Dé chế định về ly hôn phù hợp với thực tiễn cuộc sống trongdiều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và thống nhất với các quy dịnh khác của phápluật, Nhà nước ta đang tiến hành soạn thảo Luật
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TU PHAP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VŨ THỊ HANG
CHẾ ĐỊNH LY HON THEO QUY ĐỊNH CUA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dan sự và Tố tụng dan sự,
Mã số: 5.05.07
LUẬN ÁN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Đi LUÊ
E
man GIÁO VI | | sem LAT
Người hướng dan: PTS Dang Quang Phương
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu
Chương 1:
Một số van dé chung về ly hôn ˆ
J.I- Khát quát về sự phát triển của chế định ly hôn trong
Pháp luật Việt nam
1.2- Khái niệm và bản chất pháp lý của ly hôn
1.3-Thue trạng và các nguyên nhân ly hôn ở Việt nam `
I-4- Những quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết ly
hôn
Chương 2:
Chế định ly hòn theo quy định của Luật Hôn nhân va Gia
dinh nam 1986.
2.1- Những căn cứ đểTòa án nhân dân xử cho ly hôn
© 2.2- Cac điều kiện hạn chế ly hôn
2.3- Hậu qua pháp lý của ly hôn
- 2.4- Ly hôn trong một số trường hợp đặc biệt
Chương 3:
Thực tiên giải quyết ly hôn của Tòa án nhân dân và những
kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định ly hôn
3./- Thực tiên giải quyết ly hôn của Tòa án nhân dân
3.2- Nhiing kiến nghị nhầm hoàn thiện chế định ly hôn
Phần kết luận
Trang |
2024
“hổ
364]4368
77
04
O7
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
I1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Gia đình 1a tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người, là môi trường quantrọng giáo duc nếp sống và hình thành nhân cách con người mới, góp phần vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Gia đình tốt
thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tt”.
Cùng với quan điểm của Triết học và chính trị học, Luật học nghiên cứuvấn để hôn nhân và gia đình như một thực tế xã hội, là cơ sở, nền tảng của sựnghiệp phát triển xã hội văn minh ma trong đó, lợi ích của mỗi cá nhân va lợi ích
của toàn xã hội kết hợp hài hòa và chặt chẽ
Với vai trò là cơ sở và nên tang của sự phát triển xã hội, với vị trí vừa làđộng lực, vừa là mục tiêu của Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, góp phần giải phóng
phụ nữ, thực hiện đân chủ và bình đẳng xã hội, vì mục tiêu đân giầu, nước manh
xã hội công bang, văn minh, việc nghiên cứu vấn để hôn nhân và gia đình dang
được đặt ra như một tất yếu trong giai đoạn Cách mạng hiện nay và được nhiều
ngành khoa học xã hội quan tâm.
Quan hệ gia đình là tổng hòa của các quan hệ nhân thân và quan liệ tài sản,
các quan hệ nay có sự ràng buộc, lệ thuộc lẫn nhau và tác động qua lại một cáchhài hòa Trong khung cảnh một gia đình thực sự bền vững và hạnh phúc, trone đó
mỗi con người đều tìm thấy và thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình mà cơ sở vật
chất cho sự thỏa mãn đó là tài sản và ngược lại, quan hệ tài sản giữa vợ chồng lại
bất nguồn từ quan hệ nhân thân giữa hai con người đó với đặc trưng là sự phat
sinh các quyền và nghĩa vụ khi họ kết hôn
Thực trạng của quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ phát triển theochiều hướng thuận như ý tưởng và mong muốn của chúng ta, sự tan vỡ của những
£* Hồ Chi Minh Toàn lập, lập 3- NXBST ; Hà nội - 1988, T.135
Trang 4gia đình cũng là hiện tượng thực tế của xã hội đặt ra một chiều hướng ngược lại
ma mọi ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành khoa học Luật học phải nghiên cứu Việc chia tay của nhiều cặp vợ chồng bang ly hôn vì nguyên nhân nào đó đã
trở thành những trở ngại lớn cho sự nghiệp phát triển chung của xã hội, làm tổn
hai trực tiếp tới mỗi con người, đặc biệt là ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường
của con trẻ vì không đủ điều kiện để đảm bảo về đời sống tỉnh thần và vật chất cho
chúng
Việc thiết lập gia đình bất đầu bằng hôn nhân và hôn nhân đã trở thànhhiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách quan Nếu kết hôn là hiện tượng xã hộibình thường của quan hệ hôn nhân thì ly hôn là mặt trái của quan hệ hôn nhân,nhưng lại không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã tan vỡ Ly hôn được coi
là biện pháp giải phóng cá nhân khỏi quan hệ vợ chồng để họ thoát khỏi những
xung đột trong quan hệ hôn nhân khi đã thực sự tan vỡ, đây cũng là biện pháp
nhằm loại bổ các quan hệ hôn nhân không còn sức sống, không còn lành mạnh: để góp phần củng cố các quan hệ gia đình trên cơ sở vững chắc hơn.
Hau quả của ly hôn không chỉ là việc chấm dứt quan hệ nhân thân, tình
cam giữa hai con người (vợ và chồng) mà còn làm phát sinh hàng loạt những vấn
dé về tài sẵn, về con cái, về cấp đưỡng, tất cả những vấn dé đó đều có tác động
và phần nào ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội; đo đó, nếu không có sự điều chỉnhtuột cách chính xác, hợp tình, hợp lý của các chế định pháp luật, mà cụ thể là luật
Hôn nhân và gia đình, thì tình trạng ly hôn hiện nay sé ảnh hưởng lớn đến sự ồn
định và phát triển chung của xã hội
Ly hôn - là sự ly tán gia đình, vợ, chồng mỗi người mỗi ngả, con cái chỉ có
thể sống với cha hoặc với mẹ Điều đó thường đem lại sự hụt hãng, trống trải chomỗi (hành viên của gia đình Ly hôn gây ra những mất mát về tình cảm, có trườnghợp làm cho vợ hoặc chồng thiếu tự tin trong cuộc sống, suy sụp về thể chat lẫn
tỉnh thần, khó khăn về kinh tế mà chủ yếu là phụ nữ và trẻ em
Thành viên trong gia đình chịu nhiều bất hạnh đo ly hôn gây ra vẫn là concái, dac biệt là con chưa thành niên, bởi vì chúng đang cần sự chăm sóc đầy du
Trang 5không chỉ về vat chất mà còn về tinh thần của cả bố lẫn mẹ Bố me bo nhau là một cơn sốc mạnh trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ Vì sau đó là những ngày tháng thiếu vắng bóng đáng của người cha hoặc người mẹ Có những trường hợp bố mẹ
bỏ nhau và mỗi bên đi tìm hôn nhân mới, đứa trẻ bị bỏ rơi, thiếu thốn về tình cảm, thiếu sự chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân cách của đứa trẻ sẽ phát triển không bình
thường, nhiều đứa trẻ đã rơi vào tình trạng lang thang, cơ nhỡ, thậm chí có trườnghợp chúng trở nên hư hỏng, dấn thân vào con đường tội lỗi
Ly hôn cũng là việc chấm đứt một đơn vị kính tế gia đình vì nó kéo theo sựphân chia khối tài sản chung của vợ chồng mà sự phân chia này không phải lúcnào cũng suôn xẻ Vì khi tình cảm không còn vợ, chồng trở nên so đo, tính toán
†
một cách chi ly với nhau và nhiều khi trở thành tranh chấp về tài sản
Thực tế trong mấy năm qua ở Việt nam, tình trạng ly hôn có chiều hướng gia tăng đã làm ảnh hưởng nghiêm trong tới mục đích xây dựng gia đình dân chủ,hòa thuận, hạnh phúc và bền vững Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tòa ánNhân dân Tối cao, trong năm 1996, Toà án các cấp trong cả nước đã thụ lý giảiquyết 49.711 vụ về hôn nhân gia dinh (tăng 34,45% so với cùng kỳ năm trước).Với số liệu thống kê như vậy, chúng ta thấy vấn đề ly hôn không chỉ chiếm một tỷ
lệ lớn, mà còn thể hiện tính phức tap của vấn dé này Trong tình trạng hiện nay,
khi các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng có
nhiều biến đổi, đặc biệt là tinh trạng ly hôn ngày mot gia tăng dang thu hút sựquan tâm của toàn xã hội mà trước hết đòi hỏi các ngành khoa học liên quan trong
đó có ngành khoa học luật phải nghiên cứu
Ly hôn không còn là đề tài mới mẻ, xong ly hôn là vấn đề phức tạp đòi hỏiphải có quá trình nghiên cứu lâu dai và sâu rộng về nhiều mặt, đặc biệt là chế định
pháp lý về ly hôn Dé chế định về ly hôn phù hợp với thực tiễn cuộc sống trongdiều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và thống nhất với các quy dịnh khác của phápluật, Nhà nước ta đang tiến hành soạn thảo Luật Hôn nhân va Gia đình (sửa đổi);tất cả những vấn dé được phân tích trên đây nói lên tính cấp thiết của việc nghiên
cứu chế định ly hôn ở Việt nam hiện nay
Trang 62 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Có thể nói rằng dé tài về chế định ly hôn được nhiều người quan tâm, thế
nhưng cho đến thời điểm hiện nay chưa có một công tĩnh khoa học nào nghiên
cứu một cách sâu sắc và có hệ thống về đề tài này Trong các tạp chí luật học cữngnhu trong các sách báo pháp lý chỉ có những bài viết về một vấn dé nào đó của hiện tượng ly hôn như nguyên nhân ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn hay những bài viết tìm hiểu một hoặc một số quy định của pháp luật về ly hôn và những han chế của chúng Do vậy, có thể cho rằng đây là luận án thạc sỹ luật học đấu tiên về
để tài này
3 Muc đích và phạm vi nghiên ctu đề tài
4
Mục đích của việc nghiên cứu dé tài nay là làm rõ được bức tranh toàn
cảnh của pháp luật Việt nam về chế định ly hôn từ năm 1945 đến nay Trên cơ sở
đó làm rõ khái niệm và bản chất của ly hôn Bằng việc phân tích các quy định của
Luật Hôn nhân va gia đình năm 1986 và nghiên cứu thực tiễn giải quyết ly hôncủa TAND trong thời gian qua, sẽ có những kiến nghị cố cơ sở lý luận và thực tiễnnhằm hoàn thiện chế định ly hôn
Với mục đích đặt ra như vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án là:
- Lam rõ một số vấn dé chung về ly hôn, như sự phát triển của chế định ly
hôn trong pháp luật Việt nam; bản chất pháp lý của ly hôn; thực trạng vàcác nguyên nhân ly hôn ở Việt nam; thủ tục giải quyết ly hôn tại TAND
- Nghiên cứu những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 về
ly hôn;
- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết ly hôn của Tòa án nhân dân và trên cơ sở
đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện chế định ly hôn
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 7Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là đựa trên phép biện
chứng duy vật và lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh các
quan điểm của Đẳng ta và các nguyên tac lý luận cơ bản của khoa học pháp lý về van để ly hôn Nghiên cứu lý luận từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm sáng tỏ lý luận.
