1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật kinh tế trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

170 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Pháp Luật Kinh Tế Trong Quá Trình Đổi Mới Quản Lý Kinh Tế Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
Tác giả Xốm Xay Xi Hà Chắc
Người hướng dẫn TS. Trần Ngọc Dũng, TS. Nguyễn Bích Vân
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Luật Học
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 38,38 MB

Nội dung

Chương I: CO SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC HOÀN THIEN PHÁP LUẬTKINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ KINH TẾ Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Vai trò của Nhà nước và pháp luật trong quản lý

Trang 1

XỔM XAY Xi HÀ CHẮC

HOAN THIEN PHÁP LUẬT KINH TẾ

TRONG QUA TRÌNH Đổi MG) QUAN LÝ KINH TẾ CUA NƯỨC CONG HOA DAN CHU NHÂN DAN LAO

Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : $.05.IB asus nu uc vn

THU VEN GIAO VIÊN

I <0 ĐK 2I6 i

LUẬN AN TIEN SĨ LUẬT HOC

Nguoi hướng dan khoa hoc: 1 TS Tran Ngoc Dũng

2 TS Nguyén Bich Van

HA NỘI - 2001

Trang 2

Tôi xin cam doan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kế! luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Xốm Xay Xi Hà Chác

Trang 3

Chương I: CO SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC HOÀN THIEN PHÁP LUẬT

KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ KINH

TẾ Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Vai trò của Nhà nước và pháp luật trong quản lý kinh tế

Vai trò của pháp luật trong quản lý kinh tế

Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật kinh tế

của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Một số quan điểm về luật kinh tế và pháp luật kinh tế

Chương 2: THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT KINH TẾ CỦA LÀO

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh

Pháp luật về hợp đồng

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT KINH TẾ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO

Những nguyên tắc và phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh

tế của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Giải pháp hoàn thiện pháp luật kinh tế của Lao

KẾT LUẬN

NHŨNG CÔNG TRINH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

11

lỗi3956

6474

78

9096

106

117

117

124161164165

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết Dai hội lần thứ IV (1986), lần thứ V (1991) và lần thứ VI

(1996) của Đảng nhân dân cách mạng Lào Dang NDCM Lào) đã khẳng định

con đường phát triển của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào)

là xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa (XHCN) Su nghiệp to lớn này bao trùm các Iinh vực: Chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội Trong lĩnh vực kinh tế, đó là việc xây dựng nền

kinh tế theo cơ chế thị trường, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh

tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác bổ sung cho nhau trong một sự thống nhất.

Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, các đơn vị kinh tế bình đẳng trước pháp

luật Nhà nước xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp Việc đối mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế là nhằm phát huy khả năng, vai trò của mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức xã hội và mọi cá nhân trong sự nghiệp phát triển đất nước CHDCND Lào thực hiện việc từng bước hiện

đại hóa nền kinh tế, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài và các

tổ chức quốc tế để thu hút được nguồn vốn của nước ngoài nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đảm bảo cuộc sống của nhân dân ngày càng được

cải thiện

Việc quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường với định hướng XHCNđòi hỏi sự quản lý của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật phải được

đổi mới và hoàn thiện

Ở CHDCND Lào hiện nay, pháp luật kinh tế có vai trò rất quan

trọng Không có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, các quan hệ xã hội trong nền kinh tế không thể tồn tại và phát triển lành mạnh theo định

hướng XHCN

Trang 6

đã được đặt ra một cách cấp thiết tại Đại hội V Đảng NDCM Lào Từ năm

1991 đến nay, Quốc hội Lào đã ban hành một số đạo luật trong lĩnh vực

quản lý kinh tế như: Luật Kinh doanh, Luật Hợp đồng, Luật Phá sản doanhnghiệp, Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài tại Lào Đây làbước thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô Tuyvậy, những văn bản pháp luật này còn thô sơ, thiếu đồng bộ, chưa ổn định,làm cho các nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài chưa yên tâm đầu

tư và kinh doanh lâu dài Vì vậy, hoàn thiện pháp luật kinh tế ở Lào là đòihỏi cấp bách của việc tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, tôi chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật

kinh tế trong quá trinh đổi mới quản lý kinh tế của nước Cộng hòa dan

chủ nhan dân Lào" làm đề tài luận án tiến sĩ luật, chuyên ngành Luật Kinh

tế, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp đổi mới quản lý kinh tế ở Lào.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Về lý luận cũng như thực tiễn, vấn đề hoàn thiện pháp luật kinh tế

trong nền kinh tế thị trường đã và đang được sự quan tâm của nhiều nhà

khoa học Ở Việt Nam, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã có nhiều

công trình khoa học đề cập đến vấn đề hoàn thiện pháp luật trong điều kiện

nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Mot số nội dung chủ yếu đã

được bàn đến là: Hoàn thiện Luật kinh tế ở Việt Nam trong nên kinh tế thi

trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nguyễn Am Hiểu, Luận án PTS, Hà

Nội, 1996); Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật trong nên kinh tế thịtrường ở Việt Nam hiện nay (Chu Hồng Thanh, luận án PTS, Hà Nội,1993); Vấn dé lý luận và thực tiên xây dung và hoàn thiện hệ thông pháp

luật Việt Nam (Lê Minh Tâm, Luận án PTS, Hà Nội, 1992)

Trang 7

điều kiện nền kinh tế thị trường ở Lào Có một số tác giả viết về: Đổi mới

cơ chế quản lý trong nền kinh tếLào (Xốm Chay, Quan hệ Việt Lao, Lào

-Việt, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1993); Thực trạng và chiêu hướng di

lên của nền kinh tếLào (Mai Si Hùng, Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nha

xuất bản Chính trị quốc gia, 1993); Xdy dung và hoàn thiện hệ thống pháp luật

trong điều kiện đổi mới hiện nay ở CHDCND Lào, Chom Búp Phả Li Văn,

Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998)

Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập

đến nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau, đem lại nhiều nhận thức vàquan điểm mới, chứng minh và phát triển các quan điểm cơ bản của Đảng

và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới Nhưng trong quá trình nghiên cứu có rất nhiều quan điểm khác nhau Phần lớn nội dung nghiên cứu chú ý đến các hình thức kinh tế của quá trình phát triển, quan tâm chưa đúng mức đến

vai trò của pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường Đến nay có rất

nhiều vấn đề mới đang đặt ra trong lý luận và thực tiễn kinh tế đất nước cầnđược tiếp tục phân tích một cách khoa học và sâu sắc hơn, đặc biệt là vềpháp luật trong quản lý kinh tế và trong sản xuất kinh doanh, áp dụng pháp

luật trong cơ chế thị trường Luận án tiến sĩ luật học với đề tài "Hoàn thiện

pháp luật kinh tế trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế của nước Cộnghòa dân chủ nhân dân Lao" là công trình khoa học đầu trên nghiên cứu mộtcách có hệ thống dưới phương diện khoa học pháp lý phân tích quan điểm

về pháp luật kinh tế và đánh giá một cách cụ thể pháp luật kinh tế hiện hành

của Lào Trên cơ sở đó, luận án góp phần vào quá trình hoàn thiện pháp luật

kinh tế và nâng cao vai trò của pháp luật kinh tế trong quản lý nên kinh tế

thị trường theo định hướng XHCN ở CHDCND Lào

Trang 8

thực tiễn trong việc hoàn thiện pháp luật kinh tế của Lào, đề xuất và kiến

nghị những biện pháp hoàn thiện pháp luật kinh tế

Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là: làm rõ vai tròcủa Nhà nước và pháp luật trong cơ chế thị trường, phân tích thực trạng nền

kinh tế và pháp luật kinh tế hiện nay, từ đó rút những yêu cầu khách quan

của việc hoàn thiện pháp luật kinh tế của Lào Trong nội dung luận án, tác

giả đã thể hiện việc tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, tìm hiểu những kinh nghiệm thực tiễn của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, kinh nghiệm của các nước ASEAN, đặc biệt là kinh nghiệm điều chỉnh bằng pháp luật nền kinh tế thị

trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam Tác giả cũng đã vận dụng

những điều đã nghiên cứu và tìm hiểu được vào việc phân tích, nhận xét thực trạng pháp luật kinh tế của Lào Trên cơ sở đó, tác gia dé xuất những kiến nghị thiết thực cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật kinh tế của Lào.

4 Phạm vỉ nghiên cứu

Để quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước Lào

sử dụng nhiều công cu, biện pháp và hình thức khác nhau, trong đó, phápluật là quan trọng nhất Thông qua pháp luật, Nhà nước qui định địa vị pháp

lý cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các chủ thể kinh doanh, quiđịnh mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và các doanhnghiệp Đồng thời, Nhà nước xây dựng bộ máy và cơ chế bảo vệ người sản

xuất và người tiêu dùng thông qua việc qui định các hành vị phạm tội, hành

vị vi phạm hành chính và đề ra các chế tài tương ứng

Ở CHDCND Lào, từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi

mới (1986) đến nay, Nhà nước Lào đã ban hành nhiều văn bản pháp luật

Trang 9

số lĩnh vực chủ yếu của pháp luật kinh tế là: Pháp luật về tổ chức và hoạtđộng của các chủ thể kinh doanh, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về phá

sản doanh nghiệp, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài này là lý luận cơ bảncủa chủ nghĩa Mác - Lénin: phương pháp duy vật biện chứng và phươngpháp duy vật lịch sử Đồng thời, tác giả luận án cũng sử dụng phương pháp

phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháplôgic khi nghiên cứu đề tài này

Cùng với phương pháp luận nói trên, tác giả luận án còn sử dụng các

quan điểm của Đảng NDCM Lào về đổi mới tư duy kinh tế và tư duy pháp luật.

6 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ

thống về việc hoàn thiện pháp luật kinh tế ở Lào Luận án có một số điểm

mới chủ yếu sau đây:

- Luận án nghiên cứu vai trò của Nhà nước và pháp luật gắn với yêu cầu đổi mới kinh tế theo quan điểm đổi mới của Đảng Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước, luận án đã phân tích tính tất yếukhách quan của sự tồn tại pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở Lào Có thể xem đây là những đóng góp nhằm góp phần nâng cao nhận thức lý luận về pháp luật kinh tế.

- Luận án đã phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp

luật kinh tế của Lào Những kết luận rút ra từ thực trạng pháp luật kinh tếcủa Lào là những căn cứ thực tiễn xác đáng để hình thành phương hướng và giải pháp đối mới và hoàn thiện pháp luật kinh tế.

Trang 10

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả của việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quảquan lý kinh tế của Nhà nước CHDCN Lào, đơn giản hóa thủ tục hànhchính trong quản lý kinh tế, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho hoạt

động kinh tế Đồng thời, luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ

quan nhà nước của Lào trong việc xây dựng và ban hành những văn bản

pháp luật về kinh tế, giúp cơ quan thi hành pháp luật thi hành đúng phápluật kinh tế Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan

nghiên cứu và đào tạo luật của Lào

8 Kết cấu của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án

gồm có 3 chương với 8 mục

Chương I: Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật kinh tế

trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước Cộng hòa dân chủ nhândan Lao

Chương 2: Thực trạng pháp luật kinh tế của Lào

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luat kinh

tế của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Trang 11

Chuong I

CO SO LY LUAN CUA VIEC HOAN THIEN PHAP LUAT KINH TE

TRONG QUA TRINH DOI MỚI QUAN LY KINH TẾ

Ở NƯỚC CONG HOA DAN CHU NHÂN DAN LAO

1.1 VAI TRO CUA NHÀ NƯỚC VA PHÁP LUAT TRONG QUAN LÝ

KINH TE

1.1.1 Vai trò của Nha nước trong quản lý kinh tế

Nhà nước một mặt là thiết chế quyền lực chính trị của một (hoặc

một nhóm) giai cấp này đối với giai cấp khác trong xã hội, đồng thời còn là

quyền lực công đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội nhằm duytrì và phát triển xã hội Trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị thuộc

về giai cấp thống trị hay liên minh các giai cấp thống trị Bằng quyền lực

chính trị, giai cấp thống trị bắt các giai cấp khác phải phục tùng ý chí của

mình Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị, là bộ máy đặc

biệt để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội Sự tồn tại củaNhà nước trước hết là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, đồng thời là đạidiện cho toàn thể xã hội thực hiện những hoạt động nhằm duy trì và pháttriển xã hội

Quản lý là một tất yếu khách quan khi "có sự tác động phối hợp củanhiều người”, khi "có sự hợp tác của số đông người” [7, tr 303] Quan lý

tồn tại từ lâu trong lịch sử, từ trước khi chưa có Nhà nước và không chỉ Nhà

nước mới thực hiện chức năng quản lý Tuy nhiên, quản lý là một chức

năng, một hình thức hoạt động cơ bản của Nhà nước Cơ quan quản lý nhà

nước (cơ quan hành chính của Nhà nước) có nội dung hoạt động là đảm bảo

việc chấp hành pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả ý chí của Nhà nước

Xét về mặt kinh tế, quản lý kinh tế là các hoạt động chủ quan của

chủ thể vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, bao đảm cho hệ thống tổn tai, phát

Trang 12

triển lâu dài, trang trải vốn và lao động, bảo đảm tính độc lập và cho phép

thỏa mãn những đòi hỏi xã hội của Nhà nước và của mọi cá nhân trong hệ

thống Mục tiêu của hệ thống do Nhà nước đảm nhận, họ là chủ sở hữu của

hệ thống và là người nắm quyền lực của hệ thống Nói một cách khác, quản

lý kinh tế tùy thuộc vào chủ sở hữu của hệ thống Đây là sự khác biệt về

chất giữa quản lý XHCN và quản lý tư bản chủ nghĩa (TBCN)

Khi trình độ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hóa phát triển

chưa cao thì bản thân nền kinh tế chưa đặt ra những yêu cầu đặc biệt đối vớiquản lý nhà nước Từ khi hình thành xã hội, lúc con người có của thừa thì vấn

đề sở hữu cũng được đặt ra và trở thành tâm điểm của mọi sự tranh chấp và

xung đột giữa cá nhân, nhóm người, cộng đồng và xã hội Sở hữu, nhất là sở hữu

tư liệu sản xuất trở thành thước đo trình độ phát triển của chế độ và xã hội.

Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, quyền chiếm hữu, sử dụng và địnhđoạt tư liệu sản xuất thuộc về các tù trưởng và các thủ lĩnh trong các bộ tộc

Con người cũng được xem như là một thứ tư liệu sản xuất mà chủ sở hữu có

toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt Quyền sở hữu của thiểu số các

chủ sở hữu chi phối toàn xã hội, dẫn đến nhiều bất công (người lao động chỉ

là nô lệ và bị chà đạp hết sức dã man) và tất yếu dẫn đến sự tan rã của chế

độ chiếm hữu nô lệ Vấn đề là phải xem xét lại chế độ sở hữu về tư liệu sản

xuất của xã hội

Trong chế độ phong kiến, giai cấp phong kiến là kẻ làm chủ các tưliệu sản xuất Quyền sở hữu tư liệu sản xuất dành cho các tập đoàn phongkiến với số lượng đông hơn các thủ lĩnh dưới thời chiếm hữu nô lệ Người

lao động, về cơ bản, vị thế xã hội không được thay đổi Họ vẫn là một thứ

tài sản thuộc quyền sở hữu của chúa phong kiến Các mâu thuẫn dưới thời

chiếm hữu nô lệ vẫn không được cải thiện, mà chỉ thay đổi ở số lượng cácnhà chiếm hữu tăng lên, tạo ra sức mạnh, đối trọng đối với người lao động

lớn hơn Lịch sử đã diễn ra sự suy tàn tất yếu của chế độ phong kiến - một

Trang 13

chế độ, nếu xét dưới góc độ sở hữu, vẫn dựa trên quyền sở hữu của nhómnhỏ và con người cũng thuộc phạm trù sở hữu.

- Chế độ TBCN, để dung hòa mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và vôsản, giữa chính quyền và tư sản, Nhà nước tư bản đã thực hiện chủ thuyết đa

dạng hóa các quyền sở hữu, bao gồm: sở hữu cá nhân, sở hữu cộng đồng và

sở hữu chung Ở hình thức sở hữu cá nhân, các nhà tư sản đã tiến hành các

bước điều chỉnh cần thiết để mị dân, để né tránh mũi nhọn đấu tranh nhấtthời Các hoạt động lợi ích công cộng (thuộc sở hữu nhà nước, cộng đồngchung), được thực hiện với một tỷ lệ nhất định, nhằm không đẩy con ngườitới cái ngưỡng quá tải vì bị bóc lột và đẩy họ tới chỗ chết để khỏi buộc họlàm cách mạng lật đổ xã hội tư bản.

Tính tất yếu của việc quản lý ngày càng tăng lên theo mức độ pháttriển của nền kinh tế và gắn bó với những quan hệ ngày càng phức tạp trong

cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa Sự xuất hiện của thành phần kinh tế nhà

nước và sự can thiệp ngày càng sâu của Nhà nước vào đời sống kinh tế đã

làm tăng thêm vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ

nghĩa Quá trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đồng thời là quá trình

mà vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước tư bản ngày càng tăng lên

Ở các nước tư bản, lực lượng sản xuất phát triển, trình độ xã hội hóasản xuất cao do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tạo ra Hơn thế nữa, xu

thế quốc tế hóa đời sống kinh tế cũng như nguy cơ nổ ra các cuộc khủng

hoảng đòi hỏi các nhà nước phải can thiệp mạnh vào đời sống kinh tế nhằmbảo đảm nền kinh tế phát triển và bảo tồn chế độ tư bản Điều đó được thể hiện trên nhiều mặt: Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cácchương trình, kế hoạch, ban hành pháp luật kinh tế, các chính sách kinh tếnhư: Hàng rào thuế quan, cải cách điền địa, quốc hữu hóa hoặc tư nhân hóa

xí nghiệp, chính sách tài trợ nông dân Ngày nay, không có nhà nước nàođứng ngoài đời sống kinh tế, không có một nền kinh tế thị trường "thuần

khiết" không có sư điều tiết của Nhà nước.g :

Trang 14

Ngày nay, trên thế giới hầu như không một Nhà nước nào từ bỏ vai

trò quản lý nền kinh tế Trong các nước tư bản phát triển cũng như ở nước

Mỹ vốn được gọi là "thế giới tự do", "kinh doanh tự do” cũng được điều chỉnh

bởi cơ chế độc quyền Nhà nước hết sức sâu sắc Ngay từ những năm 20 và

30 của thế kỷ này, học thuyết của nhà kinh tế học Mỹ J Kên-xơ đã trở thành

nổi tiếng với nội dung lý thuyết điều chỉnh Nhà nước tư bản Khi phân tích

quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội, J Kên-xơ phát hiện ra rằng số

lượng tiền tệ trong lưu thông, về nguyên tắc là phụ thuộc vào sự biến độnggiá cả hàng hóa, sản lượng và thu nhập quốc tế của nền kinh tế quốc dân,

đạc biệt là rất nhạy với lãi suất Chính vì vậy, Nhà nước hoàn toàn có khả

năng can thiệp vào sự vận động của nền kinh tế bằng việc điều chỉnh khối

lượng tiền tệ trong lưu thông cho gần sát với nhu cầu giá trị J Kên-xơ cho

rằng: khi nền kinh tế bị "sốt cao" vì các "đợt sóng" dồn dập của đầu tư tựphát, thì Nhà nước có thể tăng thuế và lãi suất tín dụng tiền cho vay để hạn

chế bớt đầu tư Trong trường hợp ngược lại, Nhà nước cần thực hiện một

chính sách ưu đãi, hạ lãi suất tín dụng để tạo những kích thích "hâm nóng"nền kinh tế Trong những trường hợp cần thiết, Nhà nước cần có cơ chế phát

hành thêm tiền tệ đưa vào lưu thông và chủ động kích thích đầu tư mở rộng

thị trường, kích thích tổng cầu với điều kiện là khối lượng tiền tệ Nhà nướcphát hành ra không vượt quá khối lượng tiền tệ dự trữ trong xã hội và của

Nhà nước Lý thuyết J Kén-xo được vận dụng ở Mỹ và các nước khác nhưAnh, Pháp, Tây Đức

Quản lý kinh tế của Nhà nước tư bản hiện đại được thể hiện ở một

số nội dung sau đây:

- Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển nền kinh tế, lựa chọn khả năng phát triển kinh tế đất nước Hiện nay, nhiều nước phát triển đứngtrước yêu cầu cải cách cơ cấu kinh tế, các nhà nước tư bản tiếp tục thực hiện

cải cách theo chủ nghĩa Keynes quốc tế, trong đó chú ý đến các phương

pháp phân tích vĩ mô và đề cao vai trò của Nhà nước can thiệp vào kinh tế

Trang 15

- Nhà nước thiết lập trật tự kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, thựchiện những giới hạn và quy phạm đối với người sản xuất kinh doanh và người

tiêu dùng kể cả Nhà nước cũng phải thực hiện các quy định của pháp luật

- Nhà nước giữ chức năng quản lý kinh tế xã hội, bảo đảm ổn địnhkinh tế vĩ mô bằng chính sách kinh tế ngăn ngừa lạm phát, giải quyết nạn

thất nghiệp, thực hiện các chính sách đối với người nghèo đói và những vấn

đề xã hội, y tế, sức khỏe, môi trường

- Nhà nước đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lực tàinguyên và lao động thông qua việc ban bố các chính sách đầu tư, thực hiện

các nguồn tài trợ nhà nước, phát triển hệ sinh thái.

- Nhà nước quản lý các quan hệ ngoại thương, cấp giấy phép và hạn

ngạch xuất nhập khẩu, thực hiện các chính sách đầu tư và kiểm soát các hoạt động thương mại quốc tế trong phạm vi lãnh thổ.

Về lý thuyết, nhiều nhà lý luận đang chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả hai bàn tay là cơ chế thị trường và nhà nước, cho rằng Nhànước và cơ chế thị trường phải gắn bó chặt chế trong quá trình điều hành

kinh tế Thực tế lịch sử cho thấy Nhà nước chính là bảo đảm cho các

nguyên tắc thị trường trong nền kinh tế hiện đại Trong điều kiện hiện nay, không có Nhà nước thì không thể có tái sản xuất xã hội trên thực tế Nhànước bảo hộ cả quyền lợi của những người sản xuất và tiêu dùng, chăm lođến những vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế như sinh thái, giáo dục,khoa học, bảo hiểm xã hội Vì vậy, khi nói đến kinh tế TBCN hiện đại thìcũng phải tất yếu nói rằng đó là nền kinh tế và cạnh tranh nhưng Nhà nước

là người bảo đảm cho sự vận động của cạnh tranh, của thị trường, của toàn

bộ cơ chế kinh tế

Có thể kết luận rằng muốn ổn định và phát triển kinh tế cần phải có

một cơ chế quản lý nhà nước hoàn chỉnh, gọn nhẹ và có hiệu lực, biết điều

Trang 16

hòa hop lý các lợi ích tồn tại và vận động trong thực tế, biết gan giữa quan

lý kinh tế quốc gia với khai thác lợi ích kinh tế trong thương trường quốc tế

Chủ nghĩa Mác - Lênin xuất phát từ luận điểm cho rằng vai trò quản

lý của Nhà nước phụ thuộc vào đặc điểm và trình độ kinh tế C.Mác cho rằng:

Việc sản xuất những phương tiện vật chất trực tiếp cho

đời sống, và do đó mỗi một trình độ phát triển kinh tế của mộtdân tộc hoặc một thời đại tạo nên cơ sở để phát triển các cơ quannhà nước, các quan điểm pháp lý, nghệ thuật và thậm chí cả

những khái niệm tôn giáo của con người và cũng từ đó cho nênchúng phải được giải thích chứ không phải ngược lại như cho đếnnay người ta vẫn làm [7, tr 350]

Lênin luôn luôn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu kinh nghiệm quản lýcủa nước ngoài va quản lý kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa V.I Lénin

cho rằng:

Chủ nghĩa xã hội đâu phải là một ảo tưởng mà là do đội

tiên phong của giai cấp vô sản đã cướp được chính quyền, nắm

lấy và vận dụng những cái mà các tờ-rớt đã tạo ra Chúng ta,

Đảng của giai cấp vô sản không thể lấy đâu ra được năng lực tổchức nền sản xuất quy mô cực kỳ lớn theo kiểu tờ-rớt và như các

tờ-rớt, không lấy đâu ra được nếu không lấy ở các chuyên gia

hạng nhất của chủ nghĩa tư bản [21, tr 311]

Có thể nêu lên một số quan điểm cơ bản của V.I Lênin về chứcnang quan lý nền kinh tế của Nhà nước XHCN:

- Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước luôn gắn với trình độ kinh tế

và tính chất sản xuất của nền sản xuất xã hội

- Lénin đặc biệt nhấn mạnh đến việc Nhà nước nắm và vận dụngđúng đắn các quy luật kinh tế khách quan, các tất yếu kinh tế

Trang 17

- Trong cơ chế quản lý kinh tế cần nhấn mạnh đến việc sử dụngcông cụ pháp luật và các chính sách kinh tế trong đó các yêu cầu kinh tếkhách quan được nhận thức và vận dụng.

- Các công cụ quản lý của Nhà nước đối với kinh tế thể hiện quan hệ

giữa các lợi ích kinh tế

- Quản lý kinh tế là một bộ phận của phương thức sản xuất và cóquan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác của phương thức sản xuất xã hội

Cái khác nhau cơ bản giữa việc quản lý nhà nước về kinh tế của chủ

nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của quản lý Có thể rút ra một

số nhận xét về sự khác nhau cơ bản giữa Nhà nước XHCB và Nhà nướcTBCN trong việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế Trước hết, về mụcđích quản lý kinh tế Nhà nước TBCN lấy lợi nhuận làm cơ sở và mục tiêutối cao Mục tiêu quản lý kinh tế của Nhà nước XHCN là sự phát triển tự do

và giải phóng con người trên cơ sở phát triển các quan hệ sản xuất hàng hóa

Vấn đề đặt ra là: Nhà nước XHCN một mặt phải phát huy được

những ưu việt của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; mặt khác, phải biết kế thừa

sử dụng những hình thức kinh tế và kinh nghiệm quản lý của các nhà tư

bản, nhằm phục vu lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại", khi nói đến sự khác biệt giữa Nhà nướcXHCN và Nhà nước TBCN về quản lý kinh tế, V.I.Lênin nhấn mạnh rằng:

Trong xã hội XHCN, quan lý kinh tế chứ không phải là quản lý chính trị, có

ý nghĩa nổi bật Sau khi chính quyền vào tay nhân dân lao động thì quản lý

kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước, quản lý kinh tế trở thành vấn

đề chính trị tập trung nhất

Như vậy, Nhà nước XHCN vừa nắm quyền lực chính trị, vừa nắmquyền lực kinh tế Nhà nước nằm ngay trong guồng máy kinh tế, guỏng

máy xã hội chứ không phải là một lực lượng đứng trên xã hội

tử VIÊN BIÁO VIEN |

SK 0G |

Trang 18

Nhìn tổng quát, Nhà nước XHCN phải làm tròn hai chức năng: Trấn

áp kẻ thù và xây dựng xã hội mới; trong đó, quan trọng nhất là tổ chức,quản lý nền kinh tế Theo Lênin, Sau khi giành được chính quyền và đập tan

sự phản kháng của giai cấp bóc lột, "nhiệm vụ quản lý nhà nước trước hết

và trên hết được quy lại thành nhiệm vụ thuần túy kinh tế nói tóm lại,

nhiệm vu đó được quy thành nhiệm vụ tổ chức lại nền kinh tế" [21, tr 163].Trong điều kiện của Lào, quản lý nhà nước còn bao đảm sự định hướng

XHCN là yêu cầu khách quan bảo đảm cho toàn bộ các hoạt động kinh tếđạt được các mục tiêu đã định, tăng trưởng kinh tế có hiệu quả

Ở Việt Nam, theo quan điểm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đãchủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế tương ứng với việc đa dạnghóa các hình thức sở hữu, nhờ đó, một mặt phát huy được sự tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, mặt khác lại phát huy

được vai trò điều tiết vĩ mô tập trung của Nhà nước theo định hướng XHCN.Điều 17 Hiến pháp 1992 ghi: "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài

nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thêm luc địa và vùng trời,

phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc

các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại

giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là

của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân” Điều 23 Hiến pháp cũng phi:

"Tai san hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa " Thực tế

vừa qua bước đầu cho thấy việc đa dạng hóa các hình thức về tư liệu sảnxuất là hợp lý, nhưng các hình thức sở hữu toàn dân phải từng bước chiếmđịa vị là nền tảng và phát huy vai trò chủ đạo của nó trong cơ chế thịtrường, chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa

Nhà nước CHDCND Lào là Nhà nước kiểu mới - khác với Nhà nước

của giai cấp bóc lột Điều 2 Hiến pháp 1991 ghi: "Nha nước của Cộng hòadân chủ nhân dân Lào là Nhà nước của nhân dân Mọi quyền lực thuộc về

Trang 19

nhân dân, do nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân các bộ tộc, bao gồmcác tầng lớp trong xã hội do công nhân, nông dân và trí thức làm nòng cốt".Như vậy nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, nhân dân là nguồn gốc của

quyền lực Ông Xa Mản Vi Nha Kệt nói "Nhà nước chúng ta là Nhà nước

của dân bởi vì nhân dân là người thành lập ra" [59] Đó là một tổ chức thể

hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp

nông dân và tầng lớp trí thức Thực hiện quyền lực nhà nước và quyền làmchủ xã hội của nhân dân không những không thủ tiêu mà còn khẳng định sự

tồn tại, tôn trọng và bảo vệ địa vị làm chủ của từng cá nhân Những nhândân thực hiện quyền lực nhà nước và quyền làm chủ xã hội không phải với

tư cách từng cá nhân riêng rẽ, mà thống nhất, gắn liền và hòa hợp với quyền

lợi cộng đồng

Nhà nước CHDCND Lào bảo vệ quyền sở hữu (quyền chiếm hữu,

quyền sử dụng, quyền định đoạt) và quyền thừa kế tài sản của các tổ chức

và cá nhân Riêng đối với đất thuộc sở hữu quốc gia, Nhà nước bảo đảm

quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng và quyền thừa kế theo pháp luật (Điều 15 Hiến pháp 1991) Để khác phục tình trạng vô chủ đối với tài sản trên, Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho cá nhân và tập thể laođộng theo chính sách và pháp luật đối với tài sản không thể giao quyền sửdụng được thì Nhà nước quản lý bằng pháp luật Mặt khác, Nhà nước đóng

vai trò chủ sở hữu đối với nguồn vốn ngân sách, dự trữ quốc gia, các côngtrình và xí nghiệp của Nhà nước

Ở CHDCND Lào, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là đường lối chiến lược của

Đảng là nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước và của nhân dân các bộ tộc Lào.Nhà nước quản lý kinh tế, bảo đảm sự phát triển kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế cao sắn liền với tiến bộ xã

Trang 20

hội Hiến pháp 1991 của nước CHDCND Lào xác định: "Chế độ kinh tế ở

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là kinh tế nhiều thành phần, có mục tiêu

phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông, chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh

tế hàng hóa, làm cho kinh tế quốc dân ngày càng phát triển và không ngừngnâng cao đời sống về vat chất va tinh thần của nhân dân các bộ tộc” (Điều 13Hiến pháp 1991 của Lào) Điểm xuất phát thấp và trình độ yếu kém của nền kinh tế đang đòi hỏi phải giải quyết một loạt các vấn đề lý luận, quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật, tổ chức và thực tiễn.

Tất cả các vấn đề ấy xét cho cùng, đều liên quan tới vai trò quản lýcủa Nhà nước Trong công cuộc đổi mới và xây dựng kinh tế cũng như trong toàn bộ sự nghiệp phát triển đất nước lâu dài "Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết sthNhà nước, thực hiện nguyên tắc kết hop quản lý tập trung thống nhất của

các ngành ở trung ương với việc phân cấp trách nhiệm quản lý ở địa phương

cho phù hợp” (Điều 16 Hiến pháp 1991 của Lào) Nhà nước phải được đặt

đúng vị trí, phát huy hiệu quả quản lý quốc gia và quản lý kinh tế Trongđiều kiện hiện nay, vai trò quản lý của Nhà nước không những không giảm

đi như một số người lầm tưởng Mà ngược lại, càng có ý nghĩa rất quan

trọng tạo lập các cân đối vĩ mô, điều tiết thị trường, ngăn ngừa và xử lý cácsai phạm, tạo điều kiện và môi trường cho sản xuất kinh doanh, bảo đảmthống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, Nhà nước quản lý nền

kinh tế, quản lý các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, thông qua đó, tác động vào

thị trường tham gia vào cơ chế thị trường Nhà nước quản lý và sử dụng cáctài sản quốc gia nhằm sử dụng hợp lý và phát triển các nguồn tài sản đó.

Nhà nước hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp quốc doanh, các

doanh nghiệp tư nhân và công ty lựa chọn các mặt hàng, lĩnh vực sản xuấtkinh doanh, quy mô, khối lượng công nghệ và các hình thức kinh tế thích hợp

nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong môi trường hợp tác và cạnh tranh

Trang 21

Để thực hiện nhiệm vu đó vai trò của Nha nước CHDCND Laotrong cơ chế thị trường được thể hiện trong một số nội dung sau:

Thứ nhất, Nhà nước phải phát huy mặt tích cực của nền kinh tế thị

trường để phát triển kinh tế, phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động.

Nhà nước lợi dụng cơ chế cạnh tranh của thị trường và tự do hóa sản xuất

kinh doanh để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, khơi dậy các tiém nang của mọi cá nhân, tập thể lao động và cả toàn xã hội theo hướnghiện đại phù hợp với xu thế chung của thời đại Muốn vậy, Nhà nước cầnhạn chế tối đa những mệnh lệnh hành chính để cho các hoạt động thị trườngđược diễn ra chủ yếu trên sự hướng dẫn của các quy luật của kinh tế thị

trường [25, tr 6] Nhà nước xây dựng thị trường thống nhất trong cả nước,

có tính đến đặc thù và trình độ phát triển không đồng đều của các vùng, từng bước tích cực xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ (thị trường vốn,

thị trường chứng khoán, thị trường sức lao động ) Trong quá trình xâydựng thị trường cần tuân thủ nguyên tắc là tất cả những gi để cho thị trường

điều tiết là tốt thì để cho thị trường tự điều tiết, Nhà nước chỉ can thiệp khi hoạt động vĩ mô ảnh hưởng đến toàn cục, khi thị trường có những biểu hiện

tiêu cực cần ngăn chan

Thứ hai, Nhà nước ở tầm vĩ mô trên cơ sở nắm vững thị trường đểđiều tiết kinh tế để hạn chế mặt trái kinh tế thị trường: kinh tế thị trườngluôn thể hiện tính hai mặt: một mặt là động lực của sự phát triển, mặt khác

là khuyết tật như khủng hoảng kinh tế, lãng phí tài nguyên, phân hóa giàunghèo, đầu cơ, buôn lậu, v.v Tính chất hai mặt của kinh tế thị trường, Nhà

nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và điều tiết nền kinh

tế thị trường, xây dựng pháp luật nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế [61].

Ở CHDCND Lào, Nhà nước xây dựng các chính sách công cụ kinh tế vĩ mô

để điều tiết tổng thể nền kinh tế Mục tiêu của chính sách công cụ kinh tế vĩ

mô là hướng sức mạnh của thị trường đi đúng hướng, dựa vào luật pháp để

Trang 22

tao ra môi trường và hành lang năng động có trật tự cho các chủ thé kinh

doanh, làm lành mạnh các quan hệ thị trường Các chính sách công cụ kinh

tế vĩ mô tác động vào kinh tế thị trường rất đa dạng, trong đó có nhữngchính sách công cụ lớn như luật pháp, chính sách tài chính, chính sách đầutư, Thông qua chính sách công cụ kinh tế vĩ mô, Nhà nước giảm đến mứcthấp nhất mặt tiêu cực và hậu quả kinh tế - xã hội do cạnh tranh gây ra

nhàm đảm bảo phúc lợi công cộng cũng như công bằng xã hội.

Thứ ba, phân định rành mạch chức năng quản lý hành chính - kinh

tế của Nhà nước với quản lý kinh doanh của các đơn vị cơ sở Kế hoạchNhà nước không sa lầy vào những chi tiết gây ra cán trở cho sự tự chủ năngđộng, sáng tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh, đảm bảo được sự linhhoạt, sự phản ứng kịp thời trong sự sôi động của thị trường và cạnh tranh

Nhà nước với tư cách là thiết chế chính trị, là người đại diện cho lợi ích của

toàn xã hội phải tập trung chủ yếu vào việc định hướng điều hòa và phốihợp các lợi ích trong nền kinh tế cho phù hợp với các mục tiêu chung của

toàn xã hội

Thứ ne, Nhà nước phải xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và đồng bộhóa hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với việc dân chủ hóa nền kinh tếtheo cơ chế thị tường Nếu không có sự kiểm soát bằng pháp luật thì cạnhtranh và tự do hành nghề của kinh tế thị trường sẽ tác động tiêu cực với xãhội, vì thế kinh tế thị trường phải gắn liền với Nhà nước và Nhà nước sẽ quản lý chủ yếu bằng pháp luật Hệ thống pháp luật nhà nước phải chống độc quyền, thực hiện được sự bình đẳng, đảm bảo cho mọi công dân mọi

doanh nghiệp "được phép làm gi mà pháp luật không cấm”

Thứ năm, Nhà nước phải xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý kinh

tế có đủ phẩm chất, kiến thức và năng lực thích ứng với cơ chế thị trường,

trong điều kiện kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế là nhân tố

hết sức quan trọng để phát triển kinh tế thị trường Đội ngũ cán bộ quản lý

Trang 23

kinh tế của Nhà nước phải được trang bị kiến thức, phương pháp, kỹ thuật

và trau đồi phong cách, bản lĩnh trong công việc hàng ngày; có hiểu biết vềkinh tế, quản lý kinh tế, về pháp luật, và nắm vững đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước cũng như có phương pháp tư duy sáng tạo, có tinh thần

dám chịu trách nhiệm Đội ngũ này phải được đào tạo và đào tạo lại hết sức

công phu để trở thành đội ngũ chuyên nghiệp, có học thức, có đạo đức côngdân gương mẫu, thành thạo trong công việc và tuân thủ nghiêm ngặt của

chính sách, pháp luật của Nhà nước

Vì vậy, quản lý nhà nước về kinh tế là Nhà nước quản lý toàn bộnền kinh tế quốc dân bằng quyền lực nhà nước, thông qua pháp luật, công

cu, chính sách, lực lượng vật chất, tài chính trên tất cả các lĩnh vực bao gồmtất cả các thành phần kinh tế

1.1.2 Kinh tế thị trường và những đòi hỏi của nó đối với sựquản lý của Nhà nước

1.1.2.1 Kinh tế thị tường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường,

trong đó những vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất để làm gì, sản xuất như thếnào, sản xuất cho ai được giải quyết thông qua thị trường Trong nền kinh tếthị tường, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu

thị qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường [44, tr 108] Thái độ cư

xử của thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích của

chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường hay "ban tay vô hình".Kinh tế thị trường xuất phát như là một yếu tố khách quan không thể thiếuđược của nền kinh tế hàng hóa là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hànghóa Song không nên hiểu kinh tế thị trường đồng nhất với kinh tế hàng hóa.

Xét về mặt lịch sử, kinh tế hàng hóa có trước kinh tế thị trường

Kinh tế hàng hóa ra đời thì thị trường cũng xuất hiện, nhưng không có

Trang 24

nghĩa đó là nền kinh tế thị trường Chỉ đến khi thị tường được mở rộng,phong phú, hoàn thiện, đồng bộ cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế

hàng hóa và thị trường được coi như là một đặc trưng nổi bật của nền kinh

tế hàng hóa phát triển thì nền kinh tế thị trường mới ra đời

Kinh tế thị trường là sự hòa nhập của kinh tế hàng hóa với thị trường

để đạt tới sự quyết định và chi phối của thị trường trong sản xuất lưu thông

Kinh tế thị trường là giai đoạn cao của kinh tế hàng hóa, có nghĩa là các

loại thị trường trở thành điều kiện chi phối mãnh liệt đối với kinh tế hànghóa Sản xuất hàng hóa được quyết định bởi thị trường thông qua thị trường

và bằng sự tăng trưởng, mở rộng các loại hình thị trường

Kinh tế thị trường là sự hoạt động và phát triển khách quan của quan

hệ hàng tiền và các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh

trong đó quy luật giá trị là đặc trưng nhất Kinh tế thị trường không hoàn

toàn đối lập với kinh tế kế hoạch; lấy thị trường làm căn cứ quan trọng, kếhoạch có vai trò hướng dẫn nhất định Trong kinh tế thị trường, quan hệ -cung - cầu phản ánh khách quan mối quan hệ giữa hai chủ thể mua và bán

Trạng thái cân bằng cung cầu luôn biến đổi, tác động phụ thuộc lẫn nhau

giữa các nhân tố: giá cả, quy mô, điều kiện sản xuất, khả năng thanh toán

của người mua Đồng thời, còn có quá trình điều tiết để tạo ra sự cân bằng

giữa các nhân tố đó Giá cả là tín hiệu khách quan chỉ bảo cho người sảnxuất biết xử lý khôn khéo về ba vấn đề cốt tử nhất: sản xuất cái gì? Sản xuất

bằng cách nào? Sản xuất cho ai? Vì vậy, nắm được quy luật cung cầu là một

trong những bí quyết thành công của hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị

trường Kinh tế thị trường tạo điều kiện phát huy mọi khả năng, nâng cao ýthức trách nhiệm cá nhân, thúc đẩy tính chủ động sáng tạo, nhanh nhạy nắm

bát thị trường, thường xuyên cải tiến phương pháp tổ chức quản lý, áp dụngtiến bộ khoa học - kỹ thuật, làm cho nền kinh tế năng động có hiệu quả

Trang 25

Bên cạnh mat tích cực, kinh tế thị trường thường xuyên tao ra mat

cân đối bất hợp ly tam vĩ mô Cạnh tranh sinh ra độc quyền, buôn gian, bánlậu, lừa dao, đầu cơ, làm hàng gia, phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, lạm

phát, vi phạm đạo đức, lối sống, ô nhiễm môi trường, phá hoại thiên nhiên

Vì vậy, Nhà nước với tư cách là người điều hành, quản lý xã hội,

Nhà nước dùng pháp luật để điều hành, dùng các chính sách kinh tế và các công cụ khác để tác động, vạch ra kế hoạch để phát triển, hạn chế những

tiêu cực do nền kinh tế gây ra

1.1.2.2 Cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là tác động của hệ thống các quy luật của sản xuất

và lưu thông hàng hóa trong đó có vai trò điều tiết khách quan của quy luậtgiá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh [44, tr 109] Thông qua các

mối liên hệ kinh tế, liên hệ tài sản tất yếu trong xã hội Cơ chế thị trường là

tổng thể các nhân tố quan hệ, môi trường, động lực và quy luật vận hành

của thị trường Trong cơ chế thị trường các quan hệ tiền tệ, các quan hệ

trong sản xuất và tiêu dùng, trong kinh doanh và dịch vụ suy cho cùng đều

là quan hệ giá trị thể hiện sự cân bằng cung cầu Cơ chế thị trường đóng vai trò to lớn trong việc điều chỉnh sản xuất, gắn sản xuất kinh doanh với tiêu dùng, liên kết kinh tế thị trường thành một thể thống nhất.

Kinh tế thị trường và cơ chế thị trường gắn liền với sự phát triển củamọi quốc gia trên con đường tiến bộ lịch sử Cơ chế thị trường tác độngmạnh mẽ đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội mà trước hết là của lựclượng sản xuất Thực tiễn sôi động ở Lào gần đây đã chứng minh điều đó

Cơ chế thị trường đã bước đầu động viên được tiém năng và làm trỗi dậy

các nhân tố của thị trường Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực

trong hầu hết các hoạt động kinh tế thúc đẩy sản xuất, giao lưu hàng hóa

giữa các vùng trong nước và từng bước mở ra với thị tường khu vực, thế

Trang 26

giới Các thị trường vốn, tiền tệ, thị trường sức lao động đang hình thành.

Cơ chế thị tường có những đặc trưng sau đây:

- Các vấn đề liên quan đến việc phân bổ, sử dụng nguồn lao độngvốn, tài nguyên thiên nhiên, về cơ bản được quyết định một cách khách

quan thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, đặc biệt làquy luật cung cầu

- Tất cả các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế được tiền

tệ hóa

- Động lực thúc đẩy sẵn xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và lợi ích kinh tế được biểu hiện tập trung ở mức lợi nhuận.

- Tự do lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng từ phíacác nhà sản xuất và những người tiêu dùng thông qua các mối quan hệ kinh tế

- Thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế, đặc biệt là sự

linh hoạt của hệ thống giá cả, nền kinh tế thị trường luôn duy trì được thếcân bằng giữa mức cung và mức cầu của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ,

ít khi gây ra sự khan hiếm và thiếu thốn hàng hóa

- Cạnh tranh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả của sản xuất.

- Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa mục tiêu tăng tự do cá nhân và mục tiêu công bằng xã hội, giữa đẩy nhanh

tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng có phát

triển tương ứng.

- Cơ chế thị trường đặt người tiêu dùng vào vị trí hàng đầu nhờ sự

phát triển của sức sản xuất mới và các nhu cầu mới, cơ chế thị trường có xu hướng thỏa mãn nhu cầu không ngừng biến đổi của các nhóm dân cư sao cho phù hợp với lối sống văn hóa của họ, thay cho nguyên tắc sản xuất vàcung ứng hàng loạt, bất chấp nhu cầu

Trang 27

- Nhà doanh nghiệp là nhân vật tung tâm trong hoạt động thị

trường, là nhân tố sống động của cơ chế thị trường Nhà doanh nghiệpkhông đứng ngoài cơ chế thị trường, không có nhà doanh nghiệp thì không

có cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường và tác động của giá cả thị trường được phát triển

ra khá sớm, trong không gian rộng lớn của thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự docạnh tranh Lúc đó giá cả thị trường đã được coi là "bàn tay vô hình" điềukhiển thị trường, điều khiển quan hệ cung cầu Thực tiễn lịch sử kinh tế thế giới và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản quốc tế cho thấy nền kinh tế vận

hành theo cơ chế thị trường có một số ưu điểm sau đây:

Thứ nhất, cơ chế thị trường là cơ chế đánh giá khách quan đối với

các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc đánh giá đối với các sản

phẩm hàng hóa Vì vậy, đó là cơ chế khách quan để sàng lọc tự nhiên đối

với hàng hóa, nâng cao chất lượng và giá trị sử dụng của hàng hóa

Thứ hai, chấp nhận và thúc đẩy cạnh tranh kinh tế, kích thích việc

sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao chấtlượng và hiệu quả kinh tế

Thứ ba, cơ chế thị trường bảo đảm tính độc lập của các chủ thể trong

sản xuất kinh doanh, bảo đảm tính tự chủ và năng động sáng tạo đồng thờibảo đảm đề cao trách nhiệm trong kinh doanh, giải phóng các nguồn nănglực sản xuất, khai thác các tiém năng phát triển trong sản xuất kinh doanh.

Thứ tu, cơ chế thị trường có khả năng tự động điều tiết nền tang xãhội, tức là tự động phân bố các nguồn tài nguyên sản xuất vào các khu vực,các ngành kinh tế mà không cần bất kỳ sự điều khiển từ trung tâm nào.

Thứ năm, cơ chế thị trường tự động kích thích sự phát triển sản xuất,

tăng trưởng kinh tế cả theo chiều rộng và chiều sâu, tăng cường chuyên

môn hóa sản xuất

Trang 28

Với những ưu điểm trên đây cơ chế thị trường chứa đựng rất nhiềukhả năng cho tăng trưởng và hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế cũngchứng minh rằng nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường cũng có một

số hạn chế sau đây:

- Trong nền kinh tế hàng hóa, vận động theo cơ chế thị trường, môi

chủ thể kinh doanh, mỗi ngành, mỗi địa phương đều có lợi ích riêng của mình và đều tìm mọi biện pháp để tối ưu hóa lợi ích đó Nhưng khi thựchiện các hoạt động nhằm tối ưu hóa lợi ích của mình, mỗi doanh nghiệp,mỗi ngành, mỗi vùng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy sự vi phạm đến

lợi ích của người khác, của cơ sở, vùng, ngành khác Do đó, tất yếu nảy sinhhiện tượng: lợi ích của cá nhân hay của bộ phận này tăng lên làm thiệt hại

đến lợi ích của cá nhân, bộ phận khác trong xã hội, xét trên tổng thể nềnkinh tế quốc dân Biểu hiện về mặt xã hội của xu hướng này là các hoạt

động kinh tế chồng chéo, cản trở hoặc triệt tiêu lẫn nhau, các quan hệ tỉ lệ

kinh tế quốc dân bị phá vỡ sự phá vỡ các nguồn lực không hợp lý, cơ cấukinh tế bi dao lộn, nảy sinh các vấn dé xã hội: lạm phát, thất nghiệp, khủng

hoảng, 6 nhiễm môi trường, v.v

- Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, các hoạt độngsản xuất kinh doanh, các hành vị giao dịch đều tiến hành thông qua thị

trường và tuân theo các quy luật của thị trường Song đối với các hoạt động

tạo ra những hàng hóa và dịch vu, tuy đem lại lợi ích cho nhiều ngườinhưng những chi phí bỏ ra lại không được thanh toán và bồi hoàn đầy đủ về

mặt giá trị tiền tệ Hoặc những hoạt động trong sản xuất và tiêu dùng gâynhững ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực cho thị trường không được tính toánkhi lựa chọn các quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân hay của

đơn vị kinh tế, gây ra một khoản tổn phí lớn cho xã hội và không tối ưu hóa được lợi ích, xét trên phạm vi toàn xã hội thì tư nhân không thể cung cấp được Điều này là hiển nhiên vì tư nhân không chi phối được giá cả và thu

Trang 29

hồi được chi phí đã bỏ ra và xã hội cũng không chấp nhận những hoạt động

sản xuất và tiêu dùng chỉ nhằm tối ưu hóa những lợi ích ích kỷ của cá nhân,

nhưng lại gây ra những ảnh hưởng hướng ngoại xấu làm thiệt hại đến lợi íchngười khác và lợi ích toàn cộng đồng

- Nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường không thể tách rời môitrường chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại Nếu môi trường không ổn định,

thường xuyên có đụng độ và xung đột giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội

Các quan hệ giao dịch mua bán trên thị trường không lành mạnh mang tính

chất lừa đảo, bạo lực, thì kinh tế sẽ không thể phát triển, cơ chế thị trường

-cơ chế điều chính hành vi của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng theo

các quy luật của thị trường sẽ dẫn tới các sai lệch, nhược điểm và khuyết tậtcủa cơ chế thị trường, sẽ khó có thể khắc phục và sẽ đẩy môi trường chính

trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại vào tình trạng rối loan và khủng hoảng

Tóm lại, việc khai thác ưu điểm, hạn chế những khuyết tật của cơchế thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế này hoạt động có hiệuquả không thể thiếu vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ thể của toàn bộnền kinh tế quốc dân "Để thực hiện cơ chế thị trường trước hết phải đảm bảo sự quản lý của Nhà nước để khuyến khích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó, đảm bảo sự phát triển kinh tế đi đôi với việc phát triển kinh

tế - xã hội " [61] Như vậy, Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế là đòi hỏi

khách quan, là nhu cầu nội tại của nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ

chế thị trường Tuy nhiên, việc điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt

động kinh tế của các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế theo phương hướng

và mục tiêu nào, điều đó phụ thuộc vào bản chất của các hình thức nhà nước

và con đường phát triển mà nước đó đã lựa chọn.

1.1.2.3 Những đòi hỏi của kinh tế thị trường đốt với sự quản lýcủa Nhà nước

Quản lý là một tất yếu khách quan trong sự phát triển của xã hội.

Xu hướng chung của nền kinh tế quốc tế hiện đại là vai trò quản lý kinh tế

Trang 30

của Nhà nước không ngừng tăng lên Dù là kiểu Nhà nước nào thì cũng đều

phải giải quyết các nhiệm vu đặt ra đối với nền kinh tế của một quốc gia,như: Cần phải sản xuất những hàng hóa gì và với số lượng bao nhiêu?

Những mặt hàng và dịch vụ gì có thể thay thế nhau? Bao giờ sản xuất?

Hàng hóa cần được sản xuất như thế nào? Nghĩa là do ai tiến hành vớinhững nguyên liệu khai thác từ tài nguyên sắn có nào? Với hình thức công

nghệ nào? Hàng hóa sẽ được sản xuất nhằm mục đích gì? Ai sẽ được hưởng

lợi và được thu lời lãi?

Những vấn đề trên luôn có quan hệ hữu cơ tương tác lẫn nhau trong

mọi thời kỳ của lịch sử

Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường lại nảy sinh rất nhiều vấn đề buộcNhà nước phải can thiệp mới có thể tháo gỡ được các trục trặc mà không doanh nghiệp hoặc tổ chức phi chính phủ nào có thể đảm trách được, đó là:

Thứ nhất, cơ chế thị trường có những ưu điểm lớn và là phương thức tối ưu để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hiện nay Tuy nhiên, nền kinh tế

vận động theo cơ chế thị trường không phải là tuyệt đốt hoàn hảo, hoàn toàntốt đẹp Một đòi hỏi khách quan là phải có vai trò của Nhà nước và pháp

luật để hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường Trong thực tế hiện nay có không ít quan điểm tuyệt đối hóa, lý tưởng hóa vai trò của cơ chế thịtrường Thực chất, đó cũng là duy ý chí Từ chỗ ca ngợi tuyệt đối chủ nghĩa

xã hội chuyển sang sùng bái cơ chế thị tường mà không thấy được nhữngkhuyết tật, hạn chế của kinh tế thị trường Đến nay, nhiều công trình nghiêncứu kinh tế (kể cả một số lý luận gia tư sản) cũng đã nêu ra những khuyết

tật đó Những khuyết tật này phát sinh trong hai khía cạnh chủ yếu: Một

mặt, có những vấn đề đặt ra trong bản thân cơ chế thị trường không thể giải

quyết được Mặt khác, sự hoạt động của kinh tế theo cơ chế thị trường gâynhững hậu quả và diễn biến tiêu cực về kinh tế - xã hội: Khuyết tật đó cóthể được thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau:

Trang 31

- Thông tin là một hoạt động cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế,

bởi thông tin là căn cứ quan trọng để người sản xuất và cả người tiêu dùngđưa ra các quyết định Nhưng trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh

tế không có khả năng nhận được thông tin đầy đủ, dẫn đến toàn bộ nền kinh

tế sẽ hoạt động kém hiệu quả Vì thế, chỉ có thông qua sự quản lý của Nhà

nước mới có thể xử lý được những thông tin phức tạp, quy định chế độ công khai thông tin để bảo vệ cho cả nhà kinh doanh và cho cả người tiêu dùng.

- Khu vực tư nhân có tâm lý chung là không đầu tư vào những lĩnhvực công ích hoặc những lĩnh vực cần vốn lớn, chậm thu hồi hoặc tỷ suất lợi

nhuận thấp, mặc dù đó là hàng hóa thiết yếu cho nền kinh tế Điều đó buộcNhà nước phải tính toán, xác định loại hàng chủ yếu nào cần phải đầu tưsản xuất, sản xuất bao nhiêu để thỏa mãn nhu cầu của nền kinh tế.

- Những tác động của nền sản xuất xã hội nảy sinh nhiều tiêu cực,như gây ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên Điều đó buộc

Nhà nước phải kiểm soát và có biện pháp hạn chế hoặc ngăn chặn, thậm chí

phải đình chỉ sản xuất kinh doanh nếu xét thấy không có hiệu quả cho xã hội

Thứ hai, nên kinh tế thị trường sẽ trở thành kém hiệu quả khi xuấthiện tình trạng độc quyền Độc quyền là đặc điểm và hình thức nổi bậttrong sự vận động của kinh tế thị trường Khả năng độc quyền là khả năngkìm giữ hoặc thay đổi giá cả thị trường của một hàng hóa hoặc dịch vụ nào

đó Trong cơ chế thị trường, nhà độc quyền là người có thể quy định bằng ýchí về lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc ổn định về giá cả sản phẩm, thực tế

là làm cho tín hiệu giá cả khách quan bị bóp méo đi Trong một số trường

hợp, việc quy định giá cả độc quyền có thể kích thích cải tiến công nghệ và

cơ cấu sản phẩm; song nhìn chung, độc quyền thường đi cùng với lãng phítài nguyên và sức lao động, bảo thủ không chịu đổi mới công nghệ và quy

trình sản xuất Việc một hoặc một số người sản xuất kinh doanh đạt được sựđộc quyền quy định giá ca sẽ dẫn tới việc hạn chế sức sáng tạo và nang

Trang 32

động của thị trường và cản trở nền kinh tế phát triển Vì vậy, Nhà nước phải

có luật lệ phù hợp để hạn chế tác động kìm hãm của độc quyền Nhiều nước

trên thế giới hiện nay đã ban hành và thực hiện các đạo luật chống độcquyền và thực hiện các chính sách điều chỉnh

Thứ ba, một hệ quả tất yếu và điển hình của cơ chế thị trường là sựphân hóa giàu, nghèo và dẫn đến những hậu quả xã hội khác Điều đó đòihỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước và vai trò của pháp luật để bảo đảm

sự công bằng và tính nhân đạo xã hội Trong thị trường có những người thu nhập cao nhận phần lớn hơn trong tổng sản phẩm xã hội, có những người

thu nhập thấp, đồng thời còn có những người già mất sức lao động, người

tàn tật, người thất nghiệp Trong cơ chế thị trường, những người này không

đủ khả năng để có được những hàng hóa thiết yếu Trong khi đó, họ cũngcần được nhận những hàng hóa và dịch vụ để duy trì cuộc sống của mình.Bản thân cơ chế thị trường không giải quyết được việc này Nhà nước cầnphải can thiệp vào sự phân phối thu nhập xã hội bằng pháp luật về thuế, giá

cả, thực hiện các chương trình bảo trợ, chuyển khoản, trợ cấp

Thứ ne, trong nền kinh tế thị trường, mức độ rủi ro trong hoạt động kinh

tế là rất lớn "Bàn tay vô hình" của kinh tế thị trường đã đem lại những may rủitrong sản xuất kinh doanh, nhiều khi không tính đến tiềm lực kinh tế và năng

lực hoạt động trên thương trường Dựa vào tín hiệu tự nhiên của giá cả, một

số người trở nên giàu có nhanh chóng vì đã dự đoán đúng thời cơ và xác định

đúng loại hàng hóa, dịch vụ cần phát triển Nhưng cũng không ít người vì dự

đoán không đúng và không gặp thời cơ nên bị thua lỗ và phá sản Tình hình

đó đòi hỏi Nhà nước phải tạo hành lang pháp lý đúng đắn để giúp các doanh nghiệp hạn chế thấp nhất rủi ro, tăng cường khả năng ổn định kinh tế.

Quan hé giữa Nhà nước, pháp luật với kinh tế thị trường thể hiện

quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô Có ý kiến nghiên cứu đồng nhấtkinh tế vĩ mô với kinh tế thị trường vì đối tượng nghiên cứu là những vấn đề

Trang 33

tiêu dùng cá nhân, quan hệ cưng cầu, chi phí sản xuất, giá cả thị trường, lợi

nhuận, cạnh tranh, các hãng và các doanh nghiệp từng cá thể [43, tr 32-33].Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô là hai bộ phận không thể chia cắt, tách rời

mà bổ sung cho nhau, trong đó kinh tế vĩ mô là hành lang, là môi trường, làcác điều kiện phát triển của kinh tế vi mô Nhà nước quan tâm đến mô hìnhđịnh hướng chiến lược và các mục tiêu kinh tế quốc gia, như: Tổng sản phẩm,

thu nhập quốc dân, việc làm, lương, thất nghiệp, lạm phát, đầu tư, môi

trường những quan tâm đó là đòi hỏi khách quan của chính cơ chế thị trường

1.1.2.4 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng

CHDCND Lào

Cơ chế quản lý kinh tế là một hệ thống những nguyên tắc, hình thứcphương pháp quản lý trong những giai đoạn phát triển khác nhau của nền

sản xuất xã hội

Ở CHDCND Lào trước đây trong một thời gian dài kinh tế hàng hóa

và cơ chế thị trường không được coi trọng đúng mức Cơ chế tập trung quan

liêu bao cấp của nền kinh tế chỉ huy phần nào cũng có ưu điểm giải quyết

được một số lợi ích công cộng và nhu cầu xã hội, tập trung được nguồn lực

để giải quyết một số nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh, có hạnchế ở mức độ nào đó về sự phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội, v.v Nhưng cơ chế đó bộc lộ rất nhiều nhược điểm và yếu kém:

- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài nhiều năm đã hạn chếviệc sử dụng và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, kìm hãm sản

xuất và lưu thông hàng hóa, không tạo ra động lực phát triển kinh tế, nảy

sinh nhiều hiện tượng xã hội phức tạp và tiêu cực

- Chế độ trách nhiệm không rõ ràng Sự can thiệp và quản lý trực

tiếp của Nhà nước vào những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp làm cho

các doanh nghiệp vừa không phát huy được quyền tự chủ về kinh tế vừa

không bị ràng buộc về trách nhiệm pháp lý trước kết quả sản xuất kinh

Trang 34

doanh Các cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinhdoanh nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về kinh tế và pháp lý trướcquyết định quản lý.

- Hình thức quản lý là "cấp phát - giao nộp” Đó là một nền "kinh tế

hiện vat" (cấp phát hiện vật, giao nộp hiện vật, lương hiện vật), còn hạch

toán kinh tế chỉ là hình thức Tình trang "lãi giả, lỗ that" là hậu quả nghiêmtrọng của kiểu hạch toán này.

- Phương pháp quản lý chủ yếu dựa vào mệnh lệnh hành chính,

không xuất phát từ những yêu cầu khách quan của quan hệ cung - cầu, lợi

nhuận, giá cả, trách nhiệm vat chất,

Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước Lào đã tiến hành công cuộc đổi

mới trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế Nội dưng cơ bảncủa đường lối cải tạo và phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ Lào được thể hiện ở chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế Nội dung cơ bản của chính

sách kinh tế là đổi mới cơ cấu kinh tế nhằm cải biến nền kinh tế tự nhiên tự

túc tự cấp thành kinh tế hàng hóa, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước [34] Chính sách kinh tế của Lào sử dụng thực sự và lâu

dài cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, mở rộng liên doanh liên kết giữa cácthành phần kinh tế với nhau Sự thay đổi này đã tạo ra khả năng phát triển kinh tế hàng hóa, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quản lý kinh tế Nền kinh tế thị trường ở Lao qua mấy năm đổi mới có các đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể được hình thành trong cơ chế bao cấp, rất xa lạ với kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân, cá thể

bị lãng quên trong một thời gian dài đến nay mới đang được phục hồi lại

Cơ chế thị trường chỉ mới hình thành ở Lào trong vài ba năm nay Các

thành phần kinh tế mới bắt đầu làm quen và chịu sự tác động mạnh mẽ của

các yếu tố tích cực lẫn tiêu cực của cơ chế thị trường, trong điều kiện đổi

Trang 35

mới vai trò quản lý của Nhà nước Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế cũsang cơ chế mới, Đảng và Chính phủ Lào đã có nhiều chính sách nhằm sắp

xếp lại kinh tế quốc doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế khác

phát triển Song không phải có thể gạt bỏ được ngay những định kiến hẹp

hòi và tính bảo thủ trong việc quản lý kinh tế quốc doanh cũng như sự đối

xử bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Đây là nguyên nhân kìm hãm tiến trình đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh và chưa tạo được lòng tin đối

với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, khuyến khích họ bỏ vốn đầu

tư vào sản xuất kinh doanh Đặc điểm này chỉ rõ việc sắp xếp lại kinh tế quốc doanh cũng như việc khôi phục, khuyến khích phát triển các thành

phần kinh tế ngoài quốc doanh đòi hỏi phải chống khuynh hướng nôn nóng,cực đoan (muốn xóa bỏ kinh tế quốc doanh) Mặt khác, phải chống khuynh

hướng định kiến hẹp hòi, dẫn đến bảo thủ trì trệ trong việc sắp xếp lại kinh

tế quốc doanh và mở rộng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, làmcho các thành phần kinh tế này vươn lên đủ sức đảm nhiệm cung cấp một

phần lớn sản phẩm cho xã hội.

Thứ hai, CHDCND Lào phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, sản xuất còn mang nặngtính chất tự cung tự cấp Điều này được thể hiện trên các mặt sau:

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn, nguyên liệu, vật liệu, năng

lượng, máy móc, phụ tùng không đáp ứng được yêu cầu mở rộng và pháttriển sản xuất của các thành phần kinh tế

+ 90% lực lượng lao động làm thủ công, năng suất lao động thấp,

chất lượng sản phẩm và tỷ suất hàng hóa thấp, không đủ sức cạnh tranh với

hàng nhập ngoại và thị trường thế giới

+ Nông nghiệp trong những năm qua tuy có phát triển một bước nhưng chưa đủ sức làm cơ sở cho phát triển công nghiệp Công nghiệp cũng

chưa đủ sức trang bị công cụ, máy móc, phân bón, nhất là công cụ chế biến

Trang 36

cho nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc còn

lạc hậu chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Đặc điểm này chỉ rõ khả năng hạn hẹp về vốn, trình độ kỹ thuật vàkết cấu hạ tầng lạc hậu dẫn đến tính kém hấp dẫn của nền kinh tế đối với

việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và các thành phần kinh tế trong nước

Thứ ba, nên kinh tế thị trường ở Lào có vai trò chủ đạo của kinh tế

quốc doanh Kinh tế quốc doanh có mục đích là đảm bảo cho sự phát triển

ổn định và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Để thực hiện được vai trò đó, cần phải bảo đảm cho kinh

tế quốc doanh chiếm vị trí then chốt trong nền kinh tế, có đủ lực lượng vật

chất chi phối thị trường va là tấm gương về năng suất, chất lượng, về công

nghệ và công tác quản lý, về quan hệ hợp tác và cạnh tranh Trong điều kiện

của nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, tự do, bình đẳng, để đảm bảo vai

trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh, về mặt pháp lý phải xử lýnhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội phức tạp Nếu không nghiên cứu kỹ để

đề ra những phương hướng giải quyết đúng đắn thì sẽ làm mất tính lànhmạnh của nền kinh tế thị trường, nhất là của sự cạnh tranh thực sự, dẫn đến

sự quay trở lại cơ chế cũ: Tập trung - quan liêu - bao cấp

Thứ tu, nên kinh tế thị trường ở Lào là nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN Với đặc điểm như vậy, việc chuyển sang nền kinh tế thịtrường không phải đơn thuần là một quá trình kinh tế mà bao giờ cũng phảigắn liền với những thay đổi lớn căn bản về mặt xã hội, thống nhất giữa tăng

trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội Vì vay, nội dung của hệ thống pháp luậtquản lý kinh tế mới phải đảm bảo hai mặt chủ yếu: Một mặt, bảo đảm

nguyên tắc mọi người được tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, bình đẳngtrước pháp luật, được quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp (Điều 14, 15 Hiến

pháp 1991 của Lào) Mặt khác, do cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa

Trang 37

yêu cầu xã hội, phá vỡ môi sinh và để lại những hậu quả về mặt xã hội Vìvậy, hơn lúc nào hết phải đề cao vai trò của pháp luật nhằm bảo đảm lợi ích

của xã hội, bảo vệ người lao động, người tiêu dùng

Thứ năm, nên kinh tế của Lào đang trong xu thế hội nhập với nền

kinh tế thế giới "Mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam, Trung

Quốc, làm cho sự hợp tác đó ngày càng đi vào chiều sâu, vừa có chất lượng,vừa có hiệu quả Đồng thời cũng cũng mở rộng quan hệ hợp tác với cácnước trong khu vực và toàn thế giới nhằm tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật và

bai học tiến bộ trong quan lý kinh doanh" [61] Kinh tế thị trường chi được

coi là phát triển toàn diện khi nền kinh tế không còn nằm trong phạm vi han

hẹp của mỗi quốc gia Giao lưu kinh tế quốc tế là một trong các đặc trưngcủa kinh tế thị trường Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây,

không phải nền kinh tế của Lào không có giao lưu quốc tế, nhưng các quan

hệ giao lưu đó có nội dung khác hẳn với giao lưu kinh tế hiện nay Khi Làochuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế thì nền kinh tế thế giới đã hình thànhnhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, mà trước đây, đối với nền kinh tế

kế hoạch hóa tập trung là hoàn toàn xa lạ Mặt khác, phải hội nhập kinh tế

với các nước thông qua việc tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đến

kinh tế, thương mại Các sự kiện đáng chú ý nhất phải kể đến việc

CHDCND Lào đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN (tháng

7/1997) Ngoài ra, Lào chuẩn bị tham gia khối mậu dịch tự do (AFTA), sẽ xúc tiến tham gia diễn đàn kinh tế Thái Bình Dương (APEC), tổ chứcthương mại thế giới (WTO), từng bước tham gia các hoạt động của hệ thốngtoàn cầu về ưu đãi thương mại đối với các nước đang phát triển.

Chính sách kinh tế quyết định cơ chế quản lý kinh tế Việc đổi mới chính sách cơ cấu kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế hàng hóa

Trang 38

đòi hỏi Nhà nước Lào phải có cơ chế quản lý kinh tế phù hợp Cơ chế quản

lý kinh tế đã được Đại hội IV Đảng NDCM Lào khẳng định: "Kiên quyết

xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế hạch toán kinhdoanh xã hội chủ nghĩa" [11, tr 45] Đại hội lần thứ V và lần thứ VI tiếp

tục khẳng định đường lối đổi mới cơ chế quan lý kinh tế do Đại hội IV dé

ra Nội dung cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế mới bao gồm:

- Chuyển sang sử dụng đầy đủ và đúng đắn các quan hệ hàng hóatiền tệ;

- Chuyển các đơn vị kinh tế cơ sở sang tự chủ hạch toán kinh doanh;

- Đổi mới cơ chế quản lý thương nghiệp, giá cả, tài chính, ngân hàng:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế

- Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế

Việc xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp được tiến hành

cùng với quá trình chuyển nền kinh tế theo hướng thị trường cho thấy đây là

nét đặc trưng cơ bản của cải cách kinh tế ở Lào

Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới ở Lào những năm vừa qua, trong đó có đối mới cơ chế quản lý kinh tế, về cơbản là đúng dan, đúng định hướng XHCN Nền kinh tế hàng hóa vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCNtiếp tục được xây dựng Đáng chú ý trong cơ chế mới là tính năng động,

sáng tạo của nhân dân được khơi dây, người lao động chủ động hơn trongviệc tìm kiếm việc làm Theo cơ chế mới này, Nhà nước không can thiệpthô bạo vào hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế Nhà nước tạo

môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh

nghiệp theo nguyên tắc tự do, bình đẳng, cùng có lợi và tự chịu trách nhiệm

về hoạt động của mình trước pháp luật

Trang 39

Có thé nhận xét một cách tổng quát rang dé đáp ứng những đòi hỏi

của nền kinh tế thị trường, đảm bảo cho kinh tế thị trường vận động đúnghướng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phải tăng cường vai trò quản lý củanhà nước, trước hết là phát huy day đủ vai trò và hiệu lực của kinh tế vĩ mô,coi thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch Kế hoạch đó thu

hẹp tính mệnh lệnh, mở rộng tính hướng dẫn, điều tiết tính tự phát của thịtrường,phát huy đầy đủ vai trò của các đòn bẩy kinh tế, như: giá cả, thuế,

tín dụng, tiền lương Đồng thời, coi trọng công cụ pháp luật, tăng cường sự

kiểm tra, giám sát của Nhà nước, củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh

trong những ngành then chốt ở một số địa bàn trọng điểm; thực hiện tốt các

chính sách xã hội, hạn chế sự phân cực giàu nghèo, phát triển các sự nghiệpphúc lợi công cộng, đảm bảo công bằng xã hội

1.2 VAI TRÒ CUA PHÁP LUẬT TRONG QUAN LÝ KINH TẾ

1.2.1 Một số đặc điểm của pháp luật trong cơ chế thị trường

Hiện nay, những vấn đề đặc trưng cơ bản của pháp luật trong cơ chếthị trường chưa được kết luận rõ ràng Chuyển từ kinh tế chỉ huy, tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường là quá trình thay đổi căn bản tính chất và

phương thức quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, trong đó pháp luật có những

đặc điểm mới khác với trước đây Vì vậy, trong cơ chế thị trường pháp luật

có những đặc điểm mới Trong cơ chế thị trường, pháp luật có những đặcđiểm sau đây:

Thứ nhất, pháp luật trong cơ chế thị trường hình thành và vận động

chịu sự quy định trực tiếp của những quy luật kinh tế khách quan Trong

một thời gian dài, tư duy pháp lý kinh tế của cơ chế quan liêu bao cấp chi

nhấn mạnh pháp luật là ý chí giai cấp, là công cụ đấu tranh giai cấp, thể

hiện lợi ích giai cấp Thực ra, việc tìm kiếm nguồn gốc pháp luật kinh tếphải chính từ trong các quan hệ kinh tế chứ không phải ở trong đầu con

Trang 40

người Quan điểm này bác bỏ các luận thuyết duy tâm siêu hình, duy ý chí,cho rằng: pháp luật là sự thể hiện ý chí của những người làm luật, pháp luật

là siêu kinh tế, thoát khỏi kinh tế và đứng trên kinh tế Pháp luật là sự phảnánh của quan hệ kinh tế và trình độ kinh tế khách quan, đó là yếu tố cực kỳ

quan trọng để xem xét sự tồn tại và phát triển của pháp luật như một quátrình tất yếu khách quan hợp quy luật trong sự vận động tổng thể của cơ chế

thị trường

Thứ hai, pháp luật gắn liền với Nhà nước, quan hệ chặt chẽ với Nhànước, thể hiện những đặc điểm và bản chất của Nhà nước, nhưng tồn tại độclập với Nhà nước và điều chỉnh các quan hệ của Nhà nước trong cơ chế thị

trường Thuộc tính điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật trong cơ chế thịtrường phải được xem như là sự tác động đặc biệt đến các quan hệ thị

trường thông qua việc xác định đúng đắn các quan hệ về quyền và nghĩa vụpháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ ấy, trong đó có Nhà nước.

Thứ ba, trong cơ chế thị trường, pháp luật không chỉ là những quy định cấm đoán, ràng buộc mà còn tạo lập môi trường pháp lý để các chủ thể

thực hiện các hành vi cần thiết Điều đó có nghĩa là pháp luật là cơ sở pháp

lý để đảm bảo tự do kinh doanh, thực hiện các quyền và lợi ích kinh tếtrong quá trình thực hiện các quan hệ hợp tác và cạnh tranh kinh tế Cácđơn vị kinh tế và người lao động được tự do thực hiện tất cả các quan hệ vàhoạt động mà pháp luật không ngăn cấm Chính vì vậy, nhiều người đã gọipháp luật trong cơ chế thị trường là sự "định mức” cho tự do kinh tế, là

"hành lang pháp lý” cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, là "môi trường

pháp lý" để thực hiện các quyền tự chủ, sáng tạo trong các hoạt động kinh

tế, là công cụ thực hiện dân chủ trong kinh tế

Thứ tu, trong cơ chế thị trường, pháp luật ra đời, vận động va phattriển không phải do ý muốn chủ quan mà là do các yêu cầu kinh tế khách

quan, pháp luật phản ánh về mặt pháp lý các quan hệ kinh tế khách quan

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w