1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài thái độ và trách nhiệm của sinh viêntrong các mối quan hệ với gia đình

45 10 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thái Độ Và Trách Nhiệm Của Sinh Viên Trong Các Mối Quan Hệ Với Gia Đình
Tác giả Nhóm 15
Người hướng dẫn Hà Quang Thơ
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Doanh Thương Mại
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 11,73 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIA ĐÌNH (9)
    • 1.1. Gia đình là gì ? (9)
    • 1.2. Tầm quan trọng của gia đình trong cuộc sống (10)
    • 1.3. Tầm quan trọng của tình cảm gia đình, người thân đối với sinh viên (12)
    • 1.4. Những lợi ích của việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với gia đình (15)
  • CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH (17)
    • 2.1. Định nghĩa thái độ và tại sao nó lại quan trọng trong các mối quan hệ gia đình (17)
    • 2.2. Các thái độ tích cực của sinh viên đối với gia đình có thể bao gồm (19)
    • 2.3. Các thái độ tiêu cực của sinh viên đối với gia đình (20)
    • 2.4. Xu hướng thái độ của sinh viên đối với mối quan hệ gia đình theo độ tuổi (22)
  • CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH (23)
    • 3.1. Định nghĩa trách nhiệm và tại sao nó quan trọng trong mối quan hệ với gia đình (24)
      • 3.1.1. Định nghĩa trách nhiệm (24)
      • 3.1.2. Tại sao việc có trách nhiệm là quan trọng trong mối quan hệ với gia đình (25)
    • 3.2. Các trách nhiệm của sinh viên trong mối quan hệ với gia đình (26)
      • 3.2.1. Trách nhiệm về tình cảm (26)
      • 3.2.2. Trách nhiệm về thời gian (28)
      • 3.2.3. Trách nhiệm về tài chính (31)
  • CHƯƠNG 4. NHỮNG THÁCH THỨC SINH VIÊN PHẢI ĐỐI MẶT TRONG VIỆC DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI GIA ĐÌNH (32)
    • 4.1. Những thách thức về khoảng cách địa lý và thời gian (32)
    • 4.2. Những thách thức về sự khác biệt giá trị và quan điểm giữa sinh viên và gia đình (33)
  • CHƯƠNG 5. THÁI ĐỘ THỜ Ơ, THIẾU TRÁCH NHIỆM VỚI CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH CỦA MỘT BỘ PHẬN NHỎ SINH VIÊN (34)
    • 5.1. Nguyên nhân khiến một bộ phận nhỏ sinh viên thờ ơ, ít quan tâm đến các mối quan hệ (35)
    • 5.2. Hậu quả của thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận nhỏ sinh viên đối với mối quan hệ gia đình (37)
    • 5.3. Các bước cải thiện, nâng cao thái độ và trách nhiệm của sinh viên trong mối quan hệ (38)
    • 5.4. Các lợi ích của việc cải thiện thái độ và trách nhiệm trong mối quan hệ gia đình (39)
  • Kết luận.....................................................................................................................................41 (43)

Nội dung

Thái độ và trách nhiệm của sinh viên đối với gia đình không chỉ phản ánhlòng biết ơn, mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội hòa thuận vàphát triển bền vững.Thái độ của sinh

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIA ĐÌNH

Gia đình là gì ?

Dưới góc nhìn pháp luật : Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau qua hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau” Như vậy theo định nghĩa này, những người trong gia đình có thể cùng hoặc không cùng huyết thống, tuy nhiên đều cần phải có sự ràng buộc nhau về nghĩa vụ và trách nhiệm Định nghĩa này đúng với mọi gia đình Việt Nam hiện nay.

Dưới góc nhìn xã hội học : Gia đình như một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội thu nhỏ có sự đan xen giữa các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, tâm lý,

….Có thể xem gia đình như một chỉnh thể của một xã hội thu nhỏ, có sự phân cấp trên dưới, có thể chế gia quy và hướng đến đời sống tinh thần bền vững Mọi người trong gia đình có sự liên quan mật thiết đến nhau về huyết thống, tài chính kinh tế, cách hành xử và tình thân…chính vì vậy mà người trong gia đình có thể gắn bó yêu thương lẫn nhau vô điều kiện.

Dưới góc nhìn nhân chủng học : Gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái Đó là sự liên kết ít nhất là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi Những người này cũng phải sống cùng nhau Gia đình là tổ chức

GIA ĐÌNH ” _ NHÓM 15 kinh tế đầu tiên của nhân loại, nó liên kết các cá nhân cùng huyết thống trong việc tổ chức các hoạt động lao động sản xuất Sự phân công lao động đầu tiên là sự phân công trong gia đình như việc những người đàn ông đi săn bắt hái lượm, những người đàn bà ở nhà lo chuyện bếp núc và chăm sóc con cái.

Tầm quan trọng của gia đình trong cuộc sống

Gia đình là tế bào của xã hội:

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vâ •n đô •ng và phát triển của xã hô •i Gia đình như mô •t tế bào tự nhiên, là mô •t đơn vị cơ sở để tạo nên xã hô •i Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hô •i không thể tồn tại và phát triển được Vì vâ •y, muốn có mô •t xã hô •i phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “… nhiều gia đình cô •ng lại mới thành xã hô •i, xã hô •i tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hô •i mới tốt Hạt nhân của xã hô •i chính là gia đình Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuâ •n trong gia đình, thì mới có thể yên tâm lao đô •ng, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hô •i và ngược lại Chính vì vâ •y, quan tâm xây dựng quan hê • xã hô •i, quan hê • gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hô •i

Dựa trên khảo sát của hơn 50 sinh viên của các trường đại học trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng, có tới 34 trên tổng số 55 phiếu khảo sát là hoàn toàn đồng ý, 18 phiếu đồng ý với ý kiến cho rằng “Gia đình là nền tảng, là tế bào xã hội, cho nên mỗi gia đình phải thật sự hạnh phúc thì xã hội mới phát triển văn minh” Điều đó đã cho ta thấy được vai trò của gia đình đối với xã hội là cực kỳ quan trọng trong mắt sinh viên nói riêng và mọi người nói chung Vai trò của gia đình đã, đang và sẽ luôn được coi

GIA ĐÌNH ” _ NHÓM 15 trọng, đề cao trong xã hội Tại Việt Nam, ngày 28 tháng 6 hàng năm đã được chọn là ngày tôn vinh gia đình Việt Nam.