Phương pháp nghiên cứu dé tài bao gồm phương pháp lịch sử, thống kê,phân tích tổng hợp, so sánh, logic, khảo sát thực tiễn
5 Điểm mới va ý nghĩa thực tiên của luận án
Luận án về dé tài “Ché định ly hôn theo quy định của pháp luật Việt nam”được thể hiện theo hệ thống nhận thức một cách khoa học và khách quan hiện
tượng ly hôn và chế định ly hôn theo pháp luật Việt nam Bên cạnh đó phát hiện
những vấn để mới nảy sinh trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay cửa công cuộcđổi mới đất nước có tác động đến việc ly hôn và nhhững đòi hỏi phải có sự diểu
chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chưng và ly hôn nói
riêng Tuy nhiên, việc điểu chỉnh này phải có tính nguyên tắc đối với việc sửa đổi,
bổ sung luật hôn nhân và gia đình hiện hành, tạo hành lang pháp luật về hôn nhân
gia đình nói chung và giải quyết vấn để ly hôn nói riêng, g6p phần ổn dịnh quan
hé gia đình, xã hội.
Dưới góc độ lý luận của khoa học pháp lý trên cơ sở đúc kết từ kinhnghiệm thực tiễn, luận án đã đưa ra những kiến nghị có cơ sở lý luận và thực tiễnviệc bảo vệ thành công luận án có thể là tài liệu tham khảo trong việc xây dựngluật hôn nhân và gia đình mới Luận án có thé gop những cứ liệu có cơ sơ khoa
học lịch sử về truyền thống và tập quán của dân tộc Việt nam, hình thành nhữngqui phạm pháp luật Hôn nhân và Gia đình nhằm kịp thời điểu chỉnh những quan
hệ xã hôi đang nảy sinh để các cơ quan và cá nhân quan tâm đến vấn đề này tiếp
tục nghiên cứu làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn của van dé đã được nghiên
cứu trong luận án.
Mat khác, luận án cũng có thé 14 tài liệu cấn được tham khảo trong việcgiang day ở một số cấp học, làm cho ngành luật hôn nhân và gia đình von đã
phong phú, càng phone phú hơn, và cũng dong gop kinh nghiệm trong quá trình
Trang 8giải quyết các loại án kiện về hôn nhân va gia đình để cơ quan tiến hành tố tụng
tham khảo trong quá trình xét xử , dam bảo sự thống nhất và đáp ứng nhu cầu của
xã hội.
6 Cơ câu của luận án
Cơ cấu của luận án được quyết định bởi mục dich và phạm vi nghiên cứu dé tài,
theo đó ngoài phần mở dầu, kết luận và đanh mục tài liệu tham khảo, luận án có
ba chương như sau:
Chương {: Một số vấn dé chung về ly hon.
Cương 2: Chế định ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nam
1986,
Chương 3: Thực tiến giai quyết ly hon của Tòa án nhân dan và những kiến nghịnhằm hoàn thiện chế định ly hôn
Phân kết luận
Trang 9CHUONG |MOT SO VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LY HON
1d Khái quái về sự phat triển của chế định ly hòn trong pháp luật Việt nam
Vấn dé pháp luật Hôn nhân gia đình với ý nghĩa là một bộ phận của cuộccách mang tư tưởng và văn hoá, là công cụ pháp tý của Nhà nước nhằm điều chínhcác quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Lịch sử phát triển của
Luật Hon nhân và Gia đình Việt nam, trong đó có ly hôn là một thực tế khách
quan phù hợp với sự phát triển của từng giai doan Cách mạng Việt nam Căn cứvào quá trình phát triển của Cách mạng nước ta nói chung, vào quá trinh phát triểncủa pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng, chúng tôi chia quá trình phát triển
của chế định ly hôn trong pháp luật Việt nam thành các giai đoạn sau đây (sựphân chia nay cũng mang tính tương đối mà thôi)
[.].]- Vài nét về chế định ly hôn trước năm 1945
Trước Cách mạng tháng § năm 1945, Việt nam là một nước thuộc địa nửaphong kiến dựa trên nền tang kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sanxuất của giai cấp dia chủ phong kiến Cùng với việc duy trì quan hệ sản xuất
phong kiến, thuc dan Pháp và giai cấp dia chủ phong kiến còn lợi dụng chế độ hon
nhân và gia đình phong kiến đã tổn tại và được duy trì nhiều thế kỷ ở Việt nam để
củng cố nền thống trị của chúng Thực hiện chính sách "chia để trị", thực dan
Pháp da chia nước ta thành 3 miền khác nhau và ở mỗi miền ban hành, áp dụng
theo từng BO dân luật cụ thể Tại Bắc kỳ áp dung những quy định trong Bộ dan
luật 1931, tại Nam kỳ áp đụng quy định theo Bộ dan luật giản yếu Nam kỳ 1883,
và tai Trung kỳ ấp dụng những quy dinh theo Bộ dan luật 1936.
Thực dân Pháp cho ban hành những Bộ dân luật này phần nhiều đã dựa
theo Hộ dân luật của Cộng hoà Pháp 1804; kết hợp hệ thống pháp luật và nhữngtập tục lạc hậu của xã hội phong kiến Việt nam Chế độ hôn nhân gia đình theo
Trang 10quy định tại ba Bộ dan luật này dù khác nhau ở những điều luật cụ thé, song nhìn
chung đều bao gồm nội dung giống nhau
Cả ba Bộ dân luật đều thừa nhận chế độ đa thê, cho phép người chồng đượclấy nhiều vợ đã tạo điều kiện củng cố quyền gia trưởng của người dan ông Trong
quan hệ vợ chồng thì chồng là người gia trưởng, người vợ phụ thuộc chồng về mọi
mặt với quan niệm "thuyền theo lái, gái theo chồng" Người dan bà lấy chồng là thuộc hẳn về người chồng Tập quán của xã hội phong kiến và quy định của phápluật đã trói chặt người vợ vào vi trí là nô lệ trong gia đình Nếu vợ chết trướcchồng, chồng phải để tang vo 12 tháng mới dược tái thú, nếu chồng chết, người vợphải để tang chồng 27 tháng mới có thể tái giá Thời kỳ cư sương (thời kỳ Ở vậy)buộc người đàn bà góa phải đợi sau hạn 10 tháng, kể từ ngày chồng chết hoặc từ
ngày phán quyết cho vợ chồng ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người
vợ 26a mdi được kết hôn với người khác Quy định này tương tự như quy định của
Hộ dan luật Pháp 1804 với mục đích tránh lân lộn về con cái
Ba Bộ luật trên đã đặt việc giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ
chồng Những duyên cớ ly hôn của vợ chồng thực chất là vi phạm nghĩa vụ giữa
vợ chống theo luật định Điều 118 Bộ dan luật Bac kỳ và điều 117 Bộ dan luật
‘Trung ky đã quy định những duyên cớ ly hôn riêng cho vợ (chồng) Chồng có thểxin ly hôn vì vợ phạm gian (ngoại tinh), vi vợ đã bỗ nhà chồng ma di tuy đã có lờichồng hối thúc về ma không về, vì vợ thứ đánh chửi, bạo hành với vợ chính
Đặc biệt Bộ dân luật giản yếu 1883 đã quy định việc xin ly hôn chỉ đo
người chồng quyết định, người vợ không có quyền đó va áp dụng vào chế độ
"Tam bất khử” cho người vợ Theo cổ luật phong kiến Việt nam, chồng có quyển
“rãy” vợ nếu: hai vợ chồng nghèo, sau khi mới cưới nhau đã trở nên giàu có, người
vợ để tang nhà chồng 3 năm, người vợ không có nơi nương tựa để trở về nhà.
Như vay, chế độ hôn nhân - gia đình ở nước ta trước Cách mạng tháng 8năm 1945 là công cụ pháp lý của Nhà nước thực đân phong kiến nhằm củng cố và
bảo vệ lợi ích của gia đình địa chủ phong kiến, củng cố ách thống trị của thực dân
[Pháp ở Việt nam
Trang 11Ngay sau khi ra đời (ngày 3 tháng 2 năm 1930), Dang Cộng sản Việt nam
đã đề ra nhiệm vụ phải xóa bỏ chế độ hôn nhân gia đình lạc hậu, coi đó là mộtyêu cầu cấp thiết của cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ nói riêng, của sự nghiệp
Cách mang nói chung Trong chương tình hoạt động của Đảng Cộng sản Việtnam được thông qua vào tháng 6 năm 1932, Dang ta đã dé ra yêu cầu đấu tranhđồi "bỏ hết thảy các pháp luật và tục lệ bú bại làm cho đàn bà không được bìnhdang với đàn ông, bỏ chế độ áp bức của cha mẹ đối với*con cái, của chồng dối với
vợ, cấm tục lấy nhiều vợ, vợ hầu, vổ lẽ; quyền đàn bà được giữ lại con mình lúc ly
dị"
Vào thời kỳ này, trong các chương trình hành động của thanh niên, phong
trào dân tộc dân chủ (1936 - 1939) cũng thể hiện rõ yêu cầu đấu tranh đó
1.I.2- Chế định ly hôn trong giai đoạn t Cách mạng tháng Tám năm 1945 đếnnăm 1954
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đãđọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hòa Ngay từ
khi ra đời, Nhà nước ta đã rất quan tâm và coi trọng việc soạn thao, ban hành mot
bệ thống pháp luật hoàn chỉnh (trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình) nhằm
củng cố và bảo vệ thành quả của Cách mạng, phục vụ lợi ích của nhân dân laođộng Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp có âm mưu trở lại
xâm lược nước ta một lần nữa Trong hoàn cảnh phải đối phó với thù trong giặc
ngoài, phải chống giặc dói, giặc đốt, giặc ngoại xâm, Nhà nước ta chưa thể ban
hãnh ngay một đạo luật về Hôn nhân - Gia đình Những năm đầu sau Cách mang,
quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nên việc xoá bỏ chế độ hôn nhân
- gia đình phong kiến lạc hậu không phải dé dang nhanh chóng mà đòi hỏi phảikiên trì và tiến hành từng bước Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiến hành phong
trào vận động đời sống mới, vận động quần chúng nhân dân tự nguyện xoá bỏ
những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân - gia đình vì pháp luậtthời gian này mới chỉ có Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước
? Văn kiện Dang từ ngày 27 tháng 10 năm 1929 đến ngày 7 tháng 4 năm 1935 - NXRST Hà nôi - 1964
Trang 12Việt nam dan chủ Cộng hoa, theo đó các quy định về hôn nhân - gia đình trong
ba Hộ dan luật ở Bắc kỳ 1931, Bộ dân luật 1936 ở Trung kỳ và Bộ dan luật giảnyêu 1883 ở Nam kỳ vẫn có hiệu lực thí hành trên toàn cõi Việt nam
Nam 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoa ra đờiđánh đấu bước chuyển mình lớn nhất trong lich sử dan tộc, ghi nhận thành quả
Cách mạng, quyền dn tộc tự quyết, các quyền, nghĩa vụ công dân Lần đầu tiên
trong lịch sử pháp luật nước nhà, quyền bình dang nam, nữ được ghi nhận ở đạo
luật có hiệu lực pháp lý cao nhất - Hiến pháp Tại Điều 9 Hiến pháp 1946 đã quyđịnh “dan ba ngang quyền với dan ông về mọi phương điện” Day là cơ sở pháp
luật để đấu tranh xoá bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiên, xây đựng chế độ
hôn nhân gia đình mới, dan chủ, tiến bộ Hơn nữa, trước và sau Cách mang, trong
thực tiễn các cuộc đấu tranh, các phong trào thanh niên, phụ nữ tham gia ngàycảng đông đảo vào công việc xã hội đã đần dần thoát khỏi những ràng buộc của
chế độ hôn nhân gia đình phong kiến Cũng trong thời gian này, cùng với việc thị
hành chính sách ruộng đất, quyển bình đẳng giữa nam và nữ về mặt kinh tế đã
được Nhà nước bảo đảm, tình hình phát triển của xã hội về mọi mặt kinh tế, chính
trị, quan sự trong quá trình đấu tranh cách mạng chống đế quốc và phong kiến Sựphát triển của phong trào giải phóng phụ nữ đồi hỏi phải xóa bỏ một số chế định
trong các Bộ dân luật cũ đối với quan hệ hôn nhân - gia đình đang cần trở bướctiến của xã hội nhằm động viên sức người, sức của dam bảo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi Nhà nước ta đã ban hành hai Sắc lệnh đầu tiên có
quy định về hôn nhân - gia đình là Sắc lệnh số 9Ø7/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17
tháng [1 năm 1950 quy định vấn đề ly hôn
Sac lệnh 97/SL ngày 22 tháng 5 nam 1950 có 15 điều trong đó 8 điểu quy
định về hôn nhân - gia đình đã xoá bỏ tính chất phong kiến quyền gia trưởng cũ,
quá rang buộc va áp bức cá nhân Người thanh niên có quyền tự chỉ huy minh và
quản trị tài sản riêng (Điều 2) Sắc lệnh đã quy định cho phếp người đàn bà ly dị
có thể lấy chồng khác ngay sau khí có án tuyên ly di, nếu din chứng được rang
mình không có thai hoac dang mang thai (Điều 4 và Điều ©) đã thể hiện sự bình
Trang 13dang nam nữ (rong quan hệ gia đình Đối với người dan bà lấy chồng có toàn nang
thực hiện mọi hành vi dan sự (Điều 6)
- Dac biệt Sắc lệnh số 159/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 quy định van dé
ly hôn gồm có 9 điều, chia thành 3 mục: Duyên cớ ly hôn, thủ tục ly hôn vàhiệu lực của việc ly hôn Sắc lệnh đã quy định thích ứng luật lệ ly hôn,công nhận quyền tự đo giá thú (kết hôn) va tự đo ly hôn, xoá bo sự phân biệt không bình đẳng về các duyên cớ ly hôn chung cho ca hai vợ chồng là: Ngoại tình, một bên can án phạt giam, một bên mắc bệnh điên hoặc một
bệnh khó chữa khỏi, một bên bd nhà di quá 2 năm ma không có duyên cớ
chính đáng, vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung được (Điều 2).
