THỰC TRANG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAYTHỰC TRANG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAYTHỰC TRANG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRANG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU
TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Nghi thức nhà nước
Mã phách (Để trống)
Tp Hồ Chí Minh – 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và cố gắng nghiên cứu một cách nghiêm túc,
em đã hoàn thành bài tập lớn này Em xin gửi lời cảm ơn đến những người đãđưa ra góp ý giúp em hoàn thành bài Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thànhđến giảng viên giảng dạy môn học, thầy đã hướng dẫn và đưa ra định hướng tốtnhất để em hoàn thành tốt nghiên cứu này
Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ nội dung đến hình thức, và do kiến thứchạn chế, không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếusót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong sự góp ý của quýthầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3
7 Cấu trúc nghiên cứu của đề tài 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM 4
1.1 Khái niệm biểu tượng quốc gia 4
1.2 Đặc điểm của biểu tượng quốc gia 4
1.3 Các yếu tố cấu thành biểu tượng quốc gia Việt Nam 5
1.3.1 Các biểu tượng chính thức 6
a) Quốc hiệu 6
b) Quốc kỳ 6
c) Quốc huy 8
d) Quốc ca 9
1.3.2 Các biểu tượng không chính thức 9
a) Quốc phục 9
b) Quốc hoa 9
c) Quốc điểu (Chim lạc) 10
d) Quốc thú (Con rồng) 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA HIỆN NAY 11
2.1 Thực trạng sử dụng quốc hiệu 11
2.2 Thực trạng sử dụng quốc kỳ 11
Trang 42.3 Thực trạng sử dụng quốc huy 15
2.4 Thực trạng việc sử dụng quốc ca 16
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM 18
3.1 Nhận xét đánh giá 18
3.1.1 Ưu điểm 18
3.1.2 Hạn chế 18
3.2 Giải pháp 19
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới Vì vậy, việc sử dụng biểu tượng quốc gia một cách đúng đắn, phù hợp sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế
Biểu tượng quốc gia là những giá trị thiêng liêng, thể hiện bản sắc dân tộc
và tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam
Biểu tượng quốc gia là những giá trị tinh thần vô giá của mỗi quốc gia,dân tộc Chúng là những hình ảnh, âm thanh, câu chữ,… của quốc gia đó Khi sửdụng biểu tượng quốc gia đúng đắn và trang trọng, sẽ thể hiện lòng yêu nước,tinh thần tự tôn dân tộc và ý thức của mỗi người dân Việt Nam đối với đất nước.Với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở ViệtNam cần được quan tâm hơn nữa Chúng ta cần có những quy định cụ thể và rõràng về việc sử dụng biểu tượng quốc gia nhằm đảm bảo tính trang nghiêm, tônkính của các biểu tượng này Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền,giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng biểu tượng quốc gia chotoàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ
Việc nghiên cứu, đánh giá về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ởViệt Nam hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Nó góp phần nâng caonhận thức của toàn dân về tầm quan trọng của việc sử dụng biểu tượng quốc gia,
từ đó sử dụng một cách đúng đắn, trang nghiêm góp phần xây dựng, phát huygiá trị của các biểu tượng quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế
Nhận thấy tầm quan trọng của nghi thức nhà nước, chính vì vậy mà em
chọn đề tài: “Thực trạng tình hình của việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở việt nam hiện nay” để nghiên cứu làm bài tiểu luận kết thúc học phần.