Gia đình là t% ấm, mang l)i các giá trị h)nh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên: Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiê •n quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hô •i Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có đô •ng lực để phấn đấu trở thành con người xã hô •i tốt.

Gia đình là c6u nối gi7a cá nhân với xã hội:

Mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hê • tình cảm gia đình, mà còn có nhu cầu quan hê • xã hô •i, quan hê • với những người khác, ngoài các thành viên trong gia đình Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hô •i Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiê •n quan hê • xã hô •i

Ngược lại, gia đình cũng là mô •t trong những cô •ng đồng để xã hô •i tác đô •ng đến cá nhân Nhiều thông tin, hiê •n tượng của xã hô •i thông qua lăng kính gia đình mà tác đô •ng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách Xã hô •i nhâ •n thức đầy đủ và toàn diê •n hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họ trong các quan hê • xã hô •i và quan hê • với gia đình Có những vấn đề quản lý xã hô •i phải thông qua hoạt đô •ng của gia đình để tác đô •ng đến cá nhân Chính vì vâ •y,

GIA ĐÌNH ” _ NHÓM 15 ở bất cứ xã hô •i nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hô •i theo yêu cầu của mình, cũng đều coi trọng viê •c xây dựng và củng cố gia đình

Tầm quan trọng của tình cảm gia đình, người thân đối với sinh viên

Là bến đỗ tinh th6n cho mỗi tâm hồn con người: Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta từ khi ta còn là một đứa trẻ, là nơi dìu dắt, bao bọc, che chở cho ta đến khi trưởng thành Ở bên gia đình, ta được là chính mình, được khóc, được vui cười, được thoải mái bày tỏ cảm xúc mà không phải e dè Có thể thấy, gia đình là nơi thiêng liêng giúp tâm hồn con người bình yên và vui sướng, là vòng ôm ấm áp, là tình yêu chân thành, là nơi mà con người không cần tính toán thiệt hơn.

Là nguồn gốc của sự hỗ trợ tinh th6n m)nh mẽ mà ta có thể dựa vào khi khó khăn:

Bước vào độ tuổi trưởng thành, gia đình lại là nơi xoa dịu những vất vả mà cuộc sống ngoài kia đang vùi dập chúng ta, là nguồn gốc của sự hỗ trợ tinh thần mạnh mẽ mà ta có thể dựa vào mỗi khi gặp khó khăn, từ đó là nguồn động lực để chúng ta vượt lên tất cả để đi đến thành công Sức mạnh to lớn của tình cảm gia đình ấy sẽ chắp cho ta đôi cánh vươn đến những ước mơ, khát vọng lớn lao

Từ kết quả bảng khảo sát, có đến 83,6% phản hồi từ sinh viên đã đồng ý rằng “ gia đình hạnh phúc chính là nguồn gốc của sự hỗ trợ tinh thần mạnh mẽ mà ta có thể dựa vào mỗi khi khó khăn “ Chẳng ai có thể phủ nhận giá trị của gia đình vào những khoảnh khắc khó khăn, sụp đổ nhất của chính bản thân mình Thất bại đi về nhà, mệt mỏi đi về nhà, nhà sẽ mãi là nơi chào đón những người con trở về, không nhất thiết phải là khi thành công chúng ta mới được trở về Tuy vậy, khi nhịp sống dần trở nên vội vã, có những người đã mãi chạy theo tiền tài địa vị, đuổi theo những thứ phù du mà quên đi gia đình của chính mình Hãy nhớ rằng, dù bạn có là ai, có đức cao vọng trọng như thế nào vẫn sẽ có lúc bạn vấp ngã Hãy luôn luôn trân trọng gia đình mình mọi lúc chứ đừng khi khó khăn mới nhớ về gia đình

Là giá thể cho mọi “m6m sống”, đây là một cách ví von về vai trò giáo dục của gia đình:

Khảo sát cho thấy có tới 87,3% sinh viên đồng ý với ý kiến cho rằng “ một gia đình hạnh phúc sẽ góp phần định hình nhân cách của chúng ta, cung cấp môi trường tốt để phát triển những đức tính tốt của con người” Điều đó cho thấy rằng đa số sinh viên đều nhận ra được tầm quan trọng của gia đình là vô cùng to lớn trong vấn đề giáo dục nhân cách, tư duy Một gia đình hạnh phúc, không xung đột sẽ là nền tảng hoàn hảo, vững chắc, hỗ trợ một đứa trẻ trong quá trình trưởng thành, phát triển. Thật vậy, gia đình là nguồn gốc, là cội rễ, là kho tàng bài học cuộc sống để các thành viên trong gia đình học hỏi lẫn nhau, nuôi dưỡng nguồn tri thức nhân loại, từ những điều nhỏ nhặt như lời ăn tiếng nói, cách làm việc đến những đạo lý làm người, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội.

Những lợi ích của việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với gia đình

1.4 Những lợi ích của việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với gia đình

Một mối quan hệ gia đình tốt đẹp là một tình cảm gắn kết giữa những thành viên trong gia đình dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng, quan tâm và yêu thương lẫn nhau Thường xuyên dành thời gian cho gia đình sẽ giúp ta gặt hái được những lợi ích vô cùng lớn:

Gắn kết mối quan hệ là lợi ích quan trọng nhất khi dành thời gian cho gia đình Khi các thành viên thoải mái chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, mối quan hệ càng thêm sâu sắc Các hoạt động thường ngày như ăn tối, đọc sách, đi chơi hoặc xem phim giúp tăng cường sự gắn kết Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, 94,5% người tham gia lựa chọn gắn kết mối quan hệ là lợi ích quan trọng nhất của việc dành thời gian cho gia đình.

Cải thiện sức khỏe tinh th6n: Việc có một mối quan hệ tốt đẹp với gia đình giúp gia tăng hạnh phúc và sự hài lòng Dành thời gian cho gia đình - đặc biệt là giao tiếp mặt đối mặt sẽ làm giảm đáng kể sự xuất hiện của trầm cảm, lo âu và các bệnh tâm thần khác Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dành thời gian cho gia đình có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, dẫn đến lối sống lành mạnh hơn và kéo dài tuổi thọ của bạn ( Theo Biên niên sử của Y học ) Theo kết quả của bảng khảo sát trên 50 sinh viên của các trường đại học trên toàn thành phố Đà Nẵng, có tới 31 phiếu đồng ý và 21 phiếu hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng “ Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình có thể giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần của

GIA ĐÌNH ” _ NHÓM 15 bạn”, khoảng thời gian cạnh gia đình đã giúp các sinh viên thư giãn tinh thần và nạp lại năng lượng cho chuỗi ngày học tập mệt mỏi.

T)o nhiều khoảnh khắc đẹp: Dành nhiều thời gian cho gia đình sẽ giúp bạn tạo được nhiều khoảnh khắc đẹp và quý giá với những người thân yêu Chúng ta vẫn thường luôn tận hưởng cuộc sống riêng của chính mình, dành thời gian cho những hoạt động bên ngoài, cho bạn bè, mà quên rằng khoảnh khắc cùng gia đình mới chính là khoảnh khắc vô giá nhất Nếu có nhiều thời gian bên gia đình, bạn có thể tổ chức một chuyến đi xa cùng nhau Ngoài ra, một buổi tối quây quần bên nhau để ăn tối và trò chuyện đơn giản cũng sẽ giúp bạn có nhiều khoảnh khắc đẹp bên gia đình.

Có lợi cho sự phát triển cá nhân: Tinh thần thoải mái sẽ giúp khả năng làm việc và học tập của bạn trở nên tốt hơn Ngoài ra, việc dành nhiều thời gian cho gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.

Giảm nguy cơ mắc các tệ n)n: Một gia đình mà các thành viên luôn yêu thương, quan tâm nhau là một lá chắn tốt nhất bảo vệ những đứa trẻ khỏi những vấn đề về hành vi chẳng hạn như bạo lực, tệ nạn xã hội Ở bên gia đình và thực hiện các hoạt động cùng nhau cũng tạo ra lối thoát cho những cảm xúc bị dồn nén có thể dẫn đến những quyết định không lành mạnh.

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH

Định nghĩa thái độ và tại sao nó lại quan trọng trong các mối quan hệ gia đình

Thái độ sống của sinh viên là cách mà sinh viên đối diện với cuộc sống, nhìn nhận các tình huống, và xử lý các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày Nó bao gồm tập hợp các giá trị, tư duy, cảm xúc, và hành động mà sinh viên thể hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống của họ Thái độ sống của sinh viên có thể thể hiện qua sự tích cực, lòng kiên nhẫn, sự tự quản lý, khả năng thích nghi và mối quan tâm đối với học tập, công việc, và cuộc sống xã hội.

Tích cực và l)c quan: Sẵn sàng đối mặt với thách thức một cách tích cực, tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề và có cái nhìn lạc quan về cuộc sống.

Tự chủ và tự quyết định: Khả năng tự quản lý, tự quyết định, và chịu trách nhiệm với hành động của bản thân.

Tính kiên nhẫn và kiên trì: Sẵn lòng làm việc chăm chỉ, kiên nhẫn để đạt được mục tiêu cá nhân hay học tập

Tôn trọng và hỗ trợ: Có khả năng tôn trọng người khác, hỗ trợ và làm việc cùng nhau.

Sẵn sàng học hỏi và phát triển bản thân: Luôn muốn học hỏi, khám phá và phát triển bản thân.

Dưới đây là một số kết quả của câu hỏi mà nhóm đã khảo sát hơn 50 bạn sinh viên về thái độ sống qua hành động của các bạn thể hiện với gia đình của mình:

Có hơn 80% sinh viên thường xuyên tham gia các hoạt động với gia đình của mình.

Có hơn 90% sinh viên thường xuyên đưa ra lời khuyên và hỗ trợ cho các thành viên khác trong gia đình thể hiện thái độ tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong gia đình.

Thái độ sống là một yếu tố quan trọng trong các mối quan hệ gia đình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà các thành viên trong gia đình tương tác và gắn kết với nhau Thái độ tích cực và hòa thuận trong gia đình thường tạo ra môi trường ấm áp và hạnh phúc Nó giúp xây dựng sự tôn trọng và lòng biết ơn giữa các thành viên, tạo điều kiện cho sự hiểu biết và lòng thấu hiểu Thái độ sống tích cực cũng thúc đẩy sự hỗ trợ và lòng quan tâm trong gia đình Khi các thành viên có thái độ tích cực, họ thường sẵn sàng đóng góp và chia sẻ, giúp gia đình cùng vượt qua khó khăn và tận hưởng niềm vui Điều này tạo ra một môi trường ổn định và đáng tin cậy, thúc đẩy sự phát triển và hạnh phúc của mọi người trong gia đình.

