànước đã chuyển đổi quy mô vẫn chưa lớn, còn nhiều công ty hoạt độngtrong một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối Không íttỉnh thành phố vẫn chưa kiên quyết trong việc chuyển đổi, số lượng doanh
Trang 16nghiệp tham gia nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích cònnhiều, đặc biệt là khối an ninh quốc phòng Tổ chức quản lý trong công tynhà nước đã chuyển đổi chuyển biến rất chậm, nhiều công ty nhà nướcđược cô phần hoá nhưng chưa có điều kiện thay đổi cơ bản quan trị công
ty, một phần do Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ tỷ lệ cổ phan lớn trongcác công ty cổ phần này Các mô hình tổ chức quản lý mới triển khai cònchậm, ở một sỐ Tổng công ty nhà nước chuyên sang hạot động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con vẫn còn duy trì biện pháp quản lý hành
chính đối với các công ty con như giao chỉ tiêu kế hoạch, thu phí quản
Byes
Chính vi những han chế trên ma Đảng va chính phủ đã đưa ra chủtrương ngày càng phải đây mạnh công tác chuyển đổi các công ty nhànước sang hình thức hoạt động khác nhau, nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế kinh doanh của các công ty nhà nước trong nên kinh tế thị trường vàtheo lộ trình như đã quy định trong Luật doanh nghiệp 2005: Đến năm
2010 các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện xong việc chuyển đôi
Việc chuyên đối doanh nghiệp nha nước nói chung và công ty nhà
nước nói riêng nhằm mục tiêu là:
Cơ cấu lại sở hữu của công ty nhà nước mà Nhà nước thấy khôngcần năm giữ nữa hoặc không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ để sử dụng
có hiệu quả hơn số tài sản Nhà nước đã đầu tư ở công ty Khắc phục, xóa
bỏ sự can thiệp quá rộng của các cơ quan nhà nước vào tô chức và hoạt
động của các Doanh nghiệp.
Huy động thêm các nguồn vốn đầu tư của cá nhân tổ chức trong vàngoài công ty để hình thành công ty có nhiều nguồn vốn, nhiều chủ sởhữu dé đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnhtranh của công ty Tao điều kiện về cơ sở vật chất và cơ chế thuận lợi chocác chủ thể kinh tế phát huy tiềm năng, thế mạnh và lợi thế cạnh tranh
Trang 17Đảm bảo sự bình đăng giữa các doanh nghiệp và phát huy được
năng luc, khả năng, trình độ, sự sáng tao, tự chịu trách nhiệm của các
công ty nhà nước.
Tạo điều kiện cho người lao động góp vốn thật sự làm chủ công ty
và có việc làm, tăng thu nhập.
1.2.3 Kinh nghiệm chuyển đổi công ty nhà nước của một số
nước trên thế giới
Quá trình chuyển đổi các công ty nhà nước ở Nga (Liên Xô cũ) là
quá trình tư nhân hoá các công ty nhà nước thuộc sở hữu công Vì nhận
thấy ở nhược điểm ở các công ty nhà nước là tính không hiệu quả, không
minh bạch, không rõ quyén sở hữu nha nước, không thực hiện được vai
trò và nhiệm vụ như mong muốn nên ở Nga, quá trình tư nhân hoá nay
diễn ra khá 6 ạt, toàn diện và triệt dé ngày từ những ngày đầu chuyển đổi.Qua hơn 10 năm tiễn hành tư nhân hoá, ở Nga đã có một số kinh nghiệm
về việc chuyên đôi công ty nhà nước như là:
Việc tư nhân hoá nên phải là tư nhân hoá 100%, nếu không thì nhà
nước nắm giữ 100%, còn hỗn hợp Nhà nước-tư nhân là không thích hợp,
ngay cả khi nhà nước có hơn 50% cổ phan Trong các công ty cổ phần hỗnhợp cổ phần nhà nước thường được giao cho một hoặc một số người trựctiếp quản lý, do đó nếu nhà nước có hơn 50% cổ phan thì những ngườiđược giao quản lý cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối, và các cô đông tưnhân ở vị thế thiểu số chủ động tìm cách cấu kết với những người nói trênchuyển giá trị tài sản nhà nước sang đầu tư cho tất cả họ Còn nếu Nhànước chỉ chiếm nhỏ hơn 50%, thì chính những người được giao quan lý cỗphần sẽ chủ động tìm cách cấu kết với các cỗ đông khác chuyển giá trịcông ty ra bên ngoài Như vậy, luôn có yếu tố ngầm trong hoạt động kinh
doanh của cả hai trường hợp nói trên Thêm vào đó, các cơ quan hành
Trang 18chính và công chức có liên quan vẫn có thói quen và cơ sở để can thiệp
hành chính và hạot động kinh doanh của doanh nghiệp Tóm lại, doanh
nghiệp với cơ cầu sở hữu hỗn hợp nhà nước - tư nhân thường có hoạt động
“ngâm” và chưa hoàn toàn tuân theo cơ chê thị trường.