Trang 62 Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và tìm hiểu về nội dung Nghi thứcnhà nước, tuy nhiên thực trạng tình hình của việc sử dụng biểu tượng quốc giahiện nay chưa được nghiên cứu nhiều Giáo trình môn Nghi thức nhà nước donhà xuất bản thống kê biên soạn của tác giả Lưu Kiếm Thanh, Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốchuy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là những cơ sở quan trọng đểbài tiểu luận được hoàn thiện
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng biểu tượng
quốc gia ở Việt Nam hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về biểu tượng quốc gia Việt Nam;
+ Nêu được thực trạng sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở Việt Nam;+ Đánh giá thực trạng đề xuất giải pháp để thực hiện đúng quy định củanhà nước về việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tình hình sử dụng biểu tượng
quốc gia ở Việt Nam hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: Những nội dung, vấn đề về cơ sở lý luận về biểu
tượng quốc gia Việt Nam, thực trạng về việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở ViệtNam hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài tập lớn này, em đã kết hợp các phương pháp sau:
Trang 76 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Thông qua việc nghiên cứu về đề tài “Thực trạng tình hình của việc sửdụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay”, ta thấy việc nghiên cứu vôcùng quan trọng Qua đó ta có thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng biểutượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay Và bên cạnh đó, đề tài có thể lấy làm tàiliệu tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên học môn Nghi thức nhà nước
7 Cấu trúc nghiên cứu của đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo Đề tàicòn ba chương lớn:
Chương I: Cơ sở lý luận về biểu tượng quốc gia Việt Nam
Chương II: Thực trạng của việc sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nayChương III: Đề xuất giải pháp để thực hiện đúng quy định của nhà nước
về việc sử dụng biểu tượng quốc gia tại các cơ quan tổ chức ở Việt Nam
Trang 8NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT
NAM 1.1 Khái niệm biểu tượng quốc gia
Từ xa xưa, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều chọn cho mình nhữngbiểu tượng nhất định, nó có thể thay đổi theo năm tháng nhưng dù thế nào đinữa, nó biểu trưng cho một quốc gia, gắn liền với sự hình thành quốc gia, chínhthể, với truyền thống dân tộc, với nền tảng của xã hội, với lịch sử đấu tranh giữnước và dựng nước và với mục tiêu xây dựng đất nước Biểu được hiểu là “phô
ra, bày ra” còn tượng là “hình tượng” Và từ đó ta có thể hiểu biểu tượng chính
là hình tượng được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng,mang ý nghĩa trừu tượng Biểu tượng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh tác độngchủ yếu đến thị giác gây cho con người những rung động, xúc cảm theo mức độkhác nhau
Những loại hình cơ bản của biểu tượng quốc gia gồm: Quốc hiệu (thườngkèm theo khẩu hiệu hoặc tiêu ngữ), Quốc kỳ, Quốc ca, và những biểu tượngkhông chính thức khác Những biểu tượng chính thức thường bắt buộc sử dụngtại các sự kiện có yếu tố nhà nước để thể hiện quyền lực và quyền lãnh thổ củaquốc gia
1.2 Đặc điểm của biểu tượng quốc gia
Biểu tượng quốc gia có 4 đặc điểm chính:
Đầu tiên, biểu tượng quốc gia là yếu tố không thể thiếu được của quốcgia, dân tộc Chúng là những hình ảnh, âm thanh, vật thể quen thuộc, gần gũi,thể hiện những giá trị chung của dân tộc
Thứ hai, biểu tượng quốc gia mang những đặc điểm riêng biệt của quốcgia Những đặc điểm riêng biệt của biểu tượng quốc gia góp phần tạo nên bản
Trang 9sắc riêng cho mỗi quốc gia, dân tộc Đó là những hình ảnh, âm thanh, vật thểthiêng liêng, bất khả xâm phạm, gắn bó mật thiết với tình yêu nước, niềm tự hàodân tộc.
Thứ ba, biểu tượng quốc gia thể hiện chủ quyền quốc gia Chúng được sửdụng để đại diện cho đất nước, thể hiện những giá trị, truyền thống, tinh thầndân tộc Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của một quốc gia trong lãnh thổcủa mình, thể hiện qua những khía cạnh như:
- Sự độc lập, chủ quyền của mỗi quốc gia Mỗi quốc gia sẽ có cho riêngmình biểu tượng quốc gia riêng, không giống nhau
Ví dụ: Quốc kỳ của nước Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, còn quốc kỳ của
Hoa Kỳ lại là 13 sọc ngang trắng- đỏ xen kẽ với ngôi sao trắng trên nền xanhdương phía bên trên góc trái, mỗi quốc gia sẽ có quốc kỳ riêng và không giốngvới một quốc gia nào
- Biểu tượng quốc gia thể hiện sự thống nhất, đoàn kết của toàn dân Nóđược sử dụng trong các dịp lễ quan trọng của quốc gia
Ví dụ: Quốc kỳ Việt Nam thường được treo ở các nơi công cộng, ở các hộ
gia đình vào các ngày lễ lớn của Việt Nam như ngày lễ Quốc khánh 2/9,…
Và cuối cùng, biểu tượng quốc gia là yếu tố cấu thành quốc thể Biểutượng quốc gia là yếu tố cấu thành quốc thể bởi vì nó thể hiện những giá trị tinhthần, văn hóa lịch sử và truyền thống của quốc gia, góp phần thể hiện bản sắc, vịthế của quốc gia dân tộc
1.3 Các yếu tố cấu thành biểu tượng quốc gia Việt Nam
Các yếu tố cấu thành biểu tượng quốc gia Việt Nam gồm những biểutượng chính thức: Quốc hiệu, Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca và những biểu tượngkhông chính thức khác như: Quốc thiều, Quốc phục, Quốc hoa, Quốc thú, Quốcđiểu,…
Trang 10Quốc hiệu của các nước cần phải được viết tuyệt đối chính xác trong vănthư đối ngoại, khi viết khẩu hiệu và trong mọi trường hợp giao lưu quốc tế chínhthức khác.
- Ý nghĩa quốc hiệu:
+ Đầu tiên, quốc hiệu là danh xưng chính thức được dùng trong ngoạigiao;
+ Thứ hai, quốc hiệu biểu thị chủ quyền lãnh thổ;
+ Cuối cùng, quốc hiệu biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của mộtnước
Theo khoản 1 điều 13 chương I hiến pháp 2013 Quốc kỳ nước Cộng hòa
Trang 11xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiềudài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Quy ước chung của quốc kỳ:
Có rất nhiều quy ước liên quan đến quốc kỳ nhưng quy tắc chung củaquốc kỳ đó là phải được treo ở vị trí danh dự, là không bao giờ thấp hơn vị trícác lá cờ khác Có những quy định tiêu biểu như:
- Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác, nó phải được kéolên đầu tiên và hạ xuống cuối cùng;
- Khi lá quốc lỳ được treo chung cùng với các quốc kỳ của những quốcgia khác tất cả các lá cờ phải có kích thước xấp xỉ bằng nhau và phải được treo ởcùng độ cao, mặc dù quốc kỳ của quốc gia chủ nhà có thể được đặt ở vị trí danhdự;
- Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác không phải là quốc
kỳ, nó phải được treo trên cột cờ riêng, hoặc cao hơn hoặc phải đứng ở vị trídanh dự;
- Khi lá quốc kỳ được treo cùng với bất cứ lá cờ nào khác trên cùng mộtcột cờ, nó phải nằm trên cùng, mặc dù sử dụng cột cờ phân biệt thường đượcdùng nhiều hơn;
- Khi lá quốc kỳ được treo cùng với một lá cờ khác trên cột chéo, quốc kỳphải nằm ở phía trái người quan sát và cột treo quốc kỳ phải ở phía trước cột cờcòn lại;
- Khi lá quốc kỳ được treo cùng với một hoặc nhiều lá cờ khác trong cuộcdiễu hành, quốc kỳ phải ở bên phải nhóm diễu hành Nếu có một hàng cờ, quốc
Trang 12Nghị định số 105/2012/NĐ-CP: Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 ngày.Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quanđại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thướcbằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổchức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
c) Quốc huy
Quốc huy là biểu tượng của một nước, nó bao gồm các họa tiết để mô tảmột số đặc điểm, tính chất riêng của nước ấy Quốc huy là biểu tượng chínhthức và thiêng liêng của mỗi quốc gia, được sử dụng trong đối nội và đối ngoạivới hình thức thể hiện chuẩn xác, trang trọng và nhất quán
Theo khoản 2 điều 13 chương I Hiến pháp năm 2013 Quốc huy nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàngnăm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quy định về việc sử dụng quốc huy theo hướng dẫn số BVHTTDL như sau:
3420/HD-Những nơi treo quốc huy, Rước quốc huy và dùng quốc huy trên các giấytờ:
- Những nơi treo quốc huy:
+ Nhà họp của Hội Đồng Chính Phủ;
+ Nhà họp của Quốc Hội khi họp;
+ Trụ sở Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã;+ Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam tại nướcngoài
Trang 13Quốc huy được treo ở cửa chính cơ quan, về phía trên, ở chỗ trông rõnhất, có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn do Chính phủ trung ương hoặc các cấpchính quyền địa phương tổ chức.