Các thái độ tích cực của sinh viên đối với gia đình có thể bao gồm

Thái độ tích cực của sinh viên đối với gia đình là sự tôn trọng, quan tâm và lòng biết ơn đối với gia đình của họ Đây là một số điểm quan trọng:

Sự biết ơn: Sinh viên có thái độ biết ơn đối với gia đình, hiểu rõ giá trị và vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc sống của họ Họ đánh giá những nỗ lực và hy sinh mà gia đình đã đưa ra để hỗ trợ và nuôi dưỡng họ trong suốt thời gian họ lớn lên.

Trách nhiệm: Sinh viên hiểu rằng họ có trách nhiệm đối với gia đình của mình Họ có thái độ tích cực đối với việc tham gia vào việc chăm sóc và hỗ trợ gia đình, không chỉ trong việc góp phần vào việc vận hành gia đình mà còn trong việc chia sẻ trách nhiệm gia đình.

Tôn trọng: Sinh viên có thái độ tôn trọng đối với các thành viên trong gia đình Họ hiểu rằng mọi người có sự đa dạng về cá nhân, quan điểm và nhu cầu, và họ cố gắng thể hiện sự tôn trọng và sự hiểu biết đối với những khác biệt này.

Tương tác tích cực: Sinh viên tạo ra môi trường gia đình tích cực bằng cách tham gia vào các hoạt động gia đình, như chia sẻ thời gian chất lượng với gia đình, tham gia vào cuộc trò chuyện và tương tác tích cực với các thành viên khác.

Hỗ trợ tinh th6n và cảm xúc: Sinh viên có thái độ tích cực đối với việc hỗ trợ tinh thần và cảm xúc cho gia đình trong những thời điểm khó khăn Họ là người lắng nghe và chia sẻ lời động viên và sự hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp hoặc trong những thời điểm cần thiết.

Học hỏi và phát triển: Sinh viên có thái độ tích cực về việc học hỏi và phát triển trong mối quan hệ gia đình Họ thấu hiểu rằng gia đình là nơi họ có thể học hỏi về giá trị, đạo đức và kỹ năng sống, và họ chấp nhận cơ hội này để phát triển bản thân.

Hành động hỗ trợ: Sinh viên thể hiện thái độ tích cực bằng cách thực hiện hành động cụ thể để hỗ trợ gia đình, như việc tham gia vào công việc nhà, giúp đỡ trong việc chăm sóc người già, hoặc hỗ trợ tài chính gia đình nếu có khả năng.

Những thái độ tích cực này giúp xây dựng mối quan hệ gia đình mạnh mẽ, tạo ra môi trường gia đình hạnh phúc và hỗ trợ sự phát triển cá nhân của sinh viên. Đồng thời, chúng giúp gia đình thúc đẩy sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày Và dưới đây là kết quả của bảng khảo sát về lợi ích của một gia đình hạnh phúc mang lại.

Các thái độ tiêu cực của sinh viên đối với gia đình

Thái độ tiêu cực của một số sinh viên đối với gia đình có thể xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau Dưới đây là một số gợi ý chi tiết về thái độ tiêu cực của sinh viên đối với gia đình:

Thiếu sự hiểu biết và đồng cảm: Một số sinh viên có thể thiếu hiểu biết về tình yêu và quan tâm từ gia đình Điều này có thể dẫn đến thái độ tiêu cực và xa lánh gia đình.

GIA ĐÌNH ” _ NHÓM 15 Áp lực học tập và công việc: Sinh viên thường đối mặt với áp lực học tập và công việc nặng nề, điều này có thể khiến họ cảm thấy căng thẳng và không thể dành thời gian và tình cảm cho gia đình.

Xung đột gia đình: Một số sinh viên có thể đối mặt với xung đột gia đình, như tranh cãi, sự khác biệt về quan điểm hoặc sự thiếu hiểu biết Điều này có thể tạo ra thái độ tiêu cực và xa lánh gia đình Đam mê cá nhân: Một số sinh viên có thể đam mê riêng của mình, như sự nghiệp hoặc sở thích cá nhân, và coi gia đình là một trở ngại hoặc hạn chế đối với mục tiêu của họ Điều này có thể dẫn đến thái độ tiêu cực và không quan tâm đến gia đình.

Theo khảo sát, sự khác biệt về quan điểm và giá trị hay còn là thiếu sự hiểu biết và đồng cảm chính là lý do có đến 74.5% sinh viên có thái độ tiêu cực với gia đình của mình.

Xu hướng thái độ của sinh viên đối với mối quan hệ gia đình theo độ tuổi

Theo khảo sát, độ tuổi cũng chiếm tỉ trọng trong thái độ của sinh viên đối với mối quan hệ gia đình:

47% sinh viên ngày càng tích cực, gần gũi với gia đình

30% sinh viên ngày càng tiêu cực, xa cách với gia đình

21% sinh viên không thay đổi

Phân tích chi tiết về xu hướng thái độ của sinh viên đối với gia đình theo độ tuổi: Sinh viên trước đại học (từ nhỏ - 18t)

Ban đầu, khi còn nhỏ, sinh viên thường phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và hướng dẫn trong cuộc sống Chúng ta có thể tỏ thái độ phụ thuộc và yêu thương gia đình một cách tự nhiên Tuy nhiên, khi tiến vào độ tuổi thanh thiếu niên, sinh viên thường trải qua sự thay đổi về tư duy và độc lập Chúng ta có thể xuất hiện sự tự chủ và mong muốn tự quản lý cuộc sống của họ Điều này có thể dẫn đến xung đột với gia đình khi sinh viên cảm thấy cần độc lập hơn và không muốn tuân theo những quy tắc gia đình

Sinh viên đại học (18-22 tuổi):

Trong giai đoạn này, sinh viên thường đang trải qua sự chuyển đổi từ tuổi trẻ thành người trưởng thành Thái độ của chúng ta đối với gia đình có thể có sự mâu thuẫn giữa mong muốn tự lập và sự cần thiết của sự hỗ trợ gia đình.Một số người có thể có thái độ tiêu cực đối với gia đình, coi gia đình là gò bó và hạn chế sự tự do cá nhân Tuy nhiên, cũng có người có thái độ tích cực, coi gia đình là nguồn cảm hứng và sự ủng hộ trong việc đạt được mục tiêu học tập và sự nghiệp.

70% sinh viên nghĩ rằng càng lớn lại càng xa cách với gia đình của mình và ngại thể hiện tình cảm của họ Chính vì thế, thái độ sinh viên với gia đình thay đổi cũng vì thế.

Sinh viên đại học cao cấp và sau đại học (23-30 tuổi):

Trong độ tuổi này, chúng ta thường đã có một sự tự lập tương đối và bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình Thái độ của chúng ta đối với gia đình có thể có sự tăng cường vì nhận thức về vai trò và ý nghĩa của gia đình trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp.

Chúng ta có thể đặt gia đình lên hàng đầu, coi gia đình là nguồn động lực và sự ổn định trong cuộc sống Tuy nhiên, cũng có người có thái độ tiêu cực đối với gia đình, do những xung đột hoặc căng thẳng gia đình trong quá khứ hoặc áp lực công việc và cuộc sống cá nhân.

Trong độ tuổi này, chúng ta thường đã có sự ổn định về cuộc sống và sự nghiệp. Thái độ của chúng ta đối với gia đình có thể có xu hướng tích cực hơn, coi gia đình là nguồn cảm hứng và sự hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta có thể đặt gia đình lên hàng đầu, coi gia đình là trung tâm của cuộc sống và tận hưởng thời gian chất lượng với gia đình Tuy nhiên, cũng có người có thái độ tiêu cực đối với gia đình, do những xung đột hoặc căng thẳng gia đình tiềm ẩn.

TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH

Định nghĩa trách nhiệm và tại sao nó quan trọng trong mối quan hệ với gia đình

Trách nhiệm là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành Trách nhiệm là nghĩa vụ của bản thân đối với công việc bất kỳ nào đó trong ngày hoặc với bất kỳ một hoạt động hay vấn đề nào đó diễn ra quanh bạn Trách nhiệm được xem như là gánh nặng của cá nhân phải làm, nhưng nó lại là động lực quan trọng để hoàn thiện và phát triển bản thân tốt hơn trong công việc và cuộc sống Trách nhiệm là tính tự giác của cá nhân những người sống có trách nhiệm trong cuộc sống luôn được mọi người coi trọng, cũng như có một lộ trình thăng tiến trong công việc nhanh nhất và gặt hái được nhiều thành công với bản thân mình.

3.1.2 Tại sao việc có trách nhiệm là quan trọng trong mối quan hệ với gia đình.

Dựa trên khảo sát của hơn 50 sinh viên của các trường đại học trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng thì có tới 98,2 % cho rằng việc có trách nhiệm là quan trọng trong các mối quan hệ với gia đình và có 74,5 % sinh viên rất nhiều lần cố gắng để cải thiện trách nhiệm của bản thân với gia đình và người thân.

Trách nhiệm là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ với gia đình vì nó giúp duy trì một môi trường gia đình tích cực và khỏe mạnh Khi mỗi thành viên trong gia đình đảm nhiệm trách nhiệm của mình, gia đình sẽ có cảm giác đồng thuận và sự ủng hộ lẫn nhau Điều này giúp tạo ra một môi trường tích cực và giúp các thành viên cảm thấy an toàn và yên tâm Ngoài ra khi các thành viên trong gia đình đảm nhiệm trách nhiệm của mình thì sẽ giúp giảm thiểu xung đột và căng thẳng trong gia đình Việc có trách nhiệm cũng sẽ tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau trong gia đình, làm tăng sự gắn kết và tình cảm trong gia

Các trách nhiệm của sinh viên trong mối quan hệ với gia đình

Ví dụ về trách nhiệm trong mối quan hệ với gia đình là: cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái, đảm bảo rằng chúng được cung cấp đầy đủ giáo dục, dinh dưỡng và sự yêu thương, quan tâm Trong khi đó con cái cũng có trách nhiệm học tập, giúp đỡ cha mẹ và tuân thủ các quy tắc trong gia đình Khi mỗi thành viên hoàn thành đúng trách nhiệm của của mình thì sẽ tạo ra một môi trường tích cực và hạnh phúc.

Trách nhiệm của sinh viên trong mối quan hệ với gia đình là rất quan trọng Sinh viên là thành viên trẻ tuổi trong gia đình, nhưng cũng là người trưởng thành và có trách nhiệm đối với bản thân và gia đình Ngoài việc đảm nhiệm trách nhiệm của mình trong học tập, rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân để có thể trở thành người có ích cho gia đình và xã hội thì sinh viên cũng cần phải đảm nhiệm trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ gia đình Điều này bao gồm các công việc nhỏ nhặt như chăm sóc người già, trẻ em, giúp đỡ trong việc làm việc nhà hay những việc lớn hơn như giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình Việc sinh viên hoàn thành tốt các trách nhiệm của mình sẽ giúp mối quan hệ với gia đình được duy trì và ngày càng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, tạo ra một môi trường tích cực giúp sinh viên cảm thấy an toàn và yên tâm phát triển bản thân.

3.2 Các trách nhiệm của sinh viên trong mối quan hệ với gia đình:

Có rất nhiều trách nhiệm của sinh viên trong mối quan hệ với gia đình nhưng tiêu biểu trong số đó được chia thành 3 nhóm trách nhiệm chính như sau: trách nhiệm về tình cảm, trách nhiệm về thời gian, trách nhiệm về tài chính.

3.2.1 Trách nhiệm về tình cảm.

Trách nhiệm về tình cảm là nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc chăm sóc, bảo vệ và phát triển cảm xúc của bản thân và người khác Trách nhiệm này bao gồm việc tạo ra một môi trường cảm xúc an toàn, chân thành và đáng tin cậy Nó đòi hỏi phải thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, tôn trọng và chia sẻ với mọi người Ngoài ra, trách nhiệm về tình cảm còn bao gồm đối xử với người khác một cách trung thực, chân thành và tôn trọng, giải quyết các mâu thuẫn và xung đột một cách hòa bình.

Trách nhiệm về tình cảm của sinh viên đối với gia đình là rất quan trọng và cần thiết bởi gia đình là nơi đầu tiên chúng ta học hỏi và trưởng thành, là nơi chúng

GIA ĐÌNH ” _ NHÓM 15 ta học được những giá trị cốt lõi của cuộc sống, gia đình là nơi chúng ta có thể tìm thấy sự ủng hộ và tình yêu thương khi gặp khó khăn Có nhiều cách để sinh viên đảm nhận trách nhiệm tình cảm của bản thân đối với gia đình: Đầu tiên, sinh viên nên dành thời gian để liên lạc và trò chuyện với gia đình thường xuyên Điều này giúp chúng ta cập nhật những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của gia đình và giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt hơn với các thành viên trong gia đình.

Thứ hai, chúng ta có thể hỗ trợ gia đình trong các hoạt động hàng ngày như làm việc nhà, chăm sóc người già, trông nom trẻ em và các công việc khác Giúp đỡ cho những người trong gia đình khi họ cần Điều này giúp giảm bớt gánh nặng cho các thành viên trong gia đình và tạo ra một môi trường hòa đồng, hạnh phúc.

Thứ ba, chúng ta cần thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đến sức khỏe và tình trạng cảm xúc của các thành viên trong gia đình.

Cuối cùng, chúng ta cần tôn trọng và đối xử tốt với các thành viên trong gia đình, không xảy ra các xung đột hoặc tranh cãi không cần thiết Nó sẽ tạo ra một môi trường hòa đồng và hạnh phúc trong gia đình

Khảo sát cho thấy rằng có tới 85,5 % sinh viên được khảo sát cho rằng trách nhiệm quan trọng nhất của sinh viên đối với gia đình là trách nhiệm về mặt tình cảm Đa số sinh viên đều nhận ra rằng việc có trách nhiệm về mặt tình cảm là rất quan trọng trong giữ gìn và phát triển mối quan hệ tình cảm với gia đình, bao gồm cha mẹ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình Nhưng có tới 70,9 % sinh viên được khảo sát cho biết khi càng lớn lên họ càng trở nên xa cách và gặp vấn đề trong việc thể hiện tình cảm với gia đình, người thân Đó là một tỷ lệ rất lớn Phần lớn sinh viên đều nhận thức được yếu tố tình cảm đóng vai trò quyết định trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình nhưng đa phần họ đều gặp khó khăn và chưa thể hiện được hết tình cảm với gia đình, vì

GIA ĐÌNH ” _ NHÓM 15 vậy đây có lẽ là một trong những nguyên nhân chính khiến mối quan hệ giữa sinh viên và gia đình ngày càng xa cách.

3.2.2 Trách nhiệm về thời gian.

Trách nhiệm về thời gian là khả năng quản lý và sử dụng thời gian một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ trong cuộc sống Điều này bao gồm việc lập kế hoạch, ưu tiên và phân bố thời gian cho các hoạt động quan trọng như công việc, học tập, gia đình và sức khỏe.

Trách nhiệm về thời gian của sinh viên đối với mối quan hệ gia đình là các hoạt động và nhiệm vụ mà sinh viên cần phải thực hiện để quản lý thời gian và dành đủ thời gian để chăm sóc và duy trì mối quan hệ tốt với gia đình Điều này bao gồm tham gia các hoạt động gia đình, tạo ra những khoảng thời gian để trò chuyện, tương tác với các thành viên trong gia đình…

Lên kế hoạch thời gian giúp sinh viên cân bằng học tập và gia đình, tận dụng thời gian rảnh hợp lý Khảo sát chỉ ra rằng 67,3% sinh viên khẳng định lập kế hoạch chi tiết giúp họ dành nhiều thời gian hơn cho người thân Điều này không chỉ gia tăng thời gian bên gia đình mà còn giúp sinh viên chủ động hơn trong việc học, từ đó nâng cao hiệu quả của cả hai mặt đời sống.

Ngoài ra việc lập kế hoạch thời gian hiệu quả giúp sinh viên giải quyết một vấn đề đó là không có hoặc thiếu thời gian để dành cho gia đình vì theo khảo sát thì có tới 54,5 % sinh viên gặp phải thách thức này.

Tham gia các ho)t động gia đình: Sinh viên cần phải tham gia các hoạt động gia đình như ăn tối cùng gia đình, đi chơi… để tạo ra sự gắn kết và tương tác với gia đình Có 83,6 % sinh viên được khảo sát cho biết họ thường xuyên tham gia các hoạt động cùng gia đình Nhờ đó họ có nhiều thời gian để trò chuyện với nhau hơn, giúp giảm stress và những áp lực cuộc sống hàng ngày, tình cảm gia đình được gắn kết và tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ.

T)o ra khoảng thời gian để trò chuyện: sinh viên cần phải dành ra những khoảng thời gian để trò chuyện và tương tác với các thành viên trong gia đình, như vậy sẽ tăng cường sự gắn kết và thấu hiểu, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình Đây là một trong những phương pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất để gia tăng tình cảm với các thành viên trong gia đình, thông qua những câu hỏi han về sức khỏe, về cuộc sống hàng ngày sẽ giúp chúng ta nắm bắt được nhiều thông tin và thấu hiểu hơn về các thành viên trong gia đình chúng ta Đó có lẽ là lý do mà có tới 80 % sinh viên lựa chọn dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện tương tác với người thân trong gia đình.

NHỮNG THÁCH THỨC SINH VIÊN PHẢI ĐỐI MẶT TRONG VIỆC DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI GIA ĐÌNH

Những thách thức về khoảng cách địa lý và thời gian

Do nhu cầu của cuộc sống mà các thành viên trong gia đình có thể học tập và làm việc ở các thành phố hoặc quốc gia khác nhau Khác biệt về không gian, múi giờ và lịch trình làm mọi người cảm thấy dần mất kết nối với nhau và thiếu thốn cảm xúc Việc không thể gặp mặt nhau mỗi ngày có thể khiến mối quan hệ giữa các thành viên bị gượng gạo, xa cách Cuộc sống xa nhà và bận bịu làm sựáp lực và mệt mỏi ngày càng gia tăng Hầu hết, các thành viên xa gia đình thường có xu hướng chỉ kể những chuyện vui vẻ, tốt đẹp còn những khó khăn, căng thẳng, người ta thường chọn giữ kín cho riêng mình chỉ vì sợ gia đình lo lắng, suy nghĩ Từ đó dẫn đến sự rời rạc, xa cách trong mối quan hệ gia đình

Bảng 21 Đó là lý do mà có tới 80% sinh viên đã chọn việc học tập, công việc tốn nhiều thời gian đã làm mối quan hệ trong gia đình trở nên lạnh nhạt, thiếu cảm xúc và

61,8 % sinh viên cho rằng khoảng cách địa lý là thách thức trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình Từ tỷ lệ ta có thể thấy đây đều là những nguyên nhân và thách thức lớn nhất mà sinh viên phải đối mặt trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình.

Những thách thức về sự khác biệt giá trị và quan điểm giữa sinh viên và gia đình

Có 74,5% sinh viên trong cuộc khảo sát cho rằng sự khác biệt về quan điểm và giá trị chính là một trong những thách thức to lớn mà sinh viên và gia đình của họ gặp phải trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình.

Các thành viên trong gia đình không phải lúc nào cũng hiểu và đồng lòng với mọi suy nghĩ và quyết định của nhau Đôi khi chúng ta có thể có những tư duy, quan điểm khác biệt hoặc bất đồng Mỗi người luôn có cái

“tôi” riêng của mình và luôn muốn bảo vệ cái “tôi” đó Từ những bất đồng trong cách suy nghĩ sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, cãi vã trong cách

GIA ĐÌNH ” _ NHÓM 15 nhìn nhận về cuộc sống Những cuộc mâu thuẫn, cãi vã đó sẽ làm rạn nứt dần dần mối quan hệ tốt đẹp của gia đình, gia đình sẽ không còn là chỗ dựa và là nơi trút bầu tâm sự nữa vì họ cảm thấy mình không được ủng hộ và ngày càng bị mất dần tiếng nói chung Việc không nhận được những lời khuyên đúng đắn từ các thành viên trong gia đình sẽ khiến mọi người dễ dàng sa ngã vào những tệ nạn và dễ dàng bị lôi kéo vào làm những chuyện trái với pháp luật quy định.

Ngoài những thách thức đã được nêu trên, còn có những thách thức và nguyên nhân đáng lo ngại khác mà sinh viên gặp phải trong việc duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với gia đình như là: Sự thiếu hiểu biết và thông cảm (56,4%), sự thiếu thời gian (54,5%), thiếu sự tin tưởng (40%),

THÁI ĐỘ THỜ Ơ, THIẾU TRÁCH NHIỆM VỚI CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH CỦA MỘT BỘ PHẬN NHỎ SINH VIÊN

Nguyên nhân khiến một bộ phận nhỏ sinh viên thờ ơ, ít quan tâm đến các mối quan hệ

tâm đến các mối quan hệ trong gia đình

Mối quan hệ gia đình là nền tảng vững chắc, là nguồn cảm hứng và là điểm tựa tinh thần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người Tuy nhiên, có một số ít sinh viên có thái độ thờ ơ và thiếu trách nhiệm đối với gia đình, điều đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Nguyên nhân từ phía gia đình: Theo khảo sát thì có tới 69,1% sinh viên lựa chọn nguyên nhân dẫn đến thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm là từ phía gia đình Vì gia đình chính là nơi ảnh hưởng trực tiếp tới sự định hình, phát triển nhân cách con người.

Gia đình không quan tâm, chăm sóc dễ hình thành thái độ vô cảm, thờ ơ.

Phụ huynh chỉ chú trọng đến việc học tập, mà không bồi dưỡng nhân cách và rèn cho con những đức tính tốt như tương thân tương ái, yêu thương, đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh.

Bố mẹ chiều chuộng và đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách vô điều kiện khiến con trở nên ích kỷ, chỉ biết nhận và không biết cho đi.

Bố mẹ đánh mắng, chì chiết con cái vô lý khiến con chai sạn về mặt cảm xúc.

Tác động từ xã hội: Nếu như gia đình là nơi ảnh hưởng trực tiếp tới sự định hình, phát triển nhân cách con người thì xã hội sẽ là nơi thử thách, đánh giá sự trưởng thành của nhân cách đó.

Quá nhiều áp lực trong cuộc sống như áp lực học tập và công việc, sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi khiến cho chúng ta không còn thời gian để quan tâm đến những thứ xung quanh, vì vậy chiếm tỉ lệ khá cao sinh viên đồng tình với nguyên nhân này với 24 phiếu bình chọn.

Với tỉ lệ bình chọn khá cao 47,3% thì nguyên nhân khác dẫn đến thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của sinh viên chính là công nghệ phát triển Xã hội phát triển, thời đại công nghệ lên ngôi nên đã làm thay đổi suy nghĩ, tư duy của giới trẻ dẫn đến thiếu sự quan tâm đến cuộc sống xung quanh, ít quan tâm đến mọi người.

Khoảng cách địa lý: Sinh viên ở xa gia đình thường gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ với người thân, khoảng cách địa lý có thể làm giảm đi sự gắn kết và quan tâm.

Hậu quả của thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận nhỏ sinh viên đối với mối quan hệ gia đình

Những năm gần đây, xu hướng thái độ thờ ơ và thiếu trách nhiệm của một số sinh viên đối với gia đình đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay Thái độ lơ đãng, không quan tâm đến người thân trong gia đình không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ gia đình mà còn tác động tiêu cực tới sự

GIA ĐÌNH ” _ NHÓM 15 phát triển cá nhân và xã hội của sinh viên Sau đây là một vài hậu quả của thái độ thờ ơ và thiếu trách nhiệm của một bộ phận sinh viên đối với gia đình.

Tạo ra khoảng cách tình cảm giữa sinh viên đối với gia đình, làm mất đi sự kết nối và gắn kết với các thành viên trong gia đình, thậm chí có thể làm rạn nứt tình cảm gia đình mà không thể khắc phục Hầu hết sinh viên đều đồng tình với hậu quả khiến cho tình cảm ngày càng xa cách với 34 phiếu bình chọn.

Khi sinh viên không chịu quan tâm, không dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ với người thân, sự gắn kết với gia đình bị suy giảm, gia đình trở nên xa cách và mất đi sự đồng thuận, sự hỗ trợ tinh thần cần thiết. Thiếu sự quan tâm, cảm giác cô đơn, không chia sẻ cùng với người thân và tìm kiếm sự hỗ trợ có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của các thói quen không lành mạnh.

Thái độ sống thờ ơ, vô trách nhiệm khiến cho không khí gia đình thêm căng thẳng và không hòa thuận, dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình gây ảnh hưởng đến tinh thần. Ảnh hưởng đến sự phát triển và học tập, bỏ lỡ cơ hội để học hỏi từ gia đình và xây dựng các giá trị quan trọng Dẫn đến việc sinh viên không đạt được tiến bộ trong học tập và sự phát triển cá nhân.

Tóm lại, thái độ thờ ơ và thiếu trách nhiệm của sinh viên đối với mối quan hệ gia đình có thể gây ra nhiều hậu quả đáng lo ngại và ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong gia đình Việc nhận thức về vấn đề này và tìm cách cải thiện mối quan hệ gia đình là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự hòa thuận và sự phát triển vững mạnh của gia đình.

Các bước cải thiện, nâng cao thái độ và trách nhiệm của sinh viên trong mối quan hệ

Mối quan hệ gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người Để tạo nên một môi trường gia đình lành mạnh và hòa thuận, sinh viên có thể thực hiện các bước sau:

Dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đến gia đình.

Tham gia các hoạt động gia đình như nấu ăn, đi chơi để tạo ra những kỷ niệm trân quý và củng cố mối quan hệ.

Tìm kiếm lời khuyên và hỗ trợ từ gia đình khi cần thiết bởi vì gia đình là nguồn tư vấn đáng tin cậy.

Dành nhiều thời gian cho gia đình để tạo sự kết nối giữa các thành viên. Biết trân trọng, yêu quý những người thân xung quanh mình.

Cư xử đúng mực với các thành viên trong gia đình.

Các lợi ích của việc cải thiện thái độ và trách nhiệm trong mối quan hệ gia đình

Gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người Đó là tổ ấm, chỗ dựa tinh thần để mỗi khi để mỗi khi ta gặp khó khăn trong cuộc có thể trở về để được chia sẻ, bảo vệ, chở che Theo kết quả của phiếu khảo sát, chúng ta có thể thấy được hầu hết sinh viên cảm thấy việc duy trì mối quan hệ tốt với gia đình rất quan trọng Qua đó, những lợi ích của việc cải thiện thái độ và trách nhiệm trong mối quan hệ gia đình:

Tạo ra một bầu không khí gia đình thoải mái, ấm cúng, hòa thuận, điều này giúp củng cố mối quan hệ và tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa các thành viên trong gia đình.

Tạo điều kiện cho sự phát triển tích cực của con người, gia đình là nơi thúc đẩy sự phát triển kỹ năng và kiến thức, sự khích lệ và hỗ trợ từ gia đình giúp chúng ta tự tin hơn, sáng tạo hơn và phát triển tố chất của bản thân.

Tạo điều kiện thúc đẩy việc học tập và phát triển của sinh viên.

Tạo ra một môi trường an toàn và ổn định, cho ta cảm giác an toàn, bình yên để phát triển

CHƯƠNG 6 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CON CHÁU ĐỐI VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ VÀ NGƯỢC LẠI

Gia đình là điểm tựa, gốc rễ của tình yêu thương mà mỗi thành viên cần vun đắp Để duy trì mối quan hệ gia đình bền chặt, đòi hỏi sự hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân Con cháu cần có trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, trong khi ông bà, cha mẹ cần tạo dựng nền tảng yêu thương vững chắc Sự hiểu biết này đóng vai trò nền tảng giúp xây dựng một gia đình hạnh phúc, nơi mỗi thành viên được chữa lành và được yêu thương vô điều kiện.

Khảo sát cho thấy 83,6% sinh viên cho rằng việc duy trì một mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình cần sự nỗ lực từ cả hai phía Vậy chúng ta cùng tìm hiểu quyền, nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và quyền, nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cháu như thế nào.

Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ:

Theo luật hôn nhân và gia đình, con cái có quyền và nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; trường hợp ông bà không có con để nuôi dưỡng thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà.

Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Con cháu trong gia đình còn có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc giữ gìn văn hóa, truyền thống đạo đức của gia đình, dòng tộc; chăm lo tới việc thờ tự, cúng giỗ,

Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cháu:

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức và trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giám hộ hoặc đại diện theo quy định cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu. Ông bà có trách nhiệm sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trường hợp, cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - tiểu luận đề tài thái độ và trách nhiệm của sinh viêntrong các mối quan hệ với gia đình
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w