1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Công chứng hợp đồng kinh tế và các thoả thuận biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế - Thực trạng và giải pháp

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP“TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

a !

— 4 LA 426NGUYÊN THỊ HẠNH

CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC

THOA THUAN BIEN PHAP BAO DAM THUC

HIEN HOP DONG KINH TE - THUC TRANG

Trang 2

Lời nói đầu1- Tính cấp thiết cua đề tài

Sự chuyển hướng sáng suốt và nhạy bén của Đảng và Nhà nước ta từ Đạihội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự pháttriển của nền kinh tế Tiến trình đổi mới đã từng bước thiết lập nền kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đời sống kinh tế - xã hội Việt

Nam trở nên sôi động Trong nền kinh tế thị trường mọi công dân đều cóquyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Các tổ chức, cá nhân

kinh doanh có quyền tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh, hợp tác và

cạnh tranh với nhau, đều bình đẳng trước pháp luật Trong môi trường kinh tếxã hội đó các giao dịch kinh tế không ngừng phát triển và một trong nhữnghình thức pháp luật chủ yếu nhất mà các chủ thể kinh doanh thường sử dụng

trong hoạt động kinh doanh của mình là hợp đồng kinh tế.

Những quy định của pháp luật hiện hành về công chứng hợp đồng kinh

tế và thoả thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế là nhằm

bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ hợp đồngkinh tế, hạn chế sự vi phạm pháp luật của các chủ thể hợp đồng kinh tế, giữnghiêm kỷ cương pháp luật đồng thời hỗ trợ tích cực cho Nhà nước thực hiện

vai trò quản lý kinh tế qua đó tạo ra một môi trường kinh đoanh lành mạnh.

Đây là một vấn đề còn hết sức mới mẻ cả về mặt lý luận cũng như thực tiễnnhưng chưa được quan tâm nghiêm cứu một cách toàn diện, đầy đủ Mặt kháccác quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này cũng còn ở dạng chung

chung, thiếu tính cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc hiểu và vận dụng không đúng,

không thống nhất trong hoạt động công chứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận

các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế của các phòng công chứng

Nhà nước trong cả nước Do đó, việc công chứng hợp đồng kinh tế và thoảthuận các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế chưa đáp ứng được

yêu cầu đòi hỏi khách quan của thực tế đời sống kinh tế Yêu cầu đặt ra lúc

` ` 2° A ta 4, A , "A + ` 2 = z

này là phải quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản nhằm góp

Trang 3

phần vào việc hoàn thiện pháp luật về công chứng nói chung và pháp luật vềcông chứng hợp đồng kinh tế nói riêng; tạo điều kiện cho hoạt động côngchứng hợp đồng kinh tế và thoa thuận các biện pháp bao dam thực hiện hợpđồng kinh tế được thực hiện thống nhất, chặt chẽ và chính xác trong phạm vicả nước; làm cho hoạt động này trở thành một biện pháp thuận tiện và hữu

hiệu nhất để bảo dam an toàn pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh củacác chủ thể.

Trong tình hình như vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện những quy định

của pháp luật về công chứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận các biện pháp

bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế là vấn đề có tính thời sự cấp thiết cả về lý

luận và thực tiễn Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề “công chứng hợpđồng kinh tế và thoả thuận các biện pháp bao dam thực hiện hợp đồng kinh tế- thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận án cao học.

2- Tình hình nghiên cứu của đề tài.

Ở Việt Nam, công chứng là một vấn dé tương đối mới do đó còn có rất ít

các công trình khoa lọc nghiên cứu về công chứng Đặc biệt di sâu vào vấn

dé công chứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận các biện pháp bảo đảm thực

hiện hợp đồng kinh tế cho thì đến nay chưa có một bài viết hay công trìnhkhoa học nào nghiên cứu.

Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy đã có một số công trình nghiên cứu về côngchứng ở góc độ chung như sau:

- Đề tài cấp Bộ “cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổchức và hoạt động công chứng ở Việt Nam” mã số 92-98-224 năm 1993 doViện nghiên cứu khoa học pháp lý thực hiện.

- Đề tài khoa học cấp thành phố: “Xây dựng và hoàn thiện công tác côngchứng Nhà nước trên địa bàn thành phô Hà Nội” năm 1994 do Sở tư pháp

Trang 4

phó tiến sĩ Trần Thất và một số bài viết giới thiệu về kinh nghiệm tổ chức vàhoạt động công chứng của cộng hoà Pháp, cộng hoà Ba Lan, cộng hoà liên

bang Đức, vương quốc Anh, cộng hoà Sinh-ga-po, về liên đoàn công chứng

Về mặt nội dung các công trình nghiên cứu và các bài viết chủ yếu giải

quyết những vấn dé mang tính lý luận về công chứng như bản chất hành vi

công chứng, giá tri pháp lý của văn bản công chứng, phạm vi các việc công,

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận của các nhà

khoa học đi trước luận án của chúng tôi thực hiện sự nghiên cứu về một vấnđể cụ thể Mục tiêu mà chúng tôi mong muốn đạt được là trên cơ sở nghiêncứu một số vấn dé lý luận chung về công chứng để tìm ra những đặc thù riêng

trong hoạt động công chứng và thoả thuận các biện pháp bảo đảm thực hiệnhợp đồng kinh tế, đưa ra vấn dé mới về nguyên tắc, trình tự, thủ tục công

chứng hợp động kinh tế và thoả thuận các biện pháp bao đảm thực hiên hợp

đồng kinh tế Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành đánh giá thực trạng của vấn

dé công chứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận các biện pháp bảo đảm để trên

cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị từ góc độ cụ thể góp phần vào việc hoàn

thiện pháp luật về công chứng nói chung và công chứng hợp đồng kinh tế nói

3- Đóng góp của luận án.

Luận án là một công trình nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề công

chứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

kinh tế Trên cơ sở hệ thống các văn ban pháp luật hiện hành cũng như thực

Trang 5

tiên hoạt động công chứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận các biện pháp bảođảm thực hiện hợp đồng kinh tế, luận án có một số đóng góp sau:

- Lầm rõ một số vấn đề chung về công chứng như: bản chất của công

chứng, giá trị pháp lý của văn ban công chứng , phạm vi công chứng |

- Làm rõ được những vấn đề có tính chất đặc thù trong hoạt động côngchứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp

đồng kinh tế như: nguyên tắc, trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng kinh tếvà thoả thuận các biện pháp bao dam thực hiện hợp đồng kinh tế.

- Đánh giá thực trạng của vấn dé công chứng hợp đồng kinh tế và thoảthuận các biện pháp bao dam thực hiện hợp đồng kinh tế,

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện những qui định của phápluật về công chứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận các biện pháp bảo đảm

thực hiện hợp đồng kinh tế.

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việcsoạn thảo các văn bản pháp luật về công chứng, trong việc giảng day, học tậpở các Trường luật.

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án.

- Chúng tôi coi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịchsử là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu để tài.

- Các phương pháp mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm:

phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống lịch sử, so sánh kết hợp vớiphương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại một số phòng công chứng Nhà nước

ở địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây.5 Cấu trúc của luận án.

Luận án của chúng tôi bao gồm:lời nói đầu,03 chương và kết luận Các

chương đó là:

Chương I: Một số vấn dé chung về công chứng.

Chương II: Nguyên tắc, trình tự thủ tục công chứng hợp đồng kinh tế vacác biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế.

Trang 6

Chương III: Thực trạng công chứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận cácbiện pháp bao đảm thực hiện hợp đồng kinh tế và một số kiến nghi.

Trong quá trình hoàn thành luận án, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ

tận tình của các Vụ, Phòng, Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ

tư pháp, Trường Đại học luật Hà Nội, các phòng công chứng Nhà nước ở

thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầyHoàng Thế Liên phó tiến sĩ luật học, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học

pháp lý Bộ tư pháp Tác giả luận án xin được bày tô cự cám ơn sâu sắc đối vớinhững sự giúp đỡ đó.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả của luận án đã cố gắng phân tích lý

giải một số vấn đề cơ bản nêu trên Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và

chủ quan nên kết quả nghiên cứu chắc còn nhiều thiếu sót Tác giả mongnhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

Trang 7

CHUONG I

MỘT SO VAN ĐỀ CHUNG VỀ CONG CHUNG.

1.1 Ban chất của công chứng.1.1.1.Thuật ngữ công chứng.

Xét về mặt lịch sử, công chứng với tư cách là một thể chế, đã xuất hiện

rất sớm (khoảng thế kỷ 10-11) ở một số nước Chau Âu lục địa như Pháp,

Đức tức là các nước theo hệ thống luật thành văn (hay còn gọi là hệ thống

luật Châu Âu lục địa) Trước đó, ngay từ thời La mã đã manh nha hoạt độngcông chứng Hệ thống luật thành văn có đặc điểm qui định khá chặt chẽ, bàibản Hệ thống pháp luật đó đòi hỏi phải có những thể chế bổ trợ kèm theo.

Công chứng là một loại hình hoạt động gắn liền với hoạt động dân sự, bổ trợ

cho các chế định của luật dân sự như quyền sở hữu (đặc biệt là sở hữu bất

động sản, hợp đồng, thừa kế ) Vì vậy, thể chế công chứng xuất hiện sớm ở

các nước Châu âu lục địa là điều dễ hiểu Như vậy thuật ngữ công chứng xuấthiện rất sớm, gắn liền với hoạt động công chứng ở các nước Châu âu lục địa.

Thể chế công chúng đã được phát triển, du nhập sang nhiều nước, kể cả cácnước Anh, Mỹ, Châu Á, Châu Phi bằng nhiều con đường khác nhau và có sự

thích ứng với điều kiện, đặc điểm của từng quốc gia.Cho đến ngày nay ở hầuhết các quốc gia trên thế giới đều có hoạt động công chứng dưới hình thức này

hoặc hình thức khác Nói cách khác, công chứng đã trở thành một loại côngviệc, thậm chí là một ngành, một nghề hoạt động xã hội nói chung và trongquản lý nhà nước nói riêng Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng pháttriển trên qui mô không chỉ ở từng quốc gia mà toàn thế giới và sự diều chỉnhcủa pháp luật đối với các quan hệ dân sự, kinh tế ngày càng chặt chẽ, tỷ mỉ thì

hoạt động công chứng càng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được.

Vì vậy, cho đến nay thuật ngữ công chứng trở thành một thuật ngữ quenthuộc, phổ biến trong hệ thống ngôn ngữ pháp lý của mỗi quốc gia.