- Rước quốc huy:
Trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 1/5 và 2/9, các đoàn cóthể rước quốc huy
Theo khoản 3 điều 13 chương I hiến pháp 2013, quốc ca nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lời và nhạc của bài tiến quân ca
1.3.2 Các biểu tượng không chính thức
b) Quốc hoa
Quốc hoa là loài hoa biểu trưng cho một đất nước, quốc gia
Trang 14Ở Việt Nam, hoa sen được chọn làm quốc hoa từ năm 1960 Hoa senthường được trồng nhiều nơi trên đất nước Việt Nam Nó tượng trưng cho sựthanh khiết, cao quý, vươn lên trong nghịch cảnh của nhân dân Việt Nam từ xưađến tận ngày hôm nay và mãi về sau.
c) Quốc điểu (Chim lạc)
Quốc điểu là loài chim biểu trưng cho đất nước, quốc gia
Ở nước Âu Lạc cổ, một số tài liệu xem chim Lạc là biểu tượng quốc điểu Chim lạc được mô tả là loài chim lớn, có mỏ dài, đầu to, chân cao, cánh rộng vàđuôi dài Nó là một biểu tượng văn hóa của người việt cổ, tượng trưng cho dòngmáu lạc hồng Chim lạc thường được khắc trên mặt trống đồng với tư thế dangcánh bay thể hiện khát vọng được bay lên, thể hiện sự mãi trường tồn của đấtnước
d) Quốc thú (Con rồng)
Quốc thú là loài động vật biểu trưng, biểu trưng cho mỗi quốc gia
Bắt nguồn từ truyền thuyết “con rồng cháu tiên”, biểu tượng quốc thú ở ViệtNam, một số tài liệu xem được biểu tượng của dân tộc Việt Nam đó là con rồng.Rồng là con thú linh, nó tượng trưng cho sức mạnh, quyền năng to lớn và sựthịnh vượng Theo như truyền thuyết, rồng là một loài vật thần thoại, có khảnăng bay lượn trên trời và dưới nước, có thể phun ra lửa
Trang 15CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU
TƯỢNG QUỐC GIA HIỆN NAY 2.1 Thực trạng sử dụng quốc hiệu
Trải qua những năm tháng đấu tranh khốc liệt trong lịch sử của ông cha
ta, đất nước của chúng ta đã từng có rất nhiều tên gọi khác nhau Và phải sauhơn 30 năm gian khổ kháng chiến thì giang sơn mới quy về một mối Ngày02/7/1976 Quốc hội thống nhất đổi tên nước thành “Nước Cộng Hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam”
Quốc hiệu được sử dụng trong các văn bản hành chính, các văn bản quyphạm pháp luật Theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hướng dẫn ghi Quốc hiệu trongvăn bản hành chính như sau:
- Quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được trình bày bằngchữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng,bên phải trang đầu tiên của văn bản;
- Quốc hiệu còn được sử dụng trên bằng khen, trên các bài báo, trên cácgiấy tờ pháp lý,…;
- Quốc hiệu còn được treo ở những nơi trang trọng như: Trụ sở quốc hội,Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát, các cơ quan chính phủ, các cơ quanngoại giao,…
Quốc hiệu là một yếu tố không thể thiếu trên tất cả các văn bản quản lýnhà nước, trên các giấy tờ pháp lý, chứng chỉ… Việc sử dụng quốc hiệu cònnhằm thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và tôn trọng pháp luật
2.2 Thực trạng sử dụng quốc kỳ
Ngay từ những ngày đầu của nền Cộng hòa, chúng ta đã có những vănbản quy định về Quốc kỳ, đó là Sắc lệnh số 5 ngày 5/9/1945 của Chủ tịch Chínhphủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ấn định Quốc kỳ Việt Nam Sau đó là