Chương 1: NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHAP KINH TẾVÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TRONG NỀNKINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÀO VĂN HỘI
GIAI QUYẾT TRANH CHAP KINH TẾ
TRONG DIEU KIEN KINH TẾ THỊ TRUONG O VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tê
Mã số: 5 05.15
_ THU VIÊN
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHONG GV Be
LUAN AN TIEN Si LUAT HOC
Người hướng dan khoa học: 1 TS.Tran Ngọc Dũng
2 TS Nguyễn Văn Dũng
HÀ NỘI - 2003
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
lôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêutrong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được di
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Đào Văn Hội
Trang 3Chương 1: NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHAP KINH TẾ
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TRONG NỀNKINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Giải quyết tranh chấp kinh tế và những phương thức giải quyết
tranh chấp kinh tế
Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam đến tranh chấp kinh tế và giải quyết tranh
chấp kinh tế
Chương 2: THỰC TRANG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT
NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ
Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục
thương lượng và trung gian hòa giải
Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục
trọng tài
Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ
tục tư pháp
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp
kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
kinh tế
Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp kinh tế ở Việt Nam
KẾT LUẬN
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
144
152196159 200 213
Trang 4DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIET TAT
HDKT Hop déng kinh té
LTCTAND Luật tổ chức Tòa án nhân dân
PLTIGQCVADS Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
PLTTGQCVAKT _ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinhh tế
TAKT Tòa án kinh tế
TAND Tòa án nhân dân
TAN DTC Tòa án nhân dân tối cao
TCKT Tranh chấp kinh tế
TKT Toà Kinh tế
TNHH Trach nhiệm hữu han
ITI Trung tâm Trọng tài kinh tế
TTTTQTVN Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 5American Arbitration Association
Alternative Disputes Resolution
ASEAN Investment Area
Asia - Pacific Economic Cooperation
Association of South - East Asian
Nations
Asia - Europe Summit Meeting
Centre of England Dispute Resolution
Dispute Settlement Body
Dispute Settlement Mechanism
Dispute Settlement Understanding
Hongkong International Arbitration
Centre
Intemational Chamber of Commerce
The International Centre for
Settlement of Investment Disputes
International Monetary Foundation
London Court of International
Arbitration Centre
Multilateral Investment Guarantee
Agency
Permanent Court of Arbitration
United Nations Comission For
Intemational Trade Law
Hiệp định khung về đầu tư ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
-Thái Bình Dương Hiệp hội các nước Đông Nam A
Diễn đàn hợp tác A - Âu
Trung tâm giải quyết tranh chấpcủa Anh
Cơ quan giải quyết tranh chấp
Cơ chế giải quyết tranh chấpThỏa thuận về cơ chế giải quyếttranh chấp
Trung tâm trọng tài quốc tế HồngKông
Phòng thương mại quốc tếTrung tâm quốc tế giải quyết cáctranh chấp đầu tư
Quỹ tiền tệ quốc tếTòa án trọng tài quốc tế Luân Đôn
Cơ quan bảo hộ đầu tư đa biên
Tòa án trọng tài thường trực
Ủy ban Luật thương mại quốc tế
của Liên hợp quốcNgân hàng thế giới
Tổ chức thương mai thế øiới
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của ViệtNam đã làm cho các quan hệ kinh tế trở nên sôi động, đa dạng và phức tạp.Cũng vì vậy mà tranh chấp kinh tế (TCKT) phát sinh ngày một nhiều hơn, đadạng về chủng loại và phức tạp về nội dung Các TCKT phát sinh đòi hỏi phảiđược giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức thích hợp nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần tạo dựng môi trường kinhdoanh thuận lợi, lành mạnh Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giải quyếtTCKT mà pháp luật về giải quyết TCKT luôn được coi là một bộ phận cấuthành quan trọng của pháp luật kinh tế Quá trình đổi mới toàn điện đất nướcvới trọng tâm là cải cách kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tậptrung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động sâusắc đến hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về giải quyết TCKT
nói riêng Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc giải quyết TCKT phải chínhxác, nhanh chóng, dân chủ, công bằng và hiệu quả Yêu cầu đổi mới pháp luật
về giải quyết TCKT ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi công cuộc cảicách kinh tế ở nước ta đang đi vào cả chiều rộng lẫn chiều sâu
Phúc đáp các yêu cầu thực tiễn đặt ra cho công tác giải quyết TCKT,
cơ chế giải quyết TCKT mới đã được thiết lập với sự đa dạng về phương thứcgiải quyết, đơn giản, linh hoạt về thủ tục áp dụng Bên cạnh các phương thứcgiải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận tự nguyện của các bên là thươnglượng và trung gian hòa giải thì các tranh chấp kinh tế còn có thể được giảiquyết theo thủ tục tư pháp hoặc trọng tài (phi Chính phủ) Để tạo cơ sở pháp lýcho hoạt động giải quyết TCKT, hàng loạt văn bản pháp luật đã được ban hànhnhư: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân(LTCTAND) năm 1993, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm
Trang 71994, Nghị định số 116/CP vẻ tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế năm
1994, Quyết định số 240/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Trung tâmtrọng tài quốc tế Việt Nam năm 1993 Trong gần 10 năm qua, hoạt động giảiquyết TCKT đã thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ, tạo sự tin tưởng, yêntâm đầu tư của các chủ thể kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển các quan hệ kinh
tế của cơ chế thị trường, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có những chuyểnbiến sâu sắc với "chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [21, tr 86] và từng
bước chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì hoạt động giải quyếtTCKT ngày càng bộc lộ nhiều bất cập: Quan niệm về TCKT không rõ ràng vàthiếu nhất quán; thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế còn phức tạp và thường
bị kéo dài, phán quyết nhiều khi không chính xác; khả năng thi hành kết quảgiải quyết tranh chấp trong thực tế rất hạn chế Hậu quả là quyền và lợi íchhợp pháp của các bên tranh chấp không được bảo vệ triệt để, ý thức tôn trọngpháp luật của các chủ thể kinh doanh không được đề cao, nhiều lực cản đối
với việc hoàn thiện môi trường kinh doanh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế đã xuất hiện
Đại hội Đảng lần thứ IX đã đặt ra yêu cầu "đẩy mạnh việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với
yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốctế” [21, tr 329] Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/12/2002 của Bộ Chính trị vềmột số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới cũng đề rayêu cầu cấp bách là "xây dựng cơ chế để nâng cao hiệu quả của các hình thứcgiải quyết tranh chấp như hòa giải, trọng tài, nhằm góp phần xử lý đúng vànhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹcông việc cho tòa án và cơ quan nhà nước khác" [1] Thực tế đó đặt ra nhu cầuphải nghiên cứu làm rõ các khía cạnh pháp lý của TCKT và giải quyết TCKT;
Trang 8đánh giá thực trang áp dụng các phương thức giải quyết TCKT trong thời gian
qua để tìm ra nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giảiquyết TCKT từ đó đưa ra hướng khác phục Đây chính là lý do để nghiên cứu
sinh lựa chọn đề tài “Giai quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tếthị trường ở Việt Nam" làm luận án tiến sĩ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Các vấn đề liên quan đến TCKT và giải quyết TCKT luôn thu hút được
sự quan tâm không chỉ của giới kinh doanh mà còn của giới nghiên cứu Bởivậy đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về các khía
cạnh pháp lý của TCKT và giải quyết TCKT Từ những năm 90, để chuẩn bị cho thành lập TKT nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình tổ chức TKT và tố tụng
kinh tế đã được thực hiện như chuyên đề "Tòa án kinh tế" của Bộ Tư pháp, đềtài "Mo hình tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay" của Trọng tài kinh tế Nhà nước, Dự án VIE/94/003 "Tăng cườngnăng lực pháp luật tại Việt Nam" của Bộ Tư pháp có phần nghiên cứu phápluật về giải quyết TCKT; Đề tài khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp "Các phươngthức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay" (1999), Đề tài khoahoc cấp bộ do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) chủ trì nam 2001 "Tinh
đặc thù trong thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, lao động - Những vấn đề lý
luận và thực tiên" Bên cạnh đó còn một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩcũng đề cập đến các nội dung nhất định của việc giải quyết TCKT như luận ántiến sĩ luật học của Nguyễn Trung Tín "Công nhận và cho thi hành tại ViệtNam các quyết định của trọng tài kinh té", của Phan Thi Huong Thuy "Xâydựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của các doanh nghiệp
cô vốn đầu t nước ngoài" Ngoài ra, còn có nhiều bài viết đề cập đến các vấn
đề của TCKT và giải quyết TCKT như các bài "Hoàn thiện hệ thống pháp luật
về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án và Trọng tài" của GS.TSKH Đào
Trí Úc, "Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh tế"
của PGS.TS Lê Hồng Hạnh, "Tòa Kinh tế thuộc hệ thống Tòa án nhân dan
Trang 9-Những vấn đề lý luận và thực tiên" của TS Nguyễn Van Dũng, "Về mối quan
hệ giữa tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế" của TS Phạm Duy Nghĩa, "Trọngtài kinh tế, cơ quan tài phán mới trong kinh doanh ở nước ta" của TS Dương
Đăng Huệ, "Về mô hình tổ chức Tòa án kinh tế ở Việt Nam" của PGS.TS Hoàng
Thế Liên, "Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta trong giai đoạnhiện nay” của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, "Pháp luật tố tụng và các hình thức tốtụng kinh té" của PGS.TS Nguyễn Nhu Phát, "Hòa giải, thương lượng trongviệc giải quyết tranh chấp hợp đông kinh tế" của TS Tran Dinh Hảo, "Tổ chứcgiải quyết tranh chấp kinh tế ở một số nước ASEAN và một số bài học kinh
nghiệm" của TS Nguyễn Am Hiểu, "Việc tiếp nhận Luật Mẫu của UNCITRAL
về trong tài thương mại quốc tế ở một số nước và việc xây dựng Dự thảo
pháp lệnh trọng tài của Việt Nam" của TS Dương Thanh Mai, "Tăng cường vai
trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chap kinh tế" của TS Phan Chí Hiếu
Trong những mức độ nhất định, các công trình nói trên mới đề cập mộtcách riêng biệt về từng phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế chứ chưa đặtvấn đề nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về TCKT và giải quyếtTCKT dưới sự tác động của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta với
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng như mối liên hệ giữa các phương thứcgiải quyết TCKT với nhau Luận án là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độluận án tiến sĩ nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện về giải quyết TCKTtrong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, đánh giá sự chi phối của cơ chếkinh tế thị trường đến quan niệm về TCKT và giải quyết TCKT, chỉ ra các đặcthù của từng phương thức giải quyết tranh chấp và mối liên hệ giữa chúng,đánh giá hoạt động giải quyết TCKT trong thời gian qua và đưa ra phươnghướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCKT
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Luận án có mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về TCKT vàgiải quyết TCKT; đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết TCKT ở
Trang 10nước ta trong thời gian qua; đưa ra những phương hướng và giải pháp hoànthiện pháp luật về giải quyết TCKT.