Ngoài ra, việc chuyển đổi doanh nghiệp ở Séc trong thời gian quacũng đưa lại những kinh nghiệm đáng quan tâm như trong van đề định giádoanh nghiệp Tuy tiến hành tư nhân hoá toàn diện với tốc độ nhanh
nhưng giá bán doanh nghiệp vẫn được quan tâm Mặc dù vậy, giá bán
không phải là mối quan tâm duy nhất của tư nhân hoá, vì ngoài giá bán,việc tìm được người mua có chiến lược kinh doanh hợp lý, én định vàphát triển được doanh nghiệp cũng rất quan trọng Chính vì vậy, ở Séc,phương thức tư nhân hoá chủ yếu là hai phương thức đấu giá và đấu thầu
Việc tư nhân hoá ở Nga và Séc khôg hạn chế hay khống chế sựtham gia của nhà đầu tư nước ngoài Người nước ngoài có quyền mua đến100% cô phan ở các doanh nghiệp cổ phần hoá ở tất cả các lĩnh vực Ởhai nước này, việc tư nhân hoá được thực hiện ngay cả đối với các lĩnhvực công nghiệp độc quyên Ở Séc, các ngành điện, viễn thông, khai thác
mỏ và luyện kim, xăng dầu, khí đốt đều đã tư nhân hoá hết Côngnghiệp điện được tư nhân hoá bằng cách tách riêng biệt ba phan: sản xuấtđiện, chuyển tải điện và phân phối điện Phần chuyển tải điện, tức mạng
lưới chuyển tải, không tư nhân hoá thuộc sở hữu Chính phủ trung ương,
do Cơ quan điều tiết và giám sát ngành điện quản lý Còn lại, khu vực sản
xuất điện và phân phối điện đã được tư nhân hoá Ở Séc, Nhà nước chỉduy trì 100% sở hữu đối với các nhà máy điện hạt nhân Theo hệ thốngnày, nhà phân phối được quyên tự do lựa chọn nhà sản xuất và người tiêudùng cuối cùng được tự do lựa chon nhà phân phối Có sự cạnh tranh ở cả
sản xuât và phân phôi điện; và thậm chí, nhà phân phô: có thê chọn mua
Trang 19nguồn điện từ nước ngoài Nhà nước chỉ quy định mức giá tối đa, và cácdoanh nghiệp cạnh tranh trong mức giá tối đa đó Thực ra, cải cách nhưmiêu tả trên đây là thực hiện theo mô hình phổ biến ở các nước phát triển.
Ở Nga, tư nhân hoá ngành điện dang trong quá trình chuẩn bị Vấn đề khócủa nước Nga nằm ở hệ thống chuyển tải do có sự “tranh chấp” về quyền
sở hữu giữa chính quyền trung ương và địa phương Nếu Chính quyềntrung ương không giữ được quyền sở hữu hoặc chỉ phối mạng lưới
chuyên tải, thì mạng đó khó vận hành một cách thống nhất, thông suốt.Việc tư nhân hoá ngành điện theo cách nói trên sẽ không thực hiện được
triệt dé Van đề khác ở nước Nga là hiện nay nhà nước đang thực hiện trợcấp chéo, lấy thu từ bán điện cho sản xuất để trợ giá điện cho người tiêudùng; do đó, giá điện tiêu dùng dân cư ở Nga còn rất thấp Tư nhân hoátat yêu sẽ dẫn đến tăng giá điện tiêu dùng dân cư và điều đó sẽ đụng chạmđến lợi ích của đông đảo tầng lớp nhân dân Nga Đây là vấn đề không dễ
giải quyết.