- Đơn gian thủ tục ly hôn Điều 3 của Sắc lệnh đã quy định: “vợ chồng cóthể xin thuận tinh ly hôn và khi xử việc ly hôn, Tòa án áp dụng thủ tục tố
tụng bình thường như khi xử các việc họ khác”
Tuy nhiên trong trường hợp hai vợ chồng xin thuận tình ly hôn, nếu ‘Toa án
nhân dan huyện hay thị xã hoà giải không thành và nếu sau đó | tháng hai vợ
chồng vẫn gift ý kiến xin ly hôn thì Tòa án nhân dan huyện, thị xã sẽ chính thứccông nhận sự ly hôn (Điều 4)
- Sắc lệnh đã quy định việc bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi trong việc lyhôn Nếu người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin Tòa án hoãn đến sau
kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn (Điều 5)
- Thực hiện nguyên tác bảo vệ quyền lợi của người con chưa thành niên khi
ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định
VIỆC trông nom, nuôi đưỡng và dạy đỗ chúng Hai vợ chồng đã ly hôn phải
cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của
mình.
Trang 14Thong nhất luật lệ về ly hôn trong toàn quốc, kể từ khi Sắc lệnh này đượccông bố các việc xét xu ly hôn trong phạm vi cả nước phải tuân theo những quydinh trong Sac lệnh này.
Nhu vay, Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 va Sắc 1lénh459/SL ngay 17 tháng 11 năm 1950 đã góp phần đáng kể vào việc xoá bỏ chế độ hônnhận và gia đình phong kiến, giải phóng phụ nữ thoát khỏi chế độ đó, góp phầnthúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt nam trong thời kỳ Cách mạng dan tộc danchủ Nội dung của hai Sac lệnh này đã thể hiện tinh dân chủ và tiến bộ hơn rấtnhiều so với chế độ hôn nhân gia đình phong kiến Tuy vậy do được ban hànhtrong hoàn cảnh xã hội và diéu kiện lịch sử nhất định, hai Sắc lệnh này còn có mathạn chế, chưa xóa bỏ tận gốc và toàn điện chế độ hôn nhân gia đình phong kiếnlạc hậu Đối với Sắc lệnh 159/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 khi quy định vềviệc ly hôn đã quy định giải quyết ly hôn dựa trên những nguyên cớ của vợ
chồng, thực chất là lỗi của bị đơn như: Do một bên ngoại tình, bi can án phạt giam(Điều 2) là chưa dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân
Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống pháp luật hôn nhân và giađình nói chung, chế độ ly hon nói riêng cũng đần được hoàn thiện
1.1.3 Chế định ly hôn trong giai đoạn từ 1955 đến 1975
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến địch Điện Biên Phủ lịch sử đã toàn thắng
Cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm gian khổ chống thực đân Pháp xâm lược đã
thang lợi Tuy nhiên , dế quốc Mỹ đã thay chân Pháp nhảy vào Miễn Nam Việtnam thực hiện mưa đồ xâm lược, chia cất nước ta lâu dài Sự nghiệp Cách mạngViệt nam thời kỳ này phải thực hiện hai nhiệm vụ: Miễn Bắc bước vào thời kỳ xây
dựng Chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mang dân tộc, dan chủ, đấu
tranh: thống nhất nước nhà
Ở miền Bắc, năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành,
quan hệ sản xuất phong kiến, chế độ hôn nhân gia đình phong kiến bị xóa bỏ.Dang và Nhà nước ta chủ trương thực hiện xoá bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
Trang 15xuất, thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện công hữu hoá về tưliệu sản xuất dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, quan lý kinh tế
bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp Từ năm 1958, ở nước ta đã tiến hành
hợp tác hóa nông nghiệp, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là cơ sở củachế độ hôn nhân gia đình mới Tuy nhiên, những tàn tích của chế độ hôn nhân gia
đình phong kiến vẫn còn ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ vào đời sống gia đình
và xã hội Để xóa bỏ triệt để những tàn tích lac hậu của chế độ hôn nhân gia đình
phong kiến "việc ban hành đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở thành một
doi hỏi cấp bách của toàn thể xã hội Đó là một tất yếu khách quan thúc đẩy sự
nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta".
Trong thời kỳ này, Hiến pháp của nước Việt nam dân chủ cộng hòa đã
được Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 11 thing qua ngay 31 thang 12 nam 1959 va
dược Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 1 tháng 1 năm 1960, trong đó Điều 24
đã quy định quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn
hoá xã hội va gia đình "day là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Luật Hôn nhân và
gia đình mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta" Sau các cuộc điều tra khảo sát tình hìnhthực tế quan hệ hôn nhân và gia đình được tiến hành từ năm 1951 đến năm 1958 ở
11 vùng kinh tế khác nhau, qua ý kiến thảo luận đóng góp của nhân dân, dự án
Luật Hôn nhân và Gia đình đã được Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ Ll chính thứcthông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959 và được Chủ tịch nước ký Sắc lệnh công
bố ngày 13 tháng 1 năm 1960 theo Sắc lệnh số 02/SL còn gọi là đạo luật số 13 về
hôn nhân - gia đình
Luật Hôn nhân và Gia đình là công cụ pháp lý của Nhà nước ta được xây
dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: Xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn
nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, xây đựng chế độ hôn nhân và gia đình mới
xã hội chủ nghĩa Luật này dựa trên nguyên tac hôn nhân tự do, tiến bộ một vợ,
một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyển lợi của người phụ nữ và trẻ em Luật
Hôn nhân va Gia đình năm 1959 gồm 6 chương chia thành 35 điều, trong đó
“Ve trình của Chính phú trước Quốc hội ngày 23 tháng 12 năm £959 về Dự Luật Hôn nhân và Gia đình,
Trang 16chương V gồm 9 điều quy định về ly hôn và căn cứ ly hôn một cách chính xác,
phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin "ly hôn chỉ là việc xác nhận
một sự kiện rằng đó là một cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bềngoài và lừa đối Đương nhiên không phải sự tùy tiện của nhà lập pháp mà chỉ
bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hôn nhân đã chết hay chưa
ty (4)
chết”
Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 đã công nhận quyển tự đo kết hôn và tự
do ly hôn, xoá bỏ sự bất bình đẳng về duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng.
Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 không quy định những căn cứ ly hôn riêng biệt,
mà quy định căn cứ ly hôn duy nhất cho mọi trường hợp là tình trạng mâu thuẫn
vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo đài, mục đích hôn nhân
không dat được
Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 đơn giản thủ tục ly hôn Điều 25 quy
định: Vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn sau khi diều tra nếu xét đúng hai bên
tự nguyện xin ly hôn, Tòa án sẽ công nhận việc thuận tinh ly hôn Việc ra quyếtđịnh công nhận thuận tình ly hôn hoặc bản án xử cho ly hôn là sự phản ánh thực
tế khách quan cuộc sống chung giữa hai vợ chồng không còn nữa chứ không phải
thể hiện ý chí của người xét xử Ở đây "tình trạng mâu thuẫn vợ chồng trâm trọng,đời sống chung không thể kéo đài, mục đích hôn nhân không đạt được” không chỉ
đơn giản là giữa hai vợ chồng không còn tình yêu mà nó muốn nói đến việc nuôiday con cái và nếu tiếp tục duy trì cuôc sống đó thì nó không thể là cơ sở để xâydung gia đình hoà thuận, lạnh phúc Do vậy Tòa án xử cho ly hôn chỉ là côngnhận về mặt luật pháp với thực trang là cuộc hôn nhân đã chết
Luật này cũng quy định việc bảo vệ phụ nữ có thai; "chỉ có thể xin ly hôn
khi người mẹ đã sinh dé được một năm Điều hạn chế này không áp đụng đối với
việc ly hôn của người vợ” (Điều 27); "vợ chồng đã ly hôn vẫn có moi nghĩa vụ và
quyền lợi đối với con chung" (Điều 31) và quy định việc giao con cho ai trông
® © Mác - Bản dự luật về ly hôn C.Mac - Ph Anghen toàn lận T.1 - NXBST Hà nội 1978 T.219
Trang 17nom, nuôi dudng, cũng như việc dong góp phí tổn nuôi nấng, giáo đục con cái.