Với những mục đích nghiên cứu như vậy, luận án phải giải quyết cácnhiệm vụ sau:
- Làm rõ ban chất pháp ly của TCKT và giải quyết TCKT; đánh giá tácđộng của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở Việt Nam tới quan niệm
về TCKT và cơ chế giải quyết TCKT; chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của
từng phương thức giải quyết tranh chấp TCKT cũng như mối liên hệ giữachúng với nhau.
- Đánh giá thực trạng giải quyết TCKT ở nước ta trong thời gian qua từ
đó chỉ rõ các bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành về tổ chức vàhoạt động của từng phương thức giải quyết TCKT
- Khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về giải quyết
TCKT đồng thời dua ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật
về giải quyết TCKT để nâng cao hiệu quả của từng phương thức giải quyết
TCKT với trọng tâm là thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các phương thứcnhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao.của nền kinh tế thị trường định hướngXHCN ở Việt Nam đối với việc giải quyết TCKT
4 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Cơ chế giải quyết TCKT bao gồm rất nhiều nội dung hợp thành
Nhưng trong khuôn khổ luận án tiến sĩ luật học, luận án chỉ tập trung nghiên
cứu làm rõ các khía cạnh pháp lý về TCKT và giải quyết TCKT với nội dungtrọng tâm là đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt độngcủa từng phương thức giải quyết TCKT trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghịnhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCKT ở nước ta Nhậnthức được tầm quan trọng của tòa án và trọng tài đối với việc giải quyết TCKTtrong điều kiện thực tế Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu sâu pháp luật
về giải quyết TCKT theo thủ tục tư pháp va thủ tục trọng tài
Trang 115 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, tư
tưởng Hồ Chí Minh để luận giải mối quan hệ giữa thượng tầng kiến trúc và hạ
tầng cơ sở, mối quan hệ giữa kinh tế và pháp luật, vai trò của pháp luật trongviệc điều chỉnh quan hệ phát sinh từ hoạt động giải quyết tranh chấp Trên cơ
sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đường lối đổi mới đất nước, xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN luận án đã đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiệnpháp luật về giải quyết TCKT
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học cụ thể, như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa,khảo sát thực tiễn Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để tham khảokinh nghiệm giải quyết TCKT ở nước ngoài Phương pháp khảo sát thực tiễn,thăm đò ý kiến chuyên gia được sử dụng để đánh giá thực trạng giải quyết
TCKT ở nước ta thời gian qua Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về TCKT,chỉ ra các bất cập của pháp luật và đề xuất giải pháp khắc phục
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án là một công trình khoa học trình bày một cách toàn diện vàchuyên sâu về TCKT và giải quyết TCKT trong nền kinh tế thị trường ở ViệtNam Với việc làm rõ ban chất của TCKT và các phương thức giải quyết dưới
sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, luận
án đã góp phần phát triển lý luận về TCKT và giải quyết TCKT
Những kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các nhà kinh doanhlựa chọn áp dụng phương thức giải quyết TCKT phù hợp với mình; các nhàhoạch định chính sách và các nhà xây dựng pháp luật ý tưởng liên quan đếnviệc hoàn thiện cơ chế giải quyết TCKT Luận án còn chứa đựng nhiều thông
Trang 12tin với giá trị tham khảo cao đối với các thẩm phán, trọng tài viên, hòa giảiviên và những người học tập, giảng dạy, nghiên cứu pháp luật.
7 Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới sau đây:
- Luận án đã làm rõ được cơ sở lý luận về TCKT và giải quyết TCKT:Xây dựng được khái niệm khoa học về TCKT, đánh giá được tác động của cơchế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đến quan niệm vềTCKT, vai trò của từng phương thức giải quyết TCKT và quan hệ nội tại giữacác phương thức với nhau.
- Thông qua -các ví dụ thực tiến, luận án đã đánh giá một cách toàndiện thực trạng giải quyết TCKT qua các phương thức thương lượng, trunggian hòa giải, tòa án và trọng tài; chỉ ra các bất cập trong pháp luật về giảiquyết TCKT và phân tích nguyên nhân của những bất cập đó
- Trên cơ sở các quan điểm, phương hướng hoàn thiện cơ chế giải
quyết TCKT, luận án đã dé xuất nhiều kiến nghị mới mẻ nhằm hoàn thiệnpháp luật về giải quyết TCKT ở nước ta
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụlục, luận án gồm 3 chương, 9 mục
Trang 13Chương 1
NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VỀ TRANH CHAP KINH TẾ
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
11 TRANH CHAP KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XA HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIET NAM
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp kinh tế
TCKT là một hệ quả của quá trình vận động các nguồn lực phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân dưới sự tác động của quy
luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh Một xã hội có nền kinh tế
càng phát triển thì TCKT càng xảy ra nhiều, càng phức tạp về tính chất và đa
dạng về nội dung Mục đích hàng đầu của các chủ thể khi tham gia các quan
hệ kinh tế là tìm kiếm lợi nhuận tối đa và xuất phát từ lợi ích cá biệt của mỗichủ thể kinh tế mà các xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể đó là điều
khó tránh khỏi Các Mác đã từng nói: Lợi ích thúc đẩy lịch sử các dân tộc Về
khía cạnh kinh tế, quy luật giá trị (loi ích) là động lực lớn nhất chi phối TCKT
TCKT là một khát niệm mang nội hàm kinh tế - pháp lý Trong mỗichế độ xã hội, dưới từng thể chế kinh tế, thậm chí trong từng giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội cụ thể, khái niệm TCKT có thể mang những nội hàm
riêng biệt Nói một cách khác, khái nệm TCKT mang trong mình những dấu
ấn đặc trưng của cơ chế kinh tế và điều kiện cơ sở vật chất của một xã hội,một Nhà nước nhất định Việc xây dựng khái niệm TCKT và làm rõ nội hàmcủa nó sẽ giúp chúng ta thấy được bản chất pháp lý của TCKT, từ đó tìm rabiện pháp hữu hiệu để giải quyết chúng một cách nhanh chóng, chính xác vàđúng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp,bảo đảm trật tự kinh doanh và kỷ cương xã hội
Trang 14Tranh chấp, hiểu theo nghĩa khái quát nhất là những xung đột, bấtđồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi chúng tham gia vào các quan
hệ pháp luật Các tranh chấp trong xã hội rất phong phú và đa dạng Chúng
phát sinh trong nhiều lĩnh vực, giữa các loại chủ thể, từ những lý do khác nhau
và vì những mục đích không giống nhau Để đáp ứng một nhu cầu nào đó màngười ta có thể dựa trên một căn cứ riêng để phân loại tranh chấp Căn cứ vàonội dung cụ thể của tranh chấp mà chia thành tranh chấp hợp đồng, tranh chấp
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, tranhchấp chứng khoán Căn cứ vào tính chất của các quan hệ pháp luật làm phát
sinh tranh chấp, người ta có thể chia thành tranh chấp dân sự, TCKT (kinh
doanh), tranh chấp lao động, tranh chấp hành chính
Các quốc gia trên thế giới có những quan niệm rất khác nhau về tranh
chấp nói chung và tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh nói riêng.Không phải quốc gia nào cũng có sự phân biệt tranh chấp kinh doanh (TCKTtheo cách gọi của Việt Nam) với tranh chấp dân sự
Các nước theo truyền thống luật Anh - Mỹ như: Anh, Mỹ, Úc và cácnước chịu ảnh hưởng của truyền thống luật này không phân biệt lĩnh vực kinhdoanh (với mục đích tìm kiếm lợi nhuận) và lĩnh vực dân sự (mục đích tiêudùng) Trong pháp luật của các nước này không tồn tại các khái niệm thươngnhân (thương gia), hành vi thương mại hay giao dịch thương mại Điều nàydẫn đến hệ quả là các nước này không phân biệt tranh chấp kinh doanh (nhữngtranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của các công ty hoặc liênquan mật thiết tới chúng) với các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động dân sự.Mọi tranh chấp dù phát sinh từ hoạt động kinh doanh hay hoạt động dân sựđều được giải quyết bằng phương thức giống nhau
Nói như vậy không có nghĩa là các quốc gia này không tồn tại những
thiết chế riêng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanhcủa các tổ chức, cá nhân Ví dụ: Vương quốc Anh có tòa án giải quyết những
Trang 15khiếu nại về hạn chế quyền tự do kinh doanh; Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cótòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thương mại quốc
tế [70, tr 583] Trong tòa án dân sự thẩm quyền chung của Nhật Bản có
những Ban riêng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh
doanh hoặc các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh được phân cho
thẩm phán nào có nhiều kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm trong việc giải
quyết các tranh chấp loại này.
Các nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa như Đức, Pháp, Tây
Ban Nha, Bi và các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống luật này phân biệthoạt động kinh doanh với hoạt động dân sự và thừa nhận sự tồn tại của phápluật thương mại bên cạnh pháp luật dân sự Pháp luật của các nước này có kháiniệm thương nhân (thương gia) và hành vi thương mại với việc đưa ra các tiêuchí khá cụ thể để phân biệt thương nhân với người không phải là thương nhân;hành vi thương mại với hành vi dân sự Sự phân biệt này dẫn đến hệ quả là: (1)đối với hành vi thương mại sẽ ưu tiên áp dụng luật thương mại; những gì luậtthương mại không quy định thì áp dụng luật dân sự và (ii) những tranh chấpphát sinh từ hành vi thương mại có thể được giải quyết bằng các phương thứcriêng như trọng tài thương mại và tòa án thương mại Tuy nhiên, trong khoahọc pháp lý của các nước này không có khái niệm tranh chấp thương mại
Người ta chỉ căn cứ vào thẩm quyền tài phán của các thiết chế giải quyết tranh
chấp thương mại mà nhận diện một số tranh chấp được coi là tranh chấp
thương mại mà thôi Có thể đơn cử một vài trường hợp:
* Cộng hòa Pháp:
Căn cứ vào các quy định về thẩm quyền của Tòa án thương mại của
Pháp thì các tranh chấp sau đây được coi là tranh chấp thương mại:
(i) Tranh chấp liên quan đến những hành vi thương mai của bất kỳ cánhân hoặc pháp nhân nao Các hành vi thương mại được liệt kê tại Điều 632đoạn 2 Bộ luật Thương mại của Cộng hòa Pháp, bao gồm:
Trang 16+ Moi việc mua động sản để bán lại kiếm lời;
+ Mọi việc mua bất động san để bán lại hoac mua đẻ xây dựng lạithành một hay nhiều nhà rồi bán lại;
+ Các hoạt động sản xuất, chuyên chở, những hãng thầu cung cấp vậtliệu, những hãng bán đấu giá công khai;
+ Các hoạt động hối đoái, ngân hàng, giao dịch chứng khoán, bảo hiểm;+ Các hoạt động trung gian, đại diện, đại lý thương mại;
+ Khai thác hầm mỏ và nguyên liệu;
+ Giải trí công cộng: nhà hát, rạp chiếu phim, rap xiéc
(1) Cac tranh chấp liên quan đến những cam kết và giao dịch giữa các
thương nhân Đây có thể là các tranh chấp phát sinh từ các hành vi thương mạiban chất hoặc hành vi thương mại phụ thuộc trong hợp đồng hoặc là việc viphạm pháp luật Thậm chí, các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng mua hàngphục vụ cho sinh hoạt cá nhân của thương nhân cũng được coi là tranh chấpthương mại.
(ili) Các tranh chấp giữa các thành viên của một công ty kinh doanhvới nhau hoặc với công ty.
(iv) Các tranh chấp có liên quan đến hối phiếu hay tranh chấp liênquan đến lệnh phiếu trong đó có chữ ký của ít nhất một thương nhân
(v) Các tranh chấp liên quan đến thanh toán tư pháp hoặc thanh lý tàisản xảy ra sau khi đình chỉ thanh toán; bán hoặc thế chấp cơ sở kinh doanh
hoặc các tranh chấp liên quan đến việc ghi chép vào số đăng ký thương mại
(vi) Những vụ kiện người giúp việc cho thương nhân về những hành viliên quan đến thương mại
Như vậy, Pháp đã dựa vào các hành vi thương mại để phân biệt tranhchấp thương mại với tranh chấp dân sự Tuy nhiên, bên cạnh tiêu chí khách thểPháp còn sử dụng tiêu chí chủ thể để không bỏ sót các tranh chấp mang tính
Trang 17thương mại Theo quy định này thì tất cả các tranh chấp phát sinh trong hoạtđộng kinh doanh giữa các thương nhân với nhau đều được coi là tranh chấpthương mại [27].
* Cộng hòa Liên bang Đức:
Theo Điều 95 Luật Tổ chức tòa án của Cộng hòa Liên bang Đức thì
các tranh chấp thương mai bao gồm:
(i) Các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại của cácthương nhân.
(ii) Các tranh chấp phát sinh từ hối phiếu theo Luật về hối phiếu hoặc
từ một trong số các loại chứng từ quy định tại Điều 363 Bộ luật Thương mại
(11) Các tranh chấp liên quan đến séc theo Luật về séc
(iv) Các tranh chấp phát sinh từ quan hệ thành viên của công ty thươngmại với nhau hoặc thành viên với công ty liên quan đến hoạt động của công
ty, kể cả khi công ty còn tồn tại hay đã giải thể; tranh chấp giữa người quản lýcông ty với công ty hoặc với thành viên công ty.
(v) Các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật liên quan đến việc sửdụng tên thương mại; nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp;
(vi) Các tranh chấp liên quan đến việc sử dụng một cơ sở kinh doanh;(vii) Các tranh chấp liên quan đến hang hải, đặc biệt là các tranh chấpphat sinh từ hoạt động kinh doanh vận chuyển, các dich vụ lai dat, cứu hộ, tainạn hàng hải
(vui) Các tranh chấp liên quan đến Luật chống cạnh tranh không lành mạnh;
(ix) Các tranh chấp liên quan đến chứng khoán
* Liên bang Nga:
Bộ luật tố tụng tòa án trọng tài của Liên bang Nga quan niệm TCKT(2koHoMuwecKwe cIophi) theo nghĩa rất rộng, gồm:
Trang 18- Các tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự, hành chính và các quan
hệ pháp luật khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh giữa các pháp nhân,
cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không thành lập một phápnhân; giữa Liên bang Nga và các chủ thể liên bang và giữa các chủ thể liênbang với nhau;
- Các tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh giữa các chủ thể,
- Các tranh chấp về quyền sở hữu;
- Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại;
- Các tranh chấp về uy tín kinh doanh;
- Các tranh chấp về dang ký kinh doanh; về thành lập, tổ chức lại các
pháp nhân kinh tế;
- Các tranh chấp liên quan đến các quyết định xử phạt của cơ quanNhà nước có thẩm quyền đối với các chủ thể kinh doanh
* Tổ chức WTO và Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương
mại quốc tế cũng đưa ra khái niệm “thương mai" với nội hàm rất rộng liênquan đến tất cả các quan hệ mang bản chất thương mại, dù phát sinh từ hợpđồng hoặc không từ hợp đồng như: Mọi giao dịch thương mại về việc cung
cấp hay trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận về phân phối, đại diện thương
mại; hóa đơn chứng từ; bán, cho thuê, xây dựng nhà máy; các dịch vụ tư vấn;
đề án thiết kế tổng hợp, giấy phép, đầu tư, cấp chi phí, giao dịch ngân hàng,bảo hiểm, các thỏa thuận về khai thác hay chuyển nhượng, hợp tác giữa các xínghiệp và các hình thức về hợp tác công nghiệp hay thương mại, vận chuyểnhàng hóa hay hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hay đường
bộ (Điều 1 Luật Mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế) Xuấtphát từ điều này mà tranh chấp thương mại cũng được hiểu theo nghĩa rộng,
gồm toàn bộ các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại Đó có thể
là tranh chấp hợp đồng; tranh chấp liên quan đến phát hành, lưu trữ, kinh
Trang 19doanh chứng khoán; các tranh chấp liên quan đến thương phiếu; tranh chấpliên quan đến mua, bán, cho thuê, kinh doanh doanh nghiệp; tranh chấp liênquan đến sở hữu công nghiệp (vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, giảipháp hữu ích, bí mật thương mại ); tranh chấp hàng hai, giao nhận kho vận,
bảo hiểm hàng hải; tranh chấp liên quan đến mua, bán công nợ; tranh chấp
trong việc chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh; tranh chấp liênquan đến bán đấu giá, đấu thầu v.v
Như vậy, các nước trên thế giới không có quan niệm thống nhất vềtranh chấp kinh doanh Có rất nhiều nước không phân biệt tranh chấp phátsinh từ hoạt động kinh doanh với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động dan sự.Bên cạnh đó, một số quốc gia khác phân biệt tranh chấp kinh doanh với tranh
chấp dân sự bằng cách quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp loại này
cho các cơ quan tài phán là Toa án Thương mại hay Trọng tài Thuong mai.Các quốc gia này đều quan niệm tranh chấp kinh doanh theo nghĩa rộng, gồm
toàn bộ các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể khi
chúng tiến hành các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận
Ở nước ta, quan niệm về TCKT có những điểm khác nhau qua mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế - xã hội Trong cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung, nền
kinh tế được quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, với hệ thống chỉ
tiêu pháp lệnh từ trên giao xuống Nhà nước can thiệp khá sâu vào hoạt động
kinh doanh của các đơn vị kinh tế Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sảnxuất cho ai đều do Nhà nước quyết định Nhà nước vừa hoạch định các chínhsách kinh tế vi mô vừa trực tiếp chi đạo các đơn vi kinh tế cơ sở thực hiện các
kế hoạch kinh doanh cụ thể Đặc điểm nổi bật của cơ chế kinh tế này là vai trò
tuyệt đối của Nhà nước, trong đó có các Bộ, Tổng cục, Ủy ban nhân dân, các
cơ sở chuyên môn là chủ thể chi phối các quan hệ kinh tế Các chủ thể kinh
doanh khá đơn điệu về hình thức tổ chức pháp lý, hầu hết là các xí nghiệpquốc doanh và các hợp tác xã
Trang 20Để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch do Nhà nước giao, các đơn vị kinh
tế cơ sở cần phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế Tuy nhiên, HĐKT
trong thời kỳ này không chỉ là một hình thức pháp lý để triển khai các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế mà còn được sử dụng nhưmột công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước Ký kết và thực hiện HDKT là một
kỷ luật bắt buộc chứ không xuất phát từ lợi ích kinh tế cụ thể của các đơn vị
kinh tế Boi vậy, các chủ thể tham gia ký kết HDKT không quan tâm nhiều
đến việc hợp đồng có được thực hiện day đủ hay không, vì thực hiện hay
không thực hiện cũng không ảnh hưởng đến "túi tiền của họ, dang nào Nha
nước cũng bao cấp” [57, tr L7] Trách nhiệm thực hiện hợp đồng giữa các bêntham gia quan hệ với nhau không được coi trọng bằng trách nhiệm của cácbên đối với cơ quan chủ quản của mình Điều đó có nghĩa là trách nhiệm phát
sinh do vi phạm HĐKT nhẹ về yếu tố tài sản (vật chất) mà nặng về tính chất
hành chính [37, tr 16]
Nghiên cứu lich sử phát triển của pháp luật về HDKT và pháp luật về
giải quyết tranh chấp HDKT, chúng ta thấy: Trước khi ban hành Bản điều lệ
tạm thời về hợp đồng kinh doanh kèm Nghị định số 735/TTg ở nước ta không
có sự phân biệt HĐKT với hợp đồng dân sự; bởi vậy cũng không có sự phânbiệt giữa TCKT với các loại tranh chấp mang tính chất tai sản khác Các tranhchấp mang yếu tố tài sản được giải quyết theo một thủ tục chung tại tòa án
Cùng với sự ra đời của Bản điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh đã xuất
hiện khái niệm "hop đồng kinh doanh” Lé đương nhiên, tranh chấp phát sinh
từ việc ký kết và thực hiện loại hợp đồng này được gọi là tranh chấp kinhdoanh Các tranh chấp kinh doanh chủ yếu được giải quyết bởi một số cơ quanhành pháp Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp kinh doanh theo sự khởi tố củacác cơ quan đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp cần thiết
Ngày 4/1/1960, Nhà nước ta ban hành Bản điều lệ tạm thời về HDKTkèm Nghị định số 04/TTg Thuật ngữ "hợp đồng kinh tế” ra đời và chính thức
Trang 21được sử dung trong các van bản pháp luật sau đó như: Nghị định số 54/CP
ngày 10/3/1975 ban hành Điều lệ về chế độ HDKT; Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế ngày 25/9/1989 Cùng với khái nệm HDKT, khái niệm tranh chấp kinhdcanh cũng được thay thế bằng khái niệm TCKT, mà thực chất là tranh chấpHDKT Các tranh chấp loại này được giải quyết bang trong tài kinh tế, với tưcách là một cơ quan quản lý nhà nước
Như vậy, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các quan hệkinh tế vốn di khá đơn giản về nội dung và thành phần chủ thể, lại được điềuhành thống nhất bởi Nhà nước, nên các TCKT xuất hiện không nhiều và chủyêu là các tranh chấp phát sinh từ HĐKT được ký kết giữa các đơn vị kinh tế
XHCN với nhau để triển khai các kế hoạch kinh doanh đã được Nhà nước phê
duyệt từ trước.
Từ năm 1986, nước ta khởi động quá trình xây dựng nền kinh tế thịtrường, định hướng XHCN Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải xóa bỏ chế độđộc tôn của một hình thức sở hữu, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển cácthành phần kinh tế Trong nền kinh tế đang chuyển đổi xuất hiện ngày càngnhiều các chủ thể kinh doanh Bên cạnh các chủ thể kinh doanh truyền thống
là doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã còn xuất hiện doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước ngoài), doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty và hộ kinh doanh cá
thể Các quan hệ kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều với hình thức ngày càng
phong phú và tính chất ngày càng phức tạp Bên cạnh các quan hệ kinh tế phátsinh từ hợp đồng còn có các quan hệ kinh tế xuất hiện từ hoạt động đầu tư vốnvào kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập công ty hay việc sở hữu cổphiếu, trái phiếu do công ty phát hành
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, Nhà nước không can thiệptrực tiếp và sâu vào hoạt động kinh doanh hợp pháp của các chủ thể kinh tế.Bằng các chính sách và pháp luật, Nhà nước tạo lập một môi trường kinh
Trang 2217 THƯ VIÊN © |
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NÓI
PHONG GV _ bÄZ |
doanh lành mạnh để các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp được xây
dựng và thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự do, bình đẳng, cùng có lợi và tựchịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình Việc thiết lập hay không
thiết lập quan hệ kinh tế hoàn toàn xuất phát từ kế hoạch kinh doanh cụ thểcủa từng đơn vị và vì lợi ích cá biệt của chúng Kinh doanh đúng pháp luật để
đạt lợi nhuận tối đa là mục tiêu tối thượng của các doanh nghiệp Tình hình đólàm phát sinh rất nhiều tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia các quan hệ kinh tế Điều đó đồng thờiđặt ra nhu cầu phải mở rộng nội hàm của khái niệm TCKT
Mặc dù các TCKT đã xuất hiện từ lâu trong đời sống kinh tế và pháp
lý của nước ta, nhưng khái niệm loại tranh chấp này chưa được sử dụng mộtcách thống nhất; nội hàm của khái niệm cũng chưa được xác định chính xác
Trong từng ngữ cảnh cụ thể, để chỉ các xung đột về lợi ích giữa các tổ chức, cá
nhân khi họ tham gia các quan hệ kinh tế, người ta đang sử dụng những thuậtngữ khác nhau như: TCKT, tranh chấp kinh doanh, tranh chấp thương mại.
Khi đề cập tới khái niệm TCKT, tranh chấp kinh doanh, Giáo trìnhLuật Kinh tế của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội viết:
Các tranh chấp kinh tế trong kinh doanh trong phạm vi nhấtđịnh có sự khác biệt với tranh chấp kinh tế Khái niệm kinh tế cũng
như "quan hệ kinh tế” thông thường được hiểu rộng hơn khái niệm
"kinh doanh” với "quan hệ kinh doanh” Trong kinh tế có sự baohàm cả yếu tố quản lý và yếu tố chính trị - xã hội khác liên quanđến hoạt động sản xuất kinh doanh Trong khi đó, kinh doanh chỉ
là một hoạt động mang tính nghề nghiệp như sản xuất, buôn bán,dịch vụ gắn với mục đích lợi nhuận Do tính chất của quan hệkinh doanh như vậy, việc giải quyết trong kinh doanh cũng mangnhững đặc thù nhất định so với giải quyết tranh chấp kinh tế nóichung [58, tr 307-364].
Trang 23Theo quan niệm nay thì rõ rang khái niệm TCKT mang nội hàm rộnghơn khái niệm tranh chấp kinh doanh
Cuốn "Tim hiểu luật kinh tế Việt Nam" sử dụng thuật ngữ "tranh chấp
kinh tế”, "tranh chấp kinh doanh” hầu như không có sự phân biệt [101, tr 187-194].Trong cuốn sách "Hợp đồng kinh tế và vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước
ta hiện nay" các tác gia cho rằng: "Tw trước đến nay, nói đến tranh chấp kinh tếthì thường chỉ nghĩ đến tranh chấp về vi phạm hợp đồng kinh tế” {[62, tr 51]
Gần như tương đồng với quan điểm này một số tác giả cho rằng "về mặt lý thuyết
sẽ là khó xác định được bản chất của tranh chấp kinh tế nếu thiếu một kháiniệm chính xác về hợp đồng kinh tế, bởi vì hầu hết các tranh chấp kinh tế đềuphát sinh từ việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng kinh tế” [61, tr 35]
Khi Luật Thương mại ra đời và có hiệu lực pháp luật (từ 01/01/1998)thì trong pháp luật thực định của nước ta còn xuất hiện thêm khái niệm tranhchấp thương mại Nhiều người cho rằng đã xuất hiện thêm một loại tranh chấpmới, tồn tại độc lập bên cạnh TCKT và tranh chấp dân sự là tranh chấp thươngmại Về mối tương quan giữa "tranh chấp kinh tế” và "tranh chấp thương mai"
có quan điểm cho rằng: Tranh chấp thương mại là một dạng của TCKT bởichúng đều phát sinh từ hoạt động kinh doanh và có quan hệ mật thiết với hoạtđộng này Theo Điều 238 Luật Thương mại thì tranh chấp thương mại là tranhchấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồngtrong hoạt động thương mại, tức là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thươngnhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấmdứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cungứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại Nói đến hợp đồng trong hoạtđộng thương mại là nói đến những hợp đồng riêng trong lĩnh vực kinh doanhthương mại, cũng giống như khi ta nói đến hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng(hợp đồng xây dựng), hợp đồng trong lĩnh vực vận chuyển (hợp đồng vậnchuyển), hợp đồng trong lĩnh vực bảo hiểm (hợp đồng bảo hiểm), hợp đồngtrong lĩnh vực tín dụng (hợp đồng tín dụng)
Trang 24Khi thỏa mãn các điều kiện về chủ thể, mục đích và hình thức hopđồng theo quy định hiện hành thì hợp đồng trong hoạt động thương mại mangtính chất của HDKT Vi dụ: các hợp đồng trong hoạt động thương mai được
ký kết bằng văn bản giữa các thương nhân, trong đó ít nhất một bên là phápnhân, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh Các trường hợp khác, hợp đồngtrong hoạt động thương mại mang tính chất của hợp đồng dân sự Ví dụ:Những hợp đồng trong hoạt động thương mại được ký kết giữa các thươngnhân không có tư cách pháp nhân; giữa thương nhân với công dân hay nhữnghợp đồng không được thể hiện dưới hình thức van bản
Như vậy, tranh chấp thương mại, xét về tính chất là tranh chấp hợpđồng; xét về nội dung là tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanhthương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại hay các hoạtđộng xúc tiến thương mại; xét về chủ thể là tranh chấp giữa thương nhân (một
loại chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập
và thường xuyên) với thương nhân, thương nhân với các bên có quan hệ vớithương nhân trên cơ sở hợp đồng
Từ sự phân tích nói trên, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng tranhchấp thương mại thực chất là một dạng của TCKT theo cách hiểu về TCKT nhưhiện nay Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải mọi tranh chấp thương
mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Việt Nam đều được giải quyết
theo thủ tục tố tụng kinh tế Chỉ những tranh chấp thương mại nào đáp ứng cácđiều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 87 Pháp lệnh Thủ tục giải quyếtcác vụ án kinh tế mới được tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế
Khái niệm TCKT còn có thể được tiếp cận dưới góc độ pháp luật tố
tụng Trong nhiều trường hợp thì pháp luật tố tụng đã mở ra cách tiếp cận déhơn với khái niệm "tranh chấp kinh tế” (26, tr 48] Với cách tiếp cận này,
TCKT được hiểu là các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ
quan tài phán như tòa án và trọng tài Pháp luật tố tụng chỉ ra một số nhóm
Trang 25tranh chấp mang tính chất kinh tế được giải quyết theo thủ tục tư pháp (Tòaán) và theo thủ tục trọng tài Việc xem xét các TCKT nào thuộc thẩm quyềngiải quyết của Trọng tài (phi Chính phủ) hoặc được tòa án giải quyết theo thủtục tố tụng kinh tế cần xem xét đến các văn bản về tố tụng kinh tế hiện hànhnhư: PLTTGQCVAKT (1994), Nghị định số 116/CP về tổ chức và hoạt độngcủa trọng tài kinh tế (1994), Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủtướng Chính phủ phê chuẩn Điều lệ của TTTTQTVN (VIAC), Quyết định số114/TTg ngày 16/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thẩm quyềncho TTTTQTVN.
Theo Điều 12 PLTTGQCVAKT thì các tranh chấp sau đây được coi làTCKT và được tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế:
1 Các tranh chấp về HĐKT giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa phápnhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh; |
2 Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa
thành viên của công ty với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể
céng ty;
3 Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
4 Các TCKT khác theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, theo Điều 87 PLTTGQCVAKT thì Tòa án Việt Nam có thểgiải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế các TCKT tại Việt Nam, nếu một hoặccác bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế màViệt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác Các tranh chấp này có thể
là tranh chấp hợp đồng, tranh chấp trong nội bộ công ty hoặc tranh chấp liênquan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu
Như vậy, theo quy định của PLTTGQCVAKT thì TCKT được hiểutheo nghĩa rất hẹp Điều này dẫn tới hậu quả là chỉ có một số ít các tranh chấpphát sinh từ hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức, cá nhân được tòa án giải
Trang 26quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế Nhiều loại tranh chấp tuy phát sinh trực tiếp
từ noạt động kinh doanh và thuần túy mang tính chất kinh doanh nhưng khôngđược giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế như:
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinhdoanh không có tư cách pháp nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh củacác chủ thể kinh doanh đó Ví dụ: hợp đồng ký giữa hai doanh nghiệp tư nhânvới nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các bên
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế ký giữa pháp nhân vớinhững người làm công tác khoa học - kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình,
hộ nông dân, ngư dân cá thể
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh nhưngkhông được xác lập dưới hình thức văn bản
- Một số tranh chấp liên quan mật thiết đến việc thành lập, tổ chức
quản lý và tổ chức hoạt động của các loại hình công ty Ví dụ: các tranh chấp
giữa công ty hay thành viên công ty với người quản lý điều hành công ty mà
người này không phải là thành viên công ty
Theo Điều 1 Nghị định số 116/CP về tổ chức và hoạt động của Trọngtài kinh tế thì Trọng tài kinh tế (phi Chính phủ) có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp về HDKT; tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty,giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạtđộng, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu,trái phiếu Thông tư số 02/PLDSKT ngày 03/01/1995 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn thi hành một số điểm của Nghị định số 116/CP còn "mạnh dan" mỡ rộngthẩm quyền giải quyết của trọng tài kinh tế sang cả những tranh chấp hợp
đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân vớinhau hoặc với cá nhân kinh doanh (mục I Thông tư số 02/PLDSKT).
Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 và Quyết định số 114/TTgngày 16/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ quy định chưa rõ ràng về thẩm
Trang 27quyền giải quyết các TCKT của TTTTQTVN Theo các văn bản này thì
TTTTQTVN có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ
kirh tế, nếu trước hay sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đương sự thỏa thuậnđưa vụ việc ra TTTTQTVN, hoặc nếu có một điều ước quốc tế ràng buộc cácbên phải đưa tranh chấp ra TTTTQTVN
Nhu vậy, nếu tiếp cận dưới giác độ pháp luật tố tung thì TCKT được
hiéu theo nghĩa quá hẹp, không bao quát hết các tranh chấp đã và sé phát sinhtrong quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam Điều này dẫn tới các hậu
quả sau:
Một là: Rất nhiều loại tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh doanh
nhưng không được coi là TCKT và không được giải quyết bằng thiết chế tài
phán kinh doanh là những thiết chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanhchóng, chính xác và điều này dẫn đến lợi ích của các bên tranh chấp không
được bảo đảm triệt dé
Hai là: Không có điều kiện để mở rộng thẩm quyền giải quyết các
TCKT của các cơ quan tài phán Hiện nay đã xuất hiện nhiều tranh chấp từ hoạtđộng kinh doanh nhưng chưa biết sẽ được giải quyết theo cơ chế nào? Ví dụ:Một công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên thuê giám đốc điều hànhcông ty Người này không phải là thành viên công ty Trong quá trình quan lýhoạt động kinh doanh của công ty, giám đốc làm thuê gây thiệt hại về tài sảncho công ty và công ty có nhu cầu kiện giám đốc Tranh chấp này có được coi
là TCKT hay không? Có được giải quyết tại các cơ quan tài phán kinh doanhhay không? Các tranh chấp liên quan đến quyền tự do kinh doanh, đến cạnhtranh không lành mạnh hay độc quyền cũng chưa rõ sẽ được giải quyết ở đâu
Thứ ba: Có nguy cơ tạo ra những rào can đối với quá trình Việt Namhội nhập kinh tế khu vực và thế giới, trong bối cảnh pháp luật của nhiều quốcgia trên thế giới, pháp luật quốc tế và tập quán thương mại quốc tế đều quanniệm TCKT theo nghĩa rộng
Trang 28Để hạn chế những bất cập kể trên, chúng tôi thấy rằng cần phải tiếp
cận khái niệm TCKT dưới giác độ khoa học và khái niệm TCKT phải được
hiểu theo nghĩa rộng Theo nghĩa này, TCKT là những mâu thuần hay bất
đồng liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi thamgia các quan hệ kinh tế:
Từ khái niệm đó chúng ta thấy TCKT có các dấu hiệu pháp lý cơ bảnsau đây:
Thứ nhất: TCKT phát sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh tế và có liênquan mật thiết đến hoạt động kinh doanh
Quan hệ kinh tế là những quan hệ được thiết lập giữa các chủ thể kinh
doanh hoặc giữa các bên có liên quan trong quá trình các chủ thể kinh doanh
tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình Kinh doanh hiện nay được hiểu
với nội hàm rất rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động từ đầu tư vốn đến sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi Day là những quan hệ có tính chất tài sản với mục dich phục vụkinh doanh, thu lợi nhuận Đó có thể là hoạt động đầu tư vốn (góp vốn vào
công ty hay mua cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác); hoạtđộng sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội hay hoạt động mua
bán, trao đối và cung ứng các loại dịch vu
So với hoạt động dân sự thì các hoạt động kinh doanh mang nhiều đặc
thù: mục đích của việc thực hiện các hoạt động kinh doanh là lợi nhuận; chủ
thể thực hiện các hoạt động kinh doanh là tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều
kiện do pháp luật quy định và được Nhà nước thừa nhận là chủ thể kinh doanh; các hoạt động kinh doanh thường gắn liền với việc dịch chuyển những
giá trị tài sản lớn Chính đặc thù này làm cho TCKT hoàn toàn khác với tranhchấp dân sự, ngay cả đối với các tranh chấp mang yếu tố tài sản Trong khi các
TCKT phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh khi chúng tiến hành các hoạtđộng kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thì các tranh chấp dân sự thường chỉ phát
Trang 29sinh giữa các tổ chức, cá nhân không có tư cách chủ thể kinh doanh khi chúng
tham gia quan hệ nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó mang tính sinh hoạt, tiêudùng Việc thiết lập các quan hệ kinh doanh đòi hỏi phải nhanh chóng, đơngiản, linh hoạt Bởi vậy, việc giải quyết tranh chấp từ các quan hệ này cũngphải mềm dẻo, nhanh chóng, đứt điểm để hạn chế đến mức tối da sự gián đoạntrong quá trình kinh doanh Vì lý do này mà các TCKT phải được giải quyếtbằng một cơ chế riêng so với việc giải quyết tranh chấp dân sự thông thường
Thứ hai: Việc giải quyết các TCKT luôn thuộc quyền tự định đoạt củacác bên tranh chấp
Như phần trên đã trình bày, các TCKT phát sinh từ các quan hệ kinh
doanh Các quan hệ kinh doanh được thiết lập giữa các chủ thể ở vị trí pháp lýhoàn toàn độc lập và bình đẳng với nhau Đây là quan hệ theo chiều ngang vàmang yếu tố tài sản Quan hệ kinh doanh được thiết lập giữa các chủ thể trên
nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí Chính bởi lẽ đó mà khi tranh chấp phátsinh, các bên cũng được toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việcgiải quyết chúng Các bên được tự thỏa thuận với nhau để lựa chọn phươngthức giải quyết phù hợp; được tự quyết định về nội dung tranh chấp; được tựthương lượng, hòa giải với nhau ngay cả khi đã đưa tranh chấp ra cho một cơ
quan tài phán giải quyết Chính đặc điểm này của TCKT quyết định tính đa
dạng của các phương thức giải quyết tranh chấp và nguyên tắc cơ bản nhất để giải quyết TCKT là nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận.
Thứ ba: TCKT là những tranh chấp mang yếu tố tài sản và thường gắn
liền với giá trị tài sản lớn
TCKT phản ánh các xung đột về mặt lợi ích kinh tế của các bên có liênquan trong một quan hệ kinh tế nhất định Yếu tố vật chất và lợi ích kinh tếcủa nội dung TCKT là một đặc điểm riêng để phân biệt với các loại tranh chấpkhác trong đời sống xã hội Yếu tố tài sản được quy định bởi tính chất, mụcđích của các quan hệ kinh tế trong xã hội Giá trị vật chất (tài sản) của các
Trang 30TCKT được các bên liên quan đưa ra yêu cầu các bên đối tác phải bồi hoàn,
khác phục bằng những số liệu cụ thể (mức tiền bồi hoàn) số lượng, chất lượngtài sản, hàng hóa cụ thể Trong cơ chế thị trường, nhiều TCKT liên quan đến
giá trị tài sản lớn, hoặc liên quan đến trách nhiệm của nhiều chủ thể Việc giảiquyết thỏa đáng tranh chấp có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hoạt độngkinh tế của các bên liên quan và đời sống kinh tế nói chung Xuất phát từ đặc
điểm này của TCKT, đòi hỏi cơ chế giải quyết chúng phải nhanh gọn, hiệu
quả và bảo vệ một cách kịp thời quyền lợi kinh tế của các bên
Dựa vào giá trị TCKT, các nhà làm luật đánh giá mức độ nghiêm trọng
và tính chất phức tạp của tranh chấp Đây cũng là một trong những căn cứ xác
định thẩm quyền của cơ quan giải quyết đối với chúng Ví dụ: TAND cấp
huyện chỉ được thụ lý xét xử những tranh chấp HDKT có giá trị tranh chấpdưới 50 triệu đồng (Điều 13 PLTTGQCVAKT) Những tranh chấp có giá trịkinh tế lớn thường có tính chất phức tạp và hậu quả của việc giải quyết chúng
có những ảnh hưởng to lớn, thậm chí có tính chất quyết định đến sự tồn tại vàphá sản của một doanh nghiệp, do vậy nó phải được giải quyết bởi một đội
ngũ thẩm phán kinh tế có trình độ và kinh nghiệm cao Giá trị vật chất củaTCKT còn là căn cứ để các cơ quan giải quyết TCKT tính mức lệ phí và các
chi phí các bên theo kiện phải gánh chịu tùy mức độ lỗi
Thứ tư Các TCKT nếu không được giải quyết triệt để dễ gây ra hậuquả có tính chất dây chuyền
Bản chất của TCKT là sự xung đột về lợi ích kinh tế phát sinh trong quátrình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên thị trường TCKT có thể phátsinh trong một công đoạn nào đó của chu trình kinh doanh, thường có mối quan
hệ hữu cơ với công đoạn khác Môi trường phát sinh TCKT là môi trường củacác hoạt động kinh doanh với tính chất vô cùng phong phú và đa dạng phụ thuộc
lẫn nhau Quan hệ kinh doanh này có thể vừa là kết quả, vừa là tiền dé của một
quan hệ kinh doanh khác Ví dụ: một tranh chấp phát sinh trong hợp đồng vận
Trang 31chuyển hàng hóa (dưa hấu chẳng hạn) không chỉ gây thiệt hại cho bên thuê
vận chuyển (người mua thu gom của nông dân) và bên vận chuyển, mà còn gây
khó khăn cho người sản xuất (giá bán của người nông dân có thể giảm, ứ đọng
sản phẩm) và người tiêu dùng (sự tăng giá cục bộ của dưa hấu ở một thị trường
nhất định) Mặt khác, tham gia vào chu trình kinh doanh có thể có rất nhiều tổ
chức, cá nhân khác nhau Bởi vậy, khi TCKT phát sinh không được giải quyếtkịp thời có thể làm đình đốn các hoạt động kinh doanh khác và tác động xấuđến lợi ích của nhiều đối tượng Dac thù này của TCKT dẫn đến một đòi hỏitất yếu là phải giải quyết TCKT một cách triệt để, chính xác và hiệu quả để các
bên liên quan có thể nhanh chóng khắc phục hậu quả phát sinh từ tranh chấp
Thứ năm: Các bên có TCKT thường là các chủ thể kinh doanh Thông
thường, các bên trong TCKT là các tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận
quyền kinh doanh Bằng việc cấp giấy chứng nhận dang ký kinh doanh, Nhà
nước công nhận các tổ chức, cá nhân này đã hội đủ các điều kiện kinh tế và pháp
lý để tiến hành một loại hoạt động khá phức tạp trong xã hội là hoạt động kinh
doanh thu lợi nhuận Chủ thể của TCKT thường là những người có trình độ hiểu
biết nhất định, thậm chí "tạo thành một giai tầng xã hội riêng, có nhu cầu thể hiện riêng trước xã hội, Nhà nước và pháp luật Họ có "luật choi" và quy tắc
xử sự riêng" [94, tr 26] Các chủ thể này hoàn toàn ý thức được những quyền
và lợi ích hợp pháp nào của mình bị xâm hại và có khả năng tự bảo vệ cao Họ
lại thông hiểu pháp luật và tập quán kinh doanh đồng thời rất coi trọng "chữ
tin" trong kinh doanh và có ý thức duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các bên
Chính đặc điểm này cho phép các bên tranh chấp sử dụng hiệu quả các
phương thức giải quyết tranh chấp theo con đường "hòa bình" là thương lượng
và trung gian hòa giải
1.1.2 Phân loại tranh chấp kinh tế
Phân loại TCKT là việc xếp các TCKT có quan hệ gần gũi với nhauthành từng nhóm, mỗi nhóm được đặc trưng bởi một hoặc một số dấu hiệu
Trang 32phép lý nào đó Việc phân loại TCKT không chỉ có ý nghĩa về khoa học macor có ý nghĩa sâu sắc về thực tiễn Phân loại chính xác các TCKT tạo những
thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu để chỉ ra bản chất của các loại TCKT,
từ đó có định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết chúng.Xây dựng những tiêu chí nhất định theo các phương pháp khoa học trong việc
phán loại TCKT có thể giúp cho hoạt động giải quyết TCKT được tiến hành
nhanh chóng, chính xác, tôn trọng sự thật khách quan Lợi ích dễ nhận thấy
của việc phân loại TCKT là tạo điều kiện lựa chọn phương thức phù hợp để
giải quyết tranh chấp, xác định chính xác thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán và thủ tục áp dụng để giải quyết TCKT Mặt khác, việcphân loại các TCKT theo những mục đích, yêu cầu nhất định giúp cho các nhàlàm luật, các nhà quản lý có những thông tin cần thiết cho công tác xây dựng,hoàn thiện pháp luật hay điều chính chính sách quản lý kinh tế
Có thể dựa trên nhiều căn cứ khác nhau để phân loại TCKT:
(i) Căn cứ vào giá trị tranh chấp
Hầu hết các TCKT đều có nguyên nhân xuất phát bên trong là sự xungđột về quyền lợi kinh tế với những tính chất, mức độ khác nhau giữa các bêntranh chấp Do vậy, việc lấy tiêu chí giá trị của TCKT làm căn cứ phân loạicác tranh chấp có những ý nghĩa nhất định Giá trị vật chất của các tranh chấp
cụ thể ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế (biểu hiện bằng con số tiền cụ thể) là lớn hay nhỏ (nghiêm trọng, ít nghiêm trọng), thông thường còn là sự ẩn chứa bên
trong tính chất phức tap của vụ TCKT đó
Với thực tiễn Việt Nam, việc phân loại TCKT theo giá trị tranh chấpchỉ có ý nghĩa đối với các tranh chấp HDKT không có nhân tố nước ngoài vàkhi tranh chấp đó được giải quyết tại tòa án Phân loại TCKT theo giá trị có ý
nghĩa trong việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án các cấp Theo
Điều 13 PLTTGQCVAKT thì những tranh chấp HDKT có giá trị dưới 50 triệuđồng và không có nhân tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của
Trang 33tòa án cấp huyện Các TCKT còn lại sẽ được giải quyết theo thủ tục sơ thẩmtại tòa án cấp tỉnh
Ở một số nước trên thế giới cũng có sự phân loại các TCKT (thương
mại) theo tiêu chí giá trị của tranh chấp Đây cũng là căn cứ để xác định thẩm
quyền vụ việc của cơ quan tài phán cũng như thủ tục tố tụng nhất định Tại
Đức, những tranh chấp thương mại có giá trị trên 5.000 DM sẽ thuộc thẩm
quyền của Tòa thương mại, còn những tranh chấp có giá trị dưới 5.000 DM sẽđược xét xử bởi tòa án cấp quận theo tố tụng dân sự chung Tại Pháp, nhữngtranh chấp thương mại có giá trị từ 13.000 FFr trở xuống sẽ do Tòa Thương
mại xét xử theo thủ tục sơ chung thẩm Tại Singapore, các tranh chấp có giá trị
dưới 10.000 USD Singapore sẽ xét xử tại 56 tòa án khu vực [135] Tại Mỹ,theo quy tắc trọng tài thương mại của Hiệp hội trọng tài Mỹ (AAA) nhữngtranh chấp giải quyết trên cơ sở các tài liệu là những tranh chấp có giá trị dưới10.000 USD, còn theo thủ tục chung ha chon cho tranh chấp có quy mô lớn
và phức tạp là những đơn kiện tranh chấp có giá trị công khai thấp nhất từ
1 triệu USD tro lên, không tính lãi và chi phí trọng tai [Š 1]
(ii) Căn cứ vào nội dung và tính chất của tranh chấp kinh tế
Dựa vào nội dung và tính chất của TCKT có thể chia TCKT thành: (1)Tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh (HDKT ); (2) Tranh chấp trong nội bộcông ty; (3) Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và (4)Các TCKT khác
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, các TCKT chủyếu liên quan đến HĐKT và được giải quyết bởi Trọng tài kinh tế nhà nước.Thực tiễn giải quyết TCKT hiện nay ở nước ta đang đứng trước một vấn đề
phức tap là xác định ranh giới để phân biệt giữa HDKT và hợp đồng dân sự
Hậu quả pháp lý của việc phân biệt giữa hai loại hợp đồng này có thể dẫn đến
thẩm quyền giải quyết khác nhau khi tranh chấp phát sinh Trước thực tiễn
Trang 34sim động của các quan hệ kinh tế hiện nay, các quy định của pháp luật hiện
harh về HĐKT và các căn cứ pháp ly để phân biệt HDKT (mục đích, hình
thúc, chủ thể) đã tỏ ra bất cập Mặt khác, pháp luật hiện nay còn để ngỏ khanărg áp dụng các quy định có liên quan của Bộ luật dân sự vào việc điềuchỉnh các quan hệ kinh tế, trong trường hợp pháp luật về HDKT không có quy
chép hợp đồng mua bản hàng hóa có số lượng nhiều nhất: 247 vụ/636 vụ trong
năm 1997; 395 vụ/1261 vụ trong năm 1998 Tiếp đến là các tranh chấp phátsinh từ hợp đồng tín dung: 198 vụ/636 vụ trong năm 1997; 262 vu/1261 vu/trong năm 1998 Chiếm các vị trí tiếp theo là tranh chấp hợp đồng xây dựng và
sở để phát sinh TCKT Đây là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành
viên công ty đối với công ty TNHH (thông thường tài sản góp vốn là tiền mặt,
hiện vật hoặc bản quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ
phiếu phát hành đối với công ty cổ phần; về quyền được chia lợi nhuận hoặc
về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công
ty đòi các khoản nợ của công ty, thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết
khi giải thể công ty hay tranh chấp về các vấn để khác liên quan đến việc
Trang 35thành lập, hoạt động, giải thể công ty Ngoài ra, đó còn là các tranh chấp vềviệc chuyển nhượng phần góp vốn vào công ty của thành viên công ty đó cho
người khác không phải là thành viên của công ty, về việc chuyển nhượng cổphiếu không ghi tên, cổ phiếu có ghi tên, về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu
phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần v.v
(iii) Căn cứ vào nhân tố nước ngoài trong tranh chấp kinh tế
Dựa vào yếu tố quốc tịch của các bên tranh chấp có thể chia thành
TCKT có nhân tố nước ngoài và TCKT không có nhân tố nước ngoài Cáchphân loại này đặc biệt có ý nghĩa khi tranh chấp là tranh chấp HDKT và đượcgiải quyết bằng thủ tục tư pháp Hầu hết các TCKT có yếu tố nước ngoài đềuđược giải quyết tại TAND cấp tỉnh
Các tranh chấp "có yếu tố nước ngoài" là một vấn đề được đề cập đếntrong nhiều các văn bản khác nhau của pháp luật hiện hành, trong đó có Bộluật Dân sự cũng như các văn bản pháp luật về HDKT và giải quyết TCKT.Phạm vi tranh chấp có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật tố tụngkinh tế có phần hẹp hơn so với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự Theo Pháp lệnh TTGQCVAKT thì nhân tố nước
ngoài trong TCKT chỉ dừng lại ở yếu tố chủ thể của tranh chấp Cu thể, Điều
87 của Pháp lệnh này quan niệm TCKT có nhân tố nước ngoài là tranh chấp
mà một hoặc các bên tranh chấp là các tổ chức, cá nhân nước ngoài Đến
Công văn số 11/KHXX ngày 23/01/1996 của TAND tối cao thi các tranh chấp
HDKT có nhân tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ
tục tố tụng kinh tế khi ít nhất một bên tranh chấp là pháp nhân Việt Nam
Các TCKT có nhân tố nước ngoài có thể là tranh chấp hợp đồng, tranhchấp công ty hay tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.Các TCKT có nhân tố nước ngoài, không phân biệt giá trị tranh chấp, luônthuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án cấp tỉnh
Trang 361.2 GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH TẾ VA NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ
1.2.1 Bản chat của việc giải quyết tranh chấp kinh tế
Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "giải quyết" được hiểu là "làm cho khong còn thành vấn dé nữa" [108, tr 338] Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thì giải quyết TCKT là tổng hợp những cách thức, biện pháp được áp dụng để loại
bỏ các mâu thuẫn, bất đồng về lợi ích kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong
quá trình chúng tham gia vào các quan hệ kinh tế Hoạt động giải quyết TCKTmang những đặc thù sau:
- Chủ thể của hoạt động giải quyết TCKT là các bên tranh chấp và các
cơ quan tài phán có thẩm quyền Khi TCKT phát sinh, các bên tranh chấp có
thể tự thỏa thuận với nhau thông qua các hình thức thương lượng, hòa giải đểloại bỏ những mâu thuẫn, bất đồng giữa họ Trong trường hợp này hoàn toànkhông có sự tham gia của người thứ ba hay của cơ quan tài phán vào việc giảiquyết tranh chấp
Trong những trường hợp các bên tranh chấp không thể tự thương lượng
với nhau được thì họ có thể nhờ người thứ ba, giữ vai trò của người trung gian
hỗ trợ Đó là cá nhân, co quan được các bên yêu cầu đứng ra giải quyết TCKT
của họ Đó là các chuyên gia, luật sư, trong tài viên được các bên mời thamgia hòa giải, giải quyết tranh chấp, hoặc là tòa án, Trung tâm trọng tài thụ lýgiải quyết các TCKT Trong trường hợp này, chủ thể của hoạt động giải quyếttranh chấp, bên cạnh các bên tranh chấp, còn là người trung gian hòa giải hoặc
tòa án, trọng tài có thẩm quyển
- Khách thể của việc giải quyết TCKT là các quan hệ pháp luật đangtranh chấp Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp chính là bản thântranh chấp đã phát sinh giữa các bên Căn cứ vào sự thỏa thuận của mình màcác bên tranh chấp tìm một giải pháp thích hợp để loại bỏ tranh chấp hoặc căn
Trang 37cứ vào các quy định pháp luật và các tình tiết khách quan của tranh chấp, tòa
án hoặc Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết giải quyết vụ việc
Như vậy, giải quyết TCKT là việc các bên tranh chấp thông qua các
hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, bấtđồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ
Quan niệm về giải quyết TCKT được hiểu với những nội dung khácnhau trong từng thời kỳ Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc giải
quyết TCKT được thực hiện chủ yếu thông qua Trọng tài kinh tế Trọng tài
kinh tế là cơ quan nhà nước, được thành lập với hai chức nang chủ yếu: (i) giải
quyết tranh chấp HDKT và (ii) thực hiện việc quan lý Nhà nước đối với công
tác HDKT Như vậy, Trọng tài kinh tế Nhà nước vừa là cơ quan xét xử lại vừa
là cơ quan quản lý nhà nước Các TCKT có yếu tố nước ngoài (tranh chấp phátsinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương, thuê tàu, vận chuyển hàng quốc tế, đại lý tàu biển, cứu hộ, bảo hiểm hàng hóa ) được giải quyết tại Hội đồng
Trọng tài Ngoại thương hoặc Hội đồng Trọng tài Hàng hải bên cạnh Phòng
thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Hoạt động giải quyết TCKT, mà thực chất là hoạt động giải quyết cáctranh chấp HĐKT trong cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung mang tính chấtkiểm tra, xem xét và giải quyết các vi phạm trong công tác HDKT hơn là tínhchất tài phán Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm HĐKT chủ yếunhằm điều hòa những mâu thuẫn về lợi ích cục bộ của các đơn vị kinh tế
XHCN trên cơ sở lấy lợi ích nhà nước làm tiêu chuẩn để xem xét [62, tr 51].Việc thực hiện các phán quyết, quyết định của cơ quan tài phán cũng mangnặng tính khuyến nghị chứ ít phản ánh tính cưỡng chế
Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện nay,Nhà nước đang từng bước xây dung và hoàn thiện cơ chế giải quyết TCKT phùhợp với đòi hỏi khách quan của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, đem lại tínhcông bằng, hiệu quả kinh tế và góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương của xã hội,
Trang 38làm lành mạnh các quan hệ kinh tế Quan niệm về giải quyết TCKT hiện nay
ở nước ta đã có những thay đổi căn bản Nhà nước đã từng bước thể chế hóa
việc giải quyết TCKT nhằm bảo đảm tối đa quyền tự định đoạt, trong đó cóquyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết TCKT của các bên tranh chấp.Việc giải quyết TCKT được phát triển theo hai xu hướng: Thứ nhất, Nhà nước
thể hiện vai trò trong việc giải quyết TCKT, như một biện pháp để duy trì trật
tự quản lý kinh tế; thi hai, xã hội hóa hoạt động giải quyết TCKT nhằm tăngcường sự tham gia của xã hội vào hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế,giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan công quyền
Theo xu hướng thứ nhất, Nhà nước đã thành lập Tòa Kinh tế trong hệthống TAND, có chức năng xét xử các vụ án kinh tế (Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của LTCTAND 28/12/1993 - theo Luật này các Tòa Kinh tế chínhthức hoạt động từ 01/7/1994 cùng thời điểm này Trọng tài kinh tế Nhà nướcchấm dứt hoạt động) Theo xu hướng thứ hai, Nhà nước đã ban hành Nghịđịnh số 116/CP ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế,Trọng tài kinh tế là một tổ chức phi Chính phủ, "là tổ chức xã hội - nghềnghiệp" có thẩm quyền giải quyết các TCKT Đây là một hình thức giải quyếtTCKT được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị
trường phát triển Bên cạnh hình thức trọng tài, Nhà nước còn chủ trương
khuyến khích các hình thức thương lượng, hòa giải, tham vấn, tư vấn pháp luậtnhằm đảm bảo các TCKT được giải quyết một cách nhanh chóng, thuận lợi,công bằng và hiệu quả, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng trưởng kinh tế
Nội dung của việc giải quyết TCKT đã mở rộng và đa dạng Ngoàiviệc giải quyết các TCKT truyền thống liên quan đến HDKT, nhiều TCKTmới đã xuất hiện và được giải quyết bởi các cơ quan tài phán kinh tế mớithành lập Quan niệm về giải quyết TCKT chỉ mang tính chất kinh tế là chủyếu, việc kiện tụng được coi là một phần của công việc kinh doanh của cácdoanh nghiệp trong cơ chế thị trường Các doanh nghiệp hoàn toàn tự do chủ
Trang 39động trong việc xử lý các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động sảnxuất, kinh doanh Mục tiêu hiệu quả, bảo vệ uy tín, bí mật kinh doanh, giữmối quan hệ với bạn hàng được coi là phương châm hành động của các doanhnghiệp khi quyết định giải quyết các TCKT
1.2.2 Mục đích và các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranhchấp kinh tế
TCKT thường có giá trị tài sản lớn và liên quan đến lợi ích của nhiều
người Một TCKT không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của những bên liên quan Trên thực tế,nhiều tranh chấp có giá trị lớn không được giải quyết đúng đắn, kịp thời đãkéo theo những hậu quả xấu như đình đốn san xuất, ngưng trệ công việc kinhdoanh, thậm chí doanh nghiệp lâm vào tinh trang nợ nan, có nguy cơ phá sản.Bởi lẽ đó, việc giải quyết TCKT phải đạt được các mục đích sau đây:
Thứ nhất: Bao vệ và khôi phục một cách có hiệu quả quyền và lợi íchchính đáng của các bên bị vi phạm trong các vụ TCKT
Khi TCKT xảy ra có nghĩa là lợi ích kinh tế của một bên nào đó đã bị
vi phạm Theo đuổi lợi ích kinh tế, thu lợi nhuận là động lực quan trọng nhấtthúc đẩy các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế Khi quyền lợi kinh tế bị xâm
hại (bị chiếm dụng vốn, bị thiệt hại do đối tác giao hàng không đúng chủngloại, chất lượng, được chia lãi không tương xứng với phần góp vốn vào công
ty v.v ) thì việc đòi hỏi khôi phục lại trạng thái vốn phải có như dự liệu banđầu là việc làm cần thiết, hợp lẽ công bằng Do vậy, giải quyết TCKT là mộtnhu cầu tự nhiên, khách quan Pháp luật về giải quyết TCKT được xây dựng
và ban hành nhằm tạo tiền đề pháp lý để các nhà kinh doanh bảo vệ các quyền
và lợi ích kinh tế hợp pháp, chính đáng của mình Muốn đạt được mục đíchnày, cần phải có cơ chế giải quyết TCKT phù hợp với cơ chế kinh tế thịtrường, linh hoạt, mềm dẻo, nhanh gọn và hiệu quả kinh tế cao, cần đến sự
hiểu biết, am tường của các chủ thể tranh chấp về đường lối, chính sách, pháp
Trang 40Gà an
luật của Dang va Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh tế của ho
Các doanh nghiệp phải có đủ hiểu biết, năng lực để lường trước những rủi ro,
tranh chấp, chủ động tiếp nhận và giải quyết các TCKT phát sinh
Thứ hai: Việc giải quyết có hiệu quả TCKT tạo được niềm tin cho cácdoanh nghiệp, doanh nhân an tâm đầu tư, làm ăn kinh tế, góp phần tạo dựngmôi trường kinh tế lành mạnh, hấp dẫn
Môi trường kinh tế ngoài các yếu tố sự ổn định của chính trị - xã hội,
sự phát triển của các cơ sở hạ tầng, dịch vụ kinh tế, sự hoàn thiện, tiến bộ của
hệ thống pháp luật, trong đó có hệ thống pháp luật về giải quyết TCKT, đượccác nhà đầu tư nước ngoài rất lưu tâm Khi xem xét quyết định đầu tư vào đâu,các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm đến cơ chế giải quyết tranh chấpphát sinh trong quá trình làm ăn kinh tế tại nơi đó Độ an toàn và rủi ro cao,thấp của đồng vốn lệ thuộc vào tính hữu hiệu, công bằng trong việc giải quyếtcác TCKT Sự nhiệt tình của các nước phương Tây, Mỹ đối với các nước đang
phát triển trong việc trợ giúp, tư vấn liên quan đến công tác xây dựng pháp
luật, trong đó có pháp luật về giải quyết TCKT không chỉ đơn giản là cử chỉhào hiệp, thân thiện, mà trong ý thức sâu xa là họ muốn gây tác động đến hoạt
động lập pháp để tạo ra những bảo đảm pháp lý cho sự an toàn đối với vốn mà
các nha đầu tư nước ho đầu tư vào đó Nhà kinh tế học người Mỹ P A.Samuelson đã chỉ ra rằng:
Khuôn khổ pháp lý có hiệu quả và chấp nhận được đối với
kinh tế thị trường bao gồm các quy định về quyền tài sản, luật vềhợp đồng và hệ thống các quy định về giải quyết tranh chấp Cácnước xã hội chủ nghĩa trước đây nhận ra rằng, họ rất khó có được
nền kinh tế thị trường khi không có luật để bảo đảm hợp đồng, hay
cam kết cho các công ty được sở hữu lợi nhuận của họ và khi khuôn
khổ pháp luật đổ vỡ, mọi người không còn ý định đầu tư lâu dài cho
tương lai [91, tr 83].