Cho đến nay, có thể nói tư nhân hoá ở Nga và Séc đã vào giai đoạncuối Khu vực kinh tế nhà nước ở Séc chỉ chiếm 20% GDP; số doanhnghiệp nhà nước còn lại rất ít Ngoài ra, nhà nước còn có cổ phan trongcác doanh nghiệpchỉ tu nhân hoá một phan Ở Nga hiện còn 9500 xínghiệp liên hợp nhà nước, 4000 công ty nhà nước có 100% đến vài phầntrăm cổ phần (trong đó, từ 250 đến 300 công ty có cổ phan chi phối của
nhà nước, còn lại là dưới 50%, 5000 công ty nhà nước có cô phân vàng.
Một kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở một nước xã
hội chủ nghĩa khác đó là Trung Quốc Trung Quốc bắt đầu cố phần hóadoanh nghiệp nhà nước vào giữa những năm 1980 và đến những năm
1992 thì công cuộc này phát truênr mạnh Việc thực hiện cổ phần hóa của
Trung Quôc trước hét nhăm góp phân cải cách toàn bộ cơ câu kinh tê,
| THỰ VIÊN.
TPI!Y ALHOAC ⁄
{icU ING 3 DAI HỘI N
| PHÒNG ĐỌC 4991ˆ
Trang 20nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhằm giữ vai trò chủđạo của nó, đồng thời xây dựng những doanh nghiệp hiện đại thu hút vốnđầu tư từ nước ngoài, tăng thêm nguồn vốn cho những doanh nghiệp nhanước phát triển sản xuất, đồng thời rút vốn ra khỏi những doanh nghiệpnhà nước không cần giữ 100% vốn Các công ty cổ phần của Trung Quốc
ra đời và phát trên cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán.Doanh nghiệp cé phan và thị trường cổ phiếu có mối quan hệ phụ thuộcnhau và cùng phát triển Sự hình thành và hoàn thiện thị trường cỗ phiếu
là tiền đề cho sự phát triển của các doanh nghiệp cô phan Nhận thứcđược mối quan hệ này, Trung Quốc đã xây dựng phát triển thị trườngchứng khoán và kiện toàn các quy định pháp luật, chế độ quản lý thị
trường chứng khoản.
Trung Quốc đã phân loại các doanh nghiệp cô phần như sau:
Doanh nghiệp cổ phần hình thành đo việc tham gia nắm giữ cổ
phiếu giữa các doanh nghiệp;
Doanh nghiệp cổ phần hình thành tờ vốn tập trung của người lao
động trong doanh nghiệp;
Doanh nghiệp cô phan do phát hành công khai cỗ phiếu ra ngoài xã
hội;
Doanh nghiệp cổ phần lấy quan hệ tiền tệ làm chủ thể tham gia côphan với doanh nghiệp lớn phát hành cổ phiếu ra ngoài xã hội [13]
Trang 212.1.1 Các hình thức chuyển đối công ty nhà nước
Việc chuyền đổi công ty nhà nước theo quy định của pháp luật hiện
hành có nhiều hình thức như: cé phan hóa công ty nhà nước, chuyển đổicông ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên, chuyển đổi công
ty nhà nước thành công ty TNHH hai thành viên, chuyên đổi công ty nhà
nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bán toàn bộ công
ty nhà nước, giao công ty nhà nước cho tập thé người lao động trong công
ty.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm
2005, các công ty nhà nước phải chuyển đổi theo mô hình hoạt động công
ty cô phần và công ty TNHH, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Quy
định về việc chuyển đổi này, hiện nay Nhà nước đã ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực như:
Nghị định của Chính phủ số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 vềchuyên doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
Trang 22nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty
mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chuyển đổi công ty nhànước được thực hiện dưới những hình thức cụ thé sau:
® Chuyển công ty nhà nước sang hình thức công ty cỗ phan (còn
được gọi là cỗ phan hóa)
Thời gian gần đây, khái niệm cô phần hóa đã trở nên quen thuộcvới chúng ta, cổ phần hóa công ty nhà nước là một chủ trương của Đảng
và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước Cổphan hóa là việc chuyển công ty nhà nước từ chỗ nó chỉ thuộc sở hữu củaNhà nước thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của nhiều cổ đông Cổphần hóa công ty nhà nước thực chất là bán một phần hoặc toàn bộ doanhnghiệp thông qua hình thức bán cổ phan của doanh nghiệp Vi vậy, cỗ
phần hóa công ty nhà nước nhăm đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh
nghiệp nhà nước, tạo động lực cho người có vốn đầu tư vào sản xuất kinh
doanh và người lao động trong doanh nghiệp tích cực tham gia lao động
vì lợi ích chính đáng, đồng thời thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh
tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
Cổ phan hóa là giải pháp quan trọng trong việc cơ cấu lại công tynhà nước dé công ty nhà nước có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn hơn, tậptrung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Cổ phan hóagóp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cụ
