Hướng tới kỷ niệm 10năm thành lập trường, đánh dấu một chặng đường của hành trình vì sự nghiệp giáodục, việc đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo sẽ giúp Trường đánh giá được nhucầu thực
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
Cơ sở để xây dựng đề án
- Quyết định số 1450/QĐ-TTg ngày 19 tháng 08 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột.
- Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
2.1.2 Các kiến thức, khái niệm có liên quan đến đề án
- Khái niệm dịch vụ: Theo Philip Kotler (2003) cho rằng dịch vụ là mọi hành động và lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất 1 Theo Zeithaml & Britner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng 2 Như vậy, dịch vụ đề cập đến việc cung cấp giá trị hoặc lợi ích cho người tiêu dùng thông qua các hoạt động, sản phẩm hoặc quy trình Dịch vụ có thể bao gồm một loạt các hoạt động, từ việc cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, giải quyết vấn đề, đến việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất.
- Sự hài lòng: Theo Hansemark và Albinsson (2004): “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn” 3 Theo Philip Kotler (2006): sự thỏa mãn – sự hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của người đó Nếu kết quả thực tế kém hơn so với kỳ vọng thì khách hàng sẽ không hài lòng Nếu kết quả thực tế tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng Nếu kết quả thực tế vượt quá sự mong đợi thì khách hàng rất hài lòng, vui sướng 4 Như vậy, hài lòng là một trạng thái tinh thần tích cực mà một cá nhân hoặc nhóm cảm thấy thoả mãn với một trải nghiệm hoặc tình huống.
- Dịch vụ đào tạo đại học: là các hoạt động và quy trình mà các trường đại học cung cấp để giáo dục và đào tạo sinh viên Dịch vụ này không chỉ giới hạn trong lớp học mà còn bao gồm các hoạt động hỗ trợ sinh viên, tư vấn việc làm giới thiệu cơ hội thực tập và nghiên cứu, cung cấp dịch vụ học tập từ xa Theo Green và Harvey (1993) đã đề cập đến năm khía cạnh của chất lượng giáo dục: chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc), là sự hoàn hảo (kết quả hoàn thiện, không sai sót), là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu của khách hàng), là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đánh giá để đầu tư); là sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác) 5 Như vậy, Dịch vụ đào tạo đại học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên phát triển kỹ năng, kiến thức, và lòng tự tin để họ có thể đạt được mục tiêu học tập và nghề nghiệp của mình.
- Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL(Parasuruman,1988) 6 : Ban đầu, Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thang đo gồm mười thành phần, sau đó hiệu chỉnh mô hình và đi đến kết luận chất lượng dịch vụ gồm năm thành phần cơ bản gồm: Độ hữu hình (Tangibility), Độ tin cậy (Reliability), Độ đáp ứng (Responsiveness), Sự đảm bảo (Assurance), Độ thấu cảm (Empathy) Các khái niệm về đo sự khác biệt giữa kỳ vọng và nhận thức để xác định điểm chênh lệch trong SERVQUAL tỏ ra rất hữu ích khi đánh giá mức độ chất lượng dịch vụ Parasuraman và cộng sự cho rằng, với những thay đổi nhỏ, SERVQUAL có thể thích nghi với bất kỳ tổ chức, dịch vụ nào Nó cũng có thể giúp các nhà quản lý xác định được vị trí mà ở đó hiệu suất sự cải thiện có thể đạt mục tiêu tốt nhất
- Mô hình xác định chất lượng dịch vụ SERVPERF: Cronin & Taylor (1992) đã giới thiệu thang đo SERVPERF xác định chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận 7 Nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng của khách hàng mà tiền đề này có ảnh hưởng đến cường độ mua sản phẩm/dịch vụ của khách hàng hơn là chất lượng dịch vụ.
- Thang đo SERVPERF đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn thời gian và chi phí khảo sát cho kết quả chính xác, độ tin cậy cao hơn so với thang đo SERVQUAL.Tuy nhiên thang đo này không thể hiện được thông tin then chốt ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng, đó là sự kỳ vọng của khách hàng.