Indi người tùy theo khả năng của mình (Điều 32)
Việc thực hiện Luật H6n nhân và Gia đình 1959 ở miền Bắc trong quá trìnhcải tạo và xây dựng cơ sở vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn, chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã dần được xoá bỏ vớinhững tan tích lạc hậu dan được loại bỏ trong đời sống nhân dân Quá trình thựchiện Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 đã đi vào cuộc sống và nhiều quy định trở
thành tập quán tốt đẹp trong xã hội và được nhân dân tự nguyện thực hiện, ý thứcpháp luật của quần chúng nhân đân ngày càng được nâng cao
EAIẬt Hôn nhân và Gia đình 1959 được Nhà nước ta ban hành đã khẳngđịnh bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp ly của Nha nước
Việt nam đân chủ cộng hoà, phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động phù hợp
với yêu cầu và nguyện vọng của toàn đân, nhằm xây đựng chế độ hôn nhân và gia
đình mới xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp cách mang trong phạm vi ca nước.Đồng thời việc ban hành Luat Hôn nhân và Gia đình 1959 là một bước phát triểndần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình, là cơ sở mới để từngbude xây đựng nganh Luật Hôn nhân và gia đình trong hệ thêng pháp luật xã hội
chủ nghĩa
Tuy nhiên, quá trình thực hiện và áp dung Luật Hôn nhân va Gia đình 1959
còn gap không it trở ngại, một số trường hợp phát sinh quan hệ hôn nhân và gia
đình nhưng không có qui phạm điều chỉnh Do đó, khi có tranh chấp về hôn nhân,gia đình theo yêu cầu của đương sự, Tòa án khi xét xử thiếu cơ sở pháp lý, dan tớitình trạng xét xử theo cảm tính, thiếu khách quan, không bảo vệ được quyền lợicủa đương sự, như việc yêu cầu ly hôn mà một bên vợ (chồng) là người nước
ngoài hoặc định cứ ở nước ngoài, Do vậy vấn để cần sửa đổi mội cách toàn điện
Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 là phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong giai
đoạn mới cua dat nước
(J miền Nam, sau nam E95 do âm mưu chia cất lâu đài đất nước ta, đế
quốc My đã thay chân thực dan Pháp nhảy vào và tiếp tục chính sách cai trị của
Trang 18chủ nghia đế quốc Dat nước ta tạm thời bị chia thành hai miền Nam, Bac với hai
chế độ chính trị khác biệt
Miền Nam nước ta trong những năm đầu dưới sự thống trị của chế độ gia
đình trị Diệm - Nhu, tiếp sau là chế độ ngụy quyền Sai gòn, luôn có sự trợ giúpcủa các quan thầy Mỹ cùng tim cách chọn lựa những chính sách cai trị phan động,
trong đó không loại trừ pháp luật về hôn nhân và gia đình Từ năm 1954 đến nam
1975 đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã ban hành một số văn bản pháp luật áp dụngtrong các quan hệ hôn nhân- gia đình như Luật Gia đình ngày 2 thang | năm 1959
(luật 1/59) đưới chế độ Ngô Đình Diệm; Sắc luật 15/64 ngày 23 tháng 7 năm
1964 và Bộ Dân luật 20/12/1972 của chính quyền Nguy Sài gon
Các văn bản Pháp luật này thường quy định tuổi kết hôn đối với nam phải
dủ 18 tuổi, đối với nữ phải đủ 15 tuổi (hoặc 16 tuổi) và cho phép hạ thấp tuổi kết
hôn trong những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Nguyên thủ Quốc gia
(Điều I1 - Luật Gia đình ngày 2 tháng 1 năm 1959; Điều 10.1 Bộ Dân luật năm1972, ) Việc kết hôn của nam nữ đưới 21 tuổi phải được sự đồng ý của cha me
hay ông bà Chế định ly thân được áp dụng theo quyết định của Tòa án dựa trên
lỗi của vợ chồng Đặc biệt Luật Gia đình 2/1/1959, tại Điều 55 đã quy định cấm
vợ chồng không được ly hôn trừ trường hợp đặc biệt, Tổng thống có thể quyết
định.
Sac luật 15/64 và BO Dan luật 1972 có quy định chế định ly hôn, tuy nhiên,
giải quyết ly hôn cũng dựa trên những duyên cớ, thực chất là lỗi của vợ, chồng,
nhimg duyên cớ ly thân cũng được áp dung cho ly hôn (Điều 170 - Bộ Dân luật 1972).
Nhu vậy, chế độ hôn nhân và gia đình ở miền Nam nước ta trước ngày giảiphóng là chế độ hôn nhân gia đình phong kiến tư sản với tính chất lạc hậu, phầnđộng như bản chất của Nhà nước thực dân phong kiến Các văn bản luật này chính
là công cụ của Nhà nước phản động đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động
nên sự sụp đổ của bọn bù nhìn bán nước, xóa bỏ chế độ hôn nhân gia đình tư sản,
phong kiến lạc hậu là không thể tránh khỏi
Trang 191.1.4 Chế định ly hôn trong giai đoạn tt năm 1976 đến nay.
Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (ngày
30 tháng 4 năm 1975) "Cách mạng Việt nam chuyển sang giai đoạn mới, giaiđoạn cả nước độc lap, thống nhất, tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa tiên
~ E4 A ? ~ ~ ˆ 5
nhanh, mạnh vững chấc lên Chủ nghĩa xã hội" ;
Quốc hội khoá VI trong kỳ họp thứ nhất đã đổi tên nước ta thành “Nước
Cộng hoa xã hội chủ nghiã Việt nam" Nhà nước xã hội chủ nghĩa thống nhất doi
hỏi phải có hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa thống nhất trên cả hai miền NamBác Ngày 25 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ đã ra nghị quyết 76/CP quy
định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước, trong đó có
Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 Như vậy, theo quy định của Hội đồng Chínhphủ trong Nghị quyết 76/CP từ ngày 25 tháng 3 nam 1977, Luật Hôn nhân và Gia
đình 1959 được áp dụng trên ca hai miền Nam, Bắc Việc 4p dụng và thực hiện
Luat Hôn nhân và Gia đình 1959 trong phạm vi cả nước ngoài nhiệm vụ xoá bdchế độ hôn nhân và gia đình của chế độ cũ ở miền Nam còn nhằm xây dựng gia
đình mới xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta
Ngày 18 tháng 12 nam 1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã chính thức thông qua bản Hiến pháp mới
của Nhà nước, đó là nên tảng cho bước phát triển mới của Luật Hôn nhân và Gia
đình Việt nam và là đạo luật cơ ban của Nhà nước Hiến pháp 1980 đã ghi nhận
thành quả cách mạng vĩ đại sau mấy chục năm chiến dấu giành lại đất nước; quyđịnh về ché độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; quyển và nghĩa vụ cơ bản của
mỗi công dân; cơ cấu tổ chức và nguyên tac hoạt động của các cơ quan Nhà nước;thể chế hod mối quan hệ giữa Dang lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản
lý trong xã hội Việt nam Trong Hiến pháp 1980, các Điều 38, 47,63 và 64 đã quy
định các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa là cơ sởpháp lý để xây dung đạo luật mới về hôn nhân - gia đình
9 i h h paint eas 5 TRUONG OH AT WA h Nghị quyét Đại hội Đại biêu toàn quốc lần TV Pang CS Việt nam - ganda Ha nội - 1978.
H n VY
" THUVIES Hag
Trang 20Sự nghiệp xây đựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã giành được những thành
tựu đáng kể Tình hình ở nước ta đã thay đổi về căn bản so với những năm 1959.
Một số quy định của Luật Hồn nhân và Gia đình 1959 không còn phù hợp, do
kinh tế phát triển, đặc biệt là tình hình thực tế của quan hệ hôn nhân gia đình, đòi hỏi Nhà nước ta cần phải quy định dây đủ và cụ thể hơn trong pháp luật để điều
chính các quan hệ hôn nhân - gia đình xã hội chủ nghia Việc ban hành Luật Hôn
nhân và Gia đình mới là một tất yếu khách quan để thúc đầy sự nghiệp xây đựngchủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước Ngày 25 tháng 10 năm 1982, Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định về việc thành lập Ban du thảo Luật
Hiên nhân và Gia đình mới Sau thời gian tiến hành điều tra, khảo sát về tình hìnhcác quan hệ hôn nhân - gia đình trong các khu vực, tham khảo ý kiến đóng góp
của nhân đân và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, dự án luật Hôn nhân
và Gia đình mới đã được Quốc hội khoá VII, kỳ họp thứ 12 chính thức thông qua
ngày 29 tháng 12 năm 1986 và được công bố ngày 03 tháng O1 nam 1987 theolệnh số 21/LCT- HĐNN của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 gồm 57 điều, chia thành 10 chương dựatrên các nguyên tic hôn nhân tự nguyện và tiến bộ một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con cái Luật Hôn nhân và Gia đình nan 1986 kế thừa và phát triển luật Hôn nhân - Gia đình 1959, góp phần vào sựnghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa thật sự đân chủ,hoa thuận, hạnh phúc bén vững, thúc đầy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt nam xã hội chủ nghĩa
Như vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta một bước nữa được hoàn
thiện hơn, phù hợp với sự phát triển về kinh tế, xã hội của dat nước So với Luật
Hôn nhân va Gia đình 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 của Nhà nước ta
quy định đầy đủ hơn Với 10 chương, 57 điều, Luật Hôn nhân và Gia đình 1986
đã để cập tới những quy định chung của việc kết hôn, nghĩa vụ của cha mẹ với
con cái, quy định việc xác định cha mẹ cho con, vấn dé ly hôn, quan hệ hôn nhâncủa công dân Việt nam với người nước ngoài Những quy định này của Luật Hôn
nhân và Gia đình 1986 đã bổ sung những hạn chế của Luật Hôn nhân và Gia đình
Trang 211959 Nghiên cứu các điều luật cụ thể của Luật Hôn nhân va Gia đình 1986 có
những quy định khác với Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 về các điều kiện kết
hôn và cấm kết hôn, nghĩa vụ và quyền của vợ chồng về nhân thân, tài sản, đặcbiệt là chế độ tài sản vợ chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia dinh
1986 có những thay đổi cơ bản.