thé:
Thứ nhất, Cổ phần hóa huy động thêm vốn của xã hội, đầu tư vàophát triển sản xuất kinh doanh, khi cô phần hóa, vốn nhà nước tại công tynhà nước được đánh giá lại khách quan và chính xác hơn và là cơ sở để
công ty có thé huy động thêm vốn của các cá nhân, tô chức ngoài xã hội
Trang 23vào công ty dé dau tư đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất, kinh doanh.Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa tạo ra loại hình công ty có nhiều chủ sở
hữu, trong đó có đông đảo người lao động tham gia tạo động lực mạnh
mẽ và cơ chế quản lý năng động, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của
công ty, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước Ngoài ra, cổphần hóa tạo cơ sở thúc đây hình thành và phát triển thị trường chứngkhoán Việt Nam Thị trường chứng khoán hình thành và phát triển trên cơ
Sở sự phát triển của một loại hàng hoá đặc biệt (chứng khoán) mà các
công ty cô phần là nguồn cung cấp hàng hóa đặc biệt đó cho thị trườngchứng khoán Ngược lại, thị trường chứng khoán phát triển sẽ trở thànhmột kênh quan trọng huy động vốn cả xã hội đầu tư trực tiếp vào công ty
Thứ hai, Cổ phần hóa bước đầu tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế
quản lý năng động, hiệu quả cho công ty nhà nước, tăng cường vai trò
giám sát của cô đông và xã hội đối với doanh nghiệp Công ty cổ phần
hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật và trước cổ đông về hoạt động và kết quả sản xuất, kinh doanh Việckiểm tra giám sát của người lao động — cổ đông và xã hội đối với công ty
cổ phan, nhất là những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán taođiều kiện cho việc thực hiện quy chế dan chủ trong công ty một cách thực
chất hơn.
Thứ ba, Cô phan hóa tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao
động nâng cao vai trò làm chủ trong doanh nghiệp Một bộ phận quan
trọng người lao động ở công ty nhà nước được cổ phan hóa trở thành cỗđông, có đầy đủ những quyền của cô đông công ty như dự họp Dai hộiđồng cổ đông dé thông qua điều lệ công ty, bầu các thành viên Hội đồngquản trị và Ban kiểm soát, biểu quyết các van dé liên quan hoạt động sảnxuất, kinh doanh thuộc thấm quyền Đại hội đồng cô đông
Trang 24Pháp luật hiện hành đã quy định cụ thé về thủ tục chuyển đổi công
ty nhà nước sang hình thức công ty cô phần, bao gồm:
Một la, về vấn đề xử lý tài chính khi cổ phan hóa, Nghị định109/2007/NĐ-CPđã quy định rất cụ thé các trường hợp xử lý tài chính củacông ty nhà nước như: Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tàichính; xử lý tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh liên kết, tài sảnkhông cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúclợi; các khoản nợ phải thu; các khoản nợ phải trả; khoản nợ dự phòng, lỗ-lãi; vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác: góp vốn liên doanh, liênkết, góp vốn cổ phần góp vốn băng thành lập công ty TNHH, và các hìnhthức đầu tư đài hạn khác; số dự bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹphúc lợi; Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp [3]
Về thời điểm tiến hành xử lý tài chính khi cỗ phan hóa, Nghị địnhcũng quy định rõ tại điều 21: Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệpchính thức trở thành công ty cỗ phân
Nghị định mới bổ sung thêm trách nhiệm của các Tập đoàn, Tổngcông ty (công ty mẹ) trong việc xử lý các tồn tại tài chính với tư cách là
cơ quan chủ sở hữu vốn, cụ thể: Theo qui định của Nghị định 187, tài sảnkhông cần dùng, nợ phải thu khó đòi loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp côphần hoá, bàn giao về Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng: tráchnhiệm xử lý những tài sản này thuộc về Tổng công ty, Tập đoàn
Theo qui định tại Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 01/07/2007 thìcác doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu không thuộc đối tượngđược xoá nợ thuế (Điều 55 và Điều 65) Để phù hợp với qui định của LuậtQuản lý thuế, Nghị định mới đã qui định: Doanh nghiệp cổ phan hoá cótrách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi chuyên đổi; trường hopdoanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì công ty
cô phân sau này có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuê.