Công chứng có gốc tiếng La tinh được ghép bởi 2 chữ Notarius và de

nota Notarius có nghĩa là người thư ký, người ghi chép De nota có nghĩa là

6

Trang 8

viết thành văn ban Vậy công chứng nghĩa là viết, ghi chép Theo nghĩa đầy đủcông chứng là người lập các văn bản, hợp đồng.

Thuật ngữ công chứng theo tiếng Pháp: Notaire, tiếng Anh: Notary, tiếngNga: Notopuat Xét theo góc độ từ ngữ, chúng ta thấy rằng trong ngôn ngữpháp luật của các nước Anh, Pháp, Đức, Nga để chỉ hoạt động công chứng,người ta đều xuất phát từ một từ chung trong tiếng La-tinh như đã nêu ở trên.

Ở Việt Nam, theo sự khảo cứu của một số luật gia Việt Nam gần đây đều

thống nhất: thuật ngữ “Công chứng” được chính thức sử dụng ở Việt Nam từ

sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cụ thể là trong Nghị định

ngày 01/10/1945 của Bộ trưởng tư pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bổ

nhiệm ông Vũ Quí Vỹ làm công chứng ở Hà Nội.

Thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ chế độ Việt Nam cộng hoà ở Việt Nam

thuật ngữ “chưởng khế” được dùng để chỉ chức danh công chứng viên.“Chưởng khế” về mặt ngữ nghĩa chỉ có nghĩa là người lập và giữ các khế ước.

1.1.2 Bản chất pháp lý của hành vỉ công chứng.

Ở mục trên chúng ta mới chỉ đề cập đến mặt ngữ nghĩa và định nghĩa

công chứng Vấn đề cơ bản nhất là phải xác định được bản chất pháp lý của sự

việc đó Đây là căn cứ chủ yếu để xác định toàn bộ các vấn đề công chứngnhư giá trị pháp lý của văn bản công chứng, phạm vi các việc công chứng,

trình tự thủ tục công chứng.

1.1.2.1.Ban chất pháp ly của hành vi công chứng theo pháp luật nướcngoài.

Để làm rõ bản chất của hoạt động công chứng chúng ta không chỉ dừng

lại ở việc so sánh nghĩa của từ “công chứng” theo cách gọi của từng nước mà

Trang 9

vấn đề quan trọng hơn là phải tìm hiểu chức năng của công chứng theo phápluật thực định của mỗi quốc gia Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng trong phápluật thực định của những quốc gia có lịch sử lâu đời về hoạt động công chứng

không hề có một định nghĩa pháp lý nào về công chứng Ở các quốc gia này,

pháp luật chỉ quy định chức năng nhiệm vụ của công chứng viên Xin nêu một

số ví dụ điển hình như sau:

Ở Cộng hoà Pháp, theo Điều 1 Sắc lênh số 45-2390 ngày 02/11/1945 thì

“công chứng viên là công chức được bổ nhiệm để tiếp nhận các văn bản và

hợp đồng mà các bên đương sự phải hoặc muốn tạo cho chúng tính xác thựcgiống như các văn bản của chính quyền và để bảo đảm đúng ngày, tháng, nămlưu giữ các văn bản, hợp đồng và cấp các ban sao van ban và hợp đồng do”.

, Ở Vương quốc Anh, luật công chứng quy định: “Công chứng viên là

công chức được bổ nhiêm để thực hiện các hành vi công chứng sau: soạn thảo,chứng nhận hoặc xác lập chứng thư và các giấy tờ khác bao gồm chuyểnnhượng bất động sản và tài sẵn cá nhân.

Ở Anh, xứ Wales, các nước khác thuộc cộng đồng Anh hoặc ở nước

ngoài, chứng nhận hoặc xác nhận các văn bản giao dịch, soạn thao di chúc

hoặc các giấy tờ liên quan đến di chúc, soạn thảo kháng nghị hàng hải về sựcố xảy ra đối với tàu và hàng hoá trên tàu trong thời gian tàu đi trên biển”

Liên Xô (cũ) là một quốc gia điển hình trong việc đưa ra những quiphạm định nghĩa, thế nhưng trong đạo luật về công chứng Nhà nước ban hành19/7/1973 không có định nghĩa công chứng mà tại Điều 1 có quy định “Nhiệmvụ của công chứng Nhà nước là bảo vệ sở hữu XHCN, quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân, của cơ quan Nhà nước, của xí nghiệp, của nông trang tập

thể và của các tổ chức xã hội, các tổ chức hợp tác xã khác, là củng cố phápchế XHCH và kỷ cương pháp luật, phòng ngừa những vi phạm pháp luật, bằng

cách chứng thực kịp thời và chính xác những hợp đồng và những giao ướcpháp lý khác, làm thủ tục thừa kế, cấp giấy chứng thực đòi nợ và những việc

làm công chứng khác”

Trang 10

So sánh các quy định nêu trên của các quốc gia chúng ta cần chú ý đếnđộng từ “tiếp nhận” (Tiếng Pháp là recevoir) Theo chúng tôi, ý nghĩa pháp lý

quan trọng của hành vi tiếp nhận các van ban, hợp đồng là ở chỗ biến các vănbản, hợp đồng này từ chỗ là từ chứng thư do các bên đương sự lập ra thành

“công chứng thư” hay là văn bản có tính chất chính thức (acte authentique).Nói cách khác hành vi “tiếp nhận” này có ý nghĩa tạo lập ra bản chất pháp lý

mới đối với văn bản, hợp đồng.

Như vậy nội dung chi tiết của khát niệm công chứng theo pháp luật thực

định của các nước có những điểm khác nhau nhưng bản chất pháp lý của công

chứng là giống nhau: nghĩa là đều tạo lập nên và cung cấp một loại chứng cứbằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hẳn những loại chứng cứ khác Bởi nómang dấu ấn của công quyền và được bảo đảm bằng trách nhiệm đặc biệt củacông chứng viên là công chức do Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện chức năngcông chứng Những chứng cứ bằng văn bản do công chứng tạo lập ra còn đángtin cậy bởi chúng được công chứng viên lưu giữ, bảo đảm tuyệt đối an toàn, bí

mật và khi có yêu cầu thì đích thân công chứng viên sẽ cung cấp những chứngcứ đó cho công dân, tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đặc biệtlà Toà án).

1.1.2.2 Bản chất pháp lý của hành vi công chứng theo pháp luật Việt

Theo pháp luật Việt Nam, bản chất của công chứng được hiểu như thếnào? Đây là một vấn đề đang được nhiều luật gia quan tâm Có thể nói về mặtlý luận, hiện nay chúng ta hầu như chưa có sự nghiên cứu, phân tích sâu để

đánh giá ban chất pháp lý của hành vi công chứng theo pháp luật Việt Nam là

gì? Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặtkhoa học mà cả trong thực tiễn Bởi vì chỉ có thể trên cơ sở xác định một cáchđúng đắn khoa học bản chất pháp lý của công chứng mới có thể xác định đượcnhững vấn đề tiếp theo như: phạm vi công chứng; giá trị pháp lý của văn bản

công chứng ra sao; trình tự, thủ tục và nội dung công chứng từng loại việc nhưthế nào?

Trang 11

Để làm rõ vấn đề này, trước hết xin bắt đầu từ định nghĩa pháp lý sau đâyvề ban chất pháp lý của công chứng theo Điều | của Nghị định 31/CP của

Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước: “Công chứng là

việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của

pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan Nhànước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là tổ chức) góp phần

phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Căn cứ vào định nghĩa nêu trên, theo quan điểm của một số luật gia và

quan điểm của chúng tôi thì ban chất pháp lý cua hành vi công chứng ở Việt

Nam là “chứng nhận tính xác thực” Do đó vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ nội

dung của cụm từ: “chứng nhận tính xác thực” Theo ngôn ngữ tiếng Việt cụm

từ này có thể được phân thành hai từ độc lập “chứng nhận” - chỉ hành vi va

"tính xác thực” chỉ mục đích của hành vi Qua việc phân tích ý nghĩa của hai

từ này có thể làm rõ được bản chất của hành vi công chứng Qua khảo cứu ởTừ điển tiếng Việt thì “chứng nhận - nhận cho để làm bằng là có, là đúng sự

thật” và "tính xác thực - đúng với sự that”.

Vấn đề đặt ra ở đây là “tính xác thực” của các hợp đồng và giấy tờ được

công chứng nên hiểu như thế nào? Về mặt ngữ nghĩa như đã đề cập "tính xác

thực” có nghĩa là “đúng với sự thật” Nhưng vấn đề là ở chỗ: cái gì đúng vớisự thật? Bởi vì trong một hợp đồng (đặc biệt là hợp đồng kinh tế), một tài liệucó rất nhiều yếu tố Có phải yêu cầu công chứng phải bao đảm tất ca các yếutố trong hợp đồng, tài liệu đó đều là xác thực (đúng với sự thật)? hay chỉ mộtsố yếu tố quan trọng? tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới,

thông thường các yếu tố sau đây của văn bản công chứng phải được coi là xác

- Ngày, tháng, năm lập văn bản được coi là chính xác không thể chối cãi,

phản bác được.

- Địa điểm lập văn bản là xác thực.

- Những điều mà đương sự thoả thuận (tức là sự thể hiện ý chí của đươngsự) trong hợp đồng là có thực.

10

Trang 12

- Đương sự: chính là người tham gia ký kết vào hợp đồng, giấy tờ đó.

Một vấn đề khác cũng cần phải được nêu ra là: nếu nội dung các thoả

thuận của đương sự trong hợp đồng trái pháp luật thì sao? Nói cách khác tính

xác thực của các hợp đồng và giấy tờ được công chứng có bao gồm cả tính

hợp pháp không? Lầm rõ vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đểxác định bản chất pháp lý của hành vi công chứng mà còn để xác định nội

dung công chứng Nếu xét về mặt ngữ nghĩa thì “xác thực” và “hợp pháp” là

hai khái niệm khác nhau Có nhiều trường hợp xác thực nhưng không hợp

pháp Thế nhưng cũng theo quy định tại Điều | Nghị định 31/CP thì mục đíchcủa công chứng là “nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơquan Nhà nước , tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội góp phần phòng ngừa vi

phạm pháp luật, tang cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” và trong quá trình

thực hiện hành vi chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ côngchứng viên phải “theo quy định của pháp luật” Tại khoản 2 Điều 23 của Nghị

định này cũng quy định công chứng viên không được thực hiện chứng nhận

trong trường hợp yêu cầu công chứng trái pháp luật Tóm lại, theo Nghị định31/ CP thì công chứng được hiểu là hành vi chứng nhận tính xác thực và hợppháp của các hợp đồng và giấy id Tuy nhiên tính hợp pháp ở đây được hiểu làmột yêu cầu cần tuân thủ khi thực hiện hành vi công chứng chứ không phải là

mục đích của hành vi đó.Trong khi đó tính xác thực mới là mục đích quan

trọng của văn bản công chứng Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất chứcnăng của công chứng như đã trình bày ở trên là nhằm tạo lập ra một loạichứng cứ bằng văn bản có độ tin cậy cao.

Để làm rõ bản chất pháp lý của hành vi công chứng theo pháp luật ViệtNam chúng ta cũng cần đặt nó trong sự so sánh với hành vi chứng thực của uyban nhân dân Trong từ ngữ tiếng Việt chúng ta thấy những từ sau đây được

dùng với nghĩa gần giống với từ “chứng nhận” : “ chứng thực”, “thị thực”,

“xác nhận” “Trong Bộ luật dân sự Việt nam có rất nhiều điều ví dụ : Điều 330

Ki, Điều 347 KI, 367,443,459 K2 đã sử dụng hai từ khác nhau có dụng ýphân biệt “chứng nhận “ với “chứng thực”.Cu thể là chứng nhận được dùng để

Trang 13

chỉ hoạt động công chứng còn “chứng thực” dùng để chỉ một trong những hoạtđộng của UBND các cấp Xét về mặt ngữ nghĩa thì từ điển Tiếng Việt giải

thích nghĩa của hai từ này như sau:

“Chứng nhận: nhận cho để làm bằng là có, là đúng sự thật”

“Chứng thực: nhận cho để làm bằng là đúng sự thật hoặc xác nhận là

Như vậy theo giải nghĩa nêu trên của Từ điển Tiếng Việt chúng ta thấy

nghĩa của hai từ "chứng nhận” và "chứng thực” không khác nhau là mấy Xét

dưới góc độ pháp lý chúng ta cũng thấy rằng mặc dù Bộ luật dân sự và tiếp đó

là Nghị định 31/CP tuy về hình thức có sử dụng hai từ nói trên để chỉ hai loại

hành vi của hai cơ quan, nhưng cho đến nay chưa có sự giải thích chính thứcnào về ý nghĩa pháp lý của hai loại hành vi “chứng nhận” và “chứng thực”.Trong khi đó Bộ luật dân sự lẫn Nghị định 31/CP gần như lại xếp ngang hànggiá trị pháp lý của hai loại hành vi đó Minh chứng là tại các điều luật nêu trêncủa Bộ luật dân sự hầu hết đều dùng công thức: “Phải có chứng nhận của

phòng công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền”.Và tại Điều | Nghị định 31/CP lại khẳng định một cách rõ ràng, cụ thể hơn:“Các hợp đồng và giấy tờ đã được phòng công chứng Nhà nước chứng nhận

hoặc UBND cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợpbị Toà án nhân dân tuyên bố là vô hiệu”.

So sánh bản chất pháp lý của khái niệm công chứng theo pháp luật thựcđịnh Việt Nam với các quốc gia khác như đã nêu trên chúng ta thầy có sự khác

biệt ít nhiều Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ: bản chất của hành vi công chứng

của các nước nêu trên là tạo lập ra văn bản (nói cách khác là tạo lập ra bảnchất pháp lý mới của văn bản) Còn bản chất của hành vi công chứng ở ViệtNam là chứng nhận Và như vậy, việc công chứng hợp đồng kinh tế và thoảthuận các biện pháp bảo đâm thực hiện hợp đồng kinh tế chỉ thuần tuý là hànhvi chứng nhận một cách đơn giản chứ không phải tạo lập ra bản chất pháp lý

'? Từ điển Tiếng Việt, Nvb Da Nẵng, 1997, Tr 186

12

Trang 14

mới của hợp đồng kinh tế được công chứng thì không có ý nghĩa lớn đối với

các chủ thể trong việc thực hiện thủ tục công chứng.

1.2 Giá trị pháp lý của văn bản công chứng.1.2.1 Khái niệm văn bản công chứng.

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây từ khi tổ chức công chứng ra đời

theo Nghị định 45/HDBT đã xuất hiện một loại văn bản mới có tên gọi là “văn

bản công chứng” Nhưng cho đến nay trong nghiên cứu khoa học pháp lý ít

có sự quan tâm xem xét đến loại văn bản tiày Da là một khái niệm khoa học,

một loại văn bản thì nó cũng phải được làm rõ thậm chí cũng cần phải nêu lên

một định nghĩa: văn bản công chứng là gì? đặc điểm của văn bản công chứngra sao?.vv Nghĩa là cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc và khoa học vềvấn đề này.

Ở các nước theo hệ thống luật thành văn thì văn bản công chứng được coi

là văn bản riêng biệt Do tính chất đặc biệt của loại văn bản này (được lập theo

thể thức chặt chẽ, có giá trị pháp lý đặc biệt, được lưu giữ cẩn thận, lâu dài, có

khi hàng trăm năm ) Vì vậy thông thường pháp luật của các nước nói trên cóquy định khá chặt chẽ về văn bản công chứng Điều 1317 Bộ luật dân sự Cộng

hoà Pháp quy định “văn bản công chứng là văn bản được công chứng viên lập

để làm chứng cứ, tại một địa điểm và theo những thể thức bắt buộc” Định

nghĩa này có tính chất là một định nghĩa chung, khái quát những đặc điểm đặc

thù của văn bản công chứng so với các loại văn bản khác Văn bản công

chứng là do công chứng viên lập và theo những thể thức bắt buộc.

Thuật ngữ “văn bản công chứng” tuy đã được sử dụng chính thức trong

Nghị định 31/CP và Thông tư 1411/TT-CC và một số văn bản qui phạm pháp

luật khác của Nhà nước ta nhưng cho đến nay thuật ngữ này vẫn chưa đượcxác định một cách chính xác rõ ràng về mặt khái niệm Điều này đang gâykhông ít khó khăn cho hoạt động công chứng cũng như các hoạt động khác

liên quan đến công chứng Dé tìm hiểu khái niệm “văn bản công chứng” cần

phải đi vào phân tích một số điều khoản đã được quy định trong Nghị định

3 L/CP và các văn bản có liên quan khác.

13

Trang 15

Trong Nghị định 31/CP có tất ca ba lần dé cập đến thuật ngữ “văn bản

công chứng” cụ thể.

- Tại Điều 7 (đoạn 2) quy định “văn bản công chứng phải được công

chứng viên ký, đóng dấu và ghi vào sổ công chứng”

- Tại Điều 9 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản

lý Nhà nước về công chứng trong đó có nhiệm vụ “ban hành các mẫu văn bản

công chứng” chứ không nêu ra định nghia hoặc giải thích thé nào là “van ban

công chứng”.

Tiếp theo Nghị định 31/CP, Thông tư 1411/TT-CC ngày 3/10/1996 củaBộ tư pháp tuy có đề câp đến hình thức văn bản công chứng (mục IV Thôngtư nhưng tại đó cũng chỉ quy định một số vấn đề kỹ thuật trình bày văn bảncông chứng mà không hề làm rõ văn bản công chứng là gì?

Tóm lại cho đến nay trong pháp luật Việt Nam chưa hề có quy định nào

có tính chất định nghĩa hay giải thích về văn bản công chứng Đây là vấn đề

rất không bình thường của đời sống pháp luật Hình thức văn bản quản lýhành chính Nhà nước đều được Hiến pháp và các đạo luật của Nhà nước ta

quy định khá chặt chẽ Trong khi đó Nghị định 45/HDBT trước đây và Nghị

định 31/CP hiện nay cùng với việc tổ chức ra một hệ thống cơ quan Nhà nướcmới - hệ thống cơ quan công chứng đã khai sinh ra một loại văn bản có tínhchất Nhà nước rất đặc thù đó là văn bản công chứng, nhưng lại không xácđịnh rõ nội dung và hình thức của loại văn bản này.

Mặc dù không có định nghĩa hay giải thích nào về van ban công chứng

nhưng theo tinh thần của những đoạn văn nêu trên của Nghị định 31/CP có

thể hiểu rằng văn bản công chứng là tất cả những hợp đồng giấy tờ đã được

Trang 16

công chứng xuất phát từ quan niệm về văn bản công chứng như vậy nên tại

Điều | Nghị định 31/CP khẳng định “các hợp đồng và giấy tờ đã được phòngcông chứng Nhà nước chứng nhận hoặc uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền

chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Toà án nhân dân tuyên bô là

vô hiệu”

Theo cách quan niệm trên về văn bản công chứng chúng ta có thể liệt kê

ra một số văn bản, hợp đồng, giấy tờ sau đây khi đã được phòng công chứng

Nhà nước chứng nhận hoặc uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực

hoặc cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước ngoài công

chứng được coi là văn bản công chứng.

1 Văn bản hợp đồng các loại

2 Ban di chúc

3 Biên bản hội đồng định giá tài sản bằng hiện vật của chủ doanh

nghiệp tư nhân.

4 Bản kháng nghị hàng hải

5 Bản dịch giấy tờ, tài liệu các loại

6 Giấy uy quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền

7 Bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ các loại và nhiều văn bản, giấytờ đã được công chứng.

So sánh nội dung khái niệm văn bản công chứng theo pháp luật thựcđịnh Việt Nam với khái niệm văn bản công chứng của các nước như đã nêutrên có sự khác nhau rất lớn Sở dĩ có sự khắc nhau đó là do cách định nghĩa

của pháp luật Việt Nam cho rằng công chứng là hành vi “chứng nhận” và

“chứng thực” Sự bất hợp lý trong quan niệm về văn bản công chứng theoNghị định 3 L/CP trước hết là ở những văn bản giấy tờ đã được công chứng

viên chứng nhận hay được UBND cấp có thấm quyền chứng thực đều là vănbản công chứng nhưng trong thực tiễn đời sống pháp lý thì có rất nhiều vănbản giấy tờ tuy đã được “chứng nhận” hay “chứng thực” không phải là văn

bản công chứng mà đơn thuần đó chỉ là thị thực hành chính Chẳng hạn như

biên bản của Hội đồng định giá tài sản, bản kháng nghị hàng hải, bản sao.

Trang 17

Về hình thức, văn bản công chứng được pháp luật của các nước theo hệ

thống luật thành văn quy định khá chặt chẽ Theo pháp luật công chứng Cộng

hoà Pháp thì hình thức văn bản công chứng phải có cấu trúc như sau: Phần mởđầu, phần nội dung và phần cuối.

+ Phần mở đầu: Bao gồm sự chỉ định những người tham gia vào văn bảnbao gồm: công chứng viên, các đương sự và những người làm chứng.

Nói chung văn bản công chứng thường do một công chứng viên tiếpnhận trừ ba trường hợp ngoại lệ sau đây:

- Di chúc do công chứng viên lập hoặc sửa chữa, dị chúc do đương sự tựlập.

- Văn bản huy bỏ di chúc, uỷ quyền huỷ bỏ di chúc.

- Những văn bản trong đó các bên hoặc một trong các bên không biết

chữ hoặc không thể ký tên.

Những trường hợp này ngoài công chứng viên trực tiếp nhận yêu cầu của

đương sự còn phải có sự làm chứng của một công chứng viên khác hoặc củahai người làm chúng không phải là công chứng viên trong suốt quá trình soạnthảo, đọc lại và ký tên.

Trong phần mở đầu phải nêu đầy đủ các yếu tố sau: họ tên của công

chứng viên, nơi lập văn bản công chứng, họ tên nơi ở của người chứng kiến,địa điểm và thời gian lập văn bản.

- Các bên tham gia: ghi rõ họ tên theo hộ tịch, họ tên theo chồng, số căncước, nghề nghiệp, chức danh, nơi ở của các bên, tình trạng gia đình, ngày

sinh, nơi sinh Đối với những văn bản phải đăng ký, công bố thì bắt buộc phảighi rõ chế độ hôn nhân của mỗi bên tham gia Những chỉ định nêu trên là rấtquan trọng giúp cho công chứng viên có thể nhận dạng, xác định năng lực củacác bên và khả năng có thể ký kết hợp đồng của các đương sự.

Trong phần đề cập đến sự hiện điện của các bên cần phải nói rõ năng

lực hành vi dân sự của từng ngươi Nếu là người không có năng lực hành vi

đân sự thì bắt buộc phải có người đại diện hợp pháp.

16

Trang 18

- Nếu một trong các bên hoặc tất cả các bên tham gia ký kết văn bảncông chứng là pháp nhân, thì nhất thiết phải ghi rõ tên gọi của pháp nhân số

đăng ký kinh doanh, trụ sở; ngày, tháng, năm, nơi đăng ký và quản giữ điều

lệ; họ tên, chức vụ của người đại diện cho pháp nhân.

+ Phần nội dung: Nội dung của văn bản công chứng phải được thể hiệnrõ ràng Người lập văn bản không được sử dụng những câu tối nghĩa, khôngđược dùng những công thức, thuật ngữ làm cho công chúng khó hiểu Tuynhiên có những thuật ngữ đặc trưng riêng của công chúng thì không thể thay

thế được Diễn đạt nội dung trong văn bản phải tránh rườm rà, phải chính xácđể làm sao nó có hiệu lực và được dùng trong mét thời gian tương đối dài; để

sau này bất cứ ai đọc nó cũng hiểu được đúng ý của người lập văn bản công

chứng đó Đối với những văn bản phức tạp có thể đưa ra những định nghĩa vềthuật ngữ được sử dụng trong văn bản đó Văn bản công chứng có thể được

viết bang tay, đánh máy,in, chụp bằng một loại mực khó phai do chính côngchứng viên thực hiện không được viết tắt, bỏ trống đòng, viết xen dòng,không được tẩy xoá Tất cả các ban sao, chụp, in lại phải thực hiện trực tiếp từ

bản gốc, không được dùng giấy than Những chữ bị xoá bỏ, lời chú giải phải

được ghi bên lề hoặc ở cuối mỗi trang hoặc ở cuối văn bản, số lượng chữ bị

tẩy xoá hoặc viết thêm phải được ghi rõ ở phần cuối văn bản, và phải được

các bên và công chứng xác nhận.

Các văn bản phải có chữ ký tắt vào phần cuối mỗi trang do công chứngviên và mỗi bên thực hiện Văn bản có nhiều trang phải được đánh số thứ tựliên tục và số lượng trang phải được ghi rõ ở phần cuối văn bản Các số liệucũng như ngày, tháng, năm lập văn bản phải được ghi bằng số và bằng chữ,trừ trường hợp số liệu đó đã được ghi một lần trong văn bản.

Văn bản công chứng và các văn bản sao phải được làm bằng loại giấy do

một cơ quan chuyên cung cấp bằng mot loại giấy đặc biệt.

* Phần cuối: Văn bản công chứng được kết thúc bằng ba điểm bắt buộc,

do là:

- Địa điểm lập văn bản.

LAA3(

Trang 19

- Ngày, tháng, năm lập văn bản.

- Các bên đọc lại rồi ký tên.

Ngày, tháng trong mọi trường hợp công chứng viên đều phải ghi đúng

ngày, tháng, năm, không được ghi sớm hay lùi lại Ngày, tháng ký vào văn

bản phải được ghi bằng chữ Đọc lại và ký tên Sau khi đã ghi rõ số trang củavăn bản, các bên đương sự và người chứng kiến được nghe đọc lại hoặc tự đọclại và cùng ký tên với công chứng viên Nếu có người không biết ký thì phải

ghi rõ.

Văn bản công chứng ra không tuân thủ các qui định trên bị coi là vôhiệu Nếu không có chữ ký của những người tham du thi văn ban chỉ có giá trinhư một “tư chứng thư” Hình thức pháp lý của văn bản công chứng, pháp

luật của các nước theo hệ thống luật thành văn qui định rất chặt chẽ, ty mi Ở

cộng hoà Pháp, văn bản công chứng được thể hiện dưới hai hình thức bản gốcvà bản chính Văn bản có giá trị:

- Bản gốc (minute) của văn bản công chứng chỉ có một bản duy nhất do

công chứng viên độc quyền lưu giữ Trên cơ sở đó công chứng viên cấp bảnsao cho đương sự.

Pháp luật của các nước theo hệ thống công chứng La- tinh đều qui địnhcông chứng viên không được chuyển giao bản gốc cho bất cứ ai ngoài trườnghợp do pháp luật qui định hoặc theo quyết định của toà án để phục vụ cho

điều tra vụ án Khi chuyển giao bản gốc trong những trường hợp nêu trên,

công chứng viên phải làm và ký vào tung bản sao và được ông chánh án toàrộng quyền địa hạt chứng nhận là sao đúng bản gốc Khi đó bản sao này được

thay thế bản gốc cho đến khi bản gốc được trả lại cho công chứng viên.

- Bản chính là văn bản được lập ra theo một trình tự, thủ tục đơn giảnhơn Sau khi công chứng viên ký chứng nhận, văn bản đó không bắt buộc

phải lưu giữ ở văn phòng công chứng mà giao luôn cho đương sự để sử đụng.Trên bản chính cấp cho đương sự phải ghi rõ là bản chính và phải có chữ ký,

con dấu của công chứng viên Điểm hạn chế của hình thức văn bản này (bản

chính) là không thể từ đó cấp ra các bản sao khác Bản chính chỉ có giá trị sử

Trang 20

dụng trực tiếp Tuy nhiên trong trường hợp bản chính có đính kèm bản gốc thì

có thể sao bản chính đó qua mối liên hệ với bản gốc.

Như vậy theo qui định của pháp luật về công chứng của nước Pháp vàmột số nước thì văn bản công chứng có thể lập dưới dạng bản gốc hoặc bảnchính; có thể có bản gốc mà không có bản chính hoặc có bản chính mà khôngcó bản gốc hoặc cũng có thể có bản gốc và bản chính tuỳ theo từng trường

- Bản sao: do có sự qui định chặt chế về hai hình thức pháp lý của vanbản công chứng (bản gốc và bản chính) như đã trình bày ở trên nên để đápứng nhu cầu sử dụng văn bản công chứng của đương su trong đời sống thực tê

pháp luật về công chứng của cộng hoà Pháp và một số nước theo hệ công

chứng La- tinh cũng qui định và phân biệt rất ti mi, chặt chế, cụ thể các loại

bản sao văn bản công chứng và giá trị pháp lý của nó.

- Ban sao executoire là bản sao có hiệu lực bắt buộc thi hành như một

phán quyết của toà án Bản sao này được sao từ bản gốc do chính công chứngchứng viên đó lưu giữ và cũng chỉ được cấp bản sao cho chính người có

quyền và có nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện Khi cấp bản sao này côngchứng viên phải ghi chú vào lề của bản gốc là đã cấp bản sao lần thứ nhất vàký tên Đương sự chỉ đượccấp một bản sao executoire nếu bị mất thì chỉ trong

trường hợp đặc biệt và có quyết định của Toà án mới được cấp lại về hìnhthức cấu trúc của bản sao này ngoài phần nội dung toàn bộ hoặc trích sao

công chứng còn có phần mở đầu và kết thúc.

+ Bản sao expedition: là ban sao cũng được cấp sao từ bản gốc của vănbản công chứng Điểm khác của bản sao này so với bản sao executoire là nó

không có phần mo đầu và kết luận do đó hiệu lực của nó thấp hơn Tuy nhiên

trong trường hợp công chứng viên không thể cấp bản sao executoire cho

đương sự thì có thể cấp bản sao expedition thay thế với số lượng không hạn

chế va bản sao này cũng có thể được dùng để doi nợ |

Hình thức văn bản công chứng (hình thức cấu trúc và hình thức pháp lý)

theo pháp luật về công chứng của chúng ta thấy rằng vấn đề này hầu như

Trang 21

cũng chưa được quan tâm đến Trong Thông tư 1411/TT-C C tại mục IV tuy

lấy tiêu đề hình thức văn bản công chứng nhưng thực tế nội dung của mụcnày không hề đề cập đến hình thúc pháp lý và hình thức cấu trúc của văn bảncông chứng Vậy vấn đề này đang được giải quyết như thế nào trong thực tế.

Về hình thức pháp lý của văn bản công chứng Mặc dù Nghị định 31/CP

không qui định trực tiếp hình thức pháp lý của văn bản công chứng nhưng từcác qui định của Nghị định này ta có thể suy luận hiện nay có hai loại hình

thức pháp lý văn bản công chứng, đó là bản chính văn bản công chứng và bảnsao văn bản công chứng.

Bản chính văn bản công chứng là tất cả những văn bản, hợp đồng, giấy

tờ được lập ra và có chứng nhận của Phòng công chứng Nhà nước hoặc của

Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo qui định của pháp luật Bản chínhvăn bản công chứng được lập ra với số lượng theo yêu cầu của đương sự tuy

nhiên hiện nay có một số trường hợp bị hạn chế số lượng bản chính, Ví dụ:

theo qui định của Thông tư 01 ngày 3/7/1996 của liên ngành Tư pháp - Tàichính- Ngân hàng Nhà nước thì bản chính văn bản công chứng về hợp đồngthế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp Nhà nước để vay vốn ngân hàngđược lập thành 04 bản.

Trong những trường hợp được qui định hạn chế số lượng bản chính văn

bản công chứng như trên đều chỉ rõ những cá nhân và cơ quan nào được cầm

giữ bản chính Trong mọi trường hợp có hạn chế hay không hạn chế số lượng

bản chính văn bản công chứng thì bao giờ cơ quan công chứng cũng lưu giữ |

một bản chính.

Nói đến khái niệm bản chính cũng cần lưu ý trường hợp bản chính

không phải là văn bản công chứng Ví dụ bản chính có thể là văn bản, văn

bằng, chứng chỉ, do cơ quan khác lập ra nhưng cơ quan công chứng lại từ

đó cấp bản sao công chứng cho đương sự Trong trường hợp này bản chính

không phải là văn bản công chứng nhưng bản sao lại được coi là văn bản công

chứng theo cách quan niệm nêu trên.

20

Trang 22

Ban sao công chứng theo các qui định của Nghị định 31/CP và Thông tư

1411-TT/CC thi có thể suy luận ra rằng ban sao công chứng là bản được saochụp hoặc sao chép toàn văn bản chính có chứng nhận của Phòng công chứngNhà nước hoặc chứng thực của Uy ban nhân dân cấp huyện hoặc của cơ quanđại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ỏ nước ngoài Đặc điểm của bảnsao công chứng là phải được sao trực tiếp từ bản chính Vì vậy lời chứng nhậncủa cơ quan công chứng văn bản sao là "sao y bản chính” Trong mọi trườnghợp cơ quan công chứng không được phép lập bản sao từ bản sao, dù đó làbản sao từ bản chính.

Vấn đề hình thức cấu trúc của văn bản công chứng cũng chưa được pháp

luật Việt Nam qui định thống nhất Đây là một trong những nguyên nhân

quan trọng làm cho hoạt động công chứng thiếu thống nhất, chậm đi vào nền

1.2.2- Giá trị pháp lý của văn bản công chứng.

Vấn đề giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở Việt Nam hiện nay

đang còn là vấn đẻ tranh luận cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn Về mặt lý

luận chúng ta hầu như chưa có dù chỉ là một bài báo hay trang sách giáo khoa

nào bàn về vấn đề này Về mặt thực tiễn tình hình'cũng không khá hơn mấy,mặc dù Nghị định 31/CP ngay tại Điều | có khẳng định các hợp đồng và giấytờ được Phòng công chứng Nhà nước chứng nhận hoặc Uỷ ban nhân dân cóthẩm quyền chứng thực có gía trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Toà án nhân dântuyên bố là vô hiệu Nhưng theo chúng tôi sự khẳng định này của Nghị định31/CP không đem lại cho văn bản công chứng một giá trị đặc biệt nào khác.Trong thực tế áp dụng pháp luật có thể nói là khá tuỳ tiện trong việc đánh giágiá trị pháp lý của văn bản công chứng Bởi vì nó phụ thuộc vào sự chấp nhận

của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Điều đó cũng có nghĩa rằng nếunội dung của văn bản công chứng có lợi cho cơ quan tổ chức, cá nhân có

thẩm quyền áp dụng phápluật trong trường hợp cụ thể nào đó thì họ thừa nhậngiá trị chứng cứ của văn bản đó, trong trường hợp ngược lại thì sẽ không đượcchấp nhận Chúng tôi cho rằng chừng nào mà gia trị pháp lý của van bản công,

21

Trang 23

chứng chưa được khang định rõ ràng dứt khoát bằng các qui phạm của pháp

luật thực định (trước hết là trong luật tố tụng hình sự, luật dân sự, wv ) thì

chưa thể nói là toàn bộ hoạt động của hệ thống công chứng có được cơ sởpháp lý đầy đủ và vững chắc Vì vậy việc khẳng định giá trị pháp lý của văn

bản công chứng là một trong những vấn đề then chốt của việc hoàn thiện pháp

luật về công chứng ở nước ta hiện nay Trước khi dé cập trực tiếp về vấn dégiá trị pháp lý của văn bản công chứng ở Việt Nam, chúng ta cần làm rõ mộtsố vấn dé có tính chất phương pháp luận sau: giá trị chứng cứ và giá trị thihành của văn bản công chứng.

1.2.2.1 Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng.+ Giá trị chứng cứ của văn bản công chứng.

Khái niệm chứng cứ là một trong những khái niệm cơ bản của các ngànhluật về tố tụng Trong khoa học pháp lý cũng như luật thực định của mỗi quốcgia có thể có những quan niệm khác nhau về chứng cứ Do đặc điểm riêng hệthống luật Anglo xaxon coi trọng nhân chứng, còn hệ thống luật thành văncoi trọng vật chứng Tuy nhiên dù là nhân chứng hay vật chứng chung qui lạicũng đều là chứng cứ và có những điểm chung thuộc về bản chất của chứng

Về mặt thực tiễn chúng ta thấy rằng, chứng cứ luôn là vấn đề mấu chốt

của mọi sự tranh chấp Để có thể khẳng định tình trạng của một người cần

thiết phải có những bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của quyền hay tìnhtrạng đó; nếu không sẽ bị coi là không có nó Trong tố tụng tư pháp, thẩmphán gần như giữ vai trò trung lập, vai trò chủ yếu thực sự thuộc về các bên

nguyên đơn và bị đơn theo luật tố tụng.

Trong thực tế không phải bao giờ các bên tranh chấp cũng có thể xuấttrình được những chứng cứ trực tiếp Khi có những sự kiện pháp lý khó xácđịnh thì luật pháp sẽ không tính đến chứng cứ trực tiếp của sự kiện đó mà cho

phép suy đoán nó từ những sự kiện khác được chỉ ra một cách dé dàng hon.Dĩ nhiên trong những trường hợp suy đoán như vậy tính đích thực của sự kiện

we)

Trang 24

pháp lý được suy đoán sẽ giảm di dang kể Vì vậy chứng cứ trực tiếp bao giờcũng tin cậy hơn sự suy đoán.

Trong phân loại chứng cứ người ta thường phân ra chứng cứ viết vàchứng cứ bằng lời nói Chứng cứ bằng lời nói thường bị sử dụng hạn chế, chỉtrong những trường hợp chứng cứ viết không có hoặc không đầy đủ bởi nó cóthể không khách quan do trí nhớ của nhân chứng hoặc do nhân chứng không

trung thực Chính vì vậy mà pháp luật của mọi quốc gia đều có những quyđịnh theo hướng mọi giao dịch có tính chất quan trọng đều phải lập thành vănbản.

Khác với chứng cứ miệng, chứng cứ viết có tính khách quan nhiều hơn.Chứng cứ viết được phân thành hai loại: công chứng thư và tư chứng thư Tưchứng thư là văn bản do các bên tự lập ra (có thể có người làm chứng) vàkhông theo thể thức bắt buộc vì vậy giá trị pháp lý của tư chứng thư khôngcao bằng công chứng thư Pháp luật của các nước đều có các quy định thể

hiện rõ điều đó Do đặc điểm, tính chất của tư chứng thư như đã nêu trên nêntheo pháp luật của nước Pháp, tu chứng thư không có hiệu lực bắt buộc thi

hành Trong trường hợp đương sự xuất trình tư chứng thư trước toà án với tư

cách là chứng cứ thì thông thường người ta phải điều tra xác định xem chứng

thư đó có xác thực không? có là chứng cứ đáng tin cậy không? Hơn nữa khi

làm tư chứng thư người ta có thể ghi ngày, tháng không chính xác Vì vậyĐiều 1328 Bộ luật dân sự nước Pháp quy định: tư chứng thư không đảm bảongày, tháng, năm chính xác đối với người thứ ba.

Công chứng thư hay là văn bản mang tính chất công có tính chất như cơ

quan công quyền lập ra Công chứng thư hơn hẳn tư chứng thư không những ởđộ tin cậy, chính xác cao mà còn có giá trị bắt buộc thi hành và không thể bác

bỏ Văn bản công chứng là văn bản do công chứng viên lập ra theo những thểthức bắt buộc, nó ghi nhận một cách chính xác ý chí, nguyện vọng cũng như

giao kết của các đương sự Mặt khác nó cũng bảo đảm chính xác ngày, tháng,

năm lập văn bản Vì vậy theo luật của các nước theo hệ công chứng la-tin vănbản công chứng có giá trị như một công chứng thư, có giá trị pháp lý bắt buộc

23

Trang 25

thi hành không cần phải qua phán quyết của toà án một tu chứng thư Mặtkhác khi một văn bản công chứng được xuất trình trước toà án với tư cách làchứng cứ thì toà án nói chung không cần phải đánh giá lại tính xác thực của

những điều đã được ghi trong văn bản đó mà mặc nhiên xem nó là chứng cứ.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao văn bản công chứng lại có được giá trị

pháp lý cao như vậy? Vấn đề liên quan ở đây là thể thức lập văn bản Văn bảndo công chứng viên lập phải tuân theo những quy định về thể thức chặt chẽbắt buộc Tính xác thực được bảo đảm từ việc tuân theo những thể thức đó.Mỗi văn bản do các bên thoả thuận ra và ký với nhau cho dù ít nhiều có hiểubiết về nguyên tắc và thuật ngữ pháp lý, song nó vẫn có thể có những sai sót

không phản ánh chính xác ý chí của các bên tham gia hợp đồng Họ không cókiến thức kinh nghiệm soạn thảo văn bản, trong đó công chứng viên làchuyên gia về lĩnh vực này.

Tuy nhiên trong thực tế không phải bao giờ tính xác thực của văn bảncông chứng cũng được bảo đảm hoàn toàn tuyệt đối Một văn bản công chứngvẫn có thể có những sai sót do lỗi cố ý hoặc vô ý của công chứng viên hoặc

của đương sự Nhưng theo quy định của luật pháp các nước muốn bác bỏ

hiệu lực chứng cứ của văn bản công chứng thì phải theo một trình tự tố tụngriêng về xem xét chính văn bản công chứng đó (thưa kiện chính vụ) chứ

không phải là bác bỏ nó với tư cách là chứng cứ trong vụ kiện khác.

Theo pháp luật của các nước theo hệ thốngluật Anglo xaxon thì giá trịchứng cứ của văn bản công chứng không cao hơn mấy so với các tư chứng

thư Bởi vì đặc điểm chung của hệ thống luật Anglo xaxon là thiên về nhân

chứng Vi vậy họ không dé cao một cách tuyệt đối những vat chứng Hơn nữa,

theo truyền thống của những nước này các cơ quan Nhà nước không có nhiều

ưu quyền trong quan hệ với công dân, trong các quan hệ pháp lý nguyên tắcbình đẳng, thoả thuận và quyền cá nhân được đề cao Từ đó cách tổ chức và

hoạt động công chứng ở các nước này không bài bản, chặt chẽ về mặt thể thức

như công chứng ở các nước theo hệ thống luật thành văn Ở những nước này

Trang 26

thậm chí luật sư cũng có thể làm chức năng công chứng Trong điều kiện đóvăn bản công chứng không thể là một chứng cứ bất khả phản bác.

+ Giá trị chấp hành của văn bản công chứng.

Văn bản công chứng được lập ra trước hết không phải nhằm mục đích

tạo ra chứng cứ và càng không phải với mục đích duy nhất để làm chứng cứ.

Mục đích trước hết và phổ biến của các bên đương sự khi lập ra văn bản côngchứng là mong muốn văn bản đó được các bên hữu quan chấp hành Lé dinhiên theo nguyên tắc pháp lý dan sự thì một khi các bên tham gia kết ước đãhoàn thành việc kết ước của mình một cách hợp pháp thì họ đã tự đặt mình

vào trạng thái ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý nhất định đồng thời có được

những quyền nhất định được pháp luật bảo vệ; thế nhưng trong thực tế cuộc

sống không phải bao giờ việc chấp hành các nghĩa vụ cũng diễn ra suôn sẻ.

Sự trì hoãn, thậm chí bội tín có thể xây ra, hoặc có thể có sự phản đối củangười thứ ba, vv

Trong những trường hợp đó cần thiết phải có sự can thiệp thậm chícưỡng chế của những cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước.

Nhưng các cơ quan Nhà nước bao giờ cũng hoạt động trên những cơ sở pháp

lý rõ ràng nhất định Ví dụ: thừa phát lại khi tổ chức thi hành một bản án dân

sự thì phải trên cơ sở bản án dân sự có hiệu lực thi hành, tương tự như vậy

một chủ nợ trong trường hợp hợp đồng vay nợ đã quá hạn muốn yêu cầu cơ

quan chức năng của Nhà nước can thiệp thì trong hợp đồng đó phải nói thêmdiéu kiện là có hiệu lực thi hành như một văn bản công quyền Nếu bản hợp

đồng vay nợ đã được lập dưới hình thức là một tư chứng thư thì đĩ nhiên nókhông có được tính chất như văn bản công quyền và do đó nó không thể có

hiệu lực buộc tổ chức thừa phát lại cưỡng chế việc đòi nợ Vì vậy trong trường

hợp này chủ nợ phải bằng con đường kiện dân sự để nhờ sự can thiệp của toà

án bằng bản án nhưng nếu bản hợp đồng vay nợ nói trên đã được lập dưới

hình thức văn bản công chứng có giá trị như một công chứng thư thì chủ nợchỉ việc cưỡng chế đòi nợ mà không cần phải qua con đường kiện tụng.

25

Trang 27

Trường hợp thứ hai: Một văn bản công chứng khi mang ra thi hànhkhông chỉ liên quan đến các bên tham gia khế ước mà nó đòi hỏi các cơ quan

Nhà nước, tổ chức xã hội, kinh tế hữu quan phải thừa nhận hiệu lực thi hành

như văn bản của cơ quan công quyền; ví dụ trường hợp mua bán nhà ở đượclập dưới hình thức văn bản công chứng có giá trị thi hành đối với các cơ quan

hữu quan như: địa bạ, thuế để giải quyết các thủ tục liên quan đến mua bánnha mà không cần phải dat vấn dé xem xét hiệu lực của hợp đồng đó Tuy

nhiên giá trị chấp hành, thi hành của văn bản công chứng cũng không phải là

tuyệt đối vô điều kiện Trong trường hợp văn bản “có vấn đề thì vẫn có thể bị

đình chỉ: vĩnh viễn hoặc tạm thời” việc chấp hành, thi hành văn ban đó.

1.2.2.2 Giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo pháp luật nước

| Mặc dù xét về bản chất công chứng của các quốc gia đều giống nhau

song việc xác định giá trị pháp lý của văn bản công chứng có sự khác nhauđáng kể Chính từ sự khác nhau đó mà người ta có thể phân biệt được một

cách rõ nét về các trường phái công chứng trên thế giới Một trong lý do cơbản quy định sự khác nhau về giá trị pháp lý của văn bản công chứng đó là sựkhác nhau giữa hai hệ thống pháp luật: hệ thống luật Anglo xaxon và hệthống luật thành văn.

Các nước theo hệ thống luật thành văn: bao gồm các nước Châu Âu lụcđịa, Châu Phi (các nước thuộc địa cũ của Pháp) và một số nước Châu Á nhưNhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc thì giá trị pháp lý của văn bản côngchứng được đánh giá rất cao Nói chung nếu không có sự khiếu kiện về sự

không khách quan vô tư của công chứng viên khi lập văn bản công chứng thì

văn bản công chúng có hiệu lực thi hành đối với các bên đương sự như mộtphán quyết của toà án, chẳng hạn bên chủ nợ, khi cần thiết có thể đưa trực

tiếp văn bản công chứng cho thừa phái lại để yêu cầu cưỡng chế đòi nợ mà

không cần phải thông qua con đường kiện tụng Bởi vậy ở một số nước người

nN 6¢

ta còn gọi công chứng viên là “thẩm phán về hợp đồng” Dé bảo dam cho van

bản công chứng có giá trị thi hành thì các quy định về nội dung, thủ tục công

26

Trang 28

chứng, hình thức văn bản công chứng được pháp luật quy định rất chặt chẽ.Phạm vi các việc công chứng cũng được xác định rõ ràng Công chứng viênphải do Nhà nước bổ nhiệm và phải hoạt động chuyên trách về công chứng

mà không được kiêm nhiệm.

Đối với các nước theo hệ thống luật án lệ, giá trị pháp lý của văn bảncông chứng được xem xét một cách nhẹ nhàng hơn, nghĩa là văn bản công

chứng chỉ đơn thuần có giá trị chứng cứ chứ không có hiệu lực bắt buộc thihành đối với các bên đương sự như một phán quyết của toà án Với việc xácđịnh giá trị pháp lý của văn bản công chứng như vậy, pháp luật không quyđịnh cụ thể chặt chẽ về nội dung, thủ tục công chứng, hình thức văn bản công

chứng, phạm vi các việc công chứng Công chứng được coi là một nghề tự dohoàn toàn, tương tự như nghề luật sư.

Ở các nước XHCN trước đây, trong điều kiện nền kinh tế tập trung bao

cấp chủ yếu có hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, các giao dịch

dân sự, kinh tế không phát triển Vì vậy vai trò của công chứng không đượcdé cao và không có điều kiện để phát triển Từ đó công chứng ở các nước

XHCN trước đây nhìn chung mang tính hình thức, hoạt động công chứng

nhiều khi lẫn lộn với thị thực của chính quyền và giá trị pháp lý của văn bảncông chứng không được coi trọng Vai trò trách nhiệm của công chứng viên

không được đề cao (đặc biệt là trách nhiệm vật chất) Họ chỉ chịu trách nhiệm

hành chính trước cơ quan Nhà nước cấp trên mà không chịu trách nhiệm dân

sự trước đương sự Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã thì

hầu hết tại các nước này hệ thống công chứng được chuyển theo mô hình

công chứng của các nước theo hệ thống luật thành văn.

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được coi trọng ở mức độ khác

nhau ở các nước theo các hệ thống luật khác nhau tạo thành các trường phái

công chứng trên thế giới: đó là hệ thống công chứng La-tin, hệ thống côngchứng Anglo xaxon, hệ thống công chứng ở các nước XHCN trước đây Sự

khác nhau về giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở các trường phái công

chứng không chỉ xuất phát từ bản chất của từng hệ thống pháp luật mà còn

27

Trang 29

xuất phát từ hình thức công chứng của các trường phái công chứng Côngchứng mang tính hình thức là đặc trưng của các nước theo trường phái côngchứng Anglo xaxon còn công chứng mang tính nội dung là đặc trưng của cácnước theo trường phái công chứng La-tin (tuy nhiên trong trường phái công

chứng này cũng vẫn tồn tại hình thức công chứng về mặt hình thức Ví dụcông chứng các loại việc đơn giản như chữ ký người dịch tài liệu )

Công chứng mang tính hình thức là loại việc công chứng mà công chứngviên chỉ chứng thực năng lực hành vi, sự hiện diện, chữ ký của đương sự vàovăn bản công chứng trước mặt mình, còn tính hợp pháp của văn bản côngchứng, nội dung của các thoả thuận, ý chí của đương sự công chứng viênkhông cần kiểm tra Do đó văn bản công chứng ở đây chỉ có giá trị chứngminh việc dương sự đã ký tên vào văn bản là có thật, chữ ký trên văn bảncông chứng là đích thực của đương sự, ngày, tháng, năm lập văn bản là chínhxác còn nội dung ý chí của đương sự có đúng với sự thật không còn tuỳ thuộcvào phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền, xử lý các văn bản đó.

Công chứng mang tính chất nội dung là loại việc công chứng mà côngchứng viên khi thực hiện hành vi chứng nhận không chỉ kiểm tra năng lực

hành vi, sự hiện diện, chữ ký của đương sự vào văn bản trước mặt mình màcòn phải kiểm tra tính hợp pháp của văn bản, kiểm tra nội dung các thoả

thuận trong văn bản có thực sự là ý chí của các đương sự không? có phù hợpvới pháp luật không? Văn bản công chứng thuộc loại này có giá trị chứng

minh về những vấn dé nêu trên mà không còn tuỳ thuộc vào phán quyết của

các cơ quan Nhà nước có thẩm quyển giải quyết, xử lý các văn bản đó.

1.2.2.3 Giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo pháp luật Việt

Tại Điều 1 của Nghị định 31/CP quy định “các hợp đồng và giấy tờ đã

được công chứng Nhà nước chứng nhận hoặc uỷ bản nhân dân cấp có thẩmquyền chứng thực có giá trị chứng cứ trừ trường hợp bị Toà án nhân dân tuyênbô là vô hiệu” Cho đến thời điểm hiện nay ngoài đoạn văn nêu trên của Nghị

định 31/CP trong pháp luật Việt Nam chưa hề có quy định nào (kể cả trong

Trang 30

Bộ luật dân sự) về giá trị pháp lý của văn ban công chứng Và như vậy văn

bản công chứng ở Việt Nam có giá trị chứng cứ.

Trước khi phân tích ý nghĩa nội dung của quy định nêu trên của Nghị

định 31/CP chúng tôi xin có nhận xét qua về khía cạnh liên quan đến thẩmquyền của cơ quan ban hành qui phạm Không cần phải phân tích nhiềuchúng ta cũng dễ dàng nhận thấy qui phạm nêu trên có ý nghĩa rất quan trọngliên quan đến hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp Nói cách khác, đó

là qui phạm thuộc lĩnh vực tố tụng Vì vậy với nội dung qui phạm như vậy thì

phải được qui định bằng luật (qui phạm luật) chứ không thể là qui phạmthuộc lĩnh vực lập qui của chính phủ Bởi vì về nguyên tắc chính phủ là cơquan hành pháp không có thẩm quyền ban hành những qui phạm có tínhchất luật buộc các cơ quan tư pháp phải tuân thủ.

Trở lại nội dung qui phạm nêu trên của Nghị định 31/CP chúng tôi cho

rằng: thực ra qui phạm đó không hề có tác dụng đề cao giá trị chứng cứ củavăn bản công chứng với tư cách là một công chứng thư so với các tư chứng

thư khác Bởi vì theo cách diễn đạt của qui phạm nêu trên thì một văn bảncông chứng có thể được các bên đương sự trong một vụ kiện xuất trình trướcToà án để làm chứng cứ Nhưng bản thân văn bản công chứng đó có đượcchấp nhận là chứng cứ hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh

giá của Toà án Tương tự như vậy một tư chứng thư hay bất kỳ một vật chứngnào khác đương sự cũng có quyền xuất trình trước Toà án để làm chứng cứ vàToà án cũng có quyền đánh giá nó là chứng cứ hoặc bác bỏ Trong cả haitrường hợp nêu trên không hề có sự khác nhau về giá trị chứng cứ của vănbản công chứng với tư cách là một công chứng thư so với các văn bản, giấy tờ

khác không được công chứng (tư chứng thư) Những câu hỏi được đặt ra xoay

quanh diéu khẳng định nêu trên của Nghị định 31/CP về giá trị chứng cứ củavăn bản công chứng là:

- Chứng cứ của văn bản công chứng nói ở đây được hiểu là như thế nào?- Việc Toà án tuyên bố một văn bản công chứng là vô hiệu được thựchiện theo trình tự nào?

Trang 31

- Hậu quả pháp lý của một văn bản công chứng bị tuyên bố vô hiệu sẽ

như thế nào?

Trả lời câu hỏi thứ nhất nêu trên, chúng tôi cho rằng việc khẳng định vănbản công chứng có giá trị chứng cứ mới chỉ là khẳng định chung chung, thiếunội dung pháp lý cụ thể Mặt khác khẳng định văn bản công chứng bị tuyên

bố vô hiệu thì không có giá trị chứng cứ cũng không đúng Ở đây không nên

có sự nhầm lẫn giữa hiệu lực chấp hành (tức tính hợp pháp) của văn bản côngchứng với vấn dé chứng cứ trong tố tụng Thực tế một văn ban công chứng làvô hiệu là bất hợp pháp vẫn được coi là chứng cứ trong tố tụng Trong thực

tiễn công chứng ở Việt Nam chúng ta đã từng gặp những công chứng viên

tiếp tay cho những hành vi phạm tội nghiêm trọng như Nguyễn Văn Cảnh ởVũng Tàu Trong trường hợp đó văn bản công chứng do Cảnh lập ra đã trở

thành chứng cứ rất quan trọng để buộc tội y Như vậy một văn bản công

chứng nói chung được đánh giá là chứng cứ hay không phải là chứng cư trong

một vụ án điều đó không phụ thuộc vào nó có hợp pháp hay không hợp pháp,

có hiệu lực hay vô hiệu Để làm rõ giá trị chứng cứ của văn bản công chứng

theo chúng tôi pháp luật cần phải quy định một cách cụ thể những điểm sau

Một là: ngày, tháng, năm (thậm chí trong một số trường hợp kể cả giờ,

phút) được ghi trong văn bản công chứng là chứng cứ mặc nhiên.

Hai là: địa điểm lâp văn bản là chứng cứ mặc nhiên

Ba là: sự thoả thuận (nói chung là sự biểu hiện ý chí) của các đương sự

trong văn bản công chứng là chứng cứ mặc nhiên.

Chứng cứ mặc nhiên được hiểu là khi đương sự xuất trình một văn bảncông chứng trước Toà để làm chứng cứ thì dù văn bản công chứng đó có hợppháp hay không hợp pháp các yếu tố nêu trên vẫn mặc nhiên được coi là xác

thực, là chứng cứ không thể phản bác Những chứng cứ này chỉ có thể bị đánhđổ khi theo một trình tự tố tụng, chứng minh được rằng văn ban công chứng

đã được lập một cách giả mạo (chứ không phải là do văn bản công chứng bịvô hiệu như quy định tại Điều 1 của Nghị định 3 L/CP.

Trang 32

Về câu hỏi Toà án xem xét để phán quyết một văn bản công chứng là vô

hiệu được thực hiện theo trình tự nào? Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ trong pháp

luật về công chứng, dan sự, tố tụng dan sự ở nước ta Trên thực tế, từ trước

đến nay những trường hợp Toà án bác bỏ hiệu lực của văn bản công chứngđược thực hiện kết hợp trong khi Toà án xem xét vụ án khác (dân sự, hình sự,

kinh tế ) Cách làm như vậy theo chúng tôi là chưa hợp lý, cần phải thay

đổi Bởi vì nếu để cho Toà án bất cứ lúc nào cũng có thể xem xét và đưa raphán quyết về tính hiệu lực của một văn bản công chứng thì có nghĩa rằngvăn bản công chứng chẳng hơn gì một văn bản không công chứng Trongtrường hợp đó người ta sẽ đặt câu hỏi: thể chế công chứng có tác dụng gì.Chúng tôi cho rằng pháp luật cần phải quy định một thủ tục riêng về xem xétvà phán quyết một văn bản công chứng là hợp pháp hay không hợp pháp.Theo đó một người muốn đặt vấn đề về tính hợp pháp của một văn bản côngchứng nào đó thì phải kiện ra Toà án theo thủ tục kiện chính vụ Nói cách

khác muốn đi đến phán quyết về một văn bản công chứng có hiệu lực hay

không có hiệu lực thì Toà án phải xem xét nó trong một vụ kiện riêng đối với

chính văn bản đó chứ không kết hợp xem xét trong vụ kiện khác Vấn đề mà

chúng ta đang bàn tới cũng tương tự như hiện nay muốn phán quyết một văn

bản (quyết định hành chính) của một cơ quan quản lý hành chính Nhà nước là

hợp pháp hay bất hợp pháp thì phải thông qua tố tụng hành chính Vậy nênchăng trong hướng sửa đổi và bổ sung pháp luật về công chứng là giao thẩmquyền cho Toà án hành chính xem xét và giải quyết theo thủ tục hành chínhđối với vụ kiện về văn bản công chứng? Bởi vì theo quan điểm của chúng tôi

cần phải thừa nhận “tính chất công” của văn bản công chứng và do đó muốnbác bỏ hiệu lực của nó cần phải theo tố tụng “công pháp” chứ không thể là tố

tụng tư pháp (tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế).

Trả lời câu hỏi cuối cùng nêu trên Hậu quả pháp lý của một văn bản

công chứng bị Toà án tuyên bố vô hiệu sẽ như thế nào? Theo quan điểm của

chúng tôi là nó sẽ mất giá trị chấp hành nhưng không han mất giá trị chứngcứ vì những lý do đã trình bày trên.

Trang 33

Văn bản công chứng ở Việt Nam có hiệu lực thi hành như thế nào? Vấndé này chưa được quy định trong Nghị định 31/CP cũng như trong các van

bản qui phạm pháp luật Đây là điểm hạn chế rất căn bản trong cơ sở pháp lý

về tổ chức và hoạt động của công chứng Việt Nam hiện nay.

Về mặt khoa học cũng như về pháp lý chúng ta chưa xác định rõ bản

chat của hành vi công chứng là gì? Đồng thời trong Bộ luật dân sự và Nghịđịnh 3 1/CP chưa phân biệt ban chất của hành vị công chứng và hành vi chứngthực; do đó cũng chưa phân biệt giá trị pháp lý của văn bản do công chứng

viên chứng nhận với văn bản do uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng

thực vì vậy đương nhiên chưa thể khẳng định được giá trị pháp lý của văn bảncông chứng.

1.3 Phạm vi các việc công chứng.

Việc xác định phạm vi các việc công chứng hay nói cách khác là xácđịnh thẩm quyền của các cơ quan có chức năng công chứng được thực hiện

công chứng những việc gì có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận cũng như

thực tiễn Vấn đề xác định phạm vi công chứng ở các nước khác nhau Phạmvị công chứng ở các nước theo hệ thống công chứng La-tin được pháp luật

quy định cụ thể, chặt chẽ bằng cách liệt kê ra những việc nào phải côngchứng (công chứng bắt buộc); loạiviệc nào không bắt buộc phải công chứng,

nhưng nếu đương sự yêu cầu thì sẽ được công chứng (công chứng tự nguyện).

Nhưng cách phổ biến hơn cả là pháp luật quy định những nhóm việc công

chứng, trên cơ sở đó xác định từng loại hành vi công chứng cụ thể Ở cácnước theo hệ thống công chứng Anglo xaxon phạm vi các việc công chứng

không quy định cụ thể rõ ràng.

Ở các nước khác nhau việc lựa chọn việc nào là việc cần phải côngchứng cũng có sự khác nhau Ở Cộng hòa Pháp, công chứng viên được giaotrách nhiệm tiếp nhận tất cả các văn bản và hợp đồng mà các bên đương su

phải hoặc muốn dược công chứng Luật về công chứng chỉ quy định chung

như vậy, còn văn bản và hợp đồng nào phải công chứng thì được quy định tại

32

Trang 34

văn bản pháp luật khác Theo pháp luật của nước Cộng hoà Pháp đối với

những loại hợp đồng sau đây bat buộc phải thực hiện công chứng:

- Hợp đồng cho, biếu bất động sản, loại tài sản có giá trị lớn- Hợp đồng hôn nhân

- Hợp đồng cầm cố- Tất cả uy quyền

2/ Nhóm việc không bat buộc phải công chứng nhưng đương sự yêu cầu

công chứng để tăng thêm giá trị chứng cứ.

3/ Nhóm việc không được phép công chứng nêu tại khoản I, khoản 2 và

khoản 3 Nghị định 31/CP cu thể là:

33

Trang 35

- Việc không thuộc phạm vi hoạt động công chứng- Yêu cầu công chứng trái pháp luật.

- Việc liên quan đến bản thân công chứng viên, người có thẩm quyềnchứng thực; liên quan đến những người trong gia đình công chứng viên, người

có thẩm quyền chứng thực là: vợ hoặc chồng; anh, chị em ruột (kể cả anh chị

em vợ hoặc chồng, anh chị em nuôi); cha, mẹ (kể cả cha, mẹ vợ hoặc cha, mẹchồng, cha, mẹ nuôi); ông, bà nội; ông,bà ngoại, con (kể cả con nuôi, con

dâu, con rể); cháu (các con của con trai, con gal, con nuôi).

Trong ba loại việc nêu trên thì loại việc bắt buộc phải có công chứng đãđược pháp luật quy định tương đối rõ ràng Tuy nhiên hợp đồng kinh tế là một

loại hợp đồng có vai trò rất quan trọng nhưng pháp luật hiện hành không đưa

vào nhóm việc bắt buộc phải công chứng là một thiếu sót đáng tiếc Mặt khác

trong thực tế vẫn có không ít cơ quan, tổ chức tuỳ tiện đặt thêm loại việc nàychẳng hạn các cơ quan tuyển sinh các cấp thường quy định bản sao các loại

bằng tốt nghiệp, bản sao khai sinh phải được công chứng Phạm vi côngchứng bắt buộc mở rộng hay thu hẹp và nhằm vào đối tượng nào là tuỳ thuộcvào yêu cầu của nhiệm vụ quản lý của Nhà nước trong từng giai đoạn Trong

cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, vai trò công chứng bắt buộc làrất quan trọng Nó giúp cho Nhà nước quản lý tất cả các khâu quan trọng củaquá trình định hướng bình ổn và phát triển xã hội Tuy nhiên, nếu áp dụngquá nhiều hình thức bat buộc cứng nhac thi công chứng không những pháthuy được vai trò mà trở nên can trở đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của

các don vị kinh tế Từ đó gây thêm phiền hà cho công dân Đối với loại việc

tuy pháp luật không bắt buộc phải công chứng nhưng đương sự yêu cầu côngchứng để làm tăng giá trị chứng cứ thì trong nhiều trường hợp bị từ chối.

Nguyên nhân chủ yếu là do trong Nghị định 31/CP và Thông tư 141 1/TT-CC

chưa làm rõ nguyên tắc này Vì vậy các phòng công chứng viện lý do là loạiviệc mà đương sự yêu cầu không được liệt kê trong Nghị định 31/CP và

Thông tư 141 1/TT-CC Để khắc phục tình trạng này chúng tôi cho rang trong

văn bản pháp luật về công chứng cần quy định rõ nguyên tắc là đối với những

34

Trang 36

việc mặc dù pháp luật không bat buộc phải công chứng nhưng nếu đương sự

yêu cầu thì cơ quan công chứng có trách nhiệm phải công chứng Đối với loại

việc không được phép công chứng thì vấn dé còn rắc rối hơn Vấn đề là hiện

nay trong Nghị định 3 L/CP cũng như Thông tư 141 1/TT-CC chưa quy định rõ

đặc điểm của loại việc không thuộc phạm vi hoạt động công chứng nói 6

khoản | Điều 23 Nghị định 31/CP là như thế nào? Vi vậy có những trườnghợp quy định của cơ quan chủ quản buộc phải có công chứng nhưng Thông tư

1411/TT-CC lại cấm công chứng như trường hợp các giấy tờ liên quan đến

xuất nhập cảnh chẳng hạn.

Khi bàn đến vấn đề phạm vi công chứng chúng ta cũng cần phải đề cập

đến một khía cạnh cơ bản là phạm vi các việc công chứng theo thẩm quyền.

Phạm vi các việc công chứng theo thẩm quyền được quy định trong Nghị định31/CP như sau: “Điều 18: phòng công chứng Nhà nước thực hiện các việc sauđây:

1/ Chứng nhận hợp đồng kinh tế, hợp đồng bán đấu giá bất động san,hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài; chứng nhận

biên bản của hội đồng định giá tài sản bằng hiện vật đầu tư ban đầu của chủdoanh nghiệp tư nhân; chứng nhận việc trình kháng nghị hàng hải; chứngnhận bản dịch đơn yêu cầu, bản án và quyết định dân sự của toà án nước

ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài liên quan đến công dân hoặc tổchức Việt Nam để toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại

Việt Nam, nhận người Việt Nam là con ngoài giá thú, nhận trẻ em Việt Nam

làm con nuôi, nhận đỡ đầu người Việt Nam; chứng nhận bản dịch di chúc

bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt.

2/ Chứng nhận các việc theo quy định của pháp luật phải được công

3/ Chứng nhận theo yêu cầu của đương sự các việc mà pháp luật giao

cho công chứng chứng nhận hoặc UBND cấp có thẩm quyền chứng thực "

Nội dung trên đây của Điều 18 Nghị định 31/CP có thể nói tóm gon lạitheo góc độ phạm vi công chứng là: phòng công chứng Nhà nước có thẩm

Su)

Trang 37

quyền chứng nhận tất cả các loại việc bao gồm những việc chỉ do phòng công

chứng Nhà nước chứng nhận mà UBND không được phép chứng thực, đồng

thời những việc khác mặc dù pháp luật quy định giao cho UBND chứng thực

nhưng nếu đương sự yêu cầu thì phòng công chứng Nhà nước cũng chứng

nhận Những loại việc thuộc nhóm thứ hai này vừa thuộc thẩm quyền củaphòng công chứng vừa thuộc thẩm quyền của UBND (tuỳ theo sự lựa chọn

của đương sự) được chỉ ra ở Điều 19 của Nghị định 31/CP như sau:

“Điều I9: Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng

thực các việc do pháp luật quy định và chứng thực bản sao giấy tờ từ bản

chính, trừ các việc được quy định tại khoản 1,2, Điều 18 của Nghị định này.Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực việc từ chối chứng

nhận di sản, chứng nhận di chúc và các việc khác do pháp luật quy định”.

Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì phạm vi các việccông chứng do phòng công chứng Nhà nước thực hiện bao gồm cả những việcxét về bản chất không thuộc công chứng mà đó chỉ là thị thực hành chính Vídụ: việc chứng nhận bản sao các giấy tờ là một điển hình Sở đĩ có tình trạnggiao cho phòng công chứng Nhà nước thực hiện cả những việc thị thực hànhchính là do chúng ta chưa xác định rõ bản chất của hành vi công chứng là gì?Và chúng ta quan niệm hành vi công chứng là hành vi “chứng nhận”.

Trong khi quy định cho phòng công chứng làm cả những việc thuộc thịthực hành chính thì đồng thời Bộ luật dân sự cũng như Điều 19 của Nghị định

31/CP lại giao cho UBND chứng thực cả những việc về bản chất lại thuộc

Những việc thuộc phạm vi công chứng được liệt kê ở Điều 18 Nghị định

31/CP là chưa day đủ, chưa đáp ứng được thực tiễn yêu cầu công chứng Có

những việc trong thực tế xảy ra nhiều hoặc tính chất của nó rất quan trọng

36

Trang 38

như việc thoả thuận phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế ,vv đãkhông được đưa vào phạm vị công chứng.

37

Trang 39

CHƯƠNG II

NGUYÊN TÁC, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG KINH TẾ

VÀ THOA THUAN CÁC BIEN PHAP BAO DAM THUC HIỆNHOP DONG KINH TE

2.1- Khái quát chung về hop đồng kinh tế và các biện pháp bao dam

hợp đồng kinh tế.

Trong phạm vi đề tai nay chúng tôi không thực hiện sự nghiên cứu sâutoàn diện về hợp đồng kinh tế mà chỉ nêu một cách khái quát nhất về hợpđồng kinh tế và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế trongchừng mực có liên quan đến hoạt động công chứng.

2.1.1- Khái niệm hợp đồng kinh tế.

Để thực hiện hoạt động công chứng hợp đồng kinh tế trước hết chúng ta

phải xác định được chính xác thế nào là hợp đồng kinh tế theo pháp luật ViệtNam.

Hợp đồng ra đời do nhu cầu tất yếu, khách quan của việc trao đổi sản

phẩm, hàng hoá Do đó, bản chất của hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh tếnói riêng phải là sự thoả thuận; nhưng khái niệm hợp đồng kinh tế được quiđịnh trong pháp luật thực định Việt Nam ở mỗi giai đoạn khác nhau, phụ

thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước.

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp, hợp đồng kinh tế trởthành một trong những công cụ pháp lý quan trọng của Nhà nước để thực hiện

kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân Ký kết hợp đồng kinh tế trở thành nghĩa

vụ của các đơn vị, vì vậy hợp đồng kinh tế bị mất đi giá trị, bản chất đích thực

là sự thoả thuận Hợp đồng kinh tế là biện pháp hình thức hoá quan hệ kếhoạch Điều này là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế được thiết kế chủ yếutheo chiều dọc, chỉ huy từ trên xuống với chế định kế hoạch là trung tâm.Trong thời kỳ này Nhà nước thành lập một cơ quan chuyên trách là trọng tài

kinh tế Nhà nước để quản lý chế độ hợp đồng kinh tế , đồng thời là cơ quan

giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế.

38

Trang 40

Chuyển sang nền kinh tế thị trường với đặc điểm là nền kinh tế đa thànhphần đặt ra nhiều yêu cầu mới: sự bình đẳng giữa các đơn vị kinh tế thuộc cácthành phần kinh tế, sự an toàn của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và sự vậnđộng nhanh chóng của quan hệ hàng hoá, tiền tệ Các đơn vị kinh tế tham giaquan hệ kinh tế nhằm mục đích kiếm lời, lấy sự ngang giá làm tiêu chuẩn Chếđịnh hợp đồng kinh tế phải bảo đảm đáp ứng được các nhu cầu trên Chính

điều này đòi hỏi hợp đồng kinh tế phải trở về với bản chất, giá trị đích thực

của nó, phải bảo đảm cho hợp đồng kinh tế thực sự là sự thoả thuận thống nhấtý chí của các bên tham gia ký kết theo những nguyên tắc tự do, tự nguyện,bình đẳng và cùng có lợi; việc ký kết hợp đồng kinh tế phải trở thành quyền

của các chủ thể kinh doanh Khái niệm hợp đồng kinh tế ghi nhận tại Điều |

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 26/9/1989 đã đưa hợp đồng kinh tế

trở về với bản chất, giá trị đích thực của mình: “Hợp đồng kinh tế là sự thoảthuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện

công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quiđịnh rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kếhoạch của mình”.

Qua khái niệm nêu trên, chúng ta thấy rõ bản chất đặc điểm của hợpđồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường Hợp đồng kinh tế là hình thức pháp

lý của quan hệ hàng hoá, tiền tệ Hợp đồng kinh tế trước hết là một hợp đồngnên nó phải hàm chứa đầy đủ các yếu tố đặc trưng vốn có của hợp đồng đồngthời hợp đồng kinh tế còn chứa đựng những đặc điểm riêng biệt sau:

- Về mục đích: các bên ký kết hợp đồng kinh tế nhằm mục đích kinhdoanh Trong hợp đồng kinh tế phải có đặc điểm này bởi kinh doanh là chứcnăng, nhiệm vụ, mục tiêu của các đơn vị kinh tế Kinh doanh được hiểu là việcthực hiện một, một số hoặc tất ca các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sanxuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinhlợi Như vậy mục đích cuối cùng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinhtế là lợi nhuận.

39

Ngày đăng: 28/05/2024, 21:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN