1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận sản phẩm dự án viết về đề tài trang điểm và giao tiếp

40 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trang điểm và giao tiếp
Tác giả Đinh Đinh Analy, Nguyễn Thị Thanh Ly, Trương Thục Phương Kha, Trần Thị Anh Thư, Thái Trần Trung Tín, Nguyễn Thị Thanh Trang
Người hướng dẫn Hà Quang Thơ
Trường học Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng
Thể loại Sản phẩm dự án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 4,58 MB

Cấu trúc

  • Chương I. Đặt vấn đề (4)
  • Chương II. Trang điểm (5)
    • 1. Khái niệm (5)
    • 2. Tác dụng của trang điểm (6)
      • 2.1 Trang điểm giúp che đi những khuyết điểm và thay đổi diện mạo hoàn hảo hơn (6)
      • 2.2 Trang điểm giúp ta hiểu bản thân mình hơn (8)
      • 2.3 Trang điểm để tự tin hơn, tăng thêm phần thu hút (10)
      • 2.4 Trang điểm mang đến niềm vui (10)
      • 2.5 Trang điểm mang lại cơ hội nghề nghiệp và kinh doanh (10)
    • 3. Tác dụng phụ của việc trang điểm (11)
      • 3.1 Đau đầu (11)
      • 3.2 Các vấn đề về tóc (12)
      • 3.3 Mụn (12)
      • 3.4 Dị ứng và làm thay đổi màu da (13)
      • 3.5 Nhiễm trùng mắt (14)
      • 3.6 Vô sinh (15)
      • 3.7 Lão hóa sớm (15)
      • 3.8 Mất cân bằng hooc môn (16)
      • 3.9 Ung thư (16)
      • 3.10 Biện pháp giảm thiểu những tác dụng phụ của việc trang điểm (18)
  • Chương III. Giao tiếp (18)
    • 1. Khái niệm giao tiếp (18)
    • 2. Vai trò của giao tiếp (19)
    • 3. Phân loại giao tiếp (20)
    • 4. Chức năng của giao tiếp (23)
    • 5. Các yếu tố cấu thành của hoạt động giao tiếp (24)
    • 6. Những nguyên tắc trong giao tiếp (25)
    • 7. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả (25)
    • 8. Giao tiếp giữa các nền văn hóa (26)
    • 9. Các rào cản trong giao tiếp (27)
    • 10. Nhận xét (28)
  • Chương IV. Mối quan hệ giữa trang điểm và giao tiếp (28)
    • 1. Lợi ích của việc trang điểm trong giao tiếp (28)
      • 1.1 Trang điểm làm tăng giá trị thẩm mỹ quan, tạo thiện cảm tốt đối với đối tượng giao tiếp (28)
      • 1.2 Trang điểm giúp tự tin hơn và làm việc hiệu quả hơn (28)
      • 1.3 Trang điểm thể hiện hình ảnh cá nhân hóa (29)
      • 1.4 Trang điểm là một dạng giao tiếp phi ngôn ngữ (29)
    • 2. Những điểm cần lưu ý khi trang điểm trong giao tiếp (30)
      • 2.1 Trang điểm phù hợp với môi trường tiếp xúc (30)
      • 2.2 Duy trì sự tự nhiên, tránh việc trang điểm quá lố lăng (33)
      • 2.3 Hạn chế sử dụng mùi hương mạnh (33)
      • 2.4 Sử dụng phụ kiện đi kèm (34)
      • 2.5 Duy trì sự gọn gàng, tươm tất (34)

Nội dung

Trong quá trình giao tiếp, yếu tố trang điểm cũng đóng vai trò quan trọng.Tương tự như việc chúng ta trang điểm để làm đẹp bề ngoài, việc trang điểm trong giao tiếpcũng giúp chúng ta thể

Trang điểm

Khái niệm

Trang điểm là một hình thức làm đẹp được lưu truyền từ rất lâu đời nhưng chưa thực sự phổ biến ở thời gian trước đây Chỉ khi xã hội ngày càng phát triển, phụ nữ bắt đầu nắm giữ nhiều vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội thì trang điểm mới thực sự “bùng nổ”.

Trang điểm là hình thức tô điểm bằng các loại mỹ phẩm, giúp gương mặt trở nên hài hòa, rạng rỡ, tràn đầy sức sống Trang điểm sẽ bao gồm nhiều bước, trong đó, đánh kem

4 nền, phủ phấn, kẻ lông mày, phấn mắt và tô son là những bước cơ bản nhất Trang điểm có thể áp dụng cho cả khuôn mặt và mái tóc, tạo nên sự hài hòa, giúp các cô gái trông thu hút, che được các khuyết điểm, tôn lên vẻ đẹp và tự tin hơn với vẻ bề ngoài của mình Ngoài ra, trang điểm không chỉ dừng lại ở việc làm cho gương mặt trông xinh đẹp hơn, mà còn là nơi để mọi người thể hiện tính cách của mình với nhiều lối trang điểm từ nhẹ nhàng, cá tính đến sexy, quyến rũ.

Trang điểm có thể được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống, bao gồm:

+ Trang điểm cho những sự kiện đặc biệt

+ Trang điểm để lên sân khấu hoặc truyền hình

Không chỉ dành cho phụ nữ, việc trang điểm còn dành cho những chàng trai, những người thuộc cộng đồng LGBT thích được làm đẹp và che đi khuyết điểm trên gương mặt của mình Những điều trên cho thấy tầm quan trọng của của trang điểm là rất lớn đối với con người, nhất là trong thời đại xã hội ngày càng phát triển và dần trở thành một công việc không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay.

Tác dụng của trang điểm

2.1 Trang điểm giúp che đi những khuyết điểm và thay đổi diện mạo hoàn hảo hơn

Trang điểm có thể giúp bạn hiểu bản thân mình hơn theo một số cách sau:

Trang điểm có thể giúp che đi những khuyết điểm trên da bằng cách sử dụng các sản phẩm và kỹ thuật phù hợp Dưới đây là cách trang điểm có thể che đi một số khuyết điểm phổ biến:

Mụn trứng cá: Sử dụng kem che khuyết điểm (concealer) để che điểm trên mụn hoặc vết thâm mụn Chọn một sản phẩm có màu phù hợp với da của bạn Sau đó, áp dụng một lớp mỏng concealer lên mụn hoặc vết thâm, sau đó dùng một bọt mút hoặc đầu ngón tay nhẹ nhàng tán đều sản phẩm Cuối cùng, sử dụng phấn phủ để cố định.

Quầng thâm dưới mắt: Sử dụng concealer có màu sáng hơn so với da xung quanh để che đi quầng thâm Áp dụng concealer theo dạng hình tam giác dưới mắt, từ góc trong của mắt đến mép ngoài, sau đó tán đều sản phẩm Đảm bảo chọn một sản phẩm có độ bám dày và không tạo vết nhăn.

Tàn nhang và vết nám: Sử dụng kem che khuyết điểm có khả năng che phủ cao để che điểm tàn nhang và vết nám Áp dụng sản phẩm trực tiếp lên vùng có tàn nhang hoặc vết nám, sau đó tán đều Bạn cũng có thể sử dụng kem nền với độ che phủ cao để làm mờ tàn nhang và vết nám.

Da không đều màu: Sử dụng kem nền để làm đều màu da Chọn một sản phẩm có màu phù hợp với da của bạn và áp dụng đều lên toàn bộ khuôn mặt Đảm bảo kỹ thuật tán đều để không tạo ra hiệu ứng độ dày trên vùng cần che điểm.

Vết thâm do tổn thương: Sử dụng kem che khuyết điểm để che đi các vết thâm do tổn thương hoặc sẹo trên da.

Vùng da bị đỏ: Sử dụng concealer màu xanh để che điểm các vùng da bị đỏ hoặc viêm nhiễm Màu xanh hoàn hảo với màu đỏ trên mặt và giúp làm dịu vùng da Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm trang điểm để che điểm khuyết điểm đòi hỏi kỹ thuật và chọn sản phẩm phù hợp với da của bạn.

Làm đẹp không chỉ là mô ƒt cách giúp bản thân tự tin hơn mà nó còn là cách giúp mọi người tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh Mô ƒt vài những vết nám, làn da sạm nắng, mụn hay vết thâm đã phần nào hạn chế đi vẻ đẹp tự nhiên, khiến nhiều cô gái e ngại.

Che đi những khuyết điểm “xấu xí” đó và giúp gương mă ƒt tươi sáng hơn chính là lợi ích của viê ƒc trang điểm mang lại Và đây cũng chính là lý do mà phái đẹp yêu thích công viê ƒc này Mô ƒt nền da trắng, không xuất hiê ƒn nhiều khuyết điểm sẽ giúp phái đẹp tự tin tạo dáng trước ống kính hay đối diện với người khác phái, những người xung quanh trong những sự kiê ƒn quan trọng.

Nhờ vào trang điểm, bạn cũng có thể thay đổi diện mạo hoàn hảo hơn Với những bước trang điểm “thần thánh”, bạn sẽ ch„ng phải tốn quá nhiều tiền vào viê ƒc thay đổi hình ảnh của bạn thân Đây cũng chính là lợi ích của viê ƒc trang điểm mang đến cho bạn Sau khi thực hiê ƒn, diê ƒn mạo của bạn sẽ xinh đẹp hơn, các khuyết điểm sẽ được che phủ, ngũ quan được nổi bâ ƒt hơn Trang điểm sẽ tôn lên những đặc điểm nổi bật của bạn, trang điểm còn có thể giúp điều chỉnh vóc hình khuôn mặt mà bạn yêu thích nhất Bạn có khuôn mặt to tròn, muốn thon gọn hơn, bạn có thể nhờ vào việc makeup Bạn muốn gương mă ƒt của mình đầy đặn hơn, với các thủ thuật tạo góc sáng tối của makeup sẽ điều đó hoàn toàn có thể giúp bạn.

2.2 Trang điểm giúp ta hiểu bản thân mình hơn

Nhờ có trang điểm mà chúng ta biết được mình cũng có nhiều ưu điểm, và nhận rõ khuyết điểm của mình là ở đâu Để từ đó bạn sẽ hiểu được phong cách trang điểm phù hợp để làm nổi bâ ƒt ưu điểm và che đi những khuyết điểm đó Trang điểm có thể giúp bạn hiểu bản thân mình hơn, ch„ng hạn:

Tính cách và phong cách cá nhân: Việc trang điểm có thể thể hiện tính cách và phong cách cá nhân của bạn Bạn có thể thử nghiệm với các phong cách trang điểm khác nhau để xác định điểm mạnh và điểm yếu trong việc tự thể hiện Ví dụ, bạn có thể thấy mình thoải mái với một phong cách trang điểm tự nhiên, hoặc bạn có thể thích thử nghiệm với trang điểm nghệ thuật và sáng tạo Qua quá trình này, bạn có thể hiểu rõ hơn về cái gì thực sự phản ánh cá tính và sở thích của mình.

Tự tin và tự yêu thương: Trang điểm có thể giúp nâng cao sự tự tin và tạo sự tự yêu thương đối với bản thân Khi bạn cảm thấy mình trông tốt và tự tin hơn, bạn thường có cách tiếp cận tích cực với cuộc sống và người khác Việc này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị và tiềm năng của bản thân.

Sự hiểu biết về da và làm đẹp: Trang điểm cũng đòi hỏi sự hiểu biết về da và cách làm đẹp Qua quá trình trang điểm, bạn có thể nắm vững kiến thức về làm đẹp và quá trình chăm sóc da Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách da hoạt động, cách chọn sản phẩm phù hợp, và cách duy trì sức khỏe da.

Tinh thần sáng tạo: Trang điểm là một nghệ thuật, và nó khuyến khích sự sáng tạo. Bạn có thể thử nghiệm với màu sắc, kỹ thuật, và phong cách khác nhau để thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình Qua quá trình này, bạn có thể khám phá thêm về khả năng sáng tạo và niềm đam mê trong mình.

Tuy nhiên, không nên dựa vào quá nhiều vào trang điểm để định giá bản thân Trang điểm chỉ là một phần của việc tự thể hiện và tự tin Điều quan trọng hơn là thấu hiểu giá trị thực sự của bản thân, bất kể bạn có trang điểm hay không.

Tác dụng phụ của việc trang điểm

Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ giữa mỹ phẩm và bệnh đau đầu ở con người Cụ thể, người thường xuyên trang điểm trong nhiều giờ là nhóm hay bị đau đầu nhất Nếu lạm dụng trang điểm để tạo ra những lớp son phấn dày cộp thì nguy cơ đau đầu càng tăng cao, thậm chí phát sinh những cơn đau đầu, chóng mặt và buồn nôn Sự đau đầu khi trang điểm nhiều có thể có một số nguyên nhân, mặc dù không phải lúc nào cũng xảy ra Dưới đây là một số lý do có thể gây ra sự khó chịu này: Áp lực vật lý: Khi bạn áp dụng quá nhiều sản phẩm trang điểm hoặc sử dụng chúng quá cầu kỳ, trọng lượng của sản phẩm và áp lực lên da có thể gây cảm giác căng th„ng hoặc đau đầu Đặc biệt là khi sử dụng nhiều lớp trang điểm trên mặt, có thể tạo cảm giác nặng nề và không thoải mái.

Hương liệu trong sản phẩm: Một số sản phẩm trang điểm có hương liệu hoặc thành phần không rõ nguồn gốc hoặc không phù hợp có thể gây kích ứng da hoặc gây đau đầu cho

10 một số người, đặc biệt là nếu bạn nhạy cảm với mùi hương hoặc thành phần trong sản phẩm trang điểm.

Loại sản phẩm: Sử dụng sản phẩm trang điểm không phù hợp với loại da của bạn hoặc không thích hợp cho điều kiện da có thể gây ra vấn đề về da, và đau đầu có thể là một phản ứng cơ thể đối với sự kích ứng hoặc tình trạng không thoải mái này.

Sử dụng sai cách: Khi bạn sử dụng sản phẩm trang điểm một cách không đúng cách hoặc không loại bỏ (tẩy trang) chúng một cách cẩn thận sau khi sử dụng, có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, kích ứng da và dẫn đến cảm giác đau đầu.

3.2 Các vấn đề về tóc

Trang điểm có thể tương tác với các sản phẩm chăm sóc tóc như kem định hình, xịt phủ, hoặc gel tạo kiểu Điều này có thể làm cho tóc trở nên bết dính hoặc thay đổi cấu trúc tóc.

Một số loại sản phẩm khác như bình nhuộm, máy ép, uốn, duỗi cũng làm cho tóc trở nên khô xơ, dễ rụng và khó phục hồi Việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm làm từ hóa chất có thể dẫn đến gàu, mẩn ngứa, tóc mỏng và thậm chí rụng hết tóc Sử dụng màu nhuộm tóc trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến việc mất màu tóc.

3.3 Mụn Đây là tác dụng phụ phổ biến của trang điểm mà hầu hết chúng ta đều sẽ gặp phải. Trang điểm có thể gây nên mụn khi không sử dụng hoặc bảo quản sản phẩm trang điểm đúng cách hoặc khi sử dụng sản phẩm trang điểm không phù hợp cho loại da của bạn Da bạn cũng là một phần của cơ thể như bất kỳ cơ quan nào khác Nó cũng cần hít thở và phát triển Khi bạn phủ lên da mình lớp trang điểm, bạn cũng sẽ làm tắc nghẽn nó Một số loại trang điểm ở dạng chất lỏng và kem làm tắc nghẽn các lỗ chân lông trên da Điều này dẫn đến sự hình thành mụn đầu đen, mà khi không được rửa sạch sẽ gây ra mụn trứng cá Dưới đây sẽ là một số cách trang điểm có thể gây nên mụn

Sử dụng sản phẩm trang điểm cũ: Sản phẩm trang điểm cũ thường có thể chứa vi khuẩn hoặc dầu, và khi bạn sử dụng chúng trên da, chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn Vì vậy, hãy luôn kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm trang điểm trước khi sử dụng.

Không làm sạch dụng cụ trang điểm: Nếu bạn không làm sạch dụng cụ trước khi áp dụng trang điểm, các dầu, bụi bẩn và vi khuẩn có thể tích tụ trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn.

Sử dụng sản phẩm trang điểm không phù hợp cho loại da: Một số sản phẩm trang điểm có thể chứa thành phần gây kích ứng hoặc tạo cảm giác bí bách trên da của bạn, đặc biệt nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc mụn Sử dụng sản phẩm trang điểm không phù hợp có thể gây ra mụn và viêm nhiễm.

Sử dụng sản phẩm trang điểm chứa dầu: Nếu bạn có làn da dầu hoặc da mụn, sử dụng sản phẩm trang điểm chứa dầu có thể làm tăng cơ hội tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.

3.4 Dị ứng và làm thay đổi màu da

Trang điểm có thể gây ra dị ứng da, và điều này thường xảy ra khi da của bạn phản ứng mạnh với một hoặc vài thành phần trong sản phẩm trang điểm Dị ứng da do trang điểm có thể gây ra các triệu chứng như sưng, đỏ, ngứa, nổi mẩn đỏ, hoặc viêm nhiễm Dưới đây là một số nguyên nhân gây dị ứng da khi sử dụng trang điểm:

Chất gây kích ứng da: Một số thành phần trong trang điểm, như parabens, phthalates, sulfate, và chất tồn dư có thể gây kích ứng da Các chất Paraben bao gồm ethyl-paraben, butyl-paraben và isopropyl-paraben được sử dụng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong mỹ phẩm Paraben có thể gây ra các phản ứng dị ứng khác nhau như kích ứng da, vết mẩn ngứa trên da Một chất gây dị ứng phổ biến khác trong mỹ phẩm là Salicylate có thể gây ra các cơn đau hoặc phát ban nếu bạn có làn da nhạy cảm Trong nhiều trường hợp, dị ứng không rõ ràng cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Da nhạy cảm hoặc da mụn thường dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Chất gây dị ứng cụ thể: Có thể có một số thành phần trong sản phẩm trang điểm mà da của bạn phản ứng dị ứng đặc biệt Ví dụ, một số người có thể bị dị ứng với các thành phần như lanolin, dầu khoáng, hoặc các thành phần tự nhiên như các dầu cỏ hoặc các loại hoa quả

Chất tạo mùi và màu: Hương liệu và chất màu có thể chứa hóa chất gây dị ứng Các hương liệu nhân tạo, trong đó có các hương liệu chất lượng thấp, có thể gây ra các vấn đề về da.

Giao tiếp

Khái niệm giao tiếp

Hiện nay vẫn chưa cho có sự thống nhất cao trong các nhà nghiên cứu khi bàn về giao tiếp, tuy nhiên, hiểu khái quát có thể nêu lên một khái niệm về giao tiếp như sau:

Giao tiếp là một quá trình gửi và nhận các thông điệp Quá trình đó thông qua nói, viết và đôi khi thông qua nét mặt, cử chỉ và chất giọng Nếu một ai đó gửi thông điệp cho bạn và bạn tiếp nhận nó, quá trình giao tiếp sẽ bắt đầu diễn ra.

Giao tiếp bao gồm hàng loạt yếu tố, như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác Tương ứng với các yếu tố trên thì giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác.

Khía cạnh giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những đặc điểm đặc thù của quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên giao tiếp với nhau có tính đến cả mục đích, tâm thế và ý định của nhau Quá trình giao lưu sẽ làm giàu thêm về kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia giao tiếp.

Một khía cạnh quan trọng khác của giao tiếp đó là tác động qua lại giữa hai bên Trong trường hợp này, ngôn ngữ thống nhất và cùng hiểu biết về tình huống, hoàn cảnh giao tiếp là điều kiện cần thiết bảo đảm sự tác động qua lại đạt hiệu quả Có nhiều kiểu tác động qua lại lẫn nhau, trước hết đó là sự hợp tác và sự cạnh tranh, tương ứng ứng với chúng là sự đồng tình hay sự xung đột.

Khía cạnh tri giác của giao tiếp bao hàm quá trình hình thành hình ảnh về người khác,xác định được các phẩm chất tâm lý và đặc điểm hành vi của người đó (thông qua các biểu hiện bên ngoài) Trong khi tri giác người khác cần chú ý tới các hiện tượng như: ấn tượng ban đầu, hiệu ứng cái mới, sự điển hình hóa…

Vai trò của giao tiếp

Giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, bởi vì giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển và thể hiện nhân cách của con người Thông qua hoạt động giao tiếp với những người xung quanh, tâm lý của con người được hình thành và phát triển Nhận thức rõ điều đó, việc rèn luyện giao tiếp nên được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm, uốn nắn, giáo dục các cá nhân kể từ khi con nhỏ.

Trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày

Hoạt động giao tiếp còn giúp con người thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội Con người thường xuyên giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp, trong nhiều ngữ cảnh với các mục đích khác nhau như trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục,

…Quá trình này góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội.

Giao tiếp tốt sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống và sự nghiệp Bởi trong thực tế, một người lãnh đạo có khả năng giao tiếp tốt và giải quyết hài hòa các mối quan hệ thường tạo ra tâm lý thoải mái, khai thác tối đa được tài năng của cấp dưới Từ đó nâng cao uy tín của bản thân, góp phần tạo nên tiếng nói cho riêng mình Đồng thời giúp cho quá trình lãnh đạo trở nên thuận lợi hơn và đem lại hiệu quả công việc cao hơn.

Tóm lại, giao tiếp là điều quan trọng đối với bất cứ mối quan hệ nào trong xã hội Hoạt động giao tiếp cho phép chúng ta phát triển xã hội văn minh, truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác Quá trình giao tiếp hữu hiệu rất quan trọng đối với sự thành công và mãn nguyện của chúng ta.

Phân loại giao tiếp

Có nhiều cách phân loại giao tiếp theo những căn cứ khác nhau:

Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp, người ta phân ra:

Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới.

Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị.

Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.

Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp, người ta chia ra:

Giao tiếp liên nhân cách (giữa 2 – 3 người với nhau)

Giao tiếp xã hội: là giao tiếp giữa một người với một nhóm người (như lớp học, hội nghị…)

Giao tiếp nhóm: đây là loại hình giao tiếp đặc trưng cho một tập thể nhỏ liên kết với nhau bởi hoạt động chung và nó phục vụ cho hoạt động này.

Dựa vào tính chất tiếp xúc, ta có thể chia ra làm 2 loại:

Giao tiếp trực tiếp: là loại hình giao tiếp thông dụng nhất trong mọi hoạt động của con người, trong đó các đối tượng của giao tiếp trực tiếp gặp gỡ nhau và thường dùng ngôn ngữ nói và biểu cảm để truyền cho nhau những ý nghĩ và tình cảm của mình

Giao tiếp gián tiếp: là hình thức thông qua một phương tiện trung gian khác như thư từ, sách báo, điện thoại…

Dựa vào hình thức của giao tiếp, chúng ta có:

Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp diễn ra khi cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo quy định như: làm việc ở cơ quan, trường học… Giao tiếp chính thức là giao tiếp giữa hai người hay một số người đang thực hiện một chức trách nhất định Vì vậy còn gọi là giao tiếp chức trách Phương tiện, cách thức của loại giao tiếp này thường tuân theo những quy ước nhất định, có khi được quy định h„n hoi, thậm chí được thể chế hóa.

Giao tiếp không chính thức là giao tiếp giữa những người đã có quen biết, không chú ý đến thể thức mà chủ yếu sử dụng ý riêng của những người tham gia giao tiếp Đây còn gọi là giao tiếp ý Nói cụ thể hơn, hai người nói chuyện thân mật với nhau, khi họ đã hiểu ý đồ của nhau, biết mục đích, động cơ của nhau Đó là những câu chuyện riêng tư Họ không chỉ thông báo cho nhau một thông tin gì đó, mà muốn cùng nhau chia sẻ thái độ, lập trường đối với thông tin đó Mục đích của giao tiếp loại này là để đồng cảm, chia ngọt sẻ bùi với nhau.

Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp, chúng ta có thể chia giao tiếp ra thành 3 kiểu: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng Thế tâm lý tức là vị thế tâm lý giữa hai người trong quan hệ giao tiếp, nó nói lên ai mạnh hơn ai về mặt tâm lý Thế tâm lý của một người đối với một người khác chi phối những hành vi trong giao tiếp của họ Ch„ng hạn, khi chúng ta giao tiếp với bạn bè trong lớp (là ở thế cân bằng) sẽ có những hành vi, cử chỉ, tư thế khác so với khi chúng ta giao tiếp với một người giám đốc trong cuộc phỏng vấn xin việc làm (khi mà chúng ta ở thế yếu).

Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu.

Giao tiếp vật chất diễn ra khi người ta giao tiếp với nhau bằng hành động với vật thể. Giao tiếp vật chất bắt đầu có ở trẻ cuối một tuổi, đầy hai tuổi, khi trẻ cùng chơi với đồ chơi hay một vật thể nào đó với người lớn Các hành động thực hiện ở trẻ em thuộc lứa tuổi đó có chức năng vận động biểu cảm, như để tỏ ý muốn với lấy đồ vật hay bò về phía đồ chơi v.v…

Dần dần cùng với sự phát triển của xã hội, cũng như sự phát triển của lứa tuổi, giao tiếp trở nên phức tạp hơn, bắt đầu có các phương tiện đặc thù của giao tiếp, trước hết là ngôn ngữ Giao tiếp ngôn ngữ xuất hiện như là một dạng hoạt động xác lập và vận hành quan hệ người – người bằng các tín hiệu từ ngữ Các tín hiệu này là các tín hiệu chung cho một cộng đồng cùng nói một thứ tiếng mỗi tín hiệu (một từ ch„ng hạn) gắn với vật thể hay một hiện tượng, phản ánh một nội dung nhất định Đó là nghĩa của từ Nghĩa này chung cho cả cộng đồng người nói ngôn từ đó Trong mỗi trường hợp cụ thể, một người hay một nhóm người cụ thể lại có thể có một mối quan hệ riêng đối với từ đó Thông qua hoạt động riêng của người hay nhóm người đó mà có ý riêng đối với từng người Đối với mỗi người một từ có nghĩa và ý; ý của từ phản ánh động cơ và mục đích hoạt động của từng người hoặc nhóm người Nghĩa của từ phát triển theo sự phát triển của xã hội (của cộng đồng người nói ngôn ngữ đó) ở từng người, nghĩa của từ phát triển tương ứng với trình độ học vấn của người ấy ý cùng với nghĩa của từ phản ánh vốn sống nói chung, phản ánh mức độ phát triển nhân cách của người ấy.

Giao tiếp tín hiệu: Ngôn ngữ là một loại tín hiệu nên chính giao tiếp ngôn ngữ là một loại giao tiếp tín hiệu Ngoài ra người ta còn dùng các loại tín hiệu khác để giao tiếp, như cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt… ở đây giao tiếp có một nội dung và hình thức khác phát triển, rất ăn ý với nhau theo những tín hiệu mà người ta đã thống nhất ý và nghĩa của các tín hiệu đó Có tình huống giao tiếp tín hiệu còn hiệu quả hơn cả giao tiếp ngôn ngữ Khi hai người ăn ý với nhau thì có khi ngôn ngữ trở nên thừa Dân gian phương Tây còn nói: Im lặng là vàng bạc, im lặng là đồng ý Im lặng đáng quý và để hiểu ý nhau.

Tóm lại, tùy thuộc vào góc nhìn và mục đích sử dụng mà giao tiếp được phân thành nhiều loại khác nhau.

Chức năng của giao tiếp

Giao tiếp có nhiều chức năng Có thể chia các chức năng của giao tiếp ra làm ba nhóm: các chức năng thuần túy xã hội, các chức năng tâm lý – xã hội và chức năng đồng nhất qua giao tiếp

Các chức năng xã hội

Giao tiếp mang đến tiếng nói chung hay sự tôn trọng cần thiết với các chủ thể, giúp con người xác định cách ứng xử cần thiết và phù hợp cho từng trường hợp cụ thể Thông qua việc tổ chức điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể, giao tiếp mang đến tinh thần đoàn kết hoặc các kết nối xã hội một cách hiệu quả Các tiếng nói chung được tạo ra bên cạnh sự phản ánh trong việc tiếp nhận hành vi và thái độ.

Giao tiếp còn có chức năng thông tin, giúp trao đổi và tiếp nhận đánh giá, khai thác thông tin hiệu quả Là một xã hội phải có thông tin hai chiều Từ trên xuống từ dưới lên và thông tin giữa các nhóm tập thể Từ đó mới có được sự nhìn nhận đúng và đối tượng và con người họ.

Các chức năng tâm lý – xã hội

Trong tâm lý- xã hội, giao tiếp phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội, góp phần điều chỉnh cũng như tác động hiệu quả đến tâm lý được thể hiện Con người có đặc thù là luôn có nhu cầu giao tiếp với người khác Từ đó mang đến các mối quan hệ nhất định cho các mức độ khác nhau giữa các chủ thể khác nhau.

Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch với người khác, từ đó tạo nên các điểm chung trong nhu cầu hoặc tư tưởng, đặc biệt là khi con người có thể thực hiện việc chia sẻ và cảm thông với nhau Trong cùng một nhóm, có thể hình thành hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau, Chức năng tâm lý- xã hội làm cho các mối quan hệ trở thành các quan hệ thực, bảo đảm cho sự tồn tại thực của nhóm và các quan hệ ràng buộc giữa con người với nhóm, với người thân với bạn bè, với công việc,

Chức năng đồng nhất qua giao tiếp

Là một trong những chức năng của giao tiếp, nghĩa là mỗi thành viên hòa nhịp vào nhóm, coi nhóm là mình, mình là nhóm Nhóm ở đây hiểu theo nghĩa rộng, từ hai người đến một cộng đồng lớn Chức năng này giúp tạo ra sự thống nhất, đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

Các yếu tố cấu thành của hoạt động giao tiếp

Các yếu tố cấu thành của hoạt động giao tiếp là những thành phần không thể thiếu trong quá trình truyền nhận thông tin của các bên tham gia Có thể liệt kê thành sáu yếu tố chính sau đây

Người gửi: Là người khởi xướng thông điệp, có mục đích và ý định giao tiếp với người khác Người gửi cần có sự tin tưởng, hiểu biết và phong cách giao tiếp phù hợp.

Thông điệp: Là nội dung cụ thể mà người gửi muốn truyền tải cho người nhận Thông điệp có thể được biểu hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, biểu cảm, hình ảnh, âm thanh, văn bản, v.v Thông điệp cần có tính trí tuệ và tình cảm, phù hợp với người nhận và bối cảnh giao tiếp.

Kênh truyền: Là phương tiện để thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận. Kênh truyền có thể là gặp mặt trực tiếp, điện thoại, email, thư từ, video, v.v Kênh truyền cần được lựa chọn sao cho đảm bảo tính hiệu quả, kịp thời và bảo mật của thông điệp.

Người nhận: Là người tiếp nhận thông điệp từ người gửi, có vai trò phản hồi và tương tác với người gửi Người nhận cần có sự chú ý, lắng nghe và hiểu thông điệp một cách chính xác và đầy đủ.

Phản hồi: Là những hành động, biểu hiện hay thông điệp mà người nhận đưa ra để cho người gửi biết mức độ hiểu và đồng tình với thông điệp ban đầu Phản hồi có thể là gật đầu, cười, nói, viết, v.v Phản hồi cần có tính xác thực, kịp thời và phù hợp với người gửi và bối cảnh giao tiếp.

Bối cảnh: Là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, bao gồm thời gian, địa điểm, môi trường, văn hóa, tình huống, v.v Bối cảnh cần được xem xét và điều chỉnh sao cho phù hợp với mục đích và nội dung của giao tiếp.

Những nguyên tắc trong giao tiếp

Những nguyên tắc trong giao tiếp là những quy tắc hay hướng dẫn về cách thức giao tiếp và xử lý tình huống trong giao tiếp Những nguyên tắc này rất quan trọng vì chúng giúp tạo ra một môi trường giao tiếp lành mạnh, tôn trọng, và tạo ra sự hiểu biết và đồng cảm với người khác Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp là:

Tôn trọng người khác: Đối xử với người khác một cách lịch sự, công bằng và không phân biệt đối xử. Đặt mình vào vị trí của người khác: Cố gắng hiểu quan điểm, cảm xúc và nhu cầu của người khác, không đánh giá hay phán xét.

Lắng nghe và phản hồi: Chú ý lắng nghe và phản hồi những gì người khác nói, không ngắt lời hay làm phiền.

Nói chậm và rõ ràng: Sử dụng ngôn ngữ, tránh nói nhanh hay nói lắp.

Sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp: dễ hiểu

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là khả năng truyền tải và nhận thông tin một cách rõ ràng, chính xác và thuyết phục, đồng thời biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với người khác.

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả có tầm quan trọng rất lớn trong công việc và cuộc sống, vì nó giúp tạo dựng mối quan hệ tốt, nâng cao uy tín và thành công. Để giao tiếp hiệu quả, bên cạnh việc chú ý đến các nguyên tắc thì chúng ta cũng cần chú ý đến các yếu tố sau đây:

Ngôn ngữ cơ thể: Nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự quan tâm, tôn trọng và tự tin khi giao tiếp, ví dụ như đứng th„ng, nhìn vào mắt, mỉm cười, gật đầu, v.v

Giọng nói: Nên nói với giọng tự tin, quyết đoán, rõ ràng và phù hợp với nội dung và người nghe Bạn nên tránh nói nhanh, nói lắp, nói nhỏ hay nói ngọng

Ngôn từ: Nên sử dụng ngôn từ có chọn lọc, dễ hiểu, tránh sử dụng ngôn từ thô tục, xúc phạm, hoặc có ý định gây hấn Bạn nên nói ngắn gọn, trực tiếp vào vấn đề, không nói lòng vòng hay lặp lại

Lắng nghe: Nên chú ý lắng nghe và phản hồi những gì người khác nói, không ngắt lời hay làm phiền Bạn nên hỏi thêm nếu không hiểu, hoặc tóm tắt lại nội dung để xác nhận sự hiểu biết Đồng cảm: Nên cố gắng hiểu quan điểm, cảm xúc và nhu cầu của người khác, không đánh giá hay phán xét Bạn nên sử dụng ngôn từ và cử chỉ để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và động viên

Tên riêng: Nên nhớ và sử dụng tên riêng của người đối diện trong quá trình giao tiếp, vì điều này sẽ tạo cảm giác gần gũi, thân thiện và tôn trọng

Bối cảnh: Nên xem xét và điều chỉnh bối cảnh giao tiếp sao cho phù hợp với mục đích và nội dung, bao gồm thời gian, địa điểm, môi trường, văn hóa, tình huống, v.v

Giao tiếp giữa các nền văn hóa

Giao tiếp giữa các nền văn hóa là một chủ đề rất thú vị và quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa Để giao tiếp tốt với các nền văn hóa khác nhau, cần có kiến thức, kỹ năng, thái độ và nhận thức về sự khác biệt và tương đồng giữa các nền văn hóa Bạn cũng cần có sự tôn trọng, khoan dung và cởi mở với những người đến từ các nền văn hóa khác

Giao tiếp giữa các nền văn hóa có thể mang lại nhiều lợi ích , như học hỏi được nhiều điều mới mẻ, mở rộng tầm nhìn và kết nối với nhiều người khác Giao tiếp giữa các nền văn hóa cũng có thể gặp phải những thách thức và khó khăn, như xung đột, hiểu lầm, thiếu niềm tin và kỳ thị Để khắc phục những thách thức và khó khăn trong giao tiếp giữa các nền văn hóa, có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

Tìm hiểu trước về văn hóa của người nhận thông điệp, bao gồm lịch sử, phong tục, giá trị, niềm tin và thói quen

Học một số cụm từ phổ biến bằng ngôn ngữ của người giao tiếp với mình, như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và tạm biệt

Sử dụng các ứng dụng dịch thuật để hỗ trợ bạn khi gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn đạt

Thành thật về những khó khăn trong giao tiếp và yêu cầu người bạn giao tiếp giải thích lại hoặc hỏi lại nếu bạn không hiểu hoặc nghi ngờ

Tỏ ra lắng nghe, quan tâm và tôn trọng ý kiến và cảm xúc của người bạn giao tiếp,tránh phán xét, chỉ trích hoặc châm biếm.

Các rào cản trong giao tiếp

Các rào cản trong giao tiếp là những yếu tố làm giảm hiệu quả của việc truyền nhận thông điệp giữa người gửi và người nhận Các rào cản trong giao tiếp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng một cách phổ biến là dựa vào nguồn gốc của chúng Theo đó, có thể kể đến các loại rào cản sau đây:

Rào cản ngôn ngữ: là những rào cản do sự khác biệt về ngôn ngữ, từ vựng, cách phát âm, ngữ pháp, ngữ điệu, biệt ngữ, thuật ngữ chuyên ngành, hoặc do sự sai lệch trong việc sử dụng ngôn ngữ

Rào cản tâm lý: là những rào cản do sự ảnh hưởng của tâm trạng, cảm xúc, tư duy, thái độ, định kiến, kỳ thị, sợ hãi, lo lắng, tự ti, hay bất kỳ trạng thái tâm lý nào của người giao tiếp.

Rào cản văn hóa: là những rào cản do sự khác biệt về văn hóa, giá trị, niềm tin, tập quán, phong tục, chuẩn mực, quy tắc ứng xử, hay cách thể hiện cảm xúc của người giao tiếp.

Rào cản phi ngôn ngữ: là những rào cản do sự không nhất quán, không phù hợp, hay không rõ ràng của các yếu tố phi ngôn ngữ, như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, tư thế, khoảng cách, chạm, hay âm thanh.

Nhận xét

Giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người kể từ khi con người có ý thức Nó là một trong những thành tố quan trọng nhất để tạo nên xã hội con người hiện nay Xã hội càng phát triển thì làm cho cách thức giao tiếp ngày càng trở nên phong phú và tiện lợi hơn Tuy nhiên, việc giao tiếp vẫn còn gặp rất nhiều rào cản kể cả về yếu tố khách quan hay chủ quan Việc nhận diện các rào cản đó và tìm cách vượt qua chúng là cần thiết để có thể trở thành một bậc thầy giao tiếp nhằm đạt được thành công không chỉ trong các mối quan hệ xã hội mà còn giúp chúng ta có thể đạt được thành công của chính bản thân mình.

Mối quan hệ giữa trang điểm và giao tiếp

Lợi ích của việc trang điểm trong giao tiếp

Trang điểm có rất nhiều lợi ích trong giao tiếp tùy thuộc vào mục tiêu và cách bạn sử dụng nó, sau đây là một số lợi ích chính của việc trang điểm trong giao tiếp

1.1 Trang điểm làm tăng giá trị thẩm mỹ quan, tạo thiện cảm tốt đối với đối tượng giao tiếp

Trang điểm có thể tôn lên các đặc điểm của gương mặt đồng thời che đi những khuyết điểm vốn có trên gương mặt Khi bạn che đi những điểm yếu này, bạn có thể trông tươi sáng và tự tin hơn trong giao tiếp điều này giúp làm nổi bật thu hút tạo thiện cảm với người đối diện.

1.2 Trang điểm giúp tự tin hơn và làm việc hiệu quả hơn

Nâng cao tự tin: Khi bạn biết mình trông đẹp hơn và tự tin hơn về ngoại hình của mình, bạn thường tự tin hơn trong giao tiếp Sự tự tin có thể tạo thiện cảm tốt đối với đối tượng giao tiếp và giúp bạn tạo ấn tượng tích cực.

Trong môi trường làm việc hoặc giao tiếp chuyên nghiệp, việc trang điểm tinh tế có thể giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn Điều này có thể tạo ấn tượng tích cực với đồng nghiệp và đối tác kinh doanh và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi tham gia các cuộc họp hoặc buổi làm việc Góp phần tăng tính hiệu quả của công việc.

Trang điểm là một cách để đầu tư vào bản thân và thể hiện sự quyết tâm chăm sóc ngoại hình và tinh thần Sự quyết tâm này có thể làm tăng tự tin và sự tự trọng, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn

Tóm lại, việc trang điểm có thể có tác động tích cực đến tinh thần và sự tự tin cá nhân, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và tự tin hơn trong các tình huống giao tiếp và công việc.

1.3 Trang điểm thể hiện hình ảnh cá nhân hóa

Một trong những lợi ích của trang điểm trong giao tiếp đó là góp phần tạo nên một phong cách cá nhân, tính cách, và sở thích của bạn trong mắt người giao tiếp.

Phong cách cá nhân: trang điểm có thể thể hiện phong cách cá nhân của bạn Bạn có thể chọn các màu sắc, kỹ thuật và sản phẩm phù hợp với phong cách thời trang của mình. Ch„ng hạn, việc sử dụng màu sắc sáng, đậm và nổi bật có thể thể hiện phong cách cá tính hoặc quyến rũ của bạn, trong khi trang điểm tự nhiên và tối giản có thể thể hiện phong cách nhẹ nhàng, ngọt ngào

Tính cách, sở thích: Trang điểm có thể thể hiện cảm xúc và tính cách của bạn Ví dụ, bạn có thể sử dụng trang điểm để tạo ra một diện mạo lãng mạn trong các buổi hẹn hò hoặc sử dụng trang điểm sáng để thể hiện tính tươi vui và năng động trong các sự kiện xã hội.

1.4 Trang điểm là một dạng giao tiếp phi ngôn ngữ

Trang điểm có thể được xem là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, nghĩa là nó truyền tải thông điệp mà không cần sử dụng từ ngữ hoặc ngôn ngữ Thông qua việc trang điểm, người trang điểm có thể thể hiện mình và tương tác với người khác một cách phi ngôn ngữ Ví dụ, việc sử dụng trang điểm để tạo ra một diện mạo lãng mạn có thể truyền tải thông điệp về tình yêu và lãng mạn mà không cần phải nói lời.

Trong các tình huống xã hội như tiệc tùng, sự kiện, hoặc hẹn hò, trang điểm có thể tạo cơ hội cho tương tác xã hội và giao tiếp Trang điểm đẹp có thể thu hút sự chú ý và tạo sự kết nối giữa người trang điểm và người giao tiếp với họ.

Những điểm cần lưu ý khi trang điểm trong giao tiếp

2.1 Trang điểm phù hợp với môi trường tiếp xúc

2.1.1 Trang điểm khi đi học

Quan điểm về việc trang điểm khi đi học có thể thay đổi tùy thuộc vào cá nhân và môi trường học tập cụ thể

Ngày nay xã hội ngày càng một phát triển, con người bây giờ không chỉ đơn thuần là ăn no mặc ấm như ngày xưa mà tiến tới phải là ăn ngon mặc đẹp, tất nhiên bề ngoài cũng được chú trọng nhiều hơn Ngày nay khi ra đường chúng ta không khó bắt gặp các bạn gái, kể cả bạn nam đều có một lớp trang điểm Nhưng đối với các em nhỏ lứa tuổi còn đang đi học thì sao? Không ít trường hợp mới mẫu giáo, lớn hơn là tiểu học, trung học và đại học đều có một lớp trang điểm trên mặt Vậy câu hỏi đặt ra là trong môi trường học đường có nên cho các em trang điểm hay không? Trước hết chúng ta hãy cùng xem xét các luồng ý kiến của xã hội Hiện tượng trang điểm trong học đường được hai luồng ý kiến nên và không nên tranh cãi rất nhiều.

Quan điểm nên trang điểm khi đi học:

Họ cho rằng trang điểm giúp mình trở nên đẹp và tự tin hơn, lớp trang điểm khiến mình đẹp hơn đó là điều mà khi nhìn vào gương sẽ khiến mình vui vẻ và hạnh phúc Họ cho rằng trang điểm trong học đường không xấu, miễn rằng việc trang điểm ấy ở mức nhẹ nhàng và phù hợp với nội quy, chuẩn mực của trường học Không tự nhiên mà có câu nói trang điểm và cách ăn mặc giúp làm đẹp cho đời.

Quan điểm không nên trang điểm khi đi học: Độ tuổi từ 15 đến 18 là độ tuổi dậy thì, độ tuổi đẹp nhất của mỗi cô gái, các đường nét ngày càng một hoàn thiện hơn Để mặt mộc cho ta thấy được thanh xuân, các đường nét tươi trẻ, có chút ngây thơ mà mặn mà Có người cho việc trang điểm đến trường là không cần thiết, chúng ta đến trường để học chứ không phải làm đẹp, trường học là nơi cung cấp kiến thức chứ không phải sàn trình diễn thời trang để mà các lớp trang điểm “dày cộm” xuất hiện

Cái gì cũng có hai mặt của nó và trang điểm trong học đường cũng vậy Trang điểm trong học đường sẽ làm đẹp môi trường này hơn, không phải ai sinh ra đều có một khuôn mặt đẹp, trang điểm giúp ta tươi tắn hơn, ai mà chả thích cái đẹp, khi bạn học và giảng dạy trong một lớp học ai cũng tươi tắn, gọn gàng và đẹp thì bạn sẽ có động lực và thoải mái truyền đạt kiến thức.

Ngoài ra đối với độ tuổi học sinh sinh viên về mặt tài chính chúng ta chưa có vì vậy những đồ trang điểm rẻ sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của chúng ta, nhưng hãy thử nghĩ xem đối với mức giá đó chất lượng mà nó đem lại cho chúng ta có thật sự tốt cho làn da và sức khỏe của chúng ta không? Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều sự việc khá nhức nhối vì sử dụng mỹ phẩm rẻ tiền, gây tổn hại cho làn da của chúng ta, thậm chí là phải nhập viện nguy hiểm đến tính mạng Chưa kể đến để có tiền mua mỹ phẩm không ít bạn sinh viên thà nhịn đói ăn mì tôm, nhất quyết tiết kiệm tiền mua mỹ phẩm, có một số bạn chọn cách đi làm thêm để có thêm thu nhập dẫn để ham làm bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai sau này của chúng ta.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo một cách hợp lý nhất đó là không nên cấm trang điểm khi đi học nhưng trang điểm phải ở trong một mức độ và khuôn mẫu nhất định tùy vào từng độ tuổi mà nên hay không nên trang điểm. Đối với các bạn sinh viên đã trưởng thành hơn thì các bạn có thể tô son màu đậm hơn một xíu, sử dụng kem chống nắng nâng tone da, lớp nền các bạn nên đánh một cách tự nhiên, mỏng nhẹ, không nên quá dày, màu mắt các bạn nên chọn màu nude, bấm mi không quá cong, cách trang điểm này khiến cho mắt bạn nhìn đẹp và có hồn hơn nhưng không quá lộ liễu. Đối với các em học sinh cấp 2, 3 các em tốt nhất không nên sử dụng đồ trang điểm, các em có thể sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da để có một làn da đẹp tự nhiên, nếu muốn trang điểm các em có thể chọn một số màu son hồng nhạt cánh hoa đào, màu son đem lại cảm giác tự nhiên và không gây khó chịu đối với thầy cô và bạn bè.

30 Đối với các bé học sinh tiểu học và mẫu giáo, không nên cho các em tiếp xúc với mỹ phẩm quá sớm, hãy để trẻ em là trẻ em, đẹp một cách tự nhiên.

Một số trường học có quy tắc về trang điểm và ăn mặc Học sinh cần tuân theo quy định này.

Tóm lại, quan điểm về trang điểm khi đi học là một vấn đề cá nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phong cách cá nhân, môi trường học tập, và quy tắc của trường học Quan trọng nhất là tự do cá nhân và sự thoải mái trong việc tự thể hiện thông qua trang điểm.

2.1.2 Trang điểm khi đi làm

Việc trang điểm khi đi làm được xem là một yếu tố quan trọng không thể thiếu mỗi ngày của dân công sở hay ở một số ngành nghề khác, trang điểm là cần thiết nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Do đó, có những điều nên và không nên khi trang điểm: Đừng nên để mặt mộc khi đi làm:

Nếu như bạn là người có một gương mặt đẹp, một làn da đẹp đáng mơ ước thì có thể để mặt mộc đi làm, nhưng sự thực thì ít ai có được điều đó Do vậy trang điểm vẫn luôn là yếu tố đủ để có thể tạo nên được sự rạng ngời dành cho mỗi chúng ta

Khi chúng ta trang điểm thì cũng sẽ thể hiện được sự tôn trọng đối với người nhìn. Việc để mặt mộc đi làm sẽ làm cho bản thân chúng ta cảm thấy tự ti, sở hữu một khuôn mặt hốc hác, nhợt nhạt, màu da xanh xao hoặc tối sẫm sẽ khiến cho bạn bị mất cảm tình với rất nhiều người đồng nghiệp và ngay cả với những người đi đường khi nhìn thấy bạn.

Không nên trang điểm quá đậm: Để làm nổi bật khuôn mặt của mình, nhiều người nghĩ tới việc trang điểm đậm Trong môi trường làm việc thì chỉ cần ưa nhìn mà không cần phải quá cầu kỳ trong lớp trang điểm, sẽ khiến bạn trông mất tự nhiên mà còn khiến đồng nghiệp xung quanh ngại tiếp xúc

Trang điểm nhẹ nhàng đi làm là điều hết sức cần thiết đối với bất cứ ai Tuỳ vào môi trường làm việc mà hãy lựa chọn phong cách trang điểm sao cho phù hợp để không tạo ra sự khác biệt quá lớn với những người xung quanh.

2.1.3 Trang điểm khi đi sự kiện

Trang điểm đi sự kiện cần phải xác định thời gian dự là sáng hay tối, tính chất sự kiện như thế nào để lựa chọn cách trang điểm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

Lựa chọn lớp trang điểm tự nhiên, trang nhã, không quá đậm hay nhạt, như đã nói việc trang điểm phải phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, môi trường tiếp xúc.

Chọn cách trang điểm, mỹ phẩm phù hợp màu da, da mặt tránh bị ảnh hưởng làn da, lớp nền trang điểm bị mốc gây mất thiện cảm

2.2 Duy trì sự tự nhiên, tránh việc trang điểm quá lố lăng

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w