- Mô hình chỉ số hài lòng của Hoa Kỳ (ACSI )là một công cụ đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ tại Hoa Kỳ 8 Mô hình này thường sử dụng các điểm số từ 0 đến 100 để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, với điểm số cao hơn cho thấy mức độ hài lòng cao hơn ACSI thu thập dữ liệu từ khảo sát và phản hồi từ người tiêu dùng để tạo ra các chỉ số đánh giá chất lượng và hài lòng của khách hàng đối với các ngành công nghiệp khác nhau, từ dịch vụ công cộng đến sản phẩm tiêu dùng.
- Mô hình chỉ số hài lòng châu Âu (ECSI - European Customer Satisfaction Index) là một công cụ đo lường sự hài lòng của khách hàng trong khu vực châu Âu 9 Tương tự như ACSI ở Hoa Kỳ, ECSI cũng sử dụng các phương pháp khảo sát và phản hồi từ người tiêu dùng để đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với sản phẩm, dịch vụ, và trải nghiệm khách hàng ECSI thường cung cấp các chỉ số hài lòng dựa trên các yếu tố như chất lượng sản phẩm, hiệu suất dịch vụ, giá cả và tương tác với khách hàng Điểm số của ECSI cũng thường được thể hiện dưới dạng một điểm số từ 0 đến 100, với điểm số cao hơn cho thấy mức độ hài lòng cao hơn của khách hàng.
- Phương pháp phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis – EFA) 10 : Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà ta có thể sử dụng được Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (một nhân tố đại diện cho một số biến) EFA được sử dụng trong trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít, không có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau nhằm thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau như hồi qui hay phân tích biệt số Để sử dụng EFA, trước hết phải đánh giá độ tin cậy của thang đo Hệ số α của
Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Công thức tính α: α = Nρ/[1 + ρ(N-1)] ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi.
- Phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) 11 cung cấp các công cụ phân tích thống kê, bao gồm kiểm định giả thuyết, phân tích biến số phụ thuộc, phân tích phương sai, hồi quy tuyến tính, phân tích nhân tố.
- Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient) là một độ đo thống kê được sử dụng để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến số định lượng 12
- Thang đo Likert là một công cụ đo lường mức độ cảm nhận, ý kiến của đối tượng tham gia khảo sát đối với một vấn đề cụ thể 13 Các sự lựa chọn ở câu trả lời theo mức độ thường được mã hoá bằng các số theo thứ tự tăng dần (1;2;3;
…) Thang đo Likert 5 (hay thang đo Likert 5 điểm) cung cấp năm tùy chọn khác nhau theo mức độ tăng hoặc giảm dần trong các sự lựa chọn.
2.1.3 Tình hình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp, sản phẩm của đề án
Các nghiên cứu trên thế giới
- Robson Aparecido dos Santos Boni và cộng sự (2022) Brazil với nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hạnh phúc và sự hài lòng của sinh viên y khoa trong bốn năm đầu học tại trường y tư nhân Brazil 14 Nghiên cứu thực hiện với 330 sinh viên có kết quả là những sinh viên với tính cách tích cực, lạc quan và nhận thức tốt về sức khỏe sẽ có xu hướng hạnh phúc và hài lòng hơn.
Bối cảnh thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương, liên quan đến đề án
- Theo Quyết định 1450/QĐ – TTg ngày 19 tháng 08 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ, Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột được thành lập.
- Địa chỉ: Số 298 Hà Huy Tập, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak lak.
Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột là trường đại học chuyên đào tạo khối ngành chăm sóc sức khỏe Trường áp dụng mô hình đào tạo Viện - Trường kết hợp đầu tiên trong khu vực Tây Nguyên, tập trung vào việc kết hợp nghiên cứu, đào tạo, chẩn đoán và điều trị Mô hình này cung cấp điều kiện cần thiết cho công tác đào tạo, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột.
Khi mới thành lập, Trường chỉ đào tạo 2 ngành là Y Khoa và Dược học trong hệ đào tạo Đại học chính quy Từ năm 2020, Trường mở thêm 02 ngành đào tạo Điều dưỡng và Y tế công cộng.
Nhiệm vụ của đề án và giải pháp thực hiện
2.3.1 Xây dựng thang đo sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột giai đoạn 2024 – 2025.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết và thang đo SERVQUAL đồng thời kết hợp nghiên cứu định tính tham khảo ý kiến của các Giảng viên đang giảng dạy tại Trường Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột gồm các yếu tố ảnh hưởng: Cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng dạy, dịch vụ hỗ trợ sinh viên, hoạt động phong trào, hình ảnh thương hiệu, thực hành lâm sàng.
Bước 1: Xây dựng thang đo sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo dựa trên các yếu tố và nội dung như Bảng 2.1
Bảng 2.1 Các yếu tố và nội dung của thang đo sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo.
Yếu tố Mã câu Nội dung
Cơ sở vật chất CV1 Phòng học thoáng mát, đảm bảo nhu cầu số lượng chỗ ngồi, âm thanh ánh sáng.
CV2 Phòng thực hành đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất….cho hoạt động dạy và thực hành.
CV3 Nhà vệ sinh sạch sẽ.
CV4 Hệ thống wifi, phần mềm hỗ trợ tốt cho hoạt động học tập CV5 Thư viện có tài liệu tham khảo đáp ứng số lượng và chất lượng Chương trình đào tạo CT6 Được cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường
CT7 Được phổ biến về nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện, các chế độ, chính sách học bổng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn…
CT8 Được tạo điều kiện học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện ( sử dụng hệ thống thư viện, trang thiết bị, , thông tin hướng dẫn, tham gia nghiên cứu hội nghị kỹ thuật, các hoạt động giao lưu trao đổi sinh viên, tư vấn hướng nghiệp hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đột xuất….
CT9 Được hưởng các chế độ chính sách xét học bổng học tập, học bổng do các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành.
CT10 Được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại liên quan đến quyền lợi và lợi ích chính đáng của sinh viên.
CT11 Được cấp bảng điểm học tập và rèn luyện, giấy xác nhận sinh viên, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính.
Yếu tố Mã câu Nội dung
CT12 Được giáo dục tuyên truyền về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phổ biến pháp
CT3 Được phát triển về kỹ năng mềm như giao tiếp, trình bày, làm việc nhóm, giải quyết xung đột, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý thông tin, tự học tự nghiên cứu và suy nghĩ sáng tạo thể chất.
CT14 Được tư vấn và tầm soát các vấn đề liên quan đến tâm lý và sức khỏe tâm thần.
CT15 Được cung cấp đầy đủ thông tin về kế hoạch học tập theo học kỳ/năm học bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy và học, lịch học, lịch thi…
CT16 Được cố vấn học tập và tư vấn, hỗ trợ thông tin và định hướng quá trình học tập, rèn luyện, thực hiện quy chế đào tạo, quyền và nghĩa vụ sinh viên. Đội ngũ giảng dạy GD17 GV đảm bảo chất lượng giờ giảng
(đúng giờ, đúng kế hoạch giảng dạy, sử dụng thời gian hiệu quả).
GD18 GV cung cấp tài liệu bài giảng và phương pháp học tập cho sinh viên từ đầu khóa học.
GD19 GV cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết nhằm giúp sinh viên thuận tiện trao đổi học tập.
GD20 GV có phương pháp sư phạm tốt, bài giảng có cấu trúc, nội dung rõ ràng, dễ hiểu, có liên hệ với thực tế giúp bài thực hành sinh động hơn.
GD21 GV nhiệt tình, cởi mở, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của sinh viên một cách thỏa đáng và chỉ ra những thiếu sót của sinh viên trong quá trình thực hành. GD22 GV có kiến thức chuyên môn tốt, cập nhật kịp thời về nội dung giảng dạy Hoạt động hỗ trợ sinh viên
DV23 Đề cương chi tiết học phần được cung cấp từ đầu học kỳ/năm học.
Yếu tố Mã câu Nội dung
DV24 Đội ngũ hỗ trợ có thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng sinh viên.
DV25 Đội ngũ hỗ trợ luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên.
DV26 Có các chương trình hỗ trợ cho sinh viên có nhu cầu đặc biệt.
DV27 Thông tin trên website đa dạng, phong phú và cập nhật.
Hoạt động phong trào PT28 Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên – Hội sinh viên.
PT29 Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động kỹ năng mềm cần thiết.
PT30 Đáp ứng tốt nhu cầu văn nghệ, thể thao của sinh viên Hình ảnh thương hiệu HA31 Trường đại học có uy tín.
HA32 Danh tiếng của trường có ảnh hưởng tốt đến giá trị tấm bằng tốt nghiệp HA33 Có nhiều sinh viên của trường thành công Thực hành lâm sàng LS34 Được các Bác sĩ và Dược sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột trực tiếp hướng dẫn.
LS35 Được phân công lịch trực, lịch thực tập tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn
Ma Thuột phù hợp với thời gian học tập trên lớp
LS36 Được tiếp cận, trao đổi thông tin trực tiếp với người bệnh.
LS37 Được tham gia giao ban khoa phòng thường xuyên.
- Sinh viên tham gia cung cấp thông tin theo Bảng 2.2
Bảng 2.2 Bảng thông tin sinh viên tham gia khảo sát
Mã biến Nội dung Định danh
HKTT Hộ khẩu thường trú Thành thị
NHT Nơi ở hiện tại Ở với gia đình Ở ký túc xá Ở trọ
SINH VIÊNN Sinh viên năm Thứ 1
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
KQHT Kết quả học tập Loại xuất sắc
Loại giỏi Loại khá Loại trung bình Loại yếu
Kết quả rèn luyện Loại xuất sắc
Loại tốt Loại khá Loại trung bình Loại yếu
- Công cụ khảo sát: Bảng khảo sát đo lường sự hài lòng của sinh viên được trình bày dưới thang đo Likert 5 điểm ( 1: Rất hài lòng,2: không hài lòng,3: không có ý kiến, 4:Hài lòng, 5: Rất hài lòng)
Bước 2: Thảo luận nhóm để chỉnh sửa thang đo cho phù hợp.
- Thực hiện thảo luận trên sinh viên Mỗi lớp chọn 3 sinh viên, tiến hành thảo luận nhóm (Phụ lục) trên 33 sinh viên (5 lớp dược chính quy và 6 lớp y chính quy) để ghi nhận ý kiến của sinh viên về những câu hỏi, thông tin chưa rõ để điều chỉnh. Bước 3: Khảo sát sinh viên
- Phát phiếu khảo sát giấy đến từng lớp, được thực hiện vào giờ giải lao.
- Thu thập phiếu khảo sát sau giờ học.
- Làm sạch dữ liệu theo tiêu chí loại trừ
- Mã hóa và nhập dữ liệu.
Bước 4: Thống kê mô tả
Sinh viên đang theo học hệ đại học chính quy tại trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột.
Là người có quốc tịch Việt Nam
- Tiêu chí loại trừ mẫu:
Không hoàn thành bảng khảo sát
- Đặc điểm mẫu nghiên cứu : Thống kê tần số và tỷ lệ phần trăm.
Bước 5: Đánh giá độ tin cậy của thang đo
- Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’ Alpha (CA). Tiêu chuẩn để đánh giá độ tin cậy của thang đo:
Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.
Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.
Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện Bước 6: Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Nghiên cứu được tiến hành bằng cách khảo sát toàn bộ mẫu là 1.450 sinh viên là sinh viên chính quy đang học tại trường.
- Sau khi khảo sát, các bảng câu hỏi thu thập được sẽ được làm sạch và nhập vào cơ sở dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu gồm thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, thực hiện hồi quy và kiểm định mối liên hệ giữa các yếu tố.
2.3.2 Đo lường mức độ liên quan của từng yếu tố đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo giai đoạn 2024 - 2025
Bước 1: Hệ số tương quan Peason.
- Hệ số này đo lường mức độ mà hai biến thay đổi cùng nhau Nó nằm trong khoảng từ -1 đến 1, trong đó:
Nếu hệ số là 1, có một mối quan hệ tuyến tính hoàn toàn tích cực giữa hai biến.
Nếu hệ số là -1, có một mối quan hệ tuyến tính hoàn toàn tiêu cực giữa hai biến.
Nếu hệ số gần bằng 0, không có mối quan hệ tuyến tính đáng kể giữa hai biến.
- Hệ số tương quan Pearson được tính bằng cách chia tổng của tích các độ lệch chuẩn hóa của các giá trị của hai biến cho tích của độ lệch chuẩn hóa của từng biến.
Bước 2: Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
- Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến là một phương pháp thống kê được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập( biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên ).
Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:
Y là biến phụ thuộc (thường được gọi là biến mục tiêu hoặc biến phản ứng).
𝑋1,2, ,Xp là các biến độc lập.
𝛽0,1,𝛽2, ,βp là các hệ số hồi quy (tương ứng với mỗi biến độc lập).
ε là sai số ngẫu nhiên, biểu thị sự không chắc chắn hoặc những yếu tố không xác định được.
Tổ chức thực hiện đề án
- Nhóm nghiên cứu đề xuất quá trình tổ chức thực hiện đề án như Bảng 2.4
Bảng 2.4 Tổ chức thực hiện
Người thực hiện Đơn vị/ Người giám sát
Vật lực (phương tiện, cơ sở hạ tầng)
GS.TS Đặng Tuấn Đạt
PGS.TS Nguyễn Tú Anh
GS.TS Đặng Tuấn Đạt
PGS.TS Nguyễn Tú Anh
GS.TS Đặng Tuấn Đạt
GS.TS Đặng Tuấn Đạt
PGS.TS Nguyễn Tú Anh
GS.TS Đặng Tuấn Đạt
PGS.TS Nguyễn Tú Anh
Tú Anh Trần Thị Ánh Nguyệt
GS.TS Đặng Tuấn Đạt
PGS.TS Nguyễn Tú Anh
Tú Anh Trần Thị Ánh Nguyệt
GS.TS Đặng Tuấn Đạt
PGS.TS Nguyễn Tú Anh
GS.TS Đặng Tuấn Đạt
PGS.TS Nguyễn Tú Anh
Quy trình thực hiện
- Để thực hiện đề án, nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình thực hiện nhưBảng 2.5
Bảng 2.5 Quy trình thực hiện.
Xác định đối tượng nghiên cứu
Xác định vấn đề Nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu về chất lượng đạo tạo
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alơha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính
Kiểm định Chi bình phương/Fisher test
Giải pháp nâng cao sự hài lòng
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu Đề án được thực hiện nếu có liên quan đến thông tin và bí mật cá nhân tổ chức y tế (trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột ) thì phải được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu và mọi hình ảnh đều được mã hóa theo đúng quy định của pháp luật
2.7 KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
2.8 Kết quả và bàn luận
- Xây dựng thang đo sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột giai đoạn 2024 – 2025.
- Kết quả : Phiếu khảo sát các tố liên quan đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột gồm 6 yếu tố có 32 câu hỏi.
2.9 Các khó khăn, vướng mắc gặp phải khi thực hiện đề án
- Khó khăn: Sinh viên tham gia không đầy đủ, thời gian lấy ý kiến phải theo sát thời khóa biểu của từng lớp.
2.10 Tính ứng dụng, khả năng nhân rộng và phát triển đề án
- Đề án có thể được Nhà trường sử dụng khảo sát định kỳ năm học để cải tiến hoạt động đào tạo.
- Đề án có thể áp dụng với các lĩnh vực khác như chất lượng giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên.
1 Kotler, P.(2003), Marketing Managerment, 11 th Edition, NewJersey, Prentice Hall
2 Zeithaml, V.,& Bitner,M.J(2000),Services Marketing: Intergrating Customer Focus Across the Firm, 2 nd Edition,McGraw-Hill,New York.
3 Hansemark, O C., & Albinsson, M (2004) Customer satisfaction and retention: The experiences of individual employees Managing Service Quality: An International Journal, 14(1), 40-57.
4 Kotler, P., & Keller, K.L., (2006) Marketing Management Pearson Prentice
5 Harvey, L., Green, D., “Defining Quality”, Assessment and Evaluation in Higher Education, 18 (1993) 1, 9-34.
6 Parasuraman, A., Zeithaml, V A., & Berry, L L (1988), “SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality”,Journal oƒ Retailing, No 64 pp 12-40.
7 Cronin, J J., & Taylor, S A (1992), “Measuring service quality: a re- examination and extension”, Jowrnal of Marketing, No 56, pp 5S-68.
8 Berry, L.L and Parasuraman, A (1991), Marketing Services – Competing through Quality, Free Press, Macmillan, New York, NY
9 Cronin, J J., & Taylor, S.A., (1994), “SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling Performance-based and Perceptions-Minus-Expectations Measurement of Service Quality, Journal of Marketing, pp.58-125
10 Bitner, M.J and Hubbert, A.R (1994), ``Encounter satisfaction versus overall satisfaction versus quality’’, in Rust, R.T and Oliver, R.L (Eds), Service Quality: New Directions in Theory and Practice, Sage, London, pp. 72-94
11 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc Phân tích dữ liệu nghiên cứu vớiSPSS NXB Thống kê 2008: 145-168
12.Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS NXB Thống kê 2008: 145-168.
13.Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS NXB Thống kê 2008: 145-168
14.Robson Aparecido dos Santos Boni, Carlos Eduardo Paiva, Marco Antonio Oliveir,ManuscriptaMedica.2022http://dx.doi.org/10.59255/mmed.2022.69
15.Wiam Elshami, Mohamed H.Taha, Coumaravelou Saravanan Factor that affect student engagement in online learning in health professions education.
Manuscripta Medica, https://doi.org/10.1016/j.nedt.2021.105261
16.Mahbubeh Tabatabaeichehr, Samane Babaei, Peiman Alesheikh Medical students’ satisfaction level with e-learning during the Covid-19 pandemic anh its related factors : a systematic review J Educ Eval Health Prof. https://doi.org/10.3352/jeehp.2022.19.37
17.Sagir, J., Abubakar, A., &; Septiani, E (2021) Analysis of the level of student satisfaction with educational services at the Faculty of Economics and Business, University of Mataram Distribusi - Tạp chí Quản lý và Kinh doanh, 9 (2), 237–256 https://doi.org/10.29303/distribusi.v9i2.176
18.Camille Kandiko Howson andFrederico Matos Student Surveys: Measuring the Relationship between Satisfaction and Engagement Journal: Educ. Sci., 2021 https://doi.org/10.3390/educsci11060297
19.Hải,Nguyễn Chí (2021) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với chất lượng dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu
Giáo dục Châu Âu, 11 (1), 339-351 https://doi.org/10.12973/eu-jer.11.1.339
20 Trần Thị Thùy Trang, Đặng Khả Giáp, Nguyễn Thị Hồng Duyên, Trần Thùy Linh Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên sau đại học về chất lượng dịch vụ đào tạo kế toán tại các cơ sở đào tạo tại Hà Nội
American Journal of Educational Research 2018 https://www.doi.org/10.12691/EDUCATION-6-5-23
21 Văn Đức Tân Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí nghiên cứu tài chính- Marketing, số 62.2021; https://doi.org/10.52932/jfm.vi62.147
22.Nguyễn Thị Hồng Vân Phân tích sự hài lòng của sinh viên ngành dược và ngành điều dưỡng, hộ sinh về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao đẳng Y tế Bình Định giai đoạn 2021-2022 Luận văn Thạc sĩ Dược học Đại học Y Dược TP.HCM 2022
23.Nguyễn Thanh Huy Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo dược sĩ tại Trường Đại học Tây Đô năm 2023.Luận văn Thạc sĩ Dược học Đại học Y Dược TP.HCM 2023.
24.Bùi Thị Kim Phượng, Bùi Thị Vân Anh Sự hài lòng của sinh viên với phương pháp học tập kết hợp: Khảo sát trực tuyến tại một trường đại học ở Việt Nam Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu giáo dục , [Sl], tập 39, n 2, tháng 4 2023 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4723
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT
PHẦN A KHẢO SÁT CÁC NHÂN TÔ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Dưới đây là những phát biểu về các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột Các bạn vui lòng chọn điểm số tương ứng với mức độ hài lòng theo suy nghĩ về nội dung phát biểu:
Rất không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến Hài lòng Rất hài lòng
CƠ SỞ VẬT CHẤT Mã câu Phòng học thoáng mát, đảm bảo nhu cầu số lượng chỗ ngồi, âm thanh ánh sáng.
CV1 Phòng thực hành đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất….cho hoạt động dạy và thực hành.
CV2 Nhà vệ sinh sạch sẽ ① ② ③ ④ ⑤
CV3 Hệ thống wifi, phần mềm hỗ trợ tốt cho hoạt động học tập
CV4 Thư viện có tài liệu tham khảo đáp ứng số lượng và chất lượng
CV5 Thư viện có tài liệu tham khảo đáp ứng số lượng và chất lượng
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CT6 Được cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường
CT7 Được phổ biến về nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện, các chế độ, chính sách học bổng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn…
CT8 Được tạo điều kiện học tập, nghiên cứu ① ② ③ ④ ⑤ khoa học và rèn luyện ( sử dụng hệ thống thư viện, trang thiết bị, , thông tin hướng dẫn, tham gia nghiên cứu hội nghị kỹ thuật, các hoạt động giao lưu trao đổi sinh viên, tư vấn hướng nghiệp hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đột xuất….
CT9 Được hưởng các chế độ chính sách xét học bổng học tập, học bổng do các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành.
CT10 Được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại liên quan đến quyền lợi và lợi ích chính đáng của sinh viên.
CT11 Được cấp bảng điểm học tập và rèn luyện, giấy xác nhận sinh viên, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính.
CT12 Được giáo dục tuyên truyền về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phổ biến pháp
CT13 Được phát triển về kỹ năng mềm như giao tiếp, trình bày, làm việc nhóm, giải quyết xung đột, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý thông tin, tự học tự nghiên cứu và suy nghĩ sáng tạo thể chất.
CT14 Được tư vấn và tầm soát các vấn đề liên quan đến tâm lý và sức khỏe tâm thần.
CT15 Được cung cấp đầy đủ thông tin về kế hoạch học tập theo học kỳ/năm học bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy và học, lịch học, lịch thi…
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Tính ứng dụng, khả năng nhân rộng và phát triển đề án
1 Kotler, P.(2003), Marketing Managerment, 11 th Edition, NewJersey, Prentice Hall
2 Zeithaml, V.,& Bitner,M.J(2000),Services Marketing: Intergrating Customer Focus Across the Firm, 2 nd Edition,McGraw-Hill,New York.
3 Hansemark, O C., & Albinsson, M (2004) Customer satisfaction and retention: The experiences of individual employees Managing Service Quality: An International Journal, 14(1), 40-57.
4 Kotler, P., & Keller, K.L., (2006) Marketing Management Pearson Prentice
5 Harvey, L., Green, D., “Defining Quality”, Assessment and Evaluation in Higher Education, 18 (1993) 1, 9-34.
6 Parasuraman, A., Zeithaml, V A., & Berry, L L (1988), “SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality”,Journal oƒ Retailing, No 64 pp 12-40.
7 Cronin, J J., & Taylor, S A (1992), “Measuring service quality: a re- examination and extension”, Jowrnal of Marketing, No 56, pp 5S-68.
8 Berry, L.L and Parasuraman, A (1991), Marketing Services – Competing through Quality, Free Press, Macmillan, New York, NY
9 Cronin, J J., & Taylor, S.A., (1994), “SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling Performance-based and Perceptions-Minus-Expectations Measurement of Service Quality, Journal of Marketing, pp.58-125
10 Bitner, M.J and Hubbert, A.R (1994), ``Encounter satisfaction versus overall satisfaction versus quality’’, in Rust, R.T and Oliver, R.L (Eds), Service Quality: New Directions in Theory and Practice, Sage, London, pp. 72-94
11 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc Phân tích dữ liệu nghiên cứu vớiSPSS NXB Thống kê 2008: 145-168