Trang 25Hai là, về vẫn dé định giá công ty nhà nước, Nghị định mới đã bỗsung các qui định nhằm hoàn thiện phương pháp định giá, trong đó qui
định đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng
tiền chiết khấu (các tổ chức ngân hang, tài chính thường dùng) được sửdụng kết quả kiểm toán để làm thông số tính giá trị doanh nghiệp, songcần phải kiểm kê, đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất theo Luật đất đai
[3]
Tuy nhiên, để tránh kha năng gây thất thoát cho Nhà nước trong
hoạt động định giá, Nghị định đã qui định việc xác định giá trị doanh
nghiệp có thể áp dụng bằng nhiều phương pháp, giá trị doanh nghiệpđược xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp đượcxác định theo phương pháp tài sản Nghị định mới bổ sung thêm nhữngdoanh nghiệp cổ phan hoá phải thực hiện thuê tư vấn xác định giá trịdoanh nghiệp ngoài những doanh nghiệp không có tổng trị giá tài sản theo
số kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên còn bao gồm cả doanh nghiệp có giá trịvốn Nhà nước theo số kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc có vị trí địa lýthuận lợi Trường hợp có từ 2 tổ chức tư van định giá đăng ký tham giacung cấp dịch vụ tư vấn định giá trở lên thì phải tổ chức đấu thầu lựachọn đơn vị thực hiện tư vấn định giá theo qui định hiện hành Doanhnghiệp cé phan hóa được điều chỉnh giá trị doanh nghiệp đã công bố
trong trường hợp gặp nguyên nhân khách quan (thiên tai, địch họa, danh
sách Nhà nước thay đổi hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác)
làm ảnh hưởng đến giá trị những tài sản của doanh nghiệp; và sau 12 tháng kể từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và doanh nghiệp chưa
thực hiện việc bán cổ phần
Ba là, về việc xác định giá trị quyên sử dụng đất vào giá trị doanhnghiệp: Nêu như Nghị định 187 quy định trường hợp doanh nghiệp côphan hóa chọn hình thức thuê đất thì không tính giá trị quyền sử dụng đất
Trang 26vào giá trị doanh nghiệp thì tại điều 30 Nghị định 109/2007/NĐ-CPquy
định rõ, trường hợp doanh nghiệp cô phần hóa chọn hình thức thuê đắt,
nếu doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đấtthì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thịtrường tại thời điểm định giá được ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương quy định và công bố Đối với những doanh nghiệptrả tiền thuê đất hàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị doanhnghiệp [3] Việc không tinh giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanhnghiệp trong thời gian qua đã khiến cho giá trị thực tế của doanh nghiệp
và giá trị được định giá trên số sách có một khoảng cách khá lớn Hậu quả
là Nhà nước sẽ bị thất thu một khoản tiền không nhỏ khi doanh nghiệp cỗphần hóa chọn hình thức thuê đất, người lao động thì phải mua cổ phiếuvới giá cao hơn gấp nhiều lần giá trị thực tế Một số người lao độngkhông đủ khả năng tài chính để mua cổ phiếu đành phải “bán lúa non”
Do vậy, tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phầnhóa chính là trả lại sự công bằng trong cổ phần hóa và tạo điều kiện chongười lao động có cơ hội sở hữu cổ phiếu làm chủ doanh nghiệp Chính vivậy, Nghị định 109/2007/NĐ-CPđã đưa ra nguyên tắc xác định giá trịquyền sử dụng đất theo giá thị trường và trách nhiệm của UBND tỉnh,thành phố trong việc qui định và công bố giá trị quyền sử dung đất để tínhvào giá trị của doanh nghiệp trong trường hợp được giao đất Ngoài ra,đối với trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần thì tính tiềnthuê đất vào giá trị doanh nghiệp Giá thuê đất được lay theo giá tại thời
điểm định giá.
Bốn là, về cơ chế bán cổ phần lần dau, Nghị định mới qui định tỷ
lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương thức thoả thuận và các nhàđầu tư thường theo phương pháp đấu giá không thấp hơn 25% vốn điều
lệ, trong đó cổ phần bán dau giá cho các nhà đầu tư thông thường không
Trang 27thấp hơn 50% số cô phần nêu trên Tuy nhiên, đối với những doanhnghiệp qui mô lớn, mức bán ra công chúng do cơ quan quyết định phương
án cô phân hoá xác định.
Về phương thức lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương thức bán,giá bán cho nhà đầu tư chiến lược, Nghị định mới đã qui định cụ théphương thức ban thoả thuận trực tiếp Đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổngcông ty Nhà nước (bao gồm cả các ngân hàng thương mại Nhà nước) nếunhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan quyết định cổ phầnhoá báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức đấu thầu riênggiữa các nhà đầu tư chiến lược Giá bán không thấp hơn giá đấu thànhcông bình quân Trước đây, Nghị định 187 cho phép nhà đầu tư chiếnlược được mua cổ phần ưu đãi với giá giảm 20% so với giá đấu bìnhquân Nay, Nghị định mới bỏ ưu đãi về giá cho nhà đầu tư chiến lược,điều này sẽ hạn chế được tình trạng cổ phiếu tập trung vào một số ít nhàđầu tư làm cho một số người giàu lên nhanh chóng, hạn chế tình trạng
thất thoát tiền Nhà nước do bán cổ phiếu cho nhà dau tư chiến lược.
Mặt khác, để giảm thiểu sự lợi dụng trong việc dau gia, Nghi dinhmới qui định nếu nhà dau tư từ chối mua trên 30% số lượng cô phiếu bán
ra thì tổ chức đấu giá tiếp phần từ chối đó; không áp dụng cơ chế chọnthầu cho những nhà đầu tư trả giá thấp hơn như trước
Để tăng cường công khai minh bạch trong quá trình bán cổ phầnlần đầu, Nghị định mới bổ sung qui định về công bố thông tin, về thựchiện phát hành ra công chúng để niêm yết trên thị trường chứng khoán.Trường hợp doanh nghiệp cỗ phan hoá đồng thời niêm yết ngay trên thịtrường chứng khoán thì phương án cổ phan hoá có thể qui định khốilượng cô phan đặt mua tối đa, tối thiểu đối với phần bán ra công chúngtrong phương án phát hành cô phan lần đầu để doanh nghiệp sau khi cổ
Trang 28phan hoá có đủ điều kiện niêm yết Quy định mức đặt mua tối đa, tôi thiêutrong phương án phát hành cỗ phần lần đầu không phân biệt đối xử giữacác nhà dau tư thuộc mọi thành phan kinh tế
Nhu vậy, Nghị định 109/2007/NĐ-CP có những điểm đổi mới so
với những quy định cũ tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP:
Điểm mới dau tiên của Nghị định 109/2007/NĐ-CP, đó là về đốitượng cổ phan hóa đã được mở rộng, không chỉ bao gồm các công ty nhànước độc lập mà còn cả các tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tậpđoàn kinh tế, công ty con và công ty TNHH do nhà nước nắm giữ 100%vốn điều lệ Việc mở rộng đối tượng cổ phan hóa là hoàn toàn phù hopvới chủ trương của Nhà nước, đó là Nhà nước chỉ nắm giữ quyền chỉ phốiđối với các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế và từng
bước giảm bớt sự tham gia của Nhà nước vào quản lý doanh nghiệp.
Thứ hai, về vẫn đề nhà đầu tư chiến lược, Nghị định
109/2007/NĐ-CP cũng đã có quy định chỉ tiết và cụ thể hơn về vấn đề gây tranh cãitrong một thời gian dài trước đây Khái niệm nhà đầu tư chiến lược hiệnnay đã được mở rộng bao gồm ca nhà dau tư nước ngoài Điều này đã mởrộng cửa cho doanh nghiệp trong quá trình cổ phan hóa, dé doanh nghiệpchủ động thu hút vốn kinh nghiệm và nguồn lực của các nhà đầu tư chiếnlược nước ngoài Đồng thời, Nghị định 109/2007/NĐ-CP cũng đã bãi bỏ
cơ chế bán với giá ưu đãi “giảm 20% so với giá đấu bình quân” cho nhàđầu tư chiến lược Một điểm đáng lưu ý là nhà đầu tư chiến lược khôngđược chuyển nhượng số cô phần được mua trong thời hạn tối thiểu 3 năm,
kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh Trường hợp đặc biệt cần chuyền nhượng số cô phần này trước thờihạn trên phải được đại hội đồng cổ đông chấp thuận
Trang 29Thứ ba, Nghị định 109/2007/NĐ-CP cũng có những quy định mới
về vấn đề các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp và định giá tài
sản doanh nghiệp: Trong mọi trường hợp giá trị doanh nghiệp được xác
định và công bố không thấp hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theophương pháp tài sản Nghị định đã cho phép giá tri quyền sử dụng đất tínhvào giá trị doanh nghiệp khi cổ phan hóa
Thứ tư, về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán cô phan: Tai
diéu 45 - Nghi dinh 109/2007/ND-CP da cho phép doanh nghiép str dung
tiền thu từ cỗ phan hoá dé thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyếtchế độ cho người lao động dôi dư khi cổ phan hoá (kể cả người lao độngnghỉ việc theo Luật lao động cũng như người lao động thuộc đối tượng ápdụng chính sách dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo qui
định của Chính phủ).
Nghị định lần này đã qui định thành lập các Quỹ hỗ trợ sắp xếpdoanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tẾ, tổng công ty nhà nước, đặc biệt làQuỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty đầu tư và kinh doanh
vốn Nhà nước để tiếp nhận tiền thu từ cỗ phan hoá còn lại sau khi trừ di
chi phí cổ phần hoá doanh nghiệp sắp xếp lao động dôi dư Cụ thể:
- Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tập đoàn kinh tế, Tổng công
ty (đối với doanh nghiệp do tập đoàn, Tổng công ty làm chủ sở hữu) sửdụng để: hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu;giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư và xử lý các vấn đềtài chính theo quy định của pháp luật; bổ sung vốn điều lệ theo phê duyệtcủa cấp có thâm quyền, phan còn lại được đầu tư phát triển doanh nghiệp
theo qui định của pháp luật.
- Tập trung nguồn thu từ cô phần hoá các doanh nghiệp độc lậpthuộc Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố; toàn bộ Tổng công ty
Trang 30Nhà nước; toàn bộ Tập doan kinh tẾ, công ty mẹ được tô chức hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con và công ty TNHH do Nhà nước
năm giữ 100% vốn điều lệ thuộc các Bộ, Uy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty đầu tư và kinhdoanh vốn nhà nước Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công tyđầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sử dung dé: hỗ trợ các doanh nghiệpthực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu; giải quyé chính sách đối với laođộng dôi dư và xử lý các van dé vẻ tài chính theo qui định của pháp luật:
bồ sung vốn điều lệ của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nướchoặc đầu tư vào các dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định điều hoà nguồn Quỹtrên giữa các Tập đoàn, Tổng công ty (gồm cả Quỹ tại Tổng công ty đầu
tư và kinh doanh vốn Nhà nước) để phục vụ cho việc đầu tư phát triển của
đất nước trong từng thời kỳ theo đ é nghị của Bộ Tài chính.
Điểm nổi bật này của Nghị định 109/2007/NĐ-CPđáng được ghi
nhận bởi lẽ tiền thu được từ bán cô phân lần đầu (IPO) từ các doanhnghiệp có khi lên đến hàng ngàn tỷ đồng và đủ để đầu tư vào các dự ánlớn như điện, cầu đường
Thứ năm, về quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, Nghị
định 109/2007/NĐ-CP bỏ cơ chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đốivới các doanh nghiệp cổ phần hoá, bãi bỏ việc hỗ trợ các công ty cổ phầntrong việc xử lý lao động dôi dư sau khi đã chuyển thành công ty cổ phan.người lao động trong doanh nghiệp vẫn tiếp tục được hưởng cơ chế mua
cô phan ưu đãi giảm giá 40% so với giá dau thành công bình quân nhưtrước đây, nhưng quyền mua cổ phan sẽ được Nhà nước đảm bảo tối đatheo sô năm làm việc trong khu vực Nhà nước (100 cô phân cho mỗi năm
Trang 31làm việc) tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hoá cũng được
mua cô phan theo giá ưu đãi như người lao động trong doanh nghiệp.