Tai chương VII Luật Hôn nhân va Gia đình 1986 quy định về ly hôn (từĐiều 40 đến Điều 45) cũng giống như Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 Quy định
về các trường hợp ly hôn (thuận tình ly hôn hoặc do môt bên vợ, chồng yêu cầu),
về căn cứ ly hôn đều như nhau, chỉ có căn cứ pháp lý chung nhất là khi vợ chồngxin ly hôn ma diéu fra, hoà giải không thành, Tòa án nhân dan "nếu xét thấy tìnhtrạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục dích cuộc hôn nhânkhông đạt được thì Tòa án nhân dân xử cho ly hôn” (Điều 40 Luật Hôn nhân và
Gia đình 1986, Điều 25,26 Luật Hôn nhân và Gia đình 1959)
Tuy nhiên, theo Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, thủ tục hòa giải được đặt
ra và coi là thủ tục pháp lý bắt buộc phải cớ trong việc giải quyết án kiện ly hôn,
dù hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn hay chỉ có một bên vợ (chồng) yêu cầu.Còn Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 chỉ qui định thủ tục hòa giải đối với trườnghợp ly hôn đo vợ, chồng yêu cầu Phần giải quyết hậu quả pháp lý của việc ly hôn,đặc biệt là các nguyên tắc thanh toán (chia) tài sản chung của vợ chồng thì Điều
42 Luật Hôn nhân va Gia đình 1986 quy định cụ thể, chi tiết hơn Điều 29 Luật
Hôn nhân va Gia đình 1959
Nhu vậy, chế định ly hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 đã quy
định khá đây đủ các quan hệ cần thiết, khá cụ thể so với chế định trong Luật Hônnhân và Gia đình 1959 Các quy định cũng rõ ràng, đầy đủ hơn, kịp thời điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trong những năm
đầu của thời kỳ đổi mới trên đất nước ta *
Việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, kể từ khi ban hành (ngày
3 tháng 1 năm 1987) cho đến nay đã được 10 năm, đã góp phần củng cố chế độhôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng những gia đình xã hội chu
Trang 22nghĩa thật sự đân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững Hệ thống pháp luật của
Nhà nước ta về hôn nhân gia đình nói chung, chế định ly hôn nói riêng ngây càng
dược hoàn thiện Tuy nhiên, những nam gần day, tình hình phát triển kinh tế, xãhội của đất nước có nhiều biến đổi, khác với những năm 1959 và những năm đầu
thập ky 80 Tình hình đó đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đến các
quan hệ hôn nhân va gia đình Do đó, các quy định của Luật Hôn nhân và Giađình 1986 (một số điều) khi áp dung không còn phù hợp với tình hình thực tế Cáctrường hop mới nảy sinh trong xã hội đồi hỏi cần được điều chỉnh bằng pháp luật,
những Luật Tôn nhân va Gia đình 1986 chưa có quy định như: quan hệ hôn nhân
gia đình của công đân Việt nam với người nước ngoài Luật mới về hôn nhân
-gia đình của Nhà nước ta nên dự liệu đầy đủ các trường hợp “có yếu tố nước
ngoài” trong các quan hệ hôn nhân - gia đình, định rõ việc áp dụng pháp lý nhằmgiai quyết xung đột pháp lý cụ thể Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật được Nhà
nước ta ban hành những năm gần dây có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân - gia
đình như Bộ luật dan sự, vì vậy cần sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình
1986 cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay Đó là nhu cầu khách quan của xã
hội
llưởng ứng năm Quốc tế gia đình 1994 do Liên hợp Quốc phát động va
khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về hôn nhân giađình, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 482/TTG ngày 8 tháng 9 nam
1994 về việc tổng kết 8 năm thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình và Ban soạn thao
LLuat Hôn nhân va Gia đình đã được thành lập do Bộ Tư pháp chủ trì Chúng ta hy
vọng rang dự án Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi lần này sẽ đáp ứng đượcnhững nhu cầu của xã hội và từng gia đình Việt nam, góp phần xây dựng chế độhôn nhân gia đình mới và một bước hoàn thiện Pháp Luật Hôn nhân và Gia đìnhnói chung, chế định ly hôn nói riêng trong thời kỳ đổi mới
I.2- Khái niệm va bản chát pháp lý của ly hôn
1 2.1- Khái niệm ly hôn
Trang 23Từ khi trong xã hội loài người hình thành khái niệm gia đình, thì khái niệm
ly hôn cũng đã được đề cập tới và là một bộ phận không thé tách rời được củapháp luật hôn nhân và gia đình Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin, hôn
nhân trong đó có ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc, nó có quá
trình phát sinh, tồn tại và chấm dứt quan hệ hôn nhân Thông thường thì hôn nhân
là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng, bởi vì nó được xây đựng trên cơ sở tìnhyêu chân chính của hai bên nam và nữ nhằm gắn bó và thỏa mãn những tình cảm
trong đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững Tuy nhiên, tính
chất suốt đời của hôn nhân vẫn có những trường hợp ngoại lệ, tức là sau khi kếthôn, trong thời gian chung sống giữa vợ và chồng phát sinh những mâu thuẫn
tram trọng mục dich của hôn nhân không đạt được và cả hai hoặc mot người vợhay chồng không thể tiếp tục sống chung được thì Pháp luật quy định cho phép
chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc ly hôn Khoa học pháp lý coi ly hôn là việcchấm dứt quan hệ vợ chồng khi hai người còn sống Còn pháp luật quy định,muốn chấm đứt quan hệ hôn nhân khi vợ chồng còn sống phải được Toà án nhân
dân cho ly hôn bang bản án hoặc bằng quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn
Ly hôn là sự chấm dứt hôn nhân khi cả hai vợ chồng còn sống đo ý chí đơnphương của một bên hoặc đo sự thỏa thuận của hai bên trước pháp luật Như vậy,chấm đứt hôn nhân bằng ly hôn là kết qua của ý chí vợ và chồng, ngoài ra không
mt người nào khác có thể yêu cầu ly hôn được Bên cạnh đó, Nhà nước ta kiểm
soát việc ly hôn bằng chế định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho mỗi người,cho xã hội va bao đảm các nguyên tac của hôn nhân xã hội chủ nghĩa Theo quiđinh hiện hành của Nha nước ta chỉ có Tòa án nhân dan mới có quyền cho ly hôn
vì ly hôn là một hiên tượng xã hội phức tạp, nó dụng cham đến tình cải vợ chồng,
đến lợi ích của gia đình và xã hội
Ly hôn là một mặt của hôn nhân Nếu kết hôn là hiên tượng bình thường
nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn là quan hệ bất bình thường, là mặt trái
của hôn nhân nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan
vỡ, trong trường hợp đó thì ly hôn là giải pháp cần thiết cho cả hai vợ chồng.
Trang 24Từ sự phân tích trên, chúng tôi có khái niệm ly hôn như sau: Ly hôn là sự
cham đứt quan hệ hôn nhân (vợ chồng) đo Toà án nhân dân quyết định khi có một
trong những cán cứ do pháp luật quy định trên cơ sở yêu cầu của vợ hoặc chồng
hay của cả hai vợ chồng
1.2.2 Bản chất pháp lý của ly hôn
Cùng với tiến trình lịch sử, gia đình luôn được coi là nền tảng của xã hộiViệt nam, do đó gia đình đã sớm được tổ chức chặt chẽ và những qui định phápluật về nó qua từng thời kỳ phát triển của đất nước mang những nét chung nhất của lịch sử và thời đại Là một nội dung quan trọng của Luật hôn nhân và gia đìnhViệt nam, chế đinh ly hôn ngoài việc mang những nét chung đố còn mang nhữngđặc điểm thể hiện sắc thái thuần tuý của dân tộc Việt nam.
Dưới chế độ phong kiến, phù hợp với sự khẳng định của Anghen giáo hội là
sự khái quát cao nhất và sự phê chuẩn của chế độ phong kiến đương thời Phápluật và tục lệ phong kiến Việt nam có nhiều quy phạm mang tính luân lý, nhogiáo, đặc biệt là quy phạm về hôn nhân và gia đình mà theo đó người phụ nữ phải sống theo thuyết tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) Cuộc đời người phụ nữ gắn với công việc gia đình, với chồng con trên cơ sở địa vịthấp hèn và nhẫn nhục, bi chi phối bởi nguyên tắc "phu xướng, phụ tuỳ”, ngườichồng là chúa tể trong gia đình, người vợ chỉ là công cụ biết nói thuộc sở hữu của
người chồng Do lễ giáo phong kiến không có sự bình đẳng giữa nam và nữ nên
nhiều phụ nữ mặc dù không còn tình cảm với chồng và cuộc sống chung chỉ
mang lại đau khổ cho họ mà họ vẫn không được phép ly hôn
Đến thời ky tư bản chủ nghĩa, do tác động của tư tưởng cách mạng tư san là
tự đo và bình dang nên pháp luật nói chung và các quy định pháp luật trong linh
vục ly hôn nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó Các nhà luật gia tư sản
cho rằng tự đo ly hôn phải được thừa nhận như một quyền pháp định Tuy vậy,trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa quan điểm về ly hôn cũng thay đổi tùy theo từng
giai đoạn lịch sử và phần nào phụ thuộc vào tôn giáo Hiện nay, pháp luật tư sản
Trang 25đều thừa nhận quyền ly hôn (trừ một số ít nước như Malta, San Marino ) tuy
nhiên quan điểm và quy định về ly hôn ở các nước cũng có nhiều điểm khác nhau.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, ban chất xã hội chủ nghĩa của luật pháp đãthể hiện được tinh ưu việt của nó trong moi lĩnh vực, trong đó có vấn dé ly hôn
Ban chất của ly hôn là sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, do vậy pháp luật (pháp luật
Hôn nhân va Gia đình) không phải là yếu tố có thể han gắn sự rạn nứt về tình cam
của các bên trong cuộc sống vợ chồng, mà trái lại, việc Tòa án công nhận thuậntình ly hôn hay xử cho ly hôn chỉ là việc ghi nhận một cách khách quan, một thực
tế đối với cuộc hôn nhân tan vỡ mà thôi
Ở đây, ngoài việc thừa nhận quyền tự do hôn nhân, pháp luật còn đạt ra
việc giải quyết ly hôn phải đựa vào bản chất và thực trạng của cuộc hôn nhân để
xem xét và quyết định hop lý, hep tình Khác với pháp luật tư bản, pháp luật xãhội chủ nghĩa không coi hôn nhân là một khế ước dân sự và coi hôn nhân là sự tự
nguyện, cộng đồng về tinh thần và tài sản của hai bên nam nữ Yếu tố tình camgan bó họ với nhau là quan trọng Tuy nhiên, tình yêu không phải là yếu tố duy nhất để duy trì quan hệ vợ chồng, mà quan hệ vợ chồng còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khác như trách nhiệm đối với gia đình, bản thân và xã hội Do vậy, khi giảiquyết việc ly hôn, cơ quan Nhà nước có thẩm quyển không chỉ dựa vào ý muốnchủ quan của vợ, chồng mà còn xét tới yếu tố con cái và sự phát triển của gia đình.
Như vậy, quan điểm về ly hôn của Nhà nước xã hội chủ nghĩa tiến bộ hơn
so với quan điểm của Nhà nước phong kiến, tư bản (trong đó Luật pháp của chínhquyền ngụy quyền Sài gòn cấm ly hôn) Luật pháp xã hội chủ nghĩa không nhữngtôn trọng quyền tự do của con người, mà còn bảo đảm lợi ích chung cho cả xã hội.Chúng ta đều thấy cấm ly hôn là một quan điểm lạc hậu, vô nhân đạo, là "đi tíchcủa thời kỳ ‘Trung cổ mà Đạo Thiên chúa kết hợp với chế độ Phong kiến còn
thống trị trên thế giới Bây giờ chỉ có nơi nào còn giữ chế độ thân quyền lạc hậu
thì mới cấm ly hôn” (Trích phát biểu của Thủ tướng Pham Văn Đồng tại phiên họp
Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ngày 2/12/1959) |
Liên hệ với pháp luật của ta, thì mục đích của cuộc hôn nhân trong chế độ
ta là xây dựng những gia đình đân chủ hòa thuận, bền vững hạnh phúc Nhưng vì
Trang 26lé nay hay lẽ khác, như việc lựa chọn không thận trọng nên trong đời sống giađình xảy ra những mâu thuẫn kéo dài, sâu sắc, khiến cho vợ chồng hết tình, hết
nghĩa, cuộc sống chung không thể tiếp tục được nữa thì ly hôn là biện pháp cần
thiết để giải phóng cho những cặp vợ chồng này Đồng chí Xuân Thuỷ đã phântích: "Hôn nhân tự do bao gồm hai mặt: Tự do kết hôn và tự do ly hôn Tự do lyhôn không có nghĩa là ly hôn bừa bãi, ly hôn là biện pháp giải quyết một tìnhtrạng nghiêm trọng làm cho đôi vợ chồng không thể sống chung được nữa".t®
Ly hôn là hiện tượng xã hội không bình thường, nó đặt đâu chấm hết chomột cuộc hôn nhân nhưng để lại sau đó nhiều hậu quả như việc chăm sóc, giáodục con cái, việc ổn định đời sống của mỗi người sau ly hôn Để phối hợp với các điêu kiện kính tế, xã hội, nguyện vọng và sự phát triển tâm lý của cộng đồng
xã hội, việc thay đổi các quy định pháp luật là cần thiết và tất yếu Hiến pháp 1980
đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp của nước nhà, nó quy định đầy
di và chặt chẽ quyển bình đẳng giữa nam và nữ (Điều 36) về sở hữu riêng của
công dân được pháp luật bảo hộ (Điều 27), những quy định đó được các nhà làm
luật lấy làm cơ sở, nên tang để xây dựng Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 thay
thế luật Hôn nhân và Gia đình 1959
1.3- Thực trạng và các nguyên nhân ly hôn ở Việt nam hiện nay
1.3.1- Thực trạng ly hôn hiện nay
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, và vì dân, trong đó, mọi công dân
đều bình đẳng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Bên cạnh đó, pháp luật còn ưu
tiên bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em nhằm đặt nền móng xây dựng một xã
hôi ngày càng tốt đẹp hơn Tôn trọng và bảo vệ quyển lợi của phụ nữ và trẻ emdược thể hiện rất rõ ràng trong xã hội ta mà cụ thể là trong chế định ly hôn.
Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước có những quy định về ly hôn khácnhau và ngay cả trong cùng một nước những quy định này cũng thay đổi theo
từng thời kỳ, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó
Ngày nay, ở các nước, vấn đề công nhận hay không công nhận quyền ly hôn là'® Xuân Thuỷ báo cáo về dự án luật HN-GĐ Bộ Tư pháp xuất bản 1959 - T.11
Trang 27vận để dang được tranh luận và chưa ngã ngũ, bởi mỗi nước đều đưa ra những lý
đo bảo vệ quan điểm của mình
Pháp luật phong kiến thừa nhận sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ
và chồng Trong xã hội phong kiến, đo tư tưởng trọng nam, khinh nữ, coi người
dan ông là trụ cột, là trọng tâm của gia đình, của xã hội nên pháp luật đã côngnhận và bảo vệ quyển gia trưởng của người dan ông Quan niệm cho rằng lấy vợ là
để phục vụ, hầu hạ chồng, để chồng xây dung sự nghiệp, thậm chí nhiều nướcphương đông quan niệm rằng lấy vợ chỉ để đẻ con nỗi dõi tông đường, vì vậy việc
ly hôn ở thời kỳ phong kiến chủ yếu là do người chồng quyết định
Ngày nay, phụ nữ đã có được tiếng nói của mình và được quyền đưa đơn
ly hôn Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 (Điều 40) thì khi một bên vợ hoặcchồng xin ly hôn, nếu hòa giải không được và thấy tình trạng trầm trọng, đời sốngchung không thể kéo đài, mục đích hôn nhân không đạt thì Tòa án nhân dân sẽcho ly hôn ma không đặt điều kiện gì về thời gian Bên cạnh đó, do tác động của
hoàn cảnh kinh tế, xã hội, số vụ ly hôn gần đây có xu hướng tăng, có thể làm ảnh
hưởng đến trật tự xã hội// để phần nào nắm được thực trạng này, chúng tôi đưa ra
day một vài số liệu về ly hôn để chúng ta xem xét.
Theo thống kê của Tòa án một huyện trong tỉnh Hải Dương từ năm 1990
đến năm 1996 thì số vụ ly hôn qua các năm như sau:
Nam Số vụ cũ của năm trước còn lại Số vụ mới Tổng số
1996 16 271 287
Qua đó chúng ta thấy chỉ ở một huyện nhưng số vụ ly hôn qua các năm có
biến động và đạt con số gần 300 vụ/năm Điều này cho ta thấy việc ly hôn có xu
hướng gia tăng Việc giải quyết các vụ ly hôn trong năm của các Tòa án thường
đạt tỷ lệ cao từ 92-95% Như vậy, hầu như các vụ ly hôn đều được giải quyết
Trang 28Citing theo báo cáo thống kê trước đây cho thấy, người vợ đứng nguyên don
thường có số lượng cao hơn người chồng Theo báo cáo về tình hình thi hành LuậtHôn nhân và Gia đình 1986 của Bộ tư pháp thì: Trong tổng số các vụ ly hôn, tỷ lệđơn do người vợ đứng tên tăng 40-60% ở Hà Tây; 62% ở Nghệ An; 65% ở HoàBình; 66% ở Cần thơ, 73% ở Thanh hóa; trên 50% ở Lạng Sơn; 51% ở Lâm Đồng;65% ở Quảng Nam - Đà Nang Xu hướng này thể hiện vai trò chủ động của ngườiphụ nữ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của ban thân mình và của concái Điều này có thể nói ngày nay người vợ đã được quyền tự do trong ly hôn vàcũng chứng tỏ người phụ nữ ngày nay đã ý thức rõ hơn về quyền lợi của mình,độc lập hơn về kinh tế, đã thấm nhuần tư tưởng bình đẳng nên khó chấp nhậnnhững lối sống kiểu gia đình gia trưởng còn tồn tại ở nước ta Lênin cho rằng:
"Người ta không thể là người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ
người ta không đòi quyển tự do ly hôn vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp
lớn đối với phụ nữ Tuy thực ra chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khingười ta thừa nhận tất cả các phụ nữ đều có quyền bỏ chồng thì không phải như
vay là ta khuyến khích tất cả họ bô chồng” ”
Về độ tuổi thì lứa tuổi xin ly hôn đa phần là đưới 40 tuổi Điều này chothấy xu hướng các vụ ly hôn thường xảy ra ở các gia đình vợ chồng còn trẻ tuổi.Như vậy, so với độ tuổi phổ biến khi kết hôn (20-25 tuổi) thì gia đình vẫn chưathực sự bền vững sau 10-15 năm, nó phù hợp với những nghiên cứu xã hội học giađình về các giai đoạn khủng hoảng của các cặp vợ chồng Tuy nhiên, chính số
cuộc ly hôn trong độ tuổi từ 41-50 (có tỷ lệ không nhỏ) cho thấy sự khác biệt vớigia đình truyền thống Việt nam trước dây
Khi xem xét các vụ ly hôn, điều đáng quan tâm là nguyên nhân nào đã dẫn
đến ly hôn Tìm hiểu kỹ vấn dé này, có thể có biện pháp giảm bớt được số vụ ly
hôn
I.3.2- Nguyên nhân ly hôn
«Ban dự luật về ly hôn” C.Mac - Ph.Anghen - Tập 1 NXBST Hà nội 1978.
Trang 29Ly hôn là một hiện tượng xã hội, là mặt trái của quan hệ hôn nhân Nó
cũng xuất phát từ nhimg nguyên nhân nhất định Chỉ có Nha nước Xã hội Chunghĩa mới dé cập và nghiên cứu nguyên nhân ly hôn đúng với thực chất của nó,nhằm loại trừ những nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ vợchồng; hạn chế đến mức thấp nhất việc ly hôn, bảo vệ và củng cố hạnh phúc của
gia đình
Nguyên nhân ly hôn là những hiện tượng, sự việc tác động đến hôn nhân và
làm cho hôn nhân tan vỡ Việc người vợ hay người chồng chủ động muốn ly hôn
thường xuất phát từ những ly do hoặc có một động cơ nhất định Những lý do
hoặc động cơ đó được đưa ra Toà án như nguyên cớ để xin ly hôn Thường thì lý
do đưa ra Toà án trùng với nguyên nhân gây nên sự tan vỡ trong quan hệ vợ chồng
' nhưng cũng có trường hợp nguyên nhân thực của việc ly hôn khác với lý do mà
người chồng hay người vợ (có khi cả hai) chủ động đưa ra trước Toà án Rất nhiều
vụ án ly hôn mà trong don xin ly hôn đương sự trình bày nguyên nhân xin ly hôn
đơn giản là do hai vợ chồng không hop với nhau nhưng sau khi xác minh thì lý do
dich thực lại hoàn toàn khác và muôn hình muôn vẻ, kể cả những bất đồng vềquyền lợi kinh tế hay khả năng sinh lý của một bên
Thực tế ở nước ta hiện nay những nguyên nhân xin ly hôn thường là: Vợ(hoặc chồng) ngoại tình; người chồng nghiện ngập, bạc đãi thậm chí đánh đập vợ,
con; một trong hai người không có kha năng sinh con hoặc phạm tội Theo
thống kê của Tòa án Nhân dân tỉnh Hải Dương năm 1994, lý do của các đương sựđưa ra trong đơn ly hôn cũng như những lý do họ đưa ra trong lúc xét xử, hoà giả
được phân loại theo những nguyên nhân ly hôn như trong bảng 1 |
Trang 30Lira đối về tài sắc, địa vị, tuổi tác 96 12,26
Bénh tat không có con 10 1,27
Vợ hoặc chồng bi cải tao can án 6 0,78
Vợ hoặc chồng ở nước ngoài 13 1,66
Vợ hoặc chồng bị mất tích hoặc xa cách lâu năm 6 0,78
Vợ hoặc chồng là người nước ngoài bỏ về nước 30 3,83
Các nguyên nhân khác 71 9,05
Tổng số 783 100
Qua số liệu trong bang 1 cũng như số liệu thống kê liên tục trong nhiềunăm fa thấy nguyên nhân ly hôn đo mâu thuẫn gia đình, đo bị đánh đập ngược đãichiếm ty lệ cao nhất Theo báo cáo của Bộ Tư pháp về tình hình thi hành Luật hôn
nhân và gia đình 1986 thì số vụ ly hôn theo nguyên nhân trên ở Hải phòng là
30%, ở Nghệ an - 41%, ở Hoà bình - 31%, ở Tiền giang- 60% Có nhiều trươnghợp người chồng có hành vi ngược đãi vợ con gây hậu quả nghiêm trọng Từnhững số liệu trên ta thấy, người phụ nữ ngày nay tuy được bình đẳng hơn trước
Trang 31song họ vẫn là nạn nhân của sự ngược đãi của người chồng và thậm chí của gia
đình chồng Mặt khác, trong điều kiện phải di làm ăn ở địa phương khác hoặc ở nước ngoài, hiện tượng "xa nhà một thời gian dai" không có tin tức và địa chỉ củangười chồng đã gây nên sự thiếu quan tâm đến vợ con, sự vô trách nhiệm với gia
đình nên người phụ nữ muốn ly hôn để xây dựng cuộc sống mới
Ngoài ra, do sự tác động của thời kỳ kinh tế mở cửa nên nhiều việt kiểu ma
da số là nam giới đã về thăm gia đình hay công tác hoặc làm an tại các thành phố
lớn như Hà nội, Hải phòng, Hồ Chí Minh Với tâm lý muốn tìm kiém một cuộc
sống ổn định cao về kinh tế ở nước ngoài nên một số phụ nữ hy vọng có cơ may
xuất cảnh hợp pháp bằng cách kết hôn với việt kiều hay người ngoại quốc Do tínhchat vụ lợi khi kết hôn nên những cuộc hôn nhân như vậy thường nhanh chóngnay sinh nhiêu mau thuẫn và dẫn đến ly hôn, điểu nay khiến cho các vụ ly hôn cónhân tố nước ngoài gần đây xuất hiện ngày càng nhiều
Như đã nêu ở trên, nguyên nhân dẫn tới ly hôn rất đa dạng Trừ một số
trường hợp rất han hữu lý do ly hôn là hoàn toàn khách quan (ví du phát hiện ra
vợ, chồng có quan hệ huyết thống qúa gần, một người đột ngột mất tích hoặc doyêu cầu công tác đặc biệt như tình báo ) còn lại lý do xin ly hôn là chủ quan củamột hoặc cả hai bên Để dễ tìm hiểu, có thể phân tạm chia thành ba nhóm nguyên
nhân như sau:
1.3.2.1 Nhóm nguyên nhân do Š thức chủ quan của vợ hoặc chồng
Nước ta bước vào thời kỳ mở cửa, những mặt trái của nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường có tác động không nhỏ tới đời sống gia đình, nhất là ở các
thành phố và các trung tâm công nghiệp - nơi cửa ngõ tiếp nhận các luồng tưtưởng văn hóa mới từ bên ngoài, là nơi cọ xát của nhiều quan điểm, lối sống khácnhau, từ những quan niệm gia đình truyền thống tốt đẹp, sống có nề nếp đếnnhững quan niệm sống phóng túng hơn về tình yêu, hôn nhân và gia đình, từ các
quan niệm sống chú trọng đến các giá trị tinh thần, giá trị nhân đạo đến lối sốngthực dụng, coi trọng vật chất Trong điều kiện đó đã bộc lộ các lối sống mà trước
day chưa có dip để bộc lộ Chính lối sống “moi” của một bên (cũng có khi của cả
Trang 32hai bên) đó, lam cho nhiều cặp vợ chồng sau nhiều năm chung sống hoà hop chợtthấy mình không thể chấp nhận được vợ (hoặc chồng) mình nữa Một hiện tượng
khá phổ biến là người chồng dua vào chức vị của mình kiéin được nhiều tiền, lao
vào ăn chơi xa xỉ, bỏ bê gia đình tới lúc nguời vợ không tiếp tục cam chịu được vàchủ động xin ly hôn Một trong những nguyên nhân có chiều hướng gia tăngtrong nhóm nguyên nhân này là một bên không có khả năng đáp ứng nhu cầu
sinh lý, không có khả năng sinh con, dễ dẫn đến bất hòa và một trong hai bên chủ
động ly hôn
Các cuộc hôn nhân qúa sớm, qua vội vã thường có ty lẻ ly hôn khá cao do
một bên (có khi cả hai bên) sau một thời gian chung sống mới hiểu rõ vợ (hoặcchồng) mình và thấy không thể tiếp tục chung sống, họ chủ động sớm ly hôn
Trong cuộc sống đô thị hiện nay, với vai trò chính là tham gia vào các hoạtđộng nghề nghiệp, nam giới có nhiều cơ hội giao tiếp với nhiều môi trường khácngoài gia đình Thêm vào đó là sự mất cân bằng giới tính, mà chủ yếu là có nhiều
phụ nữ tuổi từ 20-35 chưa có gia đình hoặc đã ly hôn, ly thân Các diéu kiện đó
cùng với các quan niệm dé dai hơn về đạo lý đã dẫn đến mâu thuẫn gia đình trong
đó có sự tác động của người thứ ba Nguyên nhân ngoại tình thường xảy ra ở phíanam giới và dẫn đến ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ có thời gian chung sống dai
1.3.2.2 Nhóm nguyên nhân trực tiếp liên quan tới kính tế
Nhiều cặp vợ chồng tan vỡ sau một thời gian chung sống hạnh phúc đo cónhững thay đổi lớn về điều kiện, khả năng kinh tế của gia đình Kinh tế đột nhiênkhá lên làm thay đổi nếp sống, dẫn tới thay đổi suy nghĩ, đánh giá về những người
xung quanh, về xã hội Kinh tế đột nhiên lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, bế
tac cũng làm nhiều cặp vợ chồng thương yêu nhau hơn nhưng ngược lạicũng
không ít cặp vợ chồng không chịu đựng được khó khăn, dẫn tới tan vỡ
Mot nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là các cặp vợ chồng kết hôn, có
con qúa sớm, khi chưa có khã năng tự chủ về kinh tế, thậm chí chưa dự kiến đượcnhững khó khăn trong cuộc sống tự lập (như không có việc làm, nhà ở ) Trong
Trang 33hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn các cặp vợ chồng trẻ không dự kiến được vàkhông chuẩn bi tinh thân để đối phó vỡi những tình huống khó khăn, nếu khôngđược gia đình giúp đỡ kịp thời cũng dễ dẫn đến ly hôn.
Những cuộc hôn nhân có tính toán, một bên quyết định kết hôn vì khả năng kinh tế của bên kia nhưng sau khi chung sống thấy khả năng kinh tế đó vẫnkhông đáp ứng được đòi hỏi của mình hoặc ý đồ lợi đụng kinh tế không thực hiện
được cũng thường dẫn tới ly hôn
được phát hiện và có biện pháp giải quyết thỏa đáng, kịp thời thì dé tích tụ dẫn tới
xung đột và ly hôn Trong gia đình Việt nam cổ truyền, cha, mẹ hoặc các thành
viên khác trong gia đình có thể can thiệp hoặc đóng vai trò tác động tích cực vào
việc lập gia đình, việc riêng của con cái, người phụ nữ phải có bổn phận với cha
me chồng và con.
Sống hiếu thảo, sống với tình thương và biết cách xử sự với gia đình chồng(hoặc vợ) là một truyền thống tốt đẹp, một điều cần thiết Tuy nhiên, trong xã hộiphong kiến đã có không ít sự lạm dụng làm cho quan hệ cha mẹ chồng và nàng
dâu hoặc giữa gia đình chồng và nàng dâu trở nên căng thẳng và mâu thuẫn có khitrầm trọng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng sâu sắc và hậu quả đángtiếc của nó là ly hôn
Ngày nay, ở thành phố xu hướng phát triển đến gia đình hạt nhân (chỉ gồm
vợ chồng và các con vị thành niên của họ) đang ngày càng phát triển Các thế hệ
phụ nữ trẻ ngại sống chung với gia đình chồng chính vì ngại cảnh "làm dau" Tuynhiên, các cặp vợ chồng trẻ lại chưa có điều kiện để có nhà riêng, nhất là nhà ở
thành phố rất đất đỏ so với thu nhập của các cặp vợ chồng trẻ, vì vậy, tuy không
Trang 34muốn nhưng họ vẫn phải sống chung với đại gia đình nhiều thế hệ Những khókhăn kinh tế cộng với mâu thuẫn gia đình nhà chồng trong cuộc sống chung hàngngay nhiều khi vượt quá kha năng chịu đựng của người phụ nữ trẻ Do vậy, donxin ly hôn với lý đo được đương sự đưa ra là do gia đình bên chồng gây khó khănhoac tác động đến người chồng chứ không phải do chính mâu thuẫn giữa hai vợ
chồng
Ngoài ra cũng có những vụ ly hôn giả tạo,nhằm dạt được mục đích như
-phân nhà, hay mục đích trái pháp luật tạo điều kiện cho chồng lấy vợ lẽ một cách
hợp pháp.
Như vậy, lý do cụ thể mà đương sự đưa ra để ly hôn thì có nhiều nhưngnhìn chung có thể xếp vào 3 nhóm nguyên nhân chính như đã trình bày ở trên
1.4 Những quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết ly hôn
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của mỗi thành viên trong gia đình,
lợi ích của gia đình và lợi ích của xã hội gắn bó và có quan hệ hữu cơ với nhau.Bác Hồ đã dạy:” Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đìnhcàng tốt, gia đình tốt thì xã hội tốt” Nói cách khác nếu hạt nhân của xã hội tôn tạikhông bình thường, sự tồn tại của quan hệ vợ chồng không còn có lợi cho gia đình
và xã hội thì ly hôn là tất yếu không thể tránh khỏi
Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận quyền tự do ly hôn
chính đáng của vợ chồng Hoàn toàn không đặt ra những điều kiện hạn chế quyéh
tự do ly hôn, ly hôn dua trên sự tự nguyện của hai vợ chồng, pháp luật không épbuộc họ phải sống chung theo quan hệ vợ chồng với nhau khi họ thật sự không
còn khả năng doàn tụ “ Tình bạn hiện thực ngay cả trong gia đình, trong nhà
nước hiện thực, trong lịch sử thế giới huỷ hoại như thế nào thì hôn nhân hiện thựctrong nhà nước cũng có thể bị phá vỡ như thế ấy 0) Trong quan hệ gia đình hạnhphúc của hai vợ chồng không phải chỉ ở tình yêu giữa vợ chồng với nhau, mà cònbao gồm nhiều mặt trong đời sống vợ chồng nói riêng và gia đình nói chung Song
® C Mac - Bản dự luật về ly hôn - C.Mac - Ph.Anghen Toàn tập, Tap 1 - NXBST Hà nội 1978 T.219
Trang 35nguồn gốc cốt lõi của gia đình chính là hạnh phúc của vợ chồng kết hợp với niềm
tự hào về trách nhiệm đối với gia đình và xã hội mà họ cần phải thực hiện Khôngthể có một gia đình êm ấm, hạnh phúc khi giữa vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc.
Họ không muốn sống chung, thậm chí không muốn nhìn mặt nhau nữa thì việc
giải quyết cho ly hôn là cần thiết; "Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều
kiện trong đó hôn nhân tan vỡ, nghĩa là trong đó, về thực chất, hôn nhân tự nó đã
bị phá vỡ rồi Việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc ghi biên
ban sự tan rã bên trong của nó"? Ở day thấy rằng, nhà lập pháp tôn trọng hôn
nhân, thừa nhận bản chất đạo đức sâu xa của hôn nhân
Hôn nhân là mội hiện tượng xã hội phức tạp, nó đụng chạm đến tình cảm
vợ chồng, đến lợi ích của gia đình và xã hội Nếu hôn nhân là cơ sở pháp lý hình
thành các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng, thì ly hôn lại là cơ
sở pháp lý để chấm đứt mối quan hệ đó Khác với quan hệ pháp lý về tài sản trongdân sự, ở mỗi người là những đồng sở hữu chủ đối với tài sản chung theo phần mà
phần quyền và nghiã vụ tương xứng với phần tài sản góp vào, thì quan hệ tài sảngiữa vợ và chồng khác hẳn so với quan hệ tài sản trong dân sự Cơ sở nền tảng củaquan hệ tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và Gia đình là tình yêuchân chính là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ suốt đời giữa hai con người đó là mối
quan hệ nhân thân, còn quan hệ tài sản trong dân sự là quyền bình đẳng của mỗi
công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Tòa án nhândân tiến hành điều tra và hoà giải Như vậy pháp luật Hôn nhân và Gia đình Việt
nam quy định chỉ có Tòa án nhân dân mới có thể giải quyết ly hôn Ở một số nước
trên thế giới, ly hôn được giải quyết với các cơ quan Nhà nước khác nhau Nếu hai
vợ chồng thuận tình ly hôn thì đo cơ quan hành chính (hộ tịch) giải quyết Trường
hợp vợ hoặc chồng có dơn xin ly hôn thì cơ quan Tư pháp (Tòa án) giải quyết
TM © Mac - Ban dự luật về ly hôn - C.Mac - Ph.Anghen Toàn tap, Tập 1 - NXBST Hà nội 1978 T.219
Trang 36Hoa giải là nguyên tắc bất buộc được quy định cho mọi trường hợp ly hôn.
\ Tại Điều 26 Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 và Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia
- đình £986 đều nêu rõ: Khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn
- thì Tòa án nhân dân tiến hành diéu tra va boa giải Hoà giải chính là việc dan xếp,
thương lượng giữa các đương sự trong khuôn khổ pháp luật quy định nhằm cho vợ chồng hiểu, thông cảm nhau hơn, tránh xảy ra xích mich và mau thuẫn giữa vợ và chồng không phát triển thêm Hoà giải không chỉ là một thủ tục tố tụng mà nó còn
là biện pháp tích cực, nhiều khí hàn gan được các cuộc hôn nhân có nguy cơ đổ
vỡ Trong quá trình hòa giải, vợ và chồng dần dần trở lại bình finh và không hiểulầm nhau từ đó họ đặt lợi ích của gia đình, con cái lên trên sự tự ái, ích kỷ của bản
thân.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoa giải không thành, hai
vợ chồng that sự tự nguyện ly hôn thì Tòa án công nhận cho thuận tình ly hôn
Trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn nếu hòa giải không thành vàđúng là tình trạng mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
không đạt được mục dich hôn nhân thì Tòa án xử cho ly hôn
Vấn dé hạn chế ly hôn cũng đã được Nhà nước ta quan tâm xem xết và quy
| định ngay từ Sắc lệnh 159/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 Để bảo vệ phụ nữ có
thai thì vợ hay chồng có thể xin Tòa án hoãn đến thời kỳ sinh nở mới xử việc ly
hôn Tuy nhiên về mặt pháp lý , quy định này chưa chặt chẽ để bảo vệ bà mẹ và
thai nhỉ vì ở đây chỉ nói có thể xin hoãn chứ không phải là hoãn do vậy vợ hay
chồng vẫn có thể kiện ly hôn Mặt khác quy định thời hạn cho đến kỳ sinh nở là
không hợp lý vì lúc này người vợ chưa kịp phục hồi sức khoẻ sau khi sinh đẻ
Cho đến Luật Hôn nhân và Gia đình 1959, Điều 27 “Trong trường hợp
người vợ có thai chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ sinh con được một nam"
và Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, Điều 41 quy định: “Trong trường hợp người
vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm, điềuhạn chế này không áp dung dối với việc xin ly hôn của người vợ”
Trang 37Theo nội dung điều luật này có sự tranh cãi là nếu sinh con mà con chết thì
có phải hoãn việc ly hôn sau một năm không? Theo chúng tôi điều quy định "sau
khi người vợ sinh con một năm" chứ không nói con được một tuổi nên vấn dé con
còn sống hay chết không được đặt ra Mặt khác, nếu con chết sẽ ảnh hưởng xấu
tới tinh thần của người mẹ và dẫn đến suy sụp về sức khoẻ nên việc hoãn ly hônsau một năm là cần thiết và phù hợp
Điều kiện hạn chế ly hôn này chỉ áp dụng trong trường hợp người chồng
xin ly hôn mà không áp dụng trớng trường hợp ngược lại, ở đây chủ ý của luật chỉrằng buộc trách nhiệm của người chồng với vợ con Trong trường hợp người vợcần đến trách nhiệm ấy Ngược lại, nếu quan hệ vợ chồng chỉ làm người vợ thêm
dau khổ, thì người vợ có quyền lựa chọn để xin ly hôn
Có một điều được coi là điều kiện hạn chế ly hôn cho cả vợ và chồng trongnghị quyết 01/NQ-HĐIP ngày 20 tháng 1 năm 1988 của Hội đồng Thẩm
phánTòa án Nhân đân Tối cao hướng dẫn: Nếu Tòa án bác đơn xin ly hôn thì
người bị bác don có thể xin ly hôn lại sau một năm kể từ khi bản án có hiệu lực
pháp luật Việc quy định thời gian như vậy là hợp lý đủ để hai vợ chồng bình tĩnh
suy xét khi mà cuộc hôn nhân thực sự chưa phải là vô phương cứu chữa.
Trang 38CHUONG 2
CHẾ ĐỊNH LY HON THEO QUY ĐỊNH CUA LUAT HON NHÂN
VA GIA DINH NAM 1986.
2.1 Những căn cứ để Tòa án xử cho ly hôn
Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận quyền được tự do
ly hôn chính đáng của vợ chồng; hoàn toàn không đặt ra những điều kiện hạn chế
quyền tự đo này Theo Lénin “thực ra tự do ly hôn tuyệt đối không có nghĩa là làmtan rã những mối quan hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối quan hệ
đó, trên những cơ sở dan chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong
một xã hội văn minh”.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bao đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồngkhông có nghia là giải quyết ly hôn tùy tiện theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồngmuốn sao làm vậy, mà phải theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Nhà
nước kiểm soát việc ly hôn Theo Điều 26Luat Hôn nhân và Gia đình 1959, Điều
40 Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 khi vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng có đơn
xin ly hôn thì Tòa án nhân dân tiến hành điều tra và hòa giải nhằm đoàn tụ giađình Nếu hòa giải không thành thì Tòa án nhân dan mới xét xử và chỉ xử cho ly „hôn nếu thấy tình trạng mâu thuẫn đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
đài, mục đích cuộc hôn nhân không đạt được
Quan hệ vợ chồng ở vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thểkéo dài được là quan hệ vợ chồng đã có nhiều lục đục, mâu thuẫn vợ chồng đã
đến mức căng thang không thể điều hòa được nữa Vợ chồng không thé sống
chung bình thường, quan hệ vợ chồng không tồn tại được nữa, sự tan vỡ của cuộc
hôn nhân và sự tan vỡ của gia đình là không thể tránh khỏi Chính vì thế, khi giải
“ Lenin Toàn tập về quyền dân tộc tự quyết - NXB Matxcova 1980 - tap 25 T.335
Trang 39quyết việc ly hôn Tòa án Nhân dan phải tiến hành hòa giải, điều tra, xem xét mauthuần giữa vợ chồng đã thực sự trầm trọng chưa? Cuộc hôn nhân đó có thực sự tan
vỡ không? đời sống chung của vợ chồng có thể tiếp tục được nữa hay không? xemxét lợi ích của vợ chồng, con cái, của gia đình và của xã hội trong quan bệ hônnhân đó ra sao? có như vậy khi quyết định cho ly hôn mới mang lại kết quả tíchcực, mới làm thúc đẩy quan hệ hôn nhân lành mạnh, phát triển quan hệ xã hội
thuần phong mỹ tục của con người Việt nam
Cán cứ ly hôn là những tình tiết (hoặc điều kiện) được Pháp luật quy định
để căn cứ vào đó Tòa án xem xét và quyết định cho ly hôn Các căn cứ này là căn
cứ pháp luật, nó thể hiện được quan điểm Nhà nước trong vẫn dé ly hôn Trong
từng giai đoạn khác nhau của lịch sử nước ta, Nhà nước đều ban hành các văn bảnpháp luật, trong đó các căn cứ về ly hôn phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể
Điều 9 Hiến pháp nước Việt nam dan chủ cộng hoà năm 1946 đã công
nhận quyền bình dang giữa nam và nữ về mọi mat Đây là cơ sở pháp lý để đấu
tranh xóa dan chế độ hôn nhân phong kiến, xây dung chế độ hôn nhân mới dan
chủ và tiến bộ
Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Sắc lệnh 97 được Nhà nước ban hành và sau
đó ngày 17 tháng 1! năm 1950 Sắc lệnh 159 về ly hôn cũng được ban hành
Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ nên Sắc lệnh 159 về ly hônkhông tránh khỏi hạn chế nhất định Theo Sắc lệnh này, khi giải quyết về ly hôncòn đứng trên quan điểm tư sản để xem xét, cũng như nó chưa xóa bỏ được tậngốc chế độ hôn nhân phong kiến Sắc lệnh này mới chỉ giải quyết được một vấn
đề cấp bách, góp phần giải phóng phụ nữ Với quy định nam, nữ bình đẳng trong
ly hôn, nhưng còn chưa thật sâu sac Việc ly hôn chủ yếu dựa vào lỗi của các bên
vợ, chồng Sắc lệnh {59 về ly hôn quy định các căn cứ ly hôn cho cả vợ và chong
là:
| Ngoại tình;
2 Mội bên can an phạt giam;
Trang 402 Một bên mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chữa;
4 Một bên bỏ nha di quá 2 nam ma không có lý do chính dang;
5 Vợ chồng tính tinh không phù hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi khôngthể sống chung được
Qua đó chúng ta thấy Sắc lệnh 159 đã có bước tiến khi quy định căn cứ ly
hôn chung cho cả vợ và chồng, không tách riêng ra như các Bộ Dân luật phong
kiến trước đây Theo những quy định này, lần đầu tiên người phụ nữ được ly dị
chồng nếu chồng ngoại tình Trong Sắc lệnh 159 chỉ quy định một bên can án
phạt giam là can cứ cho ly hôn mà không loại trừ tội phạm chính trị như các luậtban hành trước đó Ở đây việc quy định chung như vậy chứng tỏ đã coi việc phạt
giam khiến cuộc sống của vợ chồng bị ngăn trở là cốt lõi chứ không phải xem tội
nào la chủ yếu
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta
bước vào thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, để phù hợp với tình hình mới,
đồi hỏi phải xóa bỏ tận gốc những tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong
kiến còn ảnh hưởng sâu đến cuộc sống gia đình và xã hội Lúc này, Sắc lệnh 159
không còn phù hợp với tình hình mới do đó ngày 29 tháng 12 năm 1959 Quốc hội
nước Việt nam dân chủ cộng hoà thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình và ngày
13 tháng | năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh công bố luật này
Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 ra đời đã đáp ứng được đồi hỏi cấp bách của
toàn xã hội.
Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển pháp luật Hon nhân va
Gia đình Việt nam, căn cứ ly hôn được quy định một cách chính xác, phd hợp với
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin Theo Các Mác:"Ly hôn chỉ là việc xác
nhận một sự kiện, rằng đó là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bểngoài và lừa đối Đương nhiên không phải sự tuỳ tiện của nhà lập pháp cũng
không phải sự tùy liện của mỗi cá nhân mà chỉ bản chât của sự kiện mới quyết
định dược cuộc hôn nhân đã chết hay chưa chết Bởi vì việc xác định sự kiện chết
là tuy thuộc vào thực chất của vấn dé chứ không phải là ý chí của các bên hữu