1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài thái độ của sinh viên đối với vấn đề bình đẳng giới

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thái độ của sinh viên đối với vấn đề bình đẳng giới
Tác giả Lê Đặng Thùy Trâm, Trần Thị Mỹ Hạnh, Thái Thị Na, Trần Thị Thu Hoài, Ngô Cẩm Giang
Người hướng dẫn Hà Quang Thơ
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Hệ thống thông tin và quản lý
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 5,18 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
    • 2.1 Mục tiêu chung (6)
    • 2.2 Mục tiêu cụ thể (6)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
    • 3.1 Đối tượng nghiên cứu (7)
    • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 5. Bố cục đề tài (7)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (7)
    • 1. Một số khái niệm liên quan đến Bình đẳng giới (7)
      • 1.1 Khái niệm Giới và Giới tính (9)
      • 1.2 Khái niệm Bình đẳng giới (9)
      • 1.3 Khái niệm Bất bình đẳng giới (9)
    • 2. Bình đẳng giới và Pháp luật (7)
      • 2.1 Trên thế giới (10)
      • 2.2 Việt Nam (10)
    • 3. Bình đẳng giới và Văn hóa - Xã hội (7)
      • 3.1 Trên thế giới (11)
      • 3.2 Việt Nam (11)
    • 4. Tầm quan trọng của việc Bình đẳng giới (7)
  • CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI (7)
    • 1.1 Quan điểm của sinh viên về Bình đẳng giới (17)
    • 2. Thái độ của sinh viên về Bình đẳng giới trong từng khía cạnh (7)
      • 2.1 Thái độ của sinh viên về Bình đẳng giới trong Hôn nhân - Gia đình (20)
      • 2.2 Thái độ của sinh viên về Bình đẳng giới trong Công việc (25)
      • 2.3 Thái độ của sinh viên về Bình đẳng giới trong Giao tiếp xã hội (29)
  • CHƯƠNG 3: HẬU QUẢ CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO SINH VIÊN (8)
    • 1. Hậu quả của Bất bình đẳng giới trong xã hội (8)
    • 2. Các phương pháp giáo dục về Bình đẳng giới cho sinh viên (8)
      • 2.1. Đề xuất các chương trình giáo dục để cải thiện thái độ của sinh viên đối với vấn đề Bình đẳng giới (38)
      • 2.2. Đề xuất các hoạt động gắn kết, truyền thông xã hội, trang mạng xã hội để cải thiện thái độ của sinh viên trong cộng đồng đối với vấn đề Bình đẳng giới (38)
    • 1. Kết quả đạt được của đề tài (8)
    • 2. Kết quả đạt được của nhóm (8)
    • 3. Hướng phát triển (8)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................41 (42)

Nội dung

GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH GVGD: Hà Quang ThơDANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1: Khái niệm về giới và giới tính...8Hình 2: Lựa chọn của sinh viên về quan điểm đúng nhất về bình đẳng giới...16Hình 3

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

- Thực trạng Bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam trên các phương diện.

- Nghiên cứu và tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với vấn đề Bình đẳng giới.

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên về Bình đẳng giới.

- Đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và ý thức về Bình đẳng giới trong cộng đồng sinh viên.

Mục tiêu cụ thể

- Nắm được điểm khác nhau giữa Bình đẳng giới ở Việt Nam và trên thế giới về mặt Pháp luật và Văn hóa - Xã hội

- Điều tra và đánh giá thái độ của sinh viên đối với Bình đẳng giới thông qua hình thức điền form khảo sát, từ đó đo lường mức độ ủng hộ, nhận thức về vấn đề, sẵn lòng tham gia và hành động để thúc đẩy Bình đẳng giới.

- Dựa trên khảo sát, phân tích các yếu tố xã hội, văn hóa - giáo dục và trải nghiệm cá nhân có thể ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên về Bình đẳng giới

- Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp, chương trình giáo dục, tuyên truyền phù hợp nhằm cải thiện thái độ của sinh viên về Bình đẳng giới Điều này có thể bao gồm các hoạt động giáo dục, thông tin, hỗ trợ và tạo ra môi trường thích hợp để thúc đẩy tinh thần Bình đẳng giới trong cộng đồng sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu

Đề bài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: khảo sát, phân tích thống kê, đọc tài liệu, so sánh, tổng hợp, phân tích văn bản, nghiên cứu định tính, Trong đó, nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp thu nhập thông tin chính là Khảo sát và phương pháp xử lý thông tin chủ yếu được sử dụng là nghiên cứu định tính.

TỔNG QUAN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI

Thái độ của sinh viên về Bình đẳng giới trong từng khía cạnh

3 Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên

HẬU QUẢ CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO SINH VIÊN

Các phương pháp giáo dục về Bình đẳng giới cho sinh viên

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Hướng phát triển

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1 Một số khái niệm liên quan đến Bình đẳng giới

1.1 Khái niệm Giới và Giới tính

Theo Điều 5 của Luật Bình đẳng giới 2006, khái niệm “Giới” và “Giới tính” được hiểu như sau:

-Giới: là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng -Giới tính: là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, dựa trên các đặc điểm sinh lý, bao gồm cơ quan sinh dục và thành phần nhiễm sắc thể của họ, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học)

Hình 1: Khái niệm về giới và giới tính

1.2 Khái niệm Bình đẳng giới

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Theo Khoản 3 điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006)

1.3 Khái niệm Bất bình đẳng giới

Bất bình đẳng giới (Gender inequality) có thể được hiểu là sự phân biệt đối xử của nam và nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam giới và phụ nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.

2 Bình đẳng giới và Pháp luật

Bình đẳng giới và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, pháp luật góp phần thúc đẩy các quốc gia trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng về giới

Ngày nay, trên thế giới, nhiều quốc gia đã áp dụng pháp luật và các chính sách để thúc đẩy Bình đẳng giới Một số ví dụ nổi bật như: Quyền bình đẳng của phụ nữ đã được chính thức thừa nhận trong luật quốc tế kể từ khi Liên hiệp quốc ra đời Ngoài ra, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW - Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women) của Liên Hợp Quốc cũng đã được thông qua vào năm 1979 và được ký kết bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới CEDAW cam kết loại bỏ mọi hình thức kỳ thị dựa trên giới tính và tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào mọi khía cạnh của cuộc sống Ngoài ra, nhiều quốc gia đã thông qua pháp luật về bình đẳng về lương, lượng công việc đảm bảo cho cả nam và nữ đều được đối xử công bằng trong cùng một công việc Bên cạnh đó, những biện pháp để ngăn chặn quấy rối tình dục và bạo lực dựa trên giới tính cũng đã được áp dụng rộng rãi.

Tại Việt Nam, Bình đẳng giới cũng là một mục tiêu quan trọng trong lĩnh vực pháp luật Năm 2013, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thừa nhận quyền Bình đẳng giới và cam kết đảm bảo quyền này cho mọi công dân Việt Nam cũng đã ký kết và tham gia nhiều hợp đồng quốc tế về Bình đẳng giới, bao gồm CEDAW đã được đề cập ở trên Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy vấn đề Bình đẳng giới trên nhiều lĩnh vực Với những chính sách về Bình đẳng giới mà nước ta đề ra cùng với nỗ lực của cả một hệ thống chính trị, Việt Nam được đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách về giới nhanh nhất trong 20 năm qua, được xếp ở nhóm các quốc gia có Bình đẳng giới tốt nhất trên thế giới năm 2016

Tuy nhiên, như ở nhiều quốc gia khác, vẫn tồn tại những mặt hạn chế trong việc thực hiện và thúc đẩy Bình đẳng giới ở Việt Nam Việt Nam chưa gia nhập Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952 Đây là một trong những điểm hạn chế quan trọng khiến cho pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ Việt Nam chưa theo kịp với pháp luật quốc tế Các quy định về vấn đề Bình đẳng giới còn rời rạc, được quy định ở nhiều văn bản với nhiều cấp độ khác nhau Nhiều quy định cũng như chính sách pháp luật về Bình đẳng giới chưa phù hợp, chưa đầy đủ và cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật cũng chưa thực sự hiệu quả Điều đó cho thấy, Việt Nam cần phải tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng pháp luật và chính sách được thực thi một cách hiệu quả Đồng thời, cả xã hội phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của Bình đẳng giới trong việc xây dựng một xã hội công bằng, phát triển.

3 Bình đẳng giới và Văn hóa - Xã hội

Trong báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu gần đây nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), họ dự đoán rằng sẽ mất hơn một thế kỷ để thu hẹp khoảng cách giới hiện tại ở các quốc gia mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới bao trùm Tuy nhiên, xu hướng chung cho thấy Bình đẳng giới ngày càng tăng ở nhiều quốc gia.

Về từng quốc gia cụ thể, báo cáo của WEF khẳng định chưa có quốc gia nào trên thế giới đạt được Bình đẳng giới hoàn toàn Hiện chỉ có 9 quốc gia thu hẹp ít nhất 80% khoảng cách giới tính bao gồm Iceland, Na Uy, Phần Lan, New Zealand, Thụy Điển, Đức, Nicaragua, Namibia và Lithuania Trong năm thứ 14 liên tiếp, Iceland là quốc gia Bình đẳng giới nhất khi đã thu hẹp 91.2% khoảng cách Ở một số quốc gia, nhận thức về Bình đẳng giới khác nhau theo giới tính Tại nhiều quốc gia được khảo sát, nam giới có xu hướng nói rằng quốc gia của họ trở nên bình đẳng hơn so với phụ nữ Mặt khác, phụ nữ có nhiều khả năng nói rằng không có sự thay đổi nào ở hầu hết các quốc gia này.

3.2.1 Thực trạng Bình đẳng giới ở Việt Nam: Ở Việt Nam hiện nay vấn đề Bình đẳng giới vẫn là một vấn đề đáng quan ngại Mặc dù chính sách đã được triển khai và cũng đem lại những kết quả nhất định khi phụ nữ ngày càng có nhiều tiếng nói trong xã hội Tuy nhiên ở đâu đó vẫn còn Bất bình đẳng giới tồn tại và kiềm hãm sự phát triển tốt nhất của xã hội.

Trên thực tế, phụ nữ và các bé gái ở Việt Nam vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới trên một số lĩnh vực nhất định như Lao động, Gia đình, Giáo dục, Đời sống, Tình trạng này xảy ra nhiều ở những vùng kém phát triển hay đồng bào dân tộc thiểu số

3.2.2 Bình đẳng giới trong lao động:

Phụ nữ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và có mức lương thấp hơn nam giới Theo kết quả nghiên cứu về “Phụ nữ, việc làm và tiền lương: Tổng quan về lao động nữ tại Việt Nam” do Mạng lưới hỗ trợ lao động di cư Việt Nam (M.net) vừa công bố, lao động nữ đang ở vị thế thấp hơn so với lao động nam trong cơ cấu việc làm Cụ thể, phụ nữ chỉ chiếm 26.1% trong các vị trí lãnh đạo, trong khi chiếm tới 52.1% ở nhóm lao động giản đơn và 66.6% lao động gia đình Lao động nữ cũng phải làm việc trong điều kiện kém hơn so với lao động nam khi chỉ có 49.8% lao động nữ làm công ăn lương được ký kết hợp đồng lao động, trong khi tỷ lệ này ở lao động nam đạt mức 58.8% Tỷ lệ lao động nữ trong khu vực phi chính thức phải làm công việc đều bị tổn thương lên tới 59.6%, cao hơn nhiều so với mức 31.8% của lao động nam Trong nhóm lao động thất nghiệp, tỷ lệ lao động nữ cũng cao hơn nam giới Đáng nói hơn, lao động nữ chiếm tới hơn 64% trong số lao động ở các khu công nghiệp và hơn 70% lao động thuộc các ngành lao động chân tay, nặng nhọc như dệt may, da giày, điện tử, chu bin thủy sản Đa số lao động trong những ngành, nghề này có nguy cơ mất việc làm cao do vị trí của họ có thể bị máy móc thay thế Do đó, trong tương lai gần, số lượng lao động nữ thất nghiệp, mất việc làm có xu hướng gia tăng Không chỉ chịu thiệt thòi về vị trí, cơ hội việc làm, lao động nữ còn gặp bất lợi về thu nhập so với nam giới Cùng trình độ, vị trí công việc nhưng thu nhập của họ luôn thấp hơn nam giới; lao động nữ đang có thu nhập thấp hơn các nam đồng nghiệp 12%; ở các vị trí lãnh đạo, 19.4% ở vị trí chuyên môn kỹ thuật bậc cao và 15.6% ở nhóm lao động giản đơn Vì có thu nhập thấp hơn nên nhiều lao động nữ, nhất là người làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất buộc phải làm thêm giờ để gia tăng thu nhập Việc làm này đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới bản thân lao động nữ, gia đình họ và xã hội.

Trên đây là thực trạng và một số vướng mắc của vấn đề Bình đẳng giới trong lao động, việc làm Khoảng cách giới là một thực tế khách quan rất khó vượt qua Nguyên nhân chính là do quan niệm xã hội, điều kiện lịch sử, phong tục, tập quán, trình độ, việc làm, thu nhập của phụ nữ và nam giới có khoảng cách khá xa Khoảng cách giới chỉ có thể giảm dần khi Nhà nước có một chính sách mạnh làm triệt tiêu dần những yếu tố tạo nên khoảng cách này, đặc biệt là chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách thị trường lao động, chính sách xã hội và chính sách cán bộ…

3.2.3 Bình đẳng giới trong gia đình:

Xét về thực trạng vấn đề giới ở nước ta vẫn còn những bức xúc trong gia đình như: Một số chị em phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu, vẫn còn những tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình, tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại và xảy ra ở một số nơi…

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w