Thứ sáu, về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan liên quan, Nghịđịnh 109/NĐ-CP bổ sung qui định về trách nhiệm của Tổng công ty đầu
tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trong việc tham gia vào quá trình
cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc đối tượngchuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC như:Thanh phan Ban chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp có đại diện của SCIC;
phối hợp với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chứctriển khai thực hiện cổ phần hoá; lựa chọn người đại diện phần vốn Nhànước góp tại công ty cổ phân
Nghị định 109/2007/NĐ-CP qui định rõ trách nhiệm, quyền hạncủa cơ quan trong việc cổ phần hóa, đây mạnh phân cấp đồng thời bổxung qui định về xử lý vi phạm và qui định về giải quyết khiếu nai, tốcáo Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê đuyệt phương án côphân hoá đối với các Tập đoàn, các Tổng công ty đặc biệt (theo phụ lụcban hành kèm theo Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 của
Chính phủ), các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng (như
Ngân hàng thương mại Nhà nước), viễn thông Hội đồng quản tri cácTập đoàn, các Tổng công ty được uỷ quyền quyết định phương án cỗphần hoá, công bồ giá trị doanh nghiệp đối với các công ty trực thuộc
Thứ bay, về giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp và các
khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác cũng được xác định Cụ thể,giá tri vốn đầu tư dài hạn được xác định trên cơ sở tỉ lệ vốn đầu tư củadoanh nghiệp trên vốn điều lệ hoặc tổng số vốn thực góp tại doanh nghiệpkhác Đối với phần vốn góp tại công ty niêm yết, giá trị vốn góp được tính
Trang 32Chuyên đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên
là việc chuyển đổi từ: Công ty nhà nước độc lập; công ty nhà nước là
công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con; công ty me của Tap
đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; công ty thànhviên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước; công ty thành viênhạch toán phụ thuộc của Tổng công ty nhà nước được Thủ tướng Chính
phủ cho phép thành công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp 2005.
Việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành
viên thực chất chỉ là sự thay đổi về hình thức hoạt động chứ không thay
đổi về hình thức sở hữu như cổ phan hóa công ty nhà nước.
Việc chuyên công ty nhà nước sang công ty TNHH một thành viên không chỉ là sự chuyên đổi về hình thức pháp lý mà quan trọng hơn là
thông qua sự chuyên đổi tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp 100%vốn thuộc sở hữu Nhà nước phát huy đầy đủ quyền chủ động, sáng tạo
trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp và cùng chịu sự điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp như các doanh
nghiệp thuộc các thành phan kinh tế khác
xt hủ tục chuyên đổi công ty nhà nước sang công ty TNHH 1 thành
viên được quy định trong Nghị định 95/2006 cụ thê như sau:
Việc chuyên đổi công ty Nhà nước, công ty mẹ, đơn vị hạch toán
phụ thuộc Tổng công ty Nhà nước được quy định tại khoản 1 điều 7 Nghịđịnh 95/2006, gồm các bước sau:
Trang 33Thứ nhát, chuan bị chuyển đối, bao gồm: lập danh sách, phê duyệtdanh sách doanh nghiệp chuyển đổi; thông báo về kế hoạch chuyển đối;thành lập ban chuyên đổi
Thứ hai, xây dựng đề án chuyển đổi, bao gồm: chuẩn bị hồ sơ, tàiliệu có liên quan; kiểm kê, phân loại, xác định vốn, tài sản, công nợ, laođộng của doanh nghiệp; lập phương án xử lý tài chính, phương án sắp xếplao động, phương án chuyển giao doanh nghiệp; xây dựng, đề xuất mô
hình và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên; xây dựng dự
thảo điều lệ và dự kiên vôn điêu lệ.
Thứ: ba, trình, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện đề án chuyền
đối.
Thứ tư, quyết định chuyên đổi và đăng ký kinh doanh [5]
Việc chuyền đổi công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
sang công ty TNHHI thành viên hoạt động theo mô hình mẹ-con được
quy định tại khoản 2 điều 7 nghị định 95/2006.
Trinh tự, thủ tục chuyên đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty conthực hiện theo Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 thang 8 năm 2004của Chính phủ về tổ chức quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi
tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty
mẹ - công ty con;
Ärình tự chuyên đôi công ty mẹ sang công ty TNHH một thành viênthực hiện theo khoản 1 Điều này
Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng nữa của Nghị định
95/2006/N Đ-CP là quy định về Nguyên tắc xử lý vốn, tài sản, tài chính
và lao động khi chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH như
